Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO, NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.11 KB, 17 trang )

B GIO DC V ĐO TO
TRƯỜNG ĐI HỌC KINH TẾ THNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐO TO SAU ĐI HỌC

Tiểu luận triết học
Đề tài 1
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIO V
NHỮNG GI TRỊ, HN CHẾ CỦA NÓ
NTH : Nguyễn Đức Tú Anh
STT : 07
Nhóm : 01
GVHD : Ts. Bùi Văn Mưa
TP.HCM., tháng 2 năm 2012
NTH: Nguyễn Đức Tú Anh
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trước hết tác giả nhận thấy mình là người thật may mắn vì đã có cơ hội được
nghiên cứu về Phật giáo điều mà trước đó tác giả chưa làm được. Tác giả biết tới Phật
giáo và các tôn giáo khác khá sớm, nhưng Phật giáo lại làm cho tác giả có nhiều ấn
tượng hơn cả bởi những câu chuyện giữa đời thường, văn hóa, truyền thống, thơ ca,
lịch sử, … làm cho con người trở nên hiền hơn, thiện hơn nhưng không kém phần
mạnh mẽ.
Nhật Bản một đất nước phát triển bậc nhất thế giới, một đất nước thường chịu
nhiều thiên tai, động đất thế mà con người ở đó luôn có được một ý thức, sự tự giác,
tính kỷ luật đáng khâm phục. Đặc biệt là sau cơn động đất vào năm 2011 tác giả thấy
điều đó trở nên rõ nét hơn thông qua báo chí, truyền hình. Thật bất ngờ khi biết rằng
Nhật Bản lại chính là quốc gia Phật giáo lớn nhất thế giới. Chính điều này lại thôi thúc
thêm tính tò mò muốn tìm hiểu về Phật giáo.
Khi đề cập đến sự tín ngưỡng tâm linh của người Việt thì không thể không nói
đến Phật giáo. Đa phần người dân Việt Nam điều tôn sùng đạo phật. vì lẽ đó mà Phật


giáp trở thành quốc đạo ở các thời Đinh, Lý, Trần… , Nhắc tới Phật giáo làm ta nhớ
ngay tới nhiều con người nổi tiếng như Sư Vạn Hạnh, Thích Quảng Đức,… Trong
cuộc sống hằng ngày chúng ta gặp biết bao áp lực, trở ngại của cuộc sống, nếu tâm
hồn chúng ta không có nơi nào để giải tỏa, để nương tựa để tin tưởng thì có lẽ không
một ai có thể vượt qua. Phật giáo như là chỗ vựa tinh thần vững chắc, như là người mẹ
hiền cho những người con lầm lỡ, là ánh sáng và là trái tim lương thiện trong mỗi con
người.
Nhận thấy ở Phật giáo có nhiều điểm thật đặc biệt về cả tư tưởng và giá trị, vì
vậy tác giả chọn đề tài “Tư tưởng triết học Phật giáo và những giá trị, hạn chế của nó”
với mong muốn có cái nhìn rõ nét về Phật giáo và những ảnh hưởng của Phật giáo đến
đạo đức, lối sống hằng ngày của con người Việt Nam.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những tư tưởng cơ bản của Phật giáo và giá
trị, hạn chế của nó
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của tiểu luận là thu thập tư liệu, thông tin có
liên quan đến đối tượng nghiên cứu từ giáo trình, bài giảng, internet, báo chí, các đề tài
có liên quan… Tổng hợp các nội dung có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài
từ các nguồn tài liệu đã thu thập, từ đó sắp xếp thành một đề tài hoàn chỉnh.
LỜI MỞ ĐẦU
Trước hết tác giả nhận thấy mình là người thật may mắn vì đã có cơ hội được
nghiên cứu về Phật giáo điều mà trước đó tác giả chưa làm được. Tác giả biết tới Phật
NTH: Nguyễn Đức Tú Anh
2
giáo và các tôn giáo khác khá sớm, nhưng Phật giáo lại làm cho tác giả có nhiều ấn
tượng hơn cả bởi những câu chuyện giữa đời thường, văn hóa, truyền thống, thơ ca,
lịch sử, … làm cho con người trở nên hiền hơn, thiện hơn nhưng không kém phần
mạnh mẽ.
Nhật Bản một đất nước phát triển bậc nhất thế giới, một đất nước thường chịu
nhiều thiên tai, động đất thế mà con người ở đó luôn có được một ý thức, sự tự giác,

tính kỷ luật đáng khâm phục. Đặc biệt là sau cơn động đất vào năm 2011 tác giả thấy
điều đó trở nên rõ nét hơn thông qua báo chí, truyền hình. Thật bất ngờ khi biết rằng
Nhật Bản lại chính là quốc gia Phật giáo lớn nhất thế giới. Chính điều này lại thôi thúc
thêm tính tò mò muốn tìm hiểu về Phật giáo.
Khi đề cập đến sự tín ngưỡng tâm linh của người Việt thì không thể không nói
đến Phật giáo. Đa phần người dân Việt Nam đều tôn sùng đạo Phật. vì lẽ đó mà Phật
giáo trở thành quốc đạo ở các thời Đinh, Lý, Trần… , Nhắc tới Phật giáo làm ta nhớ
ngay tới nhiều con người nổi tiếng như Sư Vạn Hạnh, Thích Quảng Đức,… Trong
cuộc sống hằng ngày chúng ta gặp biết bao áp lực, trở ngại của cuộc sống, nếu tâm
hồn chúng ta không có nơi nào để giải tỏa, để nương tựa để tin tưởng thì có lẽ không
một ai có thể vượt qua. Phật giáo như là chỗ dựa tinh thần vững chắc, như là người mẹ
hiền cho những người con lầm lỡ, là ánh sáng và là trái tim lương thiện trong mỗi con
người.
Nhận thấy ở Phật giáo có nhiều điểm thật đặc biệt về cả tư tưởng và giá trị, vì
vậy tác giả chọn đề tài “Tư tưởng triết học Phật giáo và những giá trị, hạn chế của nó”
với mong muốn có cái nhìn rõ nét về Phật giáo và những ảnh hưởng của Phật giáo đến
đạo đức, lối sống hằng ngày của con người Việt Nam.
CHƯƠNG I
SỰ RA ĐỜI CỦA PHẬT GIO V NHỮNG TƯ TƯỞNG
CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIO
NTH: Nguyễn Đức Tú Anh
3
1.1 Lịch sử ra đời và nguồn gốc:
1.1.1 Sự ra đời của Phật giáo
Điều kiện thiên nhiên ở Ấn Độ: Ấn Độ là đất nước có điều kiện tự nhiên đa
dạng. Đất nước này vừa có dãy núi Hymalaya hùng vĩ ở phía Bắc, vừa có biển Ấn Độ
Dương rộng mênh mông; vừa có sông Ấn chảy về phía Tây, lại có sông Hằng chảy về
phía Đông. Vì thế Ấn Độ có những vùng đồng bằng trù phú màu mỡ, có vùng nóng ẩm
mưa nhiều, có vùng lạnh giá quanh năm tuyết phủ, lại có những vùng sa mạc khô cằn,
nóng bức.

