Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Chuyên đề cho sinh viên y khoa: Bí quyết sống trường thọ theo phương pháp dưỡng sinh của danh y tuệ tĩnh và 51 động tác dưỡng sinh “hồi xuân”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.76 KB, 17 trang )

Chuyên đề cho sinh viên Y khoa:
Bí quyết sống
trường thọ theo
phương pháp
dưỡng sinh của
danh y
Tuệ Tĩnh và 51
động tác dưỡng
sinh “hồi xuân”
Bí quyết sống
trường thọ theo
phương pháp
dưỡng sinh của
danh y Tuệ Tĩnh
Từ xa xưa, các bậc tiên hiền đã sáng tạo ra
nhiều phương pháp dưỡng sinh giúp cơ thể
khỏe mạnh, dẻo dai.
Trong đó, phải kể đến phương pháp dưỡng
sinh giúp người cao tuổi sống trường thọ của
danh y Tuệ Tĩnh. Theo vị danh y này, dưỡng
sinh trường thọ có thể phân chia thành nhiều
loại khác nhau. Tuy nhiên để đạt được hiệu
quả như mong muốn, người cao tuổi phải
thực sự kiên trì trong việc luyện tập.

Ảnh họa chân dung danh y Tuệ Tĩnh.
Hướng dẫn tập dưỡng sinh trường thọ theo đạo sĩ xưa
Đầu tiên dùng hai hàm răng đập vào nhau 36 lượt. Lấy đầu
lưỡi liếm lên hàm ếch cho nước bọt tiết ra đầy miệng, rồi
chia nuốt dần làm 36 lần. Khi làm phải mím miệng, mím
môi lại. Sau đó lấy hai bàn tay xát vào nhau cho nóng rồi


ấp lên mặt xát như rửa mặt. Tiếp tục dùng hai bàn tay che
bịt tai, rồi dùng ngón trỏ đè lên ngón giữa, đập vào xương
não hậu (xương chẩm), hai bên phải-trái 24 lần. Tiếp theo
làm động tác nín hơi, tay trái duỗi thẳng, tay phải làm như
kéo dây cung ngang tầm vai, sau đó đổi bên. Nắm hai tay
lại, mũi hít không khí, vận xuống dưới đan điền (dưới
rốn), rồi giơ tay lên trời, xong hạ tay xuống, để lên đầu
gối. Tay trái đỡ thận nang (vùng thận sau lưng), tay phải
xát đan điền 16 lượt. Sau đó, ngồi xếp bằng, để chân trái
lên đùi phải, tay trái nắm chặt ống chân trái, rồi lấy tay
phải xát gan bàn chân 36 lượt rồi chuyển sang chân phải
làm tương tự. Xát huyệt giáp tích ở dưới đốt cuối xương
sống, phía trên hậu môn.
Cân bằng giữa âm dương và vũ trụ
Theo danh y Tuệ Tĩnh thì dưỡng sinh căn cứ vào hình thức
có thể phân thành 3 loại: Dưỡng sinh sinh hoạt, dưỡng
sinh tự nhiên và dưỡng sinh kỹ thuật. Dưỡng sinh sinh
hoạt bao gồm các phương pháp ăn uống, sinh hoạt, lao
động, nghỉ ngơi, điều dưỡng tinh thần và vệ sinh tình dục.
Dưỡng sinh tự nhiên bao gồm phương pháp dưỡng sinh
bốn mùa và dưỡng sinh hoàn cảnh. Dưỡng sinh kỹ thuật
bao gồm các phương pháp châm cứu, xoa bóp, tập luyện
khí công, thực dưỡng và dược dưỡng. Nếu căn cứ vào mục
đích có thể phân thành hai loại: Dưỡng sinh thông thường
và dưỡng sinh chuyên biệt. Nhưng dù phân loại theo cách
nào thì nội dung cơ bản của phương pháp dưỡng sinh
trường thọ cũng gồm ba vấn đề: Kiện thân, dưỡng tâm và
mỹ dung.
Dưỡng sinh kiện thân (hay còn gọi là dưỡng thân) sử dụng
các phương pháp cần thiết để cho da dẻ sáng láng, cơ

