Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài Làm Em yêu lịch sử Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.1 KB, 8 trang )

BÀI DỰ THI
“ EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM”

Trường :
Lớp :
Họ và tên học sinh :



Câu 1: Ngày 6 - 12 - 2012, UNESCO đã chính thức công nhận một tín
ngưỡng ở Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.
Anh(chị) hãy cho biết đó là tín ngưỡng gì? Nêu những điều mà anh (chị) tâm
đắcnhất về thời đại là nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng đó.
Trả Lời:
Đúng 18h09 phút (giờ Việt Nam, tức 12h09,giờ Paris, ngày 06-12-
2012 ), tại kỳ họp lần thứ 7, Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo
tồn di sản văn hóa phi vật thể đã chính thức công nhận Hồ sơ mang tên “Tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Việt Nam “ là di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại. Đây thực sự là một minh chứng khẳng định
tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một di sản văn hóa độc đáo, trường tồn
cùng lịch sử dân tộc. Đồng thời là dịp quan trọng để chúng ta chuyển tải ra
thế giới về một di sản vô cùng giá trị, độc đáo đã tồn tại hàng ngàn năm nay,
thấm đẫm vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng
bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài. Những điều tâm dắc về tín ngưỡng
Thờ cúng Hùng Vương: Truyền thống thờ Hùng Vương gắn liền với truyền
thống thờ tổ tiên ở mỗi gia đình Việt Nam. Truyền thống này ra đời từ lâu,
nó xuất hiện trước đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng và các tôn giáo khác có
mặt tại Việt Nam. Hàng nghìn năm trước, các vua Hùng đã chọn núi Nghĩa
Lĩnh, ngọn núi cao nhất trong khu vực kinh đô Văn Lang xưa để thực hiện
các nghi lễ theo tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thời bấy giờ. Việc thờ
thần lúa, thần mặc trời là để cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi


tốt, vạn vật sinh sôi, nảy nở, người dân được no đủ. Sau này, để ghi nhớ
công ơn của các vua Hùng, con cháu đã lập đền thờ các vị vua. Từ trung tâm
thờ tự các vua Hùng đầu tiên trên núi Nghĩa Lĩnh, tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương dần dân lan tỏa tới khắp các tỉnh thành khác của Việt Nam. Người
Việt thờ cúng các Vua Hùng chính là để tôn vinh dân tộc mình. Thờ cúng
vua Hùng mặc dù là một hình thức tín ngưỡng song không phải là gốc của
một tôn giáo. Cho đến tận hôm nay cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng
năm hàng trăm nghìn người Việt vẫn hành hương về đền Hùng để tri ân
công đức các vua Hùng, những người đã có công dựng nước, đạt nền móng
cho dân tộc Việt Nam trường tồn. Từ thực tế đó, tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương đã tồn tại và phát triển trong cuộc sống cộng đồng của người Việt và
trở thành một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
Mặc dù tục thờ cúng những người sáng lập ra đất nước không chỉ có tại Việt
Nam mà khá phổ biến trên ở các nước Đông Nam Á. Nhưng tín ngướng thờ
cúng Hùng Vương ở Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc thờ cúng, biết ơn
người sáng lập ra đất nước mà còn mở rộng quy mô, nâng tầm thành một
loại hình tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Theo tài liệu lịch sử ghi lại thì
tục thờ cúng Hùng Vương đã có từ hàng nghin năm trước nhưng phát triển
mạnh mẽ từ thế kỷ 12 đến nay. Kể từ thế kỷ 12 việc tham gia tôn vinh quốc
tổ (người sáng lập ra đất nước) được nhân dân Việt Nam duy trì và liên tục
phát triển. Theo số liệu thống kế của tỉnh Phú Thọ trên địa bàn cả nước hiện
có khoảng gần 1.500 nơi thờ Hùng Vương, vợ con và các tướng lĩnh của các
Vua Hùng. Con số này không ngừng phát triển và vẫn đang tiếp tục tăng.
Bởi người Việt có truyền thống nhớ ơn tổ tiên mình nên không chỉ những
người dân Việt đang sinh sống trên mành đất hình chữ S mà nhiều bà con
Việt kiều đã về Đền Hùng để xin một nắm đất ở gần mộ Tổ, một chút nước ở
giếng Ngọc và chân nhang bát hương thờ các vua Hùng ở đền Thượng đưa
ra nước ngoài thờ cúng. Ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, mặc dù không
có điều kiện xây dựng nơi thờ cung song cứ đến ngày tổ chức giỗ Tổ 10
tháng 3 âm lịch hàng năm, nhà nhà, người người vẫn nhớ công ơn vị Quốc

