Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Ngôn ngữ nghệ thuật của nhất linh trong các sáng tác trước năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 134 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-----------**&**-----------

LÊ THỊ QUỲNH


NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA NHẤT LINH
TRONG CÁC SÁNG TÁC TRƢỚC NĂM 1945


Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34


LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Lê Hồng My


Thái Nguyên năm 2009


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
A- PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1
0.1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 5
0.2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 6
0.2.1. Khái quát tình hình nghiên cứu về Nhất Linh ....................................... 6


0.2.2. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh ............... 9
0.3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 10
0.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 11
0.4.1. Phƣơng pháp thống kê, phân loại ........................................................ 11
0.4.2. Phƣơng pháp so sánh .......................................................................... 11
0.4.3. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp ....................................................... 12
0.4.4. Phƣơng pháp lịch sử ........................................................................... 12
0.4.5. Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành ................................................... 12
0.4.6. Phƣơng pháp nghiên cứu tác giả ......................................................... 12
0.4.7. Phƣơng pháp hệ thống ........................................................................ 13
0.5. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 13
0.6. Đóng góp của luận văn .......................................................................... 13
0.7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................... 13
B - NỘI DUNG ........................................................................................... 15
Chƣơng 1: GIỚI THUYẾT VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN CHI PHỐI NGÔN NGỮ NGHỆ
THUẬT CỦA NHẤT LINH ................................................................. 15
1.1. GIỚI THUYẾT VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT ......................................... 15
1.1.1. Khái niệm "Ngôn ngữ nghệ thuật" ..................................................... 15
1.1.2. Vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật ......................................................... 16
1.2. NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÔN NGỮ
NGHỆ THUẬT CỦA NHẤT LINH .............................................................. 19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.2.1.
Những biến đổi trong đời sống xã hội Việt Nam đầu thế kỷ
XX
........................................................................................................ 19
1.2.1.1. Sự tiếp xúc với văn hoá phương Tây ................................................ 19
1.2.1.2. Sự phổ biến và phát triển của chữ quốc ngữ .................................... 21
1.2.1.3. Khát vọng xây dựng một nền quốc văn mới của tầng lớp trí

thức tân học đầu thế kỷ XX ................................................................... 23
1.2.2. Hành trình đến với văn học của Nhất Linh ......................................... 28
1.2.2.1. Nhất Linh - người nghệ sĩ đa tài, say mê văn học ............................ 28
1.2.2.2. Chuyến du học ở Pháp - Những thay đổi trong quan niệm
xã hội và văn chương của Nhất Linh ..................................................... 31
1.2.2.3. Chủ trương “Tự sức mình làm ra những sáng tác có giá trị
về văn chương”, "làm giàu văn sản trong nước”. ................................. 33
Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA NGÔN NGỮ
NGHỆ THUẬT NHẤT LINH TRƢỚC VÀ SAU KHI
THAM GIA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN ................................................... 39
2.1. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA NHẤT LINH TRƢỚC KHI
THAM GIA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN (TRONG "NHO PHONG" VÀ
"NGƢỜI QUAY TƠ") ................................................................................... 39
2.1.1. Ngôn ngữ trong "Nho phong" và "Người quay tơ "mang đậm
dấu ấn ngôn ngữ văn xuôi trung đại ...................................................... 39
2.1.1.1. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn xuôi trung đại .......................... 39
2.1.1.2. Ngôn ngữ "Nho phong” và "Người quay tơ” mang đậm dấu
ấn ngôn ngữ văn xuôi trung đại ........................................................... 41
2.1.2. Ngôn ngữ văn học của buổi giao thời ................................................. 48
2.1.2.1. Tính chất giao thời trong dùng từ, đặt câu ....................................... 48
2.1.2.2. Bước đầu có sự kết hợp giữa ngôn ngữ trần thuật và ngôn
ngữ nhân vật ......................................................................................... 51
2.1.2.3. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, chưa được cá tính hóa ................ 55
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.2. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA NHẤT LINH TRONG GIAI
ĐOẠN THAM GIA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN (TỪ "ĐOẠN TUYỆT"
ĐẾN "BƢỚM TRẮNG") .............................................................................. 57
2.2.1. Ngôn ngữ trong "Đoạn tuyệt" và "Lạnh lùng" – “một lối văn
giản dị, dễ hiểu, ít chữ nho, một lối v ă n thật có tính cách
An Nam" ............................................................................................... 58

2.2.1.1. Ngôn ngữ trần thuật giản dị, mạch lạc, trong sáng .......................... 59
2.2.1.2. Ngôn ngữ miêu tả sinh động, tinh tế, giàu chất tạo hình .................. 66
2.2.1.3. Ngôn ngữ nhân vật bước đầu được cá tính hoá, phù hợp
tính cách nhân vật ................................................................................. 76
2.2.2. Ngôn ngữ trong "Đôi bạn" và "Bƣớm trắng" mang tính hƣớng
nội, đặc tả đời sống nội tâm nhân vật .................................................... 80
2.2.2.1. Ngôn ngữ kể chuyện nhập vào nội tâm nhân vật .............................. 81
2.2.2.2. Ngôn ngữ miêu tả gắn với cảm xúc, tâm trạng nhân vật ................. 85
2.2.2.3. Ngôn ngữ nhân vật biểu hiện chiều sâu nội tâm ............................... 88
Chƣơng 3: MỘT SỐ ĐẶC SẮC TRONG NGÔN NGỮ NGHỆ
THUẬT CỦA NHẤT LINH ............................................................... 100
3.1. TẠO SẮC THÁI NGÔN NGỮ CỦA TẦNG LỚP THỊ DÂN TRUNG
LƢU ............................................................................................................100
3.2. CÓ NHỮNG KẾT HỢP TỪ MỚI TẠO CẢM GIÁC ÊM ÁI NGỌT
NGÀO .........................................................................................................105
3.3. DÙNG NHIỀU TÍNH TỪ DIỄN TẢ NHỮNG CẢM GIÁC MONG
MANH .........................................................................................................108
3.4. NHỮNG SO SÁNH ĐẸP, BAY BỔNG, TINH TẾ VÀ GỢI CẢM ..............112
C - KẾT LUẬN ......................................................................................... 121
PHỤ LỤC ................................................................................................. 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 128

