Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Chiến lược xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 26 trang )


 !!"#$%&'
Lời mở đầu
Việt Nam với đường bờ biển dài hơn 3200 km, vùng đặc quyền kinh tế biển rộng
hơn 1 triệu km
2
va 1,4 triệu hecta mặt nước nội địa. Vì vậy, nguồn cung thủy hải sản của
Việt Nam tương đối dồi dào và ổn định. Từ lâu, Việt Nam đã là quốc gia sản xuất và
xuất khẩu thủy sản lớn trong khu vực, và xuất khẩu thủy sản trở thành một lĩnh vực
quan trọng trong nền kinh tế.
Trong những năm gần đây, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam ngày càng được
đa dạng hóa. Các sản phẩm như tôm cua, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc đã tạo được chỗ
đứng trên thị trường các nước và chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
Nhờ việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản và cải thiện khả năng đánh bắt xa bờ đã
giúp sản lượng thủy hải sản Việt Nam không ngừng tăng lên.
Hiện nay, Viêt Nam đã có mặt trên 155 thị trường thế giới, trong đó ba thị trường
chính là EU, Mỹ, Nhật Bản. Trong tương lai không xa, ngành nuôi trồng thủy sản Việt
Nam sẽ không ngừng phát triển bền vững. Đây là nguồn cung lớn phục vụ cho việc xuất
khẩu thủy sản sang các thị trường lớn. Trong đó, Nhật Bản là một thị trường hứa hẹn
nhiều tiềm năng mà chúng ta cần khai thác.
Các sản phẩm thủy sản và sản phẩm chế biến từ thủy sản sẽ xuất khẩu vào thị
trường Nhật Bản sẽ tập trung chủ yếu vào các sản phẩm chính như tôm, cua, cá ngừ, bạch
tuộc.
I. Tình hình nhập khẩu thủy sản trên thế giới.
Giai đoạn năm 2008-2009 là thời kỳ khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu, tiêu
dùng giảm mạnh là nguyên nhân chính dẫn đến nhập khẩu giảm sút ở tất cả các quốc
gia.
Đóng góp vào kim ngạch nhập khẩu thủy sản thế giới chủ yếu là các nước có nền kinh tế
phát triển Mỹ, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, và so với mọi năm thì hầu hết các nước có
mức tăng trưởng âm. Cũng trong những năm này, ngành thủy sản có sự giảm sút mạnh
về nhu cầu tiêu dùng ở châu Âu.


Tuy nhiên, sang giai đoàn 2010 - 2011, ngành thủy sản thế giới đã có sự cải
thiện, thể hiện ở sự gia tăng giá trị nhập khẩu. Mức tăng trưởng lớn nhất là Thụy Điển
với 26%, Trung Quốc 22%, các nước Mỹ Nhật, Tây Ban Nha có mứ tăng xấp xỉ 10%
Đơn vị %
Hình 1.1. Biểu đồ mức tăng trưởng nhập khẩu theo giá trị 2009 - 2010
Nguồn: Trademap - Trung tâm Thương Mại Quôc tê (ITC), tháng 12/2011
Về giá trị nhập khẩu, năm 2010 Mỹ là nước có giá trị nhập khẩu lớn nhất thế giới
chiếm 15%, theo sau là Nhật với 13%, thứ 3 là Tây ban Nha với 6% giá trị nhập khẩu
thủy sản toàn thế giới. Pháp và Ý giữ vị trí thứ 4 và 5. Trung Quốc tuy là thị trường lớn
nhưng chỉ chiếm 4% giá trị nhập khẩu toàn thế giới. Ngoài ra có thể kể đến Anh, Đức,
Thụy Điển, Hàn quốc. Các quốc gia còn lại chiếm 38% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy
sản thế giới.
Đơn vị tỷ USD
Hình 1.2. Biểu đồ 10 nước nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới 2010
Nguồn: Trade Map- Trung tâm Tương mại Quôc tê (ITC), tháng 12/2011
Đánh giá thị phần, giá trị nhập khẩu thủy sản thế giới trong gia đoạn 2009 – 2010
và 6 tháng đầu năm 2011 thấy ngành thủy sản thế giới đang hồi phục với nhu cầu tăng
lên. Trong 2 quý đầu năm 2011, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế
giới với gần 8 tỷ USD, theo sau là thị trường Nhật bản với trên 7 tỷ USD. Tiếp đến là
Tây Ban Nha đạt khoảng 3,5 tỷ USD, Pháp và Ý xếp thứ 4 và 5. Nhìn chung, trong số
các quốc gia có kim ngạch nhập khẩu thủy sản lớn thì các nước EU vẫn chiếm khá nhiều
như Anh, Đức, Tây Ban Nha,
Đơn vị tỷ USD
Hình 1.3. So sánh giá trị nhập khẩu của 10 nước nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế
giới trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 2009 – 2011.
Nguồn: Trade Map- Trung tâm Tương mại Quôc tê (ITC), tháng 12/2011
II. Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam và tình hình xuất khẩu sang thị trường
Nhật Bản.
(')'*++,#-.!/0 !
Trong giai đoạn 2005 – 2010, tổng sản lượng thủy sản từ khai thác, nuôi trồng và

