SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỈNH HOÀ BÌNH
SÁNG KIẾN
“ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
VÀO VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
MÔN HOÁ HỌC 8, 9 ”
1
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng đồng thời khởi đầu cho một
chương trình khép kín tiếp theo với một chất lượng cao hơn của quá trình dạy
học.
Vì vậy kiểm tra đánh giá là khâu không thể thiếu được của quá trình
dạy học, biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Kiểm tra,
đánh giá có quan hệ hữu cơ với các nhân tố mục đích, nội dung, phương pháp.
Vừa chịu sự chi phối, vừa đóng vai trò phản hồi, góp phần hoàn thiện các
nhân tố đó.
Đánh giá trong dạy học là một vấn đề hết sức phức tạp luôn chứa đựng
nguy cơ không chính xác dễ sai lầm. Trong những năm trước đây việc kiểm
tra đánh giá thường theo phương pháp truyền thống: Sử dụng các hệ thống
câu hỏi tự luận để học sinh trình bày kiến thức cho nên chỉ trong thời gian
ngắn lượng kiến thức được kiểm tra đánh giá rất hạn hẹp, học sinh thường học
tủ, học lệch, việc chấm bài của giáo viên cũng rất khó khăn đòi hỏi tốn rất
nhiều thời gian, kết quả đôi khi còn mang tính chủ quan và thiếu công bằng.
Vì vậy qua một thời gian tiếp thu chương trình đổi mới sách giáo khoa
phương pháp kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan
của Bộ giáo dục và trực tiếp là Sở giáo dục đào tạo, Phòng giáo dục tổ chức,
tôi nhận thấy sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan có ưu điểm:
Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra nắm vững kiến thức kỹ năng trong
phạm vi rộng của chương trình với số lượng lớn học sinh, tiết kiệm thời gian
chấm bài, hạn chế việc học tủ, học lệnh của học sinh . Việc chấm bài đảm bảo
được tính khách quan và công bằng. Cho nên tôi đã sử dụng phương pháp trắc
nghiệm khách quan kết hợp với trắc nghiệm tự luận vào việc kiểm tra đánh
giá kết quả học tập môn hoá học trong trường THCS. Từ các năm học 2004 -
2005; 2005 - 2006 với kinh nghiệm của 2 năm học qua tôi tiếp tục áp dụng
vào năm học 2006 - 2007 cùng với việc khắc phục một số bất cập thường gặp
khi sử dụng phương pháp này.
2
PHẦN THỨ HAI : NỘI DUNG
I - CƠ SỞ KHOA HỌC:
Thực tế hiện nay việc tiếp thu kiến thức của học sinh không chỉ dựa
trên vai trò người thầy cung cấp thông tin mà các em có thể lĩnh hội kiến thức
từ mọi nguồn. Từ tài liệu sách giáo khoa và các phương tiện thông tin khác
cho nên hiểu biết các em rất rộng, nhạy bén. Vì vậy người thầy xác định
những kiến thức cơ bản trong quá trình truyền thụ cho học sinh và mở mang
trên diện rộng để chính các em có thể cập nhật và đáp ứng được nhu cầu ham
hiểu biết của lứa tuổi này. Để tránh việc học tủ học lệch, chỉ học một số nội
dung chính trong vở viết thì việc kiểm tra đánh giá nhận thức của các em
cũng phải có sự thay đổi. Bên cạnh đánh giá kiểm tra theo phương pháp
truyền thống để phát huy ưu điểm của phương pháp này và kết hợp với
phương pháp trắc nghiệm khách quan để khắc phục những hạn chế của
phương pháp truyền thống đồng thời phát huy ưu điểm của phương pháp trắc
nghiệm khách quan phù hợp với thực tế hiện nay hơn.
Đã có nhiều nhà khoa học giáo dục phân chia phương pháp kiểm tra
đánh giá làm 3 nhóm chính: Quan sát, vấn đáp, viết. Trong đó nhóm kiểm tra
đánh giá viết có thể chia 2 loại sau:
+ Trắc nghiệm khách quan:
- Câu hỏi ghép đôi.
- Câu hỏi điền khuyết.
- Câu hỏi đúng sai.
- Câu hỏi lựa chọn.
- Câu hỏi hình vẽ.
+ Trắc nghiệm tự luận.
- Trả lời bài một cách tự do hay theo một cấu trúc.
- Trả lời ngắn.
- Điền vào chỗ trống trong một câu dài.
- Giải bài tập (định tính hoặc định lượng hoặc bài tập thí nghiệm).
Thông qua kết quả của 2 năm học trước, tôi thấy còn tồn tại một số vấn
đề chưa giải quyết đó là:
+ Nội dung các câu chọn có chỗ chưa phù hợp với câu dẫn.
+ Cần tăng thêm số lượng phương án chọn.
3
+ Dấu hiệu đúng sai phải cơ bản rõ nhưng không lộ liễu để học sinh
thấy được ngay.
Và hoàn chỉnh hơn đề bài kiểm tra cũng như hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm để đánh giá đúng chất lượng học sinh, phân loại được học sinh khá,
giỏi, trung bình, yếu kém, học sinh ngồi nhầm lớp.
II - NỘI DUNG CỤ THỂ:
Trong chương trình hoá học lớp 8, 9 hiện nay so với chương trình cũ có
những điểm đổi mới đó là coi trọng tính thiết thực, trên cơ sở đảm bảo tính cơ
bản khoa học hiện đại đặc trưng bộ môn, coi trọng việc hình thành và phát
triển tiềm lực trí tuệ của học sinh, mà vẫn đảm bảo thực hiện yêu cầu giảm tải,
chú ý mối quan hệ giữa đại trà và phân hoá, chú ý cập nhật hoá kiến thức môn
học, bổ xung kiến thức thiết yếu của thời đại Vì vậy cần tăng cường yêu
cầu kiểm tra đánh giá về mức độ nhận thức, năng lực thực hành vận dụng
tổng hợp kiến thức, không nặng về học thuộc lòng. Vì vậy phối hợp nhiều
phương pháp kiểm tra đánh giá đặt biệt phát huy tối đa phương pháp trắc
nghiệm khách quan kết hợp với trắc nghiệm tự luận để học sinh tự đánh giá
và đánh giá lẫn nhau.