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


A- PHẦN MỞ ĐẦU
0.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
0.1.1. Ngôn ngữ“là yếu tố thứ nhất của văn học” (M. Go-rơ-ki)
[69;215], “là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng
tạo, phong cách, tài năng của nhà văn" [69; 215]. Từ ngôn ngữ nghệ

thuật đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn là con đƣờng tiếp nhận văn
học phù hợp với bản chất của nghệ thuật ngôn từ.
0.1.2. Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930- 1945, Tự lực văn
đoàn là "nhóm quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên của nền
văn học Việt Nam hiện đại" (Hoàng Xuân Hãn). Trong Tự lực văn đoàn,
Nhất Linh là ngƣời sáng lập, ngƣời điều hành, đồng thời cũng là cây bút
trụ cột của nhóm. Mặc dù sáng tác không nhiều, nhƣng Nhất Linh đã
"vạch ra một con đường riêng", cách tân mạnh bạo trong các sáng tác cả
về nội dung và nghệ thuật, góp phần tạo danh tiếng cho tổ chức văn học
này. Nhất Linh và Tự lực văn đoàn "đã có những đóng góp lớn vào nghệ
thuật tiểu thuyết và tính hiện đại của tiểu thuyết, đóng góp vào câu văn
của dân tộc với lối văn trong sáng và rất Việt Nam" (Huy Cận).
0.1.3. Sự nghiệp văn học của Nhất Linh đã đƣợc nhiều ngƣời quan
tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, trong số những công trình nghiên cứu về sự
nghiệp văn học của Nhất Linh đã công bố, chƣa có công trình nào tập
trung tìm hiểu sâu vào ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn. Vấn đề này,
cách đây hơn 50 năm, đã đƣợc gợi ra: "Vấn đề ngôn ngữ Nhất Linh là
một điểm thiết tưởng cần phải được để ý và đề cao" (Nguyễn Văn Trung,
Tạp chí Văn số 14, 15.7.1964); nhƣng sau nhiều năm trôi qua, việc
nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật Nhất Linh vẫn chƣa có sự tiến triển
đáng kể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: "Ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất
Linh trong các sáng tác trước năm 1945" nhằm đi sâu nghiên cứu quá
trình vận động trong ngôn ngữ nghệ thuật Nhất Linh và thấy đƣợc những
đóng góp của nhà văn đối với quá trình hiện đại hóa ngôn ngữ văn học
dân tộc.
0.2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Tên tuổi và sự nghiệp văn học của Nhất Linh gắn liền với một tổ
chức văn học đã từng hoạt động sôi nổi, góp phần làm thay đổi diện mạo

văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Chính vì vậy, sự nghiệp văn học
“vang bóng một thời” của Nhất Linh đã trở thành một đối tƣợng nghiên
cứu văn học trong nhiều thập niên qua.
0.2.1. Khái quát tình hình nghiên cứu về Nhất Linh
Trong qua trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tập hợp đƣợc trên 60
tài liệu nghiên cứu về Nhất Linh từ những nguồn khác nhau: giáo trình,
sách nghiên cứu; bài báo, tranh, ảnh trên mạng Internetr.v.v…
Những tài liệu về Nhất Linh tập trung vào các nội dung sau:
- Thứ nhất: Cuộc đời, sở thích, tính cách của Nhất Linh và mối
quan hệ của nhà văn với gia đình, đồng nghiệp, bạn bè.
- Thứ hai: Những hoạt động chính trị của Nguyễn Tƣờng Tam
(Nhất Linh) trong khoảng 20 năm cuối đời.
- Thứ ba: Sự nghiệp văn chƣơng của Nhất Linh (tác phẩm, bài phê
bình, nghiên cứu…).
Qua những tài liệu đã tập hợp đƣợc về Nhất Linh, có thể nhận xét
khái quát nhƣ sau:
Về cá tính và con đƣờng chính trị của Nguyễn Tƣờng Tam (Nhất
Linh) có nhiều nhận định, đánh giá chƣa thống nhất, có khi trái ngƣợc
nhau. Song, về sự nghiệp văn chƣơng của Nhất Linh thì hầu hết các ý
kiến đều khẳng định những đóng góp quan trọng của nhà văn đối với Tự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
lực văn đoàn và đối với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam thời kì
từ nửa đầu thế kỉ XX đến tháng 8/1945. Tiêu biểu là ý kiến của các nhà
nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, Phan Cự Đệ, Trƣơng Chính, Bạch Năng Thi,
Phạm Thế Ngũ, Đỗ Đức Hiểu, Trần Thanh Mại.v.v.
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại (xuất
bản lần đầu năm 1942) đã đánh giá Nhất Linh ở nhiều phƣơng diện và
khẳng định thành công về thể loại tiểu thuyết của nhà văn: "Đọc Nhất
Linh từ trước đến nay, người ta thấy tiểu thuyết của ông tiến hoá rất
mau. Từ cái còn cổ lỗ như Nho phong, tiểu thuyết của ông đã đi vào loại

tình cảm, rồi đi thẳng lối tiểu thuyết luận đề, là một lối văn rất mới ở
nước ta. Đến nay trong loại tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết của Nhất
Linh vẫn là những tiểu thuyết chiếm địa vị cao hơn cả" [70;234].
Trƣơng Chính quan tâm nhiều hơn tới các tác phẩm của Nhất Linh
(Gánh hàng hoa, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Tối tăm). Ông đánh giá chung
về các tác phẩm đó với những lời trân trọng: "Cả hình thức và nội dung
thoát hẳn khỏi cái sáo cũ ngày trước và vạch ra một con đường riêng
khiến người đọc không thể không thích được" [44; 233].
Phan Cự Đệ đã viết một công trình nghiên cứu công phu với tựa
đề: Tự lực văn đoàn - con người và văn chương; và viết lời giới thiệu
cho các tác phẩm Đoạn tuyệt, Lạnh lùng của Nhất Linh khi tái bản.
Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Tự lực văn
đoàn, ông khẳng định: "Ngòi bút của Nhất Linh rất có tài miêu tả những
mối tình đầu trong sáng, đượm chút ngập ngừng, e thẹn, kín đáo và ý
nhị" [44;66].
Nguyễn Hoành Khung đã giới thiệu, đánh giá khái quát về sự
nghiệp sáng tác của Nhất Linh và đƣa ra những so sánh về nghệ thuật
miêu tả nhân vật giữa tác phẩm Lạnh lùng và Đôi bạn: "Với Lạnh lùng,
Nhất Linh không còn gò cốt truyện, dàn nhân vật nhằm minh hoạ cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
một luận đề nữa, mà đã đưa ngòi bút đi sâu hơn vào việc phân tích tâm
lí (...) và đạt tới một trình độ tiểu thuyết già dặn, thành thục. Đến Đôi
bạn (…) tác phẩm đào sâu tâm tư, khát vọng của một lớp thanh niên;
không luận đề, không tuyên ngôn, nhưng Đôi bạn lại như tác phẩm được
ấp ủ, gửi gấm tâm sự, phô diễn tâm trạng nhiều nhất của nhà văn" [47;
32].
Các tác giả Bạch Năng Thi, Bùi Xuân Bào, Thế Phong, Nguyễn
Hữu Hiếu, Hoàng Xuân Hãn, Phạm Thế Ngũ, Đặng Duy Diễn, Đỗ
Đức Hiểu, Trần Hữu Tá,… đều có bài nghiên cứu con ngƣời và văn
chƣơng của Nhất Linh. Họ đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản về nội

