Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.67 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài số 9:
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT
GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ
TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
HỌC VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN VŨ THÀNH
STT : 64
NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 4
LỚP : CAO HỌC ĐÊM 1 – K20
GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
TP. Hồ Chí Minh, Tháng 5/2011
Tiểu luận: Triết học GV: TS. Bùi Văn Mưa
DANH SÁCH NHÓM 4
STT Họ và Tên
49 Nguyễn Thị Bích Liên
50 Phan Hoài Linh
51 Trần Ngọc Linh
52 Đào Thị Bích Loan
53 Đào Mạnh Long
54 Trương Bảo Long
55 Đỗ Hữu Lộc
56 Nguyễn Văn Luận
57 Nguyễn Thanh Luận
58 Nguyễn Viết Mạnh
59 Trương Công Minh
60 Trương Quang Minh Nhóm trưởng
61 Đoàn Thị Minh
62 Trần Đăng Minh
63 Đoàn Thanh Nam


64 Nguyễn Vũ Thành
65 Nguyễn Thành Nam
K20 – Đêm 1 – Nhóm 4
Tiểu luận: Triết học GV: TS. Bùi Văn Mưa
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….
LỜI MỞ ĐẦU 3
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………………
LỜI MỞ ĐẦU
Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đã có lịch sử khoảng 3000 năm. Sự
phát triển những tư tưởng Triết học của nhân loại là một quá trình lâu dài, đa
dạng với nhiều trường phái khác nhau, phát triển và ảnh hưởng khác nhau theo
từng khu vực địa lý. Đặc biệt ảnh hưởng sâu sắc đến nền Triết học Thế Giới là
hai nền Triết học: Hy Lạp cổ đại và Trung Quốc cổ đại. Đây là hai nền Triết học
đặt nền móng cho nền văn minh Thế Giới.
Nền Triết học Hy Lạp cổ đại là khúc dạo đầu cho một bản nhạc giao hưởng,
bản hợp xướng của Triết học Phương Tây. Một giai đoạn lịch sử khởi nguyên
tiềm tàng của Triết học nhân loại làm tiền đề cho toàn bộ hệ thống Triết học
Phương Tây sau này. Chính vì vậy F. Enghen đã khẳng định: “Không có cơ sở
văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì tuyệt nhiên không có Châu Âu hiện đại”.
Bên cạnh đó, khi xem xét đến văn minh Châu Á phải kể đến văn minh Trung
Quốc. Có thể nói văn minh Trung Quốc là một trong những cái nôi của văn minh
nhân loại, là nơi sản sinh ra nhiều học thuyết Triết học lớn có ảnh hưởng lớn đến
nền văn minh Châu Á cũng như toàn Thế Giới. Xét về lịch sử phát triển và phạm
vi ảnh hưởng của Triết hoc cổ đại Trung Quốc chúng ta cũng có thể nói: “Nếu
không có Triết học Trung Quốc cổ đại thì không có Trung Quốc, Việt Nam và
một số nước Châu Á ngày nay”.
Sự ra đời và phát triển của hai nền Triết học này có ảnh hưởng hết sức to lớn
đến nhân loại, là cội nguồn của nền Triết học vĩ đại ngày nay. Nó đã trở thành
Thế Giới quan và phương pháp luận khoa học, từ đó đưa ra những nguyên lý

K20 – Đêm 1 – Nhóm 4
Tiểu luận: Triết học GV: TS. Bùi Văn Mưa
khoa học giúp con người nhận thức đúng và cải tạo Thế Giới, là tiền đề cho sự
phát triển văn minh nhân loại. Xét trên nhiều khía cạnh chúng ta thấy hai nền
Triết học này tuy hình thành ở những hoàn cảnh, vùng địa lý khác nhau và hình
thành những học thuyết Triết học khác nhau nhưng đồng thời cũng có những
điểm tương đồng không thể phủ nhận được.
Vì những lý do trên mà Nhóm 4 đã chọn đề tài: “Sự tương đồng và khác
biệt giữa Triết học Hy Lạp cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại” để tìm
hiểu và cũng để có cái nhìn sâu sắc hơn về hai nền Triết học này.
Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa vô cùng to lớn, giúp chúng ta hiểu lý
giải được nguồn gốc, quá trình và xu hướng phát triển của hai nền Triết học, hiểu
được lịch sử tư tưởng từ các học thuyết nổi tiếng của những nhà Triết học Hy lạp
và Trung Quốc thời bấy giờ cũng như sự tương quan giữa chúng.
Với mục đích như trên, nội dung đề tài được cô đọng trong 2 chương:
− Chương 1: Giới thiệu khái quát về Triết học Hy Lạp cổ đại và Triết
học Trung Quốc cổ đại:
+ Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển
+ Các đặc điểm cơ bản
+ Các trường phái Triết học tiêu biểu
− Chương 2: Đánh giá và so sánh giữa 2 nền Triết học Hy Lạp cổ đại
và Trung Hoa cổ đại
+ Các đặc điểm tương đồng
+ Các điểm khác biệt
− Kết luận
K20 – Đêm 1 – Nhóm 4
Tiểu luận: Triết học GV: TS. Bùi Văn Mưa
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TRIẾT HỌC HY
LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
1.1 - TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI :

1.1.1 - Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại :
Hy Lạp cổ đại là một quốc gia rộng lớn có khí hậu ôn hòa, nhiều đồng
bằng rộng lớn phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt. Vùng bờ biển phía đông
nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho ngành hàng hải, giao thương phát triển. Hy lạp
cổ đại sớm trở thành một quốc gia có nền công - thương nghiệp sớm phát triển,
một nền văn hóa tinh thần phong phú đa dạng. Thế kỷ VIII – VI TCN, thời kỳ
nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt, năng xuất lao động
tăng nhanh, sản phẩm dồi dào, chế độ sở hữu tư nhân được cũng cố. Xu hướng
chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ đã thể hiện ngày càng rõ nét.
Về nguồn gốc, từ sự phát triển về kinh tế, xã hội mạnh mẽ đã phân hóa ra
làm hai giai cấp xung đột nhau là chủ nô và nô lệ, hình thành chế độ chiếm hữu
nô lệ. Lao động bị phân hóa, đề cao lao động trí óc, coi thường lao động chân
tay, điều này thúc đẩy sự hình thành của tầng lớp tri thức biết xây dựng và sử
dụng hiệu quả tư duy lý luận để ra đời nghiên cứu triết học và khoa học và phát
triển mạnh mẽ.
1.1.2 - Những đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại :
Đặc đểm 1: Phát sinh và phát triển trên cơ sở kinh tế của xã hội chiếm hữu nô lệ
nên nó thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô
thống trị. Nó là công cụ lý luận để giai cấp này duy trì trật tự xã hội, củng cố vai
trò thống trị và khẳng định vị trí cấp cao. Triết học Hy lạp có sự phân chia và đối
lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái duy vật – duy tâm, vô thần – hữu thần,
gắn liền với cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng.
K20 – Đêm 1 – Nhóm 4 Trang 1
Tiểu luận: Triết học GV: TS. Bùi Văn Mưa
Đặc điểm 2: Xuất hiện phép biện chứng chất phác, duy vật sơ khai. Các nhà triết
học Hy Lạp cổ đại là “những nhà biện chứng bẩm sinh”, họ nghiên cứu và sử
dụng phép biện chứng để nâng cao nghệ thuật hùng biện, tìm ra chân lý, bảo vệ
quan điểm của mình. Họ đã phát triển ra nhiều yếu tố của phép biện chứng nhưng
chưa trình bày chúng như một hệ thống chặt chẽ.
Đặc điểm 3: Do những nhà triết học của Hy Lạp đồng thời cũng là nhà khoa học

