Tên đề tài :
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ÁP DỤNG KHI DẠY
LẬP CÁC BẢNG NHÂN VÀ HỌC THUỘC BẢNG
NHÂN
ĐÃ LẬP ĐƯỢC Ở LỚP 3
1
A . PHẦN MỞ ĐẦU
I./ Lý do cấp thiết của đề tài :
Môn tốn học là một môn học rất quan trọng đối với học sinh tiểu học .
Môn học này đã cung cấp kỹ năng tính tốn rất cơ sở và thiết thực thông
qua việc giải tốn , học sinh sẽ có điều kiện để phát triển trí tuệ . Việc
nghiên cứu đưa ra các giải pháp; giái pháp rèn kỹ năng vận dụng bảng
nhân vào việc tính tốn và giải tốn là việc rất cần thiết . Yêu cầu học sinh
tính đúng kết quả, hiểu nhiều và nắm chắc chắn các bảng nhân đã học ở
lớp 2và 3 để vận dụng vào việc học tốn và yêu cầu học sinh phải học
thuộc các bảng nhân, chia trong phạm vi 100. Đây có thể coi là giai đoạn
học tập cơ bản vì giai đoạn này học sinh được chuẩn bị kiến thức kỹ năng
cơ bản nhất được chuẩn bị về phương pháp tự học tốn dựa vào các hoạt
động học tập tích cực chủ động sáng tạo và góp phần không nhỏ vào việc
học tốt môn tốn sau này.
II./ Mục đích nghiên cứu :
Nghiên cứu để đạt các yêu cầu trên về kiến thức, kỹ năng tính tốn và
vận dụng vào giải tốn có phép nhân, chia. Muốn dạy và học tốt các kiến
thức tốn học các em phải có khả năng tính nhẫm. Tính viết về bốn phép
tính với các số tự nhiên Để giải quyết rõ ràng chính xác đòi hỏi phải
giúp các em nắm kiến thức ngay từ ban đầu việc lập bảng nhân và học
thuộc bảng nhân đã học ở lớp 2 . Từ đó hình thành cho các em khắc sâu
2
về bảng nhân , chia đã lập được để áp dụng vào những bậc học cao hơn và
vận dụng vào thực tiển.
III./ Đối tượng nghiên cứu:
Tìm hiểu qua học sinh lớp lớp 3A trường tiểu học ….
Một số biện pháp áp dụng khi dạy lập bảng nhân và học thuộc bảng
nhân đã lập được ở lớp 3.
IV./ Khách thể và phạm vi nghiên cứu:
1./ Khách thể :
Đối với học sinh lớp lớp 3A
4
trường tiểu học ………
2./Phạm vi nghiên cứu:
Một số biện pháp áp dụng khi lập bảng nhân và học thuộc bảng nhân
đã lập được ở lớp 3.
V./ Các phương pháp nghiên cứu:
1./ Phương pháp lý thuyết:
Phương pháp phân tích, tổng hợp sách báo và tài liệu.
2./ Phương pháp thực tiển:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra thăm dò.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 Cơ sở lý luận :
Môn tốn góp phần xây dựng một số phẩm chất , tính cách của người
lao động như : tính cẩn thận, chính xác, kiên nhẫn, vượt khó, trung thực.
Có thói quen làm việc có kế hoạch , yêu lao động hay tìm tòi Làm cho
3
học sinh nắm được phương pháp học tập tốt, phát triển hứng thú về năng
lực phẩm chất trí tuệ của học sinh .
Theo phương pháp dạy học tốn ở tiểu học thì hạt nhân của tốn là số
học . Sự sắp xếp nội dung trong mối quan hệ gắn bó hỗ trợ nhau với hạt
nhân, số học không thể làm mất đi hoặc mờ nhạt đi nét đặc trưng của từng
nội dung. Vì vậy , học các yếu tố số học , vừa giúp cho việc chuẩn bị tốt
các nội dung có liên quan ở trung học. Vừa phục vụ cho việc dạy học .
