BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Tiểu Luận Triết Học
Đề tài số 11
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA
TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI VÀ
TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
SVTH : Lý Lệ Châu
Stt : 08
Nhóm : 01
Lớp : Cao học Đêm 1 – K20
GVHD : TS. Bùi Văn Mưa
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
Tp HCM, Tháng 05 năm 2011
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
………………………………………………………….
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 2 SVTH: Lý Lệ Châu
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1.Lí do chọn đề tài 4
2.Mục tiêu nghiên cứu 4
3.Phương pháp nghiên cứu 5
4.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 5
5.Cấu trúc nghiên cứu 5
Chương 1: Cơ Sở Lí Luận Về Triết Học Ấn Độ Cổ Đại 6
Và Triết Học Trung Quốc Cổ Đại 6
1.Khái quát triết học Phương Đông cổ đại 6
2.Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù của Triết học Ấn Độ Cổ 7
3.Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù của Triết học Trung Quốc Cổ 13
Chương 2: Sự Tương Đồng Giữa 20
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại Và Trung Quốc Cổ Đại 20
1.Nội dung triết học chủ yếu hướng về các vấn đề đạo đức, con người 20
2.Trong triết học có sự đan xen yếu tố Duy vật và Duy tâm không rõ ràng 21
Chương 3: Sự Khác Biệt Giữa 23
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại Và Trung Quốc Cổ Đại 23
1.Bản thể luận 23
2.Nhận thức luận 24
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 3 SVTH: Lý Lệ Châu
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Triết học là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung
của tồn tại và nhận thức, là thái độ con người đối với thế giới, là khoa học về
những qui luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Lịch sử Triết học đã
trãi qua biết bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, có lúc phát triển đến đỉnh cao
như giai đoạn triết học của Arixtốt, Đêmôcrít và Platôn nhưng cũng có lúc biến
thành một môn của thần học theo chủ nghĩa kinh viện trong một xã hội tôn giáo
bao trùm mọi lĩnh vực vào thế kỷ thứ X – XV. Sự phát triển của Triết học là sự
phát triển song song giữa hai nền Triết học phương Tây và phương Đông. Do
điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hoá mà sự phát triển của hai nền
Triết học có sự khác nhau. Nói đến triết học phương Đông phải kể đến Triết học
Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại. Đây là hai trong số những chiếc
nôi Triết học sớm nhất, lâu đời, phong phú và đã tạo nhiều dấu ấn đặc biệt cho
nền lịch sử Triết học. Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại đều
có chung đặc điểm là phân tích các vấn đề xuất phát từ nhân sinh quan, tuy nhiên
do đặc điểm kinh tế - chính trị, xã hội khác nhau nên mỗi nền triết học này cũng
có những đặc trưng khác nhau. Do đó nhóm 1 chọn đề tài: “Sự tương đồng và
khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại” để phân
tích sâu hơn về các vấn đề như sự hình thành, phát triển và nét đặc thù cũng như
những điểm tương đồng và khác biệt của hai nền Triết học này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này đặt ra các mục tiêu cần nghiên cứu sau:
• Sự tương đồng giữa triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
• Sự khác nhau giữa triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 4 SVTH: Lý Lệ Châu
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
3. Phương pháp nghiên cứu
Đối với đề tài này, tôi đã lựa chọn các phương pháp nghiên cứu sau.
a) Phương pháp luận theo chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử để nhìn nhận sự việc theo sự vận động và
phát triển của nó.
b) Thu thập dữ liệu:
– Thu thập thông tin từ sách vở, bài giảng, giáo trình,
báo, đài, internet.
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài này giúp cho học viên cao học hiểu rõ hơn về nền Triết học Phương Đông,
chủ yếu là Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại. Chủ yếu là
học viên đi sâu vào sự tương đồng và khác biệt giữa hai nền Triết học này để có
sự hiểu biết đúng đắn và sâu sắc. Đồng thời, qua đó học viên nâng cao trình độ tư
duy lí luận và vận dụng sáng tạo tư duy biện chứng vào lĩnh vực công tác chuyên
môn của chính mình.
Với kiến thức, thời gian hạn chế, bài tiểu luận chỉ đi sâu vào phân tích Phật giáo
(đại diện cho triết học Ấn Độ) và Nho – Đạo Giáo (Trung Quốc).
5. Cấu trúc nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nghiên cứu gồm có 3 chương:
1. Cơ sở lí luận về triết học Ấn Độ cổ đại và triết học Trung Quốc cổ đại.
2. Sự tương đồng giữa triết học Ấn Độ cổ đại và triết học Trung Quốc cổ đại.
3. Sự khác biệt giữa triết học Ấn Độ cổ đại và triết học Trung Quốc cổ đại.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 5 SVTH: Lý Lệ Châu
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
Chương 1: Cơ Sở Lí Luận Về Triết Học Ấn Độ Cổ Đại
Và Triết Học Trung Quốc Cổ Đại
1. Khái quát triết học Phương Đông cổ đại
Lịch sử triết học Phương Đông nổi bật với hai hệ thống triết học lớn là triết học
Ấn Độ và triết học Trung Quốc.
Quá trình hình thành và phát triển của triết học Ấn Độ cổ đại trải qua hai thời kỳ
chính: Thời kỳ Vêđa (khoảng thế kỷ XV đến thể kỷ VIII TCN) và thời kỳ cổ điển
(còn gọi là thời kỳ Bàlamôn – phật giáo, khoảng thế kỷ VI TCN đến thế kỷ VI).
Một xu hướng khá đậm nét trong triết học ấn Độ cổ đại là quan tâm giải quyết
những vấn đề nhân sinh dưới góc độ tôn giáo với xu hướng "hướng nội", đi
tìm cái Đại ngã trong cái Tiểu ngã của một thực thể cá nhân. Có thể nói: sự phản
tỉnh nhân sinh là một nét trội và có ưu thế của nhiều học thuyết triết học ấn Độ
cổ, trung đại (trừ trường phái Lokàyata), và hầu hết các học thuyết triết học này
đều biến đổi theo xu hướng từ vô thần đến hữu thần, từ ít nhiều duy vật đến duy
tâm hay nhị nguyên.
Triết học Trung Quốc có mầm mống từ thần thoại thời Tam đại (Hạ, Thương,
Chu). Sự phát triển của triết học Trung Quốc cổ - trung đại là một quá trình đan
xen, thâm nhập lẫn nhau giữa các trường phái (Âm dương gia, Nho gia, Đạo gia,
Mặc gia và Pháp gia). Mối quan tâm hàng đầu của các nhà tư tưởng Trung Hoa
cổ đại là những vấn đề thuộc đời sống thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội.