dung và nghệ thuật trong sáng tác của ông và khẳng định Nhất Linh là
"văn tài tiêu biểu của Tự lực văn đoàn" [44; 171].
Nhiều tác giả khác nhƣ Hà Minh Đức,Trần Đình Hƣợu, Lê Chí
Dũng, Trịnh Hồ Khoa, Lê Thị Đức Hạnh,… khi nghiên cứu về văn học
Việt Nam đầu thế kỷ XX và Tự lực văn đoàn đều có ý kiến đánh giá về
Nhất Linh. Các tác giả đã nêu ra những điểm hạn chế trong cuộc đời, sự
nghiệp chính trị của ông, nhƣng cũng thấy đƣợc những tiến bộ trong tƣ
tƣởng nghệ thuật và cách viết của nhà văn.
Gần đây, xuất hiện nhiều hơn các chuyên luận, luận văn, luận án
về Nhất Linh, tiêu biểu nhƣ: Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hoá
văn học (Vu Gia, NXB Văn hoá thông tin, H.1995); Tiểu thuyết của
Nhất Linh trước cách mạng tháng Tám (Luận án phó tiến sĩ khoa học
ngữ văn của Vũ Thị Khánh Dần, 1996); Nhất Linh con người và tác
phẩm (Lê Cẩm Hoa biên soạn, NXB Văn học; H. 2000); Nhất Linh -
cây bút trụ cột của Tự Lực văn đoàn (Mai Hƣơng tuyển chọn, NXB
Văn hoá thông tin; H. 2000); Truyện ngắn Nhất Linh trước năm 1945
(luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Song Bình, H. 2004); Nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong tiểu thuyết "Bướm trắng" của Nhất Linh (luận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
văn thạc sĩ của Hà Đình Sơn, H. 2006); Nghệ thuật xây dựng nhân vật
từ "Đôi bạn" đến "Bướm trắng" (Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị
Mai Hƣơng, TN. 2008).v.v…
Các tác giả đã xác định rõ vai trò và đóng góp của Nhất Linh trong
Tự lực văn đoàn và trong quá trình hiện đại hoá thể loại tiểu thuyết Việt
Nam
0.2.2. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh
Hiện nay chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về ngôn ngữ
nghệ thuật của Nhất Linh. Tuy nhiên, một số tác giả khi tìm hiểu về Nhất
Linh cũng đã đƣa ra một số những nhận xét về ngôn ngữ nghệ thuật của
ông.

Vũ Ngọc Phan cho rằng lời văn Nhất Linh: "nửa giản dị, nửa đài
điếm" [44; 170].
Trƣơng Chính trong bài "Nhất Linh" đã so sánh: "Lối hành văn
của Nhất Linh là một lối hành văn rất thi vị, thi vị ở ý mà ít ở lời. Nhất
Linh không đẽo gọt, trau chuốt câu văn của mình như Khái Hưng nhưng
tự nó có nhịp điệu , tự nó đã du dương vì ý bao hàm ở trong là một ý
thơ" [44; 239].
Vu Gia cũng có nhận xét về ngôn ngữ của Nhất Linh ở một số tác
phẩm nhƣ Bướm trắng: "Ông vẫn duy trì được lối viết trong sáng, giàu
chất thơ, chất hoạ vốn đã quen thuộc trong nhiều tác phẩm trước, nhưng
đến Bướm trắng đã thể hiện một phẩm chất nghệ thuật mới, tuy đôi chỗ
còn gượng gạo, thiếu tự nhiên, nhưng tác giả đã khai thác tinh tế những
tầng, những lớp, những ngóc ngách tâm lí éo le, khuất khúc của con
người" [43; 379]; hay Lạnh lùng: "Ông thường dùng một câu mà tả hết
mọi tâm hồn. Con mắt ông Nhất Linh quan sát quen đến nỗi một nhân
vật chỉ vụt qua truyện mà ông cũng vẽ được hoàn toàn. Theo với óc nhận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
xét chặt chẽ của ông , lời văn của ông cũng thu hình lại, chắc đẹp vì đã
thực thà như tâm hồn ông tả".
Bạch Năng Thi trong bài Nhất Linh - tác giả tiêu biểu đã đƣa ra
những lời đánh giá về ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh: "... lời văn
ngắn gọn, chặt chẽ, chính xác, vừa giản dị, vừa chọn lọc (…) Văn Nhất
Linh vừa rành mạch, trong sáng, vừa có nhạc điệu, có hình ảnh. Nó diễn
tả được những cảm giác tinh vi. Nó sử dụng các so sánh cụ thể, có khả
năng tạo hình và gợi cảm ".
Trong công trình nghiên cứu "Những cách tân trong nghệ thuật
văn xuôi Tự lực văn đoàn", Trịnh Hồ Khoa cũng đã nêu ra ý kiến xác
đáng: " Văn Nhất Linh ngắn gọn, chặt chẽ, chính xác, giản dị nhưng
không thiếu chất thơ. Giống con người Nhất Linh, văn ông tế nhị, có
chừng mực, trang nhã, tả rất đạt những tâm tình thanh sạch…" .

Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Mai Hƣơng - ĐHSP Thái
Nguyên - 2008, có đề cập đến một số thủ pháp xây dựng nhân vật, trong
đó có nhắc đến đặc điểm về ngôn ngữ miêu tả nhân vật của Nhất Linh
trong hai tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Song Bình - ĐHSP Hà Nội -
2004, có chỉ ra một số đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn
của Nhất Linh.
Nhìn chung các nhà nghiên cứu mới đã đƣa ra những nhận xét
khái quát về ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh hoặc đề cập đến một số
đặc điểm ngôn ngữ trong một vài tác phẩm chính. Song những nhận xét
của ngƣời đi trƣớc cũng đã gợi ý cho chúng tôi thực hiện đề tài này.
0.3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Quá trình sáng tác của Nhất Linh trải qua ba giai đoạn. Giai đoạn thứ
nhất là trƣớc năm 1930 với các tác phẩm: Nho phong, Người quay tơ; giai
đoạn thứ hai là thời gian tham gia Tự lực văn đoàn, với các tác phẩm tiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
biểu nhƣ: Đoạn tuyệt, Đôi bạn…và giai đoạn thứ ba là những tác phẩm
đƣợc viết sau cách mạng tháng Tám năm 1945 nhƣ: Xóm Cầu Mới, Dòng
sông Thanh Thuỷ.
Để phù hợp với điều kiện và mục đích nghiên cứu, đề tài chỉ tập
trung vào ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nhất
Linh ở giai đoạn sáng tác trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945:
Nho phong - Tiểu thuyết - 1924
Người quay tơ - Truyện ngắn - 1926
Nắng thu - Truyện dài - 1934
Đoạn tuyệt - Tiểu thuyết - 1934
Lạnh lùng - Tiểu thuyết - 1936
Tối tăm - Truyện ngắn - 1936
Hai buổi chiều vàng - Truyện ngắn - 1937
Đôi bạn - Tiểu thuyết - 1939

