SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ Phương pháp tổ chức học sinh học tập - thực hành theo cặp, nhóm có hiệu quả
môn ngoại ngữ”.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm.
Thực hiện chỉ thị số 14/2001 ngày 11/06/2001 của thủ tướng chính phủ và nghị quyết
số 40/2000 QH10 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, việc đổi mới
nội dung, chương trình và sách giáo khoa (SGK) là một nhu cầu tất yếu khách quan không
những đối với nghành giáo dục mà còn phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Cùng với các môn học khác, việc đổi mới nội dung, chương trình và SGK môn tiếng
Anh bậc THPT cũng được tiến hành một cách đồng bộ và toàn diện. Nghĩa là, việc đổi mới
này đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp theo đường hướng hiện đại.
Mục tiêu của môn tiếng Anh là nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển những kỹ
năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi
vào cuộc sống lao động.
Như chúng ta đã biết, trước đây theo phương pháp dạy học cũ, thầy giáo đóng vai trò
trung tâm là người truyền đạt kiến thức, còn học sinh là đối tượng tiếp nhận kiến thức một
cách thụ động. Phương pháp này ít mang lại hiệu quả giáo dục, nó không còn phù hợp với
tình hình phát triển của nước ta hiện nay. Để thực hiện đúng mục tiêu đào tạo và từng bước
nâng cao hiệu quả dạy học, việc đổi mới phương pháp là một vấn đề cấp bách và cần thiết.
Phương pháp dạy học mới là lấy người học làm trung tâm, học sinh là chủ thể của hoạt động
học tập, có động cơ học tập đúng đắn, đóng vai trò tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá
trình học tập để chiếm lĩnh, làm chủ kiến thức. Thực hiện được yêu cầu này, giáo viên phải
là người có vai trò trong việc hướng dẫn, điều khiển, tổ chức các hoạt động cho học sinh, tạo
cơ hội cho học sinh luyện tập ngôn ngữ qua hoạt động giao tiếp. Do vậy, giáo viên phải biết
sử dụng SGK và các phương tiện dạy học có hiệu quả, biết kết hợp hài hòa các phương pháp
phù hợp trong từng tiết học.
Hoạt động cặp, nhóm - một phương pháp dạy học mới đã được nhiều thầy cô giáo áp
dụng trong phần luyện tập của học sinh giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động,
chống lại thói quen thụ động. Theo chương trình cải cách hiện nay, môn Tiếng Anh đòi hỏi
ở học sinh rèn luyện về kỹ năng giao tiếp hay nói đúng hơn kỹ năng nghe nói được đặt biệt
coi trọng. Hoạt động cặp, nhóm góp phần tăng cường sự giao tiếp, trao đổi hợp tác giữa các
đối tượng học sinh. Tổ chức hoạt động cặp, nhóm có hiệu quả sẽ giúp các em năng động,
tích cực, thu hút tất cả các đối tượng tham gia, và cũng tạo điều kiện cho giáo viên làm việc
với tư cách là người hướng dẫn, tư vấn cho học sinh.
Qua nhiều năm giảng dạy theo phương pháp mới, bản thân tôi đã tự rút ra kinh
nghiệm:
Để nâng cao hiệu quả đào tạo, nâng cao chất lượng môn tiếng Anh, yếu tố quan trọng
nhất là phải xác định và tổ chức thực hiện bằng được quá trình dạy học “ Lấy người học làm
trung tâm”, trong dạy-học phải biết vận dụng có hiệu quả hoạt động học tập, thực hành theo
cặp, nhóm. Suy nghĩ trên đây là định hướng quan trọng trong dạy học và chính là đề tài mà
Naêm hoïc 2013- 2014 Trang 1
bản thân tôi suy nghĩ, thực hiện trong quá trình dạy học và đã thu được những kết quả nhất
định.
II. Mục đích nghiên cứu.
Đứng trước yêu cầu về việc đổi mới phương pháp dạy học, làm thế nào để nâng cao
chất lượng giờ dạy? Vận dụng những phương pháp nào để phát huy được tính tích cực, chủ
động và sáng tạo của học sinh? Đó là những nỗi lo âu, trăn trở, suy nghĩ của đội ngũ nhà
giáo - những người sẵn sàng hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục. Chính vì vậy,
mỗi giáo viên chúng ta không ngừng tìm tòi sáng tạo, học hỏi đồng nghiệp để tìm ra phương
pháp dạy học tối ưu nhất và phù hợp với học sinh. Là một giáo viên dạy tiếng Anh, bản thân
tôi luôn trăn trở và tìm tòi giải pháp tốt nhất để truyền đạt kiến thức cho học sinh của mình
một cách tích cực và có hiệu quả cao nhất, nhằm phát huy tính tự giác và chủ động của học
sinh trong giờ dạy. Giáo viên phải là người lôi cuốn các em vào đóng vai trò trung tâm,
hướng dẫn cho học sinh dưới hình thức này hay hình thức khác của hoạt động dạy học.