tự nhiên, nên họ quan sát trực tiếp các hiện tượng tự nhiên để rút ra những kết
luận triết học, chứa đựng hầu hết các vấn đề cơ bản của thế giới quan. Do trình
độ tư duy lý luận còn thấp, nên khoa học tự nhiên chưa đạt tới trình độ mổ xẻ,
phân tích tự nhiên để đi sâu vào bản chất sự vật, mà nó mới nghiên cứu tự nhiên
sơ lược để dựng nên bức tranh tổng quát về thế giới.
Đặc điểm 4: Triết học Hy Lạp cổ đại coi trọng vấn đề con người, sự hình thành,
bản chất con người. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã đưa ra nhiều quan niệm
khác nhau về con người, quá trình đấu tranh giữa tri thức khoa học và tín
ngưỡng, giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm tôn giáo, họ cố lý giải vấn đề quan hệ
giữa linh hồn và thể xác, về đời sống đạo đức – chính trị - xã hội của họ. Dù còn
có nhiều bất đồng, song nhìn chung, các triết gia đều khẳng định con người là
tinh hoa cao quý nhất của tạo hóa.
1.1.3 - Các trường phái triết học Hy Lạp tiêu biểu
1.1.3.1 - Chủ Nghĩa Duy Vật :
a) Trường phái Milê : xuất phát từ giai đoạn đầu hình thành, do 3 nhà triết học
duy vật là Talét, Anaximăngđrơ, Anaximen xây dựng vào thế kỷ 6, TCN, nhằm
làm sáng rõ bản nguyên vật chất của thế giới. Talét chủ trương giải thích giới tự
nhiên không phải bằng niềm tin mà bằng sự kiện quan sát; ông kết luận: Nước là
yếu tố đầu tiên, là bản nguyên của vạn vật. Theo Anaximăngđrơ, apeiron là
nguồn gốc của vạn vật. Còn theo Anaximen, không khí có thể biến đổi thành mọi
thứ và tạo ra vạn vật. => duy vật giản đơn, chất phác, thô sơ; nhưng có ý nghĩa
vô thần, chống lại thế giới quan thần thoại hiện giờ.
K20 – Đêm 1 – Nhóm 4 Trang 2
Tiểu luận: Triết học GV: TS. Bùi Văn Mưa
b) Trường phái Hêraclít : nổi trội nhất trong thời kỳ hình thành, do Hêraclít xây
dựng vào thế kỷ 6, TCN. Hêraclít coi bản nguyên của thế giới là lửa, vạn vật đều
từ lửa mà ra, rồi sau đó sẽ mất đi để quay về với lửa, nhưng tuỳ theo độ của lửa
mà vạn vật có thể chuyển hóa – thay đổi trạng thái. Hêraclít đã nêu lên các phỏng
đoán thiên tài về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Các luận
điểm cốt lõi của phép biện chứng đều đã được ông đề cập đến dưới dạng danh

ngôn, tỷ dụ. Phép biện chứng duy vật chất phác là đóng góp của triết học Hêraclít
vào kho tàng tư tưởng của nhân loại.
c) Trường phái đa nguyên : do Empêđốc và Anaxago xây dựng , Empêđốc thừa
nhận sự tồn tại của 4 khởi nguyên độc lập, bất biến là: đất, nước, không khí, lửa;
chúng chịu sự tác động của 2 loại lực là: tình yêu và hận thù, vũ trụ luôn vận
động trải qua 4 giai đoạn. Anaxago cho rằng vạn vật phải được sinh ra từ các hạt
giống – cái bảo tồn và phát triển tính chất của sự vật cùng loại. Hạt giống cực
nhỏ và có thể phân chia đến vô tận. Mỗi sự vật vật chất chứa đựng trong mình
mọi hạt giống của các sự vật khác nhưng nó chỉ bị quy định bởi tính chất hạt
giống của chính nó =>duy vật khi giải thích thế giới vật chất. Nus –linh hồn của
thế giới, là động lực làm các hạt giống nẩy nở, thay thế nhau. Nus đưa thế giới
thoát ra khỏi sự hỗn độn để đi vào quá trình biến hóa của mình, và qua đó nhận
thức bản thân thế giới. => quay về duy tâm.
d) Trường phái nguyên tử luận : do Lơxíp xây dựng và Đêmôcrít hoàn thiện dựa
trên thuyết nguyên tử (hai thực thể nguyên tử và chân không tụ lại tạo thành vật
chất): là một hệ thống quan điểm duy vật đầy đủ, nhất quán. Đêmôcrít có quan
điểm về nhận thức bao gồm cảm tính và lý tính, coi trọng lý tính sáng suốt, coi
nhẹ cảm tính từ giác quan. Đem lại các phương pháp nhận thức logic như qui
nạp, so sánh, giả thuyết, định nghĩa. Ngoài ra, theo ông đạo đức là : Hiểu biết là
cơ sở của đạo đức. Sống có đạo đức là sống đúng mực, ôn hòa, không hại mình,
không hại người. Hạnh phúc là trạng thái mà trong đó con người sống hưởng lạc
với tâm hồn thanh thản. Chính trị, xã hội tốt nhất được cai trị bởi nhà nước chủ
nô, lấy chế độ cộng hòa làm nền tảng chính trị, lấy chuẩn mực đạo đức và pháp
K20 – Đêm 1 – Nhóm 4 Trang 3
Tiểu luận: Triết học GV: TS. Bùi Văn Mưa
lý làm cơ chế hoạt động. Phát triển nền thương mại và sản xuất thủ công hướng
theo tình thân ái, tính ôn hòa và lợi ích chung của công dân tự do, nô lệ phải tuân
theo lệnh ông chủ. Nhu cầu vật chất con người là động lực phát triển xã hội.
1.1.3.2 - Chủ Nghĩa Duy Tâm : Hình thành trong trường phái triết
học Pythagore, trải qua trường phái duy lý Elee và đạt được đỉnh cao

trong trường phái duy tâm khách quan – thế giới ý niệm của Platon.
a) Trường phái Pytagore : là nhà triết học, toán học uyên bác, ông cho rằng “con
số” là bản nguyên của thế giới, là bản chất của vạn vật. Thừa nhận sự bất tử và
luân hồi của linh hồn => đặt nền móng ban đầu cho duy tâm cổ đại. Ông cũng
bàn đến các mặt đối lập của mọi sự vật hiện tượng, ông quy về mười cặp đối
lập hữu hạn và vô hạn. Mười cặp đối lập này chia làm bốn lĩnh vực là: toán học,
vật lý, sinh học và đạo đức. Đó là những mặt đối lập cơ bản của tự nhiên và xã
hội.
b) Trường phái Êlê :
Xênôphan (Xénophane): cho rằng mọi cái đều từ đất mà ra, và cuối cùng
trở về đất. Đất là cơ sở của vạn vật. Cùng với nước, đất tạo nên sự sống của
muôn loài. Ông cho rằng, “tồn tại” là bản chất chung thể hiện tính thống nhất của
vạn vật trong thế giới. “Tồn tại” là một phạm trù triết học mang tính khái quát
cao, và nhận thức bởi tư duy, lý tính. Quan niệm “tồn tại”đánh dấu một giai đoạn
mới trong phát triển triết học Hy Lạp cổ đại.
Pácmênít (Parménide): sự vật không ngừng biến đổi từ dạng này sang
dạng khác, chỉ khác nhau ở cách thức biểu hiện của sự tồn tại, và tồn tại không
hề thay đổi, đó cũng là bản chất của sự vật, được nhận thức bởi tư duy lý tính.
Nhận thức lý tính đòi hỏi con người phải dùng trí óc để khám phá nguồn gốc, bản
chất của thế giới.
Dênông (Zénon): bảo vệ trường phái Êlê. Ông đưa ra những apôri nghĩa là
tình trạng không có lối thoát hay nghịch lý. Thông qua chúng, ông chứng minh
K20 – Đêm 1 – Nhóm 4 Trang 4
Tiểu luận: Triết học GV: TS. Bùi Văn Mưa
rằng “tồn tại là đồng nhất, duy nhất là bất biến”. Còn tính phức tạp, đa dạng và
vận động của thế giới là không thực.
c) Trường phái duy tâm khách quan :
Xôcrát (Socrate): không nghiên cứu về giới tự nhiên, ông dành phần lớn
nghiên cứu về con người, đạo đức: “Con người hãy nhận thức về chính mình”.
Platông (Platon): nhà triết học duy tâm khách quan: học thuyết về ý niệm, đưa ra