Bướm trắng - Tiểu thuyết - 1941
Các tác phẩm viết chung với Khái Hƣng không nằm trong đối tƣợng
nghiên cứu của đề tài vì theo chúng tôi đã có sự hoà lẫn về ngôn ngữ nghệ
thuật của hai tác giả. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi cũng
không mở rộng tới số tác phẩm Nhất Linh viết sau Cách mạng tháng Tám
năm 1945.
0.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
0.4.1. Phƣơng pháp thống kê, phân loại
Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp thống kê, phân loại. Phƣơng pháp
này giúp nhận diện những lớp từ, kiểu câu, những biện pháp tu từ … mà
Nhất Linh sử dụng trong các sáng tác.
0.4.2. Phƣơng pháp so sánh
Để thấy rõ sự chuyển biến của ngôn ngữ nghệ thuật Nhất Linh
trong quá trình sáng tác và cá tính sáng tạo của nhà văn, chúng tôi sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
dụng phƣơng pháp so sánh: so sánh ngôn ngữ của chính nhà văn qua các
giai đoạn sáng tác và so sánh ngôn ngữ của ông với các nhà văn khác
cùng thời, trong cùng khuynh hƣớng nhƣ Hoàng Ngọc Phách, Thạch
Lam, Khái Hƣng hoặc khác khuynh hƣớng nhƣ Ngô Tất Tố, Vũ Trọng
Phụng, Nam Cao.
0.4.3. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
Chúng tôi phân tích những đặc điểm cơ bản trong cách dùng từ,
đặt câu, sử dụng các biện pháp tu từ… của Nhất Linh, từ đó tổng hợp đi
đến những nhận xét khái quát.
0.4.4. Phƣơng pháp lịch sử
Ngôn ngữ bao giờ cũng mang dấu ấn văn hoá của thời đại, khi
nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh, chúng tôi luôn đặt
trong hoàn cảnh xã hội văn hoá cụ thể. Việc vận dụng phƣơng pháp này
giúp chúng tôi thấy đƣợc bƣớc chuyển trong ngôn ngữ nghệ thuật Nhất
Linh qua quá trình sáng tác và những đóng góp của ông trong việc hiện

đại hoá ngôn ngữ văn học dân tộc.
0.4.5. Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành
Vấn đề ngôn ngữ nghệ thuật có mối liên quan đến nhiều lĩnh vực
khoa học khác nhƣ lý luận văn học, ngôn ngữ học, thi pháp học, tâm lý
học,… Do đó chúng tôi vận dụng tổng hợp phƣơng pháp nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học. Chúng sẽ hỗ trợ, bổ sung cho nhau để soi sáng các
khía cạnh của vấn đề.
0.4.6. Phƣơng pháp nghiên cứu tác giả
Muốn tìm hiểu đƣợc ngôn ngữ nghệ thuật phải đặt đối tƣợng
nghiên cứu trong mối quan hệ với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của
nhà văn. Chúng tôi đặc biệt coi trọng và vận dụng triệt để phƣơng pháp
nghiên cứu tác giả trong quá trình nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của
Nhất Linh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
0.4.7. Phƣơng pháp hệ thống
Ngôn ngữ nghệ thuật là một hệ thống cấu trúc bao gồm nhiều yếu
tố quan hệ chặt chẽ với nhau, nó lại nằm trong những chỉnh thể trọn vẹn
khác là văn bản nghệ thuật và thế giới nghệ thuật của nhà văn, là dòng
văn học, trào lƣu văn học nhà văn có mặt. Vì vậy các vấn đề cụ thể đƣợc
triển khai trong luận văn đều đƣợc đặt trong mối quan hệ hệ thống.
Chúng tôi luôn coi trọng phƣơng pháp hệ thống khi tiến hành nghiên cứu
đối tƣợng.
0.5. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Ứng dụng lí thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật vào nghiên cứu ngôn
ngữ nghệ thuật của Nhất Linh, đề tài nhằm đạt đƣợc các mục đích sau:
1. Phân tích, đánh giá các bước chuyển biến của ngôn ngữ nghệ
thuật Nhất Linh trong quá trình sáng tác ( trước1945).
2. Tìm hiểu một số nét đặc sắc trong ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất
Linh
3. Rút ra kết luận về những đóng góp của Nhất Linh đối với quá

trình phát triển của ngôn ngữ văn học nước nhà và chỉ ra hạn chế (nếu
có).
0.6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Đây là công trình chuyên biệt đầu tiên về ngôn ngữ nghệ thuật
của Nhất Linh.
- Công trình góp phần khẳng định rõ hơn cá tính sáng tạo và vai
trò cách tân văn học của Nhất Linh.
- Góp thêm một tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập về nhà văn
Nhất Linh và về ngôn ngữ nghệ thuật trong văn học Việt Nam hiện đại.
0.7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn gồm ba chƣơng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chương I: Giới thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật và những yếu tố cơ
bản chi phối ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh.
Chương II: Sự vận động trong ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh
(trƣớc và sau khi tham gia Tự Lực văn đoàn).
Chương III: Một số đặc sắc trong ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất
Linh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
B - NỘI DUNG
Chƣơng 1
GIỚI THUYẾT VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN CHI PHỐI NGÔN NGỮ
NGHỆ THUẬT CỦA NHẤT LINH
1.1. GIỚI THUYẾT VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
1.1.1. Khái niệm "Ngôn ngữ nghệ thuật"
Theo cuốn Lí luận văn học (Phƣơng Lựu chủ biên), Ngôn ngữ
nghệ thuật là: "…một hệ thống các phương thức, quy tắc thông báo
bằng tín hiệu thẩm mĩ của một ngành, một sáng tác nghệ thuật. Người ta

