SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên sáng kiến: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 5”
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hiền
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Tân, huyện Phú Tân
I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN:
Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức
của cộng đồng các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Trong đó phân môn Chính tả
có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc dạy và học Tiếng Việt. Phân môn Chính tả
giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là
năng lực thói quen viết đúng Tiếng Việt văn hoá, Tiếng Việt chuẩn mực. Phân môn
Chính tả còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như: Tính cẩn thận, kiên trì, óc
thẩm mĩ, bồi dưỡng cho các em lòng yêu Tiếng Việt và chữ viết Tiếng Việt. Chính
vì vậy phân môn Chính tả chiếm vị trí rất quan trọng đối với học sinh tiểu học vì
giai đoạn tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành chính tả cho
học sinh. Vì thế mà phân môn Chính tả được bố trí thành một phân môn độc lập.
Học tốt phân môn Chính tả giúp học sinh hiểu đúng nghĩa Tiếng Việt và học
tốt các phân môn khác như: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn Tạo tiền đề
học tốt cho các môn học khác. Chính vì điều đó mà trong nhiều năm qua khi giảng
Trang
1
dạy tôi luôn tìm hiểu những lỗi mà học sinh thường mắc phải khi viết chính tả từ
đó tôi tìm mọi cách để khắc phục cho học sinh những lỗi sai đó.
Thực tế dạy chính tả ở trường tiểu học không phải ở lớp 1, lớp 2 các em viết
sai mà cả ở lớp 5 học sinh cũng mắc lỗi chính tả rất nhiều, nguyên nhân chủ yếu là
giáo viên chưa quan tâm nhiều đến phân môn Chính tả, ít tập trung uốn nắn sửa sai
kịp thời cho học sinh.
Một số giáo viên chưa chú trọng đến việc dạy học phân môn Chính tả với dạy
học các môn học khác.
Một số giáo viên chưa nắm vững quy tắc chính tả, phát âm chưa chuẩn, do
ảnh hưởng bởi ngôn ngữ địa phương, chưa có sự đầu tư nhiều vào tiết dạy, chữ
viết chưa đẹp cũng ảnh hưởng đến chữ viết của học sinh…
Về phía học sinh: Trình độ không đồng đều trong một lớp học.
Học sinh chưa thực sự chú ý đến việc rèn luyện chữ viết.
Học sinh đọc bài chưa đúng tốc độ, phát âm chưa chính xác .
Một số học sinh viết bài còn chậm lại chưa nắm vững quy tắc chính tả.
Đặc biệt là do phương ngữ Nam Bộ nên các em khó phân biệt được các tiếng
có thanh hỏi, thanh ngã, âm đầu tr/ch, s/x, d/gi; âm cuối an/ang, n/ng, ac/at; âc/ât;
âm chính ai/ay/ây
Với những khó khăn trên nhằm hỗ trợ một phần nào đó làm giảm bớt lỗi cho
học sinh khi viết chính tả, đồng thời để nâng cao chất lượng phân môn Chính tả
trong trường tiểu học cũng như mong muốn học sinh phát huy được kỹ năng viết
đúng, viết đẹp chính tả nhằm phát huy được tính sáng tạo của học sinh vì thế tôi đã
Trang
2
mạnh dạn áp dụng '' Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp
5''
II. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
Sáng kiến này được áp dụng tại lớp 5A và tổ 5 trường tiểu học Phú Tân huyện
Phú Tân, tỉnh Cà Mau và bước đầu đạt được hiệu quả đáng khích lệ.
III. MÔ TẢ SÁNG KIẾN:
Xuất phát từ những khó khăn trên,với mong muốn giúp các em có kỹ năng
viết đúng, viết đẹp và đảm bảo tốc độ quy định, bản thân tôi đã áp dụng một số
biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi chính tả như sau:
Biện pháp 1. Phân loại đối tượng học sinh:
Bước vào đầu năm học từ những bài chính tả đầu tiên bài “ Thư gửi các học
sinh” tôi chấm bài cho cả lớp để nắm tình hình chung rồi từ bài thứ hai, thứ ba tôi
tiến hành nghiên cứu và phân loại học sinh, phân biệt ưu, khuyết điểm và những lỗi
phố biến của từng em. Bên cạnh những học sinh viết đúng, viết đẹp thì cũng còn
một số em viết xấu, viết sai. Cụ thể các lỗi mà học sinh lớp tôi thường mắc là các
tiếng có âm đầu tr/ch, s/x, d/gi; âm cuối an/ang, c/t, n/ng, ac/at, ât/âc âm chính
ai/ay/ây và các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã…Từ đó tôi có kế hoạch bồi dưỡng
những học sinh viết đúng, viết đẹp và đề ra biện pháp giúp đỡ những học sinh viết
sai, viết xấu, viết chưa đúng tốc độ.