nhập khẩu tăng từ 3,57 triệu tấn năm 2005 tới 4, 94 triệu tấn năm 2010, đạt tốc độ tăng
trưởng bình quân 7,35/năm.
Tổng lượng thủy sản 9 tháng đầu năm 2011 ước tính đạt 4,1 triệu tấn, tăng 3,9%
so với cùng kì năm ngoái. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của khai thác nuôi trồng thủy
sản khá ổn đinh, sẽ là nguồn cung lâu dài và dồi dào cho các doanh nghiệp xuất khẩu
thủy sản trong nước.
1,
Sản lượng thủy sản nuôi phát triển nhanh, từ 1,48 triệu tấn năm 2005 lên đến 2,66
triệu tấn năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng 12,49%/năm.
Hình 2.1. Sản lượng thủy sản Việt Nam 2010-2011 (tính tới tháng 9/2011)
Nguồn : Agroviet.gov.vn
1!/
Nghề khai thác thủy sản Việt Nam đã có sự gia tăng mạnh cả về số lượng tàu
đánh bắt cũng như công suất tàu thuyền. Phương pháp và kĩ thuật dánh bắt ngày càng đa
dạng, cải tiến, sản lượng đánh bắt tăng lên qua các năm. Hệ thống bến cảng, bến cá
bước đầu hình thành, cải thiện một số cơ cơ sở vật chất, hậu cần dịch vụ cho nghề khai
thác và tiêu thị sản phẩm.
Sản lượng khai thác thủy sản trong giai đoạn những ăm gần đây tiếp tục tăng với
mức tương đối ổn định.
Hình 2.2. Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản Việt Nam
Nguồn: Agroviet.gov.vn
('('*++ !!"#$%&'
Năm 2011, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã cán đích 6,1 tỷ USD, tăng 21%
so với năm 2010. Đây là mức phát triển vượt bậc trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó
khăn, cũng như ảnh hưởng của tác động từ biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh trong
nuôi trồng thủy sản.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Nhật Bản đang
là thị trường dẫn đầu cả về giá trị lẫn sản lượng nhập khẩu thủy sản của Việt Nam.
Hình 2.3. Xuất khẩu thủy sản của Việt nam 2009 - 2011
Nguồn: Agroviet.gov.vn

Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam. Có thể thấy, thị trường Nhật Bản hứa hẹn nhiều tiềm năng
xuất khẩu và cần được khai thác hơn nữa.
Nước/ Khu vực 2007 2008 2009 2010
EU 908.040.434 1.144.462.178 1.096.316.913 1.181.401.446
Nhật bản 745.951.011 828.349.718 757.914.986 896.980.119
Hoa kỳ 720.524.455 744.622.936 713.363.148 971.560.975
Hàn quốc 273.469.164 300.748.318 307.799.840 386.189.879
ASEAN 178.190.365 192.604.458 205.840.928 215.649.566
Khác 936.489.955 1.298.630.767 1.170.077.440 1.381.943.755
Tổng XK 3.762.665.385 4.509.418.376 4.251.313.256 5.033.725.739
Bảng 2.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản 2007 – 2010
Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)
2009 2010 2011
XK thủy sản Việt Nam 4,25 5,01 6,11
% tăng trưởng so với năm trước -5,7% +18% +40,3%
XK thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản 0,76 0,89 1,01
Tỷ trọng XK sang Nhật bản so với tổng XK thủy
sản của VN
17,8% 17,7% 16,5%
Bảng 2.2. Xuất khẩu thủy sản của Việt nam sang Nhật Bản
Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, giá
trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản 10 tháng đầu năm 2012 đã tăng 15, 2%.
Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng xuất khẩu thủy sản Việt nam sang thị trường Nhật
được mở rộng.
Thị trường 9/2012 (GT) 10/2012 (GT)
So với cùng kỳ
2011 (%)
10 tháng đầu

năm 2011 (GT)
So với cùng
kỳ 2011 (%)
Mỹ 97,205 111,381 -0,2 1.018,249 +6,7
EU 91,759 108,538 -16,5 955,572 -14,6
Nhật Bản 94,748 112,003 -6,9 907,799 +15,2

Cũng theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
(VASEP), năm 2011, đa số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đều tăng trưởng so với
những năm trước. Trong đó tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Trong năm 2011,
thị phần xuất khẩu tôm sang Nhật có giảm sút nhưng giá tôm vẫn tăng ổn định thể hiện
nhu cầu thị trường vẫn tốt, đặc biệt trong những tháng cuối năm do nhu cầu của các lễ
hội. Nhật bản là thị trường lớn thứ 2 của tôm xuất khẩu Việt Nam. Đặc biệt, giá trị xuất
khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật Bản trong 9 tháng đầu năm 2011 tăng 82,8% so với
năm 2010. Giá trị xuất khẩu cá ngừ tại thị trường Nhật Bản tăng mạnh.
Thị trường Nhật bản chiếm 23,2% giá trị xuất khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc của
Việt Nam, đứng thứ 2 sau Hàn quốc xét theo thị trường đơn lẻ. Xuất khẩu mực và bạch
tuộc tăng trưởng 16,4% năm 2011 so với cùng kì năm trước. Cũng theo VASEP, Nhật
Bản đang dẫn đầu các thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam với mức tăng
trưởng hàng tháng cao.
Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)
Chỉ trong tháng 6/2012, với giá trị nhập khẩu tăng gần 60% so với cùng kỳ năm
ngoái, Nhật Bản đã vượt lên dẫn đầu trong số các bạn hàng lớn và gắn bó với của nhuyễn
thể chân đầu Việt Nam. Dự báo từ nay đến cuối năm, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Nhật
Bản tiếp tục tăng trưởng mạnh với giá xuất hấp dẫn, ổn định hơn so với các thị trường
nhập khẩu khác.
Do nhiều ảnh hưởng của thiên tai, mức độ nhập khẩu của Nhật đã có giảm sút
vào cuối năm 2011, nhưng dần ổn định và tăng trở lại khoảng đầu năm 2012. Có thể
thấy, với đà tăng trưởng như hiện tại, cùng với nguồn hàng dồi dào, chất lượng, xuất
khẩu thủy sản Việt Nam sẽ còn tiếp tục được đẩy mạnh và có chỗ đứng trên thị trường