có thể nói "ngôn ngữ ba lê", "ngôn ngữ chèo", "ngôn ngữ điện ảnh".
Cũng có thể nói đến ngôn ngữ nghệ thuật của sáng tác văn học trên cấp
độ đó" [55; 185/186]. Khái niệm này đã nêu ra cách hiểu khái quát về
ngôn ngữ nghệ thuật nhƣng chƣa chỉ ra đƣợc những nét riêng của ngôn
ngữ nghệ thuật với tƣ cách là phƣơng tiện biểu hiện của các sáng tác văn
học - loại hình nghệ thuật ngôn từ. Vì thế khái niệm "Ngôn ngữ nghệ
thuật" cần đƣợc khu biệt rõ hơn.
Theo chúng tôi "Ngôn ngữ nghệ thuật" là ngôn ngữ đƣợc sử dụng
một cách nghệ thuật trong các tác phẩm văn học, đó là ngôn ngữ mang
tính hình tƣợng, tính biểu cảm và thể hiện rõ cá tính sáng tạo của nhà
văn. Trong thực tế, thuật ngữ này thƣờng đƣợc dùng tƣơng đƣơng với
các thuật ngữ: Ngôn từ nghệ thuật, Ngôn ngữ văn học, Lời văn nghệ
thuật.
Bản chất của ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ mang tính toàn
vẹn, cụ thể, sinh động, có tính thẩm mĩ trong các tác phẩm văn học, chứ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
không phải là ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp khác hoặc ngôn
ngữ với tƣ cách đối tƣợng chuyên biệt của ngôn ngữ học.
1.1.2. Vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật
* Trong hoạt động sáng tạo:
Với nhà văn: ngôn ngữ chính là công cụ, là chất liệu để nhà văn
xây dựng hình tƣợng văn học và giao tiếp nghệ thuật, qua đó gửi gắm ý
đồ nghệ thuật của mình. Ngôn ngữ nghệ thuật có "cội nguồn từ ngôn ngữ
nhân dân", nhƣng đƣợc chọn lọc, rèn giũa qua lao động nghệ thuật của
nhà văn, trở thành phƣơng tiện biểu hiện nghệ thuật. Nhà nghiên cứu
Phan Cự Đệ nhận thấy: "Ngôn ngữ khoa học không mấy khi có nhiệm vụ
tái hiện lại mối quan hệ tình cảm giữa người nói với đối tượng được nói
đến. Còn ngôn ngữ nghệ thuật thì bao giờ cũng tìm cách truyền các quan
điểm của nghệ sĩ vào đối tượng được miêu tả, truyền vào đấy cái lối nhìn
sự vật, cách nhận thức và cảm quan về thế giới của anh ta, nói tóm lại là

ngôn ngữ đó mang dấu ấn của cá tính và phong cách nghệ sĩ. Đặc điểm
nói trên tạo nên sức rung cảm, thuyết phục và thu hút đặc biệt của ngôn
ngữ nghệ thuật" [32; 343].
Vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật đối với hoạt động sáng tạo của
nhà văn cũng đƣợc các tác giả cuốn "Từ điển thuật ngữ văn học" khẳng
định: "Ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện
cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn" [69; 215]. Thông
qua ngôn ngữ nghệ thuật, mỗi nhà văn có điều kiện bộc lộ tài năng và cá
tính sáng tạo độc đáo của mình.
Với các thời kì, các trào lưu văn học: ngôn ngữ nghệ thuật chịu sự
chi phối của môi trƣờng văn hoá xã hội. Kho ngôn ngữ là của toàn dân,
đƣợc bồi đắp qua các thời kỳ lịch sử, nhƣng cách sử dụng nhƣ thế nào lại
phụ thuộc vào nhãn quan ngôn ngữ của mỗi thời đại, mỗi trào lƣu văn
học. Ngôn ngữ nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hoá của thời đại, mỗi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
một trào lƣu văn học, mỗi một thể loại văn học có những nét riêng trong
sử dụng ngôn ngữ. Trong những đặc điểm chung về thời đại, về trào lƣu
sáng tác, mỗi nhà văn với cá tính, với vốn sống, trình độ văn hoá và quan
điểm thẩm mĩ của mình lại tạo ra phong cách ngôn ngữ riêng. Vì thế
ngôn ngữ nghệ thuật cũng góp phần tạo ra diện mạo phong phú, đa dạng
của một nền văn học.
Với các thể loại văn học: mỗi thể loại có đặc điểm ngôn ngữ riêng.
Ngôn ngữ của thể loại trữ tình mang đậm dấu ấn cảm xúc chủ quan của
nhà nghệ sĩ. Sự lựa chọn từ ngữ, phƣơng thức tu từ trong tác phẩm trữ
tình bao giờ cũng nhằm làm cho nội dung cảm xúc, thái độ đánh giá, sự
đồng cảm hay phê phán của chủ thể trở nên nổi bật. Mỗi câu thơ dƣờng
nhƣ đều có những từ chứa đựng sức nặng của tình cảm. Ngƣời xƣa gọi
đó là "thi nhãn" tức là những tiêu điểm để từ đó nhìn thấu tâm hồn tác
giả. Còn thể loại tự sự tái hiện đời sống thông qua việc miêu tả sự kiện, ở
loại này tác giả có thể đứng ngoài kể, cũng có thể để cho nhân vật tự kể.

Vì thế ngôn ngữ của thể loại tự sự là ngôn ngữ mang tính khách quan:
"lời tự sự là lời miêu tả, trần thuật theo lối kể lể, phân tích, chỉ ra các
thuộc tính một cách khách quan" [55; 365].
Giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ tiểu thuyết, còn nhận thấy sự khác
biệt nhƣ sau: "Nếu như trong thơ, ngôn ngữ trước hết cần phải đẹp, cao
cả và trang trọng thì trong tiểu thuyết, ngôn ngữ trước hết cần phải
chính xác, có khả năng tái tạo lại các đối tượng trong hình thái cá thể,
không lắp lại của nó" [32; 349].
Không chỉ có sự khác nhau trong ngôn ngữ giữa các thể loại, mà
ngay trong cùng một thể loại ở mỗi thời đại khác nhau lại có cách sử
dụng ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ tự sự trung đại khác với ngôn ngữ
tự sự hiện đại. Thậm chí trong cùng một thể loại, ở cùng một hoàn cảnh
lịch sử, nhƣng ở những phƣơng pháp sáng tác khác nhau thì ngôn ngữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
nghệ thuật cũng có những điểm khác nhau. Ngôn ngữ tiểu thuyết hiện
thực cũng khác với ngôn ngữ tiểu thuyết lãng mạn. Ngôn ngữ của tiểu
thuyết hiện thực giản dị, chân thật, "mỗi từ đều phải dễ hiểu đối với
người đánh xe ngựa chở các cuốn sách từ nhà in đi" (Tônxtôi)" [32;
325]; đồng thời phải mang tính điển hình nghĩa là phản ánh đúng tính
cách, gắn liền với tâm lí xã hội và hoàn cảnh sinh sống của nhân vật,
phản ánh đúng cái điển hình trong cuộc sống.
Còn "trong tiểu thuyết lãng mạn, dấu ấn chủ quan của nghệ sĩ bộc
lộ rất rõ trong màu sắc ngôn ngữ, trong lối nói cường điệu và phóng đại,
lối nói trang trọng gây hưng phấn, lối dùng các biện pháp tu từ, lối dùng
một thứ văn giàu nhạc điệu…" [32; 347].
Tóm lại, ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ mang đặc trƣng ngôn
ngữ thời đại, ngôn ngữ thể loại, trào lƣu mà còn thể hiện rõ cá tính sáng
tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật sẽ
giúp các nhà nghiên cứu khám phá sâu hơn về về thế giới nghệ thuật và
phong cách nghệ thuật của nhà văn trên nền chung của một thời đại, một

