Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Luận văn đông phương học Thực trạng hàng hóa trung quốc tại thị trường việt nam từ năm 2005 đến nay và một số giải pháp cho hàng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 91 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA ĐÔNG PHƢƠNG
----------

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG HÀNG HÓA TRUNG QUỐC
TẠI THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HÀNG VIỆT

NGUYỄN THỊ ANH KIỀU
ĐỖ THỊ THU HẰNG

BIÊN HÒA, THÁNG 12/2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA ĐÔNG PHƢƠNG
----------

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG HÀNG HÓA TRUNG QUỐC
TẠI THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HÀNG VIỆT



Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN THỊ ANH KIỀU
ĐỖ THỊ THU HẰNG
Giảng viên hƣớng dẫn: GVC/Th.S TRẦN THỊ MỸ HẠNH

BIÊN HÒA, 12/2013


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đề tài và có kiến thức như ngày hôm nay, đầu tiên chúng em
xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu cùng toàn thể Thầy Cô Khoa Đông
Phương - Trường Đại Học Lạc Hồng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức
cũng như những kinh nghiệm quý báu cho chúng em trong suốt quá trình học tập
tại trường.
Chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Cô GVC/Th.S Trần Thị Mỹ Hạnh,
người Cơ đã tận tình hướng dẫn và quan tâm, động viên chúng em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Chúng em cũng bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình đã
động viên và tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập cũng
như trong cuộc sống.
Mặc dù chúng em đã cố gắng hồn thành tốt đề tài nhưng cũng khơng thể
tránh khỏi những sai sót nhất định, rất mong được sự thơng cảm và chia sẻ cùng
quý Thầy Cô và bạn bè.
Chúng em xin gửi lời chúc sức khỏe và thành đạt tới tất cả q Thầy Cơ
cùng các bạn.
NHĨM SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NGUYỄN THỊ ANH KIỀU – ĐỖ THỊ THU HẰNG
BIÊN HÒA, THÁNG 12/2013



MỤC LỤC
Trang
Trang bìa chính
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Lời cam đoan
Danh mục các biểu đồ, bảng biểu
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 3
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................... 3
6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................. 4
CHƢƠNG 1: THỰC TRẠNG HÀNG HÓA TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY ..................................................................................... 5
1.1 Tình hình nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc tại Việt Nam ................... 5
1.1.1 Tình hình nhập khẩu hàng hóa tại thị trường Việt Nam ....................... 5
1.1.2 Tình hình kinh tế thế giới và đánh giá thị phần hàng hóa Trung Quốc
tại thị trường trong nước ................................................................................ 8
1.2 Các nhóm hàng ................................................................................................. 10
1.2.1 Nhóm hàng thực phẩm tiêu dùng .......................................................... 10
1.2.2 Nhóm hàng cơng nghiệp tiêu dùng ....................................................... 14
1.2.3 Nhóm hàng vật tư, máy móc, nguyên nhiên liệu .................................. 18
1.3 Hệ thống cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt - Trung .................................. 25
1.3.1 Cửa khẩu quốc tế ................................................................................... 25

1.3.2 Cửa khẩu quốc gia ................................................................................. 25


1.3.3 Cửa khẩu địa phương ........................................................................ 26
1.4 Những nhận định và đánh giá xu hƣớng của hàng hóa Trung Quốc tại thị
trƣờng trong nƣớc .................................................................................................. 26
CHƢƠNG 2: SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA HÀNG HÓA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM .................................................................................. 27
2.1 Ảnh hƣởng tích cực .......................................................................................... 27
2.1.1 Cung cấp nhiều mặt hàng phục vụ cho sản xuất trong nước .............. 27
2.1.2 Cung cấp nhiều chủng loại hàng hóa với giá rẻ phục vụ cho nhu
cầu tiêu dùng trong nước .............................................................................. 28
2.1.3 Tạo áp lực cạnh tranh cho hàng hóa sản xuất trong nước ................... 29
2.2 Ảnh hƣởng tiêu cực .......................................................................................... 29
2.2.1 Đối với nền kinh tế .............................................................................. 30
2.2.2 Đối với doanh nghiệp trong nước ....................................................... 34
2.2.3 Đối với người tiêu dùng trong nước.................................................... 35
2.2.4 Một số vụ việc điển hình trên thế giới liên quan đến hàng hóa
Trung Quốc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người tiêu dùng .......................... 39
CHƢƠNG 3: KHẢO SÁT VỀ TÌNH HÌNH LỰA CHỌN CÁC MẶT HÀNG
CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA VÀ GIẢI PHÁP
CHO HÀNG VIỆT ................................................................................................ 43
3.1 Khảo sát về tình hình lựa chọn các mặt hàng của ngƣời tiêu dùng tại
Thành phố Biên Hòa .............................................................................................. 43
3.2 Giải pháp cho hàng Việt .................................................................................. 43
3.2.1 Đối với Nhà nước ................................................................................ 44
3.2.2 Đối với doanh nghiệp .......................................................................... 50
3.2.3 Đối với người tiêu dùng ...................................................................... 54
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 55
Tài liệu tham khảo

