Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn biện pháp khắc phục lỗi chính tả về thanh hỏi, thanh ngã cho học sinh lớp 5a3 trường tiểu học mỹ phước a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.44 KB, 14 trang )

Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, Chiến sĩ thi đua cơ sở năm học 2012-2013
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO
SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ KHEN XÉT TẶNG DANH HIỆU
CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2012-2013
I. Sơ lược lý lịch :
- Họ và tên : Hồ Minh Tâm Sinh năm : 1976
- Quê quán : Xã Mỹ Phước, Huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
- Chổ ở hiện nay : Ấp Phước Ninh, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
- Chức danh : Giáo viên
- Cơ quan đơn vị : Tiểu học Mỹ Phước A, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc
Trăng.


II. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm hoặc áp dụng công nghệ mới :
A. Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ
mới hoặc giải pháp công tác đạt hiệu quả cao.
Biện pháp khắc phục lỗi chính tả về thanh hỏi, thanh ngã cho học sinh lớp 5A
3
trường Tiểu Học Mỹ Phước A”.
B. Thời gian thực hiện sáng kiến kinh nghiệm cải tiến kỹ thuật, áp dụng
công nghệ mới hoặc giải pháp công tác đạt hiệu quả cao.
TT Nội Dung
Thời Gian
Thực Hiện
1 Sưu tầm và phân loại tài liệu. Tháng 8/2012

2
Tham khảo tài liệu và chọn tên đề tài.
Đăng kí tên đề tài về BGH và áp dụng thực nghiệm
trên HS.
Tháng 9/2012
3 Xây dựng đề cương SKKN. Tháng 10/2012
4 Rút kinh nghiệm và tiếp tục chỉnh sửa đề cương. Tháng 10/2012
Người thực hiện: Hồ Minh Tâm 1
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, Chiến sĩ thi đua cơ sở năm học 2012-2013
5
- Báo cáo đề cương SKKN cho tập thể tổ đóng góp ý
kiến.

Tháng 12/2012
6 - Tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thành SKKN. Tháng 1-2/2013
7 - Nộp SKKN cho Hội đồng khoa học xét duyệt. Tháng 3/2013
C. Quá trình hoạt động để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cải tiến kỹ thuật
áp dụng công nghệ mới hoặc giải pháp công tác đạt hiệu quả cao ( nội dung và
quá trình áp dụng đề tài vào thực tế ) áp dụng công nghệ mới hoặc giải pháp
công tác đạt hiệu quả cao.
* THỰC TRẠNG
Từ thực tế đứng lớp nói chung và dạy chính tả nói riêng, tôi nhận thấy phần lớn
học sinh của lớp tôi viết sai dấu hỏi và dấu ngã rất nhiều. Điển hình qua đầu năm
năm học 2012 - 2013 tôi đã khảo sát và thống kê được như sau:
BẢNG THỐNG KÊ

TỔNG SỐ
HỌC SINH
SỐ HS THAM
GIA KHẢO SÁT
SỐ BÀI SAI DẤU HỎI VÀ DẤU NGÃ
22 22 15
Với kết quả trên đã làm tôi phải luôn suy nghĩ và trăn trở với câu hỏi: Vì sao số
lượng học sinh viết sai dấu hỏi và dấu ngã của lớp mình lại nhiều như thế? Và tôi đã
ra sức tìm hiểu nguyên nhân vì sao?
Sau một thời gian tìm hiểu, tôi đã tìm ra được những nguyên nhân như sau:
1 - Về phía học sinh:
- Lười đọc sách, báo…

- Chưa nắm được nghĩa của từ khi sử dụng trong một văn cảnh cụ thể và qui tắc
ghi dấu hỏi, dấu ngã. Ví dụ: Học sinh không nắm được khi nào thì viết “nghỉ” và khi
nào thì viết “nghĩ”.
- Phát âm không phân biệt dấu hỏi và dấu ngã. Phát âm thế nào viết như thế ấy.
VD: Từ “suy nghĩ” học sinh đọc là “si nghỉ” và viết là “suy nghỉ”.
Người thực hiện: Hồ Minh Tâm 2
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, Chiến sĩ thi đua cơ sở năm học 2012-2013
- Không biết được các mẹo luật chính tả khi viết các từ láy, từ gộp, từ Hán Việt,
từ phiên âm.
2 - Về phía giáo viên:
- Tinh thần trách nhiệm chưa cao: Thường thì giáo viên chỉ sửa lỗi chính tả cho
học sinh trong giờ học chính tả, còn những giờ khác thì ít quan tâm hoặc không quan

