Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

DỰ án CHĂN NUÔI HEO 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.96 KB, 20 trang )

3

DỰ ÁN
TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO
CHỦ ĐẦU TƢ :
Ông: Lê Đức Phú
Địa Chỉ: Đội 14, Thôn 4, Xã Bình Đào, Huyện Thăng Bình, Tỉnh
Quảng Nam

CHƢƠNG I :
GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƢ
I – SƠ LƢỢC VỀ CHỦ ĐẦU TƢ :

- Tên: Lê Đức Phú
- Địa Chỉ: Đội 14, Thôn 4, Xã Bình Đào, Huyện Thăng Bình, Tỉnh
Quảng Nam
-CMND Số: 205565111 cấp ngày
II – SƠ LƢỢC VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƢ.
Thăng Bình là một huyện phía Đông tỉnh Quảng Nam, huyện lỵ là
thị trấn Hà Lam. Về phía đông Thăng Bình giáp biển Đông; phía tây giáp
huyện Hiệp Đức và huyện Quế Sơn; phía nam giáp thành phố Tam Kỳ;
phía bắc giáp huyện Quế Sơn và huyện Duy Xuyên. Thăng Bình có diện
tích: 38.475,07 ha, diện tích đất nông nghiệp - lâm - ngư nghiệp là
24.940,3 ha (chiếm 64,68%
diện tích tự nhiên). dân số: 186.964 người. Thăng Bình có chiều dài bờ
biển 25 km, là
vùng biển ngang, có nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cá
thu, mực với trữ lượng lớn. Ngoài ra còn có sông Trường Giang có
hệ sinh thái nửa biển nửa sông.
Phát triển nông nghiệp
1.1 Trồng trọt


Về sản lượng: năm 2010, tỷ trọng sản lượng cây lương thực có
hạt còn lớn chiếm 58,37%, trong khi đó tỷ trọng sản lượng một số
cây chất bột lấy củ là 33,94%, tỷ trọng sản lượng cây công nghiệp
hằng năm ngày càng giảm chiếm 7,38%, sản lượng cây công nghiệp
lâu năm chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ chiếm 0,32%, cây ăn quả và các
cây trồng có giá trị kinh tế cao chưa được quan tâm đầu tư.
Về diện tích: diện tích gieo trồng cây lương thực chiếm tỷ trọng
4

lớn nhất, có giảm nhưng ít đến năm 2010 là 14.740 ha, có tỷ trọng là
65,51%. Diện tích cây chất bột giảm cả về quy mô và tỷ trọng chiếm
17,91% (năm 2010). Trong khi đó tỷ trọng và diện tích gieo trồng
cây công nghiệp hằng năm và lâu năm đều tăng, diện tích cây công
nghiệp hằng năm là chiếm 14,52%, tỷ trọng diện tích cây công
nghiệp lâu năm là 2.06%.
Về năng suất: Trong cơ cấu trồng cây lương thực thì lúa chiếm
tỷ trọng lớn, tuy diện tích lúa giảm nhưng năng suất lúa tăng qua các
năm với tốc độ tăng bình quân 3,65%/năm, nhưng tỷ trọng năng suất
lúa hầu như không thay đổi nhiều. Cả năng suất và sản lượng ngô
đều tăng là do diện tích gieo trồng ngô tăng qua các năm.
Năng suất cây chất bột lấy cũ hạt hiệu quả cao, chủ yếu là cây
khoai lang và cây sắn, năm 2010 chiếm 68,97% trong cơ cấu năng
suất cây trồng.
1.2 Về chăn nuôi
Chăn nuôi chủ yếu là gia súc và gia cầm, tuy nhiên hình thức chăn
nuôi chủ yếu là hộ gia đình còn nhỏ lẻ và manh muống.
Trong năm 2010 tổng số lượng gia súc và gia cầm trên toàn huyện là
989.260 con trong đó gia súc chiếm 159.260 con còn lại là gia cẩm, riêng
về lợn 120.000 con, bò là 26540 con, trâu là 12.720 con.
III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƢ

Trong những năm gần đây với chủ trương xây dựng nông thôn mới,
nhằm thúc đẩy phát triển nông thôn theo hướng nông nghiệp bền vững
và đêm lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Huyện Thăng Bình nói
chung và xã Bình Đào nơi mà dự án sẽ thực hiện nói riêng đang có
những thuận lợi như sau, trên động cát mà bấy lâu nay dường như bỏ
hoang vì đất cát bạc màu, tuy nhiên khá bằng phẳng, nay có con đường
cứu hộ đi ngang qua là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi trên
vùng đất này và cải tạo nó.
Thêm vào đó ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay còn đang gặp rất nhiều
khó khăn, do những cơn dịch cúm gia cầm, gia súc gây ảnh hưởng lớn về
sản lượng thu hoạch, giá trị kinh tế trong thi trường tiêu thụ chung hiện
nay và trong đời sống sinh hoạt, cộng đồng nhân dân trên diện rộng,
trong lúc nhu cầu về thực phẩm sạch, an toàn vệ sinh thì không dừng lại
ở sản lượng mức để dùng mà còn đòi hỏi phải đảm bảo về chất lượng, vệ
sinh an toàn thực phẩm.
5