Về kinh tế – xã hội: Từ thế kỷ VI – I TCN, nền kinh tế – xã hội chiếm hữu nô lệ
Ấn Độ đã phát triển. Xã hội thời kỳ này được phân chia thành 4 đẳng cấp lớn là: tăng
lữ, quý tộc, bình dân tự do và nô lệ. Sự phân chia đẳng cấp đó làm cho xã hội xuất
hiện những mâu thuẫn gay gắt dẫn đến cuộc đấu tranh giai cấp giữa các đẳng cấp trong
xã hội.
Đặc điểm văn hóa – khoa học: từ thế kỷ VI – I TCN là thời kỳ hình thành các
trường phái triết học tôn giáo lớn gồm hai hệ thống đối lập nhau là chính thống và
không chính thống. Tiêu chuẩn của chính thống và không chính thống là có thừa nhận
uy thế của kinh Vêđa và đạo Bàlamôn hay không. Về khoa học, ngay từ thời kỳ cổ đại,
người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu về khoa học tự nhiên. Đặc biệt là các lĩnh
vực thiên văn, toán học, y học…
Như vậy, tất cả những đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội nói trên là cơ
sở cho sự nảy sinh và phát triển những tư tưởng triết học của Ấn Độ thời cổ, trung đại
với các hình thức phong phú đa dạng. Và Phật giáo ra đời trong làn sóng phản đối sự
ngự trị của đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp, lý giải căn nguyên nỗi khổ và tìm đường
giải thoát cho con người khỏi nỗi khổ triền miên, đè nặng trong xã hội nô lệ Ấn Độ. Vì
chống lại sự ngự trị của đạo Bàlamôn đặc biệt là quan điểm của kinh Vêđa nên Phật
giáo được xem là dòng triết học không chính thống.
1.1.2 Nguồn gốc:
Phật giáo là trào lưu tôn giáo triết học xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI TCN.
Người sáng lập là Thích Ca Mâu Ni, tên thật là Tất Đạt Đa (Siddhattha), thuộc bộ tộc
NTH: Nguyễn Đức Tú Anh
4
Sakya. Tất Đạt Đa là thái tử của vua Tịnh Phạn, một nước nhỏ nằm ở Bắc Ấn Độ (nay
thuộc vùng đất Nepan). Ông sinh ngày 8 tháng 4 năm 563 TCN, theo truyền thống
Phật lịch thì là ngày 15/04 (rằm tháng tư) còn gọi là ngày Phật Đản.
Mặc dù sống trong cảnh cao sang quyền quý, dòng dõi Đế vương lại có vợ đẹp
con ngoan, nhưng trước bối cảnh xã hội phân chia đẳng cấp khắc nghiệt, với sự bất lực
của con người trước khó khăn của cuộc đời. Vì vậy, năm 29 tuổi, ông quyết định từ bỏ
con đường Vương giả xuất gia tu đạo. Sau 6 năn tu hành, năm 35 tuổi, Tất Đạt Đa đã

giác ngộ tìm ra chân chân lí “Tứ diệu đế” và “Thập nhị nhân duyên”, tìm ra con đường
giải thoát nỗi khổ cho chúng sinh. Từ đó ông đi khắp nơi để truyền bá tư tưởng của
mình và đã trở thành người sáng lập ra tôn giáo mới là đạo Phật.
Qua hơn 40 năm hoằng pháp và truyền đạt giáo lý Phật giáo khắp Ấn Độ, Phật
Thích Ca để lại cho nhân loại những tư tưởng triết học Phật giáo vô cùng quý báu. Với
mục đích nhằm giải phóng con người khỏi mọi khổ đau bằng chính cuộc sống đức độ
của con người, Phật giáo nhanh chóng chiếm được tình cảm và niềm tin của đông đảo
quần chúng lao động. Nó đã trở thành biểu tượng của lòng từ bi bác ái trong đạo đức
truyền thống của các dân tộc Châu Á trong đó có Việt Nam.
1.2 Những tư tưởng cơ bản của Phật giáo
1
.
1.2.1 Quan điểm của Phật giáo về thế giới quan
Quan điểm về thế giới quan của Phật giáo thể hiện tập trung ở nội dung của 3
phạm trù: vô ngã, vô thường và duyên.
1.2.1.1 Vô ngã (không có cái tôi chân thật): Trái với quan điểm của kinh Vêđa,
đạo Bàlamôn và đa số các môn phái triết học tôn giáo đương thời thừa nhận sự tồn tại
(1)TS. Bùi Văn Mưa, Triết học tập 1, Trang 40.
của một thực thể siêu nhiên tối cao, sáng tạo và chi phối vũ trụ, Phật giáo cho rằng thế
giới xung quanh ta và cả con người không phải do một vị thần nào sáng tạo ra mà
được cấu thành bởi sự kết hợp của 2 yếu tố là “Sắc “Danh”. Trong đó, Sắc là yếu tố
vật chất, là cái có thể cảm nhận được, nó bao gồm đất, nước, lửa và không khí; Danh
là yếu tố tinh thần, không có hình chất mà chỉ có tên gọi. Nó bao gồm: thụ (cảm thụ),
tưởng (suy nghĩ), hành (ý muốn để hành động) và thức (sự nhận thức).
NTH: Nguyễn Đức Tú Anh
5
Danh và sắc kết hợp lại tạo thành 5 yếu tố gọi là “Ngũ uẩn”. Ngũ uẩn bao gồm
sắc (vật chất), thụ (cảm giác), tưởng (ấn tượng), hành (suy lý) và thức (ý thức), chúng
tác động qua lại với nhau tạo nên vạn vật và con người. Nhưng sự tồn tại của sự vật
chỉ là tạm thời, thoáng qua, không có sự vật riêng biệt nào tồn tại mãi mãi. Do đó,

