Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 119 trang )

Chương 1
GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Môi trường (Environment)
Khái niệm:
- Môi trường là một khái niệm rất rộng được định nghĩa theo nhiều cách khác
nhau, đặc biệt sau hôị nghị Stockhom về môi trường năm 1972.
+ Theo S.V.Kalesnik (1959,1970): môi trường (được định nghĩa với MT địa lý)
chỉ là một bộ phận của trái đất bao quanh con người mà ở một thời điểm nhất định xã
hội loài người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó, nghĩa là MT có quan hệ một cách
gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con người.
+ Theo I.P.Gheraximov (1972): MT (bao quanh) là khung cảnh của lao động,
của cuộc sống riêng tư và nghỉ ngơi của con người. Môi trường tự nhiên là cơ sở cần
thiết cho sự sinh tồn của nhân loại.
+ Theo Magnard (1980): Môi trường là tổng hợp-ở một thời điểm nhất định-
các trạng huống vật lý, hoá học, sinh học và các yếu tố xã hội có khả năng gây ra một
tác động trực tiếp hay gián tiếp, tức thời hay theo kỳ hạn, đối với các sinhvật hay đối
với các hoạt động của con người.
+ Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981: Môi trường được hiểu là toàn bộ các
hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con
người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên
hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người.
- Như vậy ta thấy khái niệm về môi trường được cụ thể hoá trong từng đối
tượng và mục đích nghiên cứu khác nhau:
+ Nếu chỉ nghiên cứu các yếu tố vô sinh như đất, nước, không khí, khoáng
chất…và quan hệ giữa chúng thì đó là những điều kiện lý, hoá của môi trường hay
thường được gọi là môi trường vật lý. Môi trường vật lý vận động chủ yếu theo những
quy luật lý hoá và là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học tự nhiên như vật lý
học, hoá học, thủy văn học, địa chất học, khí tượng học…
1


+ Nếu nghiên cứu tương tác giữa một cơ thể sống hoặc một quần thể với cơ thể
sống khác …thì đó là nghiên cứu sinh thái, hay đó chính là nghiên cứu môi trường
sinh thái. Môi trường sinh thái là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học như
sinh thái học, sinh học, y học…
+ Khi xem xét các thành phần tự nhiên bao gồm những yếu tố vô sinh và hữu
sinh tồn tại khách quan và tác động qua lại trên phạm vi rộng lớn trong vũ trụ ta có
môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành
như thiên văn học, vật lý vũ trụ, địa lý tự nhiên…
+ Khi muốn đề cập đến ảnh hưởng của con người trong môi trường tự nhiên
người ta dùng thuật ngữ môi trường địa lý. Theo Iu.G.Xauskin, môi trường địa lý bao
gồm những bộ phận tự nhiên đã bị con người biến đổi, đồng thời có cả những bộ phận
được tạo lập từ các vật chất thiên nhiên bằng lao động và bằng ý muốn tự giác của con
người nhưng chúng không có khả năng tự phát triển như thành phố, cánh đồng. Môi
trường địa lý không những bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên mà còn chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ của các quy luật kinh tế xã hội, là đối tượng của các khoa học địa lý
mà đặc biệt là địa lý kinh tế.
- UNEP (1980): Môi trường là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học,
kinh tế, xã hội bao quanh, có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của một cá nhân,
một quần thể hoặc những cộng đồng người.
- Luật bảo vệ môi trường thông qua ngày 27-02-1993 của Việt nam: Môi trường
bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau,
bao quanh con người, có ánh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của
con người và thiên nhiên.
- Môi trường trong phạm vi nghiên cứu của kinh tế môi trường chính là môi
trường địa lý hoặc môi trường sống của con người theo định nghĩa của UNEP. Đó
chính là hệ thống các hoàn cảnh chứa đựng và và thể hiện các quan hệ phức tạp giữa
những thành phần tự nhiên, kinh tế và con người, tồn tại trong một không gian và thời
gian nhất định.
* Phân loại môi trường
- Theo chức năng:

+ MT tự nhiên: bao gồm các nhân tố của tự nhiên tồn tại khách quan ngoài ý
muốn của con người như không khí, đất đai, nguồn nước, ánh sáng mặt trời, động thực
vật…MT tự nhiên cung cấp các nguồn tài nguyên tự nhiên cho con người.
2
+ MT xã hội: là tổng hợp các quan hệ giữa người với người như luật lệ, thể chế,
cam kết, quy định, hương ước…ở các cấp khác nhau như Liên Hợp Quốc, Hiệp hội
các quốc gia, quốc gia, tỉnh, huyện, xã, làng, họ tộc, gia đình, tổ nhóm…MT xã hội
định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định.
+ MT nhân tạo: bao gồm các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những
tiện nghi cho cuộc sống của con người như hệ thống kết cấu hạ tầng
- Theo quy mô: Phân theo không gian địa lý như MT toàn cầu, MT khu vực,
MT quốc gia, MT vùng, MT địa phương
- Theo thành phần:
+ Theo thành phần của tự nhiên người ta thường chia ra: MT không khí, MT
đất, MT nước, MT biến.
+ Theo thành phần của dân cư sinh sống người ta chia ra: MT thành thị, MT
nông thôn.
* Bản chất hệ thống của môi trường
- Tính cấu trúc: Môi trường bao gồm nhiều thành phần (tự nhiên, kinh tế, con
người) có chức năng khác nhau, nhưng có quan hệ tương hỗ với nhau, tạo thành cấu
trúc chức năng (cấu trúc ngang). Mỗi một thành phần cũng là một hệ thống bao gồm
nhiều yếu tố nhỏ hơn. Bản chất của chúng chính là những dòng trao đổi vật chất, năng
lượng và thông tin liên kết các thành phần, các bộ phận của MT lại với nhau, tạo nên
tính thống nhất của hệ môi trường, giúp hệ tồn tại và phát triển. Biểu hiện bên ngoài
của tính cấu trúc chính là phản ứng dây chuyền diễn ra trong toàn hệ MT khi ta tác
động đến bất kỳ một thành phần hay một yếu tố nào của chúng.
- Tính cụ thể: Mỗi MT có đặc thù riêng, không hề có MT chung chung hay đại
diện. Do vậy cách thức giải quyết các vấn đề môi trường phải xuất phát từ chính đặc
điểm của MT đó. Về mặt không gian, tính cụ thể còn biểu hiện thông qua sự phân hoá
thành các cấp như MT toàn câu, MT khu vực, MT quốc gia, MT vùng…