Phụ lục


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
[1] AQSIQ: The General Administration of Quality Supervision, Inspection and
Quarantine, gọi là Tổng cơ quan Giám sát Chất lượng, Thanh tra và Kiểm dịch.
[2] DEG: Diethylene glycol là chất lỏng trong suốt, bay hơi, hút ẩm, nhiệt độ sơi
cao, có mùi, vị hơi đắng.
[3] EC: European Commisson, gọi là Ủy ban Châu Âu.
[4] EU: European Union, gọi là Liên Minh Châu Âu.
[5] FDI: Foreign Direct Investment, gọi là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
[6] ISO 9001: ISO là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức tiêu
chuẩn hóa quốc tế phát triển và ban hành vào ngày 15 tháng 11 năm 2008. Tiêu
chuẩn này có tên đầy đủ là ISO 9001:2008 - Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu
cầu.
[7] QSIQ: The General Administration of Quality Supervision, Inspection and
Quarantine, tiếng hoa: 中华人民共和国国家质量监督检验检疫总局, gọi là Tổng
cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch Nhà nước Trung Quốc.
[8] VIPA: VIET NAM PESTICIDE ASSOCIATION, gọi là Hội doanh nghiệp sản
xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam.
[9] VPA: Vietnam Plastics Association, gọi là Hiệp hội nhựa Việt Nam.
[10] WHO: The World Health Organization, gọi là tổ chức Y tế thế giới.
[11] WTO: World Trade Organization, gọi là Tổ chức thương mại thế giới.


LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan trước Hội đồng Khoa Nhà Trường, Khoa sau Đại
học và Ban Giám Hiệu Trường Đại học Lạc Hồng rằng luận văn này là cơng trình
nghiên cứu của chúng em. Thơng tin được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn
trung thực. Phần lớn thông tin trong luận văn này là do chúng em thu thập lại từ

trong q trình nghiên cứu. Ngồi ra, luận văn còn sử dụng một số kết quả, số liệu
của các cơng trình nghiên cứu khoa học khác.
Một lần nữa, chúng em xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu
của riêng chúng em. Chúng em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những lời cam
đoan trên.

Tác giả
NGUYỄN THỊ ANH KIỀU
ĐỖ THỊ THU HẰNG


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng của Trung Quốc từ
năm 2007 - 2009 ....................................................................................................... 6
Biểu đồ 1.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc từ năm
2005 - 2009 .............................................................................................................. 9
Biểu đồ 1.3 Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam từ
năm 2005 - 2009 ...................................................................................................... 9
Biểu đồ 1.4 Kim ngạch nhập khẩu hàng rau quả từ Trung Quốc
năm 2009 .................................................................................................................. 10
Biểu đồ 1.5 Kim ngạch nhập khẩu hàng thủy sản từ Trung Quốc đầu
năm 2009 .................................................................................................................. 11
Biểu đồ 1.6 Ước tính xuất khẩu thủy sản Việt Nam tháng 10 và 10 tháng
năm 2013 .................................................................................................................. 12
Biểu đồ 1.7 Kim ngạch nhập khẩu bánh kẹo từ Trung Quốc đầu
năm 2009 .................................................................................................................. 13
Bảng 1.8 Kim ngạch nhập khẩu hàng điện tử, vi tính từ Trung Quốc năm
2005 - 2009 .............................................................................................................. 14
Bảng 1.9 Kim ngạch nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ Trung Quốc năm
2005 - 2009 .............................................................................................................. 15

Bảng 1.10 Kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Trung Quốc năm
2005 - 2009 .............................................................................................................. 16
Bảng 1.11 Kim ngạch nhập khẩu dược phẩm từ Trung Quốc năm
2005 - 2009 .............................................................................................................. 16