Vì thế để góp phần tăng thêm sản phẩm cho xã hội, góp phần giải quyết
nhu cầu lao động dơi dư từ các khu vực trên địa bàn do sản xuất trên đất
nông nghiệp bị hạn chế hiện nay, tạo thêm việc làm mới ổn định cho
người lao động.Với mục đích mong muốn được tham gia thị trường và
mở rộng thêm về sản xuất mang tính lâu dài tại khu vực này và đóng góp
ngày càng nhiều các sản phẩm phục vụ đời sống cộng đồng dân cư, cũng
như trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các quy trình mới trong chăn
nuôi, trồng cây dài ngày kết hợp nuôi cá, với điều kiện máy móc,thiết bị
hiện tại phục vụ cho nhu cầu sản xuất chăn nuôi theo hướng công nghiệp
dễ dàng tìm mua và lắp đặt, vốn quỹ đất hiện có trên khu vực hiện còn
bỏ hoang rất nhiều và cây công nghiệp hầu như rất ít ,sản phẩm có được
từ đây eo hẹp,không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và mở rộng tầm
phát triển quy trình sản xuất mới nên dễ dàng đàm phán với cư dân để

hợp tác hoặc chuyển nhượng từ đó thực hiện đầu tư chuyển sang hướng
mở của kế họach sản xuât kinh doanh khác.Để đáp ứng chủ trương thực
hiện phát triển kinh tế khu vực, dựa trên cơ bản từ chuyển dịch cơ cấu
cây trồng vật nuôi của nhà nước nói chung và Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh
Quảng Nam và Huyện Thăng Bình nói riêng, nên chúng tôi mạnh dạn
xin được thực hiện đầu tư xây dựng hình thành trang trại chăn nuôi heo
kết hợp với ao nuôi thủy sản(cá) trồng cây dài ngày,rau màu sạch ngắn
ngày,ở phương thức VAC. Diện tích dự trù là 5ha. Chia làm 3 giai đoạn
như sau:
Giai đoạn 1: sau 3 tháng hoàn thành cơ bản xây dựng chuồng trại,
hầm biogas và đưa vào nuôi 20 heo nái ngoại
Giai đoạn 2: sau 3 tháng tiếp theo sau khi hoàn thành giai đoạn 1,
sau khi heo nái sinh sản, đưa vào thực hiện nuôi hơn 200 heo thịt, một
phần bán giống cho nhân dân. Đào ao nuôi cá, xây hàng rào
Giai đoạn 3: Giai đoạn 03 : Sau 03 tháng tiếp theo từ khi hòan thành
giai đoan 02 Đưa dần chuồng trại khi hoàn thành cơ bản cho chăn nuôi
gia súc gia cầm, trồng cây lâu năm, rau màu ngắn ngày.
IV/ TỔNG VỐN ĐẦU TƢ.
Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án dự tính là: 565.180.000đ
Trong đó:
Vốn tự có:175.180.000 đ
Vốn vay: 390.000.000 đ

6



CHƢƠNG II
NHẬN ĐỊNH CƠ BẢN VỀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƢỜNG,ĐIỀU
KIỆN ,

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA KHU VỰC KHI THỰC HIỆN
ĐẦU TƢ
Hiện nay ngành chăn nuôi Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn,
do những cơn dịch cúm gia cầm, gia súc gây ảnh hưởng lớn về sản lượng
thu hoạch, giá trị kinh tế trong thị trường tiêu thụ chung và trong đời
sống sinh hoạt, cộng đồng nhân dân trên diện rộng ,do hạn hẹp điều kiện
về quy trình công nghệ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi,trong công
nghệ xử lý chung vệ sinh môi trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị chăn
nuôi đơn lẻ nhen nhúm ở quy mô nhỏ, co cụm,rời rạc,tự phát, không tập
trung,quy trình nghiên cứu phát triển trong chăn nuôi còn lạc hậu do
không thường xuyên tiếp xúc và nắm bắt cập nhật trên hệ thống thông tin
chung, quản lý,kiểm tra thực hiện về vệ sinh y tế, phòng ngừa ,chữa bệnh
dịch lỏng lẻo, thực phẩm sử dụng trong chăn nuôi đơn điệu, đa phần do
hạn chế về kiến thức và vẫn còn thói quen từ tập quán cũ. Dù Các biện
pháp phòng chống dịch bệnh, khuyến khích thực hiện các trình tự theo
yêu cầu môi sinh môi trường cũng được các cấp chính quyền quan tâm lo
lắng .
Trong lúc nhu cầu về thực phẩm sạch, an tòan vệ sinh thì không
dừng lại ở sản lượng mức để dùng mà còn đòi hỏi phải đảm bảo chất
lượng,vệ sinh an tòan, yêu cầu về dinh dưỡng.Đảm bảo về môi trường,
môi sinh trong quy trình thực hiện sản xuất chăn nuôi.
Vì Vậy qua nghiên cứu tìm hiểu, về các khía cạnh nêu trên trên thị
trường chung, và cả ở khu vực Tỉnh Quảng Nam, Huyện Thăng Bình nên
chúng tôi đãcơ bản nắm bắt được các nhu cầu cần thiết to lớn đó ở tương
lai ,thơì gian sắp tới, với tiềm năng về diện tích đất, vị trí địa lý thuận lợi
trong giao thông, thuận lợi trên bình diện quy hoạch phát triển kinh tế
chung của khu vực , diện tích đất sẵn có để trồng trọt, để chăn nuôi ở
huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam hiện cũng rất lớn và đang hình
thành các cụm công nghiệp , khu nuôi trồng quy mô lớn, quy hoạch đang
thực hiện về cơ sở hạ tầng chung đang triển khai đồng bộ,cụ thể, có tiềm