không có “Bản ngã” hay cái tôi chân thực.
1.2.1.2 Vô thường (vận động biến đổi không ngừng):
Đạo Phật cho rằng “Vô thường” là không cố định, luôn biến đổi. Các sự vật,
hiện tượng trong vũ trụ không đứng yên mà luôn luôn biến đổi không ngừng, không
nghỉ theo chu trình bất tận là “sinh – trụ – dị – diệt”. Nghĩa là sinh ra, tồn tại, biến
dạng và mất đi.
Do đó, không có gì trường tồn, bất định, chỉ có sự vận động biến đổi không
ngừng.Với quan niệm này, Đức Phật dạy: “tất cả những gì trong thế gian đó là biến
đổi, hư hoại, đều là vô thường”. Vì vậy mọi sự vật không mãi ở yên trong một trạng
thái nhất định, luôn luôn thay đổi hình dạng, đi từ trạng thái hình thành đến biến dị rồi
tan rã. Sinh và diệt là hai quá trình xảy ra đồng thời trong một sự vât, hiện tượng cũng
như trong toàn thể vũ trụ rộng lớn. Đức Phật cũng dạy rằng không phải là sự vật, hiện
tượng sinh ra mới gọi là sinh, mất (hay chết đi) mới gọi là diệt, mà trong sự sống có sự
chết, chết không phải là hết, không phải là hết khổ mà chết là điều kiện của một sinh
thành mới.
1.2.1.3 Duyên (điều kiện cho nguyên nhân trở thành kết quả):
Phật giáo cho rằng, mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ từ cái nhỏ nhất đến cái
lớn nhất đều chịu sự chi phối của luật nhân duyên. Trong đó duyên là điều kiện giúp
cho nguyên nhân trở thành kết quả. Kết quả ấy lại nhờ có duyên mà trở thành nhân
khác, nhân khác lại nhờ có duyên mà trở thành kết quả mới. Cứ như vậy mà tạo nên sự
biến đổi không ngừng của các sự vật, tuân theo quy luật “Nhân-Quả”, nhân là cái hạt,
quả là cái trái, cái trái do mầm ấy phát sinh. Nhân và quả là hai trạng thái nối tiếp
nhau, nương vào nhau mà có. Nếu không có nhân thì không thể có quả, nếu không có
quả thì không thể có nhân, nhân thế nào thì quả thế ấy. Ví dụ: hạt lúa được gọi là
“nhân” khi gặp “duyên” là điều kiện thuận lợi về không khí, nước, ánh sáng, nhiệt
độ…thì nhân sẽ phát triển thành “quả” là cây lúa.
NTH: Nguyễn Đức Tú Anh
6
Nhân và Duyên kể ra thì cũng vô thường. Thường thì Quả không bao giờ do
một Nhân mà thành, mà do nhiều cái Nhân hợp lại thì Quả mới hiện ra. Nhân có nhiều

thức và Duyên cũng có nhiều loại, thường thì lẫn lộn với nhau, cho nên mới nói rằng
không vật nào sinh ra vật nào.
Ngoài Duyên ra ta còn biết cả Tăng Thượng Duyên. Ví dụ, hạt lúa dựa vào
duyên mà phát triển thành cây, nhưng nếu ta bón thêm phân bón, đạm, cho nước vào
hợp lý thì chắc chắn cây sẽ cho quả nhanh hơn, tốt hơn.
Như vậy, thông qua các phạm trù Vô ngã, Vô thường và Duyên, triết học Phật
giáo đã bác bỏ quan điểm duy tâm lúc bấy giờ cho rằng thần Brahman sáng tạo ra con
người và thế giới. Phật giáo cho rằng sự vật và con người được cấu thành từ các yếu tố
vật chất và tinh thần. Các sự vật hiện tượng thế giới nằm trong quá trình liên hệ, vận
động, biến đồi không ngừng. Đó là quan điểm biện chứng về thế giới tuy còn mọc mạc
chất phát nhưng rất đáng trân trọng. Và đó cũng là quan điểm duy vật biện chứng về
thế giới.
1.2.2 Quan điểm của Phật giáo về nhân sinh quan
Nội dung triết lý nhân sinh của Phật giáo được thể hiện tập trung trong thuyết
“Tứ Diệu Đế” tức là 4 chân lý tuyệt diệu đòi hỏi mọi người phải nhận thức được. Tứ
diệu đế là:
1.2.2.1 Khổ đế:
Chân lí về sự đau khổ, cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính chất khổ não,
không trọn vẹn, cuộc đời con người là một bể khổ. Phật xác nhận đặc tướng của cuộc
đời là vô thường, vô ngã và vì vậy mà con người phải chịu khổ. Có 8 nỗi khổ là: sinh
khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, thụ biệt khổ (yêu thương nhau phải xa nhau), oán tăng
hội (ghét nhau phải gần nhau), sở cầu bất đắc (mong muốn mà không đạt được) và ngũ
thụ uẩn (do 5 yếu tố tạo nên con người).
Đạo Phật cho rằng đời là bể khổ, nỗi đau khổ là vô tận, là tuyệt đối. Do đó, con
người ở đâu, làm gì cũng khổ. Cuộc đời là đau khổ không còn tồn tại nào khác. Ngay
cả cái chết cũng không chấm dứt sự khổ mà là tiếp tục sự khổ mới. Phật ví sự khổ của
con người bằng hình ảnh: “Nước mắt của chúng sinh nhiều hơn nước biển”.
NTH: Nguyễn Đức Tú Anh
7
1.2.2.2 Nhân đế (hay Tập đế):