Khi bước đầu năm học 2004 - 2005 và 2005 - 2006 tôi sử dụng phương
pháp dạy học mới đó là thể hiện vai trò là người tổ chức cho học sinh một
cách chủ động sáng tạo như quan sát, thực nghiệm, tìm tòi, thảo luận nhóm
để học sinh tự lĩnh hội kiến thức. Đồng thời kết hợp với kiểm tra đánh giá như
trong bài kiểm tra chất lượng đầu năm (vì thời gian có 15 phút) nên tôi đã
dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá, cụ thể như sau:
Đề kiểm tra chất lượng:
* Đối với lớp 8
Câu 1: Có những cụm từ sau: Hạt nhân, nơtron, hạt vô cùng nhỏ bé,
pro ton, số proton = số nơtron, trung hoà về điện, những electron.
Hãy chọn từ cụm từ thích hợp điền vào ô trống trong câu sau:
“ Nguyên tử là và từ nguyên tử tạo ra mọi chất.
Nguyên tử gồm mang điện dương và vỏ tạo bởi mang điện
âm. Hạt nhân tạo bởi và ”
Câu 2: Hãy điền chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống ứng với câu
khẳng định sau:
Trong mỗi nguyên tử.
1 - Số hạt proton = số hạt electron (số P = số e)
2. Số hạt proton luôn bằng số hạt nơtron (số p = số n)
4
3. Proton và electron có cùng khối lượng.
4. Khối lượng nguyên tử được coi là khối lượng của các hạt
nơtron và proton (Khối lượng hạt nhân).
5. Khối lượng nguyên tử được coi là khối lượng của các hạt
electron và proton.
6. Electron chuyển động quanh hạt nhân và xếp thành từng lớp.
* Đối với lớp 9
Tôi sử dụng câu hỏi để kiểm tra (thời gian 15’)
Câu 1: Hãy ghép ý c t B v i c t A minh ho các TC hoá h cở ộ ớ ộ để ạ ọ
c a oxit bar v oxit axitủ ơ à
A - Oxit B - PTHH
1 Oxit ba rơ I H
2
O + CO
2
→ H
2
CO
3
2 Oxit axit II Fe
2
O
3
+ 6HCl → 2FeCl
3
+ 3H
2
O
II Na
2
O + H
2
O → 2NaOH
IV SO
2
+2NaOH → Na
2
SO
3
+ H
2
O
V CaO + SiO
2
→
0
t
CaSiO
3
Câu 2: Có những chất sau:
A. CuO ; B. H
2
; C. CO ; D. SO
3
; E. P
2
O
5
; G. H
2
O
Hãy chọn 1 trong những chất trên điền vào ô trống trong các sơ đồ
phản ứng sau và cân bằng PTHH.
1. + H
2
O → H
2
SO
4
2. H
2
O → H
3
PO
4
3. + HCl → CuCl
2
+ H
2
O
4. + H
2
SO
4
→ CuSO
4
+
5. CuO +
→
0
t
Cu + H
2
O
* Kết quả thu được là: Khá giỏi đạt 65% trong đó: 35% giỏi;trung bình
30 % ; yếu kém 5 %
Như vậy trong thời gian 15 phút tôi có thể kiểm tra đánh giá lượng kiến
thức rộng, các em không học tủ, học lệch đánh giá hết sức khách quan, chấm
bài rất nhanh phù hợp với việc kiểm tra số lượng học sinh đông.
Tuy nhiên câu hỏi trắc nghiệm khách quan chỉ dừng ở mức độ hiểu biết
ứng dụng, phân tích chứ chưa đạt được ở mức độ tổng hợp, đánh giá, so
5
sánh ; nhưng vì hạn hẹp thời gian kiểm tra (15 phút) nên tôi sử dụng phương
pháp trắc nghiệm khách quan kể cả trong các phần kiểm tra miệng tôi cũng có
thể áp dụng phương pháp này để đánh giá các em, các đề chuẩn bị sẵn để có
thể kiểm tra một lúc được nhiều em hơn hoặc củng cố được nội dung trọng
tâm của bài vẫn kịp thời gian từ 7 -:- 10 phút.
Ví dụ: Dạy bài “ Tính chất hoá học của kim loại ”.
Câu hỏi như sau:
Câu 1: Thí nghiệm thả đinh sắt vào dung dịch muối đồng (II) sunfat.
A - Hiện tượng quan sát được là:
a - Khối lượng đinh sắt không thay đổi, có khí thoát ra.
b - Một phần đinh sắt tan ra, có một chất kết tủa đen tách ra khỏi dung
dịch.
c - Khối lượng đinh sắt không thay đổi, có màu đỏ của đồng xuất hiện
bám vào đinh sắt.
B - Có các hiện tượng đó là do:
a - Khi thả đinh sắt vào chiếm thể tích khí trong dung dịch nên đẩy khí
ra khỏi dung dịch.
b - Khi thả đinh sắt vào một phần đinh sắt phản ứng với đồng (II)
Sunfat tạo ra một hợp kim màu đen.
c - Sắt không tác dụng với CuSO
4
mà trong dung dịch tự sinh ra Cu
bám vào đinh sắt.
d - Một phần đinh sắt tan ra thay thế Cu trong dung dịch CuSO
4
đồng
bám vào đinh sắt.
Câu 2: Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch đồng nitrat
lẫn tạp chất Bạc nitrat ?
A - Mg ; B - Cu ; C - Fe ; D - An
Hãy giải thích sự lựa chọn đó.
Câu 3: Cho hỗn hợp Al và Fe tác dụng với hỗn hợp dung dịch chứa
AgNO
3
và Cu(NO
3
)
2
thu được dung dịch B và chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho
D tác dụng với dung dịch HCl dư có khí bay lên. Thành phần chất rắn D là:
A - Al , Fe và Cu B - Fe, Cu và Ag
C - Al, Cu và Ag D - Kết quả khác.
Như vậy với 3 câu hỏi tôi có thể kết hợp gọi 1 học sinh trả lời câu 1,
còn 2 học sinh suy nghĩ và làm câu hỏi 2, 3 trên bảng.
6
Ở Câu 1 học sinh sẽ được khắc sâu về tính chất của kim loại tác dụng
với dung dịch muối kim loại yếu hơn và khẳng định được hiện tượng nào
đúng, sai.
Câu 2: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm bài tập tách chất ra khỏi
dung dịch.
Câu 3: Rèn cho học sinh kỹ năng lựa chọn phương án phù hợp qua sự
kết hợp kiến thức đã học cùng với sự tổng hợp suy đoán của cá nhân để rút ra
kết luận. Vị trí của kim loại trong dãy hoạt động hoá học của kim loại; Al
đứng trước sắt nên nhôm hoạt động hoá học mạnh hơn vì vậy khi thả nhôm,
sắt vào dung dịch Al tham gia phản ứng trước nên Al phản ứng hết. D chỉ có
thể có Fe, Cu, Ag.
