Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên nam phong tạp chí (1917 đến 1934)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.16 KB, 100 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






VŨ HƢƠNG GIANG




NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA THỂ DU KÍ
TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ (1917 – 1934)





LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN










Thái Nguyên, năm 2013

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






VŨ HƢƠNG GIANG



NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA THỂ DU KÍ
TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ (1917 – 1934)



Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60220121


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Cao Thị Hảo





Thái Nguyên, năm 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa
Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, cùng toàn thể các thầy cô
giáo đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho tập thể lớp
Cao học K19 - Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội học tập và
nghiên cứu khoa học.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS Cao Thị Hảo
- người thầy rất nghiêm khắc, tận tình trong công việc đã truyền thụ cho tôi
nhiều kiến thức quý báu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, thầy cô và bè bạn đã
luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học
tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này.


Thái Nguyên, ngày 29 tháng 03 năm 2013
Tác giả luận văn


Vũ Hƣơng Giang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực chưa từng được công
bố trong một công trình khoa học nào khác.
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2013
Tác giả luận văn


Vũ Hương Giang


Xác nhận
của trưởng khoa chuyên môn




Xác nhận
của người hướng dẫn khoa học



TS. Cao Thị Hảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iii
MỤC LỤC
Trang

Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 8
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
5. Phương pháp nghiên cứu 9
6. Đóng góp mới của luận văn 9
7. Cấu trúc luận văn 10
NỘI DUNG 11
Chƣơng 1. THỂ DU KÍ VÀ NAM PHONG TẠP CHÍ TRONG QUÁ
TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX 11
1.1. Bối cảnh lịch sử văn hoá, văn học những năm đầu thế kỷ XX tác
động tới sự xuất hiện của Nam Phong tạp chí và thể loại du kí 11
1.1.1. Bối cảnh lịch sử - văn hóa 11
1.1.2. Bối cảnh văn học 14
1.2. Nam Phong tạp chí trong dòng chảy giao lưu văn hoá những năm đầu
thế kỷ XX 17
1.3. Đặc điểm thể loại du kí và diện mạo thể du kí trên Nam Phong tạp chí 19
1.3.1. Đặc điểm của thể du kí 19
1.3.2. Thể du kí trên Nam Phong tạp chí 21
1.4. Vài nét về ngôn ngữ nghệ thuật 24
1.4.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật 24
1.4.2. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí 26

Chƣơng 2. PHƢƠNG THỨC TỔ CHỨC NGÔN NGỮ NGHỆ
THUẬT CỦA THỂ DU KÍ TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ 29
2.1. Kết hợp ngôn ngữ nghệ thuật với ngôn ngữ khoa học 29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
2.1.1. Lối văn bóng bẩy, giầu tính biểu cảm của ngôn ngữ nghệ thuật 29
2.1.2. Ngôn ngữ khoa học, chính xác, kết hợp nhiều lĩnh vực liên ngành 38
2.2. Phương thức miêu tả cụ thể hóa, chi tiết đối tượng phản ánh 45
2.2.1. Trên cấp độ cấu trúc của ngôn ngữ 45
2.2.2. Trên các phương thức biểu đạt của ngôn ngữ 49
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM PHƢƠNG TIỆN NGÔN NGỮ NGHỆ
THUẬT CỦA THỂ DU KÍ TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ 57
3.1. Hệ thống từ Hán Việt và lối diễn đạt biền văn 57
3.1.1. Hệ thống từ Hán Việt 57
3.1.2. Lối diễn đạt biền văn 61
3.2. Hệ thống từ cổ và phong cách diễn ngôn lệ cổ 65
3.2.1. Hệ thống từ cổ 65
3.2.2. Phong cách diễn ngôn lệ cổ 66
3.3. Hệ thống từ ngữ mang tính khẩu ngữ, đời thường 71
3.4. Hệ thống từ ngữ và lối diễn đạt du nhập từ Phương Tây 77
3.4.1. Hệ thống từ ngữ ngoại lai 78
3.4.2. Câu văn khúc triết mạch lạc, ngắn gọn ảnh hưởng lối diễn đạt
phương Tây 82
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Bước sang đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam chuyển mình từ quỹ
đạo trung đại sang thời kì hiện đại, thoát khỏi tầm ảnh hưởng hàng nghìn năm
của văn hóa khu vực, hội nhập với văn hóa phương Tây đặc biệt là văn hóa
Pháp. Quá trình hiện đại hóa đã mang đến cho văn học một diện mạo hoàn
toàn mới với sự xuất hiện của hàng loạt các trào lưu văn học, tư tưởng nghệ
thuật, chủ đề, đề tài mới, đáng chú ý nhất là sự thay đổi của hệ thống thể loại.
Cơ cấu của những thể loại cũ có xu hướng bị phá vỡ, đồng thời xuất hiện
nhiều thể loại mới làm cho đời sống văn học thêm phong phú và sinh động.
Thể loại du kí xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học. Ngay từ thời kì
trung đại nó đã manh nha xuất hiện trong một số tác phẩm ghi chép những sự
kiện, những danh lam thắng cảnh của quê hương như: Thƣợng kinh kí sự của
Lê Hữu Trác, Tây hành nhật kí của Phạm Phú Thứ… Tuy nhiên phải đến
đầu thế kỷ XX, du kí mới thực sự trở thành một dòng chảy mạnh mẽ góp phần
quan trọng vào đời sống văn học giai đoạn này. Du kí là một thể tài đặc biệt
của văn học Việt Nam. Trong mỗi tác phẩm, các tác giả không chỉ giới thiệu
những danh lam thắng cảnh, những sự kiện, những miền xứ sở mình đã đi qua
mà còn thể hiện khá rõ tình yêu với non sông đất nước, trân trọng những tập
tục, truyền thống văn hóa khác nhau. Chính vì vậy, du kí trở thành nguồn tư
liệu quý báu cho những thế hệ sau. Đọc du kí, người ta có thể thấy được cả
lịch sử, địa lí, văn hóa phong tục, tập quán… ở trong đó, cung cấp những vốn
kiến thức phong phú, phản ánh những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của con
người, bồi đắp tình yêu với quê hương cho độc giả.
1.2. Ngôn ngữ là phương tiện rất quan trọng trong tác phẩm văn học. Nó
là hình thức vật chất duy nhất cho sự tồn tại của nội dung tác phẩm, là phương