hai quan niệm về thế giới các sự vật cảm biết và thế giới các ý niệm. Nhận thức
của con người là nhận thức về ý niệm. Thế giới ý niệm có trước thế giới cảm
biết, sinh ra thế giới cảm biết. Từ quan niệm trên Platon đã đưa ra khái niệm "tồn
tại" và "không tồn tại". "Tồn tại" theo ông là cái phi vật chất, cái nhận biết được
bằng trí tuệ siêu tự nhiên là cái có tính thứ nhất. Còn "không tồn tại" là vật chất,
cái có tính thứ hai so với cái tồn tại phi vật chất. Do vậy, theo ông duy tâm quyết
định duy vật.
Về mặt nhận thức luận Platon cũng mang tính duy tâm. Theo ông tri thức
là cái có trước các sự vật chứ không phải là sự khái quát kinh nghiệm trong quá
trình nhận thức các sự vật đó. Nhận thức con người không phản ánh các sự vật
của thế giới khách quan mà chỉ là nhớ lại, hồi tưởng lại của linh hồn những cái đã
quên trong quá khứ. Theo Platon tri thức được phân làm hai loại: Tri thức hoàn
toàn đúng đắn (tri thức ý niệm, hồi tương) và tri thức mờ nhạt (nhận thức cảm
tính, lẫn lộn, không có chân lý). Về xã hội, Platon đưa ra quan niệm về nhà nước
lí tưởng trong đó sự tồn tại và phát triển của nhà nước lí tưởng dựa trên sự phát
triển của sản xuất vật chất, sự phân công hài hoà các ngành nghề và giải quyết
các mâu thuẫn xã hội.
1.1.3.3 - Chủ Nghĩa Nhị Nguyên :
Dao động giữa đường lối duy vật của Đêmôcrít và đường lối duy tâm của
Socrat, Platông là Triết gia Aristote học trò xuất sắc của Platông. Cống hiến nổi
bật của Aristote là ông đã phê phán một cách cặn kẽ học thuyết về ý niệm của
Platông. Ông công nhận tự nhiên tồn tại khách quan, đặt nền móng cho khoa học
K20 – Đêm 1 – Nhóm 4 Trang 5
Tiểu luận: Triết học GV: TS. Bùi Văn Mưa
lôgíc thời cổ đại, tam đoạn luận, vật lý học  duy vật trong tự nhiên; mặt khác
ông lại chủ trương hình thức là bản chất của mọi sự vật, mà hình thức của mọi
hình thức là tư duy, lý tính, suy nghĩ, thượng đế – thuyết nguyên nhân, không có
linh hồn bất tử nhưng có linh hồn lý tính bất diệt- tinh thần quyết định vật chất->
duy tâm trong xã hội, con người. Nhưng do hạn chế lịch sử và xuất thân là nhà tư
tưởng của giai cấp chủ nô quý tộc nên về mặt chính trị ông chỉ bảo vệ lợi ích cho

tầng lớp này, bảo vệ tầng lớp trung lưu, khinh miệt nô lệ, về mặt triết học ông là
nhà nhị nguyên luận.
1.2 - TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI :
1.2.1 - Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển của triết học Trung Quốc cổ đại :
Trung Hoa là một đất nước rộng lớn thuộc vùng Đông Á. Trên lãnh thổ
Trung Hoa có hai con sông lớn chảy qua: sông Hoàng Hà ở phía bắc và sông
Trường Giang ở phía nam tạo nên hai miền Bắc Nam với nhiều khác biệt, nền
kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, định canh, định cư.
Thời cổ đại của Trung Quốc bắt đầu từ vương triều nhà Hạ (~thế kỷ XXI -
thế kỷ XVI TCN) do Hạ Vũ đặt nền móng, tồn tại tới thời vua Kiệt thì bị diệt
vong. Thời này, người Trung Quốc chỉ mới biết dùng đồng đỏ, thế giới quan thần
thoại, tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm thần bí thống trị trong đời sống tinh thần.
Những tư tưởng triết học đã xuất hiện; và trải qua 2 vương triều nhà Thương (còn
gọi là Ân, thế kỷ XVI - thế kỷ XII TCN) do Thành Thang thành lập, tồn tại tới
thời vua Trụ thì bị diệt vong. Thời này, người Trung Quốc sống định canh, định
cư; biết dùng đồng thau, khai khẩn ruộng đất và thực hiện đường lối tỉnh điền;
ma thuật được thay bằng tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên và thần xã – tắc; và Vương
triều nhà Chu (~thế kỷ XII - 221 TCN) do Văn Vương thành lập, tồn tại hơn 8
thế kỷ trải qua thời Tây Chu đóng đô ở Cảo Kinh, trước 771 TCN và thời Đông
Chu đóng đô ở Lạc Ấp. Thời Tây Chu, đất nước Trung Quốc tương đối ổn định.
Nhưng sang thời Đông Chu, khi đồ sắt được dùng phổ biến, chế độ sở hữu tư
nhân về ruộng đất được hình thành thay thế cho chế độ ruộng đất tĩnh điền trước
K20 – Đêm 1 – Nhóm 4 Trang 6
Tiểu luận: Triết học GV: TS. Bùi Văn Mưa
đó đã làm nảy sinh một loạt những thế lực chính trị mới. Đó là tầng lớp địa chủ
mới đang lấn át và xung đột gay gắt với tầng lớp quý tộc cũ. Do vậy, xã hội rơi
vào tình trạng rối ren; các giá trị, chuẩn mực cộng đồng bị đảo lộn. Sự tranh
giành địa vị xã hội của các thế lực chính trị đã đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vào
tình trạng chiến tranh khốc liệt. Thời này bao gồm hai thời kỳ nhỏ là Xuân thu
(722-481 TCN) và Chiến quốc (403-221 TCN). Thực trạng đó của xã hội làm

xuất hiện những tụ điểm, những trung tâm của những "kẻ sĩ" luôn tranh luận về
trật tự xã hội cũ và đề ra những mẫu hình của một xã hội trong tương lai. Lịch sử
gọi đây là thời kỳ "Bách gia chư tử" (trăm nhà trăm thầy), "Bách gia tranh minh"
(trăm nhà đua tiếng). Chính trong quá trình ấy đã sản sinh ra những nhà tư tưởng
lớn và hình thành nên các trường phái triết học khá hoàn chỉnh. Cuối thời Chiến
quốc , với sự lãnh đạo của Tần Thủy Hoàng, nhà Tần đã tiêu diệt các nước khác,
thống nhất giang sơn, xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu
tiên của xã hội Trung Quốc.
1.2.2 - Các đặc điểm cơ bản của triết học Trung Quốc cổ đại :
Một là, triết học Trung Quốc cổ đại chủ yếu tập trung giải quyết những
vấn đề do thực tiễn đạo đức -chính trị - xã hội của thời đại đặt ra. Bởi đây là thời
kỳ đảo lộn của xã hội lúc bấy giờ nên triết học đã đặc biệt quan tâm, tìm cách lý
giải và tìm ra những triết lý, những biện pháp nhằm khắc phục hiện tượng xã hội
biến động trong lịch sử chính trị, cai trị của các triều đại.
Hai là, triết học Trung Quốc cổ đại bàn nhiều về vấn đề con người, đặc
biệt là nguồn gốc, số phận, bản tính… của con người, nhằm mang lại cho con
người một quan niệm nhân sinh vững chắc, giúp con người định hướng hoạt
động trong điều kiện xã hội phức tạp và đầy biến động. Để lại triết lý: nhân –
nghĩa –trí –học, tu thân –trị gia –tề quốc.
Ba là, triết học Trung Quốc cổ đại cũng bị chi phối bởi cuộc đấu tranh
giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm; nhưng đó là cuộc đấu tranh xung
quanh vấn đề con người; vì vậy, vấn đề về quan hệ giữa Con người với Trời, Đất
K20 – Đêm 1 – Nhóm 4 Trang 7
Tiểu luận: Triết học GV: TS. Bùi Văn Mưa
(Thiên - Nhân – Địa) là vấn đề mang tính xuất phát và xuyên suốt qua toàn bộ
nền triết học này.
Bốn là, trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, các trường phái triết
học Trung Quốc cổ đại không chỉ phê phán, xung đột nhau mà còn biết hấp thụ
những tư tưởng của nhau để bổ sung, hoàn chỉnh lý luận của chính mình
1.2.3 - Các trường phái triết học Trung Quốc cổ đại tiêu biểu :