- Tính mở: MT luôn là một hệ thống mở, nghĩa là luôn trao đổi năng lượng, vật
chất với bên ngoài. Do đó các vấn đề MT chỉ có thể giải quyết tốt khi có sự hợp tác
giữa các vùng, các quốc gia trên thế giới.
- Tính mục tiêu và tự điều chỉnh: Các thành phần và chính bản thân MT luôn
vận động để đạt đến trạng thái lý tưởng. Nếu có những tác nhân bất lợi khiến hệ MT
lệch mục tiêu ban đầu, trong hệ thống sẽ xuất hiện cơ chế tự điều chỉnh để đối phó với
các tác nhân ấy. Tuy nhiên, khả năng tự điều chỉnh là giới hạn do sự giới hạn về dòng
3
năng lượng, vật chất và thông tin. Tính chất này mở ra khả năng giải quyết các vấn đề
MT một cách cơ bản và kinh tế hơn, đồng thời cũng quy định mức độ phạm vi tác
động của con người vào MT thiên nhiên (duy trì khả năng tự khôi phục của các tài
nguyên tái tạo, xử lý ô nhiễm ở mức độ cần thiết…)
1.1.1.2.Tài nguyên
* Các khái niệm:
- Tài nguyên (resource) là tất cả các dạng vật chất, phi vật chất và tri thức được
sử dụng để tạo ra của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới cho con người.
- Các nguồn lực được khai thác từ môi trường thiên nhiên được gọi là tài
nguyên thiên nhiên (hay vốn tự nhiên), từ môi trường KT-XH được gọi là tài nguyên
nhân tạo hay vốn nhân tạo. Trong phạm vi chương trình môn học chúng ta chỉ xem xét
tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên (natural resources)
* Phân loại tài nguyên thiên nhiên:
Hiện nay quan điểm của các nhà kinh tế môi trường đều thống nhất phân loại
tài nguyên thiên nhiên theo khả năng tái sinh, trong đó TNTN được chia làm 2 loại:
- TN có khả năng tái sinh: là những tài nguyên có thể tự duy trì hoặc bổ sung
một cách liên tục khi được sử dụng hợp lý (động, thực vật…)
- TN không có khả năng tái sinh: là những tài nguyên có một mức độ giới hạn
nhất định trên trái đất và chúng ta chỉ được khai thác chúng ở dạng nguyên khai một
lần. Loại TN này được chia làm 3 nhóm:
+ TN không có khả năng tái sinh nhưng tạo tiền đề cho tái sinh như đất, nước…
+ TN không có khả năng tái sinh nhưng tái tạo như kim loại, thuỷ tinh, chất

dẻo…
+ TN cạn kiệt: than đá, dầu khí…
1.1.1.3. Vai trò của MT đối với con người
Đối với một cá thể con người cũng như đối với một cộng đồng con người và cả
xã hội loài người, MT sống có 3 chức năng:
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên: TNTN bao gồm cả TN có khả năng tái
sinh, TN không có khả năng tái sinh và các dạng thông tin mà con người khai thác, sử
dụng đều chứa đựng trong MT. Hàng năm con người khai thác tài nguyên ngày càng
nhiều thêm do nhu cầu vật chất ngày càng tăng về số lượng và chất lượng.
4
- Môi trường là nơi chứa chất thải: Trong mọi hoạt động của con người, từ quá
trình khai thác tài nguyên cho sản xuất, chế biến tạo ra sản phẩm đến quá trình lưu
thông và tiêu dùng đều có phế thải. Chất thải bao gồm nhiều dạng nhưng chủ yếu dưới
3 dạng: chất thải rắn, chất thải dạng khí và chất thải dạng lỏng. Ngoài ra còn có chất
thải dưới dạng khác như nhiệt, tiếng ồn, phóng xạ…Tất cả các chất thải đều được đưa
vào MT.
- Môi trường là không gian sống và cung cấp các dịch vụ cảnh quan: Con người
chỉ có thể tồn tại và phát triển trong không gian môi trường, được hưởng các cảnh đẹp
thiên nhiên, thư thái về tinh thần và thoả mãn các nhu cầu tâm lý.
1.1.2. Các vấn đề môi trường hiện nay
- Ô nhiễm nước và không khí
- Suy thoái đất
- Suy giảm tài nguyên: Rừng, cá và khoáng sản
- Những quan tâm toàn cầu: Thay đổi khí hậu và đa dạng sinh học
1.2. Quan hệ giữa hệ thống kinh tế và môi trường tự nhiên
1.2.1. Kinh tế môi trường và kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Trong bất kỳ nền kinh tế nào, những hoạt động cơ bản là sản xuất, phân phối và
tiêu dùng đều diễn ra trong một thế giới tự nhiên bao quanh. Một trong những vai trò
của thế giới tự nhiên là cung cấp nguyên liệu thô và năng lượng đầu vào cho quá trình
sản xuất. Các hoạt động sản xuất và tiêu dùng lại tạo ra phế thải và quay trở lại thế giới

tự nhiên dưới dạng này hay dạng khác. Mô hình dưới đây mô tả mối liên kết giữa kinh
tế và môi trường.
- Mối liên kết (a) mô tả các nguyên liệu thô chuyển vào quá trình sản xuất và
tiêu dùng. Lĩnh vực nghiên cứu vai trò cung cấp nguyên liệu thô của thiên nhiên được
gọi là Kinh tế tài nguyên thiên nhiên.
- Mối liên kết (b) thể hiện sự tác động của hoạt động kinh tế đến chất lượng môi
trường tự nhiên. Lĩnh vực nghiên cứu về sự vận chuyển của các chất thải từ hoạt động
kinh tế và các tác động tổng hợp của nó đối với thế giới tự nhiên gọi là Kinh tế môi
trường.
5
Hình 1.5: Liên kết kinh tế và môi trường









KINH TẾ
Thiên nhiên
(a) (b)
Mặc dù kiểm soát ô nhiễm là một chủ đề chính yếu trong kinh tế môi trường
nhưng đó không phải là chủ đề duy nhất. Con người tác động đến môi trường bằng
nhiều cách mà không cần phải gắn với ô nhiễm như ta vẫn nghĩ. Chính vì vậy trong thế
giới hiện đại ranh giới giữa tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên môi trường đang bị
xoá nhoà. Nhiều hoạt động khai thác gỗ, khai thác mỏ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng môi trường. Ngược lại, cũng có nhiều ví dụ về ô nhiễm hoặc suy thoái môi
trường có tác động đến quy trình khai thác tài nguyên. Ô nhiễm nước ở cửa sông cản

trở sự bổ sung nguồn cá. Mặc dù khó có thể minh định rạch ròi tài nguyên thiên nhiên
và môi trường nhưng các nhà kinh tế cũng phân biệt giữa hai dịch vụ của thế giới tự
nhiên là cung cấp nguyên liệu thô và chức năng môi trường.
1.2.2. Cân bằng vật chất và chất lượng môi trường
Hình 1.6. là một phiên bản phức tạp hơn của những mối liên hệ đã được thể
hiện ở hình 1.5. Các yếu tố trong vòng tròn là những thành phần của hệ thống kinh tế
và toàn bộ chúng được bao bọc trong môi trường tự nhiên.
6
Hình 1.6. Cân bằng vật chất và quan hệ giữa kinh tế và môi trường












Môi trường thiên nhiên
Môi trường thiên nhiên
Nguyên
liệu thô (M)
Người SX
Người tiêu thụ
Đã tái tuần hoàn (Rp
r
)

Chất thải (Rp) Thải bỏ (Rp
d
)
HH(G)
Chất thải (Rc
Thải bỏ (Rc
d
)
Đã tái tuần hoàn (Rc
r
)
Sản xuất và tiêu dùng tạo ra tất cả các dạng chất thải có thể xả được vào không
khí, vào nước hoặc trên mặt đất. Danh sách các chất thải này dài đến mức khó tin:
sulfur dioxide, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, các dung môi độc, phân động vật,
thuốc bảo vệ thực vật, bụi các loại, kim loại nặng…Năng lượng thải cũng là những
dạng chất thải quan trọng của quá trình sản xuất được thải ra dưới dạng nhiệt, âm
thanh. Ngoài ra năng lượng phóng xạ là loại chất thải mang đặc tính của cả vật chất và
năng lượng.
Chúng ta hãy xem xét vấn đề chất thải từ sản xuất và tiêu dùng từ quan điểm
thuần vật lý bằng việc sử dụng một mô hình đơn giản. Trong hình 1.6. nguyên vật liệu
và năng lượng (M) được lấy ra từ môi trường tự nhiên và các chất thải từ sản xuất và
tiêu dùng (Rp
d
và Rc
d
) được thải trở lại vào môi trường. Theo quy luật nhiệt động học
thứ nhất (một quy luật nổi tiếng về bảo toàn vật chất) khẳng định rằng trong dài hạn
hai dòng vật chất này phải bằng nhau:
M= Rp
d