Là triết lý về sự phát sinh, nguyên nhân gây ra sự khổ. “Tập” là tụ hợp, kết tập
lại. Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn, tìm sự thoả mãn dục vọng, thoả mãn được
trở thành, thoả mãn được hoại diệt… Các loại ham muốn này là gốc của luân hồi. Đạo
Phật cho rằng nguyên nhân sâu xa của sự khổ, phiền não là do “thập nhị nhân duyên”,
tức 12 nhân duyên tạo ra chu trình khép kín trong mỗi con người. 12 nhân duyên gồm:
Vô minh (mê tối, ít hiểu biết, không sáng suốt); Duyên hành (là ý muốn thúc đẩy
hành động); Duyên thức (tâm từ trong sáng trở nên u tối); Duyên danh sắc (sự hội tụ
các yếu tố vật chất và tinh thần sinh ra các cơ quan cảm giác như mắt, tai, mũi, lưỡi,
thân thể và ý thức); Duyên lục nhập (là quá trình xâm nhập của thế giới xung quanh
vào các giác quan cảm giác, lúc đó thân sẽ sinh ra sáu cửa là: nhãn, nhĩ, tỳ, thiệt, thân
để thiêu hủy, đón nhận); Duyên xúc (là sự tiếp xúc của thế giới xung quanh sinh ra
cảm giác, là sắc, thính, hương vị, xúc và pháp khi tiếp xúc, đụng chạm vào; Duyên
thụ (là sự cảm thụ, sự nhận thức khi thế giới bên ngoài tiếp xúc với lục căn sinh ra
cảm giác); Duyên ái (là yêu thích mà nảy sinh ham muốn, dục vọng trước sự tác động
của thế giới bên ngoài); Duyên thủ (do yêu thích quyến luyến, không chịu xa lìa, rồi
muốn chiếm lấy, giữ lấy không chịu buông ra); Duyên hữu (cố để dành, tồn tại để tận
hưởng cái đã chiếm đoạt được); Duyên sinh (sự ra đời, sinh thành do phải tồn tại);
Duyên lão tử (khi đã sinh thì xác thân phải tiêu hoại mỏi mòn, trẻ rồi già, ốm đau rồi
chết)
Thập nhị nhân duyên có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng nhìn chung đều
cho rằng chúng có quan hệ mật thiết với nhau, cái này là nhân, làm duyên cho cái kia,
cái này là quả của cái trước, đồng thời là nhân cho cái sau. Mười hai nguyên nhân và
kết quả nối tiếp nhau tạo ra cái vòng lẩn quẩn của nổi khổ đau nhân loại.
Nguyên nhân sâu hơn và căn bản hơn chính là vô minh, tức là si mê không thấy
rõ bản chất của sự vật hiện tượng đều nương vào nhau mà sinh khởi, đều vô thường và
chuyển biến, không có cái chủ thể, cái bền vững độc lập ở trong chúng. Chúng ta có
thể nhận thấy một cách rõ ràng, khổ hay không là do lòng mình. Hay nói cách khác,
tùy theo cách nhìn của mỗi người đối với cuộc đời mà có khổ hay không. Nếu không
NTH: Nguyễn Đức Tú Anh
8

bị sự chấp ngã và dục vọng, vị kỷ hay phiền não khuấy động, chi phối, ngự trị trong
tâm thì cuộc đời đầy an lạc hạnh phúc.
1.2.2.3 Diệt đế:
Là chân lý về diệt khổ. Phật giáo cho rằng mọi nỗi khổ điều có thể tiêu diệt
được để đạt tới trạng thái “niết bàn”. Một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì sự
khổ cũng được tận diệt. Muốn diệt khổ phải đi ngược lại 12 nhân duyên, bắt đầu từ
diệt trừ vô minh. Vô minh bị diệt, trí tuệ được bừng sáng, hiểu rõ được bản chất tồn
tại, thực tướng của vũ trụ là con người, không còn tham dục và kéo theo những hành
động tạo nghiệp nữa, tức là thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Nói cách khác diệt trừ
được vô minh, tham dục thì hoạt động ngũ uẩn dừng lại, tu đến niết bàn, tịch diệt khi
ấy mới hết luân hồi sinh tử.
Phật Giáo cho rằng, một khi người ta đã làm lắng dịu lòng tham ái, chấp thủ, thì
những nỗi lo âu, sợi hãi, bất an giảm dần, thâm tâm của bạn trở nên thanh thản, đầu óc
tĩnh táo hơn; lúc đó nhìn mọi vấn đề trở nên đơn giản hơn, rộng lượng hơn. Đó là một
hình thức hạnh phúc, cũng nhờ vậy tâm trí không bị chi phối bởi những tư tưởng chấp
thủ, nhờ không bị nung núng bởi các ngọn lửa phiền muộn, lo lắng sợ hãi mà tâm lý
của bạn trầm tĩnh và sáng suốt hơn, khả năng nhận thức sự vật hiện tượng sâu sắc hơn,
chính xác hơn, thâm tâm được chuyển hóa, thái độ ứng xử của bạn với mọi người xung
quanh rộng lượng và bao dung hơn. Tùy vào khả năng giảm thiểu lòng tham, vô minh
đến mức độ nào thì đời sống của bạn sẽ tăng phần hạnh phúc đến mức độ ấy.
1.2.2.4 Ðạo đế:
Là chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ. Đây là con đường tu đạo để hoàn
thiện đạo đức cá nhân. Khổ được giải thích là xuất phát Thập nhị nhân duyên, và một
khi dứt được những nguyên nhân đó thì ta có thể thoát khỏi vòng sinh tử. Chấm dứt
luân hồi, vòng sinh tử đồng nghĩa với việc chứng ngộ niết bàn. Có 8 con đường chân
chính để đạt sự diệt khổ dẫn đến niết bàn gọi là “Bát chính đạo”. Bát chính đạo bao
gồm: Chính kiến (hiểu biết đúng đắn và gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu
đế và giáo lí vô ngã); Chính tư duy (suy nghĩ luôn có một mục đích đúng đắn, suy xét
về ý nghĩa của bốn chân lí một cách không sai lầm); Chính ngữ (nói năng phải đúng
đắn, không nói dối hay nói phù phiếm); Chính nghiệp (giữ nghiệp đúng đắn, tránh

