Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

SKKN Một số biện pháp áp dụng dạy dạng bài thực hành thí nghiệm môn khoa học lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 46 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP ÁP DỤNG DẠY DẠNG BÀI THỰC HÀNH
THÍ NGHIỆM MÔN KHOA HỌC LỚP 5"
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
A. Lí do chọn đề tài:
1. Cơ sở lí luận:
Chúng ta đều biết mục tiêu của nhà trường tiểu học là giáo dục toàn diện cho trẻ từ
6-11 tuổi. Tất cả các em học sinh khi bước vào ngôi trường tiểu học, ngoài việc học
Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, các em còn được các thầy cô trang bị kiến thức về kĩ năng
sống, vốn hiểu biết về tự nhiên- xã hội thông qua các môn học khác. Và ngay từ buổi đầu
ấy, các em đã được tìm hiểu về cơ thể con người, về gia đình, về cuộc sống xung quanh,
về thế giới động- thực vật, về thời tiết, khí hậu thông qua những hình ảnh thân thiện và
đẹp mắt. Lên đến lớp 4, môn Tự nhiên- Xã hội được tách thành 3 môn: Khoa học, Lịch
sử và Địa lí. Chương trình Khoa học lớp 4 cung cấp cho học sinh một số kiến thức về
con người và sức khoẻ, vật chất - năng lượng và một số hiểu biết về sự sống của động,
thực vật. Lên đến lớp 5, môn Khoa học tiếp tục cung cấp cho học sinh một số kiến thức
cơ bản, ban đầu và thiết thực như sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sự sinh sản lớn
lên của cơ thể người, cách phòng tránh một số bệnh thông thường, bệnh truyền nhiễm ở
cơ thể người; sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật; đặc điểm và ứng dụng
của một số chất, một số vật liệu và nguồn năng lượng thường gặp trong đời sống và sản
xuất. Như vậy môn Khoa học là môn vừa chứa các yếu tố xã hội vừa chứa các yếu tố tự
nhiên. Qua môn học này, người giáo viên không chỉ giáo dục cho các em lòng say mê
Khoa học mà còn giáo dục cho các em lòng yêu quê hương, đất nước, yêu con người,
biết tự bảo vệ bản thân mình và biết chia sẻ cùng cộng đồng; biết sống tiết kiệm và biết
làm những việc làm hữu ích cho quê hương, đất nước… Trong toàn bộ lượng kiến thức
cần cung cấp cho học sinh có nhiều bài thuộc chủ đề Vật chất và năng lượng, Thực vật và
động vật, học sinh cần được làm thực hành thí nghiệm để tìm ra kiến thức mới. Trong
trường hợp làm thí nghiệm, việc tạo cơ hội cho học sinh tham gia luyện tập và phát triển
kĩ năng lập kế hoạch và thiết kế thí nghiệm rất quan trọng. Thí nghiệm thành công đồng
nghĩa với việc học sinh có thể chiếm lĩnh kiến thức mới một cách thuận lợi. Chính vì vậy,


từ khâu lựa chọn, chuẩn bị dụng cụ cho đến việc tiến hành thí nghiệm cần được người
giáo viên chuẩn bị chu đáo. Việc phối hợp tốt các phương pháp dạy học trong một giờ
dạy Khoa học cũng là yếu tố quyết định mang đến sự thành công cho một giờ dạy.
2. Cơ sở thực tiễn:
Những năm gần đây, tôi được phân công giảng dạy lớp 5, ban đầu tôi cho rằng
môn Khoa học là môn dễ học, dễ nhớ so với các môn Lịch sử, Địa Lí. Học sinh của tôi
thường thích học Khoa học nhưng qua nghiên cứu thực tế, tôi thấy các em thường không
hiểu sâu kiến thức. Bí quyết để các em có thể làm được các bài kiểm tra là học thuộc
phần ghi nhớ của sách giáo khoa. Bởi vậy, điểm bài thi môn Khoa học của các em vào
cuối năm học không cao, vốn hiểu biết của các em về thế giới Khoa học còn rất hạn chế.
Những em học sinh khá giỏi đa số học bài với mục đích là để có được điểm khá, điểm
giỏi để đạt học sinh tiên tiến, học sinh giỏi. Một số em học sinh yếu thường nhút nhát và
không muốn tham gia các hoạt động nhóm như làm thực hành thí nghiệm hoặc thảo luận
cùng bạn để tìm ra kiến thức mới của bài. Dụng cụ thí nghiệm dành cho các giờ dạy Khoa
học thiếu nhiều; học sinh tiếp thu bài một cách thụ động; tất cả các thí nghiệm mà các em
được làm đều do giáo viên chuẩn bị, học sinh làm theo. Và từ những thí nghiệm do giáo
viên thiết kế, học sinh thực hành rút ra kiến thức mới. Tôi đã nghiên cứu và tìm ra những
nguyên nhân sau:
* Về phía thầy:
- Khi giảng dạy, người giáo viên đã khai thác hết những kiến thức cơ bản ở SGK ,
có sự chuẩn bị cho các thí nghiệm cần thiết của bài song do điều kiện cơ sở vật chất của
nhà trường còn chưa đáp ứng được đầy đủ, đồ dùng dạy học cho giáo viên còn thiếu nên
việc thực hành thí nghiệm đôi lúc không thực hiện được. Giáo viên phải mô tả thí nghiệm
cho học sinh dự đoán kết quả và giải thích, kết luận kiến thức. Chính vì vậy, các em sẽ
hiểu bài không sâu, những khái niệm đơn giản về khoa học cũng trở thành trừu tượng đối
với các em.
Ví dụ: Khi dạy bài Lắp mạch điện đơn giản, trong phòng đồ dùng của nhà trường
thiếu dụng cụ thực hành thí nghiệm cho giáo viên và học sinh. Vậy người giáo viên phải
làm thế nào để tất cả học sinh đều có đủ những dụng cụ thí nghiệm cần thiết?
- Để có thể dễ dàng đạt được mục tiêu của bài dạy, giáo viên thường chuẩn bị sẵn các

