Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Tổng Hà Quảng, huyện Thạch Lâm, tỉnh Cao Bằng thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.18 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG THỊ THU THỦY

RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỔNG HÀ QUẢNG HUYỆN THẠCH LÂM
TỈNH CAO BẰNG THẾ KỶ XIX

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Thái Nguyên, năm 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG THỊ THU THỦY

RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỔNG HÀ QUẢNG HUYỆN THẠCH LÂM
TỈNH CAO BẰNG THẾ KỶ XIX
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60220313

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀM THỊ UYÊN

Thái Nguyên, năm 2014



LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn khoa học
PGS.TS Đàm Thị Uyên, các thầy cô trong tổ Lịch sử Việt Nam – Khoa học lịch
sử, trường Đại học Sư phạm Thái Ngun, đã chỉ bảo tận tình, động viên khích
lệ tác giả trong q trình học tập và hồn thiện luận văn.
Trong thời gian đi thực tế làm luận văn tại các làng xã, tác giả đã nhận
được sự giúp đỡ của già làng, trưởng bản, Ủy ban nhân dân huyện Hà Quảng.
Tác giả xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã giúp
đỡ tác giả trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Thái Ngun, tháng 08 năm 2014
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thu Thủy

i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác

Thái Ngun, tháng 08 năm 2014
Tác giả luận văn

Hồng Thị Thu Thủy

XÁC NHẬN


XÁC NHẬN

CỦA KHOA CHUN MƠN

CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS Đàm Thị Uyên

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Lời cam đoan..................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt ................................................................................... iv
Danh mục các bảng ........................................................................................... v
Danh mục các biểu đồ....................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu .....................................4
4. Nguồn tư liệu của đề tài. ................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................6
6. Đóng góp của đề tài .......................................................................................6
7. Cấu trúc của luận văn....................................................................................7
Chương 1: KHÁI QUÁT TỔNG HÀ QUẢNG HUYỆN THẠCH LÂM
TỈNH CAO BẰNG...........................................................................................8

1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. ...............................................................8
1.1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................8
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................9
1.2. Khái quát lịch sử hành chính .....................................................................13
1.3. Các thành phần dân tộc .............................................................................15
1.3.1. Dân tộc Nùng .........................................................................................17
1.3.2. Dân tộc Tày............................................................................................19
1.3.3. Dân tộc Mông.........................................................................................20
1.3.4. Dân tộc Kinh ..........................................................................................21
1.3.5. Dân tộc Dao ...........................................................................................22
1.3.6. Các dân tộc khác ....................................................................................23
1.4. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội Hà Quảng.........................................24
1.4.1. Về kinh tế...............................................................................................24

iii


1.4.2. Về văn hóa – xã hội ...............................................................................28
Chương 2: RUỘNG ĐẤT Ở TỔNG HÀ QUẢNG HUYỆN THẠCH LÂM
TỈNH CAO BẰNG THẾ KỶ XIX ................................................................31
2.1. Địa bạ Hà Quảng nửa đầu thế kỷ XIX .......................................................31
2.2. Ruộng đất ở Hà Quảng theo địa bạ năm Gia Long 4 (1805) ......................33
2.2.1. Tình hình ruộng đất khu vực miền núi phía Bắc trước thế kỷ XIX. ........33
2.2.2. Tình hình ruộng đất của Hà Quảng tỉnh Cao Bằng theo địa bạ năm Gia
Long 4 (1805)..................................................................................................34
2.3. Tình hình ruộng đất của Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng qua tư liệu địa bạ
Minh Mệnh 21 (1840)......................................................................................48
2.4. So sánh sở hữu ruộng đất ở Hà Quảng nửa đầu thế kỷ XIX theo địa bạ
Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840). ..................................................55
2.5. Chế độ tô thuế ...........................................................................................63

Chương 3: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỔNG HÀ QUẢNG HUYỆN
THẠCH LÂM TỈNH CAO BẰNG THẾ KỶ XIX .......................................69
3.1. Trồng trọt ..................................................................................................70
3.1.1. Canh tác lúa nước...................................................................................70
3.1.2. Làm nương rẫy .......................................................................................79
3.1.3. Làm vườn...............................................................................................84
3.2. Chăn nuôi .................................................................................................85
3.2.1. Nuôi gia súc ...........................................................................................86
3.2.2. Nuôi gia cầm ..........................................................................................88
3.2.3. Nuôi thủy sản .........................................................................................89
3.3 Kinh tế tự nhiên .........................................................................................89
3.3.1. Hái lượm ................................................................................................90
3.3.2. Săn bắt ...................................................................................................91
3.4. Nghi lễ và tín ngưỡng liên quan đến trồng trọt .........................................92
KẾT LUẬN ....................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................99
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Tên đầy đủ

1


ĐHSPHN

Đại học Sư phạm Hà Nội.