năng phát triển hình thành các khu vực dân cư mới tập trung, cho công
7

nhân, và nhân dân ở địa phương,nên chúng tôi đã chủ động liên hệ, hợp
tác và học hỏi kinh nghiệm với các đơn vị có uy tín, kỹ thuật kinh
nghiệm hàng đầu trong sản xuất thức ăn thực phẩm cho Chăn nuôi gia
cầm, gia súc, thủy sản cũng như chăn nuôi heo với công nghệ khoa học
tiên tiến hiện đại ở Việt Nam và các nước. Đây là sự cần thiết để tham
gia thị trường này, chúng tôi mạnh dạn quyết tâm đầu tư vào dự án chăn
nuôi heo sinh sản, heo lấy thịt công nghiệp và cũng như chọn thị trường
trên lĩnh vực này. Quảng Nam với cửa ngõ là thành phố Đà Nẵng, giao
thông thuận lợi, nhu cầu tiêu thụ thịt và các sản phẩm từ thịt ngày càng
cao. Với sự tin tưởng từ chủ trương , chính sách, quy hoạch phát triển
kinh tế chung của Tỉnh Quảng Nam và của địa phương Huyện Thăng
Bình.

CHƢƠNG III
CÁC ĐIỀU KIỆN YÊU CẦU TRONG THỰC HIỆN
ĐẦU TƢ
III.1 .Căn cứ pháp lý:
* Căn cứ Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành .
* Căn cứ Luật thuế thu nhap doanh nghiệp và các văn bản hướng
dẫn
* Căn cứ Luật Đất đai các văn bản hướng dẫn thi hành .
* Căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế ,và quy hoạch mục đích sử
dụng đất của Tỉnh Quảng Nam và Huyện Thăng Bình.
III.2. Khả năng đáp ứng và thực hiện của dự án:
Chúng tôi tin tưởng vào sự tận tụy, kinh nghiệm của tôi cùng vơi
các công nhân lành nghề, cán bộ chuyên môn giỏi, đội ngũ quản lý tốt và
sự hướng dẫn tân tình của các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên nghành

về chăn nuôi công nghiệp áp dụng công nghệ khoa học mới luôn nghiên
cứu, cập nhật và thực hiện vào vật nuôi cây trồng, cộng với khả năng đầu
tư từ vốn tự có, vốn vay, kế hoạch thực hiện đầu tư sâu sát, kết hợp với
thực hiện từng phần dần đưa vào hoạt động song hành với thời gian xây
dựng hình thành từng giai đoạn,dự án sẽ mang lại hiệu quả cao, Dự kiến
trong khoảng 2 năm đầu,các sản phẩm thực phẩm, con giống của chúng
tôi sẽ được tiêu thụ rộng rãi trong khu vực huyện Thăng Bình, Tỉnh
Quảng Nam, Thị trường khu vực cửa ngõ vào TP.Đà Nẵng và sau đó
cung cấp ra các tỉnh thành lân cận. Những năm sau nữa sẽ được mở rộng
8

hơn, với qui mô phục vụ tốt nhiều sản phẩm sản xuất từ vật nuôi, cây
trồng ,thủy sản sạch, đạt chuẩn cao về vệ sinh an tòan thực phẩm, vệ sinh
môi sinh môi trường.
CHƢƠNG IV: LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƢ
IV.1 Hình thức đầu tƣ
Đầu tư thực hiện xây dựng hình thành giai đoạn, từng bước đưa vào
hoạt độngtrong từng giai đoạn, lấy lợi nhuận của giai đoạn trước bỏ them
vào thực hiện giai đoạn tiếp theo, xây dựng chuồng trại trên mảnh đất
thuê của nhà nước. Tăng cường kêu gọi hợp tác đầu tư từ phía gia đình
về nguồn vốn cũng như kinh nghiệm nhiều năm trong ngành chăn nuôi.
Con giống được nhà nước hổ trợ 80% chi phí. Đầu tư xây dựng hoàn
thành cơ sở vật chất trang trại.
IV.2 Nguồn vốn đầu tƣ
*Một phần vốn của chủ đầu tư
*Vốn huy động từ gia đình, bạn bè
*Vốn vay từ ngân hàng
IV.3 Các sản phẩm dự kiến:
Heo thịt cao sản, heo con giống, heo giống sinh sản, bò lấy thịt, các
sản phẩm từ cây dài ngày, sản phẩm cây ngắn ngày, các trê lai.