nhục, tay chân rắn chắc, ngũ quan linh lợi, bên trong tạng
phủ khoẻ mạnh, kinh mạch lưu thông, khí huyết sung túc.
Để đạt được điều này, ba vấn đề quan trọng nhất cần thực
hành là việc ăn uống khôn ngoan, dùng thuốc hợp lý và
vận động tập luyện đúng cách. Ăn uống là điều kiện cơ
bản để duy trì sự sống và quá trình sinh trưởng, phát dục
của cơ thể nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo đầy đủ,
cân bằng, điều độ và vệ sinh.
Dùng thuốc để cường thân ích thọ là việc nên làm, song
theo phép dưỡng sinh trường thọ thì phải “biện chứng thi
trị”, nghĩa là phải căn cứ vào đặc điểm thể chất và tình
hình sức khoẻ bệnh tật cụ thể của mỗi người mà lựa chọn
và dùng thuốc cho phù hợp, cơ thể thiếu cái gì thì bù đắp
cái đó, không được sử dụng vô độ, bừa bãi. Cơ thể con
người cũng cần vận động và tập luyện thường xuyên thì
mới mong có được sức khoẻ và trường thọ. Tuy nhiên tập
luyện có rất nhiều cách. Mỗi cách lại có những ưu, nhược
điểm riêng. Bởi vậy, người luyện tập phải biết lựa chọn
một cách thông minh và có hướng dẫn chu đáo thì mới đạt
được hiệu quả theo ý nguyện.
Bên cạnh việc dưỡng thân thì dưỡng tâm (hay còn gọi là
dưỡng thần) cũng là yếu tố quan trọng trong dưỡng sinh
trường thọ. Dưỡng tâm nghĩa là sử dụng các biện pháp cần
thiết để điều hòa đời sống tinh thần, tình cảm, cốt sao đạt
được sự ổn định và cân bằng. Theo y học cổ truyền, “thần”
là một trong ba thứ cực kỳ quan trọng (tam bảo) của nhân
thể cùng với “tinh” và “khí”. Vả lại, một trong những quan
điểm cơ bản của y học cổ truyền phương Đông là “hình
thần hợp nhất”, nghĩa là giữa thể xác và tinh thần luôn có
một mối quan hệ biện chứng hết sức mật thiết. Cho nên,

muốn cho thân thể cường tráng và trường thọ thì nhất thiết
phải chủ động xác lập cho được một đời sống tinh thần
khoẻ mạnh. Nói như danh y Tuệ Tĩnh là phải “thanh tâm”,
“quả dục” để “tồn thần”.
Còn mỹ dung có nghĩa là sắc đẹp và làm đẹp nhưng ở đây
phải hiểu mỹ dung không chỉ giới hạn ở khuôn mặt và
hình hài bên ngoài mà điều quan trọng là phải tạo được cái
đẹp có tính tự nhiên và chỉnh thể, đẹp cả trong lẫn ngoài,
cả thể xác và tâm hồn. Trong mỹ dung dưỡng sinh cổ
truyền phương Đông, điều đó có nghĩa là phải tuân thủ
triệt để nguyên tắc “hình thần kiên cố, nội ngoại đồng trị”.
Sở dĩ cần làm như vậy là vì: Muốn đạt được mục đích làm
đẹp thì nếu chỉ bảo dưỡng vùng mặt chưa đủ mà phải làm
cho công năng tạng phủ điều hoà, kinh mạch vận hành
thông suốt, khí huyết toàn thân vượng thịnh thì không
những chỉ riêng bộ mặt mà dung mạo toàn thân cũng toát
lên vẻ đẹp tự nhiên và bền vững.
Nói về tác dụng của các phương pháp dưỡng sinh đối với
người cao tuổi, lương y Nguyễn Huy (Chủ nhà thuốc Phúc
Lộc Thọ) cũng cho biết: “Dưỡng sinh là phương pháp rất
tốt cho sức khỏe. Chúng giúp con người phòng tránh và
đẩy lùi nhiều bệnh tật như: Tim mạch, huyết áp, tiểu
đường… Các phương pháp dưỡng sinh đều hướng tới việc
giữ gìn và nâng cao nguyên khí giúp tăng cường thể chất
và nâng cao tuổi thọ”. Theo lương y Nguyễn Huy thì cơ sở
khoa học của dưỡng sinh phương Đông là giúp người khỏe
mạnh, giữ được cân bằng âm dương trong cơ thể với môi
trường và vũ trụ. Tuy nhiên trong vận động dưỡng sinh
cần chú trọng cả vận động cơ bắp và vận động tinh thần.
Có nghĩa là, người tập cần biết kết hợp dưỡng cả tâm.