thí nghiệm theo tiến trình của SGK, sau đó yêu cầu học sinh thực hành theo sự chỉ dẫn
của mình, học sinh chỉ việc thực hành tìm ra kiến thức mới thông qua thí nghiệm. Chính
vì vậy, học sinh không có cơ hội tham gia lựa chọn thí nghiệm, đề xuất thí nghiệm.
Ví dụ: Khi học bài Sự sinh sản của thực vật có hoa, phần hoạt động 2, học sinh tìm
hiểu về đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió; thông thường
giáo viên cho học sinh đọc nội dung SGK, quan sát tranh ảnh hoặc các loài hoa thật do
giáo viên và một số học sinh sưu tầm được để rút ra nội dung kiến thức. Như vậy từ việc
lựa chọn thí nghiệm, chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm đến tiến trình thí nghiệm đều được
thực hiện theo sự sắp xếp của giáo viên, học sinh dù được trực tiếp thực hành nhưng các
em chưa được phát huy cao độ khả năng xây dựng bài của mình.
- Thời gian giảng dạy môn Khoa học theo quy định chỉ có 2 tiết/tuần; trong khi đó
môn Khoa học lại có lượng kiến thức rất lớn, thời gian dành cho mỗi tiết dạy chỉ có 35
phút nhưng việc thực hành làm thí nghiệm lại đòi hỏi phải có thời gian. Chính vì vậy,
thực tế cho thấy, cho dù người giáo viên đã cố gắng rất nhiều trong giảng dạy song để có
thể đưa ra được một giải pháp hữu hiệu nhất cho giờ dạy Khoa học của mình thì cần phải
có thời gian nghiên cứu, được trải nghiệm qua thực tế giảng dạy.
*Về phía học sinh:
- Thứ nhất: Học sinh tiểu học dù có khả năng phát huy tính tích cực của mình trong
việc tham gia lựa chọn, đề xuất thí nghiệm trong mỗi giờ dạy Khoa học nhưng vì chưa có
cơ hội thực tế nên các em vẫn tiếp thu bài theo những phương pháp truyền thống mà giáo
viên áp dụng từ trước đến nay.
- Thứ hai: Nhận thức của các em học sinh không đồng đều nên dẫn đến tình trạng
một số học sinh yếu cho dù cùng được tham gia hoạt động lĩnh hội kiến thức giống như
các bạn nhưng vẫn không đủ tự tin để có thể tham gia các hoạt động thực hành thí
nghiệm trong các giờ học; thậm chí có em còn nản lòng làm việc riêng, không tham gia
thảo luận cùng các bạn.
- Thứ ba: Do vốn hiểu biết về cuộc sống của các em còn hạn chế, sự giao lưu không
nhiều, gần như không một gia đình học sinh nào có máy tính nối mạng Internet hay sách
tham khảo về Khoa học; bởi vậy ngoài việc tiếp thu bài trong SGK, vốn hiểu biết của các
em rất hạn hẹp, bản thân cha mẹ học sinh cũng không quan tâm nhiều đến điều này bởi

theo quan điểm của các bậc phụ huynh, học sinh tiểu học chỉ cần viết chữ đẹp và học tốt
hai môn Toán, Tiếng Việt là được.
3.Kết luận:
Như vậy, môn Khoa học lớp 5 có vai trò rất quan trọng; đây cũng là một trong 5
môn học đánh giá bằng điểm số. Một học sinh muốn trở thành học sinh giỏi toàn diện
nhất thiết phải học giỏi môn học này. Dạng bài thực hành thí nghiệm lại rất phổ biến
trong môn Khoa học. Muốn học sinh học sâu, nắm vững được bản chất của các thí
nghiệm, tự mình tìm ra được kiến thức mới thông qua các hoạt động thực hành, người
giáo viên phải tạo cho các em cơ hội phát huy tính tích cực của mình. Hãy cho phép các
em được tham gia lựa chọn, đề xuất thí nghiệm và trực tiếp thực hành những thí nghiệm
do chính các em thiết kế; hãy phối hợp tốt các phương pháp dạy học trong mỗi giờ dạy để
có thể đạt được hiệu quả cao nhất cho giờ dạy Khoa học của mình.
B.Mục đích của đề tài:
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 5, năm cuối cùng của bậc Tiểu học, tôi đã
cố gắng nghiên cứu kĩ sách giáo khoa Khoa học, các tài liệu tham khảo, vào mạng tra cứu
các tư liệu của đồng nghiệp đồng thời lắng nghe tâm sự của học sinh lớp mình chủ nhiệm
để có thể đề ra các biện pháp mới mang lại hiệu quả cao cho giờ dạy Khoa học. Đề tài:
"Một số biện pháp áp dụng dạy dạng bài thực hành thí nghiệm môn Khoa học lớp 5"
đã được tôi lựa chọn và đăng kí thực nghiệm. Với đề tài này, tôi không chỉ hi vọng các
em học sinh của mình sẽ phát huy được khả năng trí tuệ khi cùng giáo viên tham gia thiết
kế và thực hành các thí nghiệm Khoa học mà tôi còn tin rằng chất lượng môn học này
cũng sẽ được nâng cao. Số học sinh khá giỏi toàn diện của lớp tôi sẽ tăng hơn so với năm
học trước.
C. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu:
1.Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài: "Một số biện pháp áp dụng dạy dạng bài thực hành thí nghiệm môn Khoa
học lớp 5"
2. Khách thể nghiên cứu:
- Học sinh lớp 5B trường Tiểu học Minh Hoàng.
- Lớp đối chứng: lớp 5A cùng trường