2

ĐHSPTN

Đại học Sư phạm Thái Nguyên

3

HN

Hà Nội

4

KHXH

Khoa học xã hơi

5

M.s.th.t.p

Mẫu, sào, thước, tấc, phân
Thí dụ: 302 mẫu 3 sào 13 thước 9 tấc 0 phân sẽ
được viết tắt là 302.3.13.9.0


6

Nxb

Nhà xuất bản

7

PGS

Phó giáo sư

8

TS

Tiến sĩ

9

TTLTQG I

Trung tâm lưu trữ Quốc gia I

10

T

Tổng


11

Tr

Trang

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Các thành phần dân tộc huyện Hà Quảng ........................................ 16
Bảng 1.2: Tình hình sử dụng đất của huyện Hà Quảng .................................... 24
Bảng 2.1: Thống kê địa bạ Hà Quảng nửa đầu thế kỷ XIX .............................. 32
Bảng 2.2: Tình hình ruộng đất của Hà Quảng qua địa bạ năm Gia Long 4 (1805)..... 35
Bảng 2.3: Tổng diện tích các loại ruộng đất của Hà Quảng theo địa bạ Gia
Long 4 (1805) ................................................................................. 36
Bảng 2.4: Quy mô ruộng đất thuộc sở hữu của 8 xã của Hà Quảng theo địa
bạ Gia Long 4 (1805) ...................................................................... 38
Bảng 2.5: Bình quân sở hữu ruộng đất của một chủ theo địa bạ Gia Long 4 (1805)...... 41
Bảng 2.6: Diện tích thổ trạch viên trì ở Hà Quảng theo địa bạ Gia Long 4 (1805).... 42
Bảng 2.7: Tình hình giới tính trong sở hữu tư nhân ......................................... 43
Bảng 2.8: Quy mơ sở hữu ruộng tư theo các nhóm họ ..................................... 45
Bảng 2.9: Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc................................... 46
Bảng 2.10: Tình hình ruộng đất của Hà Quảng qua địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)...... 48
Bảng 2.11: Diện tích các loại ruộng đất theo địa bạ Minh Mệnh 21(1840) ...... 49
Bảng 2.12: Quy mô ruộng đất thuộc sở hữu của 3 xã ở Hà Quảng theo địa bạ
Minh Mệnh 21 (1840).................................................................... 50
Bảng 2.13 : Bình quân sở hữu ruộng đất của một chủ trong 3 xã ở Hà Quảng

theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840).................................................. 52
Bảng 2.14: Diện tích thổ trạch viên trì theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)........ 52
Bảng 2.15: Quy mô sở hữu ruộng tư theo các nhóm họ theo địa bạ Minh
Mệnh 21 (1840) ............................................................................. 53
Bảng 2.16: Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức dịch theo địa bạ Minh
Mệnh 21 (1840) ............................................................................. 54
Bảng 2.17 : So sánh sự phân bố các loại ruộng đất theo địa bạ Gia Long 4
(1805) và Minh Mệnh 21 (1840).................................................... 55

v


Bảng 2.18 : So sánh quy mô sở hữu ruộng đất tư theo địa bạ Gia Long 4
(1805) và Minh Mệnh 21 (1840).................................................... 57
Bảng 2.19: So sánh quy mô sở hữu theo nhóm họ theo địa bạ Gia Long 4
(1805) và Minh Mệnh 21 (1840).................................................... 59
Bảng 2.20: Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc theo địa bạ Gia
Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) ....................................... 62
Bảng 2.21: Biểu thuế ruộng công, tư khu vực III năm 1803............................. 65
Bảng 2.22: Biểu thuế thời Minh Mệnh năm 1840 ............................................ 66
Bảng 2.23: Biểu thuế thời Tự Đức ................................................................... 67

vi


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1: Sự phân bố các loại ruộng đất ở Hà Quảng năm 1805 ................ 36
Biểu đồ 2.2: Quy mô sở hữu ruộng tư của Hà Quảng (1805) .................... 39
Biểu đồ 2.3: Sự phân bố các loại ruộng đất ở Hà Quảng năm 1840 ................ 49