Nội dung đó là bước đầu thực hiện quan điểm tích hợp trong nội dung
môn tốn ở tiểu học . Các kiến thức kỹ năng chủ yếu bằng thực hành luyện
tập , ôn tập củng cố thường xuyên và phát triển vận dụng trong học tập
trong đời sống. Ở lớp 3 ngồi việc yêu càu về kiến thức kỹ năng học sinh
phải nắm được tên gọi và kết quả của từng phép nhân đã lập được trong
bảng nhân. Bên cạnh đó tốn học cũng có khả năng to lớn trong giáo dục
học sinh về nhiều mặt : phát triển tư duy lô gíc , bồi dưỡng phát triển
những năng lực trí tuệ , nó còn giúp học sinh phương pháp suy nghĩ làm
việc, góp phần giáo dục những phẩm chất , đức tính tốt đẹp của người lao
động và có một hệ thống kiến thức cơ bản cùng những phương thức rất
cần thiết cho đời sống lao động và sinh hoạt . Kỹ năng tốn học là những
công cụ cần thiết để học các môn khác và ứng dụng trong thực tiển.
Chương II : Thực trạng vấn đề :
Lớp 3A nằm ở điểm lẻ trực thuộc trường tiểu học … trong vùng
nông thôn sâu đa số các em là con em của gia đình nghèo việc học tập
của các em còn chậm phát triển . Mặc dù được “ thừa kế ” các bảng
cộng trừ, nhân chia ở lớp 1 và 2. Song ở lớp 3 các em sẽ được học các
bảng nhân , chia lớn hơn ( bảng nhân chia từ 6 đến 10 )nên mức độ
kiến thức của phần bảng nhân chia được nâng cao, các em được tìm hiểu
các bài tập ứng dụng khó hơn.
4
Cho nên sau những tháng đã được ban giám hiệu phân công giảng
dạy trực tiếp lớp 3 . Nhiều lần dự giờ rút kinh nghiệm . Chấm bài khảo sát
bảng nhân bản thân tôi thấy việc giúp học sinh tự lập bảng nhân và học
thuộc bảng nhân đã lập được ở lớp 3A . Thầy và trò còn gặp một số khó
khăn như sau :
+ Đối với giáo viên :
Còn gặp khó về việc rèn luyện từng thao tác trong việc lập bảng
nhân và học thuộc bảng nhân . Có khi chỉ ghi bảng nhân lên bảng hướng
dẫn học sinh theo các tài liệu hướng dẫn có sẵn . Một số bài tập có liên
quan đến bảng nhân giáo viên ghi bảng cho học sinh tự dựa vào bảng để
làm tính. Chưa thiết kế phương pháp phù hợp với tình hình thực tế của
học sinh .
Ví dụ như : khi dạy lập bảng nhân 5 giáo viên chưa liên hệ đến 1 x
5,2 x 5,3 x 5,4 x 5 . Chỉ dựa vào bảng cửu chương mà thực hiện , dẫn đến
học sinh chưa khắc sâu được cách lập và học thuộc lòng bảng nhân. Bên
cạnh còn một số giáo viên ở khối 2, 3 chưa quan tâm đúng mức đến yêu
cầu học sinh phải thuộc lòng bảng nhân đã lập . Chưa có biện pháp cụ thể
và tính trực quan trong việc hướng dẩn học sinh lập bảng nhân .
+ Đối với học sinh :
Đa số học một cách thụ động chủ yếu chỉ nghe giảng , ghi nhớ và
làm theo mẫu . Không hình thành được sự sáng tạo và phát huy động não .