Qua đó với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nó không chỉ ngắn gọn dễ
kiểm tra mà nó còn tạo cơ hội cho giáo viên giúp học sinh tiếp cận được với
kiến thức chuyên sâu hơn một cách nhẹ nhàng.
Hoặc trong bài sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học tôi đã sử
dụng các câu hỏi trắc nghiệm để các em được khắc sâu kiến thức cơ bản.
1 - Sắp xếp các loại: Fe, Cu, Zn, Na, Ag, Sn, Pb, Al theo thứ tự tăng
dần của tính kim loại
A - Na, Al, Zn, Fe, Sn, Pb, Cu, Ag
B - Al, Na, Zn, Fe, Pb, Sn
C - Ag, Cu, Pb, Sn, Fe, Zn, Al , Na
D - Ag, Cu, Sn, Pb, Fe, Zn, Al, Na
2 - Những điều khẳng định sau đây, điều nào đúng.
Trong cùng chu kỳ.
A - Đi từ trái sang phải, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều nguyên
tử khối tăng dần
B - Đi từ trái sang phải các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích
hạt nhân tăng dần.
C - Tất cả các số electron bằng nhau.
D - Mở đầu chu kỳ bao giờ cũng là một kim loại kiềm và kết thúc là
một khí trơ.
Qua phần kiểm tra này học sinh nắm vững được nguyên tắc sắp xếp các
nguyên tố trong một chu kỳ, hoặc nắm được quy luật biến đổi tính chất hoá
học của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
7
Rút kinh nghiệm những đề kiểm tra trước trong bài kiểm tra định kỳ (1
tiết) tôi cũng đưa các câu hỏi trắc nghiệm vào dưới nhiều dạng tạo nên sự
phong phú và khác nhau giữa các đề để tránh sự sao chép kết quả bài của các
em học sinh.
Với học sinh trung bình, yếu, kém tôi đưa ra đề khác với các em khá
giỏi để đánh giá đúng thực lực của học sinh hoặc trong 1 đề tôi chủ động đưa
ra những câu hỏi dễ để các em trung bình, yếu, kém có thể đạt từ điểm 5 - 6
các câu hỏi khó để học sinh khá có thể đạt điểm 7 - 8 còn câu hỏi phân hoá để
học sinh giỏi đạt 9 - 10 điểm.
Hay trong quá trình truyền thụ kiến thức mới tôi yêu cầu các em làm
bài tập điền khuyết (hoạt động nhóm) để các em tự kiểm tra đánh giá lẫn nhau
rồi: từ kết quả tôi hướng dẫn các em biết phân tích tổng hợp, so sánh để rút ra
nhận xét kiểm tra cơ bản. Với cách làm đó học sinh rất hào hứng học tập nhận
thấy mình có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện kiến thức mới.
Trong các bài kiểm tra có thời gian dài hơn thì tôi kết hợp cả phương
pháp truyền thống và phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá. Vì
với phương pháp truyền thống trắc nghiệm tự luận phát huy được khả năng
hiểu và áp dụng, phân tích tổng hợp, đánh giá, so sánh và khả năng diễn đạt ý
kiến bản thân nhưng không thích hợp ở mức độ nhận biết, phạm vi hỏi bị hạn
chế, khó cho điểm và ít ổn định, dễ bị mất điểm do khả năng viết và cách biểu
hiện. Còn phương pháp trắc nghiệm khách quan khắc phục những hạn chế
trên. Cả hai phương pháp này bổ sung hỗ trợ nhau và phù hợp với các đối
tượng học sinh hơn.
Ví dụ trong bài kiểm tra 1 tiết chương I nội dung bài kiểm tra như
sau:
Câu 1: Dựa vào dấu hiệu nào dưới đây ( A, B hay D ) để phân biệt
phân tử của hợp chất khác với phân tử của đơn chất.
A . Số lượng nguyên tử trong phân tử.
B. Nguyên tử khác loại liên kết với nhau.
C. Khoảng cách giữa các phân tử.
D. Kích thước phân tử.
Câu 2: Cho biết công thức hoá học hợp chất của nguyên tố X với nhóm
NO
3
và hợp chất của nhóm nguyên tố Y với H như sau: X (NO
3
)
3
và H
2
Y
Hãy chọn công thức hoá học nào là đúng cho hợp chất của X và Y
trong các CTHH sau:
8
a/ XY
2
c/ XY
b/ X
2
Y d/ X
2
Y
3
- Tính nguyên tử khối của X, Y khi biết
+ phân tử khối của hợp chất X(NO
3
)
3
= 213
+ phân tử khối H
2
Y = 34
và xác định X, Y từ đó viết CTHH của hợp chất này.
Câu 3: Lập CTHH và tính phân tử khối
a/ Mg (II) và NO
3
(I)
b/ Fe (III) và O
c/ Ca(II) và CO
3
(II)
Trong bài này tôi kiểm tra được các kiến thức đơn chất, hợp chất phân
tử, kiến thức về xác định hoá trị của nguyên tố và lập CTHH của hợp chất để
khi biết hoá trị, xác định nguyên tố hoá học khi biết phân tử khối của hợp chất
để tìm nguyên tử khối ⇒ nguyên tố hoá học, các tính phân tử khối
Như vậy với phần kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm
khách quan kết hợp với trắc nghiệm tự luận phù hợp với các đối tượng học
sinh những học sinh yếu kém cũng có khả năng đạt được điểm trung bình, còn
những học sinh khá giỏi cũng phải cố gắng làm bài mới kịp thời gian. Tuy
nhiên bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan cũng có một số vấn đề mà
người giáo viên cần chú ý đó là: nếu người coi thi nghiêm khắc thì kết quả bài
làm của các em sẽ đánh giá đúng khả năng nhưng nếu quá dễ dãi thì những
câu hỏi trắc nghiệm khách quan lại rất thuận lợi cho những em yếu xem bài
của bạn vì các em chỉ cần nhìn nhanh hoặc hỏi nhỏ bạn khác cũng có thể có
kết quả đúng. Để tránh hạn chế trên tôi tiếp tục đưa ra các đề chẵn lẻ để 2 bạn
cạnh nhau không thể xem bài nhau được cho nên phần đánh giá sẽ chính xác
hơn.
Rút kinh nghiệm khi ra đề kiểm tra lớp 9 tôi có thể lồng ghép cả các bài
tập thực nghiệm vào đề các em có thể vận dụng kiến thức lý thuyết và thực
hành.