trào lƣu văn học, một thể loại văn học.
* Với hoạt động tiếp nhận văn học:
Trong hoạt động tiếp nhận, ngôn ngữ nghệ thuật cũng có vai trò
quan trọng. Đó là "yếu tố đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc đối
với tác phẩm" [49; 148]; là "hình thức vật chất duy nhất cho sự tồn tại
nội dung tác phẩm" [17; 308]. Và từ yếu tố trực tiếp, đầu tiên, duy nhất
ấy mà ngƣời đọc có thể tìm hiểu, khám phá tƣ tƣởng nghệ thuật, thế giới
hình tƣợng…đã đƣợc nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.
Tiếp nhận văn học dù với mục đích nào thì cũng đều phải bắt đầu
từ ngôn ngữ nghệ thuật, bởi vì "cả hình tượng nhân vật, bức tranh phong
cảnh, cốt truyện, kết cấu, chủ đề, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật về thế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
giới và con người… chỉ được nắm bắt nhờ những hình thức của ngôn từ"
[40; 170].
Ngôn ngữ nghệ thuật chứa đựng trong đó cả thế giới nghệ thuật
mà nhà văn đã sáng tạo, từ nhân vật đến không gian, thời gian, chi tiết,
cốt truyện, kết cấu… không một bình diện nào nằm ngoài ngôn ngữ nghệ
thuật. Chính vì thế muốn nắm bắt đƣợc thế giới nghệ thuật ấy của nhà
văn, ngƣời đọc không thể không đi sâu khám phá ngôn ngữ trong tác
phẩm.
Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của một tác giả hay của một thể
loại, một trào lƣu văn học là một phƣơng diện quan trọng trong nghiên
cứu văn học.
1.2. NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÔN NGỮ NGHỆ
THUẬT CỦA NHẤT LINH
1.2.1.
Những biến đổi trong đời sống xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX
1.2.1.1. Sự tiếp xúc với văn hoá phương Tây
Xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX có sự biến đổi sâu sắc từ xã hội
phong kiến sang xã hội thực dân nửa phong kiến trong cuộc tiếp xúc với

phƣơng Tây. Những thay đổi này một mặt nằm trong kế hoạch khai thác
thuộc địa tàn bạo mà thực dân Pháp đã vạch ra. Mặt khác theo hƣớng
tích cực, với vai trò là "công cụ vô thức của lịch sử", nó lại có tác dụng
đƣa Việt Nam dần thoát khỏi sự trì trệ ngàn năm của chế độ phong kiến
lạc hậu, dần bƣớc vào con đƣờng hiện đại Tây phƣơng. Sự thay đổi ấy
kéo theo sự biến đổi trong ý thức, tâm lý ngƣời dân, mà văn học là sự thể
hiện tập trung và cao độ nhất.
Song song với quá trình biến đổi ấy là sự xuất hiện của các đô thị
theo mô hình Tây phƣơng. Các đô thị mọc lên đã làm thay đổi hẳn cơ
cấu giai cấp, những tầng lớp mới đƣợc hình thành đã tạo nên sự đa dạng
và phức tạp cho đời sống chính trị xã hội của đất nƣớc. Trƣớc kia, trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
xã hội Việt Nam có bốn hạng "tứ dân": Sĩ - Nông - Công - Thƣơng. Thì
thời điểm này có thêm những ông thông, ông phán làm việc cho Pháp,
công nhân làm việc trong các công xƣởng, hầm mỏ, nông dân bị phá sản,
mất hết ruộng đất phải lên thành phố kiếm sống. Tại đây có thể gặp đƣợc
đủ hạng ngƣời, từ lƣu manh, thất nghiệp đến lớp bình dân nghèo, tầng
lớp trung lƣu và cả giới thƣợng lƣu tƣ sản đua nhau thanh lịch, học theo
kiểu cách, lối sống phƣơng Tây. Họ phải quen với cuộc sống khác xƣa:
"Chúng ta ở nhà Tây, đội mũ Tây, đi giày Tây, mặc áo Tây.
Chúng ta dùng đèn điện, đồng hồ, ô tô, xe lửa, xe đạp(…). Nói làm sao
cho xiết những điều thay đổi về vật chất phương Tây đã đưa tới chúng
ta. Cho đến những nơi hang cùng, ngõ hẻm, cuộc sống cũng không còn
giữ nguyên hình ngày trước. Nào dầu Tây, diêm Tây, nào vải Tây, chỉ
Tây, kim Tây, đinh Tây" [76; 16].
Lối sống coi trọng vật chất, hàng hoá, tiền bạc phá vỡ các quan
hệ luân thƣờng. Nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa ở thành thị đã làm con
ngƣời trở thành những cá nhân. Mà "trong một xã hội cá nhân trở thành
thực tế, thì luân thường - những quan hệ đạo lí bất biến - quá đơn giản,
chật hẹp, không thể chứa đựng nổi sự phức tạp đa dạng sự biến động