Với những học sinh viết đẹp tôi hướng dẫn các em về nhà luyện viết thêm vào
cuốn vở luyện viết ở nhà sau đó lên lớp giáo viên chấm điểm, sữa sai cho các em
còn với nhóm học sinh viết sai tôi giành thời gian hợp lí sửa sai cho các em vào 15
Trang
3
phút đầu giờ, những tiết ôn luyện buổi chiều, sửa sai thường xuyên, liên tục. Ngoài
ra tôi còn dặn học sinh chuẩn bị tốt bài chính tả cho tuần sau.
Ví dụ: Trước khi viết bài chính tả tôi thường dặn học sinh về nhà đọc bài
trước từ 3 đến 4 lần và tìm từ khó trong bài rồi dùng viết chì gạch chân dưới mỗi từ
khó sau đó tập phát âm rồi viết từ khó đó vào vở nháp từ 4 đến 5 lần. Làm như vậy
nhằm giúp học sinh đọc hiểu được nội dung bài chính tả, rèn luyện chữ viết và
giúp học sinh viết nhanh hơn, viết đúng hơn. Đến khi chấm bài tôi thường xuyên
chấm bài cho học sinh nhất là với những học sinh hay viết sai tôi lại yêu cầu các
em về nhà luyện viết lại các từ sai đó vào vở nháp, vở luyện viết ở nhà sau đó
giành thời gian sửa cho học sinh vào 15 phút đầu giờ, các tiết ôn luyện, sửa ở tất cả
các môn học nếu các em viết sai, đặc biệt phải sửa sai liên tục nhiều lần cho các
em.
Biện pháp 2. Lập sơ đồ lớp học:
Sau khi phân loại đối tượng học sinh tôi biết trong lớp em nào viết đẹp, em
nào viết xấu, viết sai lỗi chính tả và tôi tiến hành lập sơ đồ lớp học bằng cách cho
học sinh giỏi, học sinh viết đúng, viết đẹp ngồi cạnh em viết sai lỗi chính tả để
cùng phối hợp với giáo viên kèm cặp, giúp đỡ các em trong học tập nhất là trong
giờ chính tả.
Ví dụ: Khi học sinh về nhà đọc bài, tập viết các từ khó hôm sau lên lớp trước
khi vào học 15 phút đầu giờ tôi cho em học sinh giỏi ngồi cạnh bên kiểm tra lại các
từ khó mà các em đã tập viết ở nhà bằng cách cho các em viết từ khó đó vào bảng
con hoặc vở nháp để kiểm tra. Sau đó giáo viên kiểm tra lại lần cuối sự chuẩn bị
Trang
4
bài ở nhà của học sinh, cứ làm liên tục như vậy trong suốt quá trình dạy và tôi thấy
học sinh đã có rất nhiều tiến bộ nhất là trong viết chính tả.
Biện pháp 3. Luyện phát âm cho học sinh:
Để học sinh viết đúng chính tả ngoài việc phân loại đối tượng học sinh thì
giáo viên phải luôn chú ý luyện phát âm cho học sinh để các em phân biệt các
thanh, âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm. Bên cạnh việc
thống nhất cách đọc cho học sinh tôi còn kết hợp cho học sinh thực hành làm bài
tập rèn luyện kĩ năng viết chính tả để học sinh lĩnh hội và ghi nhớ ngay kiến thức
vừa học.
Ví dụ: Khi cho học sinh làm bài tập 3a SGK Tiếng việt 5 tập 1 trang 146.
Điền tiếng thích hợp có âm đầu tr hay ch vào mỗi ô trống trong mẫu chuyện “
Nhà phê bình và truyện của vua” .