Tuy họ vẫn đứng trên quan điểm duy tâm để giải thích và đưa ra những biện pháp
giải quyết các vấn đề xã hội, nhưng những tư tưởng của họ đã có tác dụng rất
lớn, trong việc xác lập một trật tự xã hội theo mô hình chế độ quân chủ phong
kiến trung ương tập quyền theo những giá trị chuẩn mực chính trị - đạo đức
phong kiến phương Đông.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 6 SVTH: Lý Lệ Châu
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
Bên cạnh những suy tư sâu sắc về các vấn đề xã hội, nền triết học Trung Hoa thời
cổ còn cống hiến cho lịch sử triết học thế giới những tư tưởng sâu sắc về sự biến
dịch của vũ trụ. Những tư tưởng về Âm Dương, Ngũ hành tuy còn có những hạn
chế nhất định, nhưng đó là những triết lý đặc sắc mang tính chất duy vật và biện
chứng của người Trung Hoa thời cổ, đã có ảnh hưởng to lớn tới thế giới quan
triết học sau này không những của người Trung Hoa mà cả những nước chịu ảnh
hưởng của nền triết học Trung Hoa.
2. Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù của Triết
học Ấn Độ Cổ
a) Điều kiện ra đời
• Điều kiện tự nhiên: Ấn Độ cổ đại là một đất nước rộng lớn thuộc bán đảo
Nam Á có những yếu tố địa lý rất trái ngược nhau: Vừa có núi cao (bao gồm cả
nước Pakixtan, Bănglađét và Nêpan ngày nay), lại có biển rộng; có sông ấn chảy
về phía Tây, lại có sông Hằng chảy về phía Đông; có đồng bằng phì nhiêu, lại có
sa mạc khô cằn; có tuyết rơi giá lạnh, lại có nắng cháy, nóng bức
• Điều kiện kinh tế - xã hội: Xã hội Ấn Độ cổ đại ra đời sớm, có điều kiện và
dân cư rất đa dạng. Ấn Độ cổ - trung đại được chia thành 4 thời kỳ: Thời kỳ văn
minh sông Ấn, thời kỳ văn minh Vêđa, thời kỳ các vương triều độc lập và thời kỳ
các vương triều lệ thuộc. Từ trong nền văn minh sông Ấn của người bản địa
Đraviđa xa xưa, nhà nước Ấn Độ cổ đã xuất hiện, đến thế kỷ XVII trước công
nguyên, thiên tai (lũ lụt trên sông Ấn…) đã làm cho nền văn minh này sụp đổ.
Vào khoảng thế kỷ XV trước Công nguyên, các bộ lạc du mục Arya ở Trung Á
xâm nhập vào Ấn Độ. Họ định canh, định cư và tiến hành quá trình nô dịch, đồng
hóa, hỗn chủng với các bộ lạc bản địa Đraviđa. Kinh tế tiêu biểu nông nghiệp kết
hợp với thủ công nghiệp mang tính tự cung, tự cấp, lấy gia đình, gia tộc của
người Arya làm cơ sở, đã tạo nền tảng vững chắc cho các công xã nông thôn ra
đời. Trong mô hình của công xã nông thôn đã hình thành bốn đẳng cấp với sự
phân biệt hết sức khắc nghiệt và dai dẳng; ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 7 SVTH: Lý Lệ Châu
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
nước của các đế vương; nhà nước kết hợp với Tôn giáo thống trị nhân dân và bóc
lột nông nô công xã; tôn giáo bao trùm mọi mặt của đời sống xã hội; con người
sống nặng về tâm linh tinh thần và khao khát được giải thoát. Sự phân biệt về
đẳng cấp, chủng tộc, dòng dõi, tôn giáo, nghề nghiệp v.v… đã tạo ra những xung
đột ngấm ngầm trong xã hội nhưng bị kìm giữ bởi sức mạnh tinh thần của nhà
nước – tôn giáo. Xã hội phát triển một cách chậm chạp và nặng nề.
• Điều kiện về văn hóa: Văn hóa Ấn Độ được hình thành và phát triển trên cơ
sở điều kiện tự nhiên và hiện thực xã hội. Người Ấn Độ cổ đại đã tích lũy được
nhiều kiến thức về thiên văn, sáng tạo ra lịch pháp, giải thích được hiện tượng
nhật thực, nguyệt thực Ở đây, toán học xuất hiện sớm: phát minh ra số thập
phân, tính được trị số π, biết về đại số, lượng giác, phép khai căn, giải phương
trình bậc 2, 3. Về y học đã xuất hiện những danh y nổi tiếng, chữa bệnh bằng
thuật châm cứu, bằng thuốc thảo mộc. Chữ viết đã xuất hiện từ thời văn hóa
Harappa; các bộ kinh Vêđa và sử thi sớm xuất hiện; Nghệ thuật tạo hình như kiến
trúc, điêu khắc được thể hiện trong các cung điện, đền chùa, tháp, lăng tẩm, trụ
đá…; sản sinh ra nhiều tôn giáo lớn như đạo Bàlamôn – Hinđu, đạo Phật, đạo
Jaina, đạo Xích,…
b) Các đặc điểm Triết học Ấn Độ cổ đại
• Triết học Ấn Độ cổ đại là loại hình Triết học tôn giáo. Tôn giáo và Triết học
xen kẽ vào nhau. Trong Tôn giáo có màu sắc Triết học, trong Triết học có màu
sắc Tôn giáo. Tuy nhiên Tôn giáo của Ấn Độ có xu hướng “hướng nội” đi sâu
tìm hiểu sức mạnh của đời sống tâm linh, tinh thần, không phải “hướng ngoại”
như các tôn giáo phương Tây tìm kiếm sức mạnh nơi thượng đế.
• Hầu hết các hệ thống Triết học Ấn Độ đều tập trung giải quyết vấn đề nhân
bản, đó là vấn đề nhân sinh quan và con đường giải thoát.