Vì vậy, tôi viết đề tài này nhằm mục đích chia sẽ, nhận được sự góp ý từ đồng nghiệp
để từ đó hoàn thiện và tiếp tục vận dụng vào quá trình dạy học, đưa chất lượng môn tiếng
Anh ngày càng cao.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu về những phương pháp, thủ thuật và các bước hướng dẫn học sinh học
tập, rèn luyện theo cặp, nhóm có hiệu quả.
Nghiên cứu để phát hiện ra những phương pháp, thủ thuật phù hợp và hướng dẫn học
tập, rèn luyện theo cặp, nhóm cho học sinh các lớp tại trường THPT Cồn Tiên.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình, bản thân tôi đã thực hiện kết hợp các
phương pháp điều tra, phân tích từ những yêu cầu thực tiễn với những kiến thức đã được học
để đi đến những kết luận cho việc nghiên cứu. Cụ thể:
- Trải qua lý thuyết và thực nghiệm trong môi trường thực tiễn để xây dựng nên đề
tài.
- Đọc và nghiên cứu tài liệu để từ đó đưa vào áp dụng trong thực tế giảng dạy và rút
ra kinh nghiệm.
- Quan sát quá trình học sinh học tập, hoạt động theo cặp nhóm ở trên lớp.
- Thống kê và đối chiếu kết quả của học sinh qua các bài kiểm tra.
V. Giới hạn đề tài.
Đề tài “ Phương pháp tổ chức học sinh học tập- thực hành theo cặp, nhóm có hiệu
quả” đã được tôi áp dụng nhiều năm vào các giờ dạy tiếng Anh cho học sinh các khối 10,
11, 12 tại trường THPT Cồn Tiên trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục
phổ thông.
VI. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã đưa ra giải pháp và những hoạt động cụ thể
trong phương pháp tổ chức học sinh học tập- thực hành theo cặp, nhóm.
Qua việc áp dụng các phương pháp tổ chức học sinh học tập - thực hành theo cặp,
nhóm vào các lớp tôi dạy trong nhiều năm qua, học sinh đã có nhiều tiến bộ, yêu thích học
tiếng Anh, vì vậy chất lượng bộ môn ngày càng được nâng cao.
Naêm hoïc 2013- 2014 Trang 2
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận- thực tiễn.
1. Cơ sở lý luận.
Bản chất của lý luận dạy học mới là phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học
sinh, lấy học sinh làm trung tâm, học sinh là chủ thể hoạt động của học tập, giáo viên
là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tiếp nhận tri thức mới, luyện tập ngôn ngữ thông qua
các hoạt động giao tiếp đa dạng dưới hình thức hoạt động cá nhân, hoạt động cặp, nhóm.
Trong quá trình dạy học, để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh
thì hoạt động cặp, nhóm là một hình thức hoạt động học tập tốt. Thông qua hình thức học tập
này các em có điều kiện trình bày, trao đổi và bộc lộ những suy nghĩ của mình về các lượng
thông tin về bài học mà mình hiểu, mình cảm nhận và từ đó trả lại lượng thông
tin mà cá nhân xử lý. Lượng thông tin của từng học sinh có thể đúng hoặc có thể sai một
phần. Thông qua cặp, nhóm các em trả lại thông tin cho người dạy. Từ đó người dạy nắm
bắt được mức độ tư duy, hiểu biết của các em. Quá trình này được diễn ra theo quan hệ hai
chiều. Xét về lý luận dạy học thì đây là mối quan hệ biện chứng. Ngoài ra được trao đổi cặp,
nhóm học sinh được rèn luyện thêm về kỹ năng và thói quen suy nghĩ, diễn đạt và trình bày
một vấn đề trước một tập thể. Thông qua hoạt động này, các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của
học sinh ngày càng được nâng cao.