3.Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung môn Khoa học với phạm vi rất rộng, mỗi một mảng kiến thức đều có thể
thực hiện được những đề tài khác nhau. Trong phần bài viết này của mình, tôi chỉ đề cập
đến "Một số biện pháp áp dụng dạy dạng bài thực hành thí nghiệm môn Khoa học lớp
5"
D. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra, thống kê.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp trắc nghiệm
- Phương pháp thảo luận.
- Phương pháp thực hành thí nghiệm.
PHẦN II: NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Năm học 2012-2013 là năm Bộ giáo dục và Đào tạo tiếp tục phát động các phong
trào thi đua đã có từ năm học trước như “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”, “Tiếp tục đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học”. Chất
lượng giáo dục toàn diện các bộ môn cũng rất được chú trọng. Việc kiểm tra và đánh giá
học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng ở mỗi môn học tiếp tục được đưa vào áp dụng; một
số bài dạy được điều chỉnh đòi hỏi người giáo viên phải luôn bám sát nhiệm vụ năm học
để có thể có được kết quả cao nhất khi thực nghiệm đề tài.
A. Hệ thống chương trình Khoa học lớp 5:
Môn Khoa học lớp 5 gồm 70 tiết được chia làm bốn phần:
1. Chủ đề: Con người và sức khoẻ: 21 tiết.
2. Chủ đề Vật chất và năng lượng: 28 tiết.
3. Chủ đề: Thực vật và động vật: 11tiết.
4. Chủ đề: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên: 8tiết.
( 2 tiết còn lại dành cho kiểm tra cuối kì I và cuối kì II.)
Các tiết dạy thực hành thí nghiệm nằm trong hai chủ đề: Vật chất và năng lượng,
Thực vật và động vật. Theo thống kê từ SGK có 10 bài, học sinh được thực hành thí

nghiệm để phát hiện ra kiến thức mới. Đó là các bài:
STT Tên bài dạy Kiến thức mới cần phát hiện
sau khi làm thí nghiệm
1 Đávôi - Tính chất của đá vôi.
2 Cao su - Tính chất của cao su.
3 Tơ sợi - Đặc điểm của tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân
tạo.
4 Hỗn hợp - Đặc điểm của hỗn hợp và từng chất tạo ra hỗn
hợp
5 Dung dịch - Đặc điểm của dung dịch và từng chất tạo ra
dung dịch
6 Sự biến đổi - Nhận biết về sự biến đổi hoá học.
hoá học
7 Năng lượng - Nhận biết về năng lượng.
8 Lắp mạch
điện đơn
giản
- Cách lắp mạch điện đơn giản.
9 Sự sinh sản
của thực vật
có hoa
- Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và
hoa thụ phấn nhờ gió.
10 Cây con
mọc lên từ
hạt
- Nhận biết các bộ phận của hạt.
Năm học này, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5B. Ngay từ đầu năm
học, để có được số liệu về chất lượng của môn Khoa học, tôi đã tiến hành cho học sinh
làm bài kiểm tra dựa trên kiến thức các em đã học từ tuần 1đến tuần 4 đồng thời để có thể