Biểu đồ 2.4: Quy mô sở hữu ruộng tư của Hà Quảng (1840) .......................... 50
Biểu đồ 2.5: Sự thay đổi các loại ruộng đất ở Hà Quảng năm 1805, 1840 ...... 56
Biểu đồ 2.6: Quy mô sở hữu ruộng đất tại hai thời điểm 1805 và 1840 .......... 57
Biểu đồ 2.7: So sánh quy mơ sở hữu theo nhóm họ ở Hà Quảng giữa hai thời
điểm 1805 và 1840..................................................................... 60

vi


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong tiến trình lịch sử của dân tộc ta, vấn đề ruộng đất luôn đóng một vai
trị vơ cùng quan trọng, gắn liền với cuộc sống của nhân dân. Với đặc điểm nền
kinh tế của nước ta là “dĩ nông vi bản”, kinh tế chủ đạo là nông nghiệp. “Nước ta
từ thời thượng cổ là một nước nông nghiệp..”, “Trải qua hàng chục thế kỷ, dân
Việt Nam đã lấy nghề nơng “làm gốc”và tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý giá
trong việc cày cấy” [62 ,tr.5]. Ruộng đất là nguồn tư liệu sản xuất chính, có mối
liên quan trực tiếp đến nơng nghiệp. Vấn đề ruộng đất luôn được các nhà nước
quân chủ Việt Nam quan tâm đặc biệt. Các nhà nước quân chủ Việt Nam đều
quan tâm đến ruộng đất. Các chính sách ruộng đất được thực hiện, đều nhằm mục
đích phát triển kinh tế và ổn định tình hình chính trị xã hội. Trải qua các đời vua
khác nhau, thì các chính sách ruộng đất ngày càng được củng cố và hoàn thiện
hơn. Thế kỷ XIX là thế kỷ có nhiều biến động phức tạp, cho nên chính sách về
ruộng đất có khá nhiều đặc điểm riêng biệt. Cùng với vấn đề ruộng đất sự phát
triển kinh tế nông nghiệp luôn được Nhà nước quan tâm.
Theo như các nhà nghiên cứu nhận định“Bức tranh ruộng đất Việt Nam
nửa đầu thế kỷ … do những đặc điểm riêng có sự khác biệt nhất định giữa các
địa phương” [24, tr.712]. Như vậy mỗi địa phương ở trên đất nước ta, vấn đề
ruộng đất và kinh tế nơng nghiệp đều có những đặc điểm riêng biệt bên cạnh
những đặc điểm chung. Khi nghiên cứu tình hình ruộng đất và nơng nghiệp của

một địa phương nhất định thì chúng ta sẽ thấy được bức tranh tồn cảnh về tình
hình kinh tế xã hội của địa phương đó, bên cạnh những nét chung thì chúng ta
cũng thấy được những nét riêng đặc thù của địa phương đó. Từ đó có thể so
sánh với các địa phương khác và đưa ra được những biện pháp phù hợp, cụ thể
với từng địa phương để có thể phát triển tồn diện mọi mặt. Để đưa ra được các
chính sách ruộng đất phù hợp, thì vấn đề then chốt là phải nắm rõ được tình
hình ruộng đất trong nước như thế nào. Đó là cơ sở xuất hiện địa bạ.

1


Hà Quảng là một huyện miền núi biên giới phía bắc của tỉnh Cao Bằng,
xa trung tâm của đất nước, đây là nơi sinh sống chủ yếu của các đồng bào dân
tộc thiểu số. Nên có những đặc điểm kinh tế riêng biệt mang tính đặc thù. Cho
đến nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu, khai thác về vấn đề ruộng đất
và kinh tế nông nghiệp của Hà Quảng vào thế kỷ XIX. Nên chúng tôi quyết
định chọn đề tài luận văn của mình là “Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp tổng
Hà Quảng huyện Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng thế kỷ XIX”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với tầm quan trọng cũng như rộng lớn của vấn đề ruộng đất. Nên vấn đề
này đã thu hút được sự quan tâm, cũng như nghiên cứu của nhiều nhà khoa học.
Địa bạ là một nguồn tài liệu quý, để trên cơ sở đó nghiên cứu về vấn đề ruộng
đất được tồn diện và mang tính chính xác cao. Đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu về vấn đề, ruộng đất dựa trên nguồn tư liệu địa bạ. Các cơng trình đề cập
đến ruộng đất và kinh tế nơng nghiệp nói chung, nhà Nguyễn nói riêng có thể
kể đến như sau:
Thời kỳ phong kiến, các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đã
được đề cập trong Đại Nam thực Lục, Đại Nam nhất thống chí, Khâm Định Đại
Nam hội điển sử lệ, Đồng Khánh dư địa chí, Vân Đài loạn ngữ…
Bộ “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” của Quốc sử quán triều