• Cuộc đấu tranh giữa Chủ nghĩa duy vật và Chủ nghĩa duy tâm xung quanh
các vấn đề: Bản nguyên vũ trụ + Con người, linh hồn, đạo đức.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 8 SVTH: Lý Lệ Châu
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
c) Quá trình hình thành và phát triển của Triết học
Ấn Độ cổ đại
Người ta phân chia quá trình thành 2 thời kỳ chính
• Thời kỳ thứ nhất: Thời kỳ Vêđa khoảng thế kỷ XV TCN đến thế kỷ VIII
TCN. Trong thời kỳ này con người quan niệm về thế giới, về đời sống bằng các
biểu tượng huyền thoại, đa thần. Những quan niệm đó được thể hiện trong các
tác phẩm chủ yếu là kinh Veđa và Upanishad
o Kinh Vêđa có nghĩa là hiểu biết, tri thức cao cả, thiêng liêng, nó cũng
được dùng với nghĩa là “Kinh thánh”.
o Kinh Upanishad là những kinh sách bình chú tôn giáo - triết học, gồm
200 bài kinh giải thích ý nghĩa triết lý sâu xa của những tư tưởng thần thoại, tôn
giáo Vêđa. Nó thể hiện một tinh thần mới là giải phóng ý thức khỏi sự ràng buộc
của nghi lễ và bàn đến những vấn đề có ý nghĩa triết học thực sự.
• Thời kỳ thứ hai: Thời kỳ cổ điển (hay Bà la môn và Phật giáo): Thế kỷ thứ
VII TCN đến thế kỷ VI SCN. Đây là thời kỳ nền kinh tế, xã hội nô lệ Ấn Độ đã
phát triển cao, nhưng vẫn bị bóp nghẹt bởi tính chất kiên cố của tổ chức công xã
nông thôn, cùng sự thống trị của nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập
quyền và sự khắc nghiệt của chế độ đẳng cấp. Trong lĩnh vực tinh thần, thế giới
quan duy tâm, tôn giáo được coi là hệ tư tưởng chính thống, thống trị trong đời
sống tinh thần xã hội. Các trào lưu triết học thời kỳ này với khuynh hướng đa
dạng, đại diện cho các tầng lớp xã hội khác nhau, vừa mang tính chất triết học,
vừa mang đậm màu sắc tôn giáo.
Trong thời kỳ này, cuộc đấu tranh giữa các trường phái triết học, nhất là cuộc đấu
tranh giữa chủ nghĩa duy vật, vô thần chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo lên đến
đỉnh cao, đặc biệt là việc phủ nhận uy thế của kinh Vêđa. Từ đó đã hình thành
cách phân chia có tính chất truyền thống tất cả các trường phái triết học thành hai
phái chính:
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 9 SVTH: Lý Lệ Châu
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
o Hệ thống chính thống bảo vệ cho chế độ đẳng cấp xã hội thừa nhận uy
thế của kinh Vêđa (có 6 trường phái): 1) Samkhya, 2) Nyaya, 3) Vaisêsika, 4)
Mimamsa, 5) Yoga và 6) Védanta.
o Phái triết học không chính thống (Nastika) bác bỏ uy thế tối cao của
kinh Vêđa, đạo Bàlamôn gồm 3 trường phái chính là: 1) Các trường phái triết học
vô thần, duy vật trong phong trào mới đòi tự do tư tưởng ở Đông Ấn và trường
phái triết học duy vật tiêu biểu Lokàyata hay chủ nghĩa duy vật khoái lạc
Charvaka; 2) Phật giáo và 3) Đạo Jaina.
d) Nội dung cơ bản Triết học Ấn Độ cổ đại
Tư tưởng Triết học cơ bản của Phật giáo nguyên thủy chủ yếu bàn về Thế giới
quan và Nhân sinh quan.
Thế giới quan: (Quan niệm về thế giới: tự nhiên và xã hội).
Phật giáo đưa ra các luận điểm: Vô tạo giả, vô ngã, vô thường, nhân duyên.
Vô tạo giả:
- Nghĩa là không có ai sáng tạo ra thế giới, bởi vì mọi vật đều có nhân, có quả,
không có nguyên nhân đầu tiên (Phật giáo không thừa nhận đấng sáng tạo).
- Mọi vật trong vũ trụ, kể cả con người là tự có theo luật nhân quả. Chúng biến
đổi vô cùng vô tận.
Vô ngã: Phật giáo cho rằng thế giới (vạn vật và con người) được cấu tạo
từ các yếu tố vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Sắc và danh chỉ hội tụ nhau trong
một thời gian ngắn rồi lại chuyển sang trạng thái khác, sinh sinh, hóa hóa, tan
hợp, hợp tan. Do đó vạn vật chỉ là dòng biến hóa hư ảo vô cùng, không có gì là
thường định. Phật giáo quan niệm: sự tồn tại của một con người ở trên đời chỉ là
ngắn ngủi bởi vì các yếu tố tạo nên con người chỉ nhóm lại trong chốc lát rồi lại
chuyển hóa thành cái khác.
Vô thường: Quan niệm thế giới này không có cái gì là thường định (ổn
định), vĩnh hằng, đứng im một chỗ mà mọi vật đều thường xuyên biến đổi theo
một chu trình: Sinh, Trụ, Dị, Diệt. Sinh là sinh ra; Trụ là tồn tại, phát triển trong
một thời gian; Dị là biến đổi; Diệt là tiêu vong, là mất.
Nhân duyên: Nhân là nguyên nhân, duyên là điều kiện. Tất cả các sự vật,
hiện tượng trong thế giới này xuất hiện đều có nguyên nhân và điều kiện. Duyên
là điều kiện giúp cho nhân trở thành quả, quả lại do duyên mà thành nhân khác,
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 10 SVTH: Lý Lệ Châu
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
nhân khác lại do duyên mà thành quả mới. Cứ như thế không có nguyên nhân
đầu tiên và không có kết quả cuối cùng.
Nhân sinh quan (quan điểm về cuộc sống)
1) Thuyết luân hồi, nghiệp báo
• Luân hồi: Bánh xe quay tròn. Khi người ta chết thì chết về thể xác, còn linh
hồn bất tử, còn sống đầu thai sang kiếp khác.
• Nghiệp báo: là cái do hành động của ta gây ra, trong cuộc đời hiện hữu của
mỗi người đều phải gánh chịu hậu quả của những hành vi do kiếp trước gây ra.
Đạo Phật cho rằng một người tu nhân, tích đức ở kiếp này, đời này thì đời sau
thiện báo, còn đời này ác thì đời sau ác báo: Thiện giả Thiện báo; Ác giả
Ác báo. Cuộc đời con người trong vòng số kiếp kiếp này là quả của kiếp trước và
lại là nhân của kiếp sau.
Đạo Phật đã đặt con người lên một vị trí hết sức quan trọng và cao quý. Hạnh
phúc của con người là do con người xây đắp nên. Con người thấm nhuần giáo lý
Phật, con người vị tha, từ bi, hỉ, xả sẽ kiến lập một xã hội hoà bình, an lạc, công
bằng, mọi người sống vì lợi ích của nhau, của tập thể.