Giai thoại về bài dưỡng sinh của thần y Hoa Đà
Từ rất lâu, việc luyện tập để có sức khỏe dẻo dai được
người xưa vô cùng quan tâm, đặc biệt là ở người già.
Người ta kể lại rằng, Hoa Đà sống ở thời Tam Quốc là
thầy thuốc nổi tiếng và cũng là một chuyên gia về dưỡng
sinh. Tương truyền, thời trẻ có lần Hoa Đà lên núi hái
thuốc, khi lên đến lưng chừng núi, ông phát hiện một cái
hang. Trong hang có hai vị tiên râu dài tóc bạc đang bàn
luận y học. Ông đứng ngoài hang nghe và nhớ nhập tâm.
Hai vị tiên về sau không những truyền lại cho ông y thuật
cao siêu mà còn dạy ông phép tập luyện phỏng theo tư thế
của năm loài muông thú là hổ, hươu, gấu, khỉ, hạc. Bài tập
này được ông gọi là “ngũ cầm hý” (tức trò chơi của năm
loại động vật).
Bài tập “ngũ cầm hý” vận động thân thể theo các động tác
khác nhau của năm loài vật trên sẽ tác động tốt đến phủ
tạng, giúp khí huyết toàn thân lưu thông, sống khỏe mạnh
vì đã vận động được tất cả các bộ phận, các tổ chức trong
cơ thể cùng một lúc. Y học Trung Quốc cho rằng “ngũ
cầm hý” có tác dụng dưỡng sinh rất hiệu quả. Y học hiện
đại cũng đã chứng minh “ngũ cầm hý” là bài thể dục
dưỡng sinh cùng lúc làm vận động tất cả hệ thống gân, cơ
cũng như tác động đến các tuyến nội tiết. Do đó vừa nâng
cao công năng của hệ gân cơ, vừa tăng công năng phủ
tạng, làm tăng sự lưu thông của khí huyết, kích thích sự
hoạt động của các cơ quan hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, các
tuyến nội tiết
“Ngũ cầm hý” không đơn thuần là bài tập dưỡng sinh hay
thể dục mà là một bài luyện khí công cao cấp. Trong bài
luyện khí công này, Hoa Đà kết hợp nhịp nhàng giữa vận

động gân cơ với luyện thở, lấy khí công dẫn dắt các cơ
quan nội tạng điều hòa trạng thái hoạt động cho cân bằng,
khiến cơ thể tráng kiện, kìm chế quá trình lão hóa. Bởi vậy
mà sống vào thời loạn ly, dân tình cơ cực nhưng nhờ sáng
tạo và luyện tập suốt đời thuật khí công - dưỡng sinh “Ngũ
cầm hý”, đến lúc tuổi già danh y Hoa Đà vẫn tráng kiện,
minh mẫn.
Những thuật dưỡng sinh đời sau đều dựa trên nguyên tắc
“thái cực”, “hình ý”, “bát quái”, xét về nguyên lý đều phù
hợp với thuật “ngũ cầm hý” của Hoa Đà. Một phương
pháp tập luyện dưỡng sinh trường thọ thường được dân
gian nhắc đến là Đạo dẫn. Theo cuốn “Diên thọ chân
pháp” thì đây là bài tập của rất phù hợp với người già. Bài
tập nhằm giúp cơ thể cường tráng, tinh thần minh mẫn,
phấn khởi, tránh được tật bệnh, kéo dài tuổi thọ. Phương
pháp này bao gồm 12 động công, kích thích lục phủ ngũ
tạng, các huyệt kinh lạc quan trọng, các tuyến nội tiết, cơ
bắp, khớp vận động chủ yếu của cơ thể. Cách tập luyện
cũng rất đơn giản, ít động tác, có thể thực hiện trước khi đi
ngủ và sau khi ngủ dậy, rất thích hợp với người cao tuổi,
người vướng bận nhiều công việc.
51 động tác dưỡng
sinh “hồi xuân”
Bài tập dưỡng sinh “hồi xuân” gồm 51
động tác, mỗi động tác tập 4 lần-8 nhịp như
sau:
1. Đảo hông: Hai chân rộng bằng vai, tay chống vào hông
rồi đảo về phía bên phải và ngược lại.
2. Giơ tay lên xuống: Hai chân rộng bằng vai, tay thả lỏng,
1 tay đưa về phía trước, 1 tay đưa về phía sau cao ngang