Nguyễn, bản dịch của nhà xuất bản Thuận Hóa (Huế ) được xuất bản năm
2005. Bộ sách đã cung cấp những tư liệu quan trọng về kinh tế, chính trị, xã
hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX. Đặc biệt là trong tập III, viết khá rõ về chế
độ ruộng đất, chế độ tô thuế dưới triều Nguyễn.
Năm 2003, cuốn sách “Đồng Khánh dư địa chí ” tập 1, bản dịch của các
tác giả Ngơ Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philippe Papin, cuốn sách viết về
lịch sử và địa lý các tỉnh Việt Nam trong đó có Cao Bằng.
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong lịch sử chế độ phong
kiến Việt Nam, vấn đề ruộng đất được các nhà sử học quan tâm nghiên cứu, có
nhiều cơng trình được cơng bố như:

2


Năm 1979, tác giả Vũ Huy Phúc với tác phẩm “Tìm hiểu chế độ ruộng
đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX” (nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội).
Tác phẩm đã nêu lên bản chất chính sách ruộng đất của nhà Nguyễn, thơng qua
việc nêu lên những chính sách lớn về ruộng đất của triều Nguyễn, đặc điểm các
loại ruộng đất. Đây là tác phẩm có giá trị giúp người đọc có định hướng khi
nghiên cứu đời sống kinh tế - xã hội nông nghiệp trong thế kỷ XIX.
Năm 1993, tác giả Khổng Diễn với tác phẩm “ Những biến đổi về kinh
tế - văn hóa ở các tỉnh miền núi phía Bắc” (nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà
Nội) với những nội dung về điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội truyền
thống và ảnh hưởng của nó.
Tác giả Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang với tác phẩm “Tình hình ruộng đất
nơng nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn” (nhà xuất bản Thuận Hóa,
Huế năm 1997), trong tác phẩm này các tác giả đã đề cập trực tiếp đến vấn đề địa bạ
thời Nguyễn và tình hình ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, một phần quan
trọng của đề tài tác giả nghiên cứu. Đây là tác phẩm tham khảo quan trọng, giúp tác
giả cơ sở nhận thức trong quá trình thực hiện luận văn của mình.

Các tài liệu địa phương: Năm 2001,cuốn sách “Non nước Cao Bằng” của
các tác giả Nguyễn Thị An, Hoàng Tuấn Nam đã giới thiệu cuộc sống của các thành
phần dân tộc trong tỉnh. Một vài nét về truyền thống xây dựng kinh tế, về thiên
nhiên của Cao Bằng. Nhưng quan trọng hơn cả là cuốn sách đã giới thiệu về lịch sử
từ buổi bình minh đến khi hình thành tỉnh Cao Bằng cho đến ngày nay. Cuốn sách
đã cung cấp bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng qua các thời kỳ lịch sử.
Cuốn Lịch sử tỉnh Cao Bằng, của Tỉnh ủy-UBND tỉnh Cao Bằng (nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2009). Cuốn sách nói về vùng đất, con người
và truyền thống lịch sử tỉnh Cao Bằng qua các thời kỳ.
Cuốn “Lịch sử Đảng Bộ Huyện Hà Quảng (1930 - 2010)” tác giả Đinh
Ngọc Viện, Trần Văn Trân, Triệu Thị Thu Trang, Vương Văn Võ (nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, năm 2010). Đây là cơng trình nghiên cứu về Hà Quảng một
cách khá đầy đủ và có hệ thống trong thời kỳ kháng chiến, cũng như trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
3