1.2.3.1 - Thuyết Âm – Dương, Ngũ hành :
Từ thực tế cuộc sống, người Trung Quốc cổ đại cho rằng, bản thân vũ trụ,
cũng như vạn vật trong nó, được tạo thành nhờ vào sự tác động lẫn nhau của 2
thái cực (lực lượng) đối lập nhau là âm và dương. Nhưng hai thế lực Âm -
Dương không tồn tại biệt lập mà là thống nhất với nhau, chế ước lẫn nhau. Tư
tưởng triết học về Ngũ hành có xu hướng đi vào phân tích cấu trúc của vạn vật và
quy nó về những yếu tố khởi nguyên với những tính chất khác nhau, tương sinh,
tương khắc với nhau. Đó là năm yếu tố: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.
Tóm lại, bằng lý luận Âm dương và lý luận Ngũ hành, Âm dương gia đã
đứng trên quan điểm duy vật chất phác để giải thích một cách máy móc sự phát
triển của thế giới. Chúng có tác dụng chống lại chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và
mục đích luận trong quan niệm về tự nhiên, xã hội và con người. Ngoài ra, chúng
còn góp phần tạo nên cơ sở lý luận dẫn tới những phát minh về thiên văn, lịch
pháp, y học trong lịch sử Trung Hoa cổ trung đại.
1.2.3.2 - Nho gia :
Nho gia xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI tr. CN dưới thời Xuân Thu, người
sáng lập là Khổng Tử (551 - 479 tr. CN). Nho gia nguyên thuỷ là triết lý của
Khổng Tử và Mạnh Tử về đạo làm người quân tử vá cách thức trở thành người
quân tử, cách cai trị đất nước. Đồng thời chứa đựng nhiều giá trị nhân bản và toát
lên tinh thần biện chứng sâu sắc. Đến thời Chiến Quốc, Nho gia đã được Mạnh
Tử và Tuân Tử hoàn thiện và phát triển theo hai xu hướng khác nhau:duy vật và
K20 – Đêm 1 – Nhóm 4 Trang 8
Tiểu luận: Triết học GV: TS. Bùi Văn Mưa
duy tâm, trong đó dòng Nho gia Khổng-Mạnh có ảnh hưởng rộng và lâu dài nhất
trong lịch sử Trung Hoa và một số nước lân cận.
1.2.3.3 - Đạo gia :
Người sáng lập ra Đạo gia là Lão Tử (khoảng thế kỷ VI trước CN), học
thuyết của ông được Dương Chu và Trang Chu thời chiến quốc hoàn thiện và
phát triển theo hai hướng ít nhiều khác nhau. Những tư tưởng triết học của Đạo
gia được khảo cứu chủ yếu qua Đạo Đức kinh và Nam hoa kinh. Tư tưởng cốt lõi

của Đạo gia là học thuyết về “Đạo” với những tư tưởng biện chứng, cùng với học
thuyết “Vô vi” về lĩnh vực chính trị - xã hội.
1.2.3.4 - Mặc gia :
Do Mặc Tử, tức Mặc Địch (khoảng từ 479 -381 tr.CN) sáng lập thời Xuân
Thu. Sang thời Chiến Quốc dã phát triển thành phái Hậu Mặc. Đây là một trong
ba học thuyết lớn nhất đương thời (Nho - Đạo - Mặc). Tư tưởng triết học trung
tâm của Mặc gia thể hiện ở quan niệm về "Phi thiên mệnh". Theo quan niệm này
thì sự giàu, nghèo, thọ, yểu không phải là do định mệnh của Trời mà là do
người. Nếu người ta nỗ lực làm việc, tiết kiệm tiền của thì ắt giàu có, tránh được
nghèo đói. Học thuyết "Tam biểu" của Mặc gia mang tính cách là một học thuyết
về nhận thức, có xu hướng duy vật và cảm giác luận, đề cao vai trò của kinh
nghiệm, coi đó là bằng chứng xác thực của nhận thức.
1.2.3.5 - Pháp gia :
Là một trường phái triết học lớn của Trung Hoa cổ đại, chủ trương dùng
những luật lệ, hình pháp của nhà nước là tiêu chuẩn để điều chỉnh hành vi đạo
đức của con người và củng cố chế độ chuyên chế thời Chiến quốc. Là tiếng nói
đại diện cho tầng lớp quý tộc mới, đấu tranh kiên quyết chống lại tàn dư của chế
độ công xã gia trưởng truyền thống và tư tưởng bảo thủ, mê tín tôn giáo đương
thời. Đại diện của phái Pháp gia là Hàn Phi Tử (280 - 233 tr. CN). Phép trị quốc
của Hàn Phi Tử bao gồm 3 yếu tố tổng hợp là pháp, thế và thuật, trong đó pháp là
K20 – Đêm 1 – Nhóm 4 Trang 9
Tiểu luận: Triết học GV: TS. Bùi Văn Mưa
nội dung của chính sách cai trị, thế và thuật là phương tiện để thực hiện chính
sách đó.
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ SỰ TƯƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT GIỮA 2 NỀN
TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRUNG HOA CỔ ĐẠI
2.1 – Về điều kiện lịch sử ra đời và phát triển :
Về điều kiện tự nhiên, cả Trung Quốc cổ đại và Hy Lạp cổ đại có những
nét tương đồng với nhau về lãnh thổ, đất đai, khí hậu. Cả hai đều là những quốc
gia có đất đai rộng lớn, khí hậu ổn định thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thủ

công nghiệp và xây dựng các thành thị lớn thu hút nhiều dân cư. Cụ thể, lãnh thổ
Hy Lạp bao gồm miền Nam bán đảo Bancăng, miền ven biển phía Tây Tiểu Á và
nhiều hòn đảo ở miền Egee. Lãnh thổ Trung Hoa có hai con sông chảy qua : sông
Hoàng Hà ở phía Bắc và sông Trường Giang ở phía nam tạo nên hai miền. Miền
Bắc xa biển, khí hậu lạnh, đất đai khô khan, cằn cỗi và Miền Nam khí hậu ấm áp,
cây cối xanh tươi, phong cảnh đẹp, sản vật phong phú.
Dựa trên điều kiện tự nhiên thuận lợi đó, hai quốc gia đã đạt được nhiều
bước phát triển trong lĩnh vực kinh tế - xã hội : xã hội bước vào thời kỳ chiếm
hữu nô lệ, xuất hiện đối kháng giai cấp, nông nghiệp phát triển mạnh, hình thành
các nhà nước – thị thành…Tại Trung Quốc cổ đại vào thời nhà Thương thời kỳ
tan rã của chế độ thị tộc bước vào thời kỳ xã hội chiếm hữu nô lệ gia trưởng
phương Đông, nền kinh tế nông nghiệp đã khá phát triển. Vào thời Tây Chu, chế
độ quốc hữu hoá về ruộng đất và sức lao động; đã có sự tách biệt đối lập giữa
thành thị và nông thôn, xuất hiện đối kháng giai cấp; giai cấp địa chủ quý tộc giữ
địa vị thống trị xã hội sử dụng tôn giáo, chính trị, đạo đức làm công cụ bảo vệ địa
vị và quyền lợi của mình. Sang tới thời Đông Chu, nền kinh tế sản xuất nông
nghiệp, thương nghiệp, thủ công nghiệp phát triển mạnh; xuất hiện tầng lớp địa
chủ mới; mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt, đặc biệt là mâu thuẫn
giữa tầng lớp địa chủ mới và giai cấp quý tộc thị tộc cũ nhà Chu đang nắm chính
quyền. Về phía Hy Lạp, sau chiến thắng trong cuộc chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư,
K20 – Đêm 1 – Nhóm 4 Trang 10
Tiểu luận: Triết học GV: TS. Bùi Văn Mưa
một liên minh gồm 300 quốc gia thành bang Hy Lạp được thành lập, trong đó
Aten và Spac là hai thành bang hùng mạnh nhất. Aten là thành bang nằm ở vùng
đồng bằng Attich, có điều kiện địa lý thuận lợi nên tương ứng với sự phát triển
kinh tế, văn hoá là thiết chế nhà nước chủ nô dân chủ Aten – trung tâm kinh tế,
văn hoá của Hy Lạp cổ đại và là cái nôi của triết học châu Âu. Spac là thành
bang nằm ở vùng bình nguyên Iaconi, đất đai thích hợp phát triển nông nghiệp, là
dinh luỹ của chủ nô quý tộc cha truyền con nối. Spac đã xây dựng một thiết chế
nhà nước quân chủ, thực hiện áp bức nô lệ tàn khốc.