a. Mục đích của phương pháp này trong quá trình dạy:
Qua quá trình dạy học, giáo viên giúp học sinh tự khám phá trên cơ sở tự giác, tự do
suy nghĩ và tranh luận rút ra được nhiều bài học bổ ích, từ đó đề xuất vấn đề đang thảo luận
và giải quyết vấn đề một cách cụ thể hơn. Các em là đối tượng trung tâm, cho các em thực
hành theo cặp, nhóm để các em giao tiếp với nhau giúp các em thực hành dễ dàng và sửa lỗi
cho nhau kịp thời. Thực hành theo cặp, nhóm thì học sinh khá, giỏi sẽ giúp đỡ các học sinh
trung bình, yếu, kém nắm bắt được kiến thức trọng tâm của bài học, dần dần các em sẽ biết
cách tự học và nắm bắt kiến thức cơ bản của bộ môn. Thực hành theo cặp, nhóm giúp các
em có sự thi đua và có sự cố gắng, từ đó giáo viên phát hiện ra những em có khả năng để bồi
dưỡng và giúp các em trở thành học sinh giỏi của bộ môn mình.
Đồng thời thực hành theo cặp, nhóm giúp cho các em có ý thức tự giác học tập, mạnh
dạn và tự tin, những em học yếu cũng học được từ bạn phương pháp tự học theo phương
châm: “Học thầy không tầy học bạn”.
b. Dấu hiệu đặc trưng của phương pháp:
- Giáo viên thừa nhận, đồng cảm, tôn trọng với nhu cầu mục đích của học sinh, đạt
được độ tin cậy, tạo được sức thuyết phục và kích thích động cơ bên trong của học sinh.
- Dựa vào kinh nghiệm của học sinh rồi khai thác các kinh nghiệm đó, phát huy tính
tích cực tự giác.
- Đạt mức độ tối đa sự tham gia của người học, tối thiểu sự yêu cầu của người chỉ đạo
(giáo viên).
- Phát huy năng lực tư duy độc lập sáng tạo, khả năng suy nghĩ tạo cho học sinh tính
năng động, tự tin.
- Thực hành theo cặp, nhóm giúp học sinh nhận ra điểm mạnh, điểm yếu từ phía
người đối thoại và đặc biệt là tự nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó
có ý chí phấn đấu giúp cho bản thân ngày càng tiến bộ hơn.
Naêm hoïc 2013- 2014 Trang 3
Dễ dàng nhận thấy môi trường ngoại ngữ, điều khiển từ xa, chỉ cần nêu cách làm,
hướng dẫn cụ thể rồi triển khai theo từng cặp, từng nhóm, phân vai giao trách nhiệm
cụ thể và giáo viên dễ dàng quan sát phong cách, thu nhập kết quả thông qua việc thực hiện
của từng học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn.
Thực tiễn ứng dụng việc dạy học “Tổ chức học sinh học tập- thực hành theo cặp,
nhóm” đem lại hiệu quả tương đối khả quan. Thông qua việc thực hành theo cặp, nhóm học
sinh ở các lớp tôi thử nghiệm đã mạnh dạn hơn, hoạt bát hơn trong các tiết học ở trên lớp.
Mỗi lần tôi đưa một lượng thông tin và yêu cầu hoạt động theo cặp, nhóm là các em nắm bắt
và thực hiện khá thành công. Trong khi thực hành các em tự uốn nắn cho nhau cách phát âm,
cách dùng cấu trúc câu, ngữ điệu . Khi tổ chức cho học sinh thực hành theo cặp, nhóm,
giáo viên có điều kiện để nắm bắt lượng kiến thức mà học sinh tiếp thu được từ đó có biện
pháp để phát huy mặt mạnh cũng như để khắc phục những mặt tiêu cực trong quá trình luyện
tập của học sinh, đáp ứng được mối quan hệ biện chứng trong quá trình dạy học.
II. Ph ương pháp tổ chức học sinh học tập - thực hành theo cặp, nhóm có hiệu
quả .
Nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh, nâng cao chất lượng kịp thời với các
bộ môn khác. Qua theo dõi chất lượng và cách học của học sinh, tôi thấy rằng học sinh
chưa đáp ứng được nhu cầu môn học và giáo viên cũng khó điều chỉnh trong cách dạy các
em học bộ môn này. Qua nghiên cứu và tìm ra phương pháp tích cực hoá của mình là làm
sao để chất lượng học tập của học sinh ngày một nâng cao hơn, kết hơp theo dõi và tiến hành
dạy thử ở các lớp mà tôi đảm nhận tôi thấy cách học theo cặp, nhóm là một giải pháp hữu
hiệu nhằm giúp học sinh tiến bộ nhanh, đáp ứng được nhu cầu của bộ môn. Sau đây là một
số giải pháp để thực hiện tốt biện pháp “Tổ chức học sinh học tập-thực hành theo cặp,
nhóm”.