Năm 2011, tác giả Đàm Thị Uyên với cuốn sách “Huyện Quảng Hòa
(tỉnh Cao Bằng) từ khi thành lập đến giữa thế kỷ XIX” của nhà xuất bản Chính
trị quốc gia, Hà Nội. Tuy đây là cuốn sách nói về một huyện không liên quan
đến Hà Quảng nhưng đây là cuốn sách đầu tiên đề cập đến vấn đề ruộng đất và
kinh tế nông nghiệp của một huyện của tỉnh Cao Bằng. Do vậy cuốn sách này
đã gợi mở những ý kiến quý báu, để tác giả nghiên cứu tình hình ruộng đất và
kinh tế nơng nghiệp của một nơi cũng ở Cao Bằng là Hà Quảng.
Trong thời gian gần đây vấn đề ruộng đất cũng đã trở thành đối tượng để
nhiều sinh viên, học viên tìm hiểu và nghiên cứu. Có thể kể đến một số luận
văn thạc sĩ như: “ Tình hình ruộng đất và kinh tế nơng nghiệp huyện Ba Bể
(Tỉnh Bắc Kạn) nửa đầu thế kỷ XIX” của Nguyên Đức Thắng và “ Sở hữu
ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên) nửa đầu thế
kỷ XIX” của Hoàng Xuân Trường….

Tuy nhiên vấn đề “Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp tổng Hà Quảng
huyện Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng thế kỷ XIX” chưa được tìm hiểu và nghiên
cứu cụ thể. Nên đề tài này chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu vấn đề này. Những
kết quả nghiên cứu của các tác giả trong các tác phẩm trên đây là những nguồn
tài liệu quan trọng để chúng tơi thực hiện và hồn thành tốt đề tài.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Thực hiện đề tài “Ruộng đất và kinh tế nông
nghiệp tổng Hà Quảng huyện Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng thế kỷ XIX”. Trên cơ
sở các nguồn tài liệu thu thập được, đặc biệt là tài liệu địa bạ của Hà Quảng
năm Gia Long (1805) và năm Minh Mạng (1840), chúng tơi nhằm mục đích
tìm hiểu tình hình ruộng đất thế kỷ XIX và kinh tế nơng nghiệp của Hà Quảng.
Từ đó sẽ khơi phục lại bức tranh về Hà Quảng trên các lĩnh vực kinh tế,
chính trị và xã hội .
Nhiệm vụ nghiên cứu: Khái quát Hà Quảng với những đặc điểm chính
về tự nhiên, dân cư, hành chính của Hà Quảng.

4


Làm rõ được tình hình sở hữu ruộng đất của tổng Hà Quảng huyện
Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng thế kỷ XIX.
Trình bày những đặc trưng về kinh tế nơng nghiệp của tổng Hà Quảng
huyện Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng thế kỷ XIX.
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu sở hữu ruộng đất,
tình hình kinh tế nơng nghiệp của tổng Hà Quảng huyện Thạch Lâm tỉnh Cao
Bằng thế kỷ XIX qua tư liệu địa bạ năm Gia Long (1805) và địa bạ năm Minh
Mệnh (1840).
Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn về không gian: Đề tài tập trung nghiên
cứu tổng Hà Quảng huyện Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng thế kỷ XIX. Với các vấn
đề chính là tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp.

Giới hạn về thời gian: Giới hạn đề tài đi nghiên cứu trong khoảng thời
gian thế kỷ XIX. Tuy nhiên vấn đề hành chính của Hà Quảng được xem xét
theo tiến trình lịch sử của tỉnh Cao Bằng từ thời Hùng Vương cho đến nay.
4. Nguồn tư liệu của đề tài.
Để nghiên cứu đề tài của mình, trong q trình thực hiện và hồn thành
đề tài này, chúng tôi đã được tiếp cận và tham khảo vào nhiều nguồn tài liệu
khác nhau nhưng chủ yếu là các nguồn tư liệu sau đây:
Nguồn tư liệu thành văn: Bao gồm các sử sách được biên soạn, dưới các
triều đại phong kiến có các tác phẩm như Đồng Khánh dư địa chí, Đại Nam
nhất thống chí, Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ…
Ngồi ra cịn bao gồm các tác phẩm nghiên cứu của các tác giả đã xuất
bản, đây là các giáo trình, sách chuyên khảo, các tác phẩm có độ chính xác cao
và đáng tin cậy: Tình hình ruộng đất nơng nghiệp và đời sống nơng dân dưới
triều Nguyễn, Đất nước Việt Nam qua các đời, Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt
Nam nửa đầu thế kỷ XIX…
Nguồn tư liệu địa phương: Lịch sử Đảng bộ huyện Hà Quảng, Lịch sử
tỉnh Cao Bằng, Địa chí Cao Bằng, Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng…