tâm.
- Chưa đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh. Thay vì tạo điều kiện để cho học sinh tự so sánh, nhận xét, để rút kinh
nghiệm bản thân đằng này giáo viên làm thay hết.
- Xem nhẹ việc phát âm chuẩn trong dạy học và rèn phát âm đúng cho học sinh.
- Chưa dạy theo đối tượng học sinh và ít quan tâm đến học sinh yếu trong giờ dạy
vì sợ mất thời gian.
- Chưa theo dõi về vấn đề chính tả của học sinh.
- Chưa tạo điều kiện để học sinh được đọc sách thường xuyên.
3 - Về phía gia đình:
- Chưa có sự kết hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm. Đồng thời
còn giao phó cho giáo viên. Một phần do một số gia đình khó khăn phụ huynh các

em phải đi làm mướn nên không có thời gian quan tâm đến việc học của con em
mình. Bên cạnh đó còn có một số phụ huynh không biết chữ nên gặp khó trong quá
trình dạy con em họ học.
* CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Để thực hiện mục đích, yêu cầu rèn đọc, luyện tập cụ thể cho học sinh trong giờ
chính tả. Tôi chú ý đến các khâu sau:
1 - Xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh:
Theo tôi xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh là rất cần thiết. Vì thường
xuyên đọc sách sẽ giúp các em có được nhiều kiến thức quí báo về tự nhiên và xã
hội, có được vốn từ phong phú, cách dùng từ đặt câu đa dạng. Ngoài ra nó còn giúp
học sinh có kĩ năng đọc tốt, viết đúng chính tả. Vì đọc thường xuyên thì sẽ đọc tốt,
Người thực hiện: Hồ Minh Tâm 3

Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, Chiến sĩ thi đua cơ sở năm học 2012-2013
tiếp xúc với chữ thường xuyên sẽ biết được cách viết đúng chính tả nói chung và viết
đúng dấu hỏi, dấu ngã nói riêng.
Để xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh, tôi tiến hành như sau:
1.1 - Ở trường:
Tôi qui định các em mỗi tuần phải lên thư viện trường đọc sách là 3 ngày (thứ
hai, tư, sáu), thời gian đọc là giờ ra chơi. Khi học sinh đọc, giáo viên cũng có mặt ở
đó để theo dõi quá trình đọc của học sinh. Đồng thời giáo viên cũng phải kiểm tra
xem các em đọc được những gì bằng một số câu hỏi như: Em đọc truyện gì? Truyện
đó có những nhân vật nào? Có thể kể cho lớp nghe…
1.2 - Ở nhà:
Tôi yêu cầu em đọc trước những bài tập đọc sắp học từ 5 đến 7 lần trước khi đến

lớp. Ngoài ra tôi còn liên hệ với thư viện mượn sách cho các em đọc thêm ở nhà
(nhất là những học sinh yếu) và cũng tiến hành kiểm tra như trên.
Ngoài ra, tôi thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh ( đặc biệt là học sinh
yếu) để trao đổi với phụ huynh về lợi ích của việc học tập của các em và cùng phụ
huynh xây dựng thời gian biểu học ở nhà. Đồng thời còn trao đổi với phụ huynh một
số nội dung và phương pháp để giúp các em học thêm ở nhà cũng như cách kiểm tra
đôn đốc của phụ huynh với học sinh, vì thời gian của học sinh ở nhà thường nhiều
hơn ở trường. Việc làm này làm chuyển biến sự nhận thức của phụ huynh về lợi ích
của việc học tập và góp phần giáo dục học sinh mọi lúc, mọi nơi.
2. Luyện phát âm:
Phát âm là khâu quan trọng nhất trong quá trình dạy chính tả nói chung và đúng
về hỏi, ngã nói riêng vì:

- Chữ Quốc ngữ là chữ ghi âm, âm thế nào thì chữ viết ghi lại thế ấy. Vì thế để
chữa lỗi chính tả về dấu thanh hay nói cụ thể hơn là lỗi về thanh hỏi, thanh ngã, thì
giáo viên cần phải lưu ý đến việc luyện phát âm cho học sinh. Để luyện phát âm
đúng chuẩn, giáo viên cần thực hiện theo các bước sau:
- Đầu tiên xếp các tiếng có cùng thanh, cùng vần với tên gọi thanh:
Người thực hiện: Hồ Minh Tâm 4
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, Chiến sĩ thi đua cơ sở năm học 2012-2013
+ Hỏi: sỏi, thỏi, giỏi, cỏi…
+ Ngã: đã, giã, bã, …
- Tiếp theo xếp tiếng cùng thanh, cùng loại âm tiết với tên gọi thanh:
+ Hỏi: thảo, phải, kẻo,…( âm tiết nửa mở)
+ Ngã: ngõ, khẽ, cũ, ( âm tiết mở)

- Cuối cùng xếp bất kì âm đầu, các vần với các thanh: sửa chữa, lẽ phải. cũ kĩ
Thanh ngã có âm vực cao hơn, hơi ra bị gãy giữa do trong quá trình phát âm có
hiện tượng tắc thanh hầu. Thanh hỏi có âm vực thấp hơn, hơi ra võng đều.
Việc rèn phát âm cần được thực hiện đều đặn và liên tục trong tất cả các môn
học, nhất là tập đọc. Với những học sinh chậm, yếu hoặc có vấn đề về mặt phát âm
(ngọng, lắp, ) giáo viên phải kết hợp với phương pháp trực quan làm mẫu thật nhiều
lần với đủ loại âm tiết để học sinh có sự điều chỉnh trong quá trình phát âm theo.
Đồng thời yêu cầu các em chú ý rèn sửa trong học tập và trong sinh hoạt hàng ngày.
Để giúp học sinh viết đúng, trước tiên là phải luyện đọc chuẩn giáo viên phải
nắm được đối tượng học sinh thường xuyên viết sai, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến
tình trạng học sinh viết sai đó (chính là đọc chưa chuẩn).
Theo dõi, làm mẫu và sửa cách phát âm: Khi học sinh đọc giáo viên phải tập

trung theo dõi để kịp thời sửa chữa nếu học sinh phát âm sai, đọc sai.
Khi học sinh phát âm sai giáo viên ghi lại tiếng, từ đó lên bảng. Yêu cầu học sinh
đọc lại một lần, sau đó giáo viên đọc mẫu, gọi học sinh đọc sai đọc lại vài lần. Gọi
nhóm đọc, lớp đọc.
Mặc khác, khi đọc cho học sinh viết thì giáo viên chú ý phát âm thật chuẩn thanh
hỏi, thanh ngã. Thỉnh thoảng giáo viên cũng nên hỏi lại học sinh “khi thầy đọc như
vậy thì các em viết thanh gì?”. Để học sinh nghe quen và nhận biết từ cách phát âm
của thầy cũng như cách viết cho chính xác.
3. Giải nghĩa từ:
Ngoài việc phát âm chuẩn, giáo viên cần phân tích cho các em hiểu ý nghĩa của
từ. Không nắm được ý nghĩa của từ học sinh dễ nhầm lẫn và viết sai chính tả.
Người thực hiện: Hồ Minh Tâm 5

Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, Chiến sĩ thi đua cơ sở năm học 2012-2013
Ví Dụ: “ sữa hộp” nếu viết “ sửa hộp” sẽ hiểu sai thành công việc sửa lại cái
hộp.
Việc giải nghĩa từ không chỉ được thực hiện trong tiết chính tả mà cả trong các
giờ tập đọc, luyện từ, tập làm văn, kể chuyện…Khi phát hiện học sinh viết sai, tôi
thường phân tích, so sánh cho các em hiểu và nắm được ý nghĩa của từ.
Ví Dụ: Học sinh viết sai giữa “ nghỉ” và “ nghĩ” tôi liền phân biệt cho học sinh
hiểu “nghỉ” dùng để chỉ cho sự tạm ngưng hoạt động là nghỉ ngơi, còn “nghĩ” dùng
để chỉ hoạt động của bộ não tức là sự suy nghĩ.
4. Luyện viết từ khó:
Trong giờ chính tả, giáo viên cần chú ý hoạt động hướng dẫn viết từ khó dễ lẫn
lộn. Ở hoạt động này nên quan tâm đến những học sinh hay nhầm lẫn, gọi các em