1. Các giải pháp thực hiện.
1. Tạo ra tình huống phù hợp với từng chủ đề cụ thể, xây dựng kế hoạch để hướng
dẫn học sinh cùng nhau làm việc, cùng trao đổi học hỏi lẫn nhau.
2. Cần linh hoạt trong việc dùng SGK để hướng dẫn học sinh lấy số liệu, tự rút ra
cấu trúc riêng cho từng loại bài tập thực hành.
3. Làm mẫu cho học sinh xem là biện pháp giúp cho học sinh tiếp thu nhanh nhất rồi
làm tương tự cho bài tập riêng của mình.
4. Sử dụng đồ dùng minh hoạ để yêu cầu nhóm, cặp phải sử dụng vật chất, tranh
vẽ để thực hành dễ dàng. Có như thế các em mới nhớ được từng cấu trúc câu, mẫu câu
và sẽ làm bất cứ cấu trúc nào nếu giáo viên yêu cầu.
5. Tăng cường các hoạt động tìm tòi, quan sát, sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức
cho từng bài học, tiết học.
6. Tạo điều kiện không khí thích hợp để học sinh tranh luận bất cứ tiết học nào.
7. Tận dụng tối đa đồ dùng ở từng cặp, nhóm, yêu cầu học sinh chuẩn bị tranh, đồ
dùng cho từng tiết thực hành.
8. Chia lớp thành từng cặp cụ thể (Hai em ngồi cùng bàn/ cạnh nhau) yêu cầu thảo
luận và hỏi - đáp theo từng phần.
Naêm hoïc 2013- 2014 Trang 4
Trong khi học sinh thực hành hỏi- đáp, giáo viên phải bao quát và theo dõi lớp để
nhận xét từng cặp, lắng nghe và sửa lỗi cho các em, lưu ý những cặp có học sinh yếu kém.
9. Chia lớp thành từng nhóm, trong nhóm có học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu để
các em có thể hỏi và bày cho nhau. Như vậy học sinh nào chưa có cơ hội trả lời
thì sẽ có cơ hội trả lời những câu tiếp theo giúp cho các em mạnh dạn, tự tin với mức độ hiểu
biết của mình và có cách ứng xử tốt hơn.
Đối với học sinh yếu của từng nhóm, giáo viên hướng dẫn nhóm trưởng- người học
tốt giúp đỡ để các em có thể tiếp cận kiến thức dễ dàng, góp ý để giúp bạn học và các em
phát huy hết khả năng của mình trong việc học ngoại ngữ.
2. Những yêu cầu đối với giáo viên:
Theo dõi các em thực hành, nhận xét từng lỗi sai nhỏ, chỉ ra cho các em biết cách để
tránh lặp lại những lỗi mà mình đã mắc phải.
Khi học sinh luyện tập theo cặp, nhóm giáo viên đến từng cặp, nhóm để theo dõi và
nhận xét để sửa lỗi kịp thời cho học sinh. Đối với những lỗi phổ biến, giáo viên nên đặt câu
hỏi cho cả lớp và cho học sinh tự phát hiện ra lỗi sai của mình để sửa và tránh lặp lại. Làm
như thế các em sẽ tránh được lỗi, hiểu và nhớ lâu. Giáo viên nắm bắt được trình độ các đối
tượng, mức độ tiếp thu bài của từng em để giáo viên có hướng điều chỉnh cách dạy của
mình.
Phân công nhiệm vụ cho nhóm trưởng để các em theo dõi giúp đỡ các thành viên
trong nhóm của mình. Giáo viên động viên, khích lệ kịp thời những học sinh làm tốt nhiệm
vụ của mình. Tạo không khí phấn khởi để các em có hứng thú khi mình được khen. Yêu cầu
học sinh phải chuẩn bị tốt cho tiết thực hành theo cặp, nhóm.
3. Những yêu cầu đối với học sinh:
Đưa hết khả năng để tiếp cận kiến thức, tạo cho mình một thói quen thực hành cặp,
nhóm để các tiết sau khi giáo viên chỉ ra hiệu bằng tay và nói câu lệnh (Group/Pair work) thì
các em tự quay người và thực hiện một cách có kỹ xảo và ai vào việc nấy.
Tạo ra không khí ngoại ngữ trong lớp học để thấy được môn học ngoại ngữ có đặc
thù riêng. Xây dựng phong cách ngoại ngữ cho mình.
Thực hành theo từng mẫu câu để rồi sau đó vận dụng làm bài tập ở sách bài tập, nâng
cao, viết câu, viết đoạn.
Tự giác thực hành bất kỳ tình huống nào của giáo viên yêu cầu. Phát huy đồng
bộ bốn kỹ năng nghe - nói - đọc - viết.