Đề chẵn:
Câu 1: Hãy ghép ý ở cột A với cột B sao cho đúng:
A - Tính chất hoá học của
axit
B - Phương trình phản ứng minh hoạ
I Axit tác dụng với bazơ 1 HCl
(dd)
+ AgNO
3(dd)
→ AgCl
(N)
+ HNO
3
(dd)
9
II Axit tác dụng với oxit bazơ 2 H
2
SO
4(loãng)
+ Fe
(r)
→ FeSO
4
(
dd)
+ H
2
(k)
III Axit tác dụng với kim loại 3 3HCl
(dd)
+ Al(OH)
3
(br)
→ AlCl
3 (dd)
+ H
2
O
(l)
IV Axit tác dụng với muối 4 H
2
SO
4
(dd)
+ MgO
(r)
→ MgSO
4 (dd)
+ H
2
O
(l)
Câu 2: Có các chất sau: CuO , Mg , CaO, Ba(OH)
2
chất nào nói trên
tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng sinh ra.
a. Chất khí không màu nhẹ hơn không khí và cháy được trong không
khí.
b. Dung dịch có màu xanh lam.
c. Dung dịch không màu và nước.
d. Chất kết tủa trắng không tan trong nước và axít
Viết các phương trình hoá học.
Câu 3: Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch không màu là HCl , H
2
SO
4
,
Na
2
SO
4
, KOH. Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các lọ trên.
Câu 4: Cho một lượng bột sắt dư vào 50ml dung dịch axit sunfuric
phản ứng xong thu được 2,24 lít khí H
2
(ĐKTC)
a. Viết phương trình hoá học.
b. Tính khối lượng sắt đã phản ứng.
c. Tính nồng độ M của dung dịch axit đã dùng.
Đề lẻ:
Câu 1: Hãy chọn những ý mà em cho là đúng.
1. Oxit axit có tính chất hoá học là:
a. Tác dụng với mọi barơ tạo ra muối và nước.
b. Tác dụng với dung dịch axit tạo ra muối và nước.
c. Tác dụng với một số oxit barơ tạo ra muối.
d. Tác dụng với oxit axit tạo ra muối.
Câu 2: Có các công thức hoá học và các chữ số sau: Cu , SO
2
, H
2
O,
HCl, 2, 6, 3. Hãy điền vào chỗ trống ở các sơ đồ phản ứng sau sao cho phù
hợp.
a. + NaOH → Na
2
SO
3
+ H
2
O
b. Fe
2
O
3
+ → FeCl
3
+ H
2
O
c. + Mg(OH)
2
→ MgCl
2
+
d. + H
2
SO
4
đặc
→
0
t
CuSO
4
+ SO
2
+
10
Câu 3: Hoàn thành các phương trình hoá học theo dãy biến hoá sau
(Ghi rõ điều kiện nếu có).
H
2
SO
4
→
1
SO
2
→
2
SO
3
→
3
Na
2
SO
4
→
4
BaSO
4
Câu 4: Hoà tan 1,2 g Mg hoàn toàn bằng dung dịch axit clohiđric 2M.
a. Viết phương trình phản ứng.
b. Tính thể tích khí thoát ra (ĐKTC).
c. Tính thể tích dung dịch axit đã dùng.
d. Tính nồng độ M của dung dịch muối thu được (Biết thể tích dung dịch
sau phản ứng thay đổi không đáng kể so với thể tích dung dịch HCl đã dùng).
* Với học sinh khá giỏi tôi còn đưa thêm 1 bài tập sau:
Câu 5: Hãy tìm công thức hoá học của những axit có thành phần khối
lượng như sau:
a) H: 2,1% ; N: 29,8% ; O : 68,1%
b) H : 2,4% ; S: 39,1% ; O : 58,5%
Như vậy trong 2 để kiểm tra này tôi đạt được nội dung kiến thức tương
đối rộng.
- Kiến thức về tính chất hoá học của oxit axit, phân loại oxit, kỹ năng
viết, cân bằng PTHH, kỹ năng làm bài tập thực nghiệm và bài tập định lượng,
bài tập CTHH và đồng thời đánh giá đúng kiến thức của mỗi học sinh trong
lớp học.
III - HIỆU QUẢ:
Tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm bước đầu đánh giá hiệu
quả sư phạm của việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong
kiểm tra đánh giá học tập môn hoá học của học sinh lớp 8A
1
và 8A
4
năm học
2004 - 2005 và lớp 9A
3
và 9A
5
năm học 2005 - 2006.
Học sinh làm bài kiểm tra đã được in sẵn với 4 bộ đề cùng nội dung
nhưng đã đảo lộn thứ tự câu hỏi và các phương án trả lời với số lượng nội
dung câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Thời gian kiểm tra: 45 phút.
ĐỀ BÀI:
Câu 1: Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp có liên quan đến khái niệm
mol để điền vào chỗ trống sau đây.
a) là lượng chất có chứa N hoặc
b) Khối lượng mol của 1 chất là khối lượng của hoặc phân tử
chất đó, tính ra gam, có số trị bằng hoặc
11
c) của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất đó
d) ở ĐKTC, thể tích mol của các chất khí đều bằng
Câu 2: Hãy khoanh tròn một chữ A hoặc B, C, D đứng trước câu trả lời
đúng.
1 mol khí oxi và 0,5 mol khí SO
2
ở cùng điều kiện t
0
, P đều có:
A - Số phân tử khí như nhau.
B - Thể tích khí như nhau.
C - Khối lượng như nhau.
D - Cả B và C đều đúng.
Câu 3: Khối lượng trung bình của hỗn hợp khí gồm:
1 mol khí oxi, 1 mol khí CO
2
, 1 mol khí SO
2
là:
A: 140/3 ; B: 124/ 3 ; C 156/3 ; D 128/3
Câu 4: Hãy khoanh tròn vào chữ A hoặc B, C, D đứng trước câu trả lời đúng.
Hai chất khí chủ yếu trong TP không khí là:
A: N
2
, CO
2
C: CO
2
, O
2
B: CO
2
, CO D: O
2
, N
2
Câu 5: Một oxit lưu huỳnh có tỉ lệ với khối lượng giữa lưu huỳnh và ô
xi là: 2:3 công thức hoá học của oxit đó là:
A: SO C: SO
3
B: SO
2
D: S
2
O
3
Hãy chọn công thức đúng.
