S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NÔNG VĂN QUÂN
MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN
Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG TRƯỚC NĂM 1945
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thái Nguyên - Năm 2013
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NÔNG VĂN QUÂN
MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN
Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG TRƯỚC NĂM 1945
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60.22.03.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS. Đàm Thị Uyên
Thái Nguyên - Năm 2013
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những nội
dung trong luận văn này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp
của PGS.TS Đàm Thị Uyên. Tư liệu trong luận văn này là trung thực và có
nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được
công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.
Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nội dung của
luận văn.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013
Tác giả
Nông Văn Quân
Xác nhận
của Trƣởng khoa chuyên môn
Xác nhận
của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. Hà Thị Thu Thủy
PGS.TS. Đàm Thị Uyên
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của
nhiều cơ quan đoàn thể và nhiều cá nhân. Lời đầu tiên, tôi xin chân thành gửi
lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Lịch sử, khoa Sau đại học, trường Đại học
Sư phạm Thái Nguyên đã quan tâm giúp đỡ chỉ bảo tận tình trong quá trình
tôi học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PSG.TS Đàm Thị Uyên, người
đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp đỡ tận tình và
tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình tôi nghiên cứu và thực
hiện luận văn này.
Nhân đây, tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các cá nhân; với
chính quyền, các cơ quan ban ngành tỉnh Cao Bằng, huyện Bảo Lạc, Bảo
Lâm, Nguyên Bình, Thông Nông của tỉnh Cao Bằng, đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và
người thân luôn quan tâm, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng luận văn
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của
quý thầy cô và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2013
Tác giả
Nông Văn Quân
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng iv
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5
5. Đóng góp của đề tài 6
6. Cấu trúc của luận văn: 6
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ MIỀN TÂY CAO BẰNG 7
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 7
1.1.1. Vị trí địa lý 7
1.1.2. Điều kiện tự nhiên 8
1.2. Khái quát lịch sử hành chính miền Tây Cao Bằng trước năm 1945 15
1.3. Các thành phần dân tộc 19
1.4. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của miền Tây Cao Bằng trước 1945 24
Chương 2. MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG
TRƯỚC NĂM 1945 32
2.1. Những quan niệm về chợ và chợ nông thôn 32
2.1.1. Những quan niệm về chợ 32
2.1.2. Quan niệm về chợ nông thôn 34
2.2. Khái quát mạng lưới chợ miền Tây Cao Bằng 37
2.3. Địa điểm và thời gian họp chợ 50
2.4. Hoạt động mua bán ở chợ 53
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
iv
2.4.1. Thành phần mua bán 53
2.4.2. Phương thức mua bán 57
2.4.3. Các loại mặt hàng trao đổi ở chợ 59
Chƣơng 3. VAI TRÕ CỦA MẠNG LƢỚI CHỢ NÔNG THÔN ĐỐI
VỚI KINH TÊ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG 71
3.1. Vai trò của mạng lưới chợ nông thôn đối với kinh tế, xã hội 71
3.1.1. Chợ nông thôn – nhân tố thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa 71
3.1.2. Chợ nông thôn – nhân tố củng cố mối liên hệ giữa các dân tộc 73
3.2. Chợ nông thôn – Thể hiện văn hóa các dân tộc 78
3.3. Những hạn chế trong hoạt động của mạng lưới chợ nông thôn miền
Tây Cao Bằng 99
KẾT LUẬN 104
PHỤ LỤC
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
1
GS, PGS
Giáo sư, Phó Giáo sư
2
KT - XH
Kinh tế - xã hội
3
Nxb
Nhà xuất bản
4
Tt
Thị trấn
5
TS
Tiến sĩ
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH CAO BẰNG
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Cao Bằng)
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH CÁC HUYỆN MIỀN TÂY TỈNH CAO BẰNG
(Nguồn: Tác giả)
BẢN ĐỒ PHÂN BỐ CHỢ CÁC HUYỆN MIỀN TÂY TỈNH CAO BẰNG
(Nguồn: Tác giả)
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu sự phát triển của kinh tế hàng hóa, không thể không đề cập
đến những địa điểm trao đổi vật phẩm, hàng hóa, thường xuyên và định kỳ -
đó là những chợ. Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp
trong từng gia đình, làng xã đòi hỏi phải có sự trao đổi vật phẩm. Trong xã
hội phong kiến mỗi làng xã, gia đình là một đơn vị kinh tế tự cung, tự cấp đến
mức tối đa những nhu cầu sinh hoạt của mỗi cá nhân. Chính sự xuất hiện của
chợ ở những địa điểm nhất định mang tính chu kỳ là nhân tố quan trọng phá
vỡ nền kinh tế tự cung, tự cấp khép kín phong kiến. Vậy nên, chợ ra đời là
nhân tố thúc đẩy sự lưu thông hàng hóa và thúc đẩy nền kinh tế phát triển,
không chỉ ở mỗi địa phương mà còn ở cả khu vực và quốc gia.