4. Một số hoạt động cặp, nhóm:
4.1. “ Hoạt động cặp theo dạng: Interview”.
Đây là hoạt động phổ biến, được nhiều giáo viên áp dụng vào các bài học, nhất là
phần Reading, Speaking. Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, hỏi và trả lời theo
từng chủ điểm của mỗi bài học sau khi đưa ra các mẫu câu. Thực hiện hoạt động này yêu
cầu giáo viên phải chú ý đến các cặp yếu, khuyến khích các em tham gia.
4.2. “ Hoạt động cặp, nhóm theo dạng: True / False prediction”.
Giáo viên chuẩn bị một số câu chính trong nội dung bài nghe, đọc lên bảng phụ ( đã
chuẩn bị sẵn ) trong đó có một số câu đúng và một số câu sai. Giáo viên cho các cặp, nhóm
thảo luận dự đoán các câu đúng và các câu sai.
Naêm hoïc 2013- 2014 Trang 5
Giáo viên có thể yêu cầu một hay hai cặp, nhóm đại diện trả lời. Giáo viên viết lên
bảng dự đoán của học sinh. Trong phần vào bài mới, giáo viên yêu cầu học sinh nghe băng,
đọc bài và kiểm tra lại dự đoán của mình.
4.3. “ Hoạt động cặp, nhóm theo dạng: Ordering statements”.
Giáo viên viết sẵn lên bảng phụ một số câu nói về nội dung chính của bài học nhưng
không theo mạch của câu chuyện.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, nhóm để đoán và sắp xếp lại đúng trật
tự của các câu.
Giáo viên viết lên bảng dự đoán của một số cặp, nhóm. Khi vào bài mới, giáo viên
yêu cầu học sinh mở sách đọc bài khoá để kiểm tra lại dự đoán của mình.
4.4. “ Hoạt động nhóm theo dạng: Brainstorming”.
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, các nhóm có cùng chung một câu hỏi. Giáo viên
yêu cầu nhóm nào trả lời đúng và nhiều ý, mỗi ý cho một điểm. Nhóm nào nhiều điểm hơn
thì nhóm đó thắng.
4.5. “ Hoạt động nhóm theo dạng : Vocabulary prediction”.
Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm. Tiếp theo giáo viên nêu chủ đề, yêu cầu học sinh
đoán từ vựng về chủ đề đó. Nhóm nào viết được nhiều từ và đúng nghĩa Tiếng Việt trong
vòng ba phút thì sẽ được thưởng điểm cộng.
Sau ba phút hoạt động, giáo viên yêu cầu đại diện mỗi nhóm nêu lại tất cả các từ
vựng ấy.
Đối với một số hoạt động các em đã học rồi thì các em sẽ dễ nhớ và liệt kê được. Còn
một số hoạt động nó rơi vào từ mới thì đa số học sinh khá giỏi sẽ đoán và viết ra vì các em
đã soạn bài ở nhà. Hoạt động này thành công khoảng 80%, nếu học sinh yếu kém không biết
thì học sinh khá giỏi hướng dẫn cho bạn. Như vậy, khi tổ chức trò chơi đại đa số các em rất
thích thú, hưởng ứng kịp thời tạo cho các em hưng phấn. Mở đầu một tiết học đầy sôi nổi,
chắc chắn rằng trong quá trình truyền tải nội dung bài mới, giáo viên rất nhẹ nhàng, học sinh
chăm chỉ say mê học tập.
Naêm hoïc 2013- 2014 Trang 6
Hanoi
University of
Architecture
Hue
University
Hanoi
University of
Natural
Hanoi
University of
Construction
Danang
Technical
University
HoChiMinh
University of
Economics
4.6. “Hoạt động theo cặp, nhóm với dạng :Matching vocabulary”.
Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh trong đó tự vựng vừa tiếng Anh ,vừa tiếng
Việt, nhưng tiếng Việt được sắp xếp không theo thứ tự đúng nghĩa với tiếng Anh.
- (to) send - người vô gia cư
- (to) take care of - thích hơn
- (a) mechanic - thợ cơ khí
- park time work - ngày được nghỉ
- shift - chăm sóc
- prefer - gửi
- days off - công việc bán thời gian
- homeless people - ca làm việc
Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động thành 4 nhóm, các nhóm tiến hành thi với nhau.
Trong thời gian 1 phút, nhóm nào nối tiếng Anh với nghĩa tiếng Việt đúng và nhanh nhất sẽ
được thưởng.
Giáo viên kiểm tra phiếu của từng nhóm, nhóm nào thắng sẽ được thưởng một phần
quà là một tràng pháo tay.