Câu 6: Trong số những cặp chất sau, cặp chất nào đều dùng được để
điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
A. CuSO
4
, HgO C. KClO
3
, KMnO
4
B. CaCO
3
; KClO
3
D. K
2
SO
4
; KMnO
4
Câu 7: Cho các chất O
2
, CaO , Fe , K , Al
2
O
3
. Hãy chọn một trong
những chất trên và hệ số thích hợp đúng vào chỗ trống để viết đầy đủ các
phương trình hoá học sau:
P + → P
2
O
5
+ O
2
→ K
2
O
Câu 8: Hãy khoanh tròn vào 1 chữ A hoặc B, C, D đứng trước câu trả
lời đúng. Công thức hoá học của dãy các chất sau đây là oxit
A: FeCO
3
; Fe
2
O
3
; CuO ; MgO ; HNO
3
B: Fe
2
O
3
; NO ; MgO ; H
2
S ; Na
2
O
12
C: FeS ; N
2
O ; NaOH ; H
2
O ; MgCO
3
D: Fe
2
O
3
; NO ; MgO ; CuO ; H
2
O
ĐÁP ÁN:
Câu 1: Điền đúng từ phương pháp mỗi phần a, b, c, d được 0,25 điểm
Câu 2: C đúng (1 điểm)
Câu 3: A đúng (1,5 điểm).
Câu 4: D đúng (1 điểm).
Câu 4: C đúng (1,5 điểm).
Câu 6: C đúng (1 điểm)
Câu 7: (1,5 điểm) 4P + 5O
2
→ 2P
2
O
5
4K + O
2
→ 2K
2
O
Câu 8: D đúng (1,5 điểm).
Kết quả kiểm tra trắc nghiệm:
Sau khi chấm và xử lý kết quả thu được theo các nguyên tắc xử lý kết
quả trắc nghiệm kết quả và theo cách chấm điểm ở ba rem (thang điểm 10) tôi
thu được kết quả sau:
Kết quả kiểm tra trắc nghiệm khách quan của học sinh lớp 8A
1
Điểm Số học sinh Tỷ lệ (%)
10 1 2,1
9 7 14,9
8 6 12,7
7 13 28,1
6 10 21
5 6 12,7
4 4 8,5
Tổng: 47 học sinh 100%
Kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan của học sinh lớp 8A
2
Điểm Số học sinh đạt điểm Tỉ lệ (%)
9 8 20%
8 10 25%
7 12 30%
6 4 10%
13
5 6 15%
40 học sinh 100%
- Đối chiếu kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan với các hình
thức kiểm tra đánh giá khác:
Kết quả của 20 học sinh lớp 8A
1
:
Số TT Họ tên học sinh
Điểm kiểm tra
Viết TN
1 Cao Văn Anh 6 8
2 Nguyễn Thuý Anh 7 7
3 Nguyễn Tú Anh 9 8
4 Nguyễn Quỳnh Anh 7 9
5 Nguyễn Vân Anh 9 7
6 Thiệu Việt Anh 5 6
7 Tạ Tuấn Anh 7 9
8 Nguyễn Thị Lan Anh 7 8
9 Nguyễn Thị Vân Anh 4 5
10 Nguyễn Thị Ngọc Anh 6 8
11 Nguyễn Thanh Bình (A) 5 8
12 Nguyễn Thanh Bình (B) 8 9
13 Lê Đức Dũng 9 9
14 Phạm Xuân Đạt 6 5
15 Nguyễn Thanh Hà 9 6
16 Dương Thị Thu Hạnh 9 6
17 Trần Trung Hậu 8 9
18 Nguyễn Hoàng Huy 7 8
19 Nguyễn Thị Diệu Hương 6 8
20 Trần Văn Khải 6 6
Kết quả của 20 học sinh lớp 8A
2
Số TT Họ tên học sinh
Điểm kiểm tra
Viết TN
14
1 Đào Thanh Bình 6 8
2 Phạm Ngọc Chi 9 9
3 Trần Đức Chung 10 8
4 Đinh Bá Dung 8 9
5 Lã Tiến Đạt 7 7
6 Đinh Trung Đức 5 9
7 Nguyễn Thị Hà Giang 7 8
8 Nguyễn Phúc Hoàng Hà 9 5
9 Trần Thu Hà 8 9
10 Trần Phương Hoa 7 9
11 Bùi Ngọc Hồi 6 9
12 Nguyễn Thanh Hương 9 9
13 Nguyễn Thi Huyền 7 9
14 Nguyễn Ngọc Khánh 5 7
15 Mai Kiều Mơ 10 5
16 Mai Kiều Mĩ 7 8
17 Vũ Thị Ngọc 9 9
18 Nguyễn Văn Nguyên 4 5
19 Nguyễn Thị Minh Phương 6 7
20 Nguyễn Việt Phương 7 8
So sánh giữa sự tương quan giữa điểm kiểm tra trắc nghiệm với điểm
kiểm tra viết tôi thấy.
- Một số em như Nguyễn Tú Anh (8A
1
) ; Nguyễn Thanh Bình (A, B)
8A
2
; Nguyễn Trung Hậu (8A
1
).
Phạm Ngọc Chi (8A
2
), Trần Đức Chung (8A
2
) , Đinh Bá Duy (8A
2
)
Trần Thu Hà (8A
2
) , Vũ Thị Ngọc (8A
2
) có lực học tốt, nắm kiến thức chắc
chắn, có khả năng trình bày viết tốt. Kết quả kiểm tra trắc nghiệm cho phép
đánh giá chính xác lực học.
- Trường hợp: Trần Đức Chung (8A
2
), Nguyễn Phúc Hoàng Hà (8A
2
),
Mai Kiều Mơ (8A
2
), Dương Thị Thu Hạnh (8A
1
), Nguyễn Vân Anh (8A
1
) có
sự chênh lệch giữa kiểm tra hàng ngày với bài kiểm tra trắc nghiệm khách
15
quan: Điểm kiểm tra trắc nghiệm thấp hơn so với điểm viết. Qua đó thấy kết
quả điểm kiểm tra viết cho thấy đây là những học sinh có năng lực nhận thức
tốt, biết trình bày bài viết chặt chẽ lô gíc. Tuy nhiên đó chỉ là đối với việc
phân tích giải quyết một số vấn đề. Mặt khác do có kiến thức và nhận thức
được nên trong bài kiểm tra viết hoặc kiểm tra miệng các em làm tốt khi được
gợi ý, còn khi phải phân tích tổng hợp những vấn đề như bài trắc nghiệm các
em trở nên lúng túng, thiếu tự tin nên kết quả kiểm tra trắc nghiệm khách
quan thường thấp hơn so với trắc nghiệm tự luận.