nắm được khả năng thực hành và mô tả thí nghiệm của các em, tôi yêu cầu các em ôn tập
một số thí nghiệm đã được học từ lớp 4, đó là những thí nghiệm rất gần gũi với cuộc
sống của các em để đưa vào bài kiểm tra kiến thức với hai lớp 5A và 5B.
Đề bài:
Câu1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Khi một em bé mới sinh, dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé
gái?
a. Cơ quan tuần hoàn.
b. Cơ quan tiêu hoá.
c. Cơ quan sinh dục.
d. Cơ quan hô hấp.
Câu 2: Điền vào chỗ trống:
Tuổi dậy thì của con gái thường bắt đầu từ đến…tuổi. Tuổi dậy thì của con trai
thường bắt đầu từ…đến tuổi.Tuổi vị thành niên từ …đến … tuổi. Từ 20 đến 60 hoặc 65
tuổi là tuổi ………….Tuổi già bắt đầu từ…………trở lên.
Câu 3: Một bạn làm thí nghiệm sau:
- Dùng một chiếc cốc thuỷ tinh úp vào trong thau nước theo chiều thẳng đứng, nước
có vào được vào trong cốc không?
- Thí nghiệm trên chứng minh điều gì?
Câu 4: Em hãy vẽ hoặc viết để mô tả thí nghiệm chứng minh nước ở thể lỏng không
có hình dạng nhất định.
Kết quả khảo sát như sau:
Lớp Sĩ số Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu
5A 31
SL % SL % SL % SL %
5 16,1 10 32,3 12 38,7 4 12,9
5B 30 5 16,7 10 33.3 11 36,7 4 13.3
Qua kết quả khảo sát, tôi thấy điểm khá giỏi không cao. Với hai bài tập liên quan
đến thí nghiệm, đa số học sinh không biết mô tả thí nghiệm thực hành mà chỉ nhận biết
được hiện tượng xảy ra từ thí nghiệm do giáo viên mô tả. Các em học sinh do tôi trực

tiếp giảng dạy cũng mắc phải những sai sót giống như các em học sinh của năm học
trước: có tới 46,6% số em chỉ làm được bài tập 1 và bài tập 2; thậm chí một số em làm
bài tập 2 còn chưa hoàn thiện.
B. Những điểm cần khắc phục của học sinh khi học những bài Khoa học thực hành
thí nghiệm:
Qua kết quả làm bài kiểm tra của các em, tôi tiến hành điều tra tâm lí của học sinh
2 lớp thì thấy các em học sinh của năm học này cũng gặp phải những khó khăn sau:
- Các em thường không nắm vững các tiến trình thí nghiệm, không đủ tự tin để có thể
tự mình thiết kế và thực hành thí nghiệm. Tất cả các thí nghiệm mà các em được thực
hành đều do giáo viên lựa chọn và hướng dẫn cách thực hành. Chính vì vậy mà sau một
thời gian ngắn, nhiều em đã quên tiến trình thí nghiệm mặc dù đó là những thí nghiệm rất
gần gũi với đời sống thực tế.
+ Ví dụ: Khi cần chứng minh nước ở thể lỏng không có hình dạng nhất định (bài tập
4) thì chỉ có rất ít em thiết kế được thí nghiệm này.
- Một số em đưa ra lí do là năm học trước do dụng cụ thí nghiệm của nhà trường thiếu
nên một số thí nghiệm, các em chỉ được lắng nghe cô giáo mô tả mà không được trực tiếp
thực hành. Bởi vậy, các em rất khó hình dung được cách làm thí nghiệm và khi cần mô tả
lại, các em thường lúng túng không biết mô tả như thế nào.
- Những học sinh trung bình, yếu thường nhầm lẫn các thông tin thu được từ thí
nghiệm này sang thí nghiệm khác. Có em đã rất cố gắng nhưng không biết nên làm thế
nào để có thể nhớ lâu tất cả các thông tin đó.
- Do đặc thù của môn Khoa học nên có những thí nghiệm giáo viên phải giao về nhà
cho học sinh thực hành và theo dõi trong một khoảng thời gian nhất định. Một số em
không có sự hỗ trợ của gia đình đã bỏ qua những thí nghiệm này và chính vì vậy mà việc
tiếp thu bài của các em không đạt được chất lượng như giáo viên mong muốn.
PHẦN III: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Sau khi đã tìm ra nguyên nhân vướng mắc từ thực tế giảng dạy của tôi trong
những năm học trước và khó khăn mà các em học sinh trong năm học này mắc phải khi
học dạng bài thực hành thí nghiệm của môn Khoa học, tôi đã quyết tâm tạo cho các em
cơ hội được tích cực tham gia các hoạt động học tập như tự mình đề xuất, thiết kế thí

nghiệm; trực tiếp cùng các bạn trong nhóm thực hiện thành công thí nghiệm do chính các
em thiết kế. Ngoài ra, để góp phần nâng cao chất lượng của các giờ dạy Khoa học, tôi còn
đưa vào giờ dạy của mình các biện pháp đã được tôi áp dụng thành công trong những lần
thực hiện đề tài từ các môn học khác. Sau đây là một số biện pháp đã được tôi áp dụng
thành công trong giảng dạy:
1. Biện pháp dùng phương pháp "Bàn tay nặn bột" làm phương pháp chủ đạo trong
quá trình giảng dạy:
Phương pháp "Bàn tay nặn bột" là một phương pháp mới được khởi xướng bởi
giáo sư Georges Charpak, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp (Giải Nobel Vật lí năm
1992). Phương pháp này được coi là ra đời ở Pháp và được chính thức đưa vào thử
nghiệm tại Việt Nam từ năm 1999. Cho đến nay, phương pháp Bàn tay nặn bột đã được
thử nghiệm ở rất nhiều các tỉnh, thành của nước ta nhưng ở Hưng Yên, mới chỉ có hai
trường tiểu học được thử nghiệm phương pháp này ngay từ đầu năm học 2012-2013; đó
là Trường Tiểu học Minh Tiến và Trường Tiểu học Minh Hoàng huyện Phù Cừ. Tôi là
một trong bốn giáo viên được Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên cử đến Huế tập huấn về
phương pháp Bàn tay nặn bột. Có thể nói, sau những vướng mắc mà tôi gặp phải trong
những năm học trước khi dạy các dạng bài thực hành thí nghiệm thì phương pháp mới
này đã giúp tôi gỡ bỏ được các vướng mắc trên. Đây là một phương pháp khiến tôi cảm
thấy thực sự tâm đắc. Sau khi được Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên, Phòng giáo dục
và Đào tạo Phù Cừ, Ban giám hiệu Trường Tiểu học Minh Hoàng quyết định cho phép tôi
được áp dụng thử nghiệm phương pháp Bàn tay nặn bột vào giảng dạy môn Khoa học lớp
5, tôi đã bắt tay ngay vào việc tổ chức thực hiện đề tài và đã thu được những thành công
nhất định, các em học sinh của tôi cũng cảm thấy thực sự hứng thú khi được tiếp thu bài
theo phương pháp mới. Sau đây tôi xin được giới thiệu sơ qua đôi nét về phương pháp
đặc biệt này:
1.1 Khái niệm về phương pháp Bàn tay nặn bột:
- Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên
cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn Khoa học -Tự nhiên.
- Phương pháp Bàn tay nặn bột chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh
bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời. Nghĩa là các

thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu, điều tra thực tế đều do chính học sinh đề xuất và
trực tiếp thực hành.
1.2 . 10 nguyên tắc cơ bản của phương pháp Bàn tay nặn bột:
a. 6 nguyên tắc về tiến trình sư phạm:
- Những sự vật, hiện tượng được học sinh quan sát khi làm thực hành thí nghiệm phải
là những sự vật hiện tượng gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ được thực
hành trên những cái đó.
- Trong quá trình tìm hiểu, học sinh được quyền lập luận, đưa ra ý kiến của cá nhân
mình và cùng bạn thảo luận những ý nghĩ và kết luận kiến thức, từ đó có chững hiểu biết
mà nếu chỉ có những hoạt động thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên.
- Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo tiến trình sư
phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập phải gắn với chương trình và dành cho học sinh
một phần tự chủ khá lớn.
- Thời gian dành cho một đề tài tối thiểu là 2 giờ/tuần, thực hiện trong nhiều tuần liên
tục, phương pháp giáo dục phải được đảm bảo trong suốt thời gian học tập.
- Mỗi học sinh phải có một quyển vở thực hành (vở thí nghiệm) do chính các em ghi
chép theo cách thức và ngôn ngữ của các em.
- Giáo viên phải đảm bảo các em học sinh nắm được mục tiêu chính của tiết học; đó là
sự chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa học và kĩ thuật được thực hành, kèm theo là sự
củng cố ngôn ngữ nói và viết của học sinh.
b. 4 nguyên tắc dành cho các đối tượng tham gia:
- Gia đình và khu dân cư nơi các em sống được khuyến khích thực hiện các công việc
của lớp học.
- Các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu địa phương… giúp các hoạt động
của lớp học theo khả năng của mình.
- Trường cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm ở địa phương giúp các giáo viên về kinh
nghiệm và phương pháp dạy học.
- Giáo viên có thể tìm thấy trên Internet, các website có nội dung về những kiến thức
bài học đã được thực hiện, những ý tưởng về các hoạt động, những giải đáp thắc mắc.
Giáo viên cũng có thể tham gia các hoạt động tập thể trao đổi với các đồng nghiệp, với

các giáo sư, các nhà khoa học để nâng cao năng lực chuyên môn của mình.
1.3. Tiến trình dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột:
Trong thực tế giảng dạy, tuỳ theo nội dung bài mà tôi áp dụng phương pháp Bàn
tay nặn bột vào vào tiến trình dạy học. Có những bài, người giáo viên chỉ áp dụng
phương pháp này vào một hoặc hai hoạt động nhưng cũng có những bài dạy, giáo viên
áp dụng tất cả các hoạt động của bài. Tiến trình sư phạm của mỗi hoạt động trong bài dạy
theo phương pháp Bàn tay nặn bột gồm 5 bước:
* Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề:
- Tình huống xuất phát hay câu hỏi nêu vấn đề là do giáo viên chủ động đưa ra.
- Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi và dễ hiểu đối với học sinh. Câu hỏi
nêu vấn đề phải là một câu hỏi mở, không làm lộ kiến thức của bài.
Ví dụ: Khi dạy bài Sự sinh sản của thực vật có hoa, phần hoạt động 2, mặc dù chưa
cho học sinh quan sát tranh ảnh và các loài hoa thật, tôi vẫn đưa ra một câu hỏi nêu vấn
đề: Em có nhận xét gì về đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ
gió?
* Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu:
Sau tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề của giáo viên, học sinh sẽ bộc lộ
biểu tượng ban đầu bằng cách chia sẻ những hiểu biết cá nhân của mình, cùng các bạn
thảo luận; sau đó đại diện nhóm báo cáo về những hiểu biết của nhóm mình trước lớp.
Ví dụ: Học sinh sẽ bộc lộ biểu tượng ban đầu của nhóm mình về đặc điểm của hoa
thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió thông qua phiếu học tập:
- Phiếu học tập số 1-
Hoa thụ phấn nhờ
côn trùng
Hoa thụ phấn
nhờ gió
Đặc điểm
……………………………
………………………………
………………………………