5


Nguồn tư liệu điền dã: Để tìm hiểu thêm thực tế, cũng như để thẩm định
một số vấn đề mà tư liệu thành văn khơng có, tơi tiến hành thực địa tại huyện
Hà Quảng tỉnh Cao Bằng ngày nay. Đây là nguồn tư liệu bổ trợ cho luận văn
thông qua các tài liệu truyền miệng, ca dao, tục ngữ địa phương….
Nguồn tư liệu địa bạ: Được khai thác tại trung tâm lưu trữ quốc gia I ở
Hà Nội. Đây là nguồn tư liệu quan trọng để nghiên cứu chế độ sở hữu ruộng đất
và tình hình nơng nghiệp. Trong đề tài này chúng tôi sử dụng tất cả là 11 đơn vị
địa bạ trong đó có 8 đơn vị địa bạ có niên đại Gia Long (1805) và 3 đơn vị địa
bạ có niên đại Minh Mệnh (1840).

5. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện và hồn thành đề tài chúng tôi sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau. Với đặc điểm nguồn tư liệu chính là địa bạ nên vấn đề
xử lý tư liệu với độ chính xác cao được đặt lên hàng đầu.
Từ các nguồn tư liệu trên chúng tôi kết hợp phương pháp đối chiếu, so
sánh các nguồn tư liệu khác liên quan đến đề tài. Ngoài ra, chúng tôi sử dụng
các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ thống hóa.
Phương pháp khai thác tư liệu thành văn đồng thời có sự kết hợp với
phương pháp điền dã dân tộc học, địa lý học.
Quan trọng hơn cả, phương pháp chúng tôi sử dụng chủ yếu trong nghiên
cứu đó là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic để dựng lại bức
tranh kinh tế của Hà Quảng thế kỷ XIX.
6. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu đề tài “Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp tổng Hà Quảng
huyện Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng thế kỷ XIX” chúng tơi mong muốn có một số
đóng góp nhỏ khi nghiên cứu về kinh tế của một địa phương miền núi cụ thể
vào thế kỷ XIX.
Đề tài là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về tình hình sở hữu ruộng đất ở
Hà Quảng huyện Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng thế kỷ XIX. Là cơng trình đầu tiên

6


tập hợp, một cách có hệ thống các nguồn tư liệu đáng tin cậy, đưa ra một số
nhận xét, về đặc điểm tình hình sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở Hà
Quảng thế kỷ XIX. Dựa vào những nguồn tài liệu thu thập được, đề tài sẽ khơi
phục lại, bức tranh hồn chỉnh về sở hữu ruộng đất ở Hà Quảng huyện Thạch
Lâm tỉnh Cao Bằng thế kỷ XIX.
Luận văn cung cấp một số tư liệu về ruộng đất của 11 địa bạ thời
Nguyễn về Hà Quảng. Thơng qua đề tài này việc phân tích địa bạ giúp chúng

tôi hệ thống được quy mô sở hữu ruộng đấtvà các chính sách quản lý của nhà
Nguyễn đối với vùng đất biên giới, xa xôi hẻo lánh, xa trung tâm đất nước.
Luận văn còn là một tài liệu tham khảo trong học tập, giảng dạy nghiên
cứu lịch sử Việt Nam cổ trung đại nói chung, về Hà Quảng nói riêng.
7. Cấu trúc của luận văn
Đề tài gồm 3 phần: Phần mở đầu, nội dung, và phần kết luận.
Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát tổng Hà Quảng huyện Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng
Chương 2: Ruộng đất ở tổng Hà Quảng huyện Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng
thế kỷ XIX
Chương 3: Kinh tế nông nghiệp ở tổng Hà Quảng huyện Thạch Lâm tỉnh
Cao Bằng thế kỷ XIX
Ngoài ra đề tài có thêm phần phụ lục, mục lục và danh mục các tài liệu
tham khảo