Hoạt động thương mại là cầu nối quan trọng thúc đẩy sự giao lưu kinh
tế, văn hóa giữa các khu vực. Trong đó, chợ nông thôn là một trong những
môi trường tiếp nhận sự tác động của các yếu tố bên ngoài vào cộng đồng
làng xóm, đồng thời là cầu nối cộng đồng làng xóm với thế giới bên ngoài
qua hoạt động sản xuất, trao đổi kinh doanh. Điều đặc biệt, ở vùng miền núi
biên giới “Chợ không chỉ là nơi trao đổi vật phẩm, hàng hóa mà còn là nơi
tiếp xúc xã hội, nơi thông đạt tin tức nhạy bén”, “Chợ góp phần truyền bá văn
hóa, gieo rắc những cái mới trong cuộc sống và giúp tầm mắt người nông dân
trong xã hội phong kiến vượt ra khỏi lũy tre xanh bao bọc, xóm làng chật hẹp
về nhiều mặt, hướng tới những không gian khoáng đại hơn” [28; tr 50]. Chính
vì lẽ đó, mạng lưới chợ nông thôn đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống
kinh tế, văn hóa, xã hội. Cho đến nay, việc nghiên cứu một cách có hệ thống
mang tính toàn diện, khoa học, cụ thể về các loại hình chợ ở khu vực miền
Tây Cao Bằng trước năm 1945 vì những lý do khách quan chưa được giới sử
học quan tâm nghiên cứu.
Với lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Mạng lưới chợ nông thôn ở
miền Tây Cao Bằng trước năm 1945” để nghiên cứu, nhằm khôi phục lại
2
một cách có hệ thống, khoa học, chân thực về hoạt động trao đổi mua - bán ở
địa phương, qua đó để hiểu rõ hơn về đời sống kinh tế của các dân tộc nơi
đây, sự giao lưu trao đổi hàng hóa giữa địa phương, nhất là quan hệ giao lưu
buôn bán hàng hóa của cư dân hai bên biên giới Việt - Trung. Đồng thời, góp
phần thiết thực vào việc giúp các ngành chức năng của tỉnh Cao Bằng đưa ra
những định hướng, giải pháp mới phù hợp trong quy hoạch, phát triển mạng
lưới chợ hiện nay, để từng bước thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương và
nâng cao mức sống của người dân, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu đề tài: “Mạng lưới chợ nông thôn ở miền Tây Cao
Bằng trước năm 1945”, chúng tôi được thừa hưởng kết quả nghiên cứu của
các tác giả đi trước, có đề cập đến vấn đề chợ một cách trực tiếp, hoặc gián
tiếp ở những khía cạnh, lĩnh vực khác nhau.
Ngay từ thế kỷ XVII, trong một số tác phẩm viết về làng Việt của các
giáo sĩ, thương nhân nước ngoài, có những ghi chép về mạng lưới chợ như
các cuốn sách: “Lịch sử Đàng Ngoài” của Riechard, “Vương quốc Đàng
Ngoài” của A de Rhodes Tiếp đến, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX xuất
hiện một số tác phẩm chuyên khảo của các tác giả người Pháp như “Làng xã
An Nam ở Bắc Kỳ” của P.Ory, “Thành bang An Nam” của Briffaut.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, việc nghiên cứu làng xã Việt
Nam được mở rộng hơn trước, bên cạnh những tác giả người Pháp, một số tác
giả người Việt Nam đã tham gia nghiên cứu. Như các tác giả Pierre Gourou
với tác phẩm “Nông dân vùng đồng bằng Bắc Kỳ”, Phan Kế Bính với “Việt
Nam phong tục”
Sau cách mạng tháng Tám thành công, việc nghiên cứu về làng xã
Việt Nam tiếp tục được nhiều học giả quan tâm, trong đó nhiều tác phẩm ít
nhiều đề cập tới mạng lưới chợ ở khu vực nông thôn. Tiêu biểu có Vũ Quốc
Thúc với “Kinh tế làng xã Việt Nam”; “Xã thôn Việt Nam” của Nguyễn Hồng
3
Phong (HN, 1959), “Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ” của
Trần Từ (HN, 1984).
Một số cuốn sách đề cập đến các hoạt động về kinh tế, văn hóa, xã hội
của làng xã Việt Nam như cuốn: “Làng xã Việt Nam một số vấn đề kinh tế -
văn hóa - xã hội” của Phan Đại Doãn. Hay tác giả Nguyễn Quang Ngọc với
cuốn “Một số vấn đề về làng xã Việt Nam”, tác phẩm đề cập đến kết cấu kinh
tế, văn hóa, xã hội của làng xã, trong đó khi nói về kinh tế thương nghiệp tác
giả nói đến hoạt động buôn bán ở các chợ; tiếp đến là cuốn “Về một số làng
buôn ở đồng băng Bắc Bộ thế kỷ XVIII – XIX” (HN, 1993), cuốn sách đã đề
cập đến tình hình kinh tế thương nghiệp cũng như hoạt động buôn bán ở các
chợ ở khu vực nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
Tác giả Nguyễn Đức Nghinh, với các bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên
cứu lịch sử: “Chợ Chùa ở thế kỷ VXII”, (1979). “Mấy nét phác thảo về chợ
làng (Qua những tư liệu thế kỷ VXII, XVIII)”, (1980). “Chợ làng trước Cách
mạng tháng Tám”, Tạp chí Dân tộc học, số 2-1981. Vấn đề này được tác giả
nghiên cứu một cách có hệ thống về những tên chợ, thời gian họp chợ, cấu
trúc chợ làng, sự phân bố vị trí các loại hàng hóa trong chợ
Nguyễn Thừa Hỷ trong bài “Mạng lưới chợ Thăng Long – Hà Nội
trong những thế kỷ XVII, XVIII, XIX”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1-1983,
đã khái quát về hoạt động buôn bán của các chợ Thăng Long, Hà Nội.