………………………………
………………………………
………………………………
……………………………
……………………………
……………………………
……………………………
……………………………
……………………………
Phần chia sẻ này của học sinh rất đa dạng: có nhóm học sinh cho rằng hoa thụ phấn
nhờ côn trùng có màu sắc đẹp hấp dẫn côn trùng còn hoa thụ phấn nhờ gió thường không
có màu sắc đẹp; có nhóm học sinh lại cho rằng hoa thụ phấn nhờ côn trùng có hương
thơm còn hoa thụ phấn nhờ gió không có hương thơm; đặc biệt có nhóm còn cho rằng
hoa thụ phấn nhờ gió có đài hoa nhỏ nên không hấp dẫn côn trùng đến lấy mật… Mỗi
nhóm là một sự chia sẻ khác nhau. Tôi chỉ cảm ơn sự chia sẻ của các nhóm mà không
nhận xét đúng, sai.
* Bước 3: Đề xuất câu hỏi và thiết kế thí nghiệm:
- Học sinh sẽ đặt ra các câu hỏi thắc mắc cho sự chia sẻ của các nhóm và đề xuất thí
nghiệm.
Ví dụ: Giáo viên đưa ra câu hỏi: Em có thắc mắc gì về những chia sẻ của các bạn
trong các nhóm không? Học sinh đưa ra câu hỏi, giáo viên có thể ghi nhanh các câu hỏi
đó lên bảng. Trong bài này, các em thường đưa ra các câu hỏi thắc mắc sau:
+ Có phải hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có màu sắc đẹp không?
+ Có phải hoa thụ phấn nhờ gió thường không có màu sắc đẹp không?
+ Có phải hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có mùi thơm không?
+ Có phải hoa thụ phấn nhờ gió thường không có mùi thơm không?
+ Có phải hoa thụ phấn nhờ gió thường có đài nhỏ không?
- Từ những câu hỏi đề xuất của học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh đề xuất thí
nghiệm: Em sẽ đề ra giải pháp gì để giải đáp cho những thắc mắc của các bạn?
Với hoạt động 2 của bài Sự sinh sản của thực vật có hoa, có nhóm học sinh đề xuất

đọc tài liệu, quan sát SGK, các nhóm còn lại đề xuất thực hành quan sát các loài hoa thật.
- Sau khi học sinh đề xuất thí nghiệm, giáo viên khéo léo nhận xét các ý kiến của các
em đều có lí và hướng các em đến một phương án khả thi nhất, cụ thể trong trường hợp
này, học sinh nên chọn phương án quan sát các loài hoa thật.
* Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi, nghiên cứu:
- HS thực hành làm thí nghiệm và vẽ hoặc viết lại những suy nghĩ của nhóm mình và
chia sẻ trước lớp.
Ví dụ: Trong hoạt động 2 của bài Sự sinh sản của thực vật có hoa, học sinh làm thí
nghiệm quan sát: nhìn, ngửi, tách các đài hoa và viết lại kết quả thí nghiệm của nhóm
mình vào phiếu học tập:
- Phiếu học tập số 2-
Đặc điểm
Hoa thụ phấn nhờ
côn trùng
Hoa thụ phấn
nhờ gió
……………………………
………………………………
……………………………
……………………………
………………………………
………………………………
……………………………….
……………………………….
……………………………
……………………………
……………………………
……………………………
Nội dung yêu cầu của phiếu học tập số 2 cũng giống nội dung yêu cầu của phiếu
học tập số 1. Như vậy trong hoạt động của bài dạy khi sử dụng phương pháp Bàn tay nặn

bột, học sinh có hai phiếu học tập: một phiếu chia sẻ những hiểu biết của các em khi chưa
được làm thí nghiệm còn phiếu 2 chia sẻ những hiểu biết của các em sau khi các em đã
được làm thực hành thí nghiệm. Chính vì vậy, sự chia sẻ của học sinh trong phiếu học tập
số 1 thường rất đa dạng, mỗi nhóm hiểu kiến thức theo một ý nhưng sau khi đã được làm
thí nghiệm, dù có dùng từ ngữ khác nhau nhưng các em đều hiểu kiến thức theo hướng
đồng nhất, rất hiếm khi có nhóm vẫn còn chưa rút ra được kiến thức trọng tâm của bài.
Nếu xảy ra trường hợp học sinh vẫn kết luận sai về nội dung kiến thức, giáo viên không
nhận xét đúng, sai ngay mà cho nhóm đó thực hành thí nghiệm lại để các em tiếp tục
thảo luận và rút ra kiến thức trọng tâm.
* Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức:
Sau khi thực hành thí nghiệm, học sinh đã rút ra được nội dung kiến thức trọng tâm
của bài nhưng đôi khi còn có chỗ các em dùng từ chưa đúng khoa học, nội dung kiến thức
còn chưa mang tính hệ thống, giáo viên có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để
học sinh ghi vào vở coi như là đó là chuẩn kiến thức của bài học. Sau đó, giáo viên cho
học sinh đối chiếu lại với biểu tượng ban đầu, tự các em phát hiện ra cái sai để học sinh
một lần nữa hiểu sâu về kiến thức của bài.
Phiếu học tập theo chuẩn kiến thức của hoạt động 2, bài Sự sinh sản của thực vật
có hoa phải được trình bày như sau:
- Phiếu học tập số 2-
Đặc điểm
Hoa thụ phấn nhờ
côn trùng
Hoa thụ phấn
nhờ gió
- Cỏc loài hoa thụ phấn
nhờ cụn trựng thường cú
màu sắc sặc sỡ hoặc
hương thơm hấp dẫn cụn
trựng.
- Cỏc loài hoa thụ phấn nhờ