Nhật Bản.
('2'//34#!!/56! 7 !
.6%&'
('2')'*8#69
Suốt trong nhiều năm, số cá Nhật Bản đánh bắt được lớn hơn bất kỳ một quốc gia
nào trên thế giới. Người Nhật cũng tiêu thụ một lượng lớn cá và các loại hải sản. Tuy
nhiên, những năm gần đây, Nhật Bản cũng như các quốc gia có ngành ngư nghiệp phát
triển khác đều phải chứng kiến tình trạng cạn kiệt của các ngư trường ven biển và xa bờ.
Ngư nghiệp Nhật Bản tuột dốc do trữ lượng cá ở các vùng nước ven biển cạn kiệt và
những quy định quốc tế về hạn chế đánh bắt cá ở các vùng biển sâu. Hiện nay ngư nghiệp
nước này chỉ còn xếp thứ ba trên thế giới. Để bù đắp sản lượng cá thiếu hụt, Nhật Bản
phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Nước này còn tăng số lượng hàng thuỷ hải sản nhập
khẩu hàng năm. Cá vẫn đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn và chiếm gần 40% lượng
protein động vật được hấp thụ của người Nhật, con số này cao hơn nhiều so với hầu hết
các nước phương Tây. Nhật Bản trở thành nước nhập khẩu thủy sản lớn trên thế giới. Do
vậy, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để cạnh tranh trên thị trường Nhật
Bản.
('2'('/:;!.6"#$%&'
Trong vòng năm năm qua, Việt Nam liên tục đứng trong top những nước xuất khẩu
thủy sản hàng đầu trên thế giới. Việt Nam có nguồn tài nguyên thủy sản phong phú, chi
phí lao động và chi phí sản xuất rẻ. Đây là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường
xuất khẩu thủy sản thế giới nói chung và thị trường Nhật bản nói riêng.
<+('='/9.6%&
Tuy nhiên, Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều nước láng giềng có lợi thế tương tự
như Trung Quốc, Thái Lan, và một số sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước phát triển như
Đài loan, Hàn quốc, Đây đều là những nước phát triển về công nghiệp chế biến, ưu thế
trong việc xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng chế biến cao.
Hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, tùy theo từng mặt hàng, được
nhập từ rất nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Thuế suất nhập khẩu hàng thủy hải
sản, tùy theo mặt hàng, từ 0 đến 40%, trung bình chiếm tỷ trọng khoảng 4% kim ngạch

thương mại của Nhật.
Các nhà cung cấp thủy sản hàng đầu cho Nhật Bản bao gồm: Trung Quốc, Thái
Lan, Hoa Kỳ, Nga, Chile, Việt nam xếp thứ 6 trong số các đối tác của Nhật Bản.
Ngoài ra còn có các nhà cung cấp như Indonexia, Nauy, Hàn Quốc, Đài Loan …
Như vậy, xuất khẩu thủy sản sang Nhật, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt
với nhiều đối thủ khá nặng ký.
Từ 2006 - 2010, Việt Nam luôn đứng đầu về cung cấp tôm đông lạnh cho thị trường
Nhật Bản và đây cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất tôm của Việt Nam. Hầu hết các
sản phẩm của ta đều đáp ứng được yêu cầu của thị trường Nhật, được người tiêu dùng ưa
chuộm. Tuy nhiên sản phẩn của ta đang vấp phải khó khăn tương đối lớn, đó là phải cạnh
tranh với các sản phẩm của các nước Ấn Độ, Indonexia… là những nước rất mạnh trong
khu vực về xuất khẩu thuỷ sản. Mặt khác, chất lượng sản phẩm của chúng ta chưa được
đánh giác cao, chủng loại chưa đa dạng, do đó vấn đề cạnh tranh với các nước trên là rất
khó khăn. Ngoài ra, cạnh tranh với một số nước nữa như là Nauy, Chilê, Trung Quốc.
Inđonesia sẽ là đối thủ mạnh nhất của Việt Nam tại thị trường này khi mà lượng xuất
khẩu của Inđônêsia liên tục tăng mạnh trong thời gian qua và sẽ tiếp tục tăng mạnh trong
thời gian tới. Bên cạnh Inđônêsia thì xuất khẩu của Ấn Độ tới Nhật Bản cũng sẽ tăng
mạnh do nước này đang gặp nhiều khó khăn từ các thị trường xuất khẩu khác như EU,
Nga và Mỹ.
III. Thị trường Nhật Bản
2')'/;,#$
2')')'>#"
Quan hệ đối tác chiến lược giữa 2 nước Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển
mạnh mẽ. Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam trên nhiều
lĩnh vực như chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, đào tạo Đặc biệt, mối quan
hệ giữa hai nước sẽ càng được thắt chặt hơn nữa trong Năm hữu nghị Việt Nhật 2013,
cũng là dịp kỷ niệm 40 thiết lập quan hệ ngoại giao song phương.
Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực chưa bao giờ tốt đẹp
như hiện nay. Đặc biệt, sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa Chính phủ và nhân dân hai
nước đang tạo nền móng vững chắc cho mối quan hệ Việt Nhật.

Trong lĩnh vực kinh tế, Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu
của Việt Nam, với tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2011 đạt trên 21 tỷ USD và
vốn đầu tư cam kết của Nhật Bản lên đến hơn 26 tỷ USD.
Nhật Bản đang trở thành một thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Trong
4 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng đến 65%
so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, Việt Nam và Nhật Bản có ký kết với nhau Hiệp định Đối tác kinh tế Việt
Nam – Nhật Bản (VJEPA) được ký kết vào ngày 25//12/2008 và bắt đầu có hiệu lực từ
ngày 01/10/2009. Đây là hiệp định đánh dấu 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai
nước, góp phần củng cố và đưa mối quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Nhật Bản lên một
tầm cao mới.
Hiệp định VJEPA có nội dung toàn diện, bao gồm nhiều lĩnh vực như thương mại
hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, di chuyển của thể
nhân. Hiệp định này, cùng với các thoả thuận kinh tế đã ký trước đó giữa hai nước Việt
Nam và Nhật Bản, sẽ tạo nên một khung khổ pháp lý toàn diện, ổn định và thuận lợi cho
hoạt động thương mại và đầu tư của doanh nghiệp hai nước.
Theo Hiệp định này, trong vòng 10 năm, khoảng 92% hàng hóa sẽ được miễn thuế
khi vào thị trường của mỗi bên. Hàng nông sản, may mặc và thủy sản của Việt Nam sẽ
được miễn thuế khi vào thị trường Nhật Bản. Ngược lại hàng công nghiệp, gồm cả phụ
tùng ôtô và sản phẩm điện tử của Nhật khi vào Việt Nam sẽ được miễn hoặc giảm thuế
nhập khẩu.
Việc thực thi Hiệp định VJEPA sẽ góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế của hai
nước Việt Nam và Nhật Bản, nâng cao hiệu quả trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu
tư giữa hai bên, đáp ứng xu thế về hội nhập kinh tế của khu vực và thế giới.
2')'('7/7%
Nhật Bản là một thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt
Nam, nhưng cũng là một thị trường rất khó tính. Chất lượng hàng hóa nhập khẩu là vấn
đề Nhật Bản không bao giờ đàm phán bởi đó là quy định bắt buộc đối với mọi nhà xuất
khẩu khi tiếp cận thị trường này. Hiện Nhật Bản là một trong những quốc gia đang áp
dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm có yêu cầu rất khắt khe

với mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Các tiêu chuẩn của của nước này hầu như
tương đương, thậm chí cao hơn cả những tiêu chuẩn quốc tế thông thường nhưng được áp
dụng phù hợp với nguyên tắc của WTO.
Việc nhập khẩu các mặt hàng hải sản và thực phẩm chế biến vào thị trường Nhật
Bản cần tuân theo các luật sau đây:
1) Luật thương mại quốc tế và trao đổi ngoại hối,
2) Luật về an toàn vệ sinh thực phẩm
3) Luật hải quan.
Luật thương mại quốc tế và trao đổi ngoại hối
Việc nhập khẩu hải sản vào thị trường Nhật Bản chịu những hạn chế nhất định, được
liệt kê dưới đây:
- Hạn ngạch nhập khẩu
- Phê duyệt nhập khẩu
- Xác nhận nhập khẩu (xác nhận trước/ xác nhận tại điểm làm thủ tục thông quan)
a) Hạn ngạch nhập khẩu
Việc nhập khẩu những mặt hàng hải sản dưới đây cần tuân thủ theo hạn ngạch nhập
khẩu theo quy định của Luật thương mại quốc tế và trao đổi ngoại hối. Nhà nhập khẩu các
loại hải sản này cần có giấy chứng nhận hạn ngạch nhập khẩu và phê duyệt nhập khẩu của
Bộ trưởng Bộ Thương mại. Các mặt hàng này bao gồm: cá trích (tiếng Nhật: nishin), cá
tuyết (tiếng Nhật: tara), cá đuôi vàng, cá thu, cá ngừ, horse mackerel, cá thu đao, sò điệp,
mắt sò điệp, mực (tươi sống, ướp lạnh, đông lạnh, phi lê hoặc khô)
Có bốn cách thức phân bổ hạn ngạch bao gồm phân bổ hạn ngạch dành cho các
công ty thương mại (cấp hạn ngạch dựa trên hoạt động trước đó), phân bổ hạn ngạch dành
cho các công ty kinh doanh hải sản, hạn ngạch tiêu dùng và phân bổ hạn ngạch trên cơ sở
hoạt động lần đầu. Các công ty nhập khẩu mới bắt đầu hoạt động, về lý thuyết, cần xin
phân bổ hạn ngạch hoạt động lần đầu (việc phân bổ hạn ngạch có thể được thực hiện theo
hình thức bốc thăm), nếu không họ có thể nhận được phân bổ hạn ngạch cấp lại từ các
công ty đã được cấp hạn ngạch.
b) Phê duyệt nhập khẩu
Để nhập khẩu các loại hải sản dưới đây, công ty nhập khẩu cần nhận được bản phê

duyệt nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp từ trước:
- Cá ngừ vây xanh (bluefin) (những loại được nuôi ở Đại Tây Dương hoặc biển Địa
Trung Hải và các loại hải sản tươi sống hoặc hải sản ướp lạnh).
- Cá ngừ vây xanh miền Nam (các loại tươi sống hoặc ướp lạnh, trừ những loại được
nhập khẩu từ Ôxtrâylia, New Zealand, Philippines, Hàn Quốc hoặc Đài Loan).
- Cá ngừ mắt to và cá ngừ mắt to đã qua sơ chế (những loại được nhập khẩu từ
Bolivia/ Georgia) và các loại cá, các loại giáp xác và các loại không xương sống và các
loại thực phẩm sơ chế từ các loại cá này, cũng như các loại thực phẩm làm từ động vật có
sử dụng cá, các loài giáp xác và các loại động vật thân mềm.
c) Xác nhận nhập khẩu cấp trước
Để nhập khẩu các loại hải sản dưới đây, cần xin xác nhận nhập khẩu từ Bộ Thương
mại trước khi nhập khẩu hàng hoá:
- Cá ngừ vây xanh đông lạnh, cá ngừ vây xanh miền Nam, cá ngừ mắt to, và cá kiếm
- Cá ngừ (trừ các loại như cá ngừ albacore, cá ngừ vây xanh, cá ngừ vây xanh miền
Nam và cá ngừ mắt to) và cá maclin (trừ cá kiếm) được nhập khẩu bằng đường biển (cá
tươi sống, ướp lạnh và đông lạnh).
d) Xác nhận nhập khẩu tại điểm thông quan
Khi nhập khẩu các loại hải sản dưới đây, các loại giấy tờ cần thiết phải nộp bao gồm
giấy chứng nhận thống kê, giấy chứng nhận đánh bắt và giấy chứng nhận tái xuất khẩu để
được các cơ quan hải quan cấp xác nhận nhập khẩu
- Cá ngừ vây xanh (tươi sống/ ướp lạnh)
- Cá ngừ vây xanh miền Nam (tươi sống/ ướp lạnh)
- Cá kiếm (tươi sống/ ướp lạnh)
e, Luật an toàn vệ sinh thực phẩm
Để phù hợp với Thông báo số 370 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội về
"Tiêu chuẩn đối với thực phẩm và phụ gia thực phẩm" được ban hành theo Luật an toàn
vệ sinh thực phẩm và các tiêu chuẩn đối với dư lượng thuốc trừ sâu (bao gồm cả phụ gia
thức ăn động vật và dược phẩm dành cho động vật), hải sản và các loại thực phẩm chế
biến cần tuân thủ theo các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Các biện pháp được
tiến hành nhằm đánh giá các loại và chi tiết về thành phần thực phẩm, và kiểm định các