diện bộc lộ tài năng của nhà văn, không có ngôn ngữ nhà văn không thể sáng
tạo ra tác phẩm. Mặt khác, mỗi thể loại văn học đều mang dấu ấn lịch sử, thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
đại. Tính lịch sử của thể loại biểu hiện trên tất cả các phương diện. Ngôn ngữ
là một trong những yếu tố quan trọng biểu hiện tính thời đại của văn học.
Thông qua nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của thể tài du kí trên Nam Phong
tạp chí sẽ giúp chúng ta thấy được dấu ấn ngôn ngữ của giai đoạn văn học
giao thời, có một cái nhìn cụ thể hơn về quá trình hiện đại hóa văn học. Hơn
nữa, chúng ta cũng thấy được diện mạo riêng, những nét khác biệt của ngôn
ngữ du kí so với các thể loại văn học khác.
1.3. Đầu thế kỉ XX, sự du nhập của văn hóa phương Tây đã làm thay đổi
toàn bộ đời sống của dân tộc về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục đặc biệt
là làm cho giao thông từng bước phát triển, giao lưu văn hóa ngày càng mở
rộng, với sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại, việc đi lại được thuận tiện
hơn. Đây là điều kiện khách quan tạo cơ hội cho những nhà văn, nhà nghệ sĩ
yêu thích Đi và Xem khám phá mọi miền đất nước. Chính vì vậy mà hàng loạt
tác phẩm du kí đã ra đời. Trên Nam Phong tạp chí, có hẳn một mục dành
riêng cho du kí với sự góp mặt của hàng loạt những cây bút tiêu biểu như:
Nguyễn Bá Trác, Đông Hồ, Mộng Tuyết, Tùng Vân, Trần Trọng Kim… Trải
qua 17 năm, Nam Phong tạp chí đã cho ra đời 62 tác phẩm của hơn 40 tác
giả. Sự nở rộ của thể loại du kí trong những năm đầu thế kỉ XX đã khẳng định
vị trí quan trọng của thể loại này trong nền văn học dân tộc ở chặng đường
đầu của quá trình hiện đại hóa văn học. Tuy nhiên hiện nay việc nghiên cứu
về ngôn ngữ của thể tài du kí trên Nam Phong tạp chí vẫn chưa được quan
tâm đúng mức.
Với mong muốn tìm hiểu và làm sáng rõ hơn những đặc trưng ngôn ngữ
của thể tài du kí trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng hiện đại hóa văn

học, chúng tôi đã chọn đề tài: “Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên Nam
Phong tạp chí (1917 – 1934)”. Thông qua việc thực hiện đề tài này chúng tôi
hi vọng sẽ khẳng định được phần nào những đóng góp của du kí trên Nam
Phong tạp chí trong buổi đầu hình thành nền văn xuôi Quốc ngữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những nghiên cứu về du kí trên Nam Phong tạp chí
Du kí là một thể tài tuy xuất hiện khá sớm trong đời sống văn học, nhưng
lại chưa được quan tâm đúng mức trong giới nghiên cứu phê bình, phần lớn
mới chỉ dừng lại ở những bài viết nhỏ, những nghiên cứu sơ lược, chỉ nhắc tới
du kí khi bàn về thể kí nói chung.
Trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm xuất bản
năm 1950 có nhắc tới thể tài du kí một cách sơ lược. Đến năm 1965, Phạm
Thế Ngũ với cuốn Việt Nam văn học sử giản ƣớc tân biên có bàn tới du kí
trong sáng tác của Phạm Quỳnh. Ông đưa ra nhận xét “Du kí Phạm Quỳnh
thiên về biên khảo, văn nghị luận nhiều hơn văn cảm giác… Phạm Quỳnh đã
biết thuật chuyện có duyên, biết điểm vào những đoạn tả cảnh xinh tươi, nhất
là khéo biết sử dụng một lời văn thanh thoát trang nhã” [26.196]. Ở đây, nhà
nghiên cứu đã đánh giá cao tài năng viết du kí của học giả Phạm Quỳnh. Lối
viết văn của ông chủ bút báo Nam Phong không chỉ đơn thuần là những khảo
cứu, ghi chép mà còn mang đậm chất văn chương ở cách tả cảnh, cách kết
hợp từ ngữ khéo léo. Ông khẳng định “Phạm Quỳnh là người tranh đấu cho
câu văn Quốc ngữ”. [26. 196]
Năm 1967, Tạp chí văn học (số 2) có bài Về thể kí của tác giả Tầm Dương.
Trong bài viết của mình, tác giả phân loại thể kí, và du kí được xem là một phần
của kí sự “du kí là kí lại những sự (những điều mắt thấy tai nghe) trong lúc du”
[8]. Tạp chí văn học (số 6), tác giả Nam Mộc trong bài viết Thể kí và vấn đề về

người thật, việc thật nhận định “có thứ bút kí phản ánh người, việc và cảm nghĩ
diễn biến trong không gian theo bước đi của nhà văn đó là du kí”. [23]
Năm 1968, trong công trình Mục lục phân tích Nam Phong tạp chí
(1917 – 1934), Nguyễn Khắc Xuyên đưa ra nhận xét “Nhiều khi chúng ta tự
cảm thấy sống trong đất nước với giang sơn gấm vóc mà không được biết tới
những cảnh gấm vóc giang sơn thì đây theo tờ Nam Phong chúng ta có thể
phần nào làm lại cuộc hành trình qua tất cả các phong cảnh hùng vĩ nhất,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
đẹp đẽ nhất của đất nước chúng ta từ Bắc chí Nam, từ Cao Bằng, Lạng Sơn
đến đảo Phú Quốc, từ núi Tiên Du đến cảnh Hà Tiên và Ngũ Hành Sơn, từ Cổ
Loa, Hạ Long đến Huế thơ mộng… Với thời gian những tài liệu này hẳn sẽ
trở nên quý hóa đối với chúng ta. Trong mục Du kí này phải kể bài Hạn mạn
du kí của Nguyễn Bá Trác, Lại tới Thần Kinh của Nguyễn Tiến Lãng, Mười
ngày ở Huế, Một tháng ở Nam kì và nhất là Pháp du hành trình nhật kí của
Phạm Quỳnh” [42.34]. Du kí trên Nam Phong tạp chí mang lại những giá trị
rất lớn, nó không chỉ đơn thuần thể hiện tình yêu quê hương, ngợi ca khung
cảnh tuyệt đẹp của đất nước được thể hiện trên mỗi trang giấy mà còn là kho
tư liệu có giá trị trong mọi thời đại.
Năm 1942, trong tác phẩm Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nói một
cách sơ lược về thể loại du kí khi nói tới nhóm nhà văn của Nam Phong tạp
chí. Đặc biệt tác giả đã nhắc tới tác phẩm du kí: Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Hợi
của Trương Vĩnh Ký.
Trong cuốn Quá trình hiện đại hóa văn học do nhà nghiên cứu Mã
Giang Lân chủ biên cũng đề cập tới thể tài du kí:“Thể loại văn học đầu tiên
viết bằng chữ Quốc ngữ phải kể đến thể tài du kí. Đây là một hình thức bút kí
văn học được ghi lại bằng văn xuôi, thuật lại chuyến đi của tác giả đến những
vùng đất khác nhau…nguồn gốc của du kí cần tìm trong hình thức tùy bút, kí