của thực tế cuộc sống. Ân tình không thể giải quyết hết các quan hệ.
Người ta phải tìm thế giới xã hội cách khác, có thái độ khác và chờ đợi
văn học đưa lại cho mình những cái khác trước" [36; 24].
Lối sống thay đổi đã tạo nên sự thay đổi trong tƣ tƣởng, tình cảm,
tâm lí của con ngƣời thời đại. Điều đó đòi hỏi văn học cũng phải thay đổi
từ tƣ tƣởng, quan niệm thẩm mĩ đến hình thức thể hiện. Quan niệm "văn
dĩ tải đạo", "thi dĩ ngôn chí" của văn học trung đại không còn phù hợp
với nhu cầu thƣởng thức của tầng lớp công chúng chủ yếu của văn học
lúc này nữa (tầng lớp thị dân). Trong cuộc sống mới , thế lực đồng tiền
lên ngôi, con ngƣời cá nhân cần khẳng định và tự tôn, ngƣời ta chờ đợi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
và mong muốn một nền văn học sát với cuộc sống hiện thực đang diễn ra
hàng ngày: "Người ta cần hiểu rõ, hiểu kĩ cuộc sống với tất cả những chi
tiết đầy đủ, những chi tiết cụ thể trong cuộc sống bình thường thế tục.
Người ta muốn nếm trải cái có thật (hay có thể có thật), chứ không phải
được khích lệ bằng những tấm gương trung hiếu, minh hoạ bằng đạo
nghĩa… Người ta cũng muốn xúc cảm, muốn mở mang như những con
người cá nhân, chứ không phải xúc động như khi chiêm ngưỡng tấm
gương cao cả của các vị thánh xuất chúng" [36; 24 / 25].
Khát vọng đó của tầng lớp công chúng đã trở thành nhu cầu, thành
thị hiếu văn học, đòi hỏi nền văn học mới đáp ứng. Điều đó cũng góp
phần lí giải tại sao những đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh
lại gắn với tầng lớp công chúng đông đảo này.
1.2.1.2. Sự phổ biến và phát triển của chữ quốc ngữ
Sự xuất hiện của chữ quốc ngữ là một cuộc cách mạng trong hệ
thống ngôn ngữ - văn tự của dân tộc ta. Trong thời kì phong kiến, chữ
Hán là văn tự chính thống đƣợc điển phạm hoá và hành chính hoá. Với
tƣ cách là văn tự vay mƣợn, lại đƣợc coi là "chữ thánh hiền", chữ Hán
chỉ đƣợc phổ biến trong phạm vi hạn hẹp của tầng lớp Nho sĩ theo đòi
"cửa Khổng. sân Trình". Hơn nữa nó không dựa trên cơ sở ngôn ngữ (lời

ăn tiếng nói) dân tộc, nên cũng không thể đƣa ra phổ biến rộng rãi trong
nhân dân. Chữ Nôm tuy là sáng tạo của nhân dân ta nhƣng lại lấy cơ sở
Hán tự mà cải biên đi, dùng ghi âm tiếng Việt nên cũng không thực thích
hợp. Chính điều đó đã tạo nên tính chất bó hẹp của văn học cổ điển trong
sáng tạo và thƣởng thức.
Sang tới chữ quốc ngữ, tình hình lại khác hẳn. Với ƣu điểm dễ
đọc, dễ viết, chữ quốc ngữ đã nhanh chóng đƣợc phổ biến trong nhân
dân. Bất cứ ngƣời dân bình thƣờng nào cũng có thể học và tự ghi chép
lại lời ăn, tiếng nói hàng ngày. Nhiệm vụ "văn - ngữ nhất thể" mà văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
học Việt Nam thực hiện trong quá trình hiện đại hoá đầu thế kỷ XX
không thể thực hiện đƣợc nếu không có sự xuất hiện của chữ quốc ngữ.
Ngƣợc dòng thời gian, có thể thấy chữ quốc ngữ đã có một lịch sử
dài lâu nhƣng suốt ba thế kỷ trƣớc nó không có điều kiện phát triển. Năm
1651, với việc cuốn Từ điển An Nam - La tinh - Bồ Đào Nha do cố đạo
A.de Rhode soạn đƣợc in ở Vatican, Roma, đƣợc coi là mốc ra đời của
chữ quốc ngữ. Tuy nhiên thứ văn tự này chỉ tồn tại trong phạm vi những
ngƣời công giáo. Mãi hơn 200 năm sau, năm 1862 thực dân Pháp chiếm
ba tỉnh miền Đông Nam Bộ và ra tờ "Gia Định báo" (1865 - 1909), nhằm
ban bố những chính sách với dân thuộc địa. Từ đây, chữ quốc ngữ mới
bắt đầu đƣợc phổ biến rộng rãi.
Cùng với quá trình mở rộng xâm lƣợc và đặt nền bảo hộ của thực
dân Pháp trên xứ An Nam, thứ văn tự mới cũng đƣợc mở rộng phạm vi
sử dụng. Ngƣời Pháp đã sớm nhìn thấy những mặt mạnh của của loại
văn tự này so với chữ Hán trong việc truyền bá những chính sách cai trị:
tính dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ đánh vần, ghi âm. Mặt khác, nhằm nhanh
chóng xoá bỏ những ảnh hƣởng của chế độ phong kiến xứ thuộc địa mà
một trong số đó, đầu bảng là Hán văn nên trong thời kì đầu, Pháp ra sức
ủng hộ chữ quốc ngữ. Nghị định ngày 6/4/1878 viết : "Kể từ
ngày1/1/1882 không một tuyển dụng nào được thi hành, không một

thăng trật nào cho phép trong ngạch phủ, huyện. tổng đối với bất cứ ai ở
trong tình trạng không viết được chữ quốc ngữ" [48; 34]. Tiếp theo đó,
ngày 18/ 9/1924, Nghị định của toàn quyền Đông Dƣơng cho phép dạy
chữ quốc ngữ ở ba năm đầu trong sáu năm cấp tiểu học
Tuy nhiên, công lao hàng đầu trong việc phổ biến rộng rãi chữ
quốc ngữ đầu thế kỉ XX, qua đó hình thành nền quốc văn mới, phải kể
đến những nhà Nho yêu nƣớc cùng các trí thức có đầu óc tiên tiến "như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trần Quý Cáp, Nguyễn Phan Lãng, Nguyễn Quyền, Phan Bội Châu,
Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng:
"Chữ quốc ngữ là hồn trong nước
Phải đem ra tính trước dân ta
Sách Âu Mỹ, sách Chi na
Chữ kia, chữ nọ dịch ra tỏ tường"
(Trần Quý Cáp)
(…) Và trong sáu chương trình của Văn minh tân học sách thì việc
học và dạy quốc ngữ ở vị trí số 1. Số 1, bởi nó có tầm quan trọng nhất
đối với việc xây dựng một nền văn hoá mới, để thay cho toàn bộ nền văn
chương học thuật cũ" [Dẫn theo giáo sƣ Phong Lê, Tạp chí Hán Nôm
số 5 (66) - 2004].
Tất cả họ - những nhà làm cách mạng văn tự mới đầu thế kỉ XX -
đã tạo ra những ảnh hƣởng cực kì to lớn cho hậu thế và cho ngay chính
thời kì đó. Một là mở đầu cho một ngành mới là báo chí, hai là mở đầu
cho một nghề mới là nghề in ấn - nghề trọng yếu trong xã hội hiện đại,
ba là khơi nguồn cho các loại hình văn học khác nhau phát triển. Với tất
cả những lí do trên, sự xuất hiện và phổ biến của chữ quốc ngữ đã tạo
một nền tảng quan trọng, là tiền đề trực tiếp cho nền quốc văn mới hình
thành. Sống trong giai đoạn lịch sử đang có những biến chuyển mạnh mẽ
ấy, cũng nhƣ nhiều trí thức tân học đƣơng thời, Nhất Linh không chỉ tiếp
nhận đƣợc những thành tựu do sự phát triển của chữ quốc ngữ đem lại,