tổ của dân tộc mà dâng hương tỏ lòng thành kính.
Trong 7 di sản văn hóa phi vật thể được thế giới công nhận có lẽ tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản có sức sống mạnh mẽ nhất, đồng
thời cũng là loại hình có khả năng phát triển nhiều nhất. Bởi không giống
như các di sản khác đã được công nhận có yếu tố vùng miền tác động, tín
ngưỡng thờ Hùng Vương không phân biệt vùng miền, giới tính hay độ tuổi
mà được lớp lớp các thế hệ người dân Việt Nam dù đang sinh sống trên
mảnh đất này hay cả những người con xa quê hương vẫn đang âm thầm kế
thừa và phát triển
Phát biểu tại Lễ đón bằng UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương ở Phú Thọ” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
và Khai mạc Lễ hội Đền Hùng năm Quý Tỵ - 2013, Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang khẳng định mỗi người Việt Nam đều tự hào mang trong mình
dòng máu con Lạc cháu Hồng. Tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng đã trở
thành bản sắc văn hóa, đạo lý truyền thống của người Việt Nam ta, thể hiện
lòng biết ơn của các thế hệ cháu con với công đức của Tổ tiên trong sự
nghiệp dựng nước và giữ nước. Dù làm gì, ở đâu, mỗi người con đất Việt
đều hướng về cội nguồn, hướng về Tổ tiên, với tấm lòng thành kính, tri ân.
Như ông cha ta đã từng nói :
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày dỗ tổ mùng 10 – 3 “
Câu 2: Anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về một sự kiện lịch sử trọng
đại của dân tộc.
Trả lời:
Cách mạng tháng 8 (19/8/1945) thành công là một sự kiện lịch sử trọng
đại nhất của dân tộc Việt Nam. Em sinh ra trong thời kỳ hoà bình độc lập,
nhưng em hiểu rất rõ với cuộc sống mưu sinh hằng ngày đã lắm vất vả, khó
khăn huống hồ gì chiến đấu giành lại tự do, độc lập cho dân tộc, cho đất
nước còn khó khăn, gian khổ gấp bội phần.
Theo sách sử ghi lại rằng: Vào thời khắc lịch sử đó Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã ra lời kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến.
Toàn thể đồng bào ta hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân ta từ Bắc đến Nam đã tiến hành
cuốc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng tám thành công. Cuộc khởi nghĩa bắt
đầu từ 14/8, một ngày sau khi Hội nghị toàn quốc của Đảng khai mạc. Từ
ngày 14 đến 18, tổng khởi nghĩa giành được thắng lợi ở nông thôn đồng
bằng miền Bắc, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và các thị xã
Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hội An. Ngày 17/8, ở Hà Nội, tổng hội
viên chức chính quyền bù nhìn tổ chức một cuộc mit tinh lớn tại Quảng
trường nhà hát thành phố, có hàng vạn người tham gia để ủng hộ chính phủ
bù nhìn Trần Trọng Kim. Sáng ngày 19/8, theo lời kêu gọi của Việt Minh, cả
Hà Nội vùng dậy dưới rừng cờ đỏ sao vàng xuống đường tiến thẳng về trung
tâm Nhà hát thành phố để dự mittinh. Họ vừa đi vừa hô khẩu hiệu: “ Đả đảo
chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim Thành lập chính phủ dân chủ cộng hòa
Việt Nam Anh em binh lính hãy mang súng gia nhập hàng ngũ chiến đấu
bên cạnh Việt Minh Việt Nam hoàn toàn độc lập”. Cuộc mit tinh diễn ra
vào ngày 19/8/1945. Sau loạt súng chào cờ và bài Tiến Quân Ca, đại biểu uỷ
ban quân sự cách mạng đọc lời hiệu triệu của Việt Minh. Cuộc mittinh trở
thành cuộc biểu tình vũ trang tiến vào chiếm phủ khâm sứ, trại lính bảo an
và các cơ sở của chính phủ bù nhìn.
Từ Hà Nội, làn sóng cách mạng toả đi khắp nơi, cả nước vùng dậy đấu
tranh giành chính quyền và liên tiếp giành thắng lợi. Ngày 02/9/1945, tại
Quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập
khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Cách mạng tháng tám là sự
kiện vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc, toàn thể thanh niên Việt Nam chúng ta
phải rèn đức luyện tài, sống chiến đấu, học tập để xây dựng và bảo vệ những
gì cha ông ta đã đánh đổi bao mồ hôi, nước mắt và cả xương máu mới có
được ngày hôm nay.
Câu 3: Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, anh (chị) yêu thích nhất nhân vật
lịch sử nào? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của anh (chị) về nhân vật đó.