Bảng 1.12 Kim ngạch ngập khẩu ôtô nguyên chiếc từ Trung Quốc năm
2005 - 2009 .............................................................................................................. 17
Bảng 1.13 Kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị từ Trung Quốc năm
2005 - 2009 .............................................................................................................. 18
Bảng 1.14 Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng sắt thép từ Trung Quốc năm
2005 - 2009 .............................................................................................................. 19
Bảng 1.15 Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu từ Trung Quốc năm
2005 - 2009 .............................................................................................................. 20
Bảng 1.16 Kim ngạch nhập khẩu phân bón của nước ta từ Trung Quốc năm
2005 - 2009 .............................................................................................................. 21
Bảng 1.17 Kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu nước ta từ Trung Quốc năm
2005 - 2009 .............................................................................................................. 22
Bảng 1.18 Kim ngạch nhập khẩu linh kiện xe máy nước ta từ Trung Quốc
năm 2005 - 2009 ....................................................................................................... 23
Bảng 1.19 Kim ngạch nhập khẩu xơ, sợi nước ta từ Trung Quốc năm
2005 - 2009 .............................................................................................................. 24


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ sau khi thực hiện chính sách cải cách mở cửa đến nay thì tình hình giao
lưu thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khu vực ngày càng mở rộng. Do

đặc thù về địa hình và có chung đường biên giới dài hàng ngàn km, đã góp phần
thúc đẩy sự giao lưu hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Hơn nữa với nhiều nét tương đồng về văn hóa, dẫn đến mối quan hệ đối tác
giữa hai nước ngày càng mạnh mẽ và toàn diện. Trong những năm gần đây, tình
trạng nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc vào thị trường Việt Nam đang diễn ra ồ
ạt và có xu hướng tăng mạnh.
Chúng ta khơng thể phủ nhận được tầm quan trọng thị trường cung cấp hàng
hóa của Trung Quốc đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Bên cạch đó, vẫn
cịn tồn tại khơng ít hàng hóa của Trung Quốc kém chất lượng và hàng hóa nhập lậu
vẫn chưa được kiểm nghiệm và quản lý chặt chẽ, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh
tế nước ta. Hàng hóa Trung Quốc khơng chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của
nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng, đặc
biệt là sức khỏe của người tiêu dùng. Chính điều này đã gây khó khăn cho người
tiêu dùng trong việc lựa chọn hàng hóa.
Để hưởng ứng chủ trương và phát huy cuộc vận động “Người Việt ưu tiên
dùng hàng Việt” do Nhà nước phát động. Chúng em nghiên cứu đề tài này để tìm
hiểu hiện trạng hàng hóa Trung Quốc tại thị trường Việt Nam và những ảnh hưởng
tiêu cực của hàng hóa Trung Quốc đối với sự phát triển của hàng hóa Việt Nam.
Đồng thời, đề ra những giải pháp cho hàng Việt, nhằm thay đổi cách nhìn tích
cực hơn của người Việt Nam trong việc lựa chọn hàng hóa. Chúng em hy vọng đề
tài nghiên cứu sẽ đóng góp cho sự phát triển của hàng hóa Việt Nam, cũng như sự
phát triển của kinh tế nước nhà.


2

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước đây đã có một số cơng trình nghiên cứu:
“Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 9 và 9 tháng
năm 2013”.

“Thực trạng và một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang
thị trường EU ”.
Các đề tài trên chủ yếu nghiên cứu về tình hình nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam ra thị trường, chưa nêu rõ được sự ảnh hưởng của hàng hóa Trung
Quốc đối với nền kinh tế Việt Nam từ năm 2005 đến nay và đặc biệt đối với người
tiêu dùng trong nước. Ngoài ra, đề tài chúng em đưa ra những giải pháp khả dụng
cho hàng Việt.
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận giúp người tiêu dùng hiểu rõ hiện trạng hàng hóa
Trung Quốc tại thị trường Việt Nam từ năm 2005 trở lại đây. Đánh giá tình hình
nhập khẩu của hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam từ năm 2005 đến nay.
Đưa ra những giải pháp hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng, uy tín của
hàng hóa Việt Nam trên thị trường.
Thực trạng về chất lượng và mẫu mã của hàng hóa Trung Quốc.
Cung cấp một số lý luận để chứng minh và luận giải sự cần thiết trong việc
phải tăng cường các loại biện pháp mạnh và áp dụng hiệu quả trong hàng rào
thương mại.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về thực trạng người tiêu dùng sử dụng hàng hóa của Trung Quốc
tại Thành phố Biên Hịa nói riêng và Việt Nam nói chung.
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam từ năm 2005 trở
lại đây.