sự truyền thống”.[16]
Điểm lại các công trình trên, ta thấy thể du kí mới chỉ được các tác giả
nghiên cứu một cách sơ lược, chưa thành hệ thống, chưa có một công trình
nghiên cứu riêng biệt nào về thể du kí trên Nam Phong tạp chí.
Đáng chú ý nhất khi nghiên cứu về du kí nói chung và du kí trên Nam
Phong tạp chí nói riêng phải kể đến Nguyễn Hữu Sơn với hàng loạt các bài
nghiên cứu: Báo văn nghệ quân đội, số 10, năm 2000 có bài Thể tài du kí về
Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX; báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, số 6,
năm 2000 xuất hiện bài Phác thảo du kí Hà Nội trước cách mạng tháng Tám;
báo Văn nghệ Hạ Long, số tết, năm 2012 đăng bài Du kí Quảng Ninh nửa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
đầu thế kỷ XX; Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 570, năm 2006 có bài Thể tài
du kí và các tác giả Nam bộ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1945; Tạp chí
Nghiên cứu văn học, số 4, năm 2007 với Thể tài du kí trên Tạp chí Nam
Phong (1917 – 1934); Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 619 có bài Du kí về
vùng văn hóa Sài Gòn – Nam bộ. Trong cuốn Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt
Nam học lần thứ ba (5 – 7/12/2008) xuất hiện bài viết Du kí của người Việt
Nam viết về nước Pháp và mối quan hệ Việt – Pháp giai đoạn cuối thế kỷ XIX
– nửa đầu thế kỷ XX.
Đặc biệt vào năm 2007, tác giả Nguyễn Hữu Sơn đã dày công biên soạn,
sưu tầm và giới thiệu bộ Du kí Việt Nam, Tạp chí Nam phong (1917 –
1934) gồm 3 tập. Trong bộ sách tác giả đã giới thiệu đầy đủ 62 tác phẩm du kí
đăng trên Nam Phong tạp chí. Sau khi bộ du kí ra đời trên diễn đàn nghiên
cứu văn học đã xuất hiện hàng loạt các bài viết về thể du kí, mở ra một bước
phát triển mới của việc nghiên cứu thể tài này.
Báo Doanh nghiệp ra ngày 13.05.2007 có bài viết của Trung Sơn Viết
cho sự đi nêu lên một số đặc trưng của thể du kí như điều kiện ra đời, đặc

trưng về không gian, thời gian…
Báo Tuổi trẻ ngày 23.03.2007, Phạm Xuân Nguyên viết bài Đọc sách để
đi chơi có nhận định “Đọc du kí để hiểu biết, có thêm thông tin tri thức là một
lẽ. Đọc những tác phẩm du kí này còn để hiểu thêm suy nghĩ, cảm xúc của
những con người đứng ở buổi đầu nền văn học hiện đại, muốn chuyển tải và
gửi gắm tới quốc dân đang tìm cách thoát lạc hậu đến văn minh”.[25]
Báo Văn nghệ thể thao ngày 27.04.2007 xuất hiện bài Du kí như một
thể tài của tác giả Linh Lê. Trong đó, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn khi
trả lời tác giả Linh Lê khẳng định “Du kí cần quan niệm như một thể tài. Thể
tài du kí cần hiểu là nhấn về phía đề tài, nội dung và cảm hứng nghệ thuật
của người viết chứ không phải về phía thể loại”.
Báo điện tử Ngƣời đại biểu nhân dân ra ngày 01.04.2007, tác giả
Phong Lê có bài Du kí Việt Nam trên Tạp chí Nam Phong. Trong bài viết của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
mình tác giả đã khẳng định du kí không chỉ cung cấp khối lượng tri thức
phong phú cho bạn đọc mà “với người nghiên cứu văn học, đây là một minh
chứng cho một giai đoạn quan trọng của lịch sử văn học dân tộc – giai đoạn
bản lề, giao thời trên tất cả các phương diện của ngôn ngữ và thể loại, của
tác giả và công chúng, của nội dung học thuật và tư duy nghệ thuật… Sau
thời giao chuyển được phản ánh và kết đọng rất rõ qua Tạp chí Nam Phong,
mà 62 du kí là một bộ phận, đến thời kì hoàn thiện diện mạo hiện đại của nó,
từ 1930 – 1945”.[18]
Ngoài ra còn một số bài viết khác như: Du kí Việt Nam – một bộ sách
quý của Trần Hữu Tá, Nguyễn Anh với bài Du kí Việt Nam, ngồi một chỗ mà
thấy ngoài muôn dặm…
Gần đây, cuốn giáo trình Văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn 1900-
1932 (2010) của Cao Thị Hảo cũng đề cập đến thể loại du kí khi phân tích về