IV.4 Thời gian dự kiến thƣc hiện dự án đến khi dự án đi vào hoạt
động:
Bắt đầu thực hiện các thủ tục theo trình tự cửa pháp luật, kiểm
duyệt cấp các văn bản pháp lý có liên quan, hợp pháp của các cấp chính
quyền địa phương nơi thực hiện đầu tư. Xây dựng hoàn thành các khu
vực theo từng giai đoạn, đầu tiên là xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi
heo, làm ao nuôi cá, trồng cây lâu năm, và cây rau màu ngắn ngày. Tất
cả 3 giai đoạn được thực hiện trong 9 tháng:
Giai đoạn I: 3 tháng, hoàn thành các thủ tục pháp lý, kiểm duyệt và
cấp các văn bản pháp lý lien quan và hợp pháp của các cấp chính quyền
địa phương nơi dự án thực hiện. Hoàn thành cơ bản xây dựng chuồng trại
chăn nuôi và đưa vào sử dụng, hoàn thành cơ bản các cơ sỏ vật chất, hạ
tầng cấp thoát nước, điện.
Giai đoạn II: 3 tháng (kể từ khi hoàn thành giai đoạn I đưa vào sử
dụng) hoàn thành tiếp theo các công trình như ao cá và đưa vào nuôi,
hàng rào.
9

Giai đoạn III: 3 tháng (kể từ khi giai đoạn II hoàn thành và đưa vào
sử dụng) trồng cây ăn trái, và các loại cây rau màu ngắn ngày.
CHƢƠNG V: QUY MÔ, GIÁ TRỊ ĐẦU TƢ, CHI PHÍ THỰC HIỆN
DỰ ÁN
V.1 Vị trí và địa điểm xây dựng
V.1.1 Vị trí xây dựng
Động cát tại đội 14, thôn 4, xã Bình Đào, Huyện Thăng bình, Tỉnh
Quảng Nam
V.1.2 Điều kiện tự nhiên, địa hình
* Địa hình : khá bằng phẳng
* Khí hậu :
Tỉnh nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích

đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25.8 –
26.2oC . Nhiệt độ bình quân thấp nhất 21.5 - 22oC . Nhiệt độ bình quân
cao nhất từ 31.7 – 32.2oC . Nhìn chung sự thay đổi nhiệt độ qua các
tháng không lớn, song chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm thì khá lớn,
khoảng 7 đến 9oC nhất là vào các tháng mùa khô. Nhiệt độ cao nhất vào
các tháng 3,4,5 (từ 37-37.2oC) và thấp nhất vào tháng 12 là 19oC.
- Nằm trong vùng dồi dào nắng. Tổng số giờ nắng trong năm từ
2,400 – 2,500 giờ. Số giờ nắng bình quân trong ngày từ 6.2 – 6.6 giờ.
Thời gian nắng nhiều nhất vào tháng 1,2,3,4 và thời gian ít nắng nhất vào
tháng 7, 8, 9.
- Lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2,045 – 2,325 mm.
Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 - 11, chiếm 85-90% tổng lượng mưa cả năm,
tháng có lượng mưa lớn nhất 376mm (tháng 7). Mùa khô từ cuối tháng
11 đến đầu tháng 5 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10 - 15% tổng lượng
mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 2.3. Lượng bốc hơi
hàng năm khá cao từ 1,113 – 1,447mm. Thời gian kéo dài quá trình bốc
hơi lớn nhất vào tháng 2,3,4. - Do chế độ mưa theo mùa nên biên độ giao
động về độ ẩm không khí giữa mùa mưa và mùa khô khá lớn. Độ ẩm
trung bình hàng năm từ 80.8 – 81.4%. Bình quân năm thấp nhất là 45.6 –
53.2%, tháng có độ ẩm cao nhất là 88.2%, tháng có độ ẩm thấp nhất là
16%.
* Nguồn nước :
10

Nguồn nước khá phong phú có thể khai thác phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội.
V.2 Quy mô xây dựng
V.2.1 Các hạng mục công trình máy móc thiết bị





Diện tích toàn trang trại : 5 ha
Stt
Hạng mục
Số
lƣợng
Đơn vị
tính
A
Các hạng mục công trình


1
Khai hoang, san lấp mặt bằng
5
Ha
2
Khu trại nuôi heo


2.1
Chuồng trại chính
2
500 m2
2.2
Nhà ở, kho bãi
1
100 m2

2.3
Khoảng trống, cây xanh cách ly


3
Khu nuôi cá


3.1
Ao cá phủ bạc
1
100m2
3.2
Khoảng trống cách ly và cây xanh


4
Hệ thống xử lý môi trƣờng


4.1
Hầm biogas phủ bạc
3
30m3
4.2
Hồ chứa phân đã qua biogas
1
10m3
B
Máy móc thiết bị



1
Hệ thống thiết bị cho heo


1.1
Máng ăn tự động
8
Cái
1.2
Vòi nước uống tự động
8
Cái
1.3
Hệ thống điện
1
HT
1.4
Hệ thống giếng khoan ống dẫn
nước
1
HT
C
Diện tích cây lâu năm
4
Ha
11