7


Chương 1
KHÁI QUÁT TỔNG HÀ QUẢNG HUYỆN THẠCH LÂM
TỈNH CAO BẰNG
1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.
1.1.1. Vị trí địa lý
Hà Quảng là một huyện thuộc vùng núi cao biên giới phía Bắc tại Cao
Bằng. Hà Quảng là vùng đất có nhiều địa danh cách mạng. Gắn liền với các sự
kiện lịch sử quan trọng của đất nước, cũng như là những dấu mốc đã gắn liền
với con đường hoạt động cách mạng của Bác Hồ.
Hà Quảng thuộc huyện Thạch Lâm, theo Đại Nam nhất thống chí có
ghi:“..từ phía Đơng đến phía Tây cách nhau 31 dặm, từ phía Nam đến phía
Bắc cách nhau 119 dặm. Phía Đơng đến địa giới huyện Thạch An tám dặm;

phía Tây đến địa giới huyện Cảm Hóa tỉnh Thái Nguyên 23 dặm; phía Nam đến
địa giới huyện Thất Khê tỉnh Lạng Sơn 60 dặm; phía Bắc đến địa giới huyện
Thạch An 59 dặm” [34, tr. 1609].
Hà Quảng ngày nay là một vùng đất biên giới nằm ở phía bắc của tỉnh
Cao Bằng, cách trung tâm thành phố Cao Bằng 45km theo đường tỉnh lộ 203,
cách thủ đơ Hà Nội 255km.
Về vị trí địa lý: Huyện Hà Quảng phía đơng giáp huyện Trà Lĩnh (Tỉnh
Cao Bằng). Phía Tây giáp huyện Thơng Nơng (Tỉnh Cao Bằng). Phía nam giáp
huyện Hịa An (Tỉnh Cao Bằng). Phía bắc giáp tỉnh Quảng Tây Trung Quốc.
Được giới hạn ở tọa độ địa lý:
Vĩ độ bắc từ 22047’23” đến 23000’00” (từ xóm Làng Mịn xã Hạ Thơn)
đến xóm Nặm Sấn xã Lũng Mặn).
Kinh độ đông từ 105057’14” đến 106015’50” (từ thơn Lũng Dươi xã Sóc
Hà đến thơn Ngườm Lng xã Tổng Cọt)
Huyện Hà Quảng có cửa khẩu cấp tỉnh giáp Trung Quốc là của khẩu Sóc
Giang tại xã Sóc Hà cùng với hai cửa khẩu khác là cửa khẩu Tà Lùng và cửa
8


khẩu Hùng Quốc là ba của khẩu lớn của Cao Bằng tiếp giáp với Trung Quốc.
Là một trong các huyện của tỉnh có vị trí quan trọng và có nhiều di tích lịch sử
quan trọng, gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Địa hình của Hà Quảng chia cắt mạnh, xen kẽ giữa các dãy núi đá cao là
những thung lũng nhỏ hẹp. Huyện nằm ở độ cao khá lớn so với mặt nước biển
như ở xã Mã Ba có độ cao 985m, xã Nội Thơn có độ cao là 946m chính đặc
điểm này đã ảnh hưởng lớn đến điều kiện tự nhiên của huyện. Đồi núi chiếm
phần lớn diện tích, nhiều xã địa hình đồi núi chiếm hơn một nửa tổng diện tích
tự nhiên của xã như xã Cần Viên là 82,05%, xã Nà Sác chiếm 85,62%. Địa
hình chủ yếu là núi đá vơi, có hệ thống những dãy núi đã vơi chiếm diện tích rất