Bài viết “Quan hệ thương mại Việt Nam – Châu Á từ thế kỷ XIX đến
năm 1945”, của tác giả Nguyễn Văn Khánh, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, năm
2009, đã phác thảo những nét căn bản về quan hệ thương mại giữa Việt Nam
với các nước Châu Á, nhất là các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, ở cả trên
đất liền và trên biển.
Vũ Thị Minh Hương, với bài viết “Chợ gia súc và việc buôn bán trâu
bò ở Bắc Kỳ thời kỳ 1919 – 1939”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số
1-2001, tác giả đã làm rõ sự ra đời, tổ chức, hoạt động của các chợ gia súc;
các luồng buôn bán gia súc chính và các hình thức vận chuyển gia súc ở Bắc
Kỳ dưới thời thuộc Pháp.
4
Tác phẩm “Chợ nông thôn châu thổ sông Hồng trong quá trình chuyển
đổi kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới” (HN, 2002), của tác giả Lê Thị Mai đã
phân tích cở sở kinh tế - xã hội, cấu trúc quan hệ thương mại và vai trò của
chợ nông thôn châu thổ sông Hồng, qua khảo sát thực tế ở một số chợ vùng
ven sông Hồng.
Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu khoa học của các sinh viên,
học viên cao học của trường Đại học sư phạm Thái Nguyên trong những năm
gần đây có đề cập tới mạng lưới và hoạt động của các chợ nông thôn như đề
tài: “Hệ thống chợ ở Bắc Hà – tỉnh Lào Cai trong quá khứ và hiện tại”, tác
giả Nguyễn Thị Lan Phương (2006); “Chợ và hoạt động buôn bán nhỏ ở Thái
Nguyên qua Đại Nam nhất thống chí” của Nguyễn Thị Hà (2005), “Hoạt
động giao thương ven sông Cầu trước năm 1945” của Nguyễn Trung Dũng.
Đề tài “Mạng lưới chợ nông thôn ở Thái Nguyên từ năm 1954 đến năm 2010”
của Phạm Thị Thanh Hảo (2011); “Mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn (1986 – 2010)” của Đào Minh Thảo (2012)
Như vậy, các công trình này phần nào đó đã đề cập đến mạng lưới chợ
ở nông thôn. Tuy nhiên, khu vực miền Tây của tỉnh Cao Bằng, cho đến nay
chưa có một công trình nghiên cứu nào về mạng lưới chợ nông thôn ở miền Tây
Cao Bằng trước năm 1945. Xuất phát từ thực tế đó, có nhiều vấn đề quan trọng
cần được làm sáng tỏ về mạng lưới chợ nông thôn ở khu vực miền Tây Cao
Bằng, qua đây có được cái nhìn đúng đắn, khách quan và sát thực hơn. Song,
những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước là những nguồn tư liệu quý,
để chúng tôi tham khảo trong quá trình hoàn thành luận văn của mình.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Thông qua đề tài này, tác giả mong muốn dựng lại một cách khoa học,
chân thực, sinh động bức tranh về chợ và tập trung phác thảo những nét cơ
bản nhất về đời sống vật chất, tinh thần của cư dân ở khu vực miền Tây Cao
Bằng trước 1945, để từ đó thấy được vai trò, tác động của mạng lưới chợ đối
5
với sự chuyển biến cơ cấu kinh tế và quá trình giao thương kinh tế giữa các
địa phương trong khu vực.
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các hoạt động kinh tế, văn hoá, quá
trình trao đổi buôn bán, hoạt động thương mại của cư dân miền Tây Cao Bằng
trước 1945.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Địa bàn nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu mạng lưới chợ
nông thôn ở khu vực miền Tây Cao Bằng, bao gồm các huyện Bảo Lạc, Bảo
Lâm, Nguyên Bình, Thông Nông.
+ Giới hạn về thời gian: “Mạng lưới chợ nông thôn ở miền Tây Cao
Bằng trước năm 1945”.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
- Nguồn tư liệu gốc: Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh địa dư chí,
Đất nước Việt Nam qua các đời, Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ, Lịch triều hiến
chương loại chí, Kiến văn tiểu lục, Cao Bằng thực lục
- Sách, giáo trình: Đại cương lịch sử Việt Nam (tập I, tập II), Nguồn
gốc lịch sử các tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, Việt Nam văn
hoá sử cương, Cơ sở văn hoá Việt Nam… Các tác phẩm chuyên khảo nghiên
cứu của các nhà khoa học đã công bố, xuất bản; các bài báo đã đăng trên các
tạp chí: Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Dân tộc học, Nghiên cứu kinh tế.
- Nguồn tư liệu địa phương: Lịch sử tỉnh Cao Bằng, Địa chí các xã tỉnh
Cao Bằng, Địa chí tỉnh Cao Bằng, Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng, Văn
hóa dân gian Cao Bằng, Sli lượn hát đôi của người Tày – Nùng ở Cao Bằng
Ngoài ra, còn một số nguồn tư liệu khác góp phần làm sáng tỏ vấn đề
nghiên cứu: chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh
tế miền núi phía Bắc, chương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng và đặc
biệt là nguồn tư liệu khảo sát điền dã về văn bia, truyện kể, câu đối, ca dao
6
4.2. Phương phán nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử, phương
pháp lôgíc kết hợp với phương pháp khảo sát điền dã. Bên cạnh đó, còn sử
dụng các phương pháp khác như phương pháp thống kê, tổng hợp, hệ thống
hoá tư liệu. Đặc biệt, chú ý khâu giám định tư liệu, để có thể đưa ra những
nhận định khoa học, chân thực với đối tượng nghiên cứu của đề tài.