văn xuôi Quốc ngữ Bắc kì với sự định hình xu hướng “tả thực” và các thể
loại: kí, truyện ngắn, tiểu thuyết. Trong đó nhà nghiên cứu khẳng định “mặc
dù bám sát hiện thực, lấy gốc rễ từ những vấn đề có thực nhưng thể loại kí
giai đoạn đầu thế kỉ XX ở Bắc kì không thể hiện một cách tiếp cận đời sống
thông qua điều tra, khám phá, nhận thức thực tại như kiểu phóng sự ở giai
đoạn sau mà mang đặc điểm của một thể văn xuôi trữ tình chủ yếu mô tả cảnh
vật, sự việc, con người, hoặc ghi chép những xúc cảm, suy nghĩ trước thiên
nhiên… Kí còn có mối giao thoa với tiểu thuyết.”[10.120]
Những công trình, bài viết trên đã phần nào đi sâu vào tìm hiểu những
đặc trưng về mặt nội dung và nghệ thuật, vai trò của thể tài du kí, khẳng định
những thành tựu của thể loại này trong lịch sử phát triển văn học.
2.2. Nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên Nam Phong
tạp chí
Như đã nói ở trên, ngôn ngữ có vai trò quan trọng không chỉ đối với tác
phẩm văn học mà còn với cả công chúng độc giả. Nó là phương tiện, là cầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
nối giữa tác giả với tác phẩm, giữa độc giả với tác phẩm. Tuy nhiên, ngôn ngữ
nghệ thuật của thể du kí trên Nam Phong tạp chí mới chỉ bước đầu được các
tác giả quan tâm trong một số công trình nghiên cứu.
Khi nghiên cứu về ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật buổi đầu tiếp xúc Á –
Âu, các tác giả trong cuốn Văn học Việt Nam (1900 – 1945) đã nhắc đến
ngôn ngữ của Phạm Quỳnh và đưa ra nhận xét: “Do không nắm được quy luật
của ngôn ngữ Việt Nam, câu văn xuôi Phạm Quỳnh dở Tây dở Tàu, khệnh
khạng, lủng củng, dài lòng thòng.”[6.214] Tuy nhiên, cùng với những hạn chế
đó, chúng ta cần thấy được những đóng góp của Phạm Quỳnh cũng như các
tác giả du kí trên Nam Phong tạp chí đối với việc định hình văn học Quốc ngữ
đầu thế kỉ XX.

Trong Du kí Việt Nam, Tạp chí Nam Phong (1917 – 1934), khi giới
thiệu về cuốn sách, Nhà xuất bản Trẻ cũng đề cập đến vấn đề ngôn ngữ của
thể du kí trên Nam Phong tạp chí và đưa ra nhận định: “Vẫn có những câu văn
biền ngẫu, đăng đối, nặng từ Hán Việt… Bên cạnh những ghi chép sinh động,
hấp dẫn đôi khi pha chút hóm hỉnh và chêm vào cả những câu tiếng Pháp, rất
gần gũi với cách hành văn của những nhà văn Pháp. Nhưng đa phần các bài
du kí đã thể hiện một lối viết tiếng Việt trong sáng, nhuần nhị…” [33.8]
Bên cạnh đó, Đặng Hoàng Oanh trong bài viết Ngôn ngữ du kí Phạm
Quỳnh đăng trên báo điện tử PhongDiep.net đã nêu lên những đặc điểm cơ
bản của ngôn ngữ du kí Phạm Quỳnh về mặt từ vựng và ngữ pháp. Tác giả bài
viết khẳng định “Có thể xem việc hăng hái viết du kí của Phạm Quỳnh là một
sự thể nghiệm tiếng Việt Quốc ngữ trong lĩnh vực văn xuôi Bên cạnh từ Hán
trong du kí Phạm Quỳnh còn xuất hiện không ít từ tiếng Pháp…”[29]
Tiêu biểu là bài viết Nghệ thuật ngôn từ du kí Quốc ngữ Việt Nam giai
đoạn giao thời của tác giả Trần Thị Tú Nhi đăng trên Cổng thông tin điện tử
trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh - www.hcmup.edu.vn. Bài
viết đã chỉ ra sự kết hợp giữa ngôn từ khoa học và ngôn từ nghệ thuật, mặt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
khác cũng chỉ ra những đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trong giai
đoạn giao thời. Tác giả khẳng đinh “Từ Hán Việt và lối diễn đạt biền văn, từ
cổ và phong cách diễn ngôn cũ, hệ thống từ ngữ và cách diễn đạt du nhập từ
phương Tây… một mặt, chúng mang lại những giá trị nghệ thuật quan trọng
cho du kí nhưng mặt khác, đó cũng là biểu hiện của sự chập chững của văn
phong Quốc ngữ trong những ngày đầu.” [27.26]
Nhìn nhận một cách tổng thể những công trình nghiên cứu, những bài
viết nói trên, chúng tôi nhận thấy:
1. Thể tài du kí trên Nam Phong tạp chí đã bước đầu được các tác giả tập

trung nghiên cứu trên nhiều khía cạnh: điều kiện ra đời, mục đích, chủ đề, đề
tài, cảm hứng nghệ thuật, nội dung, đặc trưng nghệ thuật…
2. Ngôn ngữ của thể du kí trên Nam Phong tạp chí mới chỉ được đề cập
đến trong một số bài viết, chưa có một công trình độc lập nào nghiên cứu,
khảo sát, hệ thống hóa để có một cái nhìn đầy đủ và sâu sắc nhất.
Những khoảng trống trong lịch sử vấn đề đã khẳng định hướng nghiên cứu
của chúng tôi là có ý nghĩa khoa học. Nó cũng mở ra rất nhiều những khó khăn
thách thức cho người nghiên cứu. Tuy nhiên để bổ sung một cái nhìn toàn diện đối
với thể du kí trên Nam Phong tạp chí, chúng tôi quyết định chọn hướng nghiên
cứu Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên Nam Phong tạp chí (1917 – 1934).
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Trong văn học trung đại, thể kí đã xuất hiện với một số tên tuổi, nhưng
phải đến những năm đầu thế kỷ XX, đặc biệt là giai đoạn văn học giao thời
thể du kí mới thực sự phát triển mạnh mẽ đạt được nhiều thành tựu quan
trọng. Đối với luận văn này, chúng tôi tiến hành khảo sát, nghiên cứu toàn bộ
62 tác phẩm du kí được in trên Nam Phong tạp chí giai đoạn 1917 – 1934 của
gần 40 tác giả. Trong đó tập chung chủ yếu vào ba tác giả Phạm Quỳnh,
Nguyễn Bá Trác, Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục. Ngoài ra kết hợp so sánh với
một số tác phẩm du kí khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Thực hiện luận văn, chúng tôi không nghiên cứu toàn bộ nội dung, đặc
trưng nghệ thuật của thể du kí mà chỉ tập trung vào nghiên cứu ngôn ngữ
nghệ thuật của thể du kí trên Nam Phong tạp chí.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu ngôn ngữ của thể du kí trên Nam Phong tạp chí (1917 –