3

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các số liệu thống kê về số lượng hàng hóa của Trung Quốc nhập
khẩu vào Việt Nam từ năm 2005 trở lại đây.

Tổng hợp, thống kê số liệu về hàng hóa của Trung Quốc nhập khẩu vào Việt
Nam.
Thu thập thông tin từ người tiêu dùng, xử lý thông tin để đưa ra những nhận
định phục vụ cho việc nghiên cứu.
Phân tích thực tế những vấn đề liên quan đến họat động nhập khẩu hàng hóa
của Trung Quốc vào Việt Nam, những tác động tích cực và tiêu cực đối với hàng
hóa Việt Nam.
Khảo sát và lập bảng biểu đánh giá việc lựa chọn tiêu dùng của người Việt
Nam qua một số mặt hàng tại Thành phố Biên Hòa.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Thông qua đề tài, mong muốn các doanh nghiệp, người tiêu dùng có cái nhìn
đầy đủ, tích cực về hàng hóa trong nước. Từ đó, có cách nhìn nghiêm túc và đúng
đắn hơn về hàng hóa trung Quốc.
Đánh giá được thực trạng và hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc
vào thị trường Việt Nam từ những năm 2005 trở lại đây.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, uy tín cho hàng Việt và
giảm nhập khẩu từ hàng hóa Trung Quốc.
Là một phần tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu sau này, cho người tiêu
dùng và đặc biệt cho doanh nghiệp Việt Nam.
Bên cạnh đó, hình thành thói quen cho người tiêu dùng sử dụng hàng Việt, có
cách nhìn mới về mẫu mã cũng như chất lượng của hàng hóa nội địa.


4

6. Cấu trúc của luận văn
A. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.

4. Phương pháp nghiên cứu.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
6. Cấu trúc của luận văn.
B. Nội dung
Chương 1: Thực trạng hàng hóa của Trung Quốc tại Việt Nam từ năm 2005
đến nay.
Chương 2: Sự ảnh hưởng của hàng hóa Trung Quốc đối với nền kinh tế
Việt Nam.
Chương 3: Khảo sát về tình hình lựa chọn các mặt hàng của người tiêu dùng
tại thành phố Biên Hòa và giải pháp cho hàng Việt.
C. Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


5

CHƢƠNG 1: THỰC TRẠNG HÀNG HÓA CỦA TRUNG QUỐC TẠI
VIỆT NAM TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY
1.1 Tình hình nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc tại Việt Nam
1.1.1 Tình hình nhập khẩu hàng hóa tại thị trƣờng Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa
trong 9 tháng đầu năm 2012 ước đạt 83,75 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm
2011.
Trước tình hình đó, có nhiều cảnh báo cho rằng việc phụ thuộc quá lớn vào
một thị trường nhập khẩu nào đó sẽ gặp rất nhiều rủi ro. Nếu như trong quá trình
nhập khẩu gặp trục trặc, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình kinh tế Việt Nam hiện
nay, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có tới 85% là nguyên liệu đầu vào cho sản
xuất trong nước và phục vụ gia cơng xuất khẩu.
Tính tới thời điểm 5 tháng đầu của năm 2013, thì đã có bốn nhóm hàng nhập

khẩu từ Trung Quốc đạt đến kim ngạch trên 1 tỷ USD như là: Máy móc, thiết
bị phụ tùng 2,25 tỷ USD; Điện thoại và linh kiện 2,15 tỷ USD; Máy vi tính, điện
tử 1,79 tỷ USD; Vải may mặc 1,47 tỷ USD; Sắt thép 1,02 tỷ USD.
Từ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì tình
hình nhập khẩu tăng nhanh. Đặc biệt là nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc
vẫn được đánh giá là tăng nhanh nhất.