5. Đóng góp của đề tài
Luận văn giới thiệu một cách đầy đủ và cụ thể về mạng lưới chợ nông
thôn ở khu vực miền Tây Cao Bằng. Trên cơ sở đó làm nổi bật nét đặc trưng
của chợ nông thôn miền núi khu vực miền Tây, chợ không chỉ đơn thuần là
hoạt động kinh tế mà còn mang trong nó những giá trị văn hoá, tinh thần rất
riêng biệt.
Nội dung của luận văn là tài liệu bổ ích cho việc học tập bộ môn lịch
sử, việc giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường phổ thông. Đồng thời, còn
là tài liệu tham khảo giúp cho các cấp lãnh đạo có được cái nhìn đúng đắn,
khách quan trong quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
6. Cấu trúc của luận văn:
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận. Nội dung được cấu thành 3
chương, gồm:
Chương 1: Khái quát về miền Tây Cao Bằng.
Chương 2: Mạng lưới chợ nông thôn ở miền Tây Cao Bằng trước
năm 1945.
Chương 3: Vai trò của mạng lưới chợ nông thôn đối với kinh tế, xã
hội và văn hóa ở miền Tây Cao Bằng.
Ngoài ra, trong đề tài còn có các mục tài liệu tham khảo, bảng biểu, bản
đồ hành chính tỉnh, khu vực, lược đồ hệ thống chợ và một số ảnh về chợ.
7
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ MIỀN TÂY CAO BẰNG
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Cao Bằng là miền đất địa đầu ở phía bắc nước ta, có bề dày lịch sử -
văn hóa gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Từ xa xưa, Cao Bằng được coi là bức phên giậu quan trọng che chở cho phía
bắc của Tổ quốc.
“Đại Nam nhất thống chí” biên chép, tỉnh Cao Bằng: “ Đông tây cách
nhau 165 dặm, nam bắc cách nhau 115 dặm; phía đông giáp Long Châu phủ
Thái Bình nước Thanh 133 dặm, phía tây giáp huyện Cảm Hóa tỉnh Thái
Nguyên 32 dặm, phía nam giáp huyện Cảm Hóa và huyện Thất Khê tỉnh Lạng
Sơn 60 dặm, phía bắc giáp châu Qui Thuận phủ Trấn Yên nước Thanh 55
dặm, phía đông nam giáp huyện Thất Khê tỉnh Lạng Sơn và châu Hạ Đống
nước Thanh 45 dặm, phía tây nam giáp huyện Cảm Hóa tỉnh Thái Nguyên 45
dặm, phía đông bắc giáp châu An Bình thuộc phủ Thái Bình nước Thanh 152
dặm” [ 38; tr.401].
Với vị trí địa lý như trên, Cao Bằng là địa phương có nhiều tiềm năng
về đất đai, tài nguyên khoáng sản, danh thắng, nhiều cửa ngõ thông thương
với Trung Quốc.
Khu vực miền Tây Cao Bằng bao gồm các huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm,
Nguyên Bình, Thông Nông. Mỗi huyện đều có vị trí địa lý khác nhau, tạo ra
cho vùng những ưu thế riêng. Đây là vùng núi cao có địa hình tương đối hiểm
trở, lại nằm xa trung tâm của tỉnh, nhưng nơi đây được thiên nhiên ban tặng
nhiều tài nguyên khoáng sản, có đường biên giới dài tiếp giáp với Trung Quốc
và nhiều đường mòn dân sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân hai bên
biên giới thường xuyên qua lại giao lưu kinh tế, văn hóa.
8
Theo sách “Đại Nam nhất thống chí” biên chép về địa giới châu Bảo
Lạc thế kỷ XIX: “Đông tây cách nhau 93 dặm, nam bắc cách nhau 140 dặm,
phía đông đến địa giới châu Chiêm Hóa 33 dặm, phía tây đến địa giới huyện
Vị Xuyên 6 dặm, phía nam đến địa giới huyện Vị Xuyên và Chiêm Hóa 96
dặm, phía bắc đến địa giới huyện Để Định” (Phía bắc huyện Để Định giáp
huyện Trấn Yên nước Thanh 81 dặm, như vậy phía bắc huyện Bảo Lạc khi
chưa tách huyện có địa giới giáp huyện Trấn Yên nước Thanh là 99 dặm –
TG) [38; tr.338].
Còn sách “Đồng Khánh địa dư chí” chép như sau: “Địa hạt hai huyện
(Vĩnh Điện và Để Định) phía đông giáp địa giới châu Bạch Thông tỉnh Thái
Nguyên và huyện Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng, phía tây giáp Vị Xuyên, phía
nam giáp châu Chiêm Hóa, phía bắc giáp hai phủ Khai Hóa, Trấn An nước
Thanh” [44; tr.871].