Hoạt động này là một cuộc thi với nhau nên các em rất thích thú, mặc dầu có một số
trường hợp các em thực hiện chưa đúng nhưng nó thu hút 100% học sinh tham gia.
4.7. “Hoạt động nhóm có dạng : Pelmanism” áp dụng khi kiểm tra từ vựng.
Giáo viên chuẩn bị mười tấm cạc tương ứng với mỗi tấm cạc là một số từ 1 đến 10.
Dưới mỗi tấm cạc giáo viên ghi 5 từ bằng tiếng Anh ( trong 5 cạc ), tương ứng là 5 từ bằng
tiếng Việt ( trong 5 cạc ).Giáo viên chia lớp thành hai đội, mỗi đội cử một bạn đứng lên chọn
một lần hai số, nếu dưới hai tấm cạc đó là cặp từ phù hợp thì đội đó ghi được 10 điểm, nếu
không phù hợp thì đội bạn tiếp tục chơi.
Hoạt động này rất thú vị, sau mỗi lần lật cạc lên nếu không đúng yêu cầu học sinh
phải nhớ để cho lần lật cạc sau.Hoạt động này thu hút tất cả các đối tượng học sinh tham gia.
( Nếu soạn bằng Powerpoint thì dễ dàng hơn )
4.8. “ Hoạt động nhóm có dạng: Ordering picture prediction”.
Giáo viên cho mỗi nhóm các bức tranh kể về câu chuyện.
Giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động, yêu cầu các em đoán và sắp xếp lại trật tự
của các bức tranh theo trình tự câu chuyện cho logic.
Giáo viên có thể yêu cầu mỗi nhóm trình bày kết quả của mình bằng cách dán các bức
tranh theo thứ tự lên bảng phụ của nhóm.
Đây cũng là hoạt động nhóm đoán nội dung của bài học mới nên 100% học sinh đều
có thể thực hiện được.
5. Giáo án áp dụng nhiều hoạt đông cặp, nhóm.
Sau đây là một bài học mẫu tôi đã áp dụng các hoạt đông cặp, nhóm có hiệu quả:
Naêm hoïc 2013- 2014 Trang 7
LESSON PLAN OF ENGLISH 12
UNIT 5:HIGHER EDUCATION
A. READING LESSON
Period: 28
A. OBJECTIVE:
I. Knowledge:
- By the end of the lesson, students will be able to:
+ catch the details of some students' impressions of the first days at college.
+ express their wishes of entering a college and what they are preparing for it.
II. Skills: Reading, speaking.
III. Method: Communicative approach.
B. PREPARATION:
I. T's preparation: - lesson by power point, cards, hand-outs.
II. Ss' preparation: - finding the English names for some famous universities in VN.
- scanning for new words in the passages.
C. TEACHING PROCEDURE:
Naêm hoïc 2013- 2014 Trang 8
Stages,steps
and timing
T's and Ss’ activities Content
I. Before you
read.
1.Brain-
storming
( 5 minutes)
2. Asking and
answering.
( 2 minutes)
3.Vocabulary
(3 minutes)
( GROUPWORK )
- T divides ss into groups
of eight and asks them to
find out the English names
of famous universities in
Vietnam. (1 minute for
each group to find out)
- Ss work in groups of
eight and list out as many
English names of
universities in Vietnam as
possibe.
- Ss show their results.
- T and ss check.
- T declares the winning
group.
- T gives some more ones.
- Ss take notes.
- T asks what university
students would like to go
to and the reason why and
what they would feel if
their wish came true.
- Ss aswer.
- T introduces the new
lesson.
- T: Let’s listen to Sarah,
Ellen and Brenden talking
about their first
impressions of university
life.
And now we discover
some new words first.
- T: Find the word in the
first passage which means
“a ground of a college”.
T: How would you feel if
you saw a ghost?
T: Fill in the gap with one
Some Universities in Vietnam
- T: What university would
you like to go to?
- S: I would like to go to Hanoi
University of Construction
- T: Why?
- S: Because Hanoi is a beautiful city
and I wish to become a civil
engineer.I love to build many bridges
and building .
- T: What would you feel if your wish
came true?
- S: I would feel proud but worried.
Ss: a campus
Ss: scary
Naêm hoïc 2013- 2014 Trang 9
Hanoi
University of
Architecture
Hue
University
Hanoi
University of
Natural
Hanoi
University of
Construction
Danang
Technical
University
HoChiMinh
University of
Economics
4. Checking
the
vocabulary.
(task1)
(5 mins)
II. While you
read.
1.Task 2.
Read the
passage and
find someone
who
(8 mins)
suitable word:
“ You have broken the
glass window” the school
guard to Nam.