6

Bảng 1.1 Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng của Trung Quốc từ
năm 2007 - 2009
(ĐVT: Triệu USD)
Năm

Năm

Năm

Năm

2009

2009 so

2008 so

2007 so

(triệu


2008

2007

2006

USD)

(%)

(%)

(%)

69.949

-13,34

28,77

39,63

16.441

5,04

25,20

69,15


4.155

10,24

57,45

99,50

1.566

1,41

14,65

50,38

1.464

123,66

16,39

112,90

Xăng dầu các loại

1.290

189,21


-3,99

-16,33

Sắt thép các loại

816

-64,67

-1,13

80,16

Phân bón các loại

596

-17,21

22,35

96,97

Nguyên phụ liệu dệt may, da giày

407

13,01


6,25

11,34

Hóa chất

399

-13,94

52,82

48,88

Sản phẩm từ sắt thép

387

Linh kiện phụ tùng ơtơ

314

6,69

56,77

122,08

Sản phẩm hóa chất


309

16,57

20,82

53,10

Sản phẩm từ chất dẻo

235

Mặt hàng

Tổng kim ngạch nhập khẩu của
cả nước
Tổng kim ngạch nhập khẩu từ
Trung Quốc
Máy móc, thiết bị, dụng cụ,
phụ tùng
Các loại vải
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và
linh kiện


7

Thuốc trừ sâu và ngun liệu


202

0,93

18,15

42,43

Khí đốt hóa lỏng

201

Hàng rau quả

169

Ơtơ ngun chiếc các loại

153

-40,71

56,42

620,14

Kim loại thường khác

145


-24,76

19,72

54,51

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

141

42,57

42,71

84,41

Dây điện và dây cáp điện

136

Chất dẻo nguyên liệu

135

10,94

25,35

62,68


Linh kiện phụ tùng xe máy

134

56,22

-17,48

2,35

Gỗ và sản phẩm gỗ

120

-7.34

3,71

56,79

Sợi các loại

116

-4,04

27,27

29,70


Sản phẩm từ giấy

80

Nguyên phụ liệu thuốc lá

75

171,14

36,05

7,59

Nguyên phụ liệu dược phẩm

66

36,55

-0,15

36,62

Sản phẩm từ cao su

57

Sản phẩm từ kim loại thường khác


54

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

50

Giấy các loại

46

-20,52

17,96

75,60

“Nguồn: Tổng cục Hải quan”


8

1.1.2 Tình hình kinh tế thế giới và đánh giá thị phần hàng hóa Trung Quốc
tại thị trƣờng trong nƣớc
Tình hình kinh tế thế giới
Kinh tế thế giới hiện nay có nhiều sự biến đổi lớn, nhưng giá cả, việc làm nhìn
chung về cơ bản vẫn tăng trưởng ổn định. Sự phát triển của ngành dịch vụ tiếp tục
được đẩy nhanh.
Trong bối cảnh kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đã tạo tiền đề cho nền kinh
tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng và chịu tác động trực tiếp của nền kinh tế
thế giới. Những lĩnh vực chịu sự tác động chính là tăng truởng kinh tế và cải thiện

môi trường kinh doanh dưới sức ép của cạnh tranh quốc tế, lạm phát, nhập siêu, thị
trường chứng khoán, lao động và việc làm. Tuy nhiên Việt Nam vẫn giữ được mơi
trường an ninh, chính trị ổn định.
Đánh giá thị phần hàng hóa Trung Quốc tại thị trƣờng trong nƣớc
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ cho đến nay, mối quan hệ hữu nghị hợp tác
Việt Nam - Trung Quốc ngày càng phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên tất
cả các lĩnh vực, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Hai bên đã khai
thông đường hàng không, đường biển, đường bộ, đường sắt và tạo điều kiện thuận
lợi cho giao lưu và trao đổi hàng hóa. Bên cạnh đó, quan hệ thương mại giữa Việt
Nam - Trung Quốc đã có từ lâu đời và có nhiều nét tương đồng về kinh tế, văn hóa
và xã hội. Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, với những quan hệ kinh
tế song phương và đa phương mà hai nước tham gia, đã giúp quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc trong những năm gần đây phát triển mạnh
mẽ.
Tính tới thời điểm tháng 7 năm 2013, thì trị giá của hàng hóa có nguồn gốc
xuất xứ từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam lên tới 3,3 tỷ USD. Trong đó có tới
năm nhóm hàng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc có kim ngạch vượt mức 1 tỷ
USD như sau: Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; Điện thoại các loại và linh kiện;
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Vải các loại; Sắt thép các loại.