+ Rc
d
Sở dĩ phải phát biểu trong dài hạn vì nhiều lý do: (1) Nếu hệ thống đang phát
triển nó có thể lưu giữ lại một tỷ lệ nào đó những đầu vào lấy từ môi trường tự nhiên
7
theo hướng tăng quy mô của hệ thống (do dân số tăng lên, tích luỹ tư bản…) Các chất
này sẽ bị thải khi hệ thống ngừng lớn lên và khi công cụ tư bản hỏng; (2) Sự tái tuần
hoàn có thể làm chậm tốc độ tích luỹ chất thải nhưng tái tuần hoàn không bao giờ có
thể hoàn chỉnh. Mỗi chu kỳ sẽ mất đi một tỷ lệ nào đó vật chất được tái chế. Do đó sự
cân bằng vật chất cơ bản chỉ đạt được trong dài hạn. Điều này chứng tỏ rằng: Nếu
chúng ta muốn giảm khối lượng chất thải vào môi trường tự nhiên thì chúng ta
phải giảm lượng nguyên liệu thô đưa vào hệ thống.
Rp
d
+ Rc
d
= M = G + Rp – Rp
r
– Rc
r
Nghĩa là lượng nguyên liệu thô (M) bằng với sản phẩm đầu ra (G) cộng với các
chất thải từ sản xuất (Rp) trừ đi lượng được tái chế của các nhà sản xuất (Rp
r
) và của
người tiêu dùng (Rc
r
).
Có 3 cách để giảm M và do đó giảm các chất thải vào môi trường tự nhiên:
- Giảm G: Nghĩa là giảm chất thải bằng cách giảm số lượng hàng hoá và dịch
vụ sản xuất. Có nhiều quan niệm khác nhau: (1) Nhiều người cho rằng đây là câu trả

lời tốt nhất trong dài hạn cho sự suy thoái môi trường: giảm lượng sản phẩm sản xuất
ra hay ít nhất ngưng tốc độ tăng trưởng của nó lại sẽ thực hiện được sự thay đổi tương
ứng về lượng chất thải. (2) Một số người đã tìm kiếm giải pháp để đạt được điều này
thông qua chủ trương “dân số không tăng trưởng” (ZPG- Zero Polulation Growth).
Tuy nhiên kể cả khi dân số không tăng thì vẫn rất khó kiểm soát được tác động môi
trường do 2 nguyên nhân. Một là, dân số không đổi nhưng vẫn có thể phát triển kinh tế
và vì vậy vẫn tăng nhu cầu đối với vật liệu thô. Hai là, tác động môi trường có thể kéo
dài và tích luỹ do đó kể cả khi dân số không tăng thì vẫn có thể làm suy thoái môi
trường từ từ. Canada là một ví dụ, sự phát thải của chất ô nhiễm trên mỗi xe hơi đã
giảm đáng kể trong vài thập niên gần đây thông qua công nghệ kiểm soát thải tốt hơn.
Nhưng sự phát triển ồ ạt cuả lượng xe đã dẫn đến sự gia tăng tổng lượng phát thải xe
hơi trên nhiều vùng, đặc biệt là các thành phố lớn.
- Giảm Rp: Nghĩa là giảm chất thải trên mỗi đơn vị thành phẩm được sản xuất.
Có 2 cách cơ bản để thực hiện điều này: (1) Sử dụng các công nghệ/kỹ thuật sản xuất
nhằm tạo ra lượng chất thải ít hơn trên một đơn vị thành phẩm. Có thể gọi sự cắt giảm
này là giảm cường độ chất thải của sản xuất. (2) Thay đổi kết cấu sản phẩm từ những
vật liệu có tỷ lệ chất thải cao sang loại vật liệu có tỷ lệ chất thải thấp hơn trong khi
không làm thay đổi tổng thể. Ví dụ như việc chuyển từ nền kinh tế chủ yếu là sản xuất
sang nền kinh tế dịch vụ là một bước trong hướng đi này.
8
- Tăng (Rp
r
+ Rc
r
): Tăng tái chế nhằm thay thế một phần dòng nguyên liệu đầu
vào trong khi vẫn duy trì được đầu ra của các loại hàng hoá và dịch vụ. Sự tái chế có
thể làm giảm các luồng thải tuy nhiên chúng ta phải nhớ đến quy luật thứ hai của nhiệt
động học rằng tái chế không bao giờ hoàn hảo thậm chí ngay cả khi chúng ta tiêu tốn
nhiều nguồn lực cho vấn đề này do tiến trình sản xuất làm thay đổi cấu trúc vật lý làm
cho chúng khó sử dụng lại một lần nữa, mặt khác quá trình tái chế tự nó cũng tạo ra

chất thải.
Mục tiêu cuối cùng của chúng ta là giảm thiệt hại gây ra bởi việc thải các chất
thải trong sản xuất và tiêu thụ. Việc giảm lượng chất thải là cách chính để giảm thiệt
hại và những phân tích ở phần trên cho chúng ta biết được những cách cơ bản để giảm
thải. Ngoài ra chúng ta cũng thể giảm thiệt hại bằng cách tác động trực tiếp lên dòng
chất thải.
Qua hình 1.6. điều gì sẽ xảy ra khi các chất ô nhiễm được thải ra môi trường tự
nhiên? Rất đơn giản, sự phát thải sẽ tạo ra sự thay đổi mức độ chất lượng môi trường
xung quanh, lần lượt gây thiệt hại cho con người, các loài khác và toàn bộ hệ sinh thái.
Hình 2.3. thể hiện một cách phác thảo các mối quan hệ này:
(1) Các nguồn sử dụng vật chất đầu vào và hàng hoá và các dạng công nghệ
khác nhau được đưa vào sản xuất và tiêu dùng.
(2) Sản xuất và tiêu dùng tạo ra chất thải.
(3) Cách xử lý chất thải có tác động quan trọng đến các giai đoạn sau: một số
chất có thể được thu gom và tái chế, nhiều chất khác có thể được đưa vào qúa trình xử
lý hoặc giảm thải.
(4) Những thứ không thu gom và tái chế trở thành những chất thải được phóng
thích vào môi trường.
(5) Một phần lượng chất thải khi đi vào môi trường thông qua các quá trình
sinh, lý, hoá và khí tượng sẽ được chuyển đổi một mức nhất định làm ảnh hưởng đến
chất lượng môi trường xung quanh.
(6) Những thiệt hại đến tất cả các sinh vật và thành phần của hệ sinh thái trái
đất.
1.3. Vai trò của môn học Kinh tế tài nguyên và môi trường
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế tài nguyên và môi trường
9
Kinh tế tài nguyên và môi trường là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề tài
nguyên và môi trường với cách nhìn và phương pháp phân tích của kinh tế học. Đôi
khi chúng ta nghĩ rằng kinh tế học hầu như chỉ nói về các quyết định trong kinh doanh
và làm thế nào để có được lợi nhuận. Tuy nhiên nó không đúng trong trường hợp này.