V.2.2 Công suất chuồng trại

Heo thịt 200con/lứa
Heo nái : 20 con
Cá : 2-8 tấn/năm
V.2.3 Nguyên tắc xây dựng công trình
Các hạng mục công trình sẽ được bố trí theo những nguyên tắc
sau:
+ Bố trí thuận tiện cho việc phối hợp hoạt động giữa các bộ phận
trong khu vực Dự án.
+ Thuận tiện cho việc phát triển, mở rộng Dự án sau này.
+ Tiết kiệm đất xây dựng nhưng vẫn đảm bảo sự thông thoáng của
các khu trại chăn nuôi.
+ Tuân thủ các quy định về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng của địa
phương và Nhà Nước ban hành.
+ Tạo dáng vẻ kiến trúc phù hợp với cảnh quan của khu chăn nuôi
tập trung.
V.2.4 Yêu cầu kĩ thuật khi xây dựng
- Đối với trại heo nái: Chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát.
Cách ly với môi trường xung quanh để tránh lây lan dịch bệnh. Tạo điều
kiện thuận lợi cho nguời lao động nuôi dưỡng chăm sóc đàn heo được
tốt, tăng năng xuất lao động đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Đối với trại heo cai sữa: Chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ thoáng
mát, ấm áp trong mùa Đông và thoáng mát trong mùa Hè. Hạn chế tối đa
việc tắm heo và rửa chuồng, chuồng phải luôn khô ráo nhưng vẫn phải
đảm bảo thoáng mát, để giảm tối đa các bệnh về hô hấp. Cách ly phần
nào với môi trường xung quanh để tránh lây lan dịch bệnh. Tạo điều kiện
thuận lợi cho người lao động nuôi dưỡng, chăm sóc đàn heo được tốt
hơn.
-Đôi với ao cá: đảm bảo nguồn nước sạch, và hệ thống thoát nước
đảm bảo
-Đảm bảo các quy trình về an toàn lao động

IV.4. Tiến độ triển khai dự án
Dự án dự kiến được xây dựng và hoàn thành trong vòng 6 tháng.
Các bước tiến độ triển khai chi tiết của dự án như sau:
Hạng mục
Thời gian (tháng)
Các thủ tục hành chính
2
12

Xây dựng công trình kiến trúc
3
Mua sắm máy móc - thiết bị
1

CHƢƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG
V.1. Đánh giá tác động môi trƣờng
V.1.1. Giới thiệu chung
Xây dựng Trang trại chăn với diện tích xây dựng: 5 ha.
Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá
những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây
dựng trang trại và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc
phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế
những tác động rủi ro cho môi trường và cho xây dựng trang trại khi dự
án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.
V.1.2 Tác động và hiệu quả môi trƣờng
Chăn nuôi heo tâp trung sẽ tạo ra lượng phân lớn, tuy nhiên nguồn
phân này nếu không được xử lý hợp lý có thể sẽ gây ảnh hưởng bất lợi
cho các hộ gia đình xung quanh, các cơ sở chăn nuôi cần xây dựng hệ
thống thu gom phân và xử lý nước thải, xây dựng hầm Biogas để tận
dụng nguồn năng lượng. Phát triển chăn nuôi góp phần chuyển đổi cơ

cấu cây trồng hợp lý, tạo ra nhiều vùng chuyên canh có năng suất cao,
khai thác hợp lý và hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương,
bảo đảm môi trƣờng sinh thái bền vững.
Tạo ra nguồn phân hữu cơ có chất lượng cao, tăng cao năng suất
cây trồng và độ phì nhiêu của đất.


V.1.3 Phƣơng án xử lý môi trƣờng
- Phân lấy ra một phần xử lý bằng phương pháp Biogas tạo ra khí ga
để xử lý thú y và phục vụ sinh hoạt khác của trại.
- Phân sau khi đã qua biogas sẽ được xử lý để trồng cây
- Hàng ngày xử dụng các hệ thống bơm rửa chuồng trại hiện đại có
công xuất cao để làm vệ sinh chuồng trại. Hàng tuần tiến hành phun các
chế phẩm vi sinh ở khu vực chuồng trại để khử mùi. Định kỳ tiến hành
phun thuốc khử trùng cho chuồng trại, cắt cỏ sạch sẽ tiêu diệt nơi sản
sinh ra ruồi, muỗi.
13

- Trồng cây xanh ở khu vực chuồng trại, vừa có tác dụng tạo bóng
râm vừa làm đẹp cảnh quan môi trường, sản sinh khí O2, hút khí CO2,
ưu tiên các loại cây có khả năng xử lý được mùi cao.


CHƢƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƢ DỰ ÁN
VI.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tƣ
Tổng mức đầu tư cho dự án đầu tư “Trang trại chăn nuôi” được lập
dựa trên các phương án trong hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án và các căn
cứ sau đây :
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về
việc Quản lý dự án đầu tƣ và xây dựng công trình;

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về
việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số
49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung
một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu
tư, tổng dự toán và dự toán công trình.
VI.2. Nội dung tổng mức đầu tƣ
Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tƣ
xây dựng dự án Trang trại chăn nuôi để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu
tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án. Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi
phí xây lắp; Chi phí quản lý dự án, Dự phòng phí 10%;

VI.3. Tổng chi phí xây lắp ban đầu
VI.3.1. Chi phí xây lắp và mua sắm máy móc thiết bị
Chi phí xây lắp bao gồm: chi phí san lắp mặt bằng, xây dựng
trang trại nuôi heo, trang trại nuôi gà và các hạng mục công trình phụ trợ
chung… Chi phí mua sắm máy móc thiết bị như các loại hệ thống máy tự
động trong chăn nuôi và các máy móc khác.
Bảng hạng mục xây dựng và mua sắm máy móc thiết bị
ĐVT: nghìn đồng
Stt
Hạng mục
Số lƣợng
Thành
tiền
14