NTH: Nguyễn Đức Tú Anh
9
phạm giới luật, không làm việc xấu, nên làm việc thiện); Chính mệnh (giữ ngăn dục
vọng đúng đắn, tránh các nghề nghiệp liên quan đến sát sinh); Chính tinh tiến (cố
gắng nổ lực đúng hướng không biết mệt mỏi để phát triển nghiệp tốt, diệt trừ nghiệp
xấu); Chính niệm (tâm niệm luôn tin tưởng vững chắc vào sự giải thoát, luôn tỉnh giác
trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý); Chính định (kiên định, tập trung tư tưởng cao
độ suy nghĩ về tứ điệu đế, vô ngã, vô thường, tâm ý đạt bốn định xuất thế gian).
Theo con đường bát chính đạo nói trên, con người có thể diệt trừ vô minh, đạt
tới sự giải thoát, nhập vào niết bàn là trạng thái hoàn toàn yên tĩnh, sáng suốt, chấm
dứt sinh tử luân hồi.
Ngoài ra Phật giáo còn đưa ra 5 đều nhằm răn đe đem lại lợi ích cho con người
và xã hội. Chúng bao gồm: bất sát (không sát sinh), bất dâm (không dâm dục), bất
vọng ngữ (không nói năng thô tục, bậy bạ), bất âm tửu (không rượu trà) và bất đạo
(không trộm cướp).
Như vậy, tuy Phật giáo vẫn mang tính duy tâm chủ quan, thần bí không tưởng
nhưng Phật giáo nguyên thuỷ với tư tưởng vô thần, có yếu tố duy vật và tư tưởng biện
chứng của thế giới có chứa tính nhân bản, nhân đạo sâu sắc.
CHƯƠNG II
NHỮNG GI TRỊ V HN CHẾ CỦA PHẬT GIO
2.1 Giá trị của Phật giáo
2.1.1 Giá trị thiết thực, nhân bản của Phật giáo:
Ta cần hiểu thế nào là nhân bản? và thế nào là giá trị nhân bản?
“Nhân” là người, “Bản” là gốc, là cơ sở, là nền tảng
NTH: Nguyễn Đức Tú Anh
10
Như vậy, có thể hiểu nhân bản là cái gốc của con người, cái cơ sở, nền tảng của
con người, cái làm nên con người và phân biệt con người với các động vật khác. Nếu
hiểu sâu xa hơn thì nhân bản là thái độ nhìn đời, thái độ cư xử của một con người. Nếu
nhân bản là cái gốc của con người thì giáo dục nhân bản là giáo dục một bản tính

người có thái độ sống, thái độ nhìn đời, thái độ cư xử được mọi người thừa nhận.
Giá trị nhân bản luôn luôn phản ánh hiện thực một cách khách quan, đánh giá
con người qua một lăng kính thực tế, qua sự trải nghiệm. Giáo dục nhân bản là giúp
con người giao tiếp với thực tại. Theo Phật giáo, quá khứ và tương lai đều phi thực,
đều ảo giác; càng truy tìm quá khứ lại càng rối rắm thêm, càng suy nghĩ vọng tưởng
tương lai càng đau đầu uổng công mà vẫn không có giải pháp nào đúng cả. Vạn pháp
duyên sinh trùng trùng, điệp điệp, không có đầu cũng chẳng có kết.
Hệ thống kinh điển của đạo Phật luôn giáo dục con người sống trong hiện tại,
an trú trong hiện tại, nhận chân được sự thật của cuộc đời khổ đau để lìa khỏi khổ đau,
đó là giá trị sống tâm linh của con người hiện tại. Đạo Phật đã đem lại một sự an tịnh
trước nỗi khủng hoảng tâm hồn của con người và kêu gọi hãy trở lại với sự sống thực,
để tự gánh lấy trách nhiệm của cuộc đời, nên giáo dục Phật giáo là: “Một nền giáo dục
như thế hẳn sẽ tạo nên những mẫu người làm chủ, sống lơi ích cho bản thân và cho xã
hội, đập vỡ mọi ách trói buộc bên trong và bên ngoài”
2
.
Con người tự làm chủ mình bằng lý trí, bằng trí tuệ không nô lệ bất cứ một
hoàn cảnh đối tượng nào, không bị dục vọng, tham ái chi phối. Vì sao vậy? “Tham ái
(2) HT. Thích Chơn Thiện, Phật học khái luận, Ban giáo dục tăng ni ấn hành,1993, trang 73.
là nguyên nhân tất cả mọi bất hạnh. Mọi vật dù sớm hay muộn cũng sẽ thay đổi. Đừng
nên bám víu vào bất cứ điều gì. Tốt hơn hết hãy dốc lòng thanh lọc tâm trí. Tính tấn để
đạt tới sự giải thoát”
3
; Đừng lầm tưởng rằng đạt được thỏa mãn trong tham dục là hạnh
phúc. Hạnh phúc ấy chỉ là sự tập khởi của khổ đau và đã ngầm chứa khổ đau chất
chứa. Cho nên giáo dục Phật giáo dạy cho chúng ta nhận ra được một nguồn hạnh
phúc chân thật, là nếp sống đạo đức bằng sự tự chủ: “Ngươi là nơi nương tựa của
chính ngươi, không ai khác”, đó là giá trị giáo dục nhân bản rất nhân bản.
Đạo Phật đến với con người qua những lời dạy thiết thực gắn liền với những
NTH: Nguyễn Đức Tú Anh