Kinh tế học nghiên cứu tại sao và làm thế nào để con người (người tiêu thụ, nhà sản
xuất, các tổ chức phi lợi nhuận và các cơ quan quản lý nhà nước) đưa ra được các
quyết định về việc sử dụng các nguồn tài nguyên có giá trị một cách có hiệu quả.
Các nhà kinh tế môi trường đang phải rất vất vả chỉ ra cho mọi người thấy rằng
đối với họ cũng như đối với phần lớn các nhà kinh tế, thì “kinh tế” không phải chỉ có
nghĩa là những gì xảy ra cho sự lưu thông tiền tệ trên thị trường. Những thay đổi về
mặt phúc lợi của con người là hậu quả kinh tế.
Kinh tế học được chia ra thành kinh tế vi mô- nghiên cứu hành vi của các cá
nhân hay các nhóm nhỏ và kinh tế vĩ mô- nghiên cứu kết quả kinh tế của toàn bộ nền
kinh tế. Kinh tế môi trường có nguồn gốc từ cả hai ngành này nhưng chính yếu vẫn là
từ kinh tế vi mô. Nghiên cứu kinh tế môi trường cũng giống như các chuyên ngành
khác của kinh tế học quan tâm đến vấn đề cơ bản là phân phối các nguồn tài nguyên
khan hiếm cho các mục đích sử dụng có tính cạnh tranh. Các khái niệm về khan hiếm
(scarerity), chi phí cơ hội (opportunity cost), đánh đổi (trade-off), lợi ích biên
(marginal benefit) và chi phí biên (marginal cost) là những chìa khoá để hiểu các vấn
đề môi trường và cách thức để giải quyết các vấn đề đó.
Kinh tế môi trường sử dụng những khái niệm quen thuộc trong kinh tế học, tuy
nhiên điểm khác biệt chính là ở chỗ nó tập trung nghiên cứu xem các hoạt động kinh tế
ảnh hưởng như thế nào đến môi trường tự nhiên. Các quyết định kinh tế của con người
có thể gây ra ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Tại sao điều này lại xảy ra trong hệ
thống kinh tế? Tại sao con người không tính đến tác động của hoạt động kinh tế lên
môi trường thiên nhiên? Kinh tế môi trường sẽ trả lời những câu hỏi này. Ngoài ra,
kinh tế môi trường sẽ tiến hành điều tra và đánh giá nhiều phương cách khác nhau để
đạt được việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên môi trường.
1.3.2. Vai trò của khuyến khích (incentive) trong việc giải thích các vấn đề môi
trường
- Tại sao con người lại hành xử theo các cách thức gây huỷ hoại môi trường?
Có nhiều cách trả lời câu hỏi này. Một cách trả lời đó là hành vi vô đạo đức của con
người. Nếu điều này là đúng thì cách để con người ngừng gây ô nhiễm là phải nâng
cao nhận thức về đạo đức môi trường trong xã hội. Tuy nhiên phương pháp dựa vào sự

10
thức tỉnh đạo đức để ngăn ngừa ô nhiễm tạo ra rất nhiều vấn đề. Không phải sự kém ý
thức đạo đức sẽ dẫn đến phá hoại môi trường mà chính là cách thức chúng ta tạo nên
hệ thống kinh tế để trong đó mọi người cần phải tìm công việc để sinh sống.
- Vì vậy cách thức thứ hai để nghiên cứu vấn đề tại sao con người gây ô nhiễm
là quan sát cách thức xây dựng nền kinh tế và thể chế và bằng cách nào chúng hướng
mọi người đưa ra các quyết định gây hậu quả phá hoại môi trường. Các nhà kinh tế
học tin rằng: “Con người gây ô nhiễm bởi vì đó là phương cách rẻ nhất để giải quyết
một vấn đề rất thực tế là làm thế nào để thải bỏ các chất thải sau quá trình sản xuất
và tiêu dung hàng hóa”.
- Con người đã tạo ra những quyết định như thế trong một khung cảnh thể chế
kinh tế và xã hội nhất định. Những thể chế này tạo ra các khuyến khích(incentives) để
hướng mọi người đưa ra các quyết định chỉ theo cách này mà không theo cách khác.
Khuyến khích là điều làm cho ta bị cuốn hút hay từ chối điều chỉnh hành vi của mình
bằng cách nào đó. Thông thường chúng ta nghĩ “khuyến khích kinh tế ” là những phần
thưởng về của cải vật chất, nhưng cũng có những khuyến khích phi vật chất hướng
mọi người điều chỉnh hành vi kinh tế của họ như lòng tự trọng, mong muốn bảo tồn
một môi trường sạch đẹp…Một trong những nội dung của kinh tế môi trường là
nghiên cứu: (1) Các quá trình khuyến khích hoạt động như thế nào; và (2) Làm thế nào
để cấu trúc lại chúng nhằm hướng mọi người đưa ra các quyết định thân thiện với môi
trường.
1.3.3. Vai trò của quyền tài sản
- Một khaí niệm quan trọng để hiểu các khuyến khích có liên quan đến môi
trường là quyền tài sản (property right) hay quyền sở hữu tài sản. Khái niệm này sẽ
được giải thích ở phần sau nhưng có thể đưa ra kết luận :” Thiếu quyền sở hữu đối
với các nguồn tài nguyên môi trường có nghĩa là có rất ít khuyến khích để con
người tính đến hậu quả môi trường do hành động của họ gây ra”.
- Quyền tài sản đóng vai trò quyết định để hiểu tại sao chúng ta có những vấn
đề môi trường hiện nay. Điểm cơ bản là tài nguyên môi trường không được xác định
quyền sở hữu rõ ràng. Không ai là chủ sở hữu của khí quyển, đại dương hay các tầng

nước ngầm. Những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất của chúng ta chính là do
quyền tài sản không được xác định.
1.3.4. Sự bền vững của môi trường và của nền kinh tế
- Các nhà kinh tế học ngày càng nhận thức nhiều về nhu cầu liên hệ giữa kinh tế
với môi trường. Trong khi môi trường tự nhiên luôn là đầu vào cần thiết cho sản xuất
11
thì chỉ có một vài mô hình chỉ ra sự ảnh hưởng qua lại giữa các hệ sinh thái và nền
kinh tế. Một ngành khoa học được gọi là Kinh tế sinh thái (Ecological Economics) đã
xác định các tương tác này một cách đầy đủ hơn. Mục tiêu quan trọng của chuyên
ngành này là nghiên cứu các lộ trình bền vững trong phát triển kinh tế-nghĩa là các
hoạt động này không phá huỷ các hệ sinh thái nhưng cho phép gia tăng thu nhập thực.
- Ý tưởng cơ bản của nền kinh tế bền vững phải là nền kinh tế có khả năng cho
phép phúc lợi của con người tăng lên hoặc chí ít cũng phải được giữ nguyên. Chúng ta
phải đánh giá các hoạt động kinh tế của chúng ta với sự quan tâm đến khả năng của hệ
sinh thái.
- Để có thể đạt được những mục tiêu phát triển bền vững thì mỗi quốc gia và
trên toàn cầu phải thiết lập được 2 nền tảng công bằng sau đây:
+ Công bằng giữa cùng một thế hệ: PTBV trước hết phải cho phép gia tăng mức
sống của thế hệ hiện nay trong đó đặc biệt chú ý đến cuộc sống của những người
nghèo, đảm bảo thoả mãn các nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong việc sử dụng
các hàng hoá và dịch vụ. Phải có cơ chế đền bù giữa người gây ô nhiễm với những
người chịu ô nhiễm trong một quốc gia và giữa các nước. Ngoài ra còn phải tôn trọng
quyền được sống của các sinh vật khác ngoài con người.
+ Công bằng liên thế hệ: PT KTXH phải đảm bảo tối thiểu hoá những ảnh
hưởng của các hoạt động kinh tế đến tài nguyên thiên nhiên và khả năng hấp thụ chất
thải của môi trường. Nếu những hoạt động thiết yếu hiện nay buộc phải tạo ra những
chi phí cho thế hệ tương lai phải gánh chịu thì thế hệ này phải bồi thường lại bằng vốn
nhân tạo, tức là nguồn tài chính để thế hệ tương lai đủ để khắc phục các khiếm khuyết
của vốn tự nhiên hoặc những công nghệ tiên tiến cho phép thế hệ tương lai chuyển đổi
sử dụng tài nguyên thiên nhiên (ví dụ chuyển từ nhiên liệu hoá thạch sang năng lượng