Không xác định cần phải làm gì ? áp dụng cái gì ? mà chỉ nhìn vào bài tốn
cứ thấy kết qủa có trong bảng cữu chương là ghi ra liền . Cho nên khi
khảo sát các bảng nhân đã học , không cho các em nhìn bảng cữu chương
các em thực hiện không được .Qua việc khảo sát tôi đã nắm được trình độ
của các em như sau :
Học sinh làm bài 15 em trong đó :
Giỏi :/ , Khá: 4 , TB :7 , Yếu: 4
5
Đặc biệt vẫn còn nhiều học sinh tuy đã học lớp 3 nhưng vẫn chưa
thực hiện được kĩ thuật tính tốn trong phép nhân , chia trong bảng nhân 2 .
Khi chưa áp dụng cải tiến các em làm bài một cách máy móc nên
chấp nhận với kết quả sai . Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ gây một tác
hại lớn trong dạy và học sau này .Vì Vậy, việc dạy bảng nhân chia ở lớp 3
là hết sức quan trọng ,nó giúp cho việc học tốn dể dàng nếu các em học
tốt các bảng này , song nếu không hiểu bảng chất , không thuộc các bảng
đó , thì việc học tốn của các em sẽ rất khó khăn . Khi dạy các bảng nhân ở
lớp 3 để giúp cho việc hình thành bảng được tốt và việc hình thành các
bảng nhân theo cách tư duy , tránh học vẹt . Tôi xin nêu một số biện pháp
để việc dạy , học bảng nhân ( từ 6 đến 10 ) ở lớp 3 được tốt hơn .
Chương III : Giải pháp đề ra áp dụng vào thực tế tạo ra hiệu quả:
Học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp 1,2,3 tư duy luôn luôn gắn
liền với cái gì đó mang tính cụ thể hơn là khái quát. Lập và học thuộc
bảng nhân cần có những thao tác thật cụ thể. Tuy có mất thời gian nhưng
chắc chắn chúng ta sẽ hình thành được cho các em thói quen cẩn thận và
một con đường phát triển tư duy một cách chắc chắn . Con đường đó có
thể xem như một qui trình có các bước đi một cách hệ thống thứ tự như
sau :
- Dạy lập các bảng nhân ở lớp 3.
- Dạy học thuộc các bảng nhân đã lập được .
1./ Dạy lập các bảng nhân ở lớp 3.
a./ Như chúng ta đã biết các bảng nhân từ 2 đến 5 đã được học ở lớp
2 cho nên theo tôi khi dạy lập các bảng nhân ở lớp 3 ta dựa trên phần đã
có của các bảng nhân trước đó để lập các phép tính mà đã có trong các
bảng khác.
Ví dụ : Khi học bảng nhân 6 ta sẽ cho học sinh nêu lại trong phần bài
cũ. Các bảng nhân đã học ở lớp 2 ( các bảng nhân từ 2 đến 5 ) và cho 1
6
học sinh nêu lại kết quả của các phép tính : 2 x 6; 3 x 6; 4 x 6; 5 x 6; 1
x 6.
Sau đó , giáo viên dựa vào kết quả của các phép tính này sẽ lập được
các phép tính ( bằng cách đổi chỗ các thừa số trong phép nhân ) : 2 x 6 ,
3 x 6 , 4 x 6 , 5 x 6 , 1 x 6
6 x 2 , 6 x 3 , 6 x 4 , 6 x 5 , 6 x 1
Trong bảng nhân 6 dễ dàng , nhanh chóng hơn . Đối với những phép
tính còn lại thì giáo viên cho học sinh tự lập dựa trên các phép tính vừa
lập được cùng kết quả đếm thêm 6 đơn vị cho các phép tính kế tiếp .
Ví dụ 2 : Khi dạy bảng nhân 9 ta sẽ cho học sinh làm ở phần bài cũ là
nêu kết quả các phép tính : 2 x 9 , 3 x 9 , 4 x 9 , 5 x 9 , 6 x 9, 7 x 9 ,
8 x 9 , 1 x 9 . Sau đó dựa vào các cách đổi chỗ các thừa số trong phép
nhân , giáo viên và học sinh dựa vào kết quả các phép tính này để lập
được các phép tính : 9 x1 , 9 x 2 , 9 x 3 , 9 x4 , 9 x 5 , 9 x 6 , 9 x 7 , 9 x 8 .