Cả Hy Lạp và Trung Quốc đều có một lịch sử lâu đời và trải qua nhiều
thời kỳ. Hy Lạp trải qua 4 thời kỳ : thời kỳ Crete-Mycens (đầu thiên niên kỷ III –
thế kỷ XII TCN); thời kỳ Homere (thế kỷ XI-IX TCN); thời kỳ Thành bang (thế
kỷ VIII-VI TCN) và thời kỳ Macedoine (năm 337 – 168 TCN). Trung Quốc cũng
có một lịch sử cổ đại đầy biến động : bắt đầu từ vương triều nhà Hạ (thế kỷ XXI
– thế kỷ XVI TCN); nối tiếp là vương triều nhà Thương (còn gọi là Ân, thế kỷ
XVI – thế kỷ XII TCN); nhà Chu (thế kỷ XII – 221 TCN) với 2 giai đoạn : Tây
Chu ổn định và Đông Chu chiến tranh khốc liệt.
Tuy xã hội trải qua nhiều giai đoạn đầy biến động nhưng cả hai quốc gia
đều đạt được những thành tựu rực rỡ về văn hoá, khoa học kỹ thuật, Triết học và
trở thành một trong những cái nôi lớn của văn minh nhân loại. Chữ viết sớm ra
đời và phát triển ở Trung Quốc, bên cạnh đó là các phát minh về giấy, kỹ thuật
in, la bàn và thuốc đã tác dụng rất lớn đền đời sống nhân dân trong nước và nhiều
nước trong khu vực. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có một nền văn học rực rỡ với
nhiều tác phẩm như Sách Xuân Thu, Sử ký, bộ Ngũ Kinh và Tứ Thư; một nền y
dược và giáo dục được đào tạo rất chi tiết; thiên văn lịch pháp phát triển; trong
bối cảnh đó nhiều hệ thống triết học đã ra đời và phát triển, đặc biệt là trong thời
Đông Chu và nhanh chóng trở thành nền tảng của triết học cổ-trung đại Trung
Quốc, tạo cơ cở cho các hệ thống thế giới quan và phương pháp luận sau này.
Nền Văn học Hy Lạp cổ đại cũng đã để lại một kho tàng thần thoại phong phú,
những tập thơ chứa chan tình cảm, những vở kịch hấp dẫn; về Nghệ Thuật, người
K20 – Đêm 1 – Nhóm 4 Trang 11
Tiểu luận: Triết học GV: TS. Bùi Văn Mưa
Hy Lạp đã để lại các công trinh kiến trúc, điêu khắc hội hoạ có giá trị; về khoa
học tự nhiên, các thành tựu toán học, thiên văn , vật lý…đã được các nhà khoa
học tên tuổi như Talet, Pytago, Acximet…sớm phát hiện ra; và đặc biệt người Hy
Lạp cổ đại đã để lại một di sản triết học đồ sộ và sâu sắc .
Mặc dù, có những nét tương đồng trong điều kiện ra đời nhưng Triết học
Hy Lạp cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại cũng có những điểm khác nhau cơ
bản : thứ nhất, xã hội Hy Lạp cổ đại và Trung Quốc cổ đại đều là xã hội chiếm

hữu nô lệ. Nhưng ở Hy Lạp là sự đấu tranh giai cấp giữa địa chủ và nô lệ, điển
hình là các cuộc đấu tranh nổi dậy của nô lệ Hy lạp với các hình thức : huỷ hoại
công cụ sản xuất, cướp phá mùa màng, tài sản, thực hiện chiến tranh giữa nô lệ
với địa chủ. Với xã hội Trung Quốc cổ đại đó là sự đấu tranh giữa giai cấp địa
chủ mới với tầng lớp quý tộc cũ, làm tan rã dần chế độ chiếm hữu nô lệ gia
trưởng, bắt đầu hình thành quan hệ sản xuất phong kiến. Điển hình là các cuộc
chiến tranh trong thời Xuân Thu. Thứ hai, tư tưởng Triết học Trung Quốc có
mầm mống từ thần thoại thời tam đại (Hạ, Thương, Chu) với các biểu tượng như
đế, thượng đế, quỷ thần…chúng hoà quyện vào thế giới quan thần thoại – tôn
giáo chi phối mạnh đời sống tinh thần của người Trung Quốc. Còn tư tưởng Triết
học Hy Lạp cổ đại là sự duy lý hoá các hình tượng thần thoại thành các khái
niệm, quá trình này dựa vào tri thức khoa học mà Talet, Pitago và sau đó là các
nhà khoa học tự nhiên khác xây dựng nên.
2.2 – Về đặc điểm của hai nền triết học :
Triết học Hy Lạp cổ đại thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp
luận của giai cấp chủ nô thống trị. Nó là công cụ lý luận để giai cấp này duy trì
trật tự xã hội, củng cố vai trò thống trị của mình. Giai cấp thống trị đã dùng triết
học như một công cụ hữu hiệu trong việc củng cố và khẳng định vị trí đối với các
tầng lớp khác trong xã hội. Thể hiện trong tư tưởng của Platông thông qua ba bộ
phận cấu thành linh hồn của con người để phân chia đẳng cấp, trong đó triết gia –
những người mà bộ phận lý trí trong linh hồn đóng vai trò chủ đạo, có nhận thức
K20 – Đêm 1 – Nhóm 4 Trang 12
Tiểu luận: Triết học GV: TS. Bùi Văn Mưa
sáng suốt và đạo đức cao cả, Thượng đế sinh ra họ để lãnh đạo xã hội. Đối với
triết học Trung Quốc cổ đại, hầu hết các học thuyết có xu hướng đi sâu giải quyết
những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội với nội dung bao trùm là
vấn đề con người, xây dựng con người, xã hội lý tưởng và con đường trị nước
(đại diện là Khổng Tử chủ trương tu thân để trở thành người quân tử, thi hành
đường lối nhân trị, đức trị và chính danh để xây dựng xã hội đại đồng, Lão Tử
chủ trương vô vi trong cuộc sống và cai trị nhà nước, Hàn Phi chủ trương dùng