loại và thành phần phụ gia, dư lượng thuốc trừ sâu, độc tố nấm Lệnh cấm nhập khẩu
thực phẩm có thể được áp dụng trong trường hợp một loại phụ gia, thuốc trừ sâu hoặc các
thành phần khác bị cấm lưu hành tại Nhật Bản, hoặc trong trường hợp mức độ quá mức
độ cho phép hoặc khi độc tố nấm vượt quá mức độ cho phép. Theo đó, hải sản và các loại
thực phẩm chế biến sẽ được kiểm tra tại điểm sản xuất trước khi nhập khẩu. Nếu mức độ
vượt quá tiêu chuẩn của Nhật Bản, sẽ có các hướng dẫn cụ thể.
Các tiêu chuẩn về dư lượng thuốc trừ sâu được thực hiện thông qua hệ thống phủ
nhận tới năm 2006. Theo đó, các loại thuốc trừ sâu sẽ không chịu sự kiểm soát nếu không
có quy định gì dành cho chất đó. Tuy nhiên, luật sửa đổi đã áp dụng hệ thống xác thực, do
đó, hiện nay việc phân phối các sản phẩm trên lý thuyết bị cấm nếu sản phẩm đó có chứa
một chất cụ thể nào đó, thậm chí ngay cả khi không có luật quy định. Hệ thống danh sách
xác thực được áp dụng với tất cả các mặt hàng thực phẩm, bao gồm cả thủy sản nuôi hoặc
thủy sản tự nhiên.
Từ năm 2011, các mặt hàng hải sản chịu kiểm dịch bắt buộc theo quy định của Bộ Y
tế (kiểm dịch tất cả các lô hàng theo quy định của Bộ Y tế nhằm đảm bảo không có các
mặt hàng thực phẩm có khả năng cao vi phạm Luật an toàn vệ sinh thực phẩm). Các mặt
hàng thực phẩm chịu kiểm dịch bắt buộc, không tính theo nước xuất xứ, bao gồm trứng cá
hồi và cá nóc. Thêm vào đó, các loại tôm nuôi tại Thái Lan (kiểm tra oxolinic acid) và
tôm được sản xuất tại Việt Nam (kiểm tra chloramphenicol, nitrofurans ) cũng chịu quy
định kiểm dịch bắt buộc.
Mức giới hạn trên được áp dụng đối với kiểm dịch ở trên là 0,002 ppm đối với
fenitrothion and 0,01 ppm đối với oxolinic acid, acetochlor và triazophos. Các chất
nitrofurans và chloramphenicol không được phép có trong thực phẩm.
f, Luật hải quan
Theo Luật hải quan, việc nhập khẩu hàng hoá có nhãn mác giả mạo xuất xứ thành
phần thực phẩm bị cấm hoàn toàn. Nhà nhập khẩu cần tự khai báo nhập khẩu hoặc uỷ
quyền cho các công ty có thẩm quyền như các công ty chuyên làm các thủ tục hải quan
(bao gồm cả các trung gian chuyên thực hiện các dịch vụ thông quan) thực hiện.
Để hàng hoá từ một nước khác được phép nhập khẩu vào Nhật Bản, cần khai báo
hàng nhập khẩu với cơ quan hải quan tương ứng tại kho ngoại quan nơi hàng hoá được

lưu kho. Đối với những hàng hoá cần kiểm dịch, sẽ phải thực hiện kiểm dịch trước. Sau
khi đã thanh toán các loại thuế và phí nhập khẩu, các loại thuế tiêu dùng của quốc gia và
địa phương, trên lý thuyết hàng hoá sẽ được cấp phép nhập khẩu.
Ngoài ra còn có các giấy tờ cần thiết để được phép nhập khẩu
g, Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm
Các sản phẩm hải sản (bao gồm rất nhiều loại sản phẩm, ngoại trừ các sản phẩm
chưa qua chế biến) phải tuân theo Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm. Ngoài ra, cũng
cần quan tâm đến việc quản lý an toàn vệ sinh của các thành phần thực phẩm, bao gói có
liên quan đến các vấn đề như ngộ độc thực phẩm.
Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm quy định trách nhiệm của nhà sản xuất đối
với các thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng có liên quan đến sản phẩm lỗi (nhà nhập khẩu
cũng được quy định trách nhiệm ở đây). Luật này dựa trên một chính sách nhằm khiến
cho nhà nhập khẩu có trách nhiệm đối với các thiệt hại vì rất khó có thể giúp những nạn
nhân là người tiêu dùng truy cứu trách nhiệm của nhà sản xuất ở nước ngoài. Việc đòi bồi
thường thiệt hại từ các nhà sản xuất nước ngoài do nhà nhập khẩu thực hiện, tách biệt
hoàn toàn với Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm.
h, Luật về các giao dịch thương mại đặc biệt
Luật về các giao dịch thương mại đặc biệt quy định việc bảo vệ quyền lợi của người
mua trong các giao dịch thương mại trực tiếp với người tiêu dùng. Việc bán các sản phẩm
hải sản và thực phẩm chế biến theo các hình thức như bán hàng qua thư, marketing trực
tiếp, bán hàng qua các phương tiện truyền thông phải tuân theo các điều khoản của Luạt
về các giao dịch thương mại đặc biệt.
k, Luật thúc đẩy việc thu gom rác thải đã phân loại và tái chế container và bao gói
Theo Luật thúc đẩy việc thu gom rác thải đã phân loại và tái chế container và bao
gói, nhà nhập khẩu bán các sản phẩm có sử dụng container và bao gói được quy định
bởi luật này (container và bao gói bằng giấy và nhựa ) sẽ phải có trách nhiệm tái chế.
Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ dưới một mức độ nào đó được miễn
trách nhiệm thực hiện các điều khoản của Luật này.
Vì vậy muốn thâm nhập thị trường Nhật Bản cần tìm hiểu rõ các quy định trên để
tránh rủi ro như bị trả lại hàng, hoặc kiện tụng, bồi thường