Sau đó chỉ còn lại 2 phép tính phải lập là 9 x 9 và 9 x 10 cho nên , việc
lập bảng nhân 9 được nhanh chóng , học sinh tự tìm hiểu và hứng thú hơn
với việc học của mình .
Tuy nhiên có một số giáo viên khi dạy các bảng nhân ở lớp 3 vẫn
cho học sinh lập lại các phép tính nhân với 1 ( từ đầu bảng ) 2 , 3 , 4 , 5
dựa trên các tấm bìa có các chấm tròn tương ứng ( bộ đồ dùng dạy học ) .
Cách làm này mặc dù giáo viên đã cho học sinh thực hành để từ đó tìm ra
kết quả , song như thế thì không những chưa tận dụng được kiến thức đã
có của các em mà mặt khác còn tốn thời gian và hạn chế sự tư duy của
các em bởi các em chỉ đếm trên bộ đồ dùng.
Nhưng không phải là ta không dùng đến đồ dùng mà theo tôi , trong
quá trình lập bảng , giáo viên có thể cho học sinh kiểm tra kết quả của các
phép tính vừa lập bằng tấm bìa có các chấm tròn.
7
b./ Trong quá trình lập bảng, ngồi việc dựa trên các phép tính đã có
thì vấn đề tiếp theo là không nhất thiết phải cả lớp cùng lập một phép tính
cùng một lúc mà theo tôi thì giáo viên cần chia ra các nhóm , mỗi nhóm
thực hiện lập các phép tính .
Ví dụ : Khi lập bảng nhân 9.
Tổ 1 : 9 x 3; 9 x 4
Tổ 2 : 9 x 5; 9 x 6
Tổ 3 : 9 x 7; 9 x 8
Sau một thời gian làm bài nhất định , giáo viên tổ chức cho các nhóm
nêu kết quả làm việc của nhóm mình , các nhóm khác cũng kiểm tra ,
nhận xét . Như thế các nhóm, từng học sinh đều tích cực làm việc để hồn
thành nhiệm vụ được giao.
Đối với các bảng nhân phần ứng dụng của các bảng nhân đã học chỉ
chiếm phần không nhiều ( như bảng nhân 6,7. ) thì giáo viên chỉ cần chia
cho mỗi nhóm lập một phép tính .
Những phép tính mới ( chưa có bảng nhân trước ) thì giáo viên cho
các nhóm tự lập và phải giải thích được tại sao lại có kết quả như thế ?
( có thể cho học sinh dựa vào cách đếm trên đồ dùng hoặc các em dựa vào
phép đếm thêm một số đơn vị vào tích trước. Nhưng giáo viên nhắc nhỡ
học sinh không nên dùng cách đếm trên đồ dùng vì như thế sẽ tốn thời
gian và hạn chế sự tư duy của các em .)
2./ Dạy học thuộc các bảng nhân đã lập được :
a./ Như đã nói ở trên khi lập bảng nhân là học sinh thực hiện cách
đếm thêm một số đơn vị tương ứng ( bảng nhân ) vào tích kề trước và
cách đếm thêm này lần nữa được áp dụng trong giờ học “ bảng nhân ”
nhưng ở bước học thuộc bảng nhân . Theo tôi, vấn đề cơ bản là giáo viên
cần hướng dẫn học sinh cách đếm thêm thật nhanh thì học sinh mới học
thuộc bảng nhân một cách tốt hơn.
8
b./ Cho học sinh đọc đồng thanh nhiều lần theo nhiều cách khác
nhau:
- Có thể cho đọc xuôi từ đầu bảng đến cuối bảng . Sau đó cho đọc
ngược lại từ dưới lên hoặc ngược lại .