Khi học sinh làm xong bài tập, giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại các từ vừa
điền và toàn bộ nội dung câu chuyện nhằm giúp học sinh phát âm đúng và khi phát
âm đúng thì các em sẽ viết đúng. Việc rèn phát âm không chỉ được thực hiện trong
tiết Tập đọc mà phải thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả trong các
phân môn như : Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Còn đối với những học
sinh nói ngọng, nói lắp giáo viên phát âm trước sau đó cho học sinh phát âm lại.
Vì vậy giáo viên phải phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp học sinh
viết đúng chính tả.
Biện pháp 4. Ghi nhớ quy tắc chính tả và mẹo luật chính tả cho học sinh:
Trang
5
Trong quá trình dạy tôi thường xuyên củng cố khắc sâu cho học sinh các mẹo
luật, quy tắc chính tả vì tư duy “máy móc”, trí nhớ “ máy móc” của các em còn
chiếm ưu thế nên rất thích hợp cho việc xây dựng các mẹo luật, quy tắc chính tả vì
nó vừa dễ nhớ lại vừa dễ áp dụng khi các em viết chính tả.Vì thế ngay từ bài chính
tả đầu tiên của chương trình lớp 5 bài “ Thư gửi các học sinh” tôi đã giúp học sinh
ghi nhớ một số quy tắc chính tả như:
* Quy tắc chính tả với c/k; g/gh; ng/ngh.
Đứng trước i, e, ê viết là k, đứng trước các âm còn lại viết là c.
Đứng trước i, e, ê viết là gh, đứng trước các âm còn lại ghi là g.
Đứng trước i, e, ê viết là ngh, đứng trước các âm còn lại viết là ng.
* Để phân biệt âm đầu s/x tôi cho học sinh làm bài tập 3 SGK Tiếng Việt 5 tập 1
(trang 117).
Nghĩa của các tiếng ở mỗi dòng dưới đây có điểm gì giống nhau?
Sóc, sói, sẻ, sáo, sam, sên, sò, sứa, sán.
Sả, si, sung, sen, sim, sắn, sấu, sậy, sồi.
Từ đó học sinh sẽ rút ra được điểm giống nhau của dòng thứ nhất là các tiếng
đều chỉ tên con vật còn dòng thứ hai các tiếng đều chỉ tên loài cây. Từ đó giáo viên
khắc sâu cho học sinh biết hầu hết các từ chỉ tên cây và chỉ tên con vật đều bắt đầu
bằng S.
* Phân biệt âm đầu tr/ch:
Để phân biệt tr/ch tôi lưu ý học sinh khi gặp một chữ bắt đầu bằng ch, nếu
thấy chữ đó mang dấu huyền, dấu ngã và dấu nặng thì đấy là từ Thuần Việt. Ngược
Trang
6
lại một chữ viết với tr nếu mang một trong ba dấu thanh nói trên thì chữ đó là từ
Hán Việt.
Ví dụ: Từ Hán Việt mang một trong ba dấu huyền, ngã, nặng thì phụ âm đầu
chỉ viết tr ( không viết ch) trà, tràng,trào, trầm, trì, triều, trình, trùng, trại, trạm,
trạng…
Trong từ Hán Việt, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm a thì hầu hết viết tr
( không viết ch) tra, trà, trá, trác, trách, trai, trại, trạm, trang, trạng…
Nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm o hoặc ơ thì hầu hết viết tr ( không viết ch)
tróc, trọc, trọng, trở, trợ…
Trong từ Hán Việt nếu sau phụ âm đầu là ư thì phần lớn viết tr: trừ, trữ, trứ,
trực, trưng, trừng, trước, trường, trượng….Viết ch chỉ có: chư, chức, chứng,
chương, chưởng, chướng.
Ngoài ra khi phân biệt tr/ch tôi còn cho học sinh kể tên một số đồ vật trong
gia đình như chăn, chiếu, chum, chén, chảo, chày, chai… Kể tên một số con vật
như: chuột , chó, chuồn chuồn, chồn, chào mào, chìa vôi…Sau đó cho học sinh rút
ra nhận xét đa số các từ chỉ đồ vật trong gia đình và tên con vật đều bắt đầu ch.
* Phân biêt d/r/gi:
Để phân biệt d/r/gi tôi lưu ý học sinh: Phụ âm r thường không xuất hiện trong
từ Hán Việt.