- The school guard ………
Nam for having broken the
glass window.
T: Fill in the gap with one
suitable word:
- Entering a university is a
difficult task and requires a
lot of efforts. It means that
it is …………… .
( PAIRWORK )
- T asks ss to work in pairs
to complete the sentences,
using the right forms of the
words in the box.
- Ss work in pairs and then
answer.
- T checks and corrects.
- T asks ss to listen and
read the passages.
- Ss: listen and read the
passages.
( PAIRWORK )
- T asks ss to do task 2 in
pairs
- Ss discuss in pairs and
then answer.
- T and ss check and
correct.
Ss: blamed
Ss: challenging
Complete the following sentences, using the
right forms of the words in the box:
1. The new library was built in the centre of
the ……… .
2. They ……… the rise in oil prices for the
big increase in inflation.
3. That’s the ………… story I’ve ever
heard.
4. Intelligent boys like to study something if
it really ……… …… them.
5. The new car goes at an……… speed.
Key:
1. campus 2. blamed 3. scariest 4.
challenges 5. amazing
Find out who: Sar Elle Brend
en
a. attended a party on
the first weekend at
college.
b. didn’t get on very
well with the
roommate.
Naêm hoïc 2013- 2014 Trang 10
2. Task 3.
Ask and
answer the
questions.
(12 mins)
a. pairwork
b.Game
"Lucky
Number”
( PAIRWORK )
- T asks ss to work in
pairs, asking and
answering the questions in
task 3(coursebook)
- Ss work in pairs, asking
and answering the
questions.
( GROUPWORK )
- T divides class into 2
groups and has them play
the game.
Instructions:
Our class will be divided
into 2 groups. From my
right hand to there
(pointing the hand) is
group A called "Hunter"
and from my left hand to
there is group B called
"Tiger".
Each group will choose
one of eight numbers on
the sceen. If it is a lucky
number, you will get one
mark without answering
any questions. If it is not a
lucky one you will have to
ask and answer a question.
If you have the right
answer, you will get one
mark. The winner will be
the one who get more
marks.
c. was not used to
meeting different
people every day at
college.
d. liked having a
chance to be creative.
e. was very excited
about going to
college.
f. enjoyed the first
year at college.
Number
1
Number
2
Number
3
Number
4
Number
5
Number
6
Naêm hoïc 2013- 2014 Trang 11
III. After you
read.
Interview
(8 minutes)
IV.Homewor
k
(2 minutes)
- T checks ss'
understanding and then has
ss play the game.
- Ss play the game.
- T declares the winner.
( PAIRWORK )
- T asks ss to work in
pairs, asking and
answering about the
university they wish to go,
give the reason why and
what they are preparing for
it.
- Ss work in pairs and then
talk in front of the class.
- T asks ss to:
+ write a paragraph of
about 50-70 words telling
how you would feel if you
could enter the university
you wish to.
IV. Kết quả đạt đ ược:
Sau khi đã nghiên cứu và áp dụng đề
tài này tôi thấy kết quả của việc học cặp,
nhóm, có phần biến chuyển rỏ rệt, chất l-
ượng đạt kết quả cao hơn so với mặt bằng
của học kỳ I và đầu năm. Số học sinh giao
tiếp đối thoại được tăng lên, đặc biệt số học
Naêm hoïc 2013- 2014 Trang 12
Question 1:What did Sarah do on the first weekend?
- She went out with her new friends, walking around campus.
Question 2:Why did Sarah feel so lonely at the party?
- Because at the party everyone was busy playing some game and no one seemed to notice
her.
Question 3: What problems did Ellen have with her roommate?
- Her roommate left the window open when it was cold outside.She went to bed early and
blamed Ellen for making her sick.
Question 4: What did Brenden think about his first year at college?
- Brenden thought the first year at college was the best and most challenging of his life.
Question 5:What does the social calendar of the colleges provide Brenden?
- It provides him plenty of opportunities to meet non-engineering students as well as other
engineers and many of them have become his best friends.
An Interview
S1: What university would you like to go to?
S2: I would like to go to Hanoi University of Construction
S1: Why?
S2: Because Hanoi is a beautiful city and I wish to become a civil engineer.I love to
build many bridges and buildings.
S1: What are you preparing for entering the university?
S2: I am now trying to learn all the subjects well but the ones I spend much time on are
maths, physics and chemistry.
sinh yếu kém cũng có phần nào hiểu
và sử dụng được một số câu lệnh của giáo
viên, trao đổi với bạn một số câu thông dụng
hàng ngày, đó là dấu hiệu đáng mừng đối
với các em. Hầu hết các bài tập thực hành
ở lớp, ở nhà các em đã xây dựng và hoàn
thiện khá tốt và thu được một lượng kiến
thức nhất định.