Bài làm:

Dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo, quân đội nhà Trần đã vượt qua vô
vàn khó khăn và hiểm nguy, ba lần đánh tan hàng vạn quân Nguyên Mông
xâm lược, giành thắng lợi lẫy lừng, "tiếng vang đến phương Bắc, khiến
chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi
thẳng tên". Công lao to lớn này đã đưa ông lên hàng "thiên tài quân sự có
tầm chiến lược, và là một anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần"
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn Vị Thánh Tương Hiền Minh Triều
Trần là một Tiết chế đầy tài năng, khi "dụng binh biết đợi thời, biết thừa thế
tiến thoái", đặc biệt là có một có một lòng tin sắt đá vào sức mạnh và ý chí
của nhân dân, của tướng sĩ, nên Trần Hưng Đạo đã đề ra một đường lối
kháng chiến ưu việt, tiêu biểu là các cuộc rút lui chiến lược khỏi kinh thành
Thăng Long, để bảo toàn lực lượng. Kế hoạch "thanh dã" (vườn không nhà
trống) và những hoạt động phối hợp nhịp nhàng giữa "hương binh" và quân
triều đình, những trận tập kích và phục kích có ý nghĩa quyết định đối với cả
chiến dịch như ở Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vân Đồn, và nhất là ở
Bạch Đằng đã làm cho tên tuổi ông bất tử
Có thể nói tư tưởng quán xuyến suốt đời của Trần Hưng Đạo, là một
tấm lòng tận tụy đối với đất nước, là ý muốn đoàn kết mọi tầng lớp trong
dân tộc thành một lực lượng thống nhất, là tinh thần yêu thương dân. Cho
nên trước khi mất, ông vẫn còn dặn vua Trần Anh Tông rằng: "Phải nới sức
dân để làm kế sâu rễ bền gốc" cho sự nghiệp lâu dài của nước nhà.
Câu 4: Ở tỉnh, thành phố quê hương anh (chị) có những di sản văn hóa
(vật thể và phi vật thể) tiêu biểu nào? Anh (chị) hãy giới thiệu về một di sản
văn hóa của quê hương mà anh (chị) ấn tượng nhất. Theo anh (chị), cần phải
làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa đó?
Trả lời:
Ngày 27 tháng 6 năm 2011, tại Kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản
Thế giới ở Paris, Cộng hòa Pháp, UNESCO đã chính thức quyết định đưa