2')'2'
Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường phát triển. Thu nhập bình quân đầu
người cao, cuộc sống của người dân khá ổn định. Tuy nhiên, những năm gần đây kinh tế
Nhật Bản có phần chững lại. Người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp Nhật Bản đang thắt
chặt hầu bao trước triển vọng ảm đạm của nền kinh tế ảnh hưởng lớn tới lượng hàng hóa
tiêu thụ ở thị trường này.
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản cũng không phủ nhận khả năng Nhật Bản rơi vào suy
thoái kinh tế. Theo các nhà phân tích, có rất nhiều nguyên do khiến kinh tế Nhật Bản gặp
khó khăn, từ việc tỷ giá cao của đồng yen Nhật Bản, cho đến tình trạng sản phẩm Nhật
Bản bị tẩy chay tại Trung Quốc vì tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu
Ngư.
Tình hình căng thẳng tranh chấp biển đông giữa các nước Đông Bắc  gồm : Nhật
Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc về tranh chấp biển đông ảnh hưởng mạnh mẽ tới kinh tế của
Nhật Bản. Cụ thể, Lượng hàng xuất khẩu của Nhật sang Trung Quốc, đặc biệt là mặt hàng
ôtô, đã sụt giảm nghiêm trọng Ngoài ra, Khủng hoảng nợ khối đồng Euro cũng khiến
xuất khẩu Nhật sang châu Âu bị ảnh hưởng đáng kể.Hơn thế nữa, giá đồng Yên tăng cao
khiến hàng hóa Nhật càng trở nên đắt đỏ ở thị trường nước ngoài. Các công ty điện tử
Nhật như Sony và Panasonic lỗ nặng do không cạnh tranh được với Samsung, Apple.
Điều đáng lo ngại lớn hơn là sự suy thoái kinh tế tại Nhật Bản có thể sẽ đẩy hàng
loạt quốc gia tại khu vực châu Á lâm vào cảnh khó khăn, do phụ thuộc vào thương mại và
đầu tư từ Nhật.
2')'='.3!
Dân cư và thói quen tiêu dùng của người Nhật
Nhật Bản là một quốc đảo nên thủy sản cùng với các sản phẩm thủy sản chế biến
từ lâu là một phần không thể thiếu trong lối sống của người Nhật Bản. tuy nhiên, do tác
động của tỷ lệ sinh giảm và dân số già đi, tiêu dùng nội địa cũng như nhập khẩu thủy sản
của Nhật có xu hướng giảm dần về sau.
Theo kết quả khảo sát của Bộ Ngoại thương và truyền thông Nhật Bản về thu nhập
và mức chi tiêu gia đình, sức mua hàng năm đối với hàng thúy sản đã giảm và tỷ trọng
hàng thủy dản trong tổng chi phí cho thực phẩm đã giảm từ 9,5% năm 2006 xuống 8,655

năm 2010. Các yếu tố góp vào sự sụt giảm này bao gồm chế độ ăn uống theo xu hướng
Tây hóa, ít thời gian dành cho nấu ăn và giá hàng thủy sản tương đối cao so với các loại
thịt. Trong số các loại thủy sản người tiêu dung mua thì hàng thủy sản tươi sống chiếm tỷ
trọng lớn nhất 60%.
Thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản rất đa dạng nhưng cũng khá độc đáo. Theo
Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, người tiêu dùng Nhật rất chú ý đến chất lượng hàng
hóa. Do truyền thống và thói quen, thủy sản là một phần trong bữa ăn hằng ngày, do đó
người Nhật ăn thủy sản mọi lúc. Hiện nay, Nhật Bản đang tập trung vào chất lượng và an
toàn thực phẩm vì họ thích ăn thủy sản sống.
Sống trong môi trường có thu nhập cao nên người Nhật Bản thường đòi hỏi rất
khắt khe về chất lượng hàng hóa, bao gồm cả vấn đề vệ sinh, hình thức và dịch vụ hậu
mãi. Thương vụ Việt nam tại Nhật Bản cũng cho biết, gần đây, mối quan tâm đến vấn đề
sinh thái của người Nhật ngày càng nâng cao. Các cửa hàng đang liên tục cải tiến cách
đóng gói sản phẩm để làm sao vừa đẹp, vừa đơn giản và bao bì có thể tận dụng bằng các
nguyên liệu tái sinh.
Một số phong cách làm việc của người Nhật
Theo một số chuyên gia chuyên nghiên cứu về Nhật Bản, khi kinh doanh với
người Nhật, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý tới một số điểm sau đây:
1. Đặc điểm nổi bật khi làm việc với các doanh nhân Nhật Bản là giữ chữ tín, giữ lời hứa
dù là những việc nhỏ nhất.
2. Trao đổi thông tin, đàm phán rất lâu và kỹ, làm việc rất máy móc.
3. Thời gian đặt hàng thử, số lượng nhỏ kéo dài rất lâu.
4. Việc tham gia hội chợ thương mại tại Nhật Bản là rất quan trọng
5. Khi giới thiệu hay bán hàng tại gian trưng bày
6. Người Nhật rất coi trọng chuyện gặp mặt trước khi bàn bạc hợp tác và rất chu đáo trong
việc chăm sóc khách hàng
7. Văn hóa trao danh thiếp:
8. Trực công ty
9. Rất thích khi đối tác sử dụng được tiếng Nhật vì họ cảm thấy gần gũi hơn
10. Người Nhật Bản rất coi trọng giờ hẹn