Trái lại, con người ích kỷ chỉ biết mình, hại người, con người sống tàn bạo, độc
ác thì cái gì trong tay con người cũng sẽ trở thành khí cụ sát hại và xã hội của
những con người ấy là xã hội của địa ngục, xã hội áp bức bóc lột.
2) Thuyết tứ diệu đế:
Tứ diệu đế hay còn gọi là tứ chân đế hay tứ thánh đế là đạo lý căn bản của Thanh
Văn Thừa, đồng thời cũng là cơ sở của các thuyết khác trong giáo lý Phật. Tứ đế
gồm có: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế.
Khổ đế: Trong tứ đế, Phật đưa ra đầu tiên vấn đề khổ, rồi giảng cho ta
thấy vì sao mà khổ, phương pháp diệt khổ và con đường đi đến diệt khổ. Theo
cách phân tích khác, Phật chia cái khổ ra làm 8 loại:
1, Sinh khổ: Đã có sinh là có khổ vì đã sinh nhất định có diệt, bị luật vô thường
chi phối nên khổ.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 11 SVTH: Lý Lệ Châu
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
2, Lão khổ: Người ta mong muốn trẻ mãi nhưng cái già theo thời gian vẫn cứ
đến. Cái già vào mắt thì mắt bị mờ đi, cái già vào lỗ tai thì tai bị điếc, vào da,
xương tủy thì da nhăn nheo, xương tủy mệt mỏi. Cái già tiến đến đâu thì suy yếu
đến ấy làm cho người ta phiền não.
3, Bệnh khổ: Trong cuộc sống, thân thể thường ốm đau, nhất là khi già yếu, thân
thể suy nhược, bệnh tật dễ hoành hành làm cho người ta đau khổ.
4, Tử khổ: Là cái khổ khi người ta chết.
5, Ái biệt ly khổ: nỗi khổ khi phải chia ly.
6, Sở cầu bất đắc khổ: Người ta thường chạy theo những điều mình ưa thích,
mong cầu hết cái này đến cái khác. Khi chưa cầu được thì phiền não, khi cầu
được rồi thì phải lo giữ nó, nếu nó mất đi thì lại luyến tiếc.
7, Oán tăng hội khổ: những điều mình chán ghét thì nó cứ tiến đến bên mình.
8, Ngũ uẩn khổ: sự hội tụ và xung đột của ngũ uẩn – sắc, thụ, tưởng, hành, thức.
Tập đế: Tập đế còn gọi là nhân đế, là những nguyên nhân tạo thành sự
khổ, gồm ba nguyên nhân chính (tham, sân, si) còn gọi là tam độc, là nguồn gốc
của mọi sự khổ. Nhân đế được diễn giải trong thuyết thập nhị nhân duyên để thấy
được nguồn gốc của sự vật trong thế gian gồm: 1. Vô minh 2. Hành 3. Thức 4.
Danh - sắc. 5. Lục nhập 6. Xúc 7. Thụ 8. Ái 9. Thủ 10. Hữu 11. Sinh 12. Lão - tử
Diệt đế: Diệt đế là lý luận về khả năng tiêu diệt được nỗi khổ nơi cuộc
sống thế gian để đạt tới cảnh giới Niết Bàn.
Niết Bàn có bốn đặc điểm: Thường - Lạc - Ngã - Tịnh.
Thường là thường còn, không biến đổi.
Lạc là an lạc, giải thoát hết phiền não, thâm tâm tự tại.
Ngã là chân ngã, chân thực, thường còn.
Tịnh là thanh tịnh, trong sạch không còn ô nhiễm.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 12 SVTH: Lý Lệ Châu
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
Niết Bàn là sự chấm dứt mọi phiền não được thực hiện không phải ở một nơi nào
khác, một cõi nào khác mà thực hiện ngay trong cõi thế gian này, nhờ sự tu hành
nghiêm túc mang lại cho ta mọi trạng thái tinh thần đặc biệt: Trạng thái an lạc,
siêu thoát, tịnh diệt.
Đạo đế: Đạo đế là con đường hướng dẫn cho chúng sinh đạt được đến quả
giải thoát, ra khỏi luân hồi sinh tử. Nội dung cơ bản thể hiện trong thuyết Bát
chính đạo, gồm có:
1. Chính ngữ: là tu nghiệp thanh tịnh, không phát ra lời nói sai trái.
2. Chính nghiệp: hành động chân chính, mang lại lợi ích cho mọi người.
3. Chính mệnh: sống bằng nghề nghiệp chân chính.
4. Chính tinh tấn: tiến tới trên con đường đạo, không đi vào các đường tà.
5. Chính niệm: tâm trí luôn luôn nghĩ đến những điều hay lẽ phải.
6. Chính định: giữ tâm vắng lặng, tập trung vào một điều chính đáng.
7. Chính kiến: tư duy con người phải có ý biến lấy tiêu biểu là các vị Phật.
8. Chính tư duy: sau khi có niệm khởi, con người sẽ tư duy, suy nghĩ một cách
chân chính, làm chủ được dòng tư duy.
Để đi qua tám con đường trên thì không ngoài ba nguyên tắc: giới, định, tuệ hay
còn gọi là tam học. Các nguyên tắc này có sự liên hệ mật thiết bổ sung cho nhau.
1. Giới học: dùng để khắc phục tham gồm chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh.
2. Định học: dùng để khắc phục sân gồm chính tinh tấn, chính niệm, chính định.
3. Tuệ học: dùng để khắc phục si gồm chính kiến, chính tư duy.
3. Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù của Triết
học Trung Quốc Cổ
a) Điều kiện ra đời:
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 13 SVTH: Lý Lệ Châu
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
• Nước có nhiều dân tộc: Có hơn 60 dân tộc với 5 dân tộc lớn, lớn nhất là
Hán. Cờ có 5 ngôi sao tượng trưng cho sự đoàn kết của các dân tộc, ngôi sao lớn
tượng trưng cho dân tộc Hán
• Chế độ phong kiến: Ra đời sớm, kết thúc muộn so với các nước phương Tây
(Trong lòng xã hội phong kiến không có yếu tố tư bản).
Phương Tây: phong kiến: thế kỷ IV đến XV 11 thế kỷ yếu tố Tư bản
cách mạng tư sản.
Trung Quốc bước vào chế độ chiếm hữu nô lệ sớm Nhà Hạ
• Chiến tranh diễn ra liên miên
Thời Xuân Thu: 3 thế kỷ với 483 cuộc chiến tranh.