pháp trị).
Triết học Hy lạp có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trào lưu,
trường phái duy vật (trường phái Milê, Heraclit, nguyên tử luận Lơxíp-Đêmôcrít)
– duy tâm (trường phái Pytago, Êlê, duy tâm khách quan của Xôcrát-Platông), vô
thần – hữu thần và gắn liền với cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng; điển hình là
cuộc đấu tranh giữa trào lưu duy vật của Đêmôcrít và trào lưu duy tâm của
Platông. Về triết học Trung Quốc, trong các trào lưu, học thuyết thường có sự
đan xen các yếu tố duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình. Cuộc đấu tranh
giữa các chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm không gay gắt, quyết liệt,
không thành trận tuyến rạch ròi. Nho giáo về cơ bản là duy tâm nhưng vẫn có
những luận điểm duy vật (thể hiện trong quan niệm về trời của Khổng Tử, một
mặt ông coi đó là giới tự nhiên với bốn mùa thay đổi, trăm vật sinh sôi; nhưng
mặt khác ông coi trời là lực lượng siêu nhiên quy định số phận và cuộc đời của
mỗi con người).
Triết học Hy Lạp cổ đại gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng
hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau nhằm xây dựng bức tranh về thế
giới như một hình ảnh chỉnh thể thống nhất mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong
nó. Do trình độ tư duy lý luận còn thấp, nên khoa học tự nhiên chưa đạt tới trình
độ mổ xẻ, phân tích tự nhiên để đi sâu vào bản chất sự vật, mà nó mới nghiên
cứu tự nhiên trong tổng thể để dựng nên bức tranh tổng quát về thế giới. Vì vậy,
các nhà triết học đồng thời là các nhà khoa học tự nhiên, họ quan sát trực tiếp các
hiện tượng tự nhiên để rút ra những kết luận triết học. Tiêu biểu là Heraclít với
K20 – Đêm 1 – Nhóm 4 Trang 13
Tiểu luận: Triết học GV: TS. Bùi Văn Mưa
phép biện chứng chất phác, Đêmôcrít và Lơxíp với thuyết nguyên tử luận. Triết
học Trung Hoa cổ đại có tính hệ thống được hình thành vào thời Đông Chu, đây
là giai đoạn xã hội rơi vào tình trạng rối ren, sự tranh giành địa vị cát cứ gây ra
hàng loạt cuộc chiến tranh khốc liệt (trong thời Xuân Thu, đất nước loạn lạc với
hơn 400 cuộc chiến tranh lớn nhỏ). Thực trạng ấy của xã hội đã làm xuất hiện
những trung tâm “kẻ sĩ” tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra những hình mẫu

cho một xã hội tương lai, dẫn tới hình thành các nhà tư tưởng lớn và các trường
phái triết học khá hoàn chỉnh. Phần lớn các nhà triết học đồng thời cũng là nhà
chính trị và đạo đức như Trâu Diễn, Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Quản Trọng,
Hàn Phi.
Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, các trường phái triết học
Trung Hoa cổ đại không chỉ phê phán, xung đột nhau mà còn biết hấp thụ những
tư tưởng của nhau để bổ sung, hoàn chỉnh lý luận của chính mình và chịu ảnh
hưởng ít nhiều bởi tư tưởng biện chứng trong kinh Dịch. Kinh điển của Nho gia
là Bộ Ngũ Kinh, trong đó có sách Kinh dịch bàn về những biến đổi của trời đất,
con người và xã hội. Trong tư tưởng của Đạo gia có sự kế thừa của Âm Dương
gia, Đạo gia cho rằng Đạo sinh ra một, một sinh ra hai (âm, dương đối lập). Triết
học Hy Lạp các trường phái mới và cũ xuất hiện đồng thời, không kế thừa lẫn
nhau, chỉ xung đột lẫn nhau. Điển hình là cuộc đấu tranh giữa trào lưu duy vật
của Đêmôcrít và trào lưu duy tâm của Platông.
Tuy nhiên, hai nền triết học cũng có những nét tương đồng nhau. Trong
quá trình hình thành và phát triển của mình, cả hai nền triết học đã có sự xuất
hiện của tư tưởng biện chứng duy vật chất phác. Ở triết học Hy Lạp là tư tưởng
biện chứng chất phác của Heraclít thông qua các phỏng đoán thiên tài về quy luật
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Ở triết học Trung Quốc là tư tưởng
của Âm Dương gia với lý luận âm dương và ngũ hành, đứng trên quan điểm duy
vật chất phác, biện chứng sơ khai của người Trung Quốc để lý giải cội nguồn và
quá trình biến hoá xảy ra trong tự nhiên, đời sống xã hội và con người. Thứ hai,
cả hai nền triết học đề nghiên cứu những chủ đề giống nhau, tuy nhiên trong khi
K20 – Đêm 1 – Nhóm 4 Trang 14
Tiểu luận: Triết học GV: TS. Bùi Văn Mưa
Hy Lạp tập trung vào nhận thức giới tự nhiên và và khoa học thì Trung Quốc tập
trung vào con người và xã hội. Thể hiện ở bên cạnh các quan điểm của Talét,
Heraclít, Đêmôcrít về các vấn đề nguồn gốc của thế giới, khả năng nhận thức của
con người về thế giới…xuất hiện tư tưởng của Xôcrát nghiên cứu về con người
và hành vi của con người trong đời sống xã hội mà trước hết là hành vi đạo đức.

Mối quan tâm về con người thể hiện ở tư tưởng của Nho gia – xây dựng hình
tượng người quân tử, cho rằng bản tính con người là thiện – Mạnh Tử, là ác –
Tuân Tử. Bên cạnh đó, Âm Dương gia và Đạo gia nghiên cứu lý giải về nguồn
gốc của vũ trụ, quá trình biến hoá trong tự nhiên.
2.3 - Về quan niệm của hai nền triết học đối với :
2.3.1 - Tư tưởng bản thể luận ở triết học Trung Quốc hay là bản nguyên thế giới
ở triết học Hy Lạp:
Triết học Hy Lạp cổ đại tương đồng với triết học Trung Quốc cổ đại về
vấn đề bản nguyên của thế giới ở quan điểm của Mạnh Tử và của Sôcrát, cho
rằng mọi thứ đều do thượng đế (trời) sinh ra và an bài sẵn. Ngoài ra, nó còn thể
hiện ở tư tưởng của Đạo gia và Âm Dương gia cho rằng bản nguyên của thế giới
được hình thành từ vật chất : “Đạo” và “khí âm và khí dương”; điều này tương
đồng với quan điểm của trường phái Milê (nước-Talet, không khí-Anaximen),
Heraclít (lửa), Đêmocrít (nguyên tử)…Tuy nhiên, do còn mang tính trực quan,
chưa có chứng minh nên các luận điểm của triết học cổ đại trung quốc chưa
khuất phục được quan điểm duy tâm, chưa giải phóng con người khỏi quan điểm
duy tâm thần bí. Ngược lại, triết học Hy Lạp cổ đại từ những quan sát ban đầu đã
xây dựng thành một hệ thống triết học duy vật chặt chẽ, có sức thuyết phục, làm
cho nó đủ sức đương đầu chống lại các trào lưu duy tâm đang thịnh hành lúc bấy
giờ, mà trước hết là trào lưu duy tâm nổi tiếng của Platông.
2.3.2 - Tư tưởng biện chứng :
Trong triết học Trung Hoa cổ đại tư tưởng biện chứng thể hiện ở phạm trù
biến dịch, đó là những triết lý đặc sắc mang tính duy vật và biện chứng của người
K20 – Đêm 1 – Nhóm 4 Trang 15
Tiểu luận: Triết học GV: TS. Bùi Văn Mưa
Trung Quốc cổ đại. Biến dịch theo quan niệm chung của triết học Trung Quốc cổ
là trời đất, vạn vật luôn luôn vận động và biến đổi. Nguyên nhân là do trời đất,
vạn vật vừa đồng nhất vừa mâu thuẫn với nhau. Lão tử cho rằng “trong vạn vật
không vật nào mà không cõng âm và bồng dương”. Lão tử cũng cho rằng vũ trụ
vận động biến đổi theo hai quy luật : quy luật bình quân và quy luật phản phục.