Về địa giới của Nguyên Bình và Thông Nông lịch sử biên chép: “Đông
tây cách nhau 31 dặm, nam bắc cách nhau 119 dặm, phía đông đến địa giới
huyện Thạch An 8 dặm, phía tây đến địa giới huyện Cảm Hóa tỉnh Thái
Nguyên 23 dặm, phía nam đến địa giới huyện Thất Khê tỉnh Lạng Sơn 60
dặm, phía bắc đến địa giới huyện Quảng Uyên 59 dặm” [38; tr.403]. Huyện
Thông Nông (trước là một tổng của huyện Thạch Lâm – TG), sách “Đồng
Khánh địa dư chí” viết: “Phía đông giáp giới huyện Thạch An, phía tây giáp
giới phủ Trấn An nước Thanh, phía nam giáp giới huyện Nguyên Bình, phía
bắc giáp giới châu Quy Thuận nước Thanh” [44; tr.658].
Như vậy, về mặt vị trí địa lý, khu vực miền Tây Cao Bằng có điều
kiện khá thuận lợi trong quan hệ giao thương với các tỉnh trong nước và cả
với Trung Quốc.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Cao Bằng có tổng diện tích đất tự nhiên là 670.785,56 ha. Trong đó,
khu vực miền Tây chiếm gần 1/2 diện tích toàn tỉnh (302.905, 97 ha). Xét
9
trong tổng thể địa hình Cao Bằng, khu vực miền Tây là một quần thể núi non
hùng vĩ, có địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều khe núi, núi đá, chủ yếu là
núi đá vôi xen kẽ các thung lũng hẹp, sâu. Có độ cao trung bình so với mặt
nước biển từ 500-600 mét.
Đất đai: Địa hình khu vực miền Tây thuộc hai cao nguyên Lạng Cá và
Bình Lạng, đây là các cao nguyên đá đồ sộ nằm ở phía tây huyện Bảo Lạc và
huyện Bảo Lâm. Cao nguyên bị cắt xẻ bởi nhiều thung lũng sâu với những vách
đá dựng đứng, có nhiều vực thẳm, với nhiều ngọn núi cao từ 1200m -1800m.
Chính từ điều kiện tự nhiên này mà giao thông đi lại ở đây rất khó khăn.
Hệ thống núi ở khu vực miền Tây có sự xen lẫn giữa: “Núi đá núi đất
liên tiếp, khó đếm được thực có bao nhiêu ngọn núi. Duy có núi đất Cổ Long
ở xã Yên Phú là tương đối cao. Núi đá Ngọc Nữ ở xã Mông Ân, núi đá ở
trang Ngọc Mạo, núi đá Tam Phùng là những ngọn núi cao và hiểm trở. Còn
nữa chỉ là những núi tầm thường” [44; tr.872].
Các ngọn núi ở khu vực miền Tây Cao Bằng cao dần về phía Đồng Văn
(Hà Giang), thiên nhiên hùng vĩ, địa hình hiểm trở đã ban tặng cho vùng đất
này nhiều sản vật quý hiếm từ gỗ, thú vật, kim loại quý đến các nguồn dược
liệu quý Ngoài ra, nhiều ngọn núi, đèo ở đây đã được ghi vào sử sách:
- Núi Vân Trung: “Ở cách huyện Để Định 43 dặm về phía tây, tầng núi
chồng chất, quanh co kéo dài, chỗ cao chỗ thấp như đợt sóng; trong núi mây
mù dày đặc, người ta đứng cách nhau gần một trượng mà không trông rõ,
không khác gì đứng trông mây, nên gọi tên thế. Về phía đông núi có các địa
điểm Ngư Sơn và Tiểu Hiệp, là đường mà đến tỉnh Cao Bằng tất phải đi qua;
từ Ngư Sơn đến Vân Trung nửa ngày, đến Tiểu Hiệp cũng nửa ngày, đến Cao
Bằng 5 ngày. Về phía nam núi có các địa điểm Thạch Cốc và Ca Kiệu, là
đường mà đến tỉnh Thái Nguyên tất phải đi qua, từ Thạch Cốc đến Vân Trung
nửa ngày, đến Ca Kiệu một ngày rưỡi, đến Thái Nguyên lại 9 ngày. Về phía
tây núi có các địa điểm Côn Lôn và Thiển Hiệp, là đường mà đến tỉnh Tuyên
10
Quang tất phải đi qua; từ Côn Lôn đến Vân Trung 5 ngày, đến Thiển Hiệp
nửa ngày, đến Tuyên Quang 15 ngày. Về phía bắc núi này đến đèo Na Băng
và ải Bình Môn là đường mà đến huyện Trấn Yên nước Thanh tất phải đi qua,
hai địa điểm ấy cách Vân Trung đều nửa ngày” [38; tr.347].
- Núi Ngọc Mạo: “Ở trang Ngọc Mạo về phía tây huyện Để Định, có
khoảng đất bằng phẳng rộng chừng hơn 2000 mẫu, ở giữa nổi vọt lên một quả
núi, như hình cái mũ, nên gọi tên thế; về phía trước núi có hồ tức hồ Ngọc
Mạo, rộng hơn một mẫu, nước hồ trong trẻo đáng ưa” [38; tr.347].
- Núi Thẩm Bát: “Ở cách huyện Để Định 13 dặm về phía tây, liền với
núi Ngọc Mạo. Năm Minh Mệnh thứ 16, quan quân đánh dẹp Vân Trung,
thiêu chết nghịch Vân ở đây” [38; tr.347].