- Trường hợp Nguyễn Văn Nguyên (8A
2
), Nguyễn Thị Vân Anh (8A
1
)
Trần Văn Khải (8A
1
), Thiệu Việt Anh (8A
1
) có lực học yếu và trung bình
nhưng do kiểm tra viết lớp đang nên các em có thể quay cóp và nhìn bài của
các bạn hoặc lười học bài, học lệch học tủ nên thường đạt điểm trung bình.
Đối với lớp 9 năm học 2005 - 2006 tôi tiếp tục áp dụng phương pháp
này đề ra đề kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm khác quan. Các câu hỏi
đòi hỏi ở mức cap hơn đó là các em phải viết phương trình hoá học hoặc tính
toán kết hợp với liên hệ các kiến thức cũ để các em giải bài tập.
ĐỀ BÀI:
Câu 1 (4 điểm)
Có những chất sau đây: Fe ; KOH ; Na
2
CO
3
, BaCl
2
, CuO hãy chọn 1
trong những chất trên tác dụng với dung dịch H
2
SO
4
sinh ra.
a. Khí nhẹ nhất trong các chất khí.
b. Khí làm đục nước vơi trong.
c. Chất kết tủa màu trắng.
d. Dung dịch có màu xanh lam.
Viết tất cả các phương trình phản ứng đã xảy ra.
Câu 2 ( 1 điểm)
Dung dịch HCl có thể dùng để phân biệt 2 muối có trong mỗi cặp chất
sau đường không ? (Nếu được ghi dấu “X” nếu không được ghi dấu “O” vào
các ô vuông).
a. Dung dịch AgNO
3
và NaCl
b. Dung dịch AgNO
3
và Na
2
CO
3
c. Dung dịch NaCl và CuSO
4
.
Câu 3 (3 điểm)
Cho 1,38g kim loại X có hoá trị I tác dụng hết với nước cho 2,24 lít H
2
(ĐKTC) X là kim loại nào trong số các kim loại cho dưới đây ?
16
A. Li ; B. Na ; C. K ; D. Cs
17
Câu 4 (2 điểm)
Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl và khí Cl
2
cho cùng
một loại muối Clorua kim loại.
a. Fe ; b. Zn ; c. Cu ; d. Ag
Đáp án: Câu 1: Mỗi ý 1 điểm (viết đủ PTHH).
Câu 2: Đánh dấu “X” vào phần a, b (0,5)
Đánh dấu “O” vào phần c (0,5)
Câu 3: Học sinh giải bài tập tìm ra M
x
= 7 (2đ)
Chọn đáp án A : Li (1đ)
Câu 4: Học sinh lựa chọnh đáp án b). Zn
Kết quả kiểm tra trắc nghiệm khách quan lớp 9A
3
.
Điểm Số học sinh Tỷ lệ (%)
10 0 0
9 4 10,5
8 6 15,8
7 7 18,4
6 12 31,6
5 6 15,8
4 3 7,9
Tổng: 38 học sinh 100%
Kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan của học sinh lớp 9A
5
Điểm Số học sinh Tỉ lệ (%)
10 0 0
9 5 14,7
8 7 20,6
7 4 11,7
6 10 29,5
5 5 14,7
4 3 8,8
Tổng : 34 học sinh 100%
18
Như vậy qua kết quả kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm khách
quan đối chiếu với phương pháp thông thương mà tôi đã áp dụng ở lớp 9A
4
,
9A
6
thì tôi nhận thấy ở lớp 9A
3
và 9A
5
số lượng học sinh đạt trung bình trở
lên nhiều hơn ở 2 lớp 9A
4
, 9A
6
đặc biệt số học sinh đạt điểm 8, 9 nhiều hơn.
Điều đáng chú ý hơn cả đó là các em làm bài kiểm tra nhẹ nhàng thoải
mái không bị gò bó về câu chữ nhiều, qua các câu dẫn các em cũng biết cách
dùng ngôn ngữ hoá học chuẩn xác hơn.
Qua sự đối chiếu so sánh phân tích trên tôi thấy kết quả trắc nghiệm
khách quan cao hơn so với cách kiểm tra truyền thống. Tìm hiểu qua bài kiểm
tra viết và thực tế giảng dạy tôi thấy đó là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Trước hết, do nội dung kiểm tra bao trùm toàn bộ nội dung học nên
học sinh không thể học tủ, học lệch. Điều đó bắt buộc học sinh phải lo học
hơn và học kỹ tất cả các nội dung đã học.
+ Mặt khác, một số học sinh có lực học khá, nhận thức nhanh nhưng
thiếu tính cẩn thận, chữ xấu, trình bày không khoa học nên thường nhận được
kết quả không cao, thậm chí kém khi kiểm tra viết, còn khi kiểm tra bằng trắc
nghiệm khách quan các nhược điểm đó được loại trừ nên các em có kết quả
cao hơn.
+ Qua các bài kiểm tra viết thấy rằng phần lớn học sinh thường vấp
phải khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ hoá học. Qua kết quả thu được tôi
đã tiến hành áp dụng đại trà học sinh khối 8, 9 môn hoá học thì tôi nhận thấy
kết quả học tập của các em được nâng lên rõ rệt do đặc thù của phương pháp
này nên các em đã cố gắng học đều hơn, không học lệch, học tủ, không gây
tâm lý căng thẳng mỗi khi có giờ kiểm tra.
Kết quả học kỳ I (năm học 2005 - 2006)
STT Lớp TSHS
Kém Yếu TB Khá Giỏi
SL % SL % SL % SL % SL %
1 8A
1
47 1 2 11 23,4 24 51,2 11 23,4
2 8A
2
40 0 7 17,5 21 52,5 12 30
3 8A
3
40 2 5 16 40 16 40 6 15
4 8A
4
37 3 8,1 24 64,9 7 18,9 3 8,1
5 8A
5
33 1 3,0 19 57,7 11 33,3 2 6,0
6 9A
1
45 0 0 1 2,2 6 13,3 24 53,4 14 31,1
7 9A
3
38 1 2,6 1 2,6 17 44,8 15 39,5 4 10,5
19
8 9A
4
36 0 0 1 2,7 10 27,7 21 58,5 4 11,1
9 9A
5
34 0 0 1 2,9 9 26,4 20 58,9 4 11,8
10 9A
6
33 0 0 1 3,0 12 36,4 17 51,5 3 9,1
So với kết quả kiểm tra chất lợng đầu năm thì tỉ lệ học sinh khá giỏi,
trung bình tăng lên, tỷ lệ học sinh yếu kém giảm đi rõ rệt.