Ông nói :”cái gì khuyết ắt lại được tròn đầy, cái gì cong sẽ được thẳng, cái gì cũ
thì lại mới, cái gì ít sẽ được, nhiều sẽ mất” (Đạo đức kinh). Biến dịch còn xuất
hiện trong Âm Dương gia, với quá trình biến dịch từ cái duy nhất thành đa dạng
của vạn vật trong vũ trụ : Thái cực  Lưỡng nghi  Tứ tượng Bát quái
Trùng quái  Vạn vật. Quan điểm về biến dịch của vũ trụ là sản phẩm của
phương pháp quan sát tự nhiên – một phương pháp chung của nhận thức ở trình
độ thu nhận tri thức kinh nghiệm. Nhờ phương pháp quan sát tự nhiên ấy, mà lý
luận về biến dịch của vũ trụ là phép biện chứng tự phát về thế giới khách quan.
Trong triết học Hy Lạp cổ đại, tư tưởng biện chứng chất phác xuất hiện đầu tiên
ở Hêraclít, thông qua các phòng đoán thiên tài về quy luật thống nhất và đấu
tranh giữa các mặt đối lập. Hêraclít cho rằng vận động và đứng im là một sự
thống nhất giữa các mặt đối lập, vạn vật vừa tồn tại vừa không tồn tại, chúng
luôn trôi qua, luôn nằm trong quá trình không ngừng sinh thành, biến đổi và
chuyển hoá, “ không ai tắm được hai lần trong cùng một dòng sông”. Vào thời
cực thịnh của triết học Hy Lạp, là tư tưởng biện chứng của Xôcrát. Ông trình bày
quan điểm của mình chỉ bằng lời nói, dưới hình thức hội thoại hay tranh luận, đặc
trưng cho ông, phương pháp này có bốn bước : mỉa mai, đỡ đẻ tinh thần, quy
nạp, định nghĩa. Nối tiếp thầy của mình, Platông đã xây dựng chủ nghĩa duy tâm
khách quan có nội dung chính là thuyết ý niệm với giá trị bên trong là phép biện
chứng của khái niệm.
Tóm lại, tư tưởng biện chứng của cả hai nền triết học đều là tư tương biện
chứng khách quan, đều chưa được xây dựng thành một hệ thống, phản ánh tính
chất biện chứng của tự nhiên xã hội. Có sự tương đồng rõ nét trong tư tưởng biện
chứng của Lão Tử và của Heraclít, cả hai ông đều thể hiện quan điểm của mình
K20 – Đêm 1 – Nhóm 4 Trang 16
Tiểu luận: Triết học GV: TS. Bùi Văn Mưa
về tính thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Tuy nhiên, tư tưởng biện
chứng của triết học Trung Quốc còn mang tính máy móc, đơn giản, vạn vật chỉ
vận động tuần hoàn, lặp đi lặp lại một cách buồn tẻ mà không có sự ra đời của cái
mới, nghĩa là không có sự phát triển. Ngược lại, tư tưởng biện chứng trong triết

học Hy Lạp có sự phát triển cao hơn : thể hiện tư tưởng biện chứng trong lĩnh
vực tư duy (tư tưởng của Pácmênít và Platông), vạn vật vận động theo quy luật
nhân quả và có sự phát triển, tiến hoá (tư tưởng của Đềmôcrít).
2.3.3 - Tư tưởng về nhận thức:
Tư tưởng về nhận thức của triết học Hy Lạp cổ đại và triết học Trung Quốc cổ
đại thể hiện sự tương đồng ở những điểm sau: thứ nhất, triết học Hy Lạp cổ đại
cho rằng khả năng nhận thức là sẵn có ở con người (nhận thức thế giới khách
quan, nhận thức cảm tính), tuy nhiên không phải ai cũng có thể nhận thức được
bản chất của vạn vật (nhận thức lý tính, tư duy trừu tượng). Tiêu biểu như tư
tưởng của Heraclit cho rằng “mọi người đều có khả năng nhận thức bản thân và
suy xét”, tuy nhiên chỉ có các nhà thông thái mới hiểu được logos. Trong triết
học Trung Quốc cổ đại, tư tưởng này thể hiện trong Nho gia , Khổng Tử cho rằng
năng lực nhận thức của con người là thiên bẩm, sinh ra đã có sự phân định sẵn:
thượng trí, trung nhân, hạ ngu. Thứ hai, đề cao vai trò của nhận thức lý tính, tư
duy trừu tượng. Trong Đạo gia, Lão Tử và Trang Tử đề cao tư duy trừu tượng,
coi khinh việc nghiên cứu sự vật, hiện tượng cụ thể, cho rằng “ không cần ra cửa
mà biết cả thiên hạ, không cần nhòm qua khe cửa mà biết đạo trời”. Trong triết
học Hy Lạp cổ đại, tư tưởng này thể hiện ở quan điểm của Xenôphan, cho rằng
nhận thức cảm tính nếu không sai lầm thì cũng không đầy đủ; bằng cảm tính
chúng ta không thể nhận thức được bản chất của sự vật; muốn nhận thức được
bản chất sự vật phải dựa vào tư duy, lý tính. Phát triển tư tưởng của Xenôphan,
Pácmênít phát triển thành chủ nghĩa duy lý, cho rằng có hai cách để nhận thức
thế giới là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính đòi hỏi
phải thông qua hoạt động của trí óc để khám phá ra bản chất đích thực của thế
giới – cái tồn tại, nghĩa là phát hiện ra chân lý.
K20 – Đêm 1 – Nhóm 4 Trang 17
Tiểu luận: Triết học GV: TS. Bùi Văn Mưa
Thứ ba, thấy được mối liên hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý
tính. Tuân Tử chia nhận thức ra làm hai giai đoạn là cảm tính “thiên quan” và lí
tính “tâm”. Nhận thức cảm tính dựa vào các thiên quan chỉ đem lại cho con

người hiểu biết bề ngoài. Chỉ có tâm mới đem lại cho con người sự hiểu biết
đúng đắn về sự vật, nhưng hoạt động của tâm không thể thiếu hoạt động của các
quan năng mà phải bắt nguồn từ kinh nghiệm. Hai giai đoạn này bổ xung cho
nhau : tâm phải lấy cảm giác làm cơ sở, cảm giác phải lấy tâm để uốn nắn. Theo
Arixtốt nhận thức là một quá trình xuất phát từ thực tại khách quan trải qua giai
đoạn cảm giác, biểu tượng để đến tư duy, lý luận. Không có sự tác động của đối
tượng nhận thức (hiện thực khách quan) vào giác quan (cơ sở của nhận thức) thì
sẽ không có một tri thức nào; nhưng nhận thức cảm tính đó không có khả năng đi
sâu vào bản chất sự vật, mà chỉ có nhận thức lý tính mới khám phá được cái phổ
biến, tất yếu, tức cái quy luật, bản chất của sự vật.
Thứ tư, cho rằng nhận thức xuất phát từ bên trong con người, thể hiện
quan điểm duy tâm về nhận thức. Nổi bật trong triết học Trung Quốc cổ đại là
quan điểm của Mạnh Tử, cho rằng năng lực nhận thức của con người là tiên
thiên, trời phú cho nên người ta biết được là nhờ vào tâm. Trong triết học Hy Lạp
cổ đại, nổi bật là tư tưởng của Platông cho rằng nhận thức là sự hồi tưởng lại của
linh hồn bất tử (lý trí) về những gì nó đã chiêm ngưỡng được trong thế giới ý
niệm nhưng lãng quên. Bên cạnh sự tương đồng đó, cả hai nền triết học cũng cho
thấy những quan điểm khác nhau về nhận thức:
Triết học Trung Quốc cổ đại nổi bật với tư duy nhận thức trực giác, tức là
có trong sự cảm nhận hay thể nghiệm. Cảm nhận tức là đặt mình giữa đối tượng,
tiến hành giao tiếp lý tri, ta và vật ăn khớp, từ đó mà nắm bản thể trừu tượng. Tư
tưởng này thể hiện trong tư tưởng của phái Đạo Gia, tư tưởng của Khổng Tử và
Mạnh Tử. Còn triết học Hy Lạp cổ đại nổi bật với nhận thức theo chủ nghĩa duy
giác. Nhận thức bắt đầu từ cảm giác (cảm tính), sau đó nhờ tư duy lý tính mà
khái quát, trừu tượng hoá lên để nắm bắt bản chất của sự vật. Tư tưởng này thể
hiện trong quan điểm nhận thức của Đêmôcrít và Arixtốt. Nguyên nhân của sự
K20 – Đêm 1 – Nhóm 4 Trang 18
Tiểu luận: Triết học GV: TS. Bùi Văn Mưa
khác biệt này là do, đối với triết học Hy Lạp ngay từ khi ra đời và trong quá trình
phát triển đều gắn hữu cơ với khoa học tự nhiên, hầu hết các nhà triết học duy vật