bằng vai.
3. Xoay tròn hai cánh tay: Chân như trên, tay trái giữ
nguyên tư thế, tay phải xoay tròn, đủ nhịp thì đổi bên.
4. Đấm về phía trước: Chân sang ngang bằng vai hơi
khuỵu xuống, bàn tay nắm lại, tay trái đấm úp về phía
trước, tay phải nắm ngửa rút về hông và ngược lại.
5. Vỗ bụng: Tay phải vỗ vào bụng, tay trái vỗ ngược ra
sau vào thắt lưng (tình trạnh cơ thể mà vỗ mạnh hay nhẹ
nhưng tốt nhất vỗ vừa phải), cứ thế đổi tay này sang tay
kia.
6. Nhảy chéo: Nhảy nhẹ 1 chân co, 1 chân giữ thăng
bằng. Tay cùng phía với chân co thì đưa về phía trước, cao
bằng trán. Tay kia đánh ra sau gần bằng gáy.
7 Đánh vai và lưng: Tay phải vỗ vào huyệt ở bả vai, tay
trái vỗ vào giữa lưng và ngược lại.
8. Mở rộng lồng ngực: Hai bàn tay nắm lại, giơ vuông góc
ngang bằng vai rồi kéo tay hai tay ra phía sau để lồng ngực
được căng ra, rồi lại chụm về phía trước.
9. Quay tay: Hai tay giơ song song trước mặt, bàn tay nắm
lại rồi đưa hai tay sang bên phải, sau đó đưa tay về bên
trái.
10. Vung nắm đấm: Hai tay nắm lại, 1 tay đấm vào huyệt
ở dưới bả vai, tay kia đấm vào giữa lưng.
11. Vơ cỏ: Hai tay giơ trước mặt động tác như đang túm
cỏ, đưa từ trái sang phải và ngược lại.
12. Đánh hông bên phải và ngược lại.
13. Chạy tại chỗ: Đứng tại chỗ và chạy bước nhỏ.
14. Cánh tay chuyển động: Nhẹ nhàng đưa tay lên xuống.
15. Ấn bàn tay: Hai chân đứng rộng bằng vai, hai tay làm
động tác như đánh đàn piano cứ đưa sang bên trái rồi lại

đưa qua bên phải.
16. Xoay bóng: Xoay bóng cao: Hai tay giơ cao qua trán,
động tác như đang ôm quả bóng xoay từ bên trái sang bên
phải và ngược lại.
17. Với tay trên không: Chân nhướn lên, đồng thời tay
đưa lên cao gập tay hơi mạnh, mắt nhìn theo, sau đó nhẹ
nhàng đưa tay xuống và chân cũng trở về tư thế bình
thường.
18. Quay tời: Quay người sang bên phải, bước chân trước
chân sau, chân trước vuông góc, hai tay với về phía trước
làm động tác chèo thuyền.
19. Mò cá: Hai tay giơ song song để ngang bằng hông rồi
làm động tác quơ tay, bàn tay chuyển động như đang mò
cá và đưa từ trái sang phải rồi dừng lại khi tay chạm sát
hông bên phải và ngược lại.
20. Quay tay đảo hông: Hai tay giơ song song trước mặt,
sau đó đảo tay theo chiều kim đồng hồ, đồng thời hông
cũng đảo theo.
21. Bốc bùn: Gập người xuống, hai bàn tay chuyển động
làm động tác như múc nước rồi giữ nước trên tay (2 tay
chụm vào nhau) từ từ đứng dậy đưa phần nước múc trên
tay lên cao, qua đầu sau đó hắt nước tung lên. Hai bàn tay
lúc này mới rời ra và tỏa sang hai bên, từ từ úp lòng bàn
tay xuống rồi lại nhẹ nhàng cúi xuống làm động tác như
trên.
22. Đánh đầu gối: Tay trái vỗ vào đầu gối bên trái, tay
phải vỗ vào chân phải, cứ tay này vỗ thì tay kia giơ lên.
23. Ngoảnh đầu gót: Ngoảnh đầu ra sau nhìn xuống phía
gót chân, tay phải chạm vào eo, tay trái vắt ra sau lưng.
24. Cúi lưng: Chân rộng bằng vai, từ từ cúi gập lưng