9

Trung Quốc chính thức trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam
từ những năm 2005 trở lại đây.
(ĐVT: Triệu USD)
20000
15000
10000
5000
0

2005

2006

2007

2008

2009

Kim ngạch xuất khẩu (Triệu USD)
Kim ngạch nhập khẩu (Triệu USD)

Biểu đồ 1.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc từ năm
2005 – 2009
“Nguồn: Tổng cục Thống kê”
(ĐVT: Triệu USD)
11117

12000

11200

2008

2009

8685

10000

8000
6000
4000

4360
2818

2000
0
2005

2006

2007

Biểu đồ 1.3 Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam năm
2005 – 2009
“Nguồn: Tổng cục Hải quan”


10

1.2 Các nhóm hàng
Các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc trong những năm qua
nhìn chung rất phong phú, đa đạng. Từ các mặt hàng như: máy móc, linh kiện, phụ
tùng ơtơ, vải, xăng dầu, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu, nhựa…Cho đến các mặt
hàng tiêu dùng hàng ngày như: giầy dép, quần áo, hàng rau quả, văn phòng phẩm,
đồ chơi trẻ em…Đây là những mặt hàng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày
của người dân, cũng như trong sản xuất.
Dưới đây là tình hình nhập khẩu các mặt hàng từ thị trường Trung Quốc trong

những năm 2005 trở lại đây.
1.2.1 Nhóm hàng thực phẩm tiêu dùng
Hàng rau quả
Trong năm 2009, kim ngạch nhập khẩu hàng rau quả của Việt Nam từ thị
trường Trung Quốc đạt 169 tiệu USD, chiếm 60% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng
rau quả của cả nước.
(ĐVT: Nghìn USD)
25000
20000
15000
10000
5000
0

Biểu đồ 1.4 Kim ngạch nhập khẩu hàng rau quả từ Trung Quốc năm 2009
“Nguồn: Tổng cục Hải quan”
Tình trạng rau có nguồn gốc từ Trung Quốc du nhập vào thị trường nước ta,
chưa có một thơng tin chính thức từ các cơ quan kiểm nghiệm nên chưa ai khẳng
định được mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có đáp ứng chỉ tiêu cho phép khơng.
Chính vì điều này, mà người tiêu dùng vẫn đang phải tự bảo vệ mình trước mối lo
rau quả đang ăn có an tồn khơng.


11

Trước thực trạng rau Trung Quốc nhập về không qua kiểm tra, Cục an toàn vệ
sinh thực phẩm của Bộ Y tế khuyến cáo, lựa chọn rau quả tươi cần chú ý đến hình
dáng bên ngồi như: Cịn ngun vẹn, lành lặn, không dập nát, trầy xước, thâm
nhũn ở núm cuống. Cảnh giác với loại quá mập, phổng phao; Về màu sắc: có màu
sắc tự nhiên của rau quả, khơng úa, héo, chú ý các loại quả xanh và màu sắc bất

thường.
Hơn nữa trình độ kỹ thuật về nơng nghiệp của nước ta vẫn còn lạc hậu. Cho
nên trong thời gian tới, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng rau quả từ Trung Quốc
sẽ vẫn ở mức cao và tiếp tục chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Hàng thủy sản
Năm 2009, nhập khẩu thủy sản của nước ta từ thị trường Trung Quốc đạt kim
ngạch 12,1 triệu USD, chiếm 4,5% thị phần nhập khẩu hàng thủy sản của nước ta.
(ĐVT: nghìn USD)
2000
1500
1000
500
0
T1/09 T2/09 T3/09 T4/09 T5/09 T6/09 T7/09 T8/09 T9/09T10/09
T11/09
T12/09

Biểu đồ 1.5 Kim ngạch nhập khẩu hàng thủy sản từ Trung Quốc đầu năm 2009
“Nguồn: Tổng cục Hải quan”
Thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng đối với Việt Nam, với
bờ biển dài 3260 km cùng nhiều kênh rạch, đã trở thành một ngành đêm lại hiệu quả
kinh tế cao cho nước ta. Dự báo trong thời gian tới, nhập khẩu mặt hàng thủy sản từ
Trung Quốc sẽ không tăng thêm nhiều.


