Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CÁCH TỔ CHỨC HỌC TẬP KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.99 KB, 5 trang )

CÁCH TỔ CHỨC HỌC TẬP KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
1. Giới thiệu về nội dung của buổi học
2. Đưa ra luật chơi:
- Dám: Dám nghĩ, Dám phát biểu, Dám làm
- Nhiệt: Nhiệt huyết, nhiệt tình suy nghĩ, nhiệt tình phát biểu, nhiệt tình
làm nhóm
- Tôn: Tôn trọng buổi học, tôn trọng người giảng, tôn trọng chính mình
và mọi người.
3. Khái niệm thảo luận nhóm:
Thảo luận nhóm (trong quá trình học tập) là một trong những hình thức
cộng tác làm việc giữa các thành viên trong nhóm, để cùng nhau giải
quyết một vài vấn đề nào đó (do giáo viên nêu ra hoặc do các thành viên
trong nhóm đề xuất), từ đó tìm ra được hướng giải quyết của vấn đề đã
nêu (dưới sự định hướng của giáo viên).
Câu hỏi thảo luận:
4. Ưu việt của phương pháp làm việc theo nhóm:
· Rèn luyện tinh thần hợp tác
· Tạo điều kiện cho tất cả các học viên tham gia vào quá trình học tập,
đặc biệt là những học viên chưa giỏi.
· Tăng cường cơ hội cho học viên: học từ thầy, học từ bạn
· Phát huy tính chủ động, sáng tạo, năng lực tư duy, khả năng nhận xét,
đánh giá của học viên.
· Rèn luyện năng lực diễn đạt, trình bày thông tin.
5. Các yêu cầu khi làm việc theo nhóm:
Khi học nhóm phối hợp thì có 5 yếu tố trong học hợp tác nhóm mà các
thành viên trong nhóm cần đạt:
a. Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực (cùng bơi và cùng chìm với
nhau).
b. Sự tiếp xúc trực tiếp thúc đẩy sự hợp tác (giúp đỡ nhau học tập, ủng
hộ những thành công và cố gắng của nhau).
c. Trách nhiệm với tư cách “tôi” và với tư cách “chúng ta” (mỗi thành


viên phấn đấu cho mình và cho tập thể của mình).
d. Các kĩ năng trong một nhóm nhỏ và giữa hai người với nhau (giao
lưu, tin tưởng, có sự nhất trí về đường hướng cùng nhau quyết định và
giải quyết những mâu thuẫn).
e. Quá trình thành lập nhóm (cho biết một nhóm có chức năng gì và làm
thế nào để thực hiện chức năng đó).
Câu hỏi thảo luận:
6. Các bước khi thực hiện hoạt động nhóm:
- Bước1: Xác định mục tiêu.
- Bước 2: Vạch ra các bước tiến hành, phân công nhiệm vụ cụ thể cho
từng thành viên và dự kiến thời gian.
- Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ cá nhân, thảo luận nhóm và thống nhất
quan điểm
- Bước 4: Trình bày kết quả
- Kiểm tra và đánh giá các bước
7. Một số hình thức tổ chức xây dựng nhóm:
7.1. Hình thức chia nhóm:
- Chia nhóm theo số thứ tự trong danh sách, theo vần chữ cái, theo dãy
bàn, theo màu sắc mà giáo viên phát cho học viên, theo sự ưa thích chọn
lựa của các học viên …
- Cách bố trí chỗ ngồi: Chúng ta có nhiều cách bố trí tùy thuộc vào điều
kiện cơ sở vật chất và mục tiêu thảo luận.
- Số lượng các thành viên trong mỗi nhóm: Theo nghiên cứu của các nhà
giáo dục, để nhóm nhỏ (nhóm học tập) làm việc hiệu quả, mỗi nhóm nên
có từ 4 đến 6 thành viên.
7.2. Phân công vai trò giữa các thành viên:
- Phân công vai trò cho từng thành viên trong nhóm: trưởng nhóm, thư
ký…
- Nhóm trưởng giao nhiệm vụ rõ ràng cho các thành viên trong nhóm, có
ấn định thời gian thảo luận.

- Nhóm trưởng thường xuyên kiểm tra hoạt động của các thành viên
trong nhóm để điều chỉnh việc thảo luận đi đúng hướng.
8. Một số lưu ý để hoạt động nhóm có hiệu quả:
- Yêu cầu tuân thủ lịch trình
- Cởi mở tiếp thu ý tưởng mới
- Chủ động lắng nghe
- Làm dịu mâu thuẫn giữa cá nhân, nhóm
- Đặt câu hỏi phù hợp – Khen ngợi

×