Các từ Hán Việt mang dấu ngã và dấu nặng đều viết d (dã man, dạ hội, đồng
dạng, diễn viên, hấp dẫn, dĩ nhiên, dũng cảm).
Trang
7
Các từ Hán Việt mang dấu sắc và hỏi đều viết gi (giả định, giải thích, giảng
giải, giá cả, giám sát, tam giác, biên giới, giả thiết).
Các từ Hán Việt có phụ âm đầu viết gi khi đứng sau nó là nguyên âm a, mang
dấu hyền và dấu ngang thì viết gi ( gia đình, giai cấp, giang sơn). (Ngoại lệ có: ca
dao, danh dự).
* Quy tắc chính tả đối với dấu thanh như thanh hỏi, thanh ngã:
Để viết đúng các tiếng có hai nhóm dấu thanh nói trên tôi thường lưu ý học
sinh ghi nhớ hai câu thơ:
Anh huyền mang nặng ngã đau
Anh ngang sắc thuốc hỏi đau chỗ nào.
Nghĩa là đa số các từ láy âm đầu, nếu yếu tố đứng trước mang thanh huyền,
nặng, ngã thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã, nếu yếu tố đứng trước mang
thanh ngang, sắc, hỏi thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi ( hoặc ngược lại).
Ví dụ: Luật trầm bổng:
* Bổng
Ngang + hỏi: Mơn mởn, năn nỉ, mong mỏi, nông nổi…
Sắc + hỏi: Sắc sảo, trắng trẻo, nhắc nhở, nóng nảy…
Hỏi + hỏi: Lảo đảo, mủm mỉm, lủng lẳng…
* Trầm
Huyền + ngã: Tầm tã, tròn trĩnh, xoàng xĩnh…
Nặng + ngã: Đẹp đẽ, mạnh mẽ, lạnh lẽo…
Trang
8
Ngã + ngã: Lõng bõng, nhõng nhẽo, lõm bõm…
Biện pháp 5. Cách đọc bài của giáo viên:
Khi đọc chính tả cho học sinh viết tôi luôn chú ý phát âm đúng, rõ ràng, tốc
độ đọc phù hợp không quá nhanh cũng không quá chậm, nếu đọc quá nhanh học
sinh sẽ không viết kịp mà nếu đọc chậm thì không kịp thời gian cho tiết học. Vì thế
trước khi lên lớp tôi thường đọc trước bài chính tả và ngắt cụm từ cho phù hợp để
không lúng túng khi đọc bài cho học sinh viết, nếu đọc câu văn quá dài học sinh sẽ
không viết được mà nếu có viết kịp thì cũng sai lỗi chính tả. Do đó khi đọc bài cho
học sinh viết tôi thường quan tâm nhiều đến đối tượng học sinh viết sai chính tả,
lúc này tôi đến đến gần các em đọc lại cho các em viết nhưng phải thật nhỏ nhẹ
tránh làm ảnh hưởng đến cả lớp.
Biện pháp 6. Sử dụng biện pháp giải nghĩa từ kết hợp với phân tích cấu tạo
tiếng:
Để giúp học sinh viết đúng chính tả ngoài những biện pháp trên thì việc giải
nghĩa từ cũng là việc làm cần thiết trong tiết chính tả, khi mà học sinh không thể
phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng. Có nhiều cách để
giải nghĩa từ cho học sinh có thể cho học sinh đọc chú giải ,đặt câu, tìm từ đồng
nghĩa, từ trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô hình, tranh
ảnh Khi học sinh đã hiểu nghĩa của từ thì các em sẽ viết đúng. Nếu khi giải nghĩa
từ mà học sinh vẫn còn viết sai thì lúc này tôi kết hợp với phân tích cấu tạo tiếng,
so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh
ghi nhớ và lưu ý khi viết chính tả.
Trang
9
Ví dụ: Khi dạy bài chính tả “ Buôn Chư Lênh đón cô giáo” SGK Tiếng việt 5
tập 1 trang 145.
Khi viết tiếng “ buôn” học sinh sẽ dễ lẫn lộn với tiếng “ buông”, lúc này
tôi cho học sinh giải nghĩa từ nếu thấy các em chưa hiểu tôi lại yêu cầu học sinh
phân tích cấu tạo tiếng.