V. Hư ớng sử dụng đề tài này:
Như vậy bước đầu của đề tài
mà tôi đã nghiên cứu đã mang lại kết quả t-
ương đối đáng kể ở các lớp mà tôi đang đảm
nhiệm ở trường THPT Cồn Tiên. Bản thân
tôi sẽ tiến hành thực hiện trong tổ chuyên
môn và cụm chuyên môn qua các đợt thao
giảng chuyên đề đổi mới giáo dục
phổ thông. Và tôi hứa sẽ cố gắng thực
hiện đề tài này với ý thức, trách nhiệm, nhiệt
tình cao, tôi tin chắc sẽ thu được kết
quả khả quan.
VI. Kết luận:
Thông qua việc giảng dạy trên lớp tai
trường THPT Cồn Tiên, tôi thấy việc tổ
chức học sinh thực hành theo cặp nhóm
trong từng tiết dạy là một biện pháp hữu
hiệu và cần thiết đối với giáo viên dạy môn
tiếng Anh. Nó trở thành một trong những
yếu tố quyết định để nâng cao hiệu quả của
việc dạy học ngoại ngữ. Vì vậy bản thân tôi
rút ra những kinh nghiệm sau:
Bài học kinh nghiệm:
Phải luôn luôn gần gủi quan tâm đến
đối tượng học sinh để từ đó phát hiện ra
năng khiếu học bộ môn của các em.
Là người đóng vai trò hướng dẫn học
sinh trong hoạt động học cho nên tránh hình
thức chiếu lệ.
Năng động sáng tạo trong việc phân
nhóm học sinh đảm bảo trong một nhóm học
sinh có cả học sinh yếu, có học sinh trung
bình, có học sinh khá và giỏi.
Cần nhanh nhẹn trong các thao tác để
tiết kiệm tối đa thời gian cho một tiết dạy.
Naêm hoïc 2013- 2014 Trang 13
Từ thực tế bản thân, qua học lí thuyết
cũng như học hỏi đồng nghiệp dạy tiếng
Anh, tôi có một số kinh nghiệm về đổi mới
phương pháp dạy học “ Phương pháp tổ
chức học sinh học tập- thực hành theo cặp,
nhóm có hiệu quả ” như trên. Không thể
cứng nhắc thực hiện các bước dạy theo lý
thuyết đã học, tôi muốn có một phương pháp
dạy học kết hợp những gì đã học với thực tế
giảng dạy và trình độ học tập của học sinh
phù hợp với sách mới.
Trong bài viết này còn những khiếm
khuyết, đó là những vấn đề mà tôi trăn
trở nhiều qua thực tế để rút ra những bài
học, kinh nghiệm nhằm có những định hư-
ớng tốt trong chặng đường tiếp theo của đổi
mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh.
Củng từ đó tôi muốn cùng đồng
nghiệp của mình tháo gở những khó khăn,
bổ sung những cái gì còn thiếu để một tiết
dạy luyện tập hoàn chỉnh. Tôi rất mong
những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp
và các cấp chỉ đạo để bản thân tôi có kinh
nghiệm chính xác, khoa học giúp hoàn thành
tốt nhiệm vụ của một người giáo viên.
Quảng Trị, ngày 09 tháng 02 năm 2014
Võ Trung Kiên
Tài Liệu Tham Khảo
- SGK THPT mới, Bộ GD và ĐT, Nhà
xuất bản giáo dục.
Naêm hoïc 2013- 2014 Trang 14
- Chương trình THPT mới, Bộ GD và
ĐT, Nhà xuất bản giáo dục
- Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên môn
tiếng Anh, Bộ GD và ĐT, Nhà xuất
bản giáo dục
- Những vấn đề chung về đổi mới
giáo dục THPT môn tiếng Anh, Bộ
GD và ĐT, Nhà xuất bản giáo dục
- Brown, Principles of Language
Learning and Teaching, Prentice
Hall.
- Nunan, David 1991 Language
Teaching Methodology, Prentice
Hall.
- Truong Vien, Bao Kham, Learning
and the learner, Hue College of
Pedagogy 1998.
- Tạp chí English Now, Bộ GD và ĐT
và Hội đồng Anh.
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HĐKH
TRƯỜNG THPT CỒN TIÊN
Nhận xét của tổ trưởng tổ Ngoại Ngữ
Nhận xét của BGH
Naêm hoïc 2013- 2014 Trang 15