mà còn khao khát xây dựng một nền quốc văn mới bằng chữ quốc ngữ.
1.2.1.3. Khát vọng xây dựng một nền quốc văn mới của tầng lớp trí
thức tân học đầu thế kỷ XX
Những năm đầu thế kỉ XX, văn học viết bằng chữ Hán lặng lẽ dần
rồi tàn lụi, văn học Việt Nam đã đƣợc chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ
của văn học quốc ngữ. Tuy nhiên, nói một cách đầy đủ hơn về mặt hệ
thống ngôn ngữ đƣợc sử dụng thì "có thể coi văn học mới như một nền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
văn học kế thừa trực tiếp văn học Nôm của văn học dân tộc mười thế kỉ
trước" [36; 213]. Nhƣng những thành tựu của văn học chữ Nôm, thời kỳ
trung đại chủ yếu ở địa hạt thơ ca, còn văn xuôi không phát triển: "Nền
văn học truyền thống của ta căn bản là một nền văn học văn vần. Văn
xuôi cũng phải có nhạc điệu, tiết tấu hoặc là viết theo thể biền ngẫu,
hoặc là phải viết chen vào những đoạn văn vần. Văn xuôi viết bằng tiếng
nói thông tục không phát triển" [36; 32]. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các
nhà văn hiện đại là phải xây dựng ngôn ngữ văn xuôi mới: "Sự hình
thành văn xuôi mới , văn xuôi hiện đại được coi là sự kiện quan trọng
nhất của ngôn ngữ văn học Việt Nam thế kỷ XX" [34; 819].
Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, phong trào sáng tác văn xuôi
bằng chữ quốc ngữ đã đạt đƣợc những thành tựu bƣớc đầu. Có thể kể đến
các tác phẩm: Truyện thầy Lazazo Phiền (năm 1887) của P.J.B. Nguyễn
Trọng Quản, tác phẩm đƣợc coi là "cuốn tiểu thuyết bằng Quốc ngữ viết
theo phương Tây sớm hơn cả ở miền Nam" [34; 12]; tiểu thuyết chƣơng hồi
Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân (năm 1910) của Trƣơng Duy Toản,
Hoàng Tố Oanh hàm oan (năm 1910) của Trần Chánh Chiểu, Giấc mộng
con của Tản Đà (1915) và một loạt truyện ngắn của Phạm Duy Tốn,
Nguyễn Bá Học.v.v.
Tuy nhiên văn xuôi trong khoảng 20 năm đầu thế kỉ XX còn rơi vào
hai hƣớng: Một là dấu ấn của văn xuôi truyền thống còn đậm đặc trong các
sáng tác của những nhà Nho, những trí thức chịu ảnh hƣởng Hán học nhƣ

truyện của Phan Bội Châu, truyện của Tản Đà. Hai là văn xuôi có thiên
hƣớng vay mƣợn về cốt truyện, phóng tác, phỏng theo một cuốn sách có
giá trị nào đó của phƣơng Tây. Chẳng hạn nhƣ Hồ Biểu Chánh có nhiều
cuốn tiểu thuyết viết theo lối này nhƣ Chúa Tàu kim quy (phỏng theo Bá
tƣớc Monto Crito của Alexandre Du mas), Không gia đình (phỏng theo
Sans famili của Hectơ Malot), Ngọn cỏ gió đùa (phỏng theo Những ngƣời
khốn khổ của Victor Huygo).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nói nhƣ Kiều Thanh Quế "Văn học chữ quốc ngữ chậm tiến bộ!... Sự
chậm tiến ấy là do chúng ta - những ông đồ nho không chịu nhìn xa trông
rộng - những ông đồ Tây chỉ biết ca tụng cái hay, cái giỏi của Tây phương,
rập khuôn theo người phương Tây, quên thuần phong mỹ tục nước nhà…"
[43; 33].
Tinh thần Hán Việt là nguồn gốc của lịch sử, của văn minh dân
tộc. Trên tinh thần ấy, cụ Nguyễn Bá Trạc, một nhà nho uyên thâm, có
thiện cảm với phái tân học, đã nói trong bài duyễn thuyết ở hội Trí Tri
(Hà Nội), ngày 7.10.1920: "…muốn bảo tồn quốc tuý cũng có thể lấy
chữ quốc ngữ mà bảo tồn, không cần phải Hán tự. Nhưng mà chữ Hán
thật là tài liệu tốt cho văn quốc ngữ (…). Tôi xin khuyên các ngài tân
học đã thành tài nên nghiên cứu cho thâm Hán học. Các ngài sẽ là
những bậc văn học chủ công ở trong thời đại mới mẻ này, học thuật Thái
tây nhờ có các ngài mà truyền bá trong nước ta, quốc dân cũng lấy làm
cảm ơn các ngài lắm (…). Tôi chỉ trông rằng sau này sẽ có một ngày kia,
học mới, học cũ cùng chung đúc lại một lò, mà thành ra một nền văn học
riêng của Việt Nam ta, thế thì con đường học vấn của ta vinh hạnh biết
dường nào! Nhưng mà, muốn cho đạt được sự ao ước ấy thì đương trông
mong ở các ngài vậy" [43; 34].
Nhƣ thế, bƣớc vào thập niên 20 của thế kỷ XX các cây bút cựu
học không còn đảm đƣơng nổi trọng trách mà lịch sử giao cho. Và nhiệm
vụ đó đƣợc trao cho "những người tân học yêu quê hương, yêu tiếng

Việt, đặc biệt phần lớn họ sinh vào thế kỉ XX, chính họ "đã nhận lãnh
phiên gác mới", làm sáng lên nền văn chương quốc ngữ " [43;35].
Những năm 20 của thế kỉ trƣớc đã dấy lên một phong trào sôi nổi
cổ động "xây đắp nền quốc văn mới", rất nhiều nhà văn hƣởng ứng.
Trong văn xuôi, một loạt tiểu thuyết viết theo lối mới đã ra đời nhƣ Giọt
máu chung tình (1920 - Tân Dân Tử), Cành lê điểm tuyết (1921 - Đặng
Trần Phất), Oan kia theo mãi (1922 - Lê Hoằng Mƣu)… Đặc biệt Tố

×