- Đèo Na Băng: “Ở cách huyện Để Định 10 dặm về phía bắc, giáp địa
phận huyện Trấn Yên nước Thanh, đường núi gồ ghề, rất hiểm trở”.
- Núi Bình Môn: “Ở cách huyện Để Định 10 dặm về phía tây, giáp với
địa giới với huyện Trấn Yên nước Thanh. Có đặt cửa ải, Bình Môn là một
trong 7 ải” [38; tr.348].
- Núi Na Tình: “Cách huyện Thạch Lâm hơn 50 dặm về phía tây bắc,
đường từ hang Thông đến đây phải đi qua 2 ngày, núi này là chỗ giáp giới
giữa Cao Bằng và Tuyên Quang. Năm Minh Mệnh thứ 14, thổ phỉ tụ trên núi
này xếp đá làm đồn lũy, quan quân phá lũy bắt được” [38; tr.412].
Ngoài ra, ở khu vực miền Tây Cao Bằng còn có nhiều ngọn núi được
sách biên chép như Ngư Sơn, Côn Lôn, Tam Liên, Ca Kiệu, Ba Lâm, Hiếu
Sơn, Khắc Thiên Hoàng Sơn, Thiên Mã, Na Sào, Bắc Triều
Là một khu vực miền núi cao nên miền Tây Cao Bằng phần lớn diện
tích là rừng và đồi núi, diện tích đất ruộng không nhiều, chủ yếu là một số dải
đất ở ven chân núi hay bên bờ suối khá màu mỡ, thuận lợi cho trồng lúa, hoa
màu và các loại cây ăn quả như mận, cam, lê Sử cũ chép ở đây có khá
nhiều thung lũng, vùng đất rộng: “Về phía tây huyện Để Định có khoảng đất
bằng phẳng rộng chừng hơn 2000 mẫu” [38; tr.347].
11
Rừng: ở khu vực miền Tây Cao Bằng, được chia làm hai loại: rừng trên
núi đất, đồi đất và rừng trên núi đá. Rừng ở đây cung cấp cho cư dân địa
phương nhiều lâm sản, nhiều loại gỗ quý như lim, nghiến, táu, lát đã được
dùng vào việc xây dựng nhà cửa. Chỗ nào trên đất miền Tây cũng có tre, nứa,
vầu Có nhiều cây thuốc, dược liệu quý: sa nhân, hà thủ ô, mã tiền, phật thủ,
tam thất, xuyên khung, mật ong, măng, mộc nhĩ, u tàu, củ nâu Ngoài ra,
rừng nơi đây, còn là nơi sinh sống của nhiều loại mông thú như hổ, báo, gấu,
hưu, nai, lợn lòi, khỉ, cầy hương, tê tê
Khoáng sản: Khu vực miền Tây Cao Bằng cũng là nơi có nhiều tài
nguyên khoáng sản như vàng, bạc, thiếc, sắt, cát sỏi, đá vôi, chì, kẽm,
Antimon (ở Bảo Lạc, Nguyên Bình và Thông Nông); quặng Barite tập trung ở
Bảo Lâm. Sử cũ chép trước ở huyện Để Định có mỏ vàng Niêm Sơn. Ở huyện
Thạch Lâm có 2 mỏ sắt: “Khải Hòa đông và Khải Hòa nam hàng năm thuế sắt
chín là 480 cân, cứ một trăm cân sắt nộp thay bằng 5 lạng bạc” [38; tr.429].
Tuy nhiên, ngày nay nhiều loại tài nguyên đã cạn kiệt, do việc tận thu và khai
thác không hợp lý.
Sông ngòi: Do bị tác động của địa hình nên sông suối ở miền Tây Cao
Bằng có độ dốc khá cao, hướng chạy tập trung về phía tây, ở đây có các con
sông lớn là sông Gâm, sông Neo, sông Mãng ….
Sông Gâm là con sông quan trọng nhất ở khu vực miền Tây, con sông
“phát nguyên từ phủ Trấn Yên, tỉnh Quảng Tây nước Thanh, chảy về phía
nam, vào địa phận của huyện Để Định, đến địa phận huyện Vĩnh Điện thì
chảy ngoặt sang phía tây, qua các núi Tượng Lâm và Hạ Lãm, lại chảy ngoặt
sang phía đông qua địa phận châu Chiêm Hóa” [38; tr.350-351]. Sông Gâm
còn có tên gọi khác là Pác Miào, sông Gâm vào mùa hạ và mùa thu nước có
màu đục, về mùa đông và mùa xuân nước trong, lòng sông khá hẹp, lại có
nhiều đá ngầm nên việc đi lại bằng thuyền bè khó khăn. Sông Gâm đoạn
thuộc địa phận xã Yên Lãng, huyện Để Định (thuộc địa phận xã Bảo Toàn,
12
Thượng Hà ngày nay – TG), còn là nơi chứng kiến nhiều trận chiến ác liệt
giữa quan quân triều với các thổ tù ở địa phương, “thời Tây Sơn, thổ mục
Nông Phúc Liêm đặt phục binh ở đây, quân Tây Sơn bị chết không biết bao
nhiêu Năm Minh Mệnh thứ 14, quan quân tiến đánh sào huyệt của giặc
(nghĩa quân của Nông Văn Vân – TG) ở Vân Trung cũng đi qua khúc sông
này” [38; tr.351].