Di tích Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) vào Danh mục Di sản Văn hóa và Thiên
nhiên Thế giới.Sở dĩ khu thành này được UNESCO công nhận là di sản văn
hóa thế giới là vì Thành Nhà Hồ đã đáp ứng hai tiêu chí được quy định trong
Công ước Di sản Thế giới năm 2008. Đó là tiêu chí 2 “bày tỏ sự trao đổi
quan trọng của các giá trị nhân văn, qua một thời kỳ hay bên trong một khu
vực văn hóa của thế giới, về những phát triển trong kiến trúc, công nghệ,
nghệ thuật điêu khắc, quy hoạch thành phố hay thiết kế phong cảnh” và tiêu
chí 4 “là ví dụ nổi bật về một loại hình công trình xây dựng, một quần thể
kiến trúc hoặc kỹ thuật hoặc cảnh quan minh họa một (hoặc nhiều) giai đoạn
trong lịch sử nhân loại”.
Thành Nhà Hồ thuộc địa phận các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh
Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, Vĩnh Thành và thị
trấn Vĩnh Lộc (huyện Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh Hóa. Đây là kinh thành của
nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407.
Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly - lúc bấy giờ là tể tướng dưới triều đại
nhà Trần - cho xây dựng vào năm 1397. Thành xây xong, Hồ Quý Ly ép
Vua Trần Thuận Tông rời đô từ kinh thành Thăng Long (Hà Nội) về Thanh
Hóa. Tháng 2 năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay nhà
Trần và đặt tên nước là Đại Ngu (1400-1407), thành Nhà Hồ chính thức trở
thành kinh đô. Thành Nhà Hồ trong lịch sử còn có các tên gọi khác là thành
An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai.

Thành Nhà Hồ được mô tả là một công trình kỳ vĩ bởi kỹ thuật và nghệ
thuật xây dựng đá lớn và sự kết hợp các truyền thống xây dựng độc đáo có
một không hai ở Việt Nam, khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong thời kỳ
cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15. Thành có 4 cửa và 4 bức tường được xây bằng
đá chắc chắn, uy nghiêm. Sử dụng các vật liệu bền vững, đặc biệt là các khối
đá lớn. Các khối đá xây Thành Nhà Hồ có kích thước trung bình 2,2m x
1,5m x 1,2m, cá biệt có khối, có kích thước tới 4,2m x 1,7m x 1,5m và 5,1m
x 1m x 1,2m, những khối đá lớn nhất nặng tới 26,7 tấn. . Những loại đá xây

vòm cuốn thì được làm nhẵn nhiều mặt, những viên đá xây tường thì chủ
yếu là gia công nhẵn ở nơi mặt đá được ráp với nhau. Còn các mặt tiếp xúc
với đất và các loại vật liệu khác thì không cần gia công làm nhẵn. Làm như
thế vừa tiết kiệm lao động vừa tăng độ liên kết giữa đá và các loại vật liệu
khác. Thành nhà Hồ là một trong số ít các di tích kinh thành chưa chịu nhiều
tác động của quá trình đô thị hóa, cảnh quan và quy mô kiến trúc còn được
bảo tồn gần như nguyên vẹn .
Thành Nhà Hồ được xây dựng trong vùng đồng bằng được bao bọc bởi
nhiều dãy núi đá, với 2 con sông Mã và sông Bưởi bao bọc xung quanh và
hội tụ về phía trước. Không gian và bố cục kiến trúc Thành Nhà Hồ thể hiện
rõ việc tiếp thu mạnh mẽ tư tưởng Nho giáo, coi kinh đô của một nước là
biểu tượng của vương quyền và vua là Thiên tử theo tư tưởng thiên mệnh.
Việc sử dụng những khối đá lớn chứng tỏ sức mạnh tổ chức của một nhà
nước Tân Nho giáo, cho thấy sự giao lưu về kỹ thuật xây dựng trong khu
vực Đông Nam Á, và sự thay đổi hướng trục chính làm nên điểm khác biệt
về thiết kế của Thành Nhà Hồ so với chuẩn mực Trung Hoa.
Việc lựa chọn vị trí đặt kinh đô chứng tỏ sự hiểu biết sâu sắc về vùng
đất được chọn và việc vận dụng rất khéo léo các yếu tố cảnh quan thiên
nhiên theo quan niệm của dịch lý và phong thủy phương Đông. Điều đó
khiến cho Thành Nhà Hồ trở thành một trong những ví dụ điển hình của một
kinh đô mang phong cách kiến trúc Đông Á.
Thành Nhà Hồ thể hiện những bước phát triển mới trong phong cách
kiến trúc trên phương diện kỹ thuật và quy hoạch đô thị trong môi trường
ĐNÁ, tận dụng triệt để điều kiện thiên nhiên xung quanh và đưa thêm vào
các công trình và cảnh quan đô thị của mình những yếu tố riêng biệt của
Việt Nam và ĐNÁ. Đây quả là một di sản văn hóa có giá trị lịch sử và nhân
văn vô cùng lớn. Thật đáng tự hào!
Câu 5: “ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam ”
Anh (chị) hãy cho biết hai câu thơ trên là của ai. Nêu ý nghĩa của hai câu thơ