giú khụng cú màu sắc đẹp,
cỏnh hoa, đài hoa thường
nhỏ hoặc khụng cú.
1.4. Một số điều lưu ý khi áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào giảng dạy môn
Khoa học lớp 5:
- Đây là phương pháp áp dụng rất phù hợp với dạng bài thực hành thí nghiệm; bởi
vậy, người giáo viên cần lựa chọn bài dạy phù hợp, thiết kế các hoạt động phù hợp nhằm
mang lại hiệu quả cao cho giờ dạy Khoa học của mình.
- Theo nguyên tắc của phương pháp Bàn tay nặn bột, mỗi học sinh buộc phải có một
quyển vở thí nghiệm do chính các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của các em.
Chính vì vậy, người giáo viên cần tôn trọng ý kiến của các em trong quyển vở đó. Một
tháng, giáo viên thu vở và góp ý cho học sinh một lần nhưng không nên dùng bút đỏ
chỉnh sửa các lỗi sai của các em mà góp ý trực tiếp cho học sinh và để các em tự mình
chỉnh sửa những lỗi sai đó.
- Cũng theo nguyên tắc thứ 4 của phương pháp Bàn tay nặn bột, thời gian dành cho một
đề tài tối thiểu là 2 giờ/tuần, thực hiện trong nhiều tuần liên tục, phương pháp giáo dục
phải được đảm bảo trong suốt thời gian học tập. Vì vậy, người giáo viên cần phải sắp xếp
thời gian hợp lí, tránh để ảnh hưởng nhiều đến thời gian của các môn học khác. Các
trường đã triển khai dạy 10buổi/tuần là những trường có điều kiện để thử nghiệm phương
pháp mới này.
- Do điều kiện cơ sở vật chất chưa đầy đủ nên một số dụng cụ thí nghiệm dành cho môn
Khoa học còn thiếu, người giáo viên có thể vận động phụ huynh học sinh hỗ trợ đồ dùng
thí nghiệm.
Ví dụ: Để chuẩn bị cho bài dạy Lắp ghép mạch điện đơn giản, tôi đã khuyến khích
các em học sinh chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm từ trước 1 tuần. Dụng cụ thí nghiệm dành
cho các em không tốn nhiều tiền; đó chỉ là một bảng mạch, hai đoạn dây điện, 1 quả pin
và một bóng đèn nên đến ngày học bài Lắp ghép mạch điện đơn giản, tất cả học sinh lớp
tôi đều có đủ dụng cụ thí nghiệm.
- Khi giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm và thực hành làm thí
nghiệm, giáo viên phải đặc biệt chú ý đến yếu tố đảm bảo an toàn bởi có những thí

nghiệm đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải thật cẩn thận như thí nghiệm chưng đường
trên ngọn lửa để nhận biết sự biến đối hoá học của các chất, dùng dao nhỏ tách các hạt
đậu để quan sát hạt có mấy bộ phận hoặc nhỏ
a-xít vào đá vôi để tìm hiểu tính chất của đá vôi
- Đây là phương pháp áp dụng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học;
bởi vậy, tất cả các câu hỏi của giáo viên đưa ra trong giờ học phải là câu hỏi tự luận (giáo
viên không lựa chọn những câu hỏi trắc nghiệm) để đảm bảo học sinh buộc phải tư duy
tối đa mới có thể tìm ra kiến thức trọng tâm của bài.
- Mặc dù phương pháp Bàn tay nặn bột mới chỉ là phương pháp được dạy thử
nghiệm tại Hưng Yên nhưng nếu như người giáo viên áp dụng phù hợp, linh hoạt trong
từng giờ dạy thì sẽ góp phần không nhỏ cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn
Khoa học ở Tiểu học. Sau đây là một số hình ảnh minh hoạ về giờ dạy có sử dụng
phương pháp Bàn tay nặn bột:
Bài 52: Sự sinh sản của thực vật có hoa

Em Mai Linh đại diện nhóm 2 báo cáo nội dung thảo luận hoạt động 2.
( Khi học sinh chưa được làm thí nghiệm.)

Em Chí Thanh đại diện nhóm 2 báo cáo nội dung thảo luận hoạt động 2
( Khi học sinh đã được làm thí nghiệm.)
Bài 53: Cây con mọc lên từ hạt
Em Bạch Dương đại diện nhóm 1 báo cáo nội dung thảo luận hoạt động 1
(Khi các em chưa được làm thí nghiệm)

Em Phạm Xuyến đại diện nhóm 3 báo cáo nội dung thảo luận hoạt động1.
((Khi các em đã được làm thí nghiệm.)
2. Biện pháp Áp dụng một số kĩ thuật dạy học mới vào dạy Khoa học lớp 5:
Ngoài việc sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột làm phương pháp chủ đạo trong
giảng dạy các hoạt động thực hành thí nghiệm của môn Khoa học,
các hoạt động còn lại của bài được tôi sử dụng các phương pháp dạy học tích cực khác.