lên bảng viết từ khó có chứa thanh hỏi, thanh ngã rồi yêu cầu các em giải nghĩa của
từ đó để các em có thể phân biệt mà khắc sâu và viết đúng hơn.
VD: Học sinh viết được từ “ nổi buồn” yêu cầu học sinh tìm từ đối chứng để
phân biệt như: nổi bật, nổi niềm, trôi nổi…
Ngoài ra, khâu chữa lỗi cũng đòi hỏi giáo viên phải thực hiện nghiêm túc. Giáo
viên đọc thật chuẩn và rõ ràng để học sinh soát lỗi theo, cho các em trao đổi nhóm
đôi để các em chỉ cho nhau những lỗi sai. Từ đó, rèn cho các em ý thức tự giác và
thói quen cẩn thận. Sau đó yêu cầu các em viết lại từ sai thành hai, ba dòng để ghi
nhớ.
5. Nhớ mẹo luật chính tả:
Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối hàng
loạt từ, giúp khắc phục lỗi chính tả một cách hữu hiệu. Ngay từ lớp nhỏ, các em đã

được làm quen với một vài luật chính tả đơn giản. Ví dụ như: các âm đầu k, ng, ngh,
chỉ kết hợp với các nguyên âm i, e, ê, Để chữa lỗi chính tả về thanh hỏi, thanh ngã
cho đối tượng học sinh lớp 5, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số mẹo
luật sau:
5.1. Đối với các từ gộp lại:
Người thực hiện: Hồ Minh Tâm 6
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, Chiến sĩ thi đua cơ sở năm học 2012-2013
Chỉ mang thanh hỏi không mang thanh ngã.
VD: Ảnh = anh + ấy
Chỉ = chị + ấy
Bển = bên + ấy
Trỏng = trong + ấy

Ngoải = ngoài + ấy
5.2. Đối với các từ láy:
- Láy âm đầu: dấu của hai yếu tố phải có cùng một hệ thống bổng (ngang – sắc –
hỏi) hoặc trầm (huyền – ngã – nặng).
VD: Vui vẻ, lảnh lót, đủng đỉnh, trắng trẻo, …
Sừng sững, mạnh mẽ, dễ dãi, …
* Để nhớ được hai nhóm này tôi dạy cho các em câu thơ;
Em huyền mang nặng ngã đau
Anh ngang sắc thuốc hỏi đau chỗ nào?
- Láy vần: Viết thanh hỏi không viết thanh ngã
VD: Bủn rủn, mảnh khảnh, tỉ mỉ, lảo đảo…
5.3. Đối với từ Hán Việt:

- Bắt đầu bằng nguyên âm: Chỉ viết thanh hỏi, không viết thanh ngã.
VD: Ẩm thực, ảm đạm, ỷ lại, yên ổn, ủng hộ, yểu mệnh, ủy ban, ẻo lả, …
- Bắt đầu với phụ âm m, n, nh, l, v, d, ng, ngh, ta viết thanh ngã không viết thanh
hỏi.
VD: Mã lực, mãnh hổ, nỗ lực, truy nã, nhẫn nại, lễ độ, thành lũy, vĩ tuyến, diễm
lệ, dũng cảm, ngưỡng mộ, ngữ nghĩa, …
- Có thể hướng dẫn cho học sinh cách ghi nhớ yếu tố này bằng câu: Mình nên
nhớ là viết dấu ngã.
5.4. Đối với các từ phiên âm: Chỉ viết thanh hỏi không viết thanh ngã.
VD: Cay-xỏn, Phôm – vi – hản, mỏ - lết, hủ - lô, …
6. Tăng cường các bài tập ứng dụng ở các giờ phụ đạo:
Người thực hiện: Hồ Minh Tâm 7

Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, Chiến sĩ thi đua cơ sở năm học 2012-2013
Đối với học sinh lớp 5 là khối lớp có khả năng viết chính tả đã thuần thục, chủ
yếu là luyện tập thực hành viết theo kĩ năng nghe nói. Do vậy, các bài tập chính tả
rèn luyện kĩ năng viết đúng dấu thanh rất ít, giáo viên nên tìm hiểu và hệ thống hóa
chương trình chính tả, sử dụng các bài tập để khắc phục lỗi chính tả về dấu thanh ở
phần luyện tập phụ đạo. với các bài tập từ dễ đến khó như sau:
- Bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước những chữ viết đúng
chính tả.
a. Hướng dẩn
b. Hướng dẫn
c. Dãi lụa
d. Dải lụa

e. Ngổn ngang
g. Ngỗn ngang
- Bài tập lựa chọn: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm.
a. Bé đang uống …… ( sửa, sữa)
b. Học sinh …… ( ngã, ngả)
c. Buổi trưa, mọi người thường ngồi…… ( nghỉ, nghĩ) dưới gốc cây đa.
d. Đôi giầy này …… ( cũ, củ) quá.
- Bài tập điền khuyết: Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã thích hợp trên những chữ in
đậm trong câu đố sau:
Cánh gì cánh chăng biết bay
Chim hay sà xuống nơi đây kiếm mồi.
Đôi ngàn vạn giọt mồ hôi

Bát cơm trắng deo, đia xôi thơm bùi. ( là gì?)
- Bài tập tìm từ: Tìm từ có thanh hỏi, thanh ngã có ý nghĩa sau:
+ Đoạn đường nhỏ, hẹp trong thành phố …
+ Chỉ một hành động không thật thà…
+ Cây trồng để làm đẹp…
Người thực hiện: Hồ Minh Tâm 8
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, Chiến sĩ thi đua cơ sở năm học 2012-2013
+ Người làm nghề khám và chữa bệnh……
Sau mỗi bài tập tôi giúp học sinh đều chốt lại ghi nhớ.
D. Hiệu quả những sáng kiến kinh nghiệm, những đề tài nghiên cứu khoa
học và ứng dụng khoa học kỹ thuật xuất sắc, đem lại hiệu quả kinh tế và ý
nghĩa chính trị, xã hội nhất định đối với đơn vị, địa phương.

Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi có sự
tiến bộ vượt bậc về kĩ năng viết đúng dấu hỏi và dấu ngã. Điều này được minh
chứng bằng kết quả khảo sát chất lượng học giữa kỳ II như sau:
BẢNG THỐNG KÊ
TỔNG SỐ HS
SỐ HS THAM
GIA KHẢO SÁT
SỐ BÀI SAI DẤU HỎI VÀ DẤU NGÃ
22 22 2
- Các em học sinh trong lớp đều rất thích học chính tả và thích được gọi viết
những từ có tính chất so sánh, không khí những tiết chính tả rất sôi nổi đặc biệt là
phần so sánh.

- Các em được phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo, hứng thú trong các giờ
học, được tự tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Từ đó bồi
dưỡng cho các em trí thông minh.
- Chất lượng đọc, viết của lớp được nâng lên rất nhiều. Hiện tại, hiện tượng đọc
sai viết sai tiếng có thanh hỏi, thanh ngã giảm đi rõ rệt. Học sinh viết đúng, đọc
đúng nhiều trong các bài chính tả, các em thường đạt điểm 9 – 10. Ngay cả những
em Bích Thuyền, Mộng Huỳnh, Ngọc Chăm, Hoàng An, viết sai nhiều nhưng nhờ có
phương pháp và được các bạn giúp đỡ nên các em có tiến bộ, phân biệt thanh hỏi,
thanh ngã khá hơn rất nhiều.
*Về phía giáo viên :
Người thực hiện: Hồ Minh Tâm 9
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, Chiến sĩ thi đua cơ sở năm học 2012-2013

Khi thực hiện đề tài này đã giúp tôi giảng dạy tốt hơn, tự tin hơn và đạt hiệu quả
cao hơn. Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy – học
của giáo viên và học sinh.
Có được kết quả như trên, bên cạnh sự nỗ lực của giáo viên, ý thức vươn lên
trong học tập của học sinh, còn có sự chỉ đạo đúng hướng, nhiệt tình, sát sao của
Ban giám hiệu nhà trường, của lãnh đạo các cấp. Chính vì vậy mà giờ học chính tả
không phải là giờ dạy khó, giúp các em phấn khởi, tích cực, tự tin trong học tập,
giúp chất lượng chính tả được nâng cao, làm nền tảng cho khả năng giao tiếp mạch
lạc, trưyền cảm của các em sau này.
Để giúp học sinh viết đúng, tôi không chỉ rèn kỹ năng phân biệt các dấu thanh
cho các em trong giờ chính tả mà còn chú ý rèn đọc trong các giờ học khác, như
giờ : Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện…