Mạnh Tử: “Đánh nhau tranh thành thì thây chất đầy thành, đánh nhau giành đất
thì thây chất đầy đồng”.
b) Các đặc điểm Triết học Trung Quốc cổ đại
• Triết học Trung Quốc gắn liền với chính trị và đạo đức: Thường những
nhà triết học là những nhà chính trị, những ông quan tham mưu cho các vương
triều đình – có đạo đức tiêu biểu cho xã hội đương thời – như Khổng Tử.
• Triết học Trung Quốc trải qua nhiều thời kỳ, trong đó thời Xuân Thu,
Chiến Quốc là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất có nhiều học thuyết gọi thời kỳ này
là “Bách gia chư tử, trăm nhà trăm thấy”; “Bách gia tranh minh, trăm nhà đua
tiếng”.
• Vấn đề cơ bản của triết học: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức nói chung,
trong triết học Trung Hoa nói riêng là mối quan hệ: Thiên – Địa – Nhân.
Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm chủ yếu diễn ra
xung quanh các vấn đề:
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 14 SVTH: Lý Lệ Châu
5
Hán nho
3 TCN
Chiến
quốc
8 TCN
Chiếm hữu nô lệ
21 TCN
Chiếm hữu nô lệ suy tàn
Chế độ phong kiến hình thành phát triển
Khổng Tử: Mạnh Tử, Tuân Tử
Xuân
thu
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
o Khởi nguyên vũ trụ: Duy tâm: Trời (Đổng Trọng Thư); Duy vật: âm
dương, ngũ hành
o Vấn đề con người: số phận, tính người. Duy tâm: Do trời – Mệnh trời:
Sống chết, giàu nghèo do thiên mệnh quy định; Duy vật: Hoàn cảnh và giáo dục
(quyết định).
o Nhận thức: Duy tâm: 3 dạng: Thánh nhân + Thượng trí + Hạ ngu có học
cũng không biết; Duy vật: mọi tầng lớp phải học mới biết.
• Trong nhiều hệ thống triết học của Trung Quốc cổ đại các yếu tố: Duy vật,
duy tâm, vô thần, hữu thần đan xen vào nhau đôi khi khó thấy.
c) Quá trình hình thành và phát triển của Triết học
Trung Quốc cổ đại
Đây là thời đại tư tưởng được giải phóng, tri thức được phổ cập, nhiều học giả
đưa ra học thuyết của mình nhằm biến đổi xã hội, khắc phục tình trạng loạn lạc
bấy lâu nay. Có hàng trăm học giả với hàng trăm học thuyết được ra đời, cho nên,
thời này còn được gọi là thời Bách gia chư tử. Trong hàng trăm học thuyết đó có
sáu học phái lớn là Âm dương gia, Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia, Danh
gia.
Sang thời kỳ phong kiến hưng thịnh, Nho gia đã vươn lên vai trò thống trị. Từ
thời Tần – Hán, rồi Lưỡng Hán, Ngụy - Tấn, Tùy – Đường trở nên thiên hạ thống
nhất, dựa vào năng lực chính trị, giai cấp thống trị yêu cầu thống nhất, dựa vào
quyền lực chính trị, giai cấp thống trị yêu cầu thống nhất tư tưởng hoặc tôn Nho,
hoặc sùng Đạo, hoặc sùng Phật. Năm 136 Hán Vũ Đế chấp nhận kiến nghị của
Đổng Trọng Thư nên đã ra lệnh bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật. Mặc dù
được đề cao, nhưng để giữ vai trò thống trị lâu dài, Nho gia phải hấp thụ các tư
tưởng của các trường phái khác. Kinh học do Nho làm chủ đã xuất hiện.
Sau giai đoạn thống trị của Nho gia đến thời kỳ hưng thịnh của đạo giáo, với sự
xuất hiện của Huyền học do Đạo làm chủ. Rồi tiếp theo là sự vươn lên của Phật
học do Phật giáo làm chủ (Đường). Sự phát triển mạnh tư tưởng triết học thời kỳ
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 15 SVTH: Lý Lệ Châu
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
này là cơ sở để dân tộc Trung Hoa sáng tạo nên một nền văn hóa huy hoàng, xán
lạn trong thời kỳ cực thịnh của xã hội phong kiến Trung Quốc phải trải qua quá
trình phát triển gần một vòng, đến thời Tống. Nho học lại được đề cao và phát
triển đến đỉnh cao. Hình thức biểu hiện của nó là Lý học – dung hợp đạo Phật
vào Nho. Các nhà tư tưởng đời Thanh như Hoàng Tông Hy, Cố Viêm Võ, Vương
Phu Chi đề xướng Thực học, tiến hành tổng kết một cách duy vật các cuộc tranh
cãi hơn nghìn năm về hữu và vô (động và tỉnh), tâm và vật (tri và hành)… Như
vậy, sự phát triển của triết học Trung Hoa cổ - trung đại là một quá trình đan xen,
thâm nhập lẫn nhau của các trường phái.
d) Nội dung cơ bản triết học Trung Quốc cổ đại
Học thuyết nho giáo
Khổng tử là người sáng lập ra nho giáo vào cuối thời kỳ Xuân Thu là thời kỳ mà
người ta rất quan tâm đến đạo đức, chính trị, xã hội. Ông coi hoạt động đạo đức
là nền tảng của xã hội, là công cụ để gìn giữ trật tự xã hội và hoàn thiện nhân
cách cá nhân cho con người. Đến thời chiến quốc, do bất đồng về bản tính con
người mà nho giáo bị chia thành 8 phái, trong đó có phái của Tôn tử và phái của
Mạnh Tử là mạnh nhất. Mạnh Tử có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển
của nho giáo nguyên thủy, ông đã khép lại một giai đoạn quan trọng – giai đoạn
hình thành nho giáo, nho giáo Khổng – Mạnh còn được gọi là nho giáo nguyên
thủy hay nho giáo tiên Tần.
Nội dung cơ bản của Nho giáo: Để tổ chức xã hội, điều cốt lõi là phải đào tạo
cho được những người cai trị kiểu mẫu – người Quân tử. Để trở thành người
quân tử, trước hết là phải tu thân. Có ba tiêu chuẩn chính:
• Đạt “đạo”: Đạo là con đường, là những mối quan hệ mà con người phải biết
cách ứng xử trong cuộc sống. Có 5 đạo: Vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bè
bạn (quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu). 5 Đạo đó gọi là ngũ luân.
Trong xã hội, cách ứng xử hợp lý hơn cả là trung dung (dung hòa ở giữa).