11. Sau khi đàm phán hay thống nhất vấn đề gì đó dù là không quan trọng lắm cũng cần
phải làm bản tóm tắt nội dung đã thống nhất gửi lại cho đối tác.
12. Chú ý tặng quà khách vào một số dịp lễ của Nhật
13. Gửi thiếp chúc mừng nhân dịp ngày thành lập công ty
14. Hàng hóa, cho dù bất kỳ loại gì cũng phải có hình thức đẹp, sạch sẽ.
2'('*++%7.?@!%&
2'(')'*++%70"#$%&
Nhật Bản là nước nhập khẩu thủy sản lớn hàng đầu thế giới. Tiêu thụ thủy sản
của Nhật Bản có xu hướng giảm trong những năm giai đoạn 2008 - 2010. Tuy nhiên, do
ngành sản xuất thủy sản của Nhật Bản bị ảnh hưởng của thảm họa động đất và sóng
thần đầu năm 2011 và đặc biệt mối lo ngại hiện tượng nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện
hạt nhât Fukushima đối với các loại thủy sản đánh bắt tại Nhật Bản nên trong thời gian
sau này Nhật Bản có nhu cầu tăng nguồn cung từ nước ngoài.
Do ảnh hưởng của thiên tai, động đất, sóng thần, nhiều nhà hàng và doanh nghiệp
nằm trong khu vực tàn phá nặng nề. Nhập khẩu thủy sản ở Nhật đang tẳng trưởng và dự
đoán sẽ còn tăng nhiều, tạo cơ hội cho các nhà cung cấp nước ngoài. Đây là một thị
trường tiềm năng mà Việt Nam nên chú trọng xuất khẩu.
Nhật Bản nhập khẩu ròng với các sản phẩm nhập khẩu đều chiếm vị trí thứ 1, 2
trên thế giới như: các loại cá đông lạnh, động vật thân mềm, động vật giáp xác và các
sản phẩm chế biến từ động vật giáp xác, Filê cá, cá chế biến và trứng cá…
Hiện nay, một số mặt hàng truyền thống của người Nhật được tiêu thụ mạnh và phải
dựa nhiều vào nguồn nhập khẩu vì cung cấp trong nước không đủ đáp ứng cho nhu cầu
ngày càng cao như sản phẩm từ cá ngừ, cá chình, cá song hay tôm, mực, bạch tuộc.
2'('('/A!B.?@4%
Các mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất lần lượt là cá ngừ, tôm, mực ống, cá tráp và
cá hồi.
!'*,
Trong các mặt hàng thủy sản, hiện tôm và mực đang là những mặt hàng có tốc độ
tăng trưởng cao và được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng. Năm 2010, kim ngạch
xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Bản đạt trên 581 triệu đô la Mỹ, tăng 27,6% so

với năm 2009, chiếm hơn 23% thị phần nhập khẩu của Nhật Bản và Việt Nam trở thành
đối tác cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản.
<+2')*C#D/7,#?"#$%&(E)E
Nhu cầu tôm của Nhật Bản vẫn vững mạnh, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp
nhà hàng và dịch vụ ăn uống. Nhật Bản nhập khẩu tôm các loại bao gồm : Tôm sống, tôm
tươi, ướp lạnh, đông lạnh, ướp muối, sấy khô và chế biến. Trong số mặt hàng tôm và cua,
tôm chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất đạt 97,7%. Trong khi đó nhập khẩu cua có xu
hướng giảm dần. Những nhân tố tác động làm giảm nhập khẩu của Nhật Bản là do quyết
định của Nhật Bản về việc ngừng nhập khẩu thủy sản từ Bắc Triều Tiên từ năm 2007 và
sụt giảm nhập khẩu từ Trung Quốc và Nga.
F'/G
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất thế giới. Cá ngừ được nhập khẩu
vào Nhật Bản để sử dụng làm món ăn sashimi. Nguồn cung cá ngừ cho Nhật Bản đến từ
các vùng biển đa dạng trên thế giới. Do nhu cầu tiêu thụ cá ngừ của Nhật Bản tăng nên
nước này vẫn tiếp tục tăng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong
nước. Tuy nhiên, nhập khẩu cá ngừ cửa Nhật Bản trong giai đoạn 2006-2009 đã tụt dốc.
Nhưng nhập khẩu cá ngừ đông lạnh hồi phục và đạt mức tăng trưởng cao giúp kìm hãm
đà đi tụt dốc nhập khẩu cá ngừ nhập khẩu của Nhật Bản nói chung
Nguồn cung cá ngừ lớn nhất cho thị trường Nhật Bản đến từ Đài Loan. Tiếp theo là
Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan (tính về số lượng). Đây sẽ là thách thức đối với Việt
Nam khi xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản.
'&4B
Hầu hết bạch tuộc nhập khẩu vào Nhật Bản là loại đông lạnh và một số rất ít là bạch
tuộc sống, tươi, đã ướp lạnh hoặc chế biến. Xu hướng chung về nhập khẩu bạch tuộc của
Nhật Bản vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, xu hướng thích món ăn Nhật Bản ở các nước
ngoài cũng như việc tạm ngừng đánh bắt cá của nhiều nước đã gây sức ép tới nguồn cung
toàn câu, dẫn tới nhập khẩu giảm mạnh
5'H8
Mặt hàng mực cũng được Nhật Bản khá ưa chuộng. Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật
Bản năm 2010 đạt hơn gần 114 triệu đô la Mỹ với tốc độ tăng trưởng bình quân

23,3%/năm so với năm 2009. Hiện Việt Nam đang chiếm khoảng 8% thị phần và đứng
thứ 6 trong số các nước xuất khẩu mực vào Nhật Bản.
Ngoài ra, do giá rẻ, nhu cầu tiêu dùng cá basa ở Nhật Bản cũng đang tăng lên do số
người tiêu thụ món ăn được chế biến từ cá basa như tẩm bột rán có xu hướng tăng.
Trong đó các loại sản phẩm được tiêu thụ mạnh hơn cả là các sản phẩm cá chế biến
và cá tươi, các sản phẩm đông lạnh có mức tiêu thụ thấp hơn.
3.3. Giá cả và các kênh phân phối hàng thủy sản ở Nhật Bản.
2'2')I9/
Giá cả và nhu cầu thủy sản toàn cầu đang tăng.
Nhu cầu đối với sản phẩm cá và thủy sản đã tăng ở các nước phương Tây và Trung
Quốc khi người tiêu dùng tìm kiếm các sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Cùng
với trữ lượng cá trên toàn cầu đang suy giảm, đã làm tăng nhu cầu dẫn đến giá cả toàn cầu
tăng lên. Do sự gia tăng trong cạnh tranh, vị trí thống lĩnh trong ngành cá và thủy sản của
Nhật Bản đang bị thu nhỏ lại. Theo một quan chức công ty thủy sản Nippon Suisan
Kaisha của Nhật Bản :"Thời kì thuận lợi đã chấm dứt khi thị trường thủy sản ở Nhật Bản
là thị trường của người mua". Để cạnh tranh, các doanh nghiệp phải cố gắng giảm chi phí
ở mức thấp nhất để hạ giá thành sản phẩm.
Các công ty Nhật Bản đang gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo các nguồn
cung các sản phẩm thủy sản và cá nhập khẩu. Người tiêu dùng và người mua ở Nhật Bản
khá ý thức với giá và với giá cả ngày càng tăng, những yếu tố này đang thay đổi tiêu dùng
đối với sản phẩm thủy sản và cá ở Nhật Bản. Ví dụ, ở Nhật Bản mức tiêu thụ surimi (thịt
cá xay nhuyễn) đã giảm xuống còn 52% trong tổng tiêu thụ toàn cầu so với mức 65% của
năm năm trước đây, do sự phổ biến của surimi ở các nước phương Tây
Nhiều nhà hàng và các nhà bán lẻ cá đang đối phó với giá tăng bằng cách sửa đổi
thực đơn của họ hoặc bán cá trong khẩu phần nhỏ hơn. Ví dụ, thanh sushi Mutenkura ở
Itami, tỉnh Hyogo, đã tăng cung cấp các món ăn sushi của họ chiếm 30% trong thực đơn,
do đó làm giảm tác động của giá cá tăng.
Theo bảng thống kê giá bán lẻ mới nhất của bộ Nông, Lâm, Thủy sản Nhật Bản
tháng 12/2011:
Đối với mặt hàng thủy sản chủ lực của Nhật Bản như cá ngừ bán tại trung tâm