Tuy nhiên còn một số vấn đề nổi cộm đó là: Bản thân khi ra đề còn cha
rõ ràng giữa trắc nghiệm và tự luận, ví dụ:
Cú nhng cht sau õy: Fe , KOH, Na
2
CO
3
, BaCl
2
, CuO hóy chn 1
trong nhng cht trờn tỏc dng vi dung dch H
2
SO
4
sinh ra:
a. Khớ nh nht trong cỏc cht khớ.
b. Khớ lm c nc vụi trong.
c. Cht kt ta mu trng.
d. Dung dch cú mu xanh lam.
Vit tt c cỏc phng trỡnh phn ng ó xy ra.
cõu ny cõu trc nghim cha c rừ rng m cn phi hi rừ rng.
Cú nhng cht sau õy: Fe
, KOH , Na
2
CO
3
, BaCl
2
, CuO
Hóy chn v in vo ch trng di õy sao cho phự hp.
Dung dch H
2
SO
4
tỏc dng vi:
a sinh ra khớ nh nht trong cỏc cht khớ.
b sinh ra khớ lm c nc vụi trong.
c sinh ra cht kt ta mu trng.
d sinh ra dung dch cú mu xanh lam.
Hoc trong bi cng cn cú cu cõu hi theo mc kin thc khỏc
nhau, cõu hi bit, hiu, vn dng kin thc.
Vớ d: Cõu 1 ( 1 im) hóy khoanh trũn vo ch cỏi trc mi ý ỳng
nht tr li cho cõu hi sau:
A. Dóy cỏc nguyờn t kim loi c xp theo chiu tớnh kim loi gim
dn l:
a. K , Cu , Mg , Al , Zn , Fe
b. Mg , Al , Zn , Fe , K, Cu
c. K , Mg , Al , Zn , Fe , Cu
d. K , Fe , Al , Cu , Mg , Zn
B. Dóy cht gm cỏc hp cht hu c l:
20
a. MgCO
3
, CCl
4
, C
2
H
6
, C
4
H
9
Cl , CO
2
b. C
2
H
6
, C
4
H
9
Cl , C
2
H
4
O
2
, CCl
4
c. C
2
H
6
, CO
2
, C
4
H
9
Cl , C
2
H
4
O
2
d. C
4
H
9
Cl , C
2
H
6
, C
2
H
4
O
2
, MgCO
3
Câu 2 (2 điểm) Hãy ghép ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp.
STT Cột A - cách chất STT Cột B - Hiện tượng hoá học
1 Cac bon o xit I Làm mất màu dung dịch brom
2 Khí o xi II Có tính tẩy màu khí ẩm
3 Khí Clo III Làm đổi màu dd quì tím thành xanh
4 Khí eti len IV Làm bùng cháy que đóm tàn đỏ
5 Cac bon di o xit V Khử CuO thành Cu
VI Làm đục nước vôi trong
Câu 3 ( 3 điểm) cho các chất sau: CH
4
, CH
3
Cl , CH
2
Cl
2
; CHCl
3
a. Thành phần % C trong các hợp chất trên lần lượt là:
A. 75% ; 23,4% ; 14,1 % ; 10%
B. 23,4% ; 75% ; 14,1% ; 10%
C. 10% ; 23,4% ; 75% ; 14,1%
D. 23,4% ; 10% ; 14,1% ; 75%
Câu 4: (4 điểm) Cho 10,4 g oxit 1 nguyên tố kim loại thuộc nhóm II tác
dụng với dung dịch HCl. Sau phản ứng tạo thành 15,9 g muối nguyên tố kim
loại đó là:
a. Al ; b. Zn ; c. Fe ; d. Sr
Hãy giải tích tại sao.
Qua đề này học sinh yếu kém cũng có thể đạt được 4 điểm và các em
chỉ cần biết và xác định dễ dàng, còn nếu cố gắng hơn một chút các em có thể
vươn lên trung bình.
Câu 3 học sinh trung bình có thể hoàn thành tính thành phần % khối
lượng nguyên tố để đạt điểm 6 hoặc vươn lên điểm 7.
Câu 4 học sinh khá giỏi có thể giải được để đạt điểm 8, 9 hoặc 10.
21
Kết quả học kỳ I năm học 2006 - 2006 như sau:
STT Lớp TSHS
Kém Yếu TB Khá Giỏi
SL % SL % SL % SL % SL %
1 9A
1
37 0 2 5,4 6 16,2 19 51,4 10 27,0
2 9A
4
31 0 7 22,5 11 35,6 9 29,0 4 12,9
3 9A
5
28 0 5 17,8 8 28,5 13 43,0 3 10,7
So víi kÕt qu¶ kh¶o s¸t ®Çu n¨m.
STT Lớp TSHS
Kém Yếu TB Khá Giỏi
SL % SL % SL % SL % SL %
1 9A
1
37 1 2,9 2 5,8 16 42,7 7 18,9 11 29,7
2 9A
4
31 1 3,2 6 19,3 18 58,3 3 9,6 3 9,6
3 9A
5
28 3 10,7 10 35,7 5 17,8 8 28,5 2 7,1
So víi kÕt qu¶ kh¶o s¸t đầu năm số lượng học sinh kém đã giảm hắn.
Số lượng học sinh yếu giảm 4 em (4,3%). Số học sinh khá tăng 23 em (tăng
23,9%). Số lượng học sinh giỏi tăng ít 1 em ( tăng 1%). Như vậy qua việc rút
kinh nghiệm ra đề kiểm tra đánh giá tôi đã phân loại chính xác đối tượng học
sinh từ đó có các biện pháp phù hợp để bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo
học sinh yếu kém nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong học kỳ II.
Đến học kỳ II phát huy mặt mạnh trong phương pháp này và khắc phục
một số bất cập gặp phải trong khi ra đề trắc nghiệm, tôi liên tục sử dụng để
đánh giá kiểm tra học sinh đại trà và nâng cao kiến thức cho học sinh giỏi.
Kết quả các em đạt được những thành tích đáng kể trong đợt thi học
sinh giỏi cấp tỉnh đó là: 2 em học sinh đạt giải nhất, 1 học sinh đạt giải ba.
22
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT
Qua thực tế áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của học sinh môn hoá học lớp 8, 9 tôi nhận thấy:
+ Phương pháp trắc nghiệm khách quan là một trong phương pháp tiên
tiến có nhiều ưu điểmđặc biệt là trong việc đánh giá kết quả học tập của học
sinh một cách công bằng và khách quan.