đều là nhà khoa học tự nhiên, sự ra đời sớm của chủ nghĩa duy vật mộc mạc và
phép biện chứng tự phát.
Trong khi triết học Hy Lạp cổ đại quan tâm tới việc tìm hiểu, làm rõ quá
trình nhận thức (từ nhận thức cảm tính đi tới nhận thức lý tính), nguồn gốc của
nhận thức (từ hiện thực khách quan – duy vật hay từ linh hồn bất tử, thế giới ý
niệm – duy tâm) để từ đó xây dựng phương pháp nhận thức, mở rộng hiểu biết
của con người về các lĩnh vực khoa học, logic học, văn hoá, nghệ thuật…thì triết
học Trung Quốc cổ đại lại thể hiện mối quan tâm về nhận thức trong lĩnh vực con
người, giáo dục, đạo đức, chính trị xã hội. Đêmôcrít tiến hành xây dựng các
phương pháp nhận thức logic như quy nạp, so sánh, giả thuyết, định nghĩa.
Arixtốt chống lại quan điểm của Platông coi “ý niệm” là đối tượng của nhận
thức. Dù nhận thức là hoạt động bản tính của linh hồn con người, nhưng linh hồn
của con người vừa mới sinh ra như một tấm bảng trắng. Nhận thức là quá trình
phản ánh hiện thực khách quan bên ngoài vào bên trong linh hồn, là ghi chép lên
linh hồn những dòng chữ tri thức. Muốn đạt được chân lý, tránh sai lầm trong
quá trình tìm hiểu bản chất, khám phá quy luật của hiện thực khách quan thì linh
hồn lý tính phải được trang bị các phương pháp suy nghĩa đúng đắn, phải tuân
thủ những yêu cầu của logic học. Ông chia nhận thức thành các bộ phận : kinh
nghiệm – nghệ thuật – khoa học. Khổng Tử người sáng lập Nho gia đã tổng kết
được nhiều quy luật nhận thức nhưng tập trung chủ yếu là thực tiễn giáo dục và
phương pháp học hỏi. Thuyết chính danh, lấy “danh” để định “thực” đã đề cập
đến bản thân nhận thức luận. Về sau, Tuân Tử cho rằng “chế ra danh để chỉ
thực”, trên để làm sáng tỏ sang hèn, dưới để phân biệt đồng dị”. Điều đó có nghĩa
người ta chế ra danh một phần vì lý do đạo đức, phần khác vì lý do lôgic học.
Mặc Tử người sang lập Mặc gia đã đề xuất quan hệ “thực” và “danh” như một
phạm trù triết học. Ông chủ trương “lấy thực đặt tên”, cho rằng khái niệm rối rắm
K20 – Đêm 1 – Nhóm 4 Trang 19
Tiểu luận: Triết học GV: TS. Bùi Văn Mưa
khó làm rõ đúng sai, chỉ rõ cách tuyển chọn cái đúng trong thực tế khách quan
mới có thể phán đoán đúng sai.

2.3.4 - Tư tưởng về con người và xây dựng con người :
Nét nổi bật của triết học Trung Quốc cổ đại là vấn đề con người và xây
dựng con người. Trong khi đó, triết học Hy Lạp cổ đại chủ yếu quan tâm tới giới
tự nhiên và khoa học, quan tâm ít hơn tới vấn đề con người. Nguyên nhân khác
biệt là do nguồn gốc hình thành và phát triển của hai nền triết học. Triết học
Trung Quốc cổ đại phát triển mạnh trong giai đoạn mà xã hội rối loạn, chiến
tranh liên tục, các nhà triết học đồng thời là các nhà chính trị nên mối quan tâm
về con người được đặt lên hàng đầu, nhằm mục tiêu xây dựng con người mới,
phục hồi kỷ cương xã hội, xây dựng thời kỳ hoà bình. Phần lớn các nhà triết học
Hy Lạp đồng thời cũng là những nhà khoa học, nhà duy vật nên mối quan tâm
của họ là khám phá giới tự nhiên và phát triển nhận thức.
Về nguồn gốc của sự ra đời con người, Khổng Tử và Mặc Tử đều cho
rằng trời sinh ra con người và muôn vật. Lão Tử cho rằng trước khi có trời đã có
Đạo. Trời, đất, người đều do Đạo sinh ra. Nghĩa là triết học Trung Quốc quan
niệm nguồn gốc của con người là do Trời hay Đạo sinh ra. Triết học Hy Lạp cổ
đại không cho rằng con người do trời hay thần thánh sinh ra. Đêmôcrít cho rằng
nước và bùn là hai môi trường nảy sinh sự sống, làm xuất hiện sinh vật và con
người. Đồng quan điểm với Đêmôcrít, Xênôphan cho rằng không thần thánh nào
sáng tạo ra con người, mà chính con người nghĩ ra, sáng tạo ra các thần thánh
theo trí tưởng tượng và theo hình tượng của mình.
Triết học Hy Lạp cổ đại thể hiện mối quan tâm về linh hồn của con người.
Platông cho rằng con người là sự kết hợp của thể xác khả tử với linh hồn bất tử.
Linh hồn của con người là sản phẩm của linh hồn vũ trụ được Thượng đế tạo ra
từ lâu; chúng ngự trị trên các vì sao trời, sau đó dùng cánh bay xuống nhập vào
thể xác của con người, khi nhập vào thể xác nó quên hết quá khứ. Hoạt động cơ
bản của linh hồn là nhận thức. Trái với Platông, Arixtốt dựa trên thuyết nguyên
K20 – Đêm 1 – Nhóm 4 Trang 20
Tiểu luận: Triết học GV: TS. Bùi Văn Mưa
nhân cho rằng sinh thể và con người được cấu thành từ thể xác và linh hồn. Tuỳ
theo cấp độ, Arixtốt chia linh hồn ra thành ba loại là : linh hồn thực vật khả tử

thực hiện chức năng nuôi dưỡng và sinh sản, linh hồn động vật khả tử thực hiện
chức năng cảm ứng với môi trường xung quanh và linh hồn lý tính bất tử thực
hiện chức năng hoạt động nhận thức. Triết học Trung Quốc không có điều này.
Triết học Trung Quốc cổ đại khi bàn tới quan hệ giữa trời với người, các
nhà duy tâm đi sâu phát triển tư tưởng thiên mệnh của Khổng Tử, cho rằng có
mệnh trời và mệnh trời chi phối cuộc sống xã hội của con người. Mạnh Tử cho
rằng trời an bài địa vị xã hội của con người. Triết học Hy Lạp cổ đại không đề
cập tới vấn đề này.
Triết học Trung Quốc cổ đại bàn về vấn đề bản tính con người, triết học
Hy Lạp cổ đại chưa bàn gì về vấn đề này. Khổng Tử cho rằng “tính mỗi con
người đều gần nhau, do tập tành và thói quen mới hoá ra xa nhau” (Luận Ngữ).
Mạnh Tử cho rằng bản tính con người là thiện. Tuân Tử cho rằng bản tính con
người là ác, sinh ra là hiếu lợi, đố kỵ, ham muốn, thuận theo tính đó là dâm loạn,
lễ nghĩa không có (Tuân Tử - Thiện Tính ác). Vì vậy ông chủ trương phải có
chính sách uốn nắn sửa lại tính để không làm điều ác.
Triết học Trung Quốc cổ đại đi sâu vào vấn đề xây dựng con người hơn
triết học Hy Lạp cổ đại. Vấn đề xây dựng con người của các học phái triết học
Trung Quốc cổ đại là coi trọng sự nỗ lực của các nhân, sự quan tâm của gia đình
và xã hội. Nho gia đặt vấn đề xây dựng con người một cách thiết thực. Mục tiêu
xây dựng con người của Nho gia là giúp con người xác định được năm mối quan
hệ cơ bản : vua tôi, cha con, anh em, chồng vợ, bè bạn (Ngũ luân), trong đó có ba
điều chính là vua tôi, cha con, chồng vợ (Tam cương). Trong ba điều chính có
hai điều mấu chốt là vua – tôi, biểu hiện bằng đức trung, cha – con, biểu hiện
bằng đức hiếu. Giữa trung và hiếu thì trung đứng đầu. Những đức con người
thường xuyên phải trau dồi là : nhân, lễ, nghĩa, trí, tín (Ngũ thường). Đạo gia cho
rằng bản tính của nhân loại có khuynh hướng trở về cuộc sống với tự nhiên. Vì
K20 – Đêm 1 – Nhóm 4 Trang 21

×