mặt trời)
- Bền vững cũng phụ thuộc vào khả năng thay thế vốn tự nhiên (các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và môi trường) và vốn xã hội sản xuất và lao động. Công nghệ và
sự thay đổi công nghệ là yếu tố sống còn trong lộ trình bền vững.
- Như vậy, một nền kinh tế bền vững là nền kinh tế trong đó đầu tư vốn xã hội
cho phép nền kinh tế tăng trưởng để thế hệ tương lai ít nhất cũng có được mức phúc
lợi như thế hệ hiện tại trong khi vẫn duy trì sự lành mạnh của hệ sinh thái.
1.3.5. Đánh đổi và sự bền vững
12
- Các nhà kinh tế minh họa sự đánh đổi (trade-off) giữa hàng hoá dịch vụ với
chất lượng môi trường bằng cách sử dụng đường giới hạn khả năng sản xuất
(production possibility frontier-PPF). PPF là đồ thị biểu diễn những lựa chọn giữa hai
kết quả mong muốn là hàng hoá dịch vụ và chất lượng môi trường của một nhóm
người. Trục tung là chỉ số sản lượng kinh tế gộp, nghĩa là tổng giá trị thị trường của
hàng hoá thông thường bán ra trong nền kinh tế một năm. Trục hoành chỉ chất lượng
môi trường có được từ các dữ liệu khác nhau về môi trường xung quanh. Đường cong
này biểu diễn các mức kết hợp khác nhau giữa hai kết quả- sản lượng thị trường và
chất lượng môi trường mà một nhóm người có thể tạo ra được với một số vốn nhất
định.
Hình 1.9. PPF của các nước phát triển và đang phát triển












Hàng
hoá
Chất lượng môi trường
C
1
E
2
E
1

Các nước PT
Các nước
đang PT
13
Hình 1.10. Hai viễn cảnh của PPF trong 50 năm tới












(a) Kịch bản bi quan















(b) Kịch bản lạc quan
Hàng
hoá
Chất lượng môi trường
C
2
C
3
E
3
E
2
Hàng
hoá
Chất lượng môi trường
C
2

E
2

C
4
E
4
14
Chương 2
NGUYÊN NHÂN CỦA SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG
2.1. Mô hình thị trường và hiệu quả kinh tế
2.1.1. Cung, cầu và cân bằng thị trường
- Thị trường là bất kỳ khung cảnh nào trong đó tập hợp những người mua và
người bán, họ tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi, mua bán các loại
hàng hoá và dịch vụ. Về mặt nguyên lý, sự tác động qua lại giữa người bán và người
mua xác định giá của từng loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể, đồng thời xác định cả chủng
loại, số lượng, chất lượng sản phẩm cần sản xuất và qua đó sẽ xác định việc phân bổ
và sử dụng các nguồn lực khan hiếm của xã hội. Nói cách khác, giá cả là tín hiệu cơ
bản phối hợp các hoạt động của người tiêu dùng, người sản xuất và những người sở
hữu những nguồn lực khan hiếm. Đây chính là nguyên tắc hoạt động của cơ chế thị
trường.
- Cầu (Demand-D) là mối quan hệ giữa giá (Price-P) và lượng cầu (Quantity-
Q) của một loại hàng hoá, dịch vụ. Đó là lượng hàng hoá/dịch vụ mà người mua có
khả năng mua và sẵn sàng mua tại mức giá đã cho trong một thời gian nhất định.
Trong những điều kiện như nhau, giá càng thấp thì lượng cầu càng lớn và ngược lại.
Chúng ta có thể biểu thị mối quan hệ này bằng đồ thị, đó là đường cầu (dốc xuống
dưới từ trái sang phải). Tại mức giá P
1
thì lượng cầu là Q
1,

tại mức giá P
2
thì lượng cầu
là Q
2
Hình 2.1. Đường cầu thị trường
P
D
P
2


P
1




15
+ Chúng ta cũng có thể biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cầu bằng hàm
cầu :
Ví dụ : Q = 450 – 25P
Nếu giá P
1
= 4, lượng cầu Q
1
= 350
Nếu giá P
1
= 6, lượng cầu Q

1
= 300
+ Cầu thị trường là tổng cộng theo chiều ngang của các đường cầu cá nhân.
+ Các yếu tố cơ bản xác định cầu về hàng hoá/dịch vụ bao gồm : giá của bản
thân hàng hoá/dịch vụ, thu nhập của người tiêu dùng, giá cả của loại hàng hoá có liên
quan, số lượng người tiêu dùng, thị hiếu của người tiêu dùng…
- Cung (Supply- S) : là mối quan hệ giữa giá (P) và lượng cung (Q) của một
loại hàng hoá và dịch vụ mà người bán sẵn lòng và có khả năng cung tại mức giá xác
định trong một thời gian xác định. Trong những điều kiện như nhau, giá càng cao thì
lượng cung càng lớn và ngược lại. Chúng ta có thể biểu thị mối quan hệ này dưới dạng
đồ thị, đó là đường cung (dốc đi lên từ trái sang phải).
Hình 2.2. Đường cung thị trường

P
S
P
2



P
1




Q
1
Q
2

Q
+ Chúng ta cũng có thể biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cung bằng hàm
cung :
Ví dụ : Q = -20 + 10P
Nếu giá P
1
= 4, lượng cung Q
1
= 20
Nếu giá P
1
= 6, lượng cung Q
2
= 40
+ Cung thị trường là tổng các mức cung của từng cá nhân lại với nhau
16
+ Các yếu tố cơ bản xác định cung về hàng hoá/dịch vụ bao gồm : giá của bản
thân hàng hoá/dịch vụ, công nghệ, giá của các yếu tố đầu vào, chính sách thuế…
- Cân bằng thị trường: Khi cầu đối với một hàng hoá/dịch vụ nào đó xuất hiện
trên thị trường, người sản xuất sẽ tìm cách đáp ứng mức cầu đó. Thị trường ở trạng
thái cân bằng khi việc cung cấp hàng hoá/dịch vụ đủ thoả mãn cầu đối với hàng
hoá/dịch vụ đó trong một thời kỳ nhất định. Tại trạng thái cân bằng này chúng ta có
mức giá cân bằng (P
*
) và sản lượng cân bằng (Q
*
). Đặc điểm quan trọng của mức giá
cân bằng này là nó không được xác định bởi từng cá nhân riêng lẻ mà được hình thành
bởi hoạt động tập thể của toàn bộ người mua và người bán. Đây chính là cách định giá
khách quan theo bàn tay vô hình của thị trường. Tại những mức giá thấp hơn giá cân

bằng sẽ xuất hiện tình trạng dư cầu (thiếu cung); tình trạng này sẽ tạo ra sức ép làm
tăng giá. Ngược lại, tại những mức giá cao hơn giá cân bằng sẽ xuất hiện tình trạng dư
cung, tình trạng này sẽ tạo ra sức ép làm giảm giá. Khi giá thay đổi, lượng cung và
lượng cầu cũng điều chỉnh cho tới khi đạt được trạng thái cân bằng.
Hình 2.3. Cân bằng cung cầu thị trường