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 16 SVTH: Lý Lệ Châu
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
• Đạt “đức”: Người quân tử, theo Khổng tử, nếu có 3 điều nhân – trí – dũng
thì gọi là đạt đức. Về sau, Mạnh Tử bỏ “dũng” mà thay bằng “lễ, nghĩa” thành 4
đức “nhân, lễ, nghĩa, trí”. Đến đời Hán thêm “tín” thành 5 đức gọi là ngũ thường.
• Ngoài các tiêu chuẩn về “đạo”, “đức”, người quân tử còn phải biết thi - thư -
lễ – nhạc. Khổng tử nói rằng con người “hưng khởi trong lòng là nhờ học thi, lập
thân được là nhờ biết lễ, thành công được là nhờ có nhạc” (Luận ngữ). Nói cách
khác, ông đòi hỏi người cai trị không thể là dân võ biền, mà phải có một vốn văn
hóa toàn diện.
Tu thân rồi, bổn phận của người quân tử là Hành Động, phải tề gia, trị quốc, bình
thiên hạ. Kim chỉ nan cho mọi hành động trong việc cai trị là 2 phương châm:
• Phương châm thứ nhất là Nhân trị. Nhân là tình người; Nhân trị là cai trị bằng
tình người, coi người như bản thân mình.
• Phương châm thứ hai là Chính danh. Chính danh là sự vật phải ứng với tên
gọi, mỗi người phải làm đúng với chức phận của mình. Chính danh trong cai trị
là phải làm sao để “vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con” (Luận ngữ).
“Nếu danh không chính thì lời nói không thuận, lời nói không thuận thì tức việc
chẳng thành” (Luận ngữ).
Đó chính là những nét chủ yếu nhất trình bày trong các kinh sách của học thuyết
Nho giáo. Gọn hơn nữa, nó đã được người sáng lập tóm gọn trong 9 chữ tu thân,
tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Và 9 chữ ấy cũng nằm trong chữ 2 cai trị mà thôi.
Học thuyết đạo gia
Đạo gia được Lão tử sáng lập ra và sau đó được Trang Tử phát triển thêm vào
thời Chiến quốc. Kinh điển của Đạo gia chủ yếu tập trung lại trong bộ Đạo đức
kinh do Lão Tử soạn và Nam Hoa Kinh do Trang Tử và một số người theo Đạo
gia viết. Trong đó Đạo là phạm trù triết học vừa để chỉ bản nguyên vô hình, phi
cảm tính, phi ngôn từ, sâu kín, huyền diệu của vạn vật, vừa để chỉ con đường,
quy luật chung của mọi sự sinh thành, biến hóa xảy ra trong thế giới. Đức là
phạm trù triết học dùng để thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của đạo, là cái hình thức
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 17 SVTH: Lý Lệ Châu
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
nhờ đó vạn vật được định hình và phân biệt được với nhau đó là cái lý sâu sắc để
nhận biết vạn vật. Đạo gia xem xét đạo không chỉ là nguồn gốc, bản chất mà còn
là quy luật của mọi cái đã, đang, và sẽ tồn tại trong thế giới. Điều này cho phép
hiểu đạo như nguyên lý thống nhất – vận hành của vạn vật – đạo lý – nguyên lý
đạo pháp tự nhiên. Đạo vừa mang tính khách quan, vừa mang tính phổ biến; vì
vậy trong thế giới, không đâu không có đạo, không ai không theo đạo. Quan
niệm về đạo, đức của trường phái Đạo gia thể hiện một trình độ khái quát cao của
tư duy biện chứng khi giải quyết vấn đề bản nguyên của thế giới.
Lão Tử cho rằng vũ trụ vận động biến đổi theo hai quy luật: quy luật bình quân
và quy luật phản phục. Luật bình quân là luôn cho sự vật được cân bằng theo
một trật tự điều hòa tự nhiên, không có cái gì thái quá, bất cập. Luật phản phục
là sự phát triển đến cực điểm thì quay trở lại phương hướng cũ. Đây là quan điểm
biện chứng mang tính máy móc đơn giản. Vạn vật chỉ vận động tuần hoàn, lặp đi
lặp lại.
Trong quan niệm về nhân sinh và chính trị – xã hội, Lão Tử đã xây dựng thuyết
vô vi tức là sống và hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phác. Xã hội lý tưởng đối
với ông là những nước nhỏ, dân ít. Dân hai nước ở cạnh nhau, dù cách nhau bởi
một bờ dậu nhỏ hay một con mương cạn, cùng nghe tiếng chó sủa tối, tiếng gà
gáy sáng… nhưng đến già đến chết họ cũng không bao giờ qua lại thăm nhau.
Sang thời Chiến quốc, xuất phát từ quan niệm của Lão Tử coi vạn vật đều do đạo
sinh ra. Trang Tử cho rằng, trời đất và ta cùng sinh ra, vạn vật với ta đều là một.
Trang Tử đã biến các yếu tố biện chứng trong triết học của Lão Tử thành chủ
nghĩa tương đối và thuyết ngụy biện. Ông cho rằng đúng sai, trên dưới, sang
hèn, bần tiện đều như nhau; coi đời như một cuộc giải trí, một cõi mộng mơ mà
khi tỉnh dậy không biết ta hóa bướm hay bướm hóa ta; chủ trương sống thuận
theo thời vì cái tự nhiên nào cũng hợp lý cả cho nên không khen chê phải trái, tốt
xấu làm gì, phải lánh nạn để bảo tồn sinh mạng.
Tóm lại Nho gia và Đạo gia là những trường phái những triết lý, nhân sinh quan
khác nhau; có những điểm khác nhau như đường lối trị dân (trong khi Nho gia
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 18 SVTH: Lý Lệ Châu
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
đòi hỏi người trị vì thiên hạ phải là bậc thánh nhân quân tử, với những phẩm chất
đạo đức sáng ngời nhân, nghĩa, lễ, trí, tín… chủ trương xây dựng một xã hội đại
đồng thì Lão Tử cho rằng bậc Thánh nhân trị vì thiên hạ phải bằng lẽ tự nhiên
của đạo vô vi, và chủ trương xóa bỏ hết mọi ràng buộc về mặt đạo đức, pháp luật
đối với con người để trả lại cho con người cái bản tính tự nhiên vốn có của nó).