xuống, hai tay đan vào nhau, lòng bàn tay hướng xuống
đất, gập người bên trái rồi sang phải.
25. Cong cột sống: Chân như trên, lưng cúi ngang bụng,
hai tay đan vào nhau, hướng về phía trước, lòng bàn tay
hướng ra ngoài và đẩy tay ra vào.
26. Đảo hông nhanh: Chân chụm lại, hai tay chống hông
rồi đảo hông nhanh về phía bên phải và ngược lại.
27. Quay đầu gối: Chân phải bước lên vuông góc, hai tay
chồng lên nhau và xoay đầu gối từ phải sang trái rồi quay
ngược lại. Chân kia cũng làm như vậy. 28. Ấn đầu gối:
Chân phải bước lên vuông góc, hai tay chồng lên nhau vỗ
vỗ vào đầu gối 4 cái, sau đó ấn tay vào đầu gối. Rồi đổi
chân làm tương tự.
29. Đá phía trước: Hai tay chống hông, chân trái giữ thăng
bằng, chân phải co lên sau đó đá về phía trước rồi chuyển
sang chân kia.
30. Nhảy nhẹ: Hai chân chụm lại, tay chống hông sau đó
nhảy nhẹ 4 lần 8 nhịp.
31. Gõ 7 huyệt tay: Lần lượt lấy tay này gõ vào 7 huyệt
tay kia và ngược lại. 32. Gõ 8 huyệt chân: Lấy tay vỗ vào
4 huyệt chân trái và 4 huyệt chân phải. 33. Ngồi xổm: Hai
tay giơ trước ngực, ngồi xổm xuống rồi đứng lên.
34. Đánh đầu gối: Làm tương tự động tác đánh đầu gối ở
trên.
35. Ôm hầu não: Hai tay đan vào nhau ôm hầu não rồi
nhìn lên, xuống.
36. Điều hòa ruột: Hai tay đan vào nhau để sát bụng
(Hông bàn tay tiếp xúc với bụng, lòng bàn tay hướng lên
phía mặt) rồi lắc tay lên xuống để bụng rung.
37. Đạp chân: Chân co vuông góc rồi đạp mạnh về phía

trước.
38. Đá phía sau: Hai tay chống hông, chân đá ngược về
phía sau (càng gần mông càng tốt).
39. Quay cổ: Lắc đầu theo chiều kim đồng hồ và ngược
lại.
40. Xoay đầu gối: Chân phải bước lên một bước vuông
góc, hai tay ôm đầu gối, chồng tay trên tay dưới xoay đầu
gối để chúng di chuyển nhẹ theo vòng tròn rồi xoay ngược
lại. Chân trái làm tương tự.
41. Rửa mặt: Hai tay để sát vào mặt xoa từ trán xuống mắt
má, mũi miệng.
42. Quay mí mắt: Mắt nhắm, lấy hai ngón tay đặt lên hai
mí mắt, sau đó day mí mắt vòng tròn theo chiều kim đồng
hồ và ngược lại.
43. Vuốt mí mắt: Mắt nhắm, lấy hai ngón tay vuốt mí mắt
kéo ra hai bên, sau đó thả ra rồi lại vuốt.
44. Vuốt lông mày ray thái dương: Lấy hai ngón tay vuốt
hai bên lông mày từ chân lông mày phía trong rồi di
chuyển ra thái dương, sau đó day thái dương theo chiều
kim đồng hồ và ngược lại.
45. Đảo huyết mắt: Lấy hai ngón tay đặt chỗ quầng mắt
(phía dưới mắt) sau đó day tròn theo chiều kim đồng hồ
rồi đảo ngược lại.
46. Ấn khóe mắt: Hai ngón tay đặt vào khóe mắt rồi ấn để
khoảng 30 giây đến 1 phút.
47. Day cánh mũi: Hai ngón tay đặt vào hai bên cánh mũi
(chỗ kẽ mũi) sau đó day tròn theo chiều kim đồng hồ và
ngược lại.
48. Ngoáy tai: Lấy hai ngón tay đặt vào hai lỗ tai (Sâu vừa
phải không làm đau tai) sau đó xoay tròn ngón tay trái,

phải.
49. Ấn tai: Lấy hai bàn tay úp vào hai tai, sau đó ấn vào tai
để khoảng 30 giây đến 1 phút.
50. Sát tay: Hai tay úp vào nhau rồi cọ lên, xuống.
51. Điều hòa: Tay vòng lên cao rồi thả xuống, nhịp thở
nhẹ nhàng theo tay, đầu nhìn theo tay.
Sưu tầm.

×