A

Các hạng mục công trình


1
Khai hoang, san lấp mặt bằng
5 ha

2
Khu trại nuôi heo


2.1
Chuồng trại chính
2
215.000
2.2
Nhà ở, kho bãi
1
30.000
2.3
Khoảng trống, cây xanh cách ly


3
Khu nuôi cá


3.1
Ao cá phủ bạc
1

30.000
3.2
Khoảng trống cách ly và cây xanh


4
Hệ thống xử lý môi trƣờng


4.1
Hầm biogas phủ bạc
3
30.000
4.2
Hồ chứa phân đã qua biogas
1
10.000
B
Máy móc thiết bị


1
Hệ thống thiết bị cho heo


1.1
Máng ăn tự động
8
36.000
1.2

Vòi nước uống tự động
16
800
1.3
Hệ thống điện
1
23.000
1.4
Hệ thống giếng khoan ống dẫn
nước
1
8.000
15
TỔNG CỘNG

382.800
VI.3.2. Chi phí quản lý dự án
Chi phí quản lý dự án tính theo Quyết định số 957/QĐ-BXD
ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng V/v: Công bố Định mức chi phí quản
lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Chi phí quản lý dự án bao
gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai
đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn
giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:
Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư.
Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ
chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật
Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý
chi phí xây dựng công trình;
15


VI.3.3 Chi phí trồng cây lâu năm, cây rau màu năm đầu tiên
Chi phí này ước tính là 30,000,000 đồng/ha. Tổng chi phí trồng
cây năm đầu tiên cho diện tích đất 4 ha 120,000,000 đồng.
VI.3.6. Dự phòng phí
Dự phòng phí bằng 10% chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí
quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác phù hợp
với Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo
Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

Kết quả tổng mức đầu tư:


ĐVT: Nghìn đồng
STT
Hạng mục
GT
Trƣớc
Thuế
VAT
GT Sau
Thuế
1
Chi phí xây dựng
286.363
28.636
315.000
2
Chi phí máy móc thiết bị
61.636

6.163
67.800
3
chi phí quản lý dự án
9.909
990
10.000
4
Chi phí lập dự án


1.000
5
Chi phí trồng cây


120.000
6
Chi phí dự phòng(10%)


51.380
7
TỔNG MỨC ĐẦU TƢ


565.180

CHƢƠNG VII: NGUỒN VỐN ĐẦU TƢ VÀ THỰC HIỆN
DỰ ÁN

VII.1. Cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án
Vốn tự có của chủ sở hữu: 175.180.000đ Chiếm 31% tổng vốn đầu tư
ban đầu. Vốn vay: 390.000.000 đ chiếm 69% tổng vốn đầu tư.
16

VII.2. Tiến độ sử dụng vốn

Tiến độ
sử dụng
vốn:
ĐVT:
1,000 đ
STT
Hạng mục
Quý
II/2014
Quý
III/2014
Quý
IV/2014
Tổng
cộng
1
Chi phí xây dựng
315.000



2
Chi phí máy móc

thiết bị
67.800



3
Chi phí quản lý,
khác

11.000


4
Chi phí trồng cây


120.000

5
Dự phòng:

51.380


Cộng
382.800
62.380
120.000
565.180
VII.3 Tổng chi phí hoạt động

VII.3.1 Chi phí lãi vay
Căn cứ kế hoạch sử dụng vốn đầu tư cho dự án, chúng tôi
thống nhất mức vốn cần vay là 390.000.000 đ, giả định rằng Ngân
Hàng chấp thuận hỗ trợ vốn vay này với mức lãi suất 10%/năm được
giải ngân theo tiến độ xây dựng ( trong thời gian xây dựng là 3 quý
được ân hạn chỉ trả lãi, bắt đầu quý I/2015 thì trả vốn gốc và lãi, đến
quý I/2019 thì hoàn tất trả vốn gốc ). Kế hoạch vay vốn và lịch trả nợ
được tạm tính như sau:
Cấu trúc nguồn vốn: 100% vốn chủ sở hữu đưa vào quý I chiếm
45,8 % chi phí cho quý I
Kế hoạch vay và trả nợ

Tỷ lệ vốn vay
69%

Số tiền vay
390.000.000đ

Thời hạn vay
20
Quý
Ân hạn
3
Quý
Lãi vay
2,5 %
Quý
Thời hạn trả nợ
17
Quý

Kế hoạch vay vốn và trả lãi

17

Năm
Quý II/2014
Quý
III/2014
Quý
IV/2014
Hạng mục



Nợ đầu kỳ
0
207.620.000đ
270.000.000đ
Vay trong kỳ
207.620.000đ
62.380.000đ
120.000.000đ
Trả nợ



-Lãi vay
5.190.500đ
6.750.000đ
9.750.000đ

-vốn gốc
0
0
0
Nợ cuối kỳ
207.620.000đ
270.000.000đ
390.000.000đ
Tổng lãi vay và nợ gốc trả qua các năm
ĐVT: nghìn đồng
năm
2014
2015
2016
2017
2018
2019
Lãi vay
21.643
39.000
29.824
20.647
11.471
574
Trả gốc
0
91.764
91.764
91.764
91.764