Cả hai học thuyết của Khổng Tử và Lão Tử đều không được xã hội đương thời
chú ý. Song cả hai đều là những trường phái có ảnh hưởng to lớn đến đời sống xã
hội sau này.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 19 SVTH: Lý Lệ Châu
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
Chương 2: Sự Tương Đồng Giữa
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại Và Trung Quốc Cổ Đại
1. Nội dung triết học chủ yếu hướng về các vấn đề đạo đức, con người
Triết học Ấn Độ cổ đại
Đạo Phật đã đặt con người lên một vị trí hết sức quan trọng và cao quý. Hạnh
phúc của con người là do con người xây đắp nên. Con người thấm nhuần giáo lý
Phật, con người vị tha, từ bi, hỉ, xả sẽ kiến lập một xã hội hoà bình, an lạc, công
bằng, mọi người sống vì lợi ích của nhau, của tập thể. Trái lại, con người ích kỷ
chỉ biết mình, hại người, con người sống tàn bạo, độc ác thì cái gì trong tay con
người cũng sẽ trở thành khí cụ sát hại và xã hội của những con người ấy là xã hội
của địa ngục, xã hội áp bức bóc lột.
Nhân sinh quan chủ đạo của Đạo Phật nói về 2 thuyết: Luân hồi – nghiệp báo:
Hướng con người đến cái thiện, tránh xa cái ác và Tứ diệu đế: giúp giảm bớt đau
khổ của thế gian này bằng cách nêu ra những đau khổ (Sinh – lão – bệnh – tử
khổ, ái biệt ly khổ, sở cầu bất đắc khổ, Oán tăng hội khổ, ngũ uẩn khổ); Nguyên
nhân khổ (tham – sân – si); Diệt khổ (thường – lạc – ngã – tịnh); và Con đường
giải thoát (bát chính đạo)
Xu hướng khá đậm nét trong Triết học Ấn Độ cổ đại là quan tâm giải quyết
những vấn đề nhân sinh dưới góc độ tôn giáo với xu hướng “hướng nội”, đi tìm
cái Đại ngã trong cái Tiểu ngã của một thực thể cá nhân. Có thể nói: sự phản tỉnh
nhân sinh là một nét trội và có ưu thế của học thuyết Triết học Ấn Độ cổ đại.
Triết học Trung Quốc cổ đại
Nội dung cơ bản của Nho gia là luân thường. “Luân” có năm điều chính gọi là
“ngũ luân”, đều là những quan hệ xã hội, trong đó có ba điều chính là vua tôi,
cha con, chồng vợ gọi là tam cương. Trong ba điều lớn này có hai điều mấu chốt
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 20 SVTH: Lý Lệ Châu
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
là mối quan hệ vua tôi biểu hiện bằng chữ trung, quan hệ cha con biểu hiện bằng
chữ hiếu. Giữa trung và hiếu thì trung là ưu tiên. Chữ trung đứng đầu ngũ luân.
“Thường” có năm điều chính gọi là “ngũ thường”, đều là những đức tính do trời
phú cho mỗi người: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Đứng đầu ngũ thường là nhân nghĩa.
Trong nhân nghĩa thì nhân là chủ. Đạo của Khổng Tử trước hết là đạo Nhân.
Luân và thường gắn bó với nhau. Nhưng trên lý thuyết và trong thực tiễn thì luân
đứng trước thường.
Nội dung của Đạo Gia là thuyết vô vi tức là sống và hành động theo lẽ tự nhiên,
thuần phác. Tiếp đó được nâng lên chủ nghĩa tương đối và thuyết ngụy biện. Cho
rằng đúng sai, trên dưới, sang hèn, bần tiện đều như nhau…
Tóm lại: Quan điểm chủ đạo của Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
đều hướng con người đến cái tốt, phê phán cái xấu góp phần đưa con người lại
gần nhau hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn.
2. Trong triết học có sự đan xen yếu tố Duy vật và Duy tâm không rõ ràng
Phật giáo đưa ra các luận điểm: Vô tạo giả, vô ngã, vô thường, nhân duyên.
Trong đó không thừa nhận đấng tạo hóa, mọi vật trong vũ trụ _ kể cả con người _
đều có theo luật nhân quả, tan hợp, hợp tan, biến hóa vô cùng. Vạn vật không ổn
định, thường xuyên biến đổi theo chu trình (sinh – trụ – dị – diệt). Tất cả các sự
vật, hiện tượng trong thế giới này xuất hiện đều có nguyên nhân và điều kiện.
Duyên là điều kiện giúp cho nhân trở thành quả, quả lại do duyên mà thành nhân
khác, nhân khác lại do duyên mà thành quả mới. Cứ như thế không có nguyên
nhân đầu tiên và không có kết quả cuối cùng.
Thuyết thiên mệnh của Nho gia cho rằng: Thiên mệnh chi vị tính, xuất tính chi vị
đạo, tu đạo chi vị giáo, tính tương cận, tập tương viễn… Nho giáo chấp nhận sự
tồn tại, chi phối của đấng tạo hóa đối với vạn vật. Tuy nhiên, Nho gia là tư tưởng
chính trị. Nho gia không đề xuất tôn giáo, chỉ hướng con người tu thân để “tề gia,
trị quốc, bình thiên hạ”
Đạo gia cho rằng đạo sinh ra, nuôi nấng và bảo tồn vạn vật. Đạo không chỉ là
nguồn gốc, bản chất mà còn là quy luật của mọi cái đã, đang và sẽ tồn tại trong
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 21 SVTH: Lý Lệ Châu
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
thế giới này. Thế giới theo quan niệm của đạo gia là một chỉnh thể thống nhất –
vận hành của đạo; thông qua đức mà đạo nằm trong vạn vật luôn biến hóa.
Tóm lại: Cả hai trường phái Triết học cổ đại Ấn Độ và Trung Quốc đều có sự đan
xen/không rõ ràng giữa hai yếu tố duy vật và duy tâm. Ngay trong mỗi ý kiến
đều có sự trái ngược nhau của duy vật và duy tâm (Phật giáo không thừa nhận
đấng tạo hóa nhưng có thuyết luân hồi…).
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 22 SVTH: Lý Lệ Châu
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
Chương 3: Sự Khác Biệt Giữa
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại Và Trung Quốc Cổ Đại
1. Bản thể luận
• Phật giáo là trường phái Triết học Tôn giáo với bản thể luận được thể hiện
trong nguyên lý chính:
Vô tạo giả: Nghĩa là không có ai sáng tạo ra thế giới, bởi vì mọi vật đều có nhân,
có quả, không có nguyên nhân đầu tiên.
Vô ngã: Phật giáo cho rằng thế giới (vạn vật và con người) được cấu tạo từ các
yếu tố vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Sắc và danh chỉ hội tụ nhau trong một
thời gian ngắn rồi lại chuyển sang trạng thái khác, sinh sinh, hóa hóa, tan hợp,
hợp tan.