- Không chỉ đọc đồng thanh rỏ tiếng mà có thể cho học sinh đọc
đồng thanh theo nhiều mức độ : to, nhỏ, thầm.
c./ Chia nhóm thành 3 nhóm mỗi nhóm là một thành phần của phép
nhân và đọc theo thứ tự của nhóm đã qui ước.
Ví dụ :
Nhóm 1 : Thừa số thứ nhất.
Nhóm 2 : Thừa số thứ hai.
Nhóm 3 : Tích
Cứ thế thay phiên nhau giữ các nhóm để nhóm nào cũng được đọc
tích của phép nhân.
Đồng thời với việc đọc, giáo viên cho học sinh ghi lại bảng nhân đó
vào giấy nháp như thế giúp kết hợp sự ghi nhớ và thể hiện.
d./ Kết hợp giữa giảng dạy và các trò chơi để ghi nhớ bảng nhân . Có
nhiều cách tổ chức trò chơi trong giờ học bảng nhân . Song tôi xin nêu ra
một trò chơi để áp dụng vào việc ghi nhớ bảng nhân .
Đó là trò chơi “ cắm hoa vào lọ ” . Sau đây là cách tổ chức chơi:
- Giáo viên cắt sẳn 3 lọ hoa lớn bằng giấy màu cùng các nhánh hoa,
mỗi lọ dùng cho một nhóm chơi cùng, mỗi nhánh hoa là một chiếc
lá ở giữa và trên cùng là một bông hoa . Học đến “ bảng nhân ”
thì ta viết số của bảng nhân đó vào thân lọ hoa.
-
Ví dụ hoa và lá
Chuẩn bị 3 lọhoa
9
- Cách chơi : học sinh sẽ điền vào lá là thừa số thứ hai ( từ 0 đến 10 )
và ở hoa là tích của phép nhân tương ứng.Ví dụ : Với bài “ bảng
nhân 6 ” ta có trò chơi sau : 3 lọ hoa như trên ( 11 bông hoa và 11
chiếc lá ). Các lọ hoa của các tổ có màu sắc khác nhau.
- Giáo viên phổ biến luật chơi : học sinh thay nhau lên điền các số
vào lá và hoa theo hướng dẫn của giáo viên ( thừa số thứ hai từ 0
đến 10 ) . Sau đó học sinh sẽ điền tích tìm được tương ứng vào hoa
của chính lá đó. Nhóm nào điền được nhiều , đúng hoa và lá nhất
thì nhóm đó thắng ( nếu ở lá cành 1, học sinh điền số 3 thì ở hoa sẽ
phải điền là 18) .
- Lưu ý : Đây là trò chơi tiếp sức nên phải thay phiên nhau liên tục
( tránh trường hợp 1 học sinh khá ghi luôn từ đầu đến cuối )
- Đối với các bài “ bảng nhân 7,8,9” trò chơi cũng thế chỉ thay thừa
số thứ nhất của phép tính ở thân lọ hoa và tích ở hoa. ( tuỳ theo
phép tính )
- Sau khi học sinh hồn thành trò chơi , giáo viên và cả lớp nhận xét,
chấm điểm thi đua giữa các nhóm.
• Riêng đối với bài “ bảng nhân 9 ” qua tham khảo sách tôi rất
tâm đắc với trò chơi áp dụng của bài học này trong “ 100 câu
hỏi và đáp về việc dạy học Tốnở Tiểu học “ của tác giả Phạm
Đình Thực . Tò chơi như sau :
- Giơ hai bàn tay xòe tất cả các ngón .
- Muốn tính 9 x4 chẳng hạn : ta cụp ngón thứ tư ( từ trái sang phải
+ Ba ngón bên trái ngón cụp chỉ ba chục
+ Sáu ngón bên phải ngón cụp chỉ sáu đơn vị . Vậy 9 x4 = 36
10
( Tức là muốn nhân với mấy thì ta cụp ngón ứng với số đó kể từ trái
sang phải . Số ngón bên trái ngón cụp chỉ hàng chục , số ngón bên phải
ngón cụp chỉ hàng đơn vị )
Đây là một trò chơi ứng dụng được học sinh rất nhiệt tình tham gia
và tất cả đều được tự mình tìm ra kềt quả của phép tính , cho nên giờ
học với việc học thuộc bảng nhân 9 đạt kết quả cao .