1934) thể hiện qua: phương thức tổ chức ngôn ngữ, các đặc điểm phương tiện
ngôn ngữ như: từ ngữ, văn phong, cú pháp… để từ đó thấy được những đặc
trưng ngôn ngữ của thể du kí, sự khác biệt của ngôn ngữ du kí với các thể loại
khác. Đồng thời thấy được dấu ấn ngôn ngữ của văn học giai đoạn giao thời
in đậm qua các tác phẩm du kí, có một cái nhìn cụ thể hơn về quá trình hiện
đại hóa văn học Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ mô hình trung đại
sang hiện đại.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu văn học.
- Phương pháp tổng hợp, khái quát vấn đề.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Cung cấp một cái nhìn đầy đủ về đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của thể
loại du kí trên Nam Phong tạp chí (1917 – 1934).
- Khẳng định những đóng góp cụ thể và những hạn chế nhất định về
phương diện ngôn ngữ của thể du kí trên Nam Phong tạp chí. Qua đó góp
phần đánh giá những đóng góp của Nam Phong tạp chí cho tiến trình hiện đại
hoá của văn học Việt Nam giai đoạn giao thời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của
luận văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Thể du kí và Nam Phong tạp chí trong quá trình hiện đại hoá
văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX
Chương 2: Phương thức tổ chức ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên
Nam Phong tạp chí

Chương 3: Đặc điểm phương tiện ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên
Nam Phong tạp chí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
NỘI DUNG
Chƣơng 1
THỂ DU KÍ VÀ NAM PHONG TẠP CHÍ TRONG QUÁ TRÌNH HIỆN
ĐẠI HÓA VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX
1.1. Bối cảnh lịch sử văn hoá, văn học những năm đầu thế kỷ XX tác động
tới sự xuất hiện của Nam Phong tạp chí và thể loại du kí
1.1.1. Bối cảnh lịch sử - văn hóa
Sau khi hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu
tiến hành chương trình khai thác thuộc địa. Để phục vụ lâu dài cho quá trình vơ
vét bóc lột nước ta chúng xây dựng lên một bộ máy cai trị mới làm xã hội Việt
Nam thay đổi sâu sắc và toàn diện, chuyển từ chế độ phong kiến sang thực dân
nửa phong kiến, bộ mặt xã hội, thiết chế xã hội thay đổi nhanh chóng.
Nếu giai đoạn trước, nước ta chủ yếu là nền sản xuất nông nghiệp thô
sơ, thủ công, lạc hậu, nghèo nàn thì giờ đây với sự du nhập của các yếu tố
khoa học kĩ thuật phương Tây một nền sản xuất mới, tiên tiến bắt đầu hình
thành với sự xuất hiện của các đô thị hiện đại như Hà Nội, Hải Phòng, Nam
Định, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn…, hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp, công
xưởng, hầm mỏ ra đời làm cho toàn bộ đời sống kinh tế xã hội thay đổi.
Đặc biệt là sự xuất hiện của các giai tầng mới trong xã hội. Trong xã hội
phong kiến chỉ có hai giai cấp chủ yếu là địa chủ và nông dân đến giai đoạn
này cơ cấu giai cấp xã hội chuyển biến nhanh chóng với sự có mặt của
nhiều giai tầng mới nhất là giai cấp tư sản, tiểu tư sản và công nhân, dân
nghèo thành thị. Những giai cấp này có vị trí xã hội, đời sống kinh tế và
thái độ chính trị khác nhau.

Mặt khác, để phục vụ cho quá trình khai thác thuộc địa được thuận tiện,
thực dân Pháp đã cho xây dựng một hệ thống cơ sở giao thông liên lạc hiện
đại, làm cho nhu cầu hiểu biết và giao lưu văn hóa giữa các vùng miền ngược
miền xuôi, nông thôn thành thị… ngày càng được mở rộng. Giao thông thuận
lợi, việc đi lại được dễ dàng hơn chính là một trong những tiền đề kích thích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
mạnh mẽ sự ra đời và phát triển của thể loại du kí. Muốn sáng tác được những
tác phẩm chân thực buộc các nhà du hành phải đi, quan sát và khám phá, dù
chuyến đi đó ngắn hay dài. Trong xã hội cũ việc đi lại vô cùng khó khăn, con
người hầu như chỉ quanh quẩn bên giếng nước, gốc đa, sân đình. Đến thời kì
hiện đại, giao thông thuận tiện, nhu cầu đi và xem được đáp ứng, nhiều tác
phẩm du kí có cơ hội nảy sinh.
Đặc biệt, thời kỳ này chữ Nho văn tự chính thức của các triều đại phong
kiến sử dụng qua nhiều thế kỷ sắp bị thay thế bằng chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc
ngữ từ một sản phẩm của cộng đồng thiên chúa giáo bị tẩy chay kịch liệt suốt
nhiều thế kỷ đến đầu thế kỷ XX trở thành ngôn ngữ chính thống được đông
đảo người Việt chấp nhận. Và “khi công dụng của chữ Quốc ngữ đã thoát ra
khỏi giới hạn chật hẹp đó để trở thành một công cụ thuận tiện và lợi hại cho
việc chuyên chở tri thức, phổ cập khoa học, phát triển văn chương học
thuật… thì chữ Quốc ngữ, trong không đầy hai chục năm đã nhanh chóng
thay thế chữ Hán, thâm nhập dần vào mọi hoạt động của giao tế xã hội”
[20.80]. Những tác phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên cũng đã xuất hiện
trên văn đàn. Nhiệm vụ của văn học lúc này là phải xây dựng được một nền
quốc văn mới. Ngay trong số báo đầu tiên của tạp chí Nam Phong ra ngày 1
tháng 7 năm1917, chủ bút Phạm Quỳnh đã xác định một trong những mục
tiêu của tờ báo: “Vấn đề quan trọng nhất trong nước ta lúc này là vấn đề văn
Quốc ngữ, vấn đề ấy có giải quyết được thì sự học mới có thể tấn tới, dân trí