Vô thường: Quan niệm thế giới này không có cái gì là thường định (ổn định),
vĩnh hằng, đứng im một chỗ mà mọi vật đều thường xuyên biến đổi theo một chu
trình: Sinh, Trụ, Dị, Diệt.
Nhân duyên: Nhân là nguyên nhân, duyên là điều kiện. Tất cả các sự vật, hiện
tượng trong thế giới này xuất hiện đều có nguyên nhân và điều kiện.
• Nho gia là trường phái triết học chính trị nên ít quan tâm đến vấn đề nguồn
gốc vũ trụ. Tuy nhiên Khổng Tử và mạnh Tử đều xây dựng thuyết thiên mệnh.
Sử hiểu biết được thiên mệnh là điều kiện tiên quyết để trở thành con người hoàn
thiện.
• Đạo gia lại xem đạo là khởi nguồn của vạn vật. Đạo được tạm hiểu như là cái
tự nhiên, yên lặng, mộc mạc, hỗn độn, mập mờ, thấp thoáng, không có đặc tính,
không có hình thể. Đạo vừa có trước, vừa là cái nằm trong bản thân sự vật. Đạo
sinh ra vạn vật, nuôi nấng và bảo tồn vạn vật…
Như vậy ta có thể thấy, mỗi trường phái có một lý giải riêng về vạn vật khác
nhau, không lẫn nhau.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 23 SVTH: Lý Lệ Châu
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
2. Nhận thức luận
Phật giáo thể hiện nhận thức rõ nét trong Tứ diệu đế hay còn gọi là tứ chân đế/tứ
thánh đế. Tứ đế gồm có: Khổ đế (Sinh – lão – bệnh – tử khổ, ái biệt ly khổ, sở
cầu bất đắc khổ, Oán tăng hội khổ, ngũ uẩn khổ); Tập đế: nguyên nhân chính
của khổ (tham, sân, si) được diễn giải trong thuyết thập nhị nhân duyên để thấy
được nguồn gốc của sự vật trong thế gian (1. Vô minh 2. Hành 3. Thức 4. Danh -
sắc. 5. Lục nhập 6. Xúc 7. Thụ 8. Ái 9. Thủ 10. Hữu 11. Sinh 12. Lão - tử); Diệt
đế: lý luận về khả năng tiêu diệt được nỗi khổ nơi cuộc sống thế gian để đạt tới
cảnh giới Niết Bàn (Thường - Lạc - Ngã - Tịnh); Đạo đế: hướng dẫn cho chúng
sinh đạt được đến quả giải thoát, ra khỏi luân hồi sinh tử. Nội dung cơ bản thể
hiện trong thuyết Bát chính đạo (1. Chính ngữ 2. Chính nghiệp 3. Chính mệnh 4.
Chính tinh tấn 5. Chính niệm 6. Chính định 7. Chính kiến 8. Chính tư duy) và ba
nguyên tắc (1. Giới họ 2. Định học 3. Tuệ học).
Nhận thức chủ đạo của Nho gia là luân thường. “Luân” có năm điều chính gọi là
“ngũ luân”, đều là những quan hệ xã hội, trong đó có ba điều chính là vua tôi,
cha con, chồng vợ gọi là tam cương. Trong ba điều lớn này có hai điều mấu chốt
là mối quan hệ vua tôi biểu hiện bằng chữ trung, quan hệ cha con biểu hiện bằng
chữ hiếu. Giữa trung và hiếu thì trung là ưu tiên. Chữ trung đứng đầu ngũ luân.
“Thường” có năm điều chính gọi là “ngũ thường”, đều là những đức tính do trời
phú cho mỗi người: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Đứng đầu ngũ thường là nhân nghĩa.
Trong nhân nghĩa thì nhân là chủ. Đạo của Khổng Tử trước hết là đạo Nhân.
Luân và thường gắn bó với nhau. Nhưng trên lý thuyết và trong thực tiễn thì luân
đứng trước thường.
Nội dung của Đạo Gia là thuyết vô vi tức là sống và hành động theo lẽ tự nhiên,
thuần phác. Tiếp đó được nâng lên chủ nghĩa tương đối và thuyết ngụy biện. Cho
rằng đúng sai, trên dưới, sang hèn, bần tiện đều như nhau…
Nhận thức của Phật giáo, Nho gia và Đạo gia hoàn toàn khác nhau. Phật gia thì
chủ yếu là diệt khổ, Nho gia là tu thân, Đạo gia là thuận theo tự nhiên.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 24 SVTH: Lý Lệ Châu
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
KẾT LUẬN
Triết học Ấn Độ cổ đại và triết học Trung Quốc cổ đại là hai nền triết học lớn của
triết học phương Đông với đặc điểm cơ sở xã hội là tĩnh, ổn định. Triết học đi từ
ngọn xuống gốc (từ nhân sinh quan, vấn đề cách sống, lối sống sau đó mới là vũ
trụ quan, bản thể luận…) và gắn với những hiền triết – nhà tôn giáo, nhà giáo dục
đạo đức, chính trị-xã hội. Mục đích chính là cải tạo thế giới gồm có: ổn định xã
hội, giải thoát cho con người và làm sao cho con người hoà đồng với thiên nhiên
bằng cách dùng trực giác, tức là đi thẳng đến sự hiểu biết, vào cái sâu thẳm bản
chất của sự vật, hiện tượng. Khuynh hướng nổi trội là hướng nội, bị động, trực
giác huyền bí, hoà hợp, quân bình chủ nghĩa, thống nhất, hợp tác, giữ gìn, tập
thể, tổng hợp, minh triết, tôn giáo, tâm lý, tâm linh, tư duy hữu cơ, chú ý nhiều
tới các mối quan hệ.
Nền triết học Ấn Độ cổ đại tập trung vào vấn đề giải thoát con người khỏi bể khổ
của thế gian này bằng các con đường diệt khổ, thoát khổ. Hướng đến các điều
thiện, tránh xa cái ác, cái xấu.
Trong khi đó, triết học Trung Quốc cổ đại với Nho gia đi vào giải quyết các mối
quan hệ xã hội với “ngũ luân”, “tam cương”, “ngũ thường”…; Đạo gia khuyến
khích con người sống thuận theo tự nhiên, thuần phác.
Dù có sự khác nhau tương đối trong các vấn đề bản thể luận và nhận thức luận.
Nhưng chung quy lại, cả hai nền triết học đều có sự xen lẫn giữa duy tâm và duy
vật. Và nội dung chủ đạo là đưa đạo đức con người lên hàng đầu, hướng con
người đến cuộc sống tốt đẹp hơn.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 25 SVTH: Lý Lệ Châu