Tokyo, giá trung bình trong các năm từ 2008-2010 xoay quanh 400Yên/100gr. Trong đó
giá bán lẻ cá ngừ năm 2010 là thấp nhất 342 Yên/100gr. Giá cả của hầu hết các mặt hàng
cá khác bán trên các thị trường thủy sản trung tâm Tokyo và Osaka như cá hồi thái lát,cá
hồi muối, cá thu, cá chim đều giảm dần theo năm từ 2008-2010.
Riêng năm 2011, với ảnh hưởng của trận động đất và sóng thần lớn nhất trong lịch
sử Nhật Bản vào tháng 3/2011 đã gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế, đặc biệt ảnh
hưởng trực tiếp đến ngành thủy sản Nhật Bản do những lo ngại về ô nhiễm phóng xạ sau
vụ nổ lò phản ứng hạt nhân ở Nhật Bản do động đất sóng thần gây ra, ảnh hưởng trực tiếp
đến giá cả và tiêu thụ ở thị trường Nhật Bản.
Giá cả làm ảnh hưởng tới thói quen tiêu dùng hàng thủy sản của người Nhật, do đó
về lâu dài có thể ảnh hưởng tới nhu cầu và khả năng xuất khẩu hàng thủy sản sang thị
trường này. Do đó, các doanh nghiệp trong nước cần có biện pháp điều chỉnh để tối thiểu
hóa chi phí, tăng sức cạnh tranh mà vẫn đảm bảo không vướng vào các rào cản.
2'2'(/?7J7;4%&
Tại Nhật Bản, hầu hết cá mặt hàng thủy sản, cả trong nước và nhập khẩu được tiêu
thụ bởi hai kênh chính.
Kênh thứ nhất là hải sản tươi sống được các đại lý bán buôn chuyển tới các cửa
hàng bán lẻ, chẳng hạn như các điểm bán hàng đại chúng sau đó đến người tiêu dùng.
Kênh thứ hai, hải sản tươi sống được bán trực tiếp cho các nhà phân phối bán lẻ
hoặc các nhà sản xuất thực phẩm chế biến mà không thông qua các đại lý bán buôn. Ngày
càng có nhiều trường hợp hàng thủy sản được phân phối trực tiếp tới những nhà tiêu dùng
có quy mô lớn như các nhà sản xuất thực phẩm chế biến mà không thông qua kênh bán
buôn.
*K;
Kênh phân phối đối với thủy sản tươi sống trước kia thường được quy định theo
luật pháp là từ nơi sản xuất tới các hộ bán buôn, từ các hộ bán buôn đến các hộ bán buôn
trung gian và sau đó đến các nhà bán lẻ. Tuy nhiên, với việc sửa đổi những quy định này
năm 2005, các nhà sản xuất có thể bán trực tiếp mặt hàng thủy sản đến các cửa hàng bán
lẻ, các nhà hàng và đến người tiêu dùng mà không cần thông qua đại lý bán buôn và đại lý
bán buôn trung gian.

Tuy nhiên, do có rất nhiều loại thủy sản khác nhau về chủng loại và kích cỡ, nên
trước tiên hàng thủy sản thường được phân theo chủng loại kích cỡ tại thị trường địa
phương, sau đó vận chuyển đến thị trường bán buôn trung tâm như thị trường bán buôn
trung tâm thành phố Tokyo, thị trường bán buôn trung tâm Nagoya, và thị trường bán
buôn trung tâm thành phố Osaka. Tại các thị trường bán buôn trung tâm, thủy sản được
các đại lý bán buôn và các đại lý bán buôn trung gian mua đấu giá, sau đó được chuyển
đến các cửa hàng bán lẻ và các nhà hàng. Ngày càng có nhiều lượng khách hàng lớn cũng
như các chuỗi dịch vụ thực phẩm và các công ty chế biến thực phẩm mua một trực tiếp
một khối lượng thủy sản đáng kể từ nhà sản xuất hoặc mua phần thủy sản còn lại trên thị
trường để đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường và cắt giảm chi phí.
*F
Đối với thủy sản chế biến nhập khẩu, hàng thường được giao tới các nhà máy sản
xuất chế biến thực phẩm, cửa hàng bán lẻ và chuỗi dịch vụ thực phẩm, và các đại lý bán
buôn hàng công nghiệp thực phẩm ở Nhật Bản thông qua các nhà nhập khẩu cũng như các
công ty nhập khẩu.
Đối với thực phẩm đông lạnh, có những trường hợp sản phẩm đã được chế biến và
đóng gói trước khi nhập vào Nhật Bản. Gần đây, ngày càng nhiều số lượng các sản phẩm
thủy sản chế biến như ướp muối, sấy khô được các nhà sản xuất phân phối trực tiếp cho
những người tiêu dùng.
<+2'('/?7J7;A;.9.7F4
%&

×