Qua tìm tòi, nghiên cứu và vận dụng một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả về
thanh ngã, thanh hỏi cho học sinh đã nêu trên, tôi thấy chất lượng chính tả của các
em ngày càng được nâng cao. Dạy cho học sinh viết đúng, tốt, người giáo viên sẽ
tiếp thêm một phương tiện để các em khám phá ra cái hay, cái đẹp của văn chương
và cuộc sống.
Qua kết quả khảo sát trên và qua thực tế lớp, tôi nhận thấy trong các giờ chính tả
học sinh rất say mê học tập làm cho không khí lớp trở nên sôi nổi, kĩ năng đọc đúng,
viết và phân biệt của học sinh được nâng lên rõ rệt. Có nhiều em đầu năm học tốc độ
viết còn rất chậm, chưa đúng, sai nhiều nhưng đến gần cuối năm đã viết tốt hơn
nhiều, viết đúng và biết phân biệt tốt hơn.
E. Mức độ ảnh hưởng, phạm vi áp dụng sáng kiến, áp dụng công nghệ mới
hoặc giải pháp công tác đạt hiệu quả.

Đối với đề tài này, qua nghiên cứu và thực nghiệm trên học sinh lớp 5 mà tôi
đang chủ nhiệm đã đem lại những kết quả rất khả quan. Vì vậy, tôi cho rằng việc
khắc phục lỗi chính tả về thanh hỏi, thanh ngã không chỉ dùng riêng biệt cho học
Người thực hiện: Hồ Minh Tâm 10
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, Chiến sĩ thi đua cơ sở năm học 2012-2013
sinh ở khối lớp 5 mà nó còn có thể dành cho tất cả học sinh từ lớp 2 đến lớp 5. Vì
qua thực tế cho thấy, đa số học sinh các lớp đều đọc và viết sai về thanh hỏi, thanh
ngã thể hiện qua các tiết dự giờ, thao giảng, hội giảng rút kinh nghiệm từ các bạn
đồng nghiệp. Do vậy việc khắc phục lỗi chính tả về thanh hỏi, thanh ngã cần được
áp dụng với qui mô rộng từ khối lớp 2 đến khối lớp 5 ở đơn vị tôi. Vì áp dụng như
thế sẽ giúp học sinh sau khi học xong bậc tiểu học các em đã được trang bị cho bản
thân mình vốn kiến thức, kĩ năng cơ bản về đọc, viết đúng chính tả đặc biệt là về

thanh hỏi, thanh ngã.
- Và không chỉ áp dụng vào tiết chính tả mà áp dụng rộng rải ở các môn, khi
phát hiện học sinh sai giáo viên phải sửa sai và chỉ dẫn phù hợp.
- Còn về phía giáo viên thì việc áp dụng đề tài này cũng rất dễ dàng và thuận
lợi. Vì các giải pháp đặt ra ở đề tài này rất đơn giản và gần gũi. Nó diễn ra suốt quá
trình dạy học của giáo viên.
Trên đây là báo cáo sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tôi. Kính mong hội đồng
thi đua khen thưởng các cấp xem xét và công nhận danh hiệu thi đua cho tôi năm
học 2012 – 2013.
Mỹ Phước, ngày 20 tháng 04 năm 2013
Người báo cáo sáng kiến
Hồ Minh Tâm

Thủ trưởng đơn vị Xác nhận lãnh đạo PGD&ĐT
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Người thực hiện: Hồ Minh Tâm 11
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, Chiến sĩ thi đua cơ sở năm học 2012-2013
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
Hội đồng khoa học (hoặc hội đồng sáng kiến).
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Xác nhận UBND huyện Mỹ Tú
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Người thực hiện: Hồ Minh Tâm 12
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, Chiến sĩ thi đua cơ sở năm học 2012-2013
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Người thực hiện: Hồ Minh Tâm 13

Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, Chiến sĩ thi đua cơ sở năm học 2012-2013
Người thực hiện: Hồ Minh Tâm 14

×