Sông Neo (hay còn có tên gọi là Tà Miào), con sông này bắt nguồn từ
Nặm Pắt, xã Đình Phùng và xã Huy Giáp chảy qua Nà Han xã Hưng Đạo giáp
xã Hồng Trị tại xóm Nà Pồng (xã Lý Bôn), dọc theo Quốc lộ 34 và điểm đến
cuối tại thị trấn Bảo Lạc gặp sông Gâm tại hai điểm, phía trên ngã ba Pác Miào,
phía dưới gặp tại ngã ba cuối mỏm đồi Chẻ Ròn, với tổng chiều dài 12 km.
Sông Mãng được hình thành từ bốn nguồn, sử biên chép: “một nguồn
từ ải Bình Vu nước Thanh, từ phía tây bắc chảy xuống qua các xã Na Xác, Hà
Quảng thuộc huyện Thạch Lâm đến xã Quang Trù; một nguồn từ cửa ải Lũng
Phong châu Qui Thuận nước Thanh, cũng từ phía bắc chảy xuống, qua xã
Trưng Hà thuộc huyện Thạch Lâm, nước do hang đá chảy ra, qua các xã Hòa
Lục, Phù Tang và Nghi Bố, đến xã Quang Trù, hợp lưu mà chảy về phía
đông, qua các xã Xuân Trù, Bác Xá và Linh Hoàng lại chảy về phía đông đến
xã Hà Gian; một nguồn từ xã Phù Giản thuộc huyện Thạch Lâm, nước do
hang đá chảy ra, qua hai xã Tĩnh Oa và Thái Lai, lại chảy về phía đông đến xã
Hà Gian thì hợp lưu, lại chảy về phía đông nam qua các xã Minh Loan,
Nhượng Bạn và An Ninh; một nguồn từ cửa ải Niêm Chi châu Qui Thuận,
cũng từ phía tây bắc chảy xuống, qua xã Thông Nông thuộc huyện Thạch
Lâm, nước từ hang đá chảy ra qua các xã Lương Y, Thông Sơn, Đa Năng,
Lương Năng, Lan Can, Trùng Khôn và Hòa Ninh, lại chảy về phía đông qua
xã Nhượng Bạn và An Ninh, lại chảy về phía đông nam, qua các xã Cối Khê,
Thọ Cường, Cầu Lâm, Na Lữ và Vu Thủy, lại chảy về phía đông nam qua các
xã Xuân Lĩnh, Tân Trại, Hà Hoàng và Xuân Bá, đến phố Mục Mã phía tây
tỉnh thành, đến đây, có nước sông Hiến Giang ở phía đông hợp lại, chảy vong
13
qua phố Lương mã về phía đông tỉnh thành, đến đây có nước sông Cổn Giang
ở phía đông hợp lại, lại chảy về phía đông bắc làm thành sông Mã, chảy đến
các xã Cách Linh và Phất Mê thuộc huyện Quảng Uyên thì hợp với sông Huề
Giang mà chảy qua phía đông ải Na Thông, rồi vào địa phận Long Châu nước
Thanh” [38; tr.314-315].
Ngoài sông Gâm, sông Mãng, sông Neo, mật độ các con suối, hồ ở khu
vực miền Tây khá dày như suối Khuổi Mảng, Nà Dương, Khuổi Phầy, Khuổi
Vác, Bình Lãng nhất là hồ Đồng Mu (Xuân Trường, Bảo Lạc), là hồ nước
quan trọng trong khu vực, mặt hồ cao gần 900m so với mực nước biển, có tác
dụng điều hòa khí hậu và tưới tiêu cho đồng ruộng.
Do đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi, nhiều khe suối, địa hình bị cắt
xẻ nên giao thông ở khu vực miền Tây Cao Bằng trước đây hết sức khó khăn.
Sách “Đồng Khánh địa dư chí” có chép: “Qua xứ Nà Sài xã Yên Lãng đến
phố Vân Trung xã Ân Quang đi khoảng 4 ngày đường” hoặc “ từ phố Vân
Trung đi về phía bắc, qua trang Ngọc Mạo cùng xã, đến xứ Lũng Mật giáp
huyện Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng, đi khoảng 2 ngày rưỡi” [44; tr.872].
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
đầu tư, thông qua các chương trình 134, 135 giao thông đi lại ở đây phần
nào đã được cải thiện rõ rệt, đường tỉnh lỵ, huyện lỵ đã được mở mang và rải
nhựa, phần lớn các xã đã có đường ô tô đến trung tâm. Quốc lộ 34 chạy qua
khu vực đang từng bước được nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại
của người dân, mở ra cơ hội cho toàn vùng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Khí hậu Cao Bằng nói chung và khu vực miền Tây Cao Bằng nói riêng,
đều mang những đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc đó là khí hậu nhiệt
đới gió mùa, được hình thành dưới sự tác động kết hợp của những nhân tố về
nhiệt đới (gió mùa, chế độ bức xạ) và nhân tố gió mùa trong khu vực Đông
Nam Á. Tuy nhiên, ở các huyện trong tỉnh Cao Bằng đều có những nét tiểu
vùng về khí hậu do điều kiện địa lý, cảnh quan quy định. Miền Tây Cao Bằng
trong một năm cũng có hai mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và
mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).