22.941
Tổng
phải trả
21.643
130.764
121.588
112.411
103.235
23.515

Lãi vay trả theo từng quý, vốn gốc trả vào cuối mỗi năm (riêng năm
2019 trả vào cuối quý I), sau 20 quý thì hoàn thành trả nợ vay. Dự
kiến thời gian xây dựng dự án đầu tư là 3 quý, được giải quyết ân hạn
chỉ trả lãi, lãi trả theo quý là 2.5%/quý, 18 quý còn lại trả lãi vay và
vốn gốc. Vốn gốc trả hàng năm là 91.764.000 đồng.
VII.3.2. Chi phí hoạt động
Chi phí này bao gồm chi phí mua con giống mỗi kì, chi phí
thức ăn chăn nuôi, chi phí điện nước, chi phí quỹ phúc lợi, trợ cấp
phúc lợi, khen thưởng, chi phí lương, chi phí khác…
Chi phí mua con giống
Chi phí này ước tính năm đầu chỉ mới hoạt động một quý nên chi phí
là 100,000,000 đồng.
Chi phí thức ăn
Chi phí này bao gồm chi phí thức ăn và thuốc cho lợn. trong năm đầu
chi phí này chiếm 855.000.000 đồng. Ước tính giá của thức ăn và
thuốc tăng 2%/năm.
Chi phí điện nƣớc
Chi phí này ước tính chiếm khoảng 2,000,000 đồng/tháng dùng cho
các hoạt động chăn nuôi và sinh hoạt


Chi phí khác
18

Chiếm 10% tổng các chi phí trên.

Bảng tổng hợp chi phí kinh doanh
ĐVT: nghìn đồng
NĂM
2014
2015
2016
2017
2018
Hạng mục
0
1
2
3
4
Chi phí mua con
giống
100.000
0
0

0
Chi phí điện
nước
20.000
20.000

20.000
20.000
20.000
Chi phí thức ăn,
thuốc cho heo
36.000
1.462.500
1.491.750
1.521.585
1.552.017
Chi phí phân
bón chăm sóc
cây
10.000
20.000
20.000
20.000
30.000
Chi phí lương
công nhân
190.000
190.000
190.000
190.000
190.000
Chi phí khác
35.600
169.250
172.175
175.159

179.202
TỔNG CỘNG
391.600
1.861.750
1.893.925
1.926.744
1.971.219

CHƢƠNG VIII: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
VIII.1. Phân tích doanh thu
VIII.1.1. Các thông số giả định dùng để tính toán
Các thông số giả định trên dùng để tính toán hiệu quả kinh tế
của dự án trên cơ sở tính toán của các dự án đã triển khai, các văn bản
liên quan đến giá bán, các tài liệu cung cấp từ Chủ đầu tư, cụ thể như
sau: Thời gian hoạt động kinh doanh của dự án trong giai đoạn đầu là
25 năm bắt đầu từ quý I/2015. Vốn chủ sở hữu 31%, vốn vay 69%;
Doanh thu của dự án được từ chăn nuôi lợn và trồng cây Chí phí
kinh doanh: bao gồm các chi phí con giống, thức ăn và thuốc cho gia
súc và gia cầm, chi phí điện nước và các chi phí khác Lãi suất vay
đối với nội tệ tạm tính: 10%/năm ; Thời hạn trả nợ 20 quý.

VIII.1.2. Doanh thu dự kiến
19

Trong năm 2014, dự án bắt đầu hoạt động từ quý III, vì vậy doanh thu
của năm đầu sẽ thấp hơn các năm sau. Doanh thu của dự án thu được
từ chăn nuôi lợn và trồng cây lâu năm, cây rau màu.
Bảng tổng hợp doanh thu của dự án
ĐVT: nghìn đồng

STT
NĂM
2014
2015
2016
2017

Hạng mục




1
Doanh thu nuôi
heo
0
2.025.000
2.400.000
2.500.000
1.1
Số lượng heo bán
trong 1 năm
0
500
500
500
1.2
Khối lượng(kg/con)

90

90
90
1.3
Đơn giá(kg/con)

45
48
50
2
Doanh thu nuôi cá
0
60.000
128.000
128.000
2.1
Số lượng cá bán
trong một năm

4000
8000
8000
2.2
Khối lượng(kg/con)

0,5
0,5
0,5
2.3
Đơn giá(kg)


30
32
32
3
doanh thu cây
trồng
0
20.000
50.000
50.000

TỔNG DOANH
THU
0
2.105.000
2.578.000
2.678.000

VIII.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án
Báo cáo lãi lỗ: ĐVT: Nghìn đồng
Năm
2014
2015
2016
2017
Hạng mục





Doanh thu
0
2.105.000
2.578.000
2.678.000
Chi phí
413.243
1.900.750
1.923.749
1.947.391
Chi phí hoạt
động
391.600
1.861.750
1.893.925
1.926.744
Chi phí lãi vay
21.643
39.000
29.824
20.647
Lợi nhuận trƣớc
thuế
-413.243
204.250
654.251
730.609
Thuế
0
0

0
0
Lợi nhuận sau
thuế
-413.243
204.250
654.251
730.609
20

Qua bảng cân đối lãi lỗ đánh giá đươc dự án Trang trại chăn nuôi cho
thấy dự án mang tính khả thi cao. Khi dự án hoạt động đều đảm bảo
sinh lời cho chủ đầu tư với quy mô và công nghệ hiện đại.
Báo cáo ngân lƣu:
ĐVT: nghìn đồng
Năm
2014
2015
2016
2017





NGÂN LƢU VÀO





Doanh thu
0
2.105.000
2.578.000
2.678.000
Vay vốn
390.000
0
0
0
Tổng ngân lƣu vào
390.000
2.105.000
2.578.000
2.678.000
NGÂN LƢU RA