Trong những năm gần đây, Sở Giáo dục đã tổ chức chuyên đề áp dụng một số kĩ thuật
dạy học mới trong giảng dạy nhằm giúp học sinh học sâu, hiểu sâu kiến thức của bài. Tôi
đã áp dụng và thấy học sinh rất thích ba kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật Học theo góc, Kĩ thuật
Các mảnh ghép và Kĩ thuật Sơ đồ tư duy.
2.1. Kĩ thuật Học theo góc:
- Ưu điểm: Kĩ thuật dạy học này giúp học sinh học sâu, nắm vững kiến thức nội dung
bài học.
- Nhược điểm: Mất nhiều thời gian so với các kĩ thuật khác.
* Cách thực hiện: Giáo viên có thể chia lớp thành 2 góc học tập. Cả hai góc cùng
thực hiện một nội dung và mục tiêu học tập. Góc học tập số 1 có thể quan sát tranh ảnh,
đọc sách giáo khoa trả lời câu hỏi nội dung của bài. Góc số 2 có thể xem tư liệu tranh
ảnh, băng hình sưu tầm từ thực tế và trả lời câu hỏi tương tự như nội dung câu hỏi của
Góc học tập số 1. Sau khi thảo luận rút ra nội dung trả lời, học sinh các góc đổi chỗ, tiếp
tục quan sát đọc tài liệu và trả lời câu hỏi.
Ví dụ: Khi dạy bài Sự sinh sản của thực vật có hoa; trong hoạt động 1, góc học tập
số 1, học sinh đọc tài liệu SGK còn ở góc học tập số 2, học sinh quan sát băng hình để
thực hiện theo yêu cầu: Em hãy mô tả quá trình sinh sản của thực vật có hoa. Sau đó, học
sinh chuyển góc học tập và lại tiếp tục thảo luận với nội dung câu hỏi trên.
Như vậy, với kĩ thuật dạy học này, học sinh được tiếp thu bài cùng một nội dung
nhưng với 2 hình thức dạy học khác nhau. Khi thiết kế bài dạy, người giáo viên phải vận
dụng kĩ thuật Học theo góc với bài dạy phù hợp bởi kĩ thuật này đòi hỏi phải có thời gian
thực hiện.
2.2 Kĩ thuật Các mảnh ghép:
- Ưu điểm: Đây cũng là kĩ thuật giúp học sinh được học sâu, phát huy tính tích cực
của mình trong học tập.
- Nhược điểm: Mất nhiều thời gian so với các kĩ thuật khác.
* Cách thực hiện: Giáo viên chia nhóm thành nhiều nhóm( mỗi nhóm từ 4-6 em).
Nhóm 1 mang các số 1a,1b,1c…; nhóm 2 mang các số 2a, 2b, 2c…
Vòng 1, các em thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu của cô giáo. Sau đó các em chuyển
nhóm: nhóm 1 gồm các em mang số 1a, 2a, 3a…; nhóm 2 gồm các em mang số 1b, 2b,

3b… Sau đó các em trong nhóm mới tiếp tục thảo luận vòng 2 để chốt lại nội dung một
lần nữa.
Ví dụ: Khi dạy bài Cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ; trong hoạt động
1, học sinh các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: Hãy nói xem chồi có thể mọc ra từ vị
trí nào trên củ khoai tây, gừng, hành, tỏi và lá bỏng? Học sinh thảo luận theo nhóm ban
đầu, sau đó chuyển nhóm và tiếp tục bày tỏ ý kiến của mình với nhóm mới cũng theo nội
dung câu hỏi trên.
Kĩ thuật này cũng đòi hỏi giáo viên khi áp dụng phải lựa chọn bài dạy phù hợp để
giúp học sinh hiểu sâu, nắm vững kiến thức của bài nhưng cũng không ảnh hưởng đến
thời gian của các môn học khác.
2.3 Kĩ thuật Sơ đồ tư duy:
- Ưu điểm: Giúp học sinh học sâu, có thể tự mình hệ thống các kiến thức đã học.
* Cách thực hiện: Kĩ thuật dạy học này có thể áp dụng trực tiếp trong các giờ học, đặc
biệt là giờ ôn tập Khoa học. Các em có thể thảo luận nhóm, nhớ lại nội dung các bài học
và cùng nhau vẽ Sơ đồ tư duy. Sau đó dựa vào sơ đồ để trả lời các câu hỏi của cô giáo và
nhóm bạn. Ngoài ra, các em học sinh còn vận dụng sơ đồ Tư suy để ôn bài tại nhà. Kĩ
thuật dạy học này là kĩ thuật được nhiều học sinh yêu thích nhất. Ví dụ:
- Sơ đồ Tư duy bài Hỗn hợp -
Hỗn hợp
Khái niệm
Do hai hay nhiều
chất tạo thành.

×