12

Xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2013 đạt 5,5 tỷ USD
Các mặt hàng xuất khẩu khác đều chững lại hoặc giảm. Trong 9 tháng đầu
năm 2013, Việt Nam xuất khẩu thủy sản đi 156 thị trường đạt 4,8 tỷ USD, tăng

6,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu thủy sản trong tháng 10 năm 2013 tiếp
tục tăng trưởng khả quan, ước tính sẽ đạt khoảng 680 triệu USD, tăng 14% so với
cùng kỳ năm 2012, đưa tổng xuất khẩu 10 tháng năm 2013 lên đến 5,5 tỷ USD, tăng
7,3%.
Bảng 1.6 Ƣớc tính xuất khẩu thủy sản Việt Nam tháng 10 và 10 tháng đầu năm
2013
(ĐVT: Triệu USD)

STT

Sản phẩm

Tháng
10/2013

So với
tháng
10/2012

Từ 1/1 đến
31/10/2013
(GT)

So với cùng
kỳ 2012
(%)

1

Tôm các loại


352,456

51,8

2.416,059

30,1

2

Cá tra

152,788

-6,1

1.426,746

-1,9

3

Cá ngừ

32,986

-27,8

447,749


-7,1

4

Cá các loại
khác

78,826

-10,8

690,262

-5,9

5

Nhuyễn thể

53,002

-3,6

418,440

-14,0

6


Cua, ghẹ

13,656

-2,1

84,605

-11,5

TỔNG CỘNG

683,716

14,3

5.483,863

7,3

“Nguồn: Thông tin thương mại Việt Nam, số 174/GP-BC năm 2006”


13

Bánh kẹo
Năm 2009, nhập khẩu bánh kẹo từ Trung Quốc vào nước ta là 4,4 triệu USD,
chiếm 3,8% thị phần nhập khẩu bánh kẹo của cả nước.
(ĐVT: Nghìn USD)
600

500
400
300
200
100
0
T1/09

T3/09

T5/09

T7/09

T9/09

T11/09

Biểu đồ 1.7 Kim ngạch nhập khẩu bánh kẹo từ Trung Quốc đầu năm 2009
“Nguồn: Tổng cục Hải quan”
Năm 2009, nhập khẩu bánh kẹo từ Trung Quốc vào nước ta là 4,4 triệu USD,
chiếm 3,8% thị phần nhập khẩu bánh kẹo của cả nước. Theo số liệu thống
kê gần đây, tháng 10 năm 2011 kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo của nước ta đạt 34,5
triệu USD, tăng 19,3% so với tháng trước, và tăng 25,2% so với cùng tháng năm
2010, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo của Việt Nam đạt 300 triệu USD.
Với điểm ưu việt của ngành bánh kẹo Việt Nam như là: Dây chuyền công
nghệ sản xuất bánh kẹo khá hiện đại và đồng đều, được nhập khẩu từ các quốc gia
nổi tiếng về sản xuất bánh kẹo như: Công nghệ cho bánh phủ socola của Hàn Quốc,
công nghệ bánh quy của Đan Mạch, Anh. Hơn nữa, thị trường bánh kẹo Việt Nam
có tính chất mùa vụ khá rõ nét. Bên cạnh đó, với nhiều mặt hàng chủ lực mang

hương vị truyền thống Việt Nam như: bánh trung thu, mè xửng kẹo dứa, đã làm
giảm đi sức hút vốn có của bánh kẹo Trung Quốc.
Bánh kẹo Trung Quốc có mẫu mã đẹp, giá rẻ, nhưng vấn đề về vệ sinh an
tồn thực phẩm khơng được đảm bảo làm cho người tiêu dùng e ngại, khiến bánh
kẹo Trung Quốc khơng cịn chỗ đứng trên thị trường nội địa như cách đây 10 năm,
đồng thời nhập khẩu về mặt hàng này tiếp tục có xu hướng giảm.


14

1.2.2 Nhóm hàng cơng nghiệp tiêu dùng
Sản phẩm điện tử, máy vi tính và linh kiện
Năm 2009, kim ngạch nhập khẩu điện tử, máy vi tính và linh kiện của Việt
Nam từ Trung Quốc đạt 1,463 tỷ USD, chiếm 37% thị phần của cả nước.
Bảng 1.8 Kim ngạch nhập khẩu hàng điện tử, vi tính từ Trung Quốc năm
2005 - 2009
Năm

2005

2006

2007

2008

2009

155.386


243.180

517.729

654.376

1.463.551

9,48

13,00

17,50

17,62

37,01

Kim ngạch
(Nghìn USD)
Thị phần
nhập khẩu (%)