mới có thể mở mang, cuộc tiến hóa sau này mới có thể mong đợi được. Đến
ngày chữ Quốc ngữ dùng làm quốc văn được thì người nước Nam mới có thể
thâu thái các khoa học mới… Đến ngày ấy thì người dân ta mới phát biểu
được tinh thần cốt cách của mình… Nói tóm lại chữ Quốc ngữ có phát đạt thì
nền quốc học mới gây dựng được, quân dân ta mới không đến nỗi chung kiếp
đi học mướn viết nhờ như từ xưa đến nay.” Với những ưu thế trong khả năng
biểu hiện, chữ Quốc ngữ đã góp phần làm cho công chúng độc giả trở nên
phong phú và giúp cho quá trình sáng tác dễ dàng hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Bên cạnh sự phát triển của chữ Quốc ngữ, báo chí cũng trở thành môi
trường thuận lợi cho sự hiện diện và thăng hoa của nền văn học mới. Báo chí
ra đời trong quá trình thực dân hóa Đông Dương của người Pháp. Với mục
đích “chinh phục tinh thần người bản xứ” người Pháp đã dùng báo chí như
một công cụ hữu hiệu, là cây cầu nối giữa kẻ đi chinh phục và người bị chinh
phục. Vì thế ngay từ năm 1865 Pháp đã cho xuất bản tờ Gia Định báo, in bằng
chữ Quốc ngữ đặt dưới sự điều hành của một người Pháp tên là Ernest
Potteaux. Đến đầu thế kỉ XX, với sự phổ biến của chữ Quốc ngữ, báo chí phát
triển nở rộ. Đội ngũ nhà làm báo Việt Nam ngày càng trưởng thành làm cho
hoạt động báo chí càng sôi động hơn bao giờ hết. Báo chí từ chỗ là sản phẩm
phục vụ cho nền hành chính thuộc địa đã thâm nhập và trở thành thành tố
quan trọng của văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ. Có thể nói “quan hệ giữa báo
chí và văn chương ngày càng trở nên khăng khít trong sự tương hỗ. Báo chí
nhờ thêm sức mạnh của văn chương để lôi cuốn người đọc, còn văn chương
cũng nhờ báo chí mà thêm điều kiện phát triển, nhất là ở buổi đầu hình thành
nền văn học Việt Nam hiện đại” [5.49]. Trong 30 năm đầu thế kỷ XX, báo chí
giữ vai trò “là chiếc nôi, là bà đỡ của văn học hiện đại”. Nó là môi trường
tồn tại lí tưởng của tác phẩm văn học nói chung và thể du kí nói riêng, là cầu

nối nhanh nhất đưa tác phẩm đến với người đọc.
Đồng thời với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí là những tiến bộ vượt
bậc về khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực in ấn. Các phương tiện in ấn hiện đại
được nhập từ Tây phương đã thay thế cho lối in thô sơ truyền thống. Có thể
nói, thời kỳ này kỹ nghệ in ấn, xuất bản rất hiện đại và phát triển nhanh chóng
hỗ trợ đắc lực cho nhiều tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm du kí nói
riêng phổ biến trong đời sống xã hội, thúc đẩy các tác giả đi và viết.
Như vậy, sự thay đổi sâu sắc và toàn diện của các yếu tố lịch sử văn hóa
xã hội đầu thế kỷ XX đã tác động mạnh mẽ đến sự ra đời của Nam Phong tạp
chí và thể du kí nói riêng cũng như các thể loại văn học khác nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
1.1.2. Bối cảnh văn học
Sự xâm lược và đô hộ của thực dân Pháp không chỉ làm thay đổi toàn
diện đời sống văn hóa xã hội nước ta mà đời sống văn học cũng đang chịu tác
động của một cơn báo táp lớn. Cùng với lịch sử, văn học kết thúc quá trình
ảnh hưởng khu vực của văn hóa phương Đông, tiếp cận với nền văn hóa tiên
tiến phương Tây. Bối cảnh văn học mới đã tác động không nhỏ tới sự xuất
hiện của Nam Phong tạp chí và thể du kí.
Trước tiên, không thể không nói tới sự thay đổi của lực lượng sáng tác.
Nền văn học Việt Nam, thời kì trung đại là nền văn học Nho giáo bởi lực
lượng sáng tác chủ yếu là các nho sĩ. Họ là những người đã qua “cửa Khổng
sân trình”, tiến thân bằng con đường khoa cử. Thời kì này, các nho sĩ sáng tác
văn chương chủ yếu để nói chí, luận đạo “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”,
người ta chủ yếu làm thơ sáng tác văn chương theo lệnh vua chúa, hoặc
những khi “trà dư tửu hậu”.
Bước sang đầu thế kỷ XX, đội ngũ sáng tác của nền văn học Việt Nam
có nhiều biến đổi sâu sắc. Đặc biệt do tính chất của giai đoạn giao thời nên

giai đoạn này có sự trung chuyển của nhiều loại hình tác giả. Lớp nhà văn cũ
dù thất thế những vẫn còn tồn tại, những thế hệ nhà văn mới đang bắt đầu
hình thành. Trong bước đầu của quá trình hiện đại hóa văn học, với những đòi
hỏi mới của độc giả, các tác giả đã không ngừng nỗ lực cách tân tác phẩm của
mình. Những nhà văn mới là những người đầu tiên xông pha trên mảnh đất
văn học mới. Văn chương lúc này không còn để thể hiện Tâm - Đạo - Chí của
người cầm bút mà thể hiện một bức tranh hiện thức phong phú rộng lớn, thể
hiện cái tôi cá nhân đầy cảm xúc chân thành trước thiên nhiên tạo vật. Đặc
biệt thời kỳ này đội ngũ nhà văn chuyên nghiệp bắt đầu hình thành. Văn
chương bắt đầu trở thành một thứ hàng hóa đặc biệt, sáng tác văn chương là
một nghề để kiếm sống.
Cùng với thế hệ nhà văn mới là những quan niệm mới về sáng tác văn
chương nghệ thuật. Thời kì văn học trung đại, theo quan niệm Nho giáo, văn
chương là phương tiện chủ yếu để giáo hóa chính tâm, là công cụ chính trị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
động viên tổ chức xã hội phục vụ cho chính quyền chuyên chế. Các tác giả
thường “chưa quan tâm đúng mức đến bản chất của văn chương nghệ thuật
mà hướng sự chú ý của mình đến đạo đức xã hội”.[10.107]
Đối tượng chủ yếu mà các nhà Nho quan tâm đến không phải là những
chuyện đời thường của cuộc sống thực tại mà chủ yếu hướng về những
chuyện đời xưa, những hình ảnh cao quý của một cõi tiên cảnh nào đó hay
những chuyện kì bí, phi thường. Hiện thực đời sống rất hiếm khi được tái hiện
trên trang văn. Bởi với họ “chuyện đời thường là phàm tục không đáng quan
tâm”. [10.93]
Đến thời kì hiện đại, trước những đòi hỏi của đời sống mới, văn chương
không còn đơn thuần nhằm vào mục đích giáo huấn nữa mà nó hướng tới
phản ánh hiện thực đời sống với xu hướng “tả thực”. Dưới con mắt của nhà