Trong các quá trình thực hiện như thế tôi thấy kết quả đạt được rất là
khả quan .
Đối với tiết dạy trở nên sionh động ho7n , hấp dẫn hơn .
Kết quả khảo sát chất lượng nhân trong bảng . Học sinh thục hiện
chính xác , rõ ràng , nắm dược các bảng nhân .
Bản thântôi thấy được chất lượng ở học sinh hiện giờ khá , giỏi
chiếm 80% cao hơn so với đầu năm và điều đó đem lại kết quả như sau
: Học sinh làm bài 15 em : Giỏi 4 , Khá 8 , TB 3 .Các bài tập áp
dụng trong bảng nhân đã họcở lớp 3 tôi thấy có hiệu quả khá cao
C. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT
1./ Kết luận:
Ngay từ đầu năm học bản thân tôi đã nghiên cứu về các hiện trạng và
đã dùng một số biện pháp áp dụng vào thực tế khi dạy lập bảg nhân , đã
giúp học sinh học thuộc bảng nhân ngay tại trên lớp khoảng 2/3 học sinh
trong lớp .
Học sinh cũng tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập , việc lập
bảng nhân và học thuộc bảng nhân của học sinh tăng dần về khả năng tư
duy ở các bài tập áp dụng .
Bước đầu cũng đem lại nhiều cái hay , cái đúng . Cái hay ở đây là cải
thiện được phương pháp và hình thứ c tổ chứ c dạy học .
11
Trong quá trình dạy học đã có động cơ thích thú khi học Tốn , các em
đã tự mình tìm tòi học hỏi , đã có một thái độ học tập chăm chỉ . Với quá
trình thực hiện như thế các em học sinh đã có tâm lý sẵn sàng , các em đã
có động cơ học tập đúng đắn .
Còn cái đúng là học sinh đã hiểu bài một cách chắc chắn ngay tại
lớp , nắm được bài một cách nhanh nhẹn cơ bản , có kỹ năng tính tốn
chính xác , kiến thức được học luôn ghi nhớ bền lâu . Thật đáng mừng vì
sau mấy tháng áp dụng biện pháp nghiên cứu này chất lượng học tập của
các em đã nâng lên rõ rệt , trình độ được nâng dần lênvà khá đồng đều .
Vai trò của người giáo viên lúc này thực sự là người tổ chức hoạt động
học tập của học sinh còn học sinh là chủ thể trong quá trình khia thác
tiếpthu kiến thức .
2./ Đề xuất :
Để nâng cao hiệu quả trong dạy học Tốn cũng như giúp học sinh học
tốt cácbảng nhânrất mong có sự hổ trợ của các phương tiện dạy học và sự
đầu tư về sáchgiáo khoa , sách hướng dẫn , tài liệu tham khảo , thiết bị
cũng như sự nghiên cứu để cung cấp thêm kinh nghiệm từ phía ban lãnh
đạo , Ban giám hiệu và cùng cácđồng nghiệp thật sự đem đến một cáchcó
hiệu quả .
Tuy sáng kiến có kết quả tương đối khả quan nhưng việc hồn thiện
bản thân nó cũng như các sáng kiến kinh nghiệm khác cũng nhằm phục
vụ cho việc luyện kỹ năng tính tốn vẫn là một vấn đề đặt ra cầ có sự đầu
tư nghiên cứu , đầu tư nhiều ở đồngnghiệp để áp dụng cho các em ở các
lớp học tiếp theo .
Người viết
12
Ý kiến của Ban Giám Hiệu
13
14
15
16