P
Q
Q
*
P
*

O
E
S
D
2.1.2. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất
2.1.2.1. Lợi ích và thặng dư tiêu dùng
* Lợi ích :
- Thuật ngữ lợi ích được hiểu như là sự vừa ý, sự hài lòng, sự thoả mãn do việc
tiêu dùng hàng hoá/dịch vụ đem lại. Lợi ích toàn bộ (Total Benefit- TB) là tổng thể sự
17
hài lòng do toàn bộ sự tiêu dùng hàng hoá/dịch vụ đem lại. Lợi ích cận biên (Marginal
Benefit- MB) phản ánh mức độ hài lòng do tiêu dùng một đơn vị sản phẩm đem lại.
Lợi ích cận biên =
→ MB = lim
= TB’
(Q)
- Khái niệm tổng lợi ích và lợi ích cận biên giải thích vì sao chúng ta lại mua

một hàng hoá/dịch vụ cũng như vì sao chúng ta lại không mua hàng hoá/dịch vụ đó
vào một thời điểm nào đó.
- Lợi ích cận biên của một hàng hoá/dịch vụ có xu hướng giảm đi khi lượng mặt
hàng đó được tiêu dùng nhiều hơn ở một thời kỳ nhất định. Như vậy, khi ta tiêu dùng
nhiều hơn một loại hàng hoá/dịch vụ nào đó mà lợi ích cận biên vẫn còn lớn hơn 0,
tổng lợi ích sẽ tăng lên nhưng với tốc độ chậm dần đi.
- Lợi ích là một khái niệm trìu tượng, tuy nhiên chúng ta có thể dùng giá để đo
lợi ích cận biên của việc tiêu dùng : Lợi ích cận biên của việc tiêu dùng hàng hoá/dịch
vụ càng lớn thì người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho nó, khi lợi ích cận biên
giảm thì sự sẵn lòng chi trả cũng giảm đi. Nếu vây, đường cầu cũng chính là đường thể
hiện lợi ích cận biên của việc tiêu dùng.
* Thặng dư tiêu dùng :
- Thặng dư tiêu dùng là khái niệm phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích của
người tiêu dùng khi tiêu dùng một lượng hàng hoá/dịch vụ so với chi phí thực tế để thu
được lợi ích đó.
- Trong hình 2.4., đường cầu đối với một hàng hoá là D, giá thị trường của hàng
hoá đó là P
*
, người tiêu dùng sẽ tiêu dùng Q
D
đơn vị hàng hoá.
- Tổng lợi ích của việc tiêu dùng là diện tích nằm dưới đường cầu từ gốc toạ độ
đến sản lượng cân bằng, tức là diện tích OBEQ
D
.
18
Sự thay đổi tổng lợi ích
Sự thay đổi lượng tiêu
ΔTB
ΔQ 0→

ΔQ
Hình 2.4. Thặng dư tiêu dùng









B
P
*
**
*
O Q
D
D
E
P
Q
CS
- Người tiêu dùng là người tối đa hoá lợi ích nên sẽ tiêu dùng hàng hoá cho đến
khi lợi ích cận biên của đơn vị hàng hoá cuối cùng bằng với giá phải trả cho đơn vị
hàng hoá đó. Người tiêu dùng không mua nhiều hàng hoá hơn Q
D
vì lợi ích cận biên
cho những hàng hoá này (đồng thời cũng là mức sẵn lòng trả cho những đơn vị hàng
hoá đó) nhỏ hơn mức giá mà người tiêu dùng sẽ phải trả nếu tiêu dùng chúng.

- Đối với những đơn vị hàng hoá nhỏ hơn Q
D
, người tiêu dùng vì được hưởng
lợi ích cận biên lớn hơn P
*
nên cũng sẵn lòng chi trả mức giá cao hơn P
*
cho việc tiêu
dùng hàng hoá. Nhưng thực tế, người tiêu dùng chỉ phải trả giá P
*
cho tất cả các đơn vị
hàng hoá. Thặng dư tiêu dùng xuất hiện do người tiêu dùng được hưởng nhiều hơn
mức họ phải trả. Tổng thặng dư tiêu dùng (Consumer Surplus- CS) được thể hiện
bằng diện tích tam giác BEP
*
.
2.1.2.2. Chi phí và thặng dư sản xuất
* Chi phí
- Chi phí đối với một doanh nghiệp được hiểu là các khoản chi trả mà doanh
nghiệp phải thực hiện để duy trì việc sản xuất một lượng hàng hoá/dịch vụ.
- Tổng chi phí (Total Cost- TC) của việc sản xuất một lượng hàng hoá bao gồm
giá thị trường của toàn bộ các nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra lượng hàng hoá
đó. Có thể phân biệt 2 loại chi phí :
19
+ Chi phí cố định (Fixed Cost- FC) là những chi phí không thay đổi khi sản
lượng thay đổi, đó chính là những chi phí mà doanh nghiệp phải thanh toán dù không
sản xuất hoặc sản xuất rất ít.
+ Chi phí biến đổi (Variabe Cost- VC) là những chi phí tăng hoặc giảm cùng
với mức tăng hoặc giảm của sản lượng.
- Tổng chi phí là tổng của chi phí cố định và chi phí biến đổi. Vì chi phí cố định

không thay đổi nên sự tăng giảm của tổng chi phí phụ thuộc vào các chi phí biến đổi.
- Chi phí cận biên (Marginal Cost- MC) là chi phí phải chi bổ sung để sản xuất
thêm một một đơn vị sản lượng hàng hoá/dịch vụ.
Chi phí cận biên =
Như đã nói ở trên, trong ngắn hạn chi phí cố định không thay đổi khi sản lượng
thay đổi, vì thế khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm chỉ có chi phí biến đổi tăng lên.
Vì vậy chúng ta có thể nói rằng chi phí cận biên là chi phí biến đổi bổ sung để sản xuất
thêm một đơn vị sản phẩm bổ sung.
Nhìn chung, đường chi phí cận biện có hình dáng chữ U, tuy nhiên trong nhiều
trường hợp nó cũng có thể có hình dạng khác như hình bậc thang, nằm ngang hoặc
tăng liên tục. Đường chi phí cận biên đi lên là kết quả trực tiếp của quy luật năng suất
cận biên giảm dần. Chi phí cận biên càng cao, người sản xuất càng đòi hỏi mức giá
bán sản phẩm cao tương ứng. Với một đường chi phí cận biên xác định thì khi giá thay
đổi, lượng hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra sẽ tăng hoặc giảm tương ứng. Người
sản xuất tối đa hoá lợi nhuận sẽ sẵn lòng cung cấp hàng hoá/dịch vụ cho thị trường đến
chừng nào giá bán đơn vị sản phẩm cuối cùng bằng đúng với chi phí cận biên để sản
xuất ra đơn vị sản phẩm ấy (P= MC). Vì thế đường chi phí cận biên cũng chính là
đường cung của doanh nghiệp. Nếu chúng ta cộng theo chiều ngang toàn bộ các đường
cung một loại hàng hoá của các doanh nghiệp thì chúng ta sẽ thu được đường cung của
thị trường.
* Thặng dư sản xuất
- Thặng dư sản xuất là khái niệm phản ánh mức chênh lệch giữa số tiền mà
người sản xuất thực sự nhận được từ việc cung cấp hàng hoá/dịch vụ so với số tiền tối
thiểu mà anh ta sẵn sàng chấp nhận chi trả.
20
Sự thay đổi tổng chi phí
Sự thay đổi tổng sản lượng
- Trong hình 2.5. đường cung đối với một hàng hoá là S, giá thị trường của
hàng hoá đó là P
*