14
Sách “Đại Nam nhất thống chí” ghi chép: “Mùa hè và mùa thu thường
mưa nhiều, mùa đông và mùa xuân thường âm u, mỗi khi mưa lâu tiếp đến
ngày nắng, thì khí nóng khác thường; đến tiết sương giáng thường có gió rét,
tháng 3 và tháng 9 khí nóng nung nấu, nhiều người bị cảm …; huyện Để Định
và huyện Vĩnh Tuy, hàng năm đến mùa đông giá rét, nước đông thành băng
(xã Mậu Duệ huyện Để Định và các xã thuộc tổng Tụ Long huyện Vĩnh Tuy,
giáp với đất nước Thanh, mùa đông rét buốt, nước đông lại thành băng, người
ta thường lấy dao sắt đào từng khối, bỏ vào sọt tre gánh về, dùng lửa đun cho
chảy ra, mới có thể thổi nấu được). Làm ruộng nơi sớm nơi muộn khác nhau
(các châu huyện Để Định, Vĩnh Điện… hàng năm cứ tháng 2, tháng 3 gieo
mạ, tháng 4, tháng 5 cấy và gặt vào tháng 8, tháng 9)” [38; tr.341]. Tiếp “nếu
cấy hơi muộn đến cuối mùa thu khí hậu giá lạnh, lúa không trổ bông được mà
chết khô. Người bản thổ theo tục, thường xem lá cây hoặc mưa sấm để nghiệm
được mùa hay mất mùa. (Tục cho rằng, trên núi đất lá cây đỏ thì không nên cấy
lúa, trên núi đá lá cây đỏ là triệu chứng được mùa)” [38; tr.407].
Theo nhận xét của người xưa: “Đất giáp nước Thanh, nhiều sương núi
khí độc, đến giờ Thìn, giờ Tỵ mới hửng nắng. Đến cuối mùa xuân còn rét.
Mùa hè nhiều mưa lũ, đường thủy đường bộ đều khó đi. Mùa đông sương độc
như mưa, đến giờ Ngọ mới tan, rét buốt” [44; tr.872]. Hoặc “Đất liền vùng
chân rừng, nhiều sương mù chướng khí, mặt trời lên cao 2, 3 trượng sương
mù mới tan, từ thu đông đến mùa xuân đều như thế. Mùa xuân nhiều gió đông
bắc, tháng 3 trời còn rét. Tháng 4 thời tiết ấm dần. Tháng 5, 6 nắng nóng, mưa
nhiều, sông suối dâng tràn, sau mưa từ 3 đến 5 ngày mới rút hết. Tháng 7, 8
lui nóng, đêm đến lạnh dần. Tháng 9, 10 trời thường âm u. Tháng 11, 12 gió
bắc, rét đậm, thỉnh thoảng có mưa tuyết. Nhưng bốn mùa không có gió bão.
Nông vụ tháng 5, 6 xuống cấy, tháng 9, 10 thu hoạch, đại khái cũng như ở
trung châu” [44; tr.657].
Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23,5
0
c. Về mùa nóng, nhiệt
độ cao nhất 28,6
0
c, thấp nhất 23,1
0
c. Mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình
15
khoảng 13,5
0
c, có năm lạnh nhiệt độ có thể xuống 0
0
c; mùa đông thường đến
sớm và kết thúc muộn.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1276,1 mm
3
, tháng mưa nhiều nhất
là tháng 6, tháng 7. Độ ẩm không khí trung bình trong năm 80%, cao nhất
88% (tháng 7), thấp nhất là 67% (tháng 3) [6; tr.28]. Ở các xã có nhiều mây
mù bao phủ, âm u.
Như vậy, với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên nêu trên đã mang lại cho
khu vực miền Tây khá nhiều thuận lợi trong sản xuất phát triển kinh tế - xã
hội, nhất là phát triển lâm nghiệp; giao thương trao đổi buôn bán. Song nơi
đây, cũng là khu vực còn gặp nhiều khó khăn do giao thông đi lại, cơ sở vật
chất thiếu thốn, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân.
Sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây sẽ là
chiếc chìa khóa mở toang cánh cửa cho miền Tây, thực hiện xóa đói giảm
nghèo, từng bước xây dựng đời sống cho đồng bào các dân tộc nơi đây.
1.2. Khái quát lịch sử hành chính miền Tây Cao Bằng trƣớc năm 1945
Miền Tây Cao Bằng cũng như những vùng đất khác trên lãnh thổ Việt
Nam, cũng mang trong mình bề dày lịch sử, với những biến cố thăng trầm, lúc
thịnh lúc suy. Xưa vùng đất này thuộc đất châu Bảo Lạc và châu Thạch Lâm,
trong tiến trình lịch sử dân tộc, Bảo Lạc đã có nhiều lần thay đổi về tên gọi và
địa giới hành chính:
Thời Hùng Vương, vùng đất miền Tây nằm trong 15 bộ của nước Văn
Lang. Thời Bắc thuộc, đời Tần thuộc Tượng Quận; đời Hán thuộc quận Giao
Chỉ; thời Đường là Châu Thang.
Thời nhà Lý (1010 - 1225), huyện Bảo Lạc thuộc châu Quảng Nguyên;
thời nhà Trần (1226 - 1400) thuộc lộ Quốc Oai. Sử chép: “Châu Bảo Lạc,
xưa là huyện Bảo Lạc thuộc châu Quảng Nguyên” [38; tr.338]. Như vậy, dưới
thời Lý - Trần, Bảo Lạc là một vùng đất của châu Quảng Nguyên thuộc tỉnh
Cao Bằng.