nghệ sĩ mảnh đất hiện thực hiện lên vô cùng phong phú. Họ thưởng thức,
chiêm nghiệm và ghi chép lại sự thực đó một cách đầy đủ nhất.
Bên cạnh những yếu tố trên thì nhu cầu của công chúng độc giả cũng rất
quan trọng. Thời kỳ này văn chương không còn là món ăn tinh thần cao quý
của tầng lớp trí thức quý tộc nữa mà trở thành “món ăn bình dân” của mọi
tầng lớp trong xã hội. Bởi vậy để đáp ứng nhu cầu của công chúng độc giả, rất
nhiều tờ báo ra đời, trong đó có Nam Phong tạp chí. Và để cung ứng cho nhu
cầu hiểu biết mở rộng tầm mắt của người đọc những người cầm bút yêu thích
đi và xem đã cho ra đời các tác phẩm du kí tái hiện chân thực những phong
tục tập quán, phong cảnh của những vùng đất khác nhau.
Đặc biệt, vào đầu thế kỉ XX văn học Việt Nam có sự chuyển biến mạnh
mẽ về mặt thể loại. Thời kì trung đại ở phương Đông nói chung và Việt Nam
nói riêng rất đề cao thơ ca. Văn, thơ, phú lục được coi là những thể chính
trong sáng tác văn học.Vì vậy thời kì này thơ ca phát triển mạnh mẽ với nhiều
kiệt tác có giá trị. Trong khi đó văn xuôi dường như chưa khẳng định được
chỗ đứng của nó. Chủ yếu chỉ dừng lại ở những truyện u linh, chích quái,
truyền kì thường ghi chép những chuyện thần kì, hoang đường. Song trên con

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
đường phát triển hiện đại hóa văn học cùng với xu hướng “tả thức” bắt đầu
được định hình, thể văn xuôi ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng
của nó trong cơ cấu thể loại văn học mới. Bên cạnh sự nở rộ của thể loại kí,
truyện ngắn và tiểu thuyết tuy chưa đạt được giá trị đỉnh cao như những giai
đoạn sau nhưng đã bắt đầu có sự khởi sắc nhất định.
Truyện ngắn hiện đại có bước tiến rõ rệt so với thời kì trung đại. Đó
không phải là những chuyện thần tiên, dị thường, kì quái mang đậm chất
hoang đường hàm chứa một bài học nào đó mà là những đề tài phong phú
được rút ra từ cuộc sống hàng ngày. Đáng chú ý phải kể đến mảng đề tài về bi

kịch gia đình và sự xuống cấp của đạo đức: Trằn trọc đêm xuân (Mân
Châu), Câu chuyện gia tình, câu chuyện nhà sƣ, Chuyện cô Chiêu Nhì
(Nguyễn Bá Học), Có mới nới cũ (Đoàn Nhữ Nam)… Đề tài phê phán tố cáo
xã hội xuất hiện trong một số tác phẩm: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn),
Câu chuyện một tối của ngƣời tân hôn, Một nhà bác học (Nguyễn Bá
Học)… Đặc biệt nói đến truyện ngắn giai đoạn này không thể không nói đến
Nguyễn Công Hoan với hàng loạt các tác phẩm độc đáo: Răng con chó của
nhà tƣ sản (1929), Oẳn tà roằn (1930), Ngựa ngƣời và ngƣời ngựa
(1931)… Có thể nói thời kì này “truyện ngắn hiện đại Việt Nam đã tiến
những bước chững chạc về mặt nghệ thuật và dự báo một xu thế cơ bản sẽ đạt
được nhiều thành tựu ở giai đoạn sau…”[10.130]
Cùng với các thể loại văn xuôi khác, tiểu thuyết cũng có những đóng góp
quan trọng cho sự phát triển của văn xuôi nước nhà, với nhiều tác phẩm thể hiện
sự cách tân của người cầm bút như: Cành hoa điểm tuyết (Đặng Trần Phất),
Quả dƣa đỏ (Nguyễn Trọng thuật), Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách)…Đặc biệt là
sự nở rộ của tiểu thuyết ở Nam kì: Tiền bạc bạc tiền, Cay đắng mùi đời (Hồ
Biểu Chánh), Nghĩa hiệp kì duyên (Nguyễn Chánh sắt), Mạng nhà nghèo
(Nguyễn Bửu Mọc)… Tuy vẫn còn ảnh hưởng của phương pháp sáng tác truyền
thống nhưng các tác phẩm chứa đựng không ít những yếu tố mới mẻ, tiến bộ thể
hiện một tư tưởng mới, một cá tính sáng tác mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
Qua đây có thể thấy, văn xuôi với khả năng phong phú vốn có đã diễn tả
được đầy đủ tất cả các mặt đa dạng của đời sống “kể cả cái “chất văn xuôi”
tức là cái chất phàm tục của cuộc sống đương thời” (Vương Trí Nhàn). Chính
vì khả năng bao quát hiện thực rộng lớn như vậy nên các thể loại văn xuôi
ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng của nó trong đời sống văn
chương hiện đại.

Bối cảnh văn học đầu thế kỉ XX chính là một trong những tiền đề quan
trọng cho sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của thể du kí. Du kí ra đời và phát
triển mạnh mẽ là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu và thị hiếu thẩm mĩ của thời
đại. Nó đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong dòng chảy văn
học Việt Nam.
1.2. Nam Phong tạp chí trong dòng chảy giao lưu văn hoá những năm đầu
thế kỷ XX
Thời kỳ phong kiến, Việt Nam chủ yếu giao lưu và chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ của văn hóa Trung Hoa, nền văn hóa mang tính chất giao lưu khu vực. Tất
cả các yếu tố văn hóa xã hội đều chịu chi phối của hệ tư tưởng phương Đông,
đặc biệt là tư tưởng Nho giáo thống trị hàng thế kỷ. Văn hóa Trung Quốc đã
phủ lên đời sống chính trị, kinh tế văn hóa xã hội Việt Nam một bộ mặt Nho
giáo đậm đặc. Con người luôn phải sống trong vòng khuôn khổ kìm kẹp của
rất nhiều tư tưởng lễ giáo hà khắc. Văn học nước ta chịu tác động của văn học
Trung Hoa rất nặng nề, từ thể loại, cốt truyện cho đến tư tưởng, thi pháp.
Những khuôn mẫu chuẩn mực trói buộc khả năng sáng tạo của văn chương
làm cho nhiều tác phẩm mất đi cá tính riêng của tác giả.
Đến đầu thế kỉ XX, trước những biến cố của lịch sử, tiếng súng pháo
thuyền của thực dân Pháp với bao đau thương chết chóc bắn vào thành trì
phong kiến lạc hậu của nước Nam đã mở màn cho một giai đoạn lịch sử mới.
“Sau 2000 năm chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa… Việt Nam chuyển
sang một cuộc hội nhập lần thứ hai với văn minh phương Tây” [19]. Một nền
văn hóa mới – văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam dấy lên một cuộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
cách mạng văn hóa, văn học sâu sắc chưa từng có trong lịch sử văn hóa nước
nhà. Nó chi phối đến đời sống tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt là
tầng lớp trí thức. Lần đầu tiên người dân đất Việt biết đến những tư tưởng