, người sản xuất sẽ sẵn sàng cung cấp Q
S
đơn vị hàng hoá.
- Vì đường cung phản ánh chi phí cận biên của sản xuất, đồng thời nếu chi phí
cơ hội của tất cả các nguồn lực sản xuất đã được tính đầy đủ, thì tổng chi phí xã hội
của sản xuất chính là diện tích nằm dưới đường cung từ gốc toạ độ đến sản lượng cân
bằng tức là diện tích OAEQ
S
.
Hình 2.5. Thặng dư sản xuất

S
Q
Q
S
O
A
P
*
P
E
PS
- Trong hình 2.5., tại bất kỳ điểm nào dọc theo đoạn AE, các nhà sản xuất cũng
sẵn sàng cung ứng một lượng hàng hoá nhất định với giá thấp hơn cân bằng thị trường
P
*
nhưng thực tế họ vẫn bán sản phẩm với mức giá P*. Thặng dư xuất hiện do người
sản xuất nhận được nhiều hơn mức chi phí họ đã bỏ ra. Tổng thặng dư sản xuất
(Producer Surplus- PS) được thể hiện bằng diện tích tam giác AEP
*

.
2.1.2.3. Lợi ích ròng xã hội
- Tổng lợi ích xã hội (Total Social Benefit- TSB) của việc tiêu dùng một loại
hàng hoá/dịch vụ với một lượng nào đó được xác định là tổng lợi ích của tất cả các cá
nhân trong xã hội được hưởng liên quan đến việc tiêu dùng hàng hoá/dịch vụ đó. Tổng
lợi ích xã hội cũng được xác định bằng tổng cộng sự sẵn lòng chi trả của các cá nhân
trong xã hội cho việc tiêu dùng hàng hoá/dịch vụ. Trên đồ thị, TSB được biểu thị bằng
diện tích nằm dưới đường cầu từ gốc tạo độ đến sản lượng cân bằng (Diện tích hình
OBEQ
*
)
21
- Tổng chi phí xã hội (Total Social Cost- TSC) của việc sản xuất một hàng
hoá/dịch vụ được xác định là tổng chi phí của tất cả các nguồn lực cần thiết (kể cả chi
phí cơ hội) để sản xuất ra hàng hoá/dịch vụ đó. Trên đồ thị, TSC được biểu thị bằng
diện tích nằm dưới đường cung từ gốc toạ độ đến sản lượng cân bằng (Diện tích hình
OAEQ
*
).

Hình 2.6. Lợi ích ròng xã hội

P
B
P
*
A
O
Q
*

Q
CS
PS
E
S ≡ MC
D ≡ MB
- Chúng ta có thể xác định lợi ích ròng xã hội (Net Social Benefit- NSB) của
việc sản xuất và tiêu dùng một hàng hoá/dịch vụ nào đó bằng hiệu số giữa tổng lợi ích
xã hội và tổng chi phí xã hội.
NSB = TSB – TSC (1)
- Như vậy rõ ràng, lợi ích ròng xã hội là tổng số của thặng dư tiêu dùng (CS) và
thặng dư sản xuất (PS).
NSB = CS + PS (2)
NSB chính bằng diện tích hình ABE trên đồ thị
- Chúng ta có thể dễ dàng chứng minh được rằng tại mức sản lượng cân bằng
Q
*
, lợi ích ròng xã hội là lớn nhất hay phúc lợi xã hội lớn nhất. Nếu hoạt động kinh tế
ở bất cứ mức sản lượng nào lớn hơn hoặc nhỏ hơn Q
*
đều làm cho lợi ích ròng xã hội
nhỏ hơn diện tích ABE. Phần tổn thất phúc lợi xã hội đó được coi là phần mất không,
22
vì không một ai, kể cả người sản xuất và người tiêu dùng được hưởng phần thặng dư
đó.
- Dưới những điều kiện chặt chẽ, điểm cân bằng của thị trường cạnh tranh là
điểm có tính hiệu quả Pareto.
2.1.3. Hiệu quả Pareto
- Một sự phân bổ nguồn lực là có hiệu quả Pareto (hoặc đạt tối đa Pareto) nếu
không có khả năng dịch chuyển tới một sự phân bố khác có thể làm cho bất cứ người

nào khá lên mà cũng không làm cho ít nhất là bất cứ một người nào khác kém đi. Nói
cách khác, Pareto là một phúc lợi tối đa được xác định như một vị trí mà từ đó không
thể cải thiện được phúc lợi của bất cứ ai bằng cách thay đổi sản xuất hoặc trao đổi mà
lại không gây hại đến phúc lợi của một người nào khác.
- Dưới những điều kiện chặt chẽ, điểm cân bằng của thị trường cạnh tranh là
điểm có tính hiệu quả Pareto. Để có hiệu quả Pareto, tức là tối đa hoá phúc lợi kinh tế
của cộng đồng, cần thoả mãn 3 điều kiện :
+ Tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng (tỷ lệ mà một người tiêu dùng có thể
đổi một hàng hoá lấy một hàng hoá khác mà không bị kém đi hoặc tốt hơn lên) giữa
hai hàng hoá bất kỳ, tức tỷ lệ lợi ích cận biên của chúng, phải bằng nhau đối với tất cả
người tiêu dùng. Điều kiện này gọi là hiệu quả trao đổi.
+ Tỷ lệ thay thế cận biên của kỹ thuật (tỷ lệ mà một yếu tố sản xuất có thể được
thay thế cho một yếu tố khác trong khi vẫn duy trì các mức sản lượng), tức là tỷ lệ sản
phẩm hiện vật cận biên, giữa bất cứ hai yếu tố đầu vào nào của sản xuất phải bằng
nhau trong bất cứ quá trình sản xuất nào. Điều này gọi là hiệu quả sản xuất.
+ Tỷ lệ biến đổi cận biên (tỷ lệ mà nền kinh tế, xét toàn bộ, phải bỏ qua việc sản
xuất của bất cứ một hàng hoá nào để tăng sản lượng của một hàng hoá khác), tức tỷ lệ
chi phí cận biên giữa bất kỳ hai hàng hoá nào cũng phải bằng tỷ lệ thay thế cận biên
trong tiêu dùng của hai hàng hoá đó. Điều này hàm ý rằng tỷ lệ giữa lợi ích cận biên và
chi phí cận biên của hàng sao cho giá trị bằng tiền của đơn vị hàng hoá X cuối cùng
phải tạo ra mức lợi ích đúng bằng giá trị bằng tiền của đơn vị hàng hoá Y cuối cùng.
Điều này được gọi là điều kiện kết hợp hay hiệu quả kết hợp.
- Nếu một cách phân bổ nguồn lực chưa đạt được hiệu quả Pareto, thì vẫn tồn
tại ít nhất một khả năng thay đổi làm cho một ai đó tốt hơn lên mà không làm tổn hại
đến bất cứ người nào khác. Ví dụ nếu chưa đạt hiệu quả tiêu dùng, người tiêu dùng có
thể cải thiện phúc lợi của mình bằng cách trao đổi hàng hoá cho nhau ; Nếu chưa đạt
23
hiệu quả sản xuất, xã hội có thể chuyển đổi đầu vào cho mục đích sản xuất có hiệu quả
hơn và nhờ đó mở rộng sản xuất của một loại hàng hoá trong khi vẫn giữ nguyên mức
sử dụng nguồn lực. Một sự thay đổi làm cho hoàn cảnh của ít nhất một người tốt lên