+ Đề bài kiểm tra phủ kín nội dung môn học, tỉ lệ may rủi thấp, từ đó
làm cho học sinh tích cực học tập và học toàn diện hơn.
+ Tuy việc ra đề thi tốn nhiều công sức nhưng việc chấm bài nhanh
chóng, ít tốn công sức, giảm nhẹ cường độ lao động cho giáo viên phải dạy
nhiều trên lớp, nhiều học sinh.
+ Phương pháp trắc nghiệm khách quan đã có ảnh hưởng tốt đến tâm lý
học sinh tạo niềm tin vào sự công bằng khách quan của học sinh đối với giáo
viên. Trên cơ sở đó góp phần tạo ra động lực thúc đẩy vai trò tích cực của
người học và tạo ra động lực để người giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ dạy
học của mình.
+ Nếu kết hợp chặt chẽ giữa trắc nghiệm kết quả và các phương pháp
kiểm tra khác sẽ cho phép người giáo viên đánh giá chất lượng học sinh một
cách khách quan công bằng và chính xác. Tuy nhiên phương pháp trắc
nghiệm khách quan không phải là không có những hạn chế, nên khi giáo viên
khi ra câu hỏi trắc nghiệm khách quan cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Đối với câu điểm khuyết số lượng các từ đã cho phải lớn hơn số
lượng các chỗ trống cần điền và kết quả chỉ là một đáp ứng duy nhất để có nội
dung đúng.
+ Đối với câu lựa chọn nên tránh:
• Trong các phương án chọn có 2,3 câu trả lời đúng (mặc dù chưa đủ).
Ví dụ: Khi nung nóng ka li pe man ganat, hiện tượng quan sát là:
A. Có khí bay ra làm que đóm tàn đỏ bùng cháy.
B. Có 2 chất rắn tạo thành.
C. Không có hiện tượng gì xảy ra.
D. Cả A và B đều đúng.
Yêu cầu của bài chưa rõ ràng mà cần dùng:
Hiện tượng quan sát đúng và đầy đủ nhất, vì yêu cầu như trên thì A
cũng đúng và B cũng đúng còn D là đúng và đẩy đủ nhất.
23
• Nội dung trong các câu chọn có chỗ chưa phù hợp với câu dẫn.
Ví dụ: Cho các CTHH sau: H , KCl , H
2
SO
4
, O
3
, CO
2
, MgO, O không
phù hợp với yêu cầu dẫn vì: Nói đến CTHH nhưng còn lẫn cả ký hiệu hoá học
H, O là không đúng H, O không biểu diễn cho chất nào cả.
• Cần có ít nhất 4 đến 5 phương án để chọn, không nên chỉ có 2 hoặc 3
phương án.
• Nếu chọn câu sai phải có in đậm hoặc gạch chân chữ Sai
Ví dụ: Hãy cho biết trong các câu sau đây câu nào phát biểu Sai
+ Đối với câu đúng sai.
• Số câu đúng, số câu sai phải lệch nhau.
• Dấu hiệu đúng sai phải cơ bản, rõ nhưng không lộ liễu để học sinh
thấy được ngay.
Ví dụ: Hãy ghi chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống cho phù hợp
trong các phương trình hoá học sau:
A 2H
2
O → 2H
2
+ O
2
B CaCO
3
+ CO
2
+ H
2
O → Ca(HCO
3
)
2
C 2CaO + CO
2
→ CaCO
3
D 3Al + 2S → Al
2
S
3
E Fe(OH)
3
→ 2FeO
3
+ 3H
2
O
G SO
2
+ O
2
→ 2SO
3
+ Đối với câu cặp đôi:
Số lượng giữa 2 loại cần ghép đôi phải lệch nhau.
Nội dung cần ghép phải phù hợp.
Ví dụ: Ghép hiện tượng với các phương trình hoá học cho phù hợp.
Hiện tượng Phương trình hoá học
A Sắt cháy trong oxi tạo thành
hạt sắt oxit màu nau đen
1 2H
2
O → 2H
2
+ O
2
2 C
2
H
6
O + 3O
2
→ 3H
2
O
+ 2CO
2
B Nước bị điện phân thành khí
oxi và khí hiđrô
3 3Fe + 2O
2
→ Fe
3
O
4
C Cồn (C
2
H
6
O) cháy tạo thành
nước và khí cacbonic
4 4Fe + 3O
2
→ 2Fe
2
O
3
5 2H
2
+ O
2
→ 2H
2
O
24
Để phát huy tối đa việc kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc
nghiệm khách quan thì tôi có một số đề xuất sau:
+ Về giáo viên - học sinh:
Đối với giáo viên cần phải nghiêm khắc trong việc coi thi nhắc nhở học
sinh tự giác làm bài, giáo viên không làm việc riêng trong giờ kiểm tra.
Đề bài phải rõ ràng, giáo viên cần cẩn thận trong mỗi câu hỏi để tránh
vì sai làm đáng tiếc.
Đối với học sinh : Nghiêm túc làm bài, coi mỗi lần kiểm tra là một lần
tự đánh giá nhận thức lại kiến thức của mình để điều chỉnh kịp thời những
thiếu hụt trong kiến thức đã học.
Bước vào năm học mỗi giáo viên cần xây dựng kế hoạch kiểm tra ôn
tập cụ thể chính xác số lượng bài cần phô tô cho cả năm học để yêu cầu trong
buổi họp phụ huynh đầu năm giáo viên chủ nhiệm thông báo tổng số tiền nộp
để phô tô bài kiểm tra cho học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho các em làm bài
và giáo viên giảng dạy và nếu có thể nhà trường nên tổ chức cùng kiểm tra cả
khối.
Bố trí phòng học sao cho số lượng học sinh không quá đông trong một
bàn đế đảm bảo tính công bằng khách quan.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc kiểm tra đánh giá bằng
phương pháp trắc nghiệm khách quan của tôi. Thời gian áp dụng phương
pháp này chưa nhiều nhưng do dạy nhiều lớp 8, 9 nên tôi đã phần nàp tích luỹ
được kinh nghiệm từ bản thân và từ những kiến thức đã tiếp thu được trong
quá trình tham dự các lớp tập huấn thay sách của Sở giáo dục và Phòng giáo
dục đã tổ chức. Tuy nhiên những bước đầu thực hiện tôi vẫn còn những lúng
túng cho nên rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp.
Tôi chân thành cám ơn !
, ngày tháng năm 2007
NGƯỜI VIẾT
25