hoàn toàn mới, biết đến một thế giới khác tiên tiến, hiện đại.
Văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam mang theo một luồng gió
mới tạo nên một quá trình tiếp xúc, giao lưu văn hóa Đông – Tây làm xuất
hiện nhiều yếu tố mới trong đời sống văn học như ngôn ngữ, tư tưởng, bút
pháp, cảm hứng sáng tạo, đội ngũ nhà văn, công chúng độc giả… đời sống
văn chương trở nên vô cùng sôi động. Tuy nhiên bên cạnh sự xâm lấn dần của
những yếu tố mới thì những yếu tố cũ cũng đang tồn tại song song và nó vẫn
được một bộ phận đông đảo người dân ủng hộ. Có thể nói đây là thời kì có sự
hòa trộn của hai yếu tố văn hóa cũ – mới. Khi gốc rễ của cái cũ đã bắt đầu
lung lay thì cái mới xâm lấn tạo nên một làn sóng mới nhưng chưa trở thành
một cơn bão mạnh mẽ để thay thế hoàn toàn cái cũ. Cái cũ vẫn tồn tại trong
sự chèn ép của cái mới. Có lẽ chính vì vậy mà người ta gọi thời kì này là
“mưa Âu gió Mĩ”, “cũ mới tranh nhau”, “Á Âu xáo trộn”…
Tầng lớp tri thức là những người nhận thấy sự biến đổi này rõ nhất. Họ
tiếp xúc với những tư tưởng mới như dân chủ, duy tân, giải phóng cá tính từ
khá sớm qua các tác phẩm dịch thuật. Tuy nhiên do chịu ảnh hưởng nặng nề
của nền văn hóa phong kiến lâu đời nên trong con người họ tồn tại cả hai
luồng tư tưởng đan xen. Họ sáng tác những đứa con tinh thần của mình trên
nền tảng của văn hóa phương Đông nhưng lại được khoác một bộ áo mới
phương Tây. Công chúng độc giả tiếp nhận văn học cũng vậy, mặc dù rất
hứng thú với cuộc cách mạng văn hóa mới nhưng một bộ phận công chúng
vẫn chưa thoát khỏi sự ảnh hưởng nặng nề của nền văn hóa cũ.
Trong dòng chảy giao lưu văn hóa đó, tạp chí Nam Phong ra đời. Để phù
hợp với tình hình mới, tạp chí xuất bản bằng hai thứ chữ, chữ Nho và chữ Quốc
Ngữ, dung hòa người Việt trên con đường hòa nhập văn hóa Á – Âu. Bên cạnh
những luồng tư tưởng mới thì các tác giả Nam Phong vẫn chịu sự chi phối khá rõ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19

nét của nền văn học cổ điển. Do đó, trong mỗi tác phẩm sẽ có sự đan xen cả yếu
tố cũ lẫn yếu tố mới trên tất cả các phương diện đặc biệt là về mặt ngôn ngữ.
Đây cũng là đặc trưng chung của giai đoạn mở đầu cho cuộc cách mạng hiện đại
hóa văn chương. Nói như G.s Phong Lê trong bài viết Trên quá trình hiện đại
hóa văn học Việt Nam vào nửa đầu thế kỉ XX , đây có thể coi là “Một thời kì
giao thoa giữa hai nền văn học cũ – mới diễn ra vừa êm thấm vừa gay gắt, vừa
có mặt cưỡng chế vừa có phần tự nguyện” [21].
Tóm lại, Nam Phong tạp chí ra đời khi tư tưởng Nho giáo thống trị trong
đời sống xã hội Việt Nam suốt thời kỳ trung đại bắt đầu tan vỡ, không còn
chiếm vị trí độc tôn trong đời sống tinh thần và cái mới, văn minh của nền văn
hóa phương Tây hiện đại đang dần khẳng định chỗ đứng của nó trong đời
sống xã hội và văn chương.
1.3. Đặc điểm thể loại du kí và diện mạo thể du kí trên Nam Phong tạp chí
1.3.1. Đặc điểm của thể du kí
Kí là một thể loại ra đời từ khá sớm, là loại hình trung gian giữa văn học
và báo chí. Đúng như nhận xét của Nguyễn Hữu Sơn trong bài viết Kí Việt
Nam từ đầu thế kỉ đến năm 1945: “Khác với truyện ngắn và tiểu thuyết vốn
có sự ổn định tương đối về đặc trưng thể loại, các tác phẩm kí tuy cùng nằm
trong loại hình văn xuôi tự sự song lại là tên gọi chung cho một nhóm thể tài
có tính giao thoa giữa báo chí (chính luận, điều tra, ghi chép tư liệu, tường
thuật sự kiện ) với văn học, in đậm dấu ấn “sự hợp nhất truyện và khảo
cứu” (M. Gorki) và thường có tính xã hội, tính thời sự sâu sắc…” [32]. Kí
bao gồm nhiều thể: bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự… kí về cơ bản khác
với truyện ở chỗ trong tác phẩm kí không có một xung đột thống nhất. Kí
cũng không nhằm vào việc miêu tả quá trình hình thành tính cách của các cá
nhân trong tương quan với hoàn cảnh. Một trong những đặc trưng lớn nhất
của kí là ghi chép, phản ánh trung thực những con người, những mảnh đất,
những hiện thực cuộc sống khác nhau hay nói cách khác “kí chính là một hình
thức văn xuôi ghi chép sự thực một cách trung thành nhất” [10.112]. Mỗi giai

×