11
hành vi cử chỉ của mỗi người, những mối quan hệ giữa con người với con người và
giữa con người với xã hội. Nhưng trong bất cứ tình huống nào thì con người cũng phải
“làm chủ”, không bị nô lệ bất cứ một đối tượng nào hay một sự vật nào cả. “Làm chủ”
không có nghĩa là nêu cao bản ngã, nuôi dưỡng bản ngã hay độc quyền, độc đoán. Mà
“làm chủ” có nghĩa là tự mình làm chủ chính mình trước mọi hoàn cảnh, trước những
đột biến của nội tâm và ngoại cảnh.
Và Đức Phật dạy: “Hãy tự là ngọn đèn cho chính mình, không y tựa một cái gì
khác. Dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì khác”
4
.
Lời dạy vô cùng thiết thực, Ngài không bao giờ nói là các con phải tin theo
Ngài, không ép buộc ai mà Ngài khuyến khích chúng ta hãy đến để mà thấy. Hãy suy
nghĩ cho đúng rồi mới tin mà thực hành. Ngài dạy: “Này các Kalamas, chớ có tin vì
nghe truyền thuyết, chớ có tin vì theo một lập trường, chớ có tin vì đánh giá hời hợt
các dữ kiện, chớ có tin vì phù hợp với các định kiến, chớ có tin vì phát xuất nơi có uy
quyền, chớ có tin vì vị Sa môn là bậc đạo sư của mình. Này Kalamas, khi nào các
ngươi biết rằng những việc này là tốt, những việc này là thiện, những việc này được
mọi người tán thán. Những việc này nếu thuận theo và thực hành sẽ mang lại lợi ích
tốt đẹp thì các ngươi hãy chấp nhận chúng”
5
Với phương pháp giáo dục này, Đức Phật muốn con người tự làm chủ mình, tự
(3) Thích Chân Tính (dịch), Lược truyện Đức Phật Thích Ca, JONATHAN LANDAW, trang bìa cuối.
(4) HT. Thích Minh Châu, Trường Bộ III, VNCPHVN ấn hành, 1992, Trang 101.
(5) HT. Thích Minh Châu, Trường Bộ Kinh I, Kinh Kalamas, Trường CCPH ấn hành 1990, Trang 6-8.

tại, không nô lệ vào bất cứ đối tượng nào; bằng trí tuệ, bằng kiến thức, bằng quan
điểm

đúng đắn, bằng cái nhìn chân thật, con người tự định hướng cho chính mình, tự

mình đi ra khỏi khổ đau. Cái giá trị lớn lao là đánh giá trong thực tại cuộc sống của
con người, hướng con người đến chỗ an lạc, chỉ có con người quyết định một niềm tin
chân chính, tin tưởng chính mình, mình chính là hòn đảo không bị chìm đắm trong đại
dương phiền muộn của dục vọng, không bị chôn vùi trong hiện tại.
2.1.2 Giá trị giáo dục của Phật giáo:
NTH: Nguyễn Đức Tú Anh
12
Tính hướng thiện của tư tưởng Triết học Phật giáo: Nổi bật lên và bao trùm
toàn bộ các lý thuyết của Triết học Phật giáo là tính thiện. Phật dạy con người phải
nghĩ thiện, nói thiện, làm thiện, phấn đấu vì cái thiện. Vì thế, những điển tích, những
bài học về sự hướng thiện trong Phật giáo rất phong phú và sâu sắc. Cho tới tận ngày
nay những điều răn dạy của Phật vẫn luôn nhận được sự ủng hộ của các tầng lớp dân
chúng từ những người nghèo khổ cho tới những kẻ giàu sang phú quý.
Vì thế tính giáo dục của Phật giáo đã đến với nhân loại với tinh thần khoan
dung kêu gọi mọi người nhường cơm xẻ áo, nhìn nhau bằng ánh mắt từ hòa, góp phần
hình thành nên nền đạo đức xã hội, để hòa điệu với cái “ta rộng lớn” của toàn thể vũ
trụ vô biên, Đức Phật đã từng dạy: Một hạnh phúc vĩnh cửu chỉ sống mạnh trong một
tâm hồn giải thoát và tâm hồn giải thoát chỉ có thể thực hiện một khi cá nhân chịu
nhường bước. Đó là mục đích giáo dục con người hoàn thiện cả về tài lẫn đức trong
một xã hội văn minh.
Vì vậy nội dung giáo dục của triết lý Phật giáo chẳng khác gì lời kêu gọi hòa
bình – một nhu cầu luôn cần cho mọi người, mọi nhà, và là tài sản quý báu nhất của
nhân loại. Đây là giá trị nhân đạo nhất và khác với mọi tôn giáo khác, trong suốt lịch
sử tồn tại và phát triển Phật giáo luôn xuất hiện và thâm nhập vào các dân tộc như sứ
giả của hòa bình và an lạc.
2.1.3 Giá trị khoa học của Phật giáo:
Khi trình độ nhận thức của mọi người về Phật giáo phát triển đến đỉnh cao,
tuyệt nhiên không chấp nhận tất cả quan niệm thần linh, đồng thời lên án những tín
ngưỡng vu vơ, bài trừ những tư tưởng không xác thật. Khoa học đã mở ra con đường
thích ứng với thời đại, khẳng định giá trị thực tiễn của nhân sinh quan. Nếu thế giới