“Nguồn: Tổng cục Hải quan”
Theo số liệu thống kê gần đây, năm 2012 xuất khẩu nhóm mặt hàng máy vi
tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam tăng rất mạnh so với năm 2011
đạt tới trên 7,8 tỷ USD, tăng trên 68% so với năm 2011, góp phần đóng góp đáng kể
vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Hiện nay, hàng điện tử của Việt Nam đã được xuất khẩu sang 50 nước trên thế
giới. Với kết quả đạt được trong năm 2012, trong khi nhu cầu tiêu thụ của nhóm

mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trên thế giới liên tục tăng
trưởng. Do vậy, xuất khẩu của nước ta trong năm 2013 dự kiến sẽ có nhiều thuận lợi.
Tuy kim ngạch thu về từ hoạt động xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản
phẩm điện tử và linh kiện cao, nhưng trên thực tế giá trị gia tăng lại rất thấp, vì phải
nhập khẩu hầu hết nguyên liệu và chủ yếu là lắp ráp. Cũng giống như một số mặt
hàng xuất khẩu khác, số tiền thu về từ hoạt động xuất khẩu phần lớn nằm trong tay
các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Các doanh nghiệp nội
địa chỉ nắm trong tay một phần rất nhỏ.


15

Nguyên nhân chính lâu nay, vẫn là do các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp từ nước ngồi có nhiều lợi thế hơn như: Được hưởng nhiều ưu đãi từ chính sách
của Nhà nước, nắm giữ cơng nghệ hiện đại, nguồn nhân lực được đào tạo tốt.
Các hãng điện tử lớn trên thế giới đã xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm tại
Trung Quốc và xuất khẩu ra thị trường thế giới. Đó là ngun nhân chính khiến
nhập khẩu các sản phẩm điện tử vi tính và linh kiện của nước ta từ Trung Quốc sẽ
tiếp tục tăng nhanh.
Sản phẩm nhựa
Năm 2009, kim ngạch nhập khẩu sản phẩm nhựa từ Trung Quốc đạt 235 triệu
USD, chiếm 22% thị phần nhập khẩu của cả nước.
Bảng 1.9 Kim ngạch nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ Trung Quốc năm
2005 – 2009
Năm

2005

2006


2007

2008

2009

35.241

59,734

97.178

121.808

135.134

2,32

3,17

3,84

6,97

6,16

Kim ngạch
(Nghìn USD)
Thị phần
nhập khẩu (%)


“Nguồn: Tổng cục Hải quan”
Các doanh nghiệp Việt Nam đang phải cạnh tranh khốc liệt với các mặt hàng
nhựa nhập lậu kém chất lượng từ Trung Quốc.
Với các mặt hàng giá rẻ, kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn. Đang tiềm ẩn
nguy cơ ảnh hưởng lớn đến mơi trường và thậm chí là sức khỏe của người tiêu dùng.
Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam (VPA): Hiện đã có 20% trong tổng số 2000
doanh nghiệp ngành nhựa phải đóng cửa do khó khăn. Nguyên nhân là do các mặt
hàng nhựa của Trung Quốc bán tràn lan trên thị truờng nuớc ta từ các chợ nhỏ đến
siêu thị với giá cả chỉ bằng một nửa của hàng nhựa trong nước.


16

Gỗ và sản phẩm gỗ
Năm 2009, kim ngạch nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ từ Trung Quốc đạt
120 triệu USD, chiếm 13% thị phần nhập khẩu gỗ của cả nước.
Bảng 1.10 Kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Trung Quốc năm
2005 - 2009
Năm

2005

2006

2007

2008

2009


54.808

79.636

124.863

129.493

119.988

12,00

12,05

13,20

13,28

13,06

Kim ngạch
(Nghìn USD)
Thị phần
nhập khẩu (%)

“Nguồn: Tổng cục Hải quan”
Theo thống kê số liệu gần đây, kim ngạch nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ
của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng. Tháng 11 năm 2012 đạt khoảng 115 triệu USD, tăng
2,4% so với tháng 10 năm 2012. Hiện nay, Việt Nam vẫn nhập khẩu gỗ và sản

phẩm gỗ từ hai thị trường lớn là Mỹ và Trung Quốc.
Dƣợc phẩm và nguyên phụ liệu dƣợc phẩm
Năm 2009, nhập khẩu dược phẩm từ Trung Quốc đạt kim ngạch 26 triệu USD,
chiếm 2,3% thị phần nhập khẩu của cả nước.
Bảng 1.11 Kim ngạch nhập khẩu dƣợc phẩm từ Trung Quốc năm 2005 - 2009
Năm

2005

2006

2007

2008

2009

6.335

10.839

14.587

20.333

25.632

1,25

1,90


2,04

2,35

2,33

Kim ngạch
(Nghìn USD)
Thị phần
nhập khẩu (%)

“Nguồn: Tổng cục Hải quan”


×