đó. Theo anh (chị), cần phải làm gì để người học yêu thích môn Lịch sử?
Bài làm:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Hai câu thơ trên là câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh, một vị lãnh tụ vĩ
đại, nhà văn nhà cách mạng nổi tiếng của dân tộc Việt Nam. Qua câu nói
trên, Bác của chúng ta đã gửi gắm đến chúng ta, mỗi người công dân, mỗi
người học sinh một ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc :
- Lịch sử là môn học lẽ ra phải được coi trọng vì lịch sử là quá khứ của
một dân tộc. Bác Hồ đã nói, lịch sử là “gốc tích nước nhà”. Lịch sử làm nên
văn hóa dân tộc, quy định bản sắc văn hóa, tâm hồn tính cách dân tộc. Người
ta nói quá khứ cắt nghĩa hiện tại, hiện tại cắt nghĩa tương lai là theo nghĩa
này. Đúng vậy, quá khứ luôn là điểm tựa, là bệ phóng cho hiện tại. Bài học
từ quá khứ sẽ là hành trang tinh thần cho thế hệ hôm nay cất cánh bay vào
tương lai.
 Để người học yêu thích môn lịch sử , - Cần cải tiến lại phương pháp
giảng dạy môn lịch sử ở trường phổ thông. Lịch sử không hề là sự học thuộc
mà còn là triết lý, suy ngẫm, là bài học. Một bài giảng lịch sử là sự tái hiện
quá khứ nhưng đồng thời cũng là sự phán xét lại, đánh giá lại quá khứ ở
người học trên quan điểm nhân dân là người sáng tạo và làm nên lịch sử.
Phải đánh thức ở học trò niềm đam mê hiểu biết về quá khứ nhưng cũng
phải gợi ở họ phản biện lại lịch sử. Đó là sự sáng tạo. Ở bất cứ bài giảng nào
nếu không gợi được sự phát huy trí tuệ sáng tạo, niềm đam mê tri thức, sự
liên tưởng khoa học thì không coi đó là một bài giảng thành công. Lịch sử,
xét đến cùng là những gì đã đi qua, được con người hiện tại ý thức lại.
Những bài học lịch sử sẽ vô ích nếu không làm đọng lại ở người học hôm
nay niềm kính trọng cha ông đã dựng xây nên non nước này, đã dũng cảm
bảo vệ nền độc lập tự chủ, đã sáng tạo nên cả một nền văn hóa Việt. Từ đó
chúng ta sẽ được tiếp thêm niềm tin, niềm tự hào để mà sống mạnh mẽ hơn,
trung thực hơn, chân chính hơn. Đấy là nhiệm vụ cao cả, là thiên chức lớn

lao của môn lịch sử mà bất cứ người công dân chân chính nào cũng phải
học, phải bồi dưỡng suốt đời.
 Bài thi của em đến đây là hết !!! 

×