công nhận sự thành tựu của khoa học, tức là họ đã đi vào quỹ đạo của Phật giáo. Bởi vì
Phật giáo không phải là tôn giáo thuần tín ngưỡng, mà là tôn giáo của lý trí. Cho nên
nghiên cứu Phật giáo trên lập trường khoa học, có thể soi sáng cho nhân loại trên hành
trình tìm cầu chân lý. Đại sư Thái Hư từng nói : “ Khoa học càng phát triển, tức là hiển
bày ý nghĩa chân thật của Phật giáo”
6
Mặt khác, cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm, đức Phật cũng đã từng nói với
chúng ta, thân này là một vi trùng, có tám mươi loại khác nhau. Trong kinh “ Trị Thiền
NTH: Nguyễn Đức Tú Anh
13
Bệnh Bí Yếu” và kinh “Chánh Pháp Niệm Xứ”, đức Phật chẳng những nói ra từng loại
tên của vi trùng, mà còn miêu tả hình dáng và động tác của nó. Đức Phật cũng nói
trong ly nước có tám mươi bốn ngàn vi trùng. Đến hôm nay thông qua kính hiển vi,
chúng ta có thể nhìn thấy vô số vi trùng trong ly nước, và vô số vi trùng trong thân thể
của chúng ta. Như thế khoa học ngày nay đã chứng minh lời nói của Đức Phật.
2.1.4 Giá trị văn hóa của Phật Giáo.
Phật giáo thâm nhập vào nước ta qua bao thế kỷ, truyền từ đời này sang đời
khác, con người Việt Nam ngay từ khi còn nhỏ đã từng tiếp xúc với Phật giáo qua các
bài học, bài thơ, bài văn ở trường học. Các tác giả lớn trong thế giới văn thơ tầm cỡ
như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Nguyễn Gia Thiều, trong thơ văn của họ đã mang
dáng dấp của đạo Phật.
Cụ thể, tác phẩm chữ Nôm nổi tiếng trong thế kỷ thứ mười tám là Cung Oán
Ngâm Khúc của nhà thơ Việt Nam Nguyễn Gia thiều (1741 – 1798) là khúc ngâm của
người cung nữ bị vua ruồng bỏ, oán than về thân phận mình, và nội dung tác phẩm
chịu nhiều ảnh hưởng của Phật giáo, nhất là triết lý ba pháp ấn Vô Thường, Khổ, Vô
Ngã. Khi diễn tả thân phận con người vốn khổ đau và mang tính Vô Thường: “Gót
danh lợi bùn pha sắc xám; Mặt phong trần nắng rám mùi dâu; Nghĩ thân phù thế mà
đau; Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê”.Theo cái nhìn của Phật giáo, khi mô tả nỗi
khổ chúng sanh thường được dùng ẩn dụ như khổ ải (bể khổ). Cái khổ ấy từ đâu mà
(6) Đăng trong Tuần báo Gác ngộ số 180, Trang 14.

có, vốn từ chỗ lầm chấp, vô minh của con người mà có, từ chỗ mê lầm ấy mà được
hình dung bằng mê tân (bến mê). Như thế danh từ bể khổ của Phật giáo đã giúp ông
Nguyễn Gia Thiều diễn tả thấu đáo nỗi khổ đau của kiếp người, cái khổ đau ấy, cái vô
thường ấy không những chi phối ở con người mà còn ở cả cây cỏ, hoa, lá, thế giới vô
tình, tất cả chịu chung qui luật khắc nghiệt ấy.
Rồi qua thế kỷ thứ mười chín, với thi hào Nguyễn Du (2765 – 1820) ta có được
một án văn bất hủ là Truyện Kiều. Đây là một truyện thơ chịu nhiều ảnh hưởng của
Phật giáo, trong đó ta thấy nổi bật nhất là thuyết về Khổ Đế, một phần quan trọng của
giáo lý Tứ Diệu Đế, kế đó là tinh thần về hiếu đạo và thuyết về Nhân quả và Nghiệp
NTH: Nguyễn Đức Tú Anh
14
báo. Điều đó có lý, vì lẽ chính Nguyễn Du đã tự nhận mình là một Phật tử và từng đọc
Kinh Kim Cang Bát Nhã đến cả ngàn lần. Thật vậy, Đoạn Trường Tân Thanh dường
như chỉ là để chứng minh cho triết lý Nhân quả của Phật giáo. Theo thuyết này, những
điều họa phúc mà con người phải gánh chịu ở kiếp này điều có nghiệp nhân ở kiếp
trước, khi mới sinh ra ở đời ta phải mang lấy cái nghiệp tức là cái kết quả của những
vô minh ái dục mà ta đã gây tạo từ trước, và cuộc đời của chúng ta sẽ hạnh phúc hay
đau khổ, tai họa hay may mắn đều tùy thuộc vào cái nghiệp thiện hay ác, tốt hay xấu,
nặng hay nhẹ mà chính mình đã gây tạo: “Đã mang lấy nghiệp vào thân; Thì đừng
trách lẫn trời gần trời xa”. Nhưng theo Phật giáo thì nghiệp không phải là định nghiệp,
là bất khả chuyển, cho nên ông mới tự tin: “ Sư rằng phúc họa đạo trời; Cội nguồn
cũng bởi lòng người mà ra; Có trời mà cũng có ta; Tu là cội phúc, tình là dây oan”.
Quay ngược thời gian về trước đó ông cha ta cũng khẳng định luật Nhân Quả
qua ca dao dân ca như: gieo gió ắt gặp bão, gậy ông đập lưng ông, đời cha ăn mặn đời
con khát nước, … Qua đây ta thấy rõ Đạo Phật thấm vào con người Việt Nam như
mưa ngấm vào đất, đi vào hang cùng ngõ hẻm trong tâm trí mỗi người. Ca dao dân ca,
thơ văn ngoài giá trị nghệ thuật còn có cả giá trị dạy bảo, uốn nắn con người ngay từ
khi còn là đứa trẻ để lớn lên tất cả con người sống tốt hơn, nơi mà con người không
chỉ sống cho riêng mình mà vì thế giới hòa bình.
2.2 Hạn chế của Phật Giáo