mà không làm cho hoàn cảnh của người khác bị tồi đi như vậy gọi là một hoàn thiện
Pareto.
4.2. Các biểu hiện kinh tế của suy thoái môi trường
Bước đầu tiên để hiểu được những nguyên nhân gốc rễ của sự suy thoái môi
trường là tìm kiếm các biểu hiện về kinh tế. Nghiên cứu các biểu hiện kinh tế của sự
suy thoái môi trường giúp chúng ta xác định được mặt thật của vấn đề và đề ra những
phương pháp tốt nhất để can thiệp có hiệu quả về mặt chi phí.
(1) Việc sử dụng tài nguyên quá mức, lãng phí và không hiệu quả cùng tồn tại
với sự khan hiếm và thiếu hụt ngày càng gia tăng. Nước tưới ngày càng khan hiếm ở
nhiều nơi tại châu Á lại bị sử dụng phung phí và quá mức bởi một số nông dân tới mức
gây ngập úng và mặn hoá, trong khi các nông dân khác cùng sử dụng chung một hệ
thống thuỷ lợi lại chịu thiếu nước và việc cung cấp nước không ổn định. Đây là sự thật
của phần lớn các hệ thống thuỷ lợi tại các nước như Thai lan, Indonesia, Philippines,
Ấn Độ và Pakistan.
(2) Một nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm bị đưa vào sử dụng một cách
không bền vững, hiệu quả thấp trong khi vẫn có những cách sử dụng bền vững và hiệu
quả cao mà không được sử dụng. Ví dụ ở Thái lan, đất vùng cao thích hợp cho cây ăn
quả và cây lâu năm lại thường được dùng để trồng ngô và sắn trong một vài năm rồi
lại bỏ hoang vì năng suất xụt giảm. Ở Ma rốc, nước tưới khan hiếm lại được sử dụng
trồng mía đường trong một môi trường khô cằn trong khi rau, trái và các cây trồng cao
cấp khác lẽ ra có thu nhập cao hơn và ít gây ra các vấn đề mặn hoá hơn.
(3) Một nguồn tài nguyên có thể được tái sinh và có thể được quản lý một cách
bền vững lại bị khai thác như một tài nguyên để vơ vét. Rừng nhiệt đới đang bị khai
thác vơ vét mà không màng đến sự tái sinh của nó và các nguồn thu trong tương lai,
ngay cả khi các thu hoạch trong tương lai cho một hiện giá dương theo lãi suất thị
trường. Tốc độ phá rừng bằng 100 lần tốc độ tái tạo rừng nói lên rằng rừng đang bị
khai thác vơ vét chứ không phải quản lý.
(4) Một tài nguyên bị sử dụng cho một mục đích chuyên biệt trong khi sự sử
dụng đa dạng có thể tạo ra lợi ích lớn hơn. Lấy ví dụ, nhiều khu rừng nhiệt đới chỉ
được quản lý để lấy gỗ trong khi nếu quản lý cho mục đích đa dạng như LSNG, bảo

tồn đất, nước, tính đa dạng sinh học và làm nguồn cung cấp các dịch vụ môi trường có
24
thể tạo ra thu nhập cao hơn. Mặc dù không phải tất cả các cách sử dụng này đều tương
hợp, vấn đề cần nói là chọn sự kết hợp các mục đích sử dụng nào có thể tạo ra hiện giá
ròng (NPV) cao nhất trên một khu rừng.
(5) Các cộng đồng địa phương, các bộ tộc và những nhóm người nghèo như
phụ nữ bị tước đoạt quyền sử dụng tài nguyên theo tập tục của họ cho dù sự có mặt
của họ, những kiến thức bản địa và lợi ích riêng của họ khiến họ là những người quản
lý có hiệu quả nhất các tài nguyên này.
(6) Các dự án công cộng được thực hiện không tạo ra hay cung cấp đủ lợi ích
để bồi thường đầy đủ cho những phần tử bị ảnh hưởng (bao gồm cả môi trường). Các
dự án công cộng đều có mục đích gia tăng phúc lợi chung hay để đẩy mạnh phát triển
kinh tế, không phải để tái phân phối thu nhập, mặc dù nếu mọi thứ khác đều như nhay
thì những dự án nào làm lợi cho người nghèo hơn là cho người giàu nên được ưu tiên
hơn. Do đó, các dự án công cộng cần bồi thường đầy đủ cho những người bị ảnh
hưởng, bao gồm cả các thế hệ tương lai. Điều đặc biệt là phải quan tâm vì những
người bị ảnh hưởng nhiều thường là người nghèo, họ thiếu quyền lực chính trị và kinh
tế để làm cho mình khỏi bị thiệt hại.
(7) Tài nguyên và sản phẩm phụ không được tái chế kể cả khi việc tái chế tạo ra
các lợi ích cả về kinh tế và môi trường. Mặc dù không phải tất cả chất thải có khả năng
tái chế đều có thể tái chế một cách kinh tế trong điều kiện kỹ thuật và chi phí hiện tại,
nhưng nhiều loại có thể được tái chế và đem lại lợi ích nếu như các nguồn nguyên liệu
ban đầu được đánh giá một cách xác đáng và nếu như các chất thải không thể tái chế
được không thể được thải ra mà không phải trả tiền. Tái sinh không đầy đủ đồng nghĩa
với việc khai thác nhiều hơn các nguồn tài nguyên tự nhiên, ô nhiễm nhiều hơn và mất
đi những giá trị kinh tế có thể thu hồi được.
(8) Các khu vực và môi trường cư trú độc đáo bị mất, nhiều loài động vật và
thực vật đang bị diệt chủng mà không có lý do kinh tế cưỡng chế nào để đáp lại giá trị
của tính độc đáo, sự đa dạng và tổn thất của những mất mát không thể phục hổi được.
Giá trị của những tài nguyên không có thứ thay thế, như là môi trường cư trú tự nhiên

và các giống loài động thực vật sẽ là vô giá khi số lượng của chúng bị giảm tới mức đe
doạ sự tồn tại của chúng.
2.3. Thất bại thị trường và suy thoái môi trường
Các nền kinh tế trên thế giới có thể được phân làm hai thái cực: Kinh tế thị
trường nơi mà các nhà sản xuất quyết định sản xuất và bán cho người tiêu thụ hàng
hoá gì và nền kinh tế kế hoạch tập trung trong đó nhà nước là người quyết định ai sẽ
25

×