Chi phí đầu tư ban đầu
565.180
0
0
0
Chi phí hoạt động
391.600
1.861.750
1.893.925
1.926.744

Nợ vay
21.643
130.764
121.588
112.411
Tổng ngân lƣu ra
978.423
1.992.514
2.015.513
2.039.155
CF
-588.423
112.486
562.478
638.845
Hệ số chiết khấu
10%
10%
10%
10%
NPV
458.669



IRR
41,23%




Tpb
5 năm




VIII.3 ĐÁNH GIÁ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
Thời gian phân tích hiệu quả tài chính của dự án trong vòng đời
25 năm kể từ năm bắt đầu xây dựng và hoàn thành tiến độ thu tiền.
Dòng tiền thu vào bao gồm: tổng doanh thu hằng năm; nguồn thu từ
vốn vay ngân hàng; Dòng tiền chi ra gồm: các khoản chi đầu tư ban
đầu xây dựng và quản lý dự án và chi phí hoạt động hằng năm (không
bao gồm chi phí khấu hao), chi trả nợ vay ngân hàng gồm cả lãi vay
và vốn gốc.
Với tỷ suất sinh lời Chủ đầu tư kỳ vọng sẽ lớn hơn lãi vay để đảm
bảo khả năng thanh toán nợ vay là re = 10% Dựa vào kết quả ngân
lưu vào và ngân lưu ra, ta tính đƣợc các chỉ số tài chính, và kết quả
cho thấy: Hiện giá thu nhập thuần của dự án là :NPV =458.669 đ > 0
Suất sinh lời nội bộ là: IRR = 41,23% Thời gian hoàn vốn tính là 5
năm (bao gồm cả thời gian xây dựng) Qua quá trình hoạch định, phân
tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự án mang lại lợi
21

nhuận cao cho chủ đầu tư, suất sinh lời nội bộ cũng cao hơn sự kỳ
vọng của nhà đầu tư, và điểm nổi bật là khả năng thu hồi vốn nhanh,
dù chưa kết thúc tổng đầu tư nhưng với phương án kinh doanh song
song thời gian xây dựng nên dự án nhanh chóng hoàn vồn và thu lợi
nhuận cho chủ đầu tư.
VIII.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội
Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi có nhiều tác động

tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đóng góp vào sự phát triển
đô thị và sự phồn vinh của đất nước Tạo ra công ăn việc làm cho
người lao động và thu nhập cho chủ đầu tư, phù hợp với điều kiện
sinh hoạt kinh tế và hướng phát triển của tỉnh. Dự án còn rất khả thi
qua các thông số tài chính như NPV = 458.669đ; Suất sinh lời nội bộ
là: IRR = 41,23 % ; thời gian hoàn vốn sau 5 năm, bao gồm cả thời
gian xây dựng. Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho
nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu
hồi vốn đầu tư nhanh.
CHƢƠNG IX: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
IX.1. Kết luận
Việc thực hiện đầu tư Dự án Trang trại chăn nuôi sẽ góp phần
đáng kể trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo việc
làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân địa phương. Bên
cạnh đó, còn là mô hình mẫu cho nhiều nông dân , đáp ứng yêu cầu
thị trường tỉnh và các tỉnh lân cận. Chúng tôi khẳng định Dự án Trang
trại chăn nuôi đáp ứng được nhu cầu và lợi ích kinh tế - xã hội. Riêng
về mặt tài chính được đánh giá rất khả thi thông qua kế hoạch vay vốn
sử dụng vốn, chi phí đầu tư, chi phí hoạt động và nguồn doanh thu có
căn cứ dựa vào phân tích điều kiện kinh tế tình hình thị trường trong
và ngoài nước.
IX.2. Kiến nghị
Căn cứ kết quả nghiên cứu và phân tích, chăn nuôi gà heo là một
nghề có hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập,
nâng cao đời sống cho nông dân. Bên cạnh đó, dự án nhằm kích thích
và thu hút người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thịt heo toàn để chăm
sóc sức khỏe và kích cầu nội địa. Do vậy chúng tôi xin được kiến nghị
một số ý kiến sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi giao đất, thuê đất theo quy định của
pháp luật về đất đai, được ưu đãi cao nhất về thu tiền sử dụng đất và

22

thời gian sử dụng đất để tạo cơ hội cho ngành chăn nuôi của tỉnh phát
triển một cách chủ động và có chất lượng.
- Các cơ quan cần hướng dẫn rõ những qui định pháp luật, trình
tự, thủ tục cấp phát, thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ nhằm tạo
điều kiện cho dự án đƣợc triển khai trong thời gian sớm nhất.
- Ưu đãi về kinh phí vay vốn, con giống và nguồn tiêu thụ sản
phẩm với giá thành hợp lý. Triển khai có hiệu quả chương trình xúc
tiến thương mại nhằm phát triển thị trường thực phẩm sạch và an
toàn. Bên cạnh đó, Nhà nước hỗ trợ chính sách bảo hiểm sản xuất vật
nuôi để khắc phục rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, giá cả.
Dự án này có liên quan mật thiết đến sự phát kinh tế gia đình
chúng tôi, kính đề nghị các cấp có thẩm quyền sớm xem xét phê duyệt
dự án để chúng tôi tiến hành triển khai các bước tiếp theo.

Quảng Nam, ngày tháng năm 2014
CHỦ ĐẦU TƯ




LÊ ĐỨC PHÚ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×