2.2.1 Phật giáo chỉ nhìn thấy con người mà không thấy xã hội con người.
Phật chỉ thấy con người nói chung mà không nhìn thấy con người thuộc các giai
cấp đối kháng nhau trong xã hội trước đây, không thừa nhận đấu tranh giai cấp trong
xã hội. Do đó, không thấy được nguyên nhân xã hội đưa đến sự khổ ải của con người,
không thấy được sự cần thiết đấu tranh chống áp bức, bóc lột, vì thế quan niệm từ bi
bác ái trong một số trường hợp bất lợi cho sự đấu tranh giải phóng giai cấp, chống áp
bức.
2.2.2 Phương pháp tư duy đậm chất không tưởng, thần bí
phương pháp tư duy của con người là bi quan không tưởng, duy tâm thần bí về
xã hội. Quan điểm này không khiến người đời hướng vào hiện thực, mà hướng vào
NTH: Nguyễn Đức Tú Anh
15
nghiệp và quả báo, vào thần linh để được phù hộ, và một khi tư duy như vậy thì không
cần đến sự tìm tòi, khám phá sáng tạo và hành động.
Chỉ có hành động trong thực tế, thực nghiệm thì con người mới có thể nắm bắt
được những cái tồn tại bên ngoài, tìm ra được các quy luật khách quan và từ đó mới có
thể cải biến được tự nhiên, thu phục được lòng người. Đối diện với khó khăn trong
cuộc sống hằng ngày ta mới có thể phát huy được sức mạnh của sáng tạo, dám nghĩ
dám làm nhằm làm cho cuộc sống ngày càng phong phú hơn, giàu sang hơn.
2.2.3 Nghiệp báo luân hồi và phong tục người Việt Nam
Hạn chế cuối cùng muốn đề cập ở đây là nghiệp nhân quả luân hồi của Phật
giáo (Tác giả chỉ mới đề cập ở Việt Nam). Phật giáo cho rằng nếu đời này ai ăn ở hiền
lành, tu tâm dưỡng tánh thì đời sau sẽ tái sinh trở lại làm người hạnh phúc, sung
sướng, giàu sang hoặc vãng sanh về thế giới Cực lạc. Còn nếu kiếp này ăn ở tệ bạc,
làm nhiều điều ác, sau khi chết sẽ bị đọa xuống địa ngục cõi âm ty chịu nhiều đau khổ
nhưng người đời vì luân hồi mà nghĩ rằng người nhiều tội thì ở nơi địa ngục bị oan ức,
đói lạnh, không thể siêu thoát được hoặc đầu thai được. Cho nên những người thân ở
nơi dương thế phải thờ cúng để người thân của mình dưới cõi âm ty bớt đi phần tội lỗi
hoặc được ấm no mà thoát kiếp. Sau khi cúng giỗ người chết sẽ nhận được các đồ mã
và giấy tiền vàng bạc để cúng người đã khuất. Vậy hạn chế của Phật giáo là chưa thể

làm cho người đời hiểu thấu luật nhân quả và luân hồi. Và do đó, tập tục đốt vàng mã
là một “hủ tục” mang tính mê tín dị đoan và vô lý.
KẾT LUẬN
Qua phần trình bày trong tiểu luận, tác giả đã phần nào làm sang tỏ nội dung
nghiên cứu của đề tài là “tư tưởng triết học Phật giáo, giá trị và hạn chế” mà tác giả có
được từ tài liệu thu thập được và thực tế tại Việt Nam mà tác giả đã từng chứng kiến.
Phật giáo được sáng lập bởi Tất Đạt Đa vào khoảng thế kỷ VI TCN tại miền
Bắc Ấn Độ. Phật giáo ra đời trong điều kiện xã hội Ấn Độ đã phân chia giai cấp và
xuất hiện đấu tranh giai cấp. Từ Phật giáo nguyên thủy, sau khi Tất Đạt Đa mất đã
phân thành nhiều tông phái, các tông phái khác nhau về cách tu luyện bản thân giáo lý
NTH: Nguyễn Đức Tú Anh
16
Phật giáo không hề có sự phân chia tông phái. Phật giáo nguyên thuỷ có tư tưởng vô
thần, có yếu tố duy vật và tư tưởng biện chứng của thế giới nhưng triết lý nhân sinh
vẫn còn mang nặng tính chất bi quan không tưởng và duy tâm về xã hội.
Tư tưởng cốt lõi của Phật giáo là thế giới quan và nhân sinh quan. Thông qua
các phạm trù Vô ngã, Vô thường và Duyên, triết học Phật giáo đã bác bỏ quan điểm
cho rằng thần Brahman sáng tạo ra con người và thế giới. Phật giáo cho rằng sự vật và
con người được cấu thành từ các yếu tố vật chất và tinh thần. Các sự vật hiện tượng
thế giới nằm trong quá trình liên hệ, vận động, biến đổi không ngừng. Đó là quan điểm
biện chứng về thế giới mộc mạc chất phát. Nội dung triết lý nhân sinh của Phật giáo
được thể hiện tập trung trong thuyết “Tứ Diệu Đế” tức là 4 chân lý tuyệt diệu chỉ cho
con người thấy được cái khổ, nguyên nhân xuât phát của sự khổ đau và biện pháp đưa
người đời thoát ra khỏi đau khổ.
Phật giáo đã để lại cho nhân loại những giá trị vô giá. Với những bài giảng của
Phật, con người phải dựa vào nỗ lực vào bản thân để sống thiện hơn, có đạo đức hơn
hay “Hãy tự là ngọn đèn cho chính mình, không y tựa một cái gì khác. Dùng Chánh
pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì khác”
Có lẽ không có một tôn giáo nào mà không có nhược điểm, và Phật giáo cũng
không ngoại lệ. Tuy nhiên, tác giả còn ở một tu vị rất thấp nên nhãn quan hiểu cuộc

sống và các tư tưởng Phật giáo chỉ ở mức độ chủ quan là chính. Do đó khi nêu về hạn
chế về Phật giáo, tác giả rất đắn đo và rất có thể chỉ nhìn thấy cái bên ngoài mà không
thể nhìn thấu cái bên trong.
NTH: Nguyễn Đức Tú Anh
17

×