Buôn: B + uôn + thanh ngang.
Buông: B + uông + thanh ngang.
Từ đó học sinh nhận thấy sự khác nhau giữa hai tiếng: Tiếng “ buôn” có
âm cuối “ n ”, tiếng “buông ” có âm cuối “ ng”. Học sinh ghi nhớ điều này, khi
viết các em sẽ không viết sai.
Biện pháp 7. Làm tốt bài tập lựa chọn theo phương ngữ:
Trong môn Tiếng việt nói chung phân môn chính tả nói riêng việc xây dựng
cho học sinh một số bài tập phù hợp với phương ngữ, với môn học là điều rất cần
thiết. Bởi lẽ nếu xây dựng được các bài tập phù hợp thì mới giúp học sinh khắc
phục tốt lỗi chính tả. Trong các bài tập chính tả sẽ có bài tập lựa chọn cho vùng
miền giáo viên nên chú ý chọn những bài tập mà học sinh mình dễ mắc lỗi để
hướng dẫn học sinh làm bài.
Ví dụ : Khi dạy bài chính tả “ Chuỗi ngọc lam” SGK Tiếng việt 5 tập 1
trang 136, tôi sẽ lựa chọn Bài tập 2a: Tìm những từ ngữ chứa các tiếng trong bảng
sau:
Trang
10
Hay khi dạy bài chính tả “Mùa thảo quả” SGK Tiếng việt 5 tập 1 trang 114.
Tôi sẽ chọn cho học sinh làm bài tập 2b: Tìm các từ ngữ chứa tiếng ghi ở cột dọc
trong bảng sau:
bát mắt tất mứt
bác mắc tấc mức
Biện pháp 8. Tạo hứng thú học tập cho học sinh:
Trong giờ học chính tả, để học sinh hứng thú hơn trong học tập thì khi học
sinh phát biểu đúng, viết đúng, làm bài tập đúng giáo viên cần động viên, khuyến
khích khen thưởng kịp thời, bởi các em rất thích được khen, khi được khen các em
sẽ càng hứng thú hơn trong học tập. Bên cạnh đó phần luyện tập trong tiết chính tả
cũng rất quan trọng, để học sinh làm tốt phần luyện tập tôi thường xuyên thay đổi
hình thức tổ chức hoạt động trong một tiết học tùy theo nội dung bài tập, tôi có thể
cho học sinh làm việc cá nhân, theo cặp nhóm ( tổ) để tránh sự nhàm chán cho học
sinh khi học phân môn Chính tả.
Ví dụ: Khi dạy bài chính tả “ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà” SGK Tiếng
việt 5 tập 1 trang 86. Tôi lại tiếp tục lựa chọn bài tập phân biệt âm cuối n / ng bài 2
b: Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm cuối n hay
ng. Hãy tìm những từ ngữ có các tiếng đó.
man vần buôn vươn
mang vầng buông vương
Trang
tranh trưng trúng trèo
chanh chưng chúng chèo
11
Với bài tập này tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức. Trước tiên tôi
yêu cầu học sinh đọc đề bài rồi tìm hiểu yêu cầu của bài tập. Tôi chia lớp thành
bốn đội mỗi đội cử 4 bạn cùng tham gia chơi sau đó tôi phổ biến luật chơi và cho
học sinh cùng tham gia chơi sau thời gian 4 phút giáo viên cùng học sinh nhận xét
bình chọn đội làm nhanh, làm đúng. Cuối cùng tôi cho học sinh phân biệt sự khác
nhau giữa các tiếng vừa tìm, từ đó học sinh sẽ ghi nhớ và viết cẩn thận hơn khi gặp
các tiếng có âm cuối n / ng.
Biện pháp 9. Phối hợp giữa gia đình và nhà trường:
Công việc phối hợp giữa gia đình – nhà trường là điều kiện cần thiết giúp giáo
viên dạy tốt hơn phân môn chính tả. Giáo viên thông tin về số liệu, tình hình học
tập và những lỗi mà học sinh thường gặp để phụ huynh cùng phối hợp uốn nắn sửa
chữa cho các em. Sau từng thời điểm giáo viên kiểm tra sự tiến bộ của các em để
báo cáo kết quả đó cho phụ huynh để phụ huynh thấy được việc kết hợp giữa gia
đình – nhà trường là điều cần thiết giúp các em học tốt hơn không chỉ ở phân môn
Chính tả mà cả các môn học khác.
Biện pháp 10. Kết hợp giữa các môn học khác:
Việc kết hợp giữa các môn học khác có vai trò quan trọng trong việc rèn kỹ
năng viết chính tả cho học sinh, các môn sẽ hỗ trợ bổ sung những phần còn hạn
chế thiếu sót cho nhau. Ví dụ Tập đọc giúp khả năng phát âm cho học sinh, khả
năng nghe giọng đọc của giáo viên hay của bạn bè giúp học sinh hình thành kỹ
năng viết thông qua nhận diện chữ và âm. Cụ thể hơn là tạo mối liên hệ giữa âm và
chữ điều đó giúp học sinh có kỹ năng viết đẹp viết đúng và viết nhanh hơn. Tập
Trang
12
làm văn giúp học sinh rèn kỹ năng viết và viết đúng chính tả. Luyện từ và câu giúp
các em hiểu đúng nghĩa của từ nếu hiểu đúng nghĩa của từ thì học sinh sẽ viết
đúng. Bên cạnh đó giáo viên cũng phải thường xuyên chấm bài cho học sinh để từ
đó phát hiện lỗi mà các em thường sai để kịp thời sửa chữa.
IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng các biện pháp nêu trên vào giảng
dạy lớp do tôi phụ đã có những chuyển biến rõ rệt. Chất lượng học tập của học
sinh được nâng cao dần qua từng thời điểm, đến cuối thời điểm giữa học kì II đa
số các em đều viết đúng, viết nhanh, viết đẹp và trình bày bài viết rõ ràng, sạch
đẹp không còn sai lỗi chính tả. Đặc biệt là các em đã nắm được quy tắc chính tả và
biết vận dụng quy tắc đó vào thực tiễn. Qua đó mở rộng vốn hiểu biết về cuộc
sống. con người góp phần hình thành nhân cách con người mới, cụ thể kết quả đạt
được qua từng thời điểm như sau:
Lớp 5A Điểm 9 -10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5
TSHS: 35 SL TL SL TL SL TL SL TL
Đầu năm 7 20 11 31,43 9 25,71 8 22,86
GHKI 12 34,28 11 31,43 7 20 5 14,29
CHKI 16 45,72 15 42,86 4 11,42 0
GHKII 19 54.28 14 40 2 5.72
V. ĐÁNH GIÁ VỀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN:
Đề tài “ Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 5”
được Hội đồng giáo dục Trường Tiểu học Phú Tân ủng hộ và nhất trí cao. Bởi đề
Trang
13
tài phù hợp với tình hình thực tế trong giảng dạy phân môn Chính tả hiện nay.
Chính vì vậy mà ngay sau khi đề tài được triển khai đã được đội ngũ thầy( cô) giáo
nhiệt tình hưởng ứng và âp dụng vào giảng dạy phân môn Chính tả trong nhà
trường bước đầu đạt hiệu quả đáng khích lệ.
VI. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
* Với giáo viên:
Người giáo viên phải có tấm lòng yêu thương học sinh, phải quan tâm, gần
gũi, có lòng vị tha bao dung, công bằng với các em. Chú trọng đến gợi nhu cầu
nhận thức cho học sinh trong quá trình dạy học. Động viên và tạo niềm tin cho học
sinh học yếu phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện.
Phải luôn đổi mới hình thức tổ chức hoạt động, cải tiến phương pháp luyện
viết chính tả cho học sinh và kết hợp tốt giữa dạy chính tả với các phân môn trong
môn Tiếng Việt và các môn học khác.
* Với lãnh đạo:
. Cần tăng cường đồ dùng, thiết bị để phục vụ giảng dạy phân môn Chính tả
cho đầy đủ hơn.
Cần cung cấp tài liệu tham khảo về nội dung và phương pháp dạy học Chính
tả cho giáo viên.
Trên đây là một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 5. Chắc
chắn không tránh khỏi những hạn chế rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
quý thầy cô để tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang
14
Xác nhận của Phú Tân, ngày 22 tháng 04 năm 2013
thủ trưởng đơn vị Người viết sáng kiến
Nguyễn Thị Thu Hiền
Trang
15