lớn. Núi đá vơi ở xã Lũng Nặm chiếm 85%, xã Mã Ba có khoảng 86,45%. Có
những ngọn núi đá nổi tiếng như núi Phja Mạ, Phja Viềng, Phja Tọ… ở xã Sóc
Hà, dãy núi đá Các Mác ở xã Trường Hà là nơi gắn liền với sự kiện lịch sử quan
trọng. Trong huyện có nhiều ngọn núi cao, nằm rải rác ở các xã như ở xã Thượng
Thơn “có núi Tổng Cáng có độ cao so với mặt nước biển là 900m” [4, tr.263], núi
Phja Lũng Rài, Phja Đeng Keng ở thị trấn Xuân Hòa cao 731m, núi cao trên
1000m như núi Báng Trắc ở xã Hồng Sỹ… Trong huyện có nhiều đèo, hang
động, thác nước. Có xã quá nửa xóm là có đèo như xã Lũng Nặm có 9 xóm, xã
Tổng Cót cả 14 xóm… Các hang động trong huyện to nhỏ cao thấp khác nhau,
như hang Ngườm Lồm có độ sâu 100m, hang Ngườm Gảng cao 470m…Với đặc
điểm địa hình chủ yếu là đồi núi trên địa bàn của huyện có nhiều khu rừng già:
như rừng Bó Nặm, rừng Gị Luồng, rừng Khỏi Tướn…..
Rừng ở đây có độ che phủ với những tỷ lệ che phủ khác nhau xấp xỉ
50%. Có những xã độ che phủ của rừng dưới 50%, ở xã Vân An diện tích đất
rừng chiếm 21,26%, xã Qúy Quân và xã Kéo Yên độ che phủ của rừng là 40%...
Độ che phủ của rừng trên 50% chiếm tỷ lệ nhỏ như ở xã Nà Sác độ che phủ của
rừng hơn 50%, xã Phù Ngọc độ che phủ của rừng là 65%...Vì rừng chiếm tỷ lệ
khá nhỏ, cùng với sự khai phá bừa bãi của người dân, nên hiện nay rừng ở đây hệ

9


thống thực vật, động vật khá nghèo nàn không được phong phú như các khu vực
khác trong tỉnh. Cây ăn quả tập trung trong hộ gia đình. Nhóm cây dây leo dược
liệu chưa được khai thác. Cịn có một số loại cây có giá trị như cây thảo quyết
minh, nhân sâm, cỏ sước, bồ công anh hay cây công nghiệp thì có cây gạo, dả
vàng, mạy mạ ở xã Hồng Sỹ. Cây lấy gỗ quý hiếm như gố nghiến, san hô, xạ cài,
lim, bồ đề… Cùng với thực vật trong rừng có rất nhiều loại động vật quý hiếm cần
được quan tâm để bảo vệ như xã Xn Hịa có cầy hương, chồn, thằn lằn, các loại
chim…. Xã Trường Hà có khỉ, sơn dương, tê tê, rắn, trăn, cầy hương…

Trong lịng đất của huyện có nhiều khống sản q, như quặng boxit,
sắt, đá, trong “Đồng khánh dư địa chí’’ cũng đã ghi “… núi Nha Sơn ở xã
Quảng Trù (núi này có đá nam châm, quặng sắt)… ”, “Hà Quảng có đá nam
châm”, “Sắt thì có ở Hà Quảng” [47, tr.657]. Quặng Boxit tập trung ở Hà
Quảng với trữ lượng lớn. Với đặc điểm địa hình chủ yếu là núi đá, nên đây
cũng là nguồn cung cấp vật liệu cho các ngành sản xuất vật liệu xây dựng.
Nhưng khoáng sản ở đây chưa được đầu tư, khai thác có kế hoạch, như ở xã
Tổng Cọt “ Xã có khống sản, chủ yếu là quặng ở Cả Mộng, nhưng chưa được
khai thác ” [4 ,tr.272]. Do vậy hiệu quả từ khoáng sản đem lại chưa cao.
Các con sông ở Hà Quảng, cũng như là ở Cao Bằng đều được bắt nguồn
từ biên giới của Trung Quốc. Ở xã Sóc Giang có sông Bằng Giang chảy qua.
Sông Bằng được bắt nguồn từ tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, chảy theo
hướng Tây Bắc Đơng Bắc, chảy qua các huyện Hà Quảng, huyện Hịa An,
thành phố Cao Bằng, huyện Phục Hòa đến Thủy Khẩu sang Trung Quốc. Trong
khu vực của huyện hệ thống sông suối có sự phân bố khơng đều, xã Đào Ngạn
có duy nhất nguồn nước tự nhiên là Bó Meng, Phai Xả; xã Phù Ngọc có hai con
suối Bản Bó và Nà Giàng cùng dịng sơng Nậm Thoong… Nơi có nhiều con
suối như Thị trấn Xn Hịa có ba con suối chính và hai con suối cạn… Ở
huyện cịn có một con suối nổi tiếng là suối LêNin. Ngồi sơng suối trong
huyện cịn có đập Bản Nưa, hồ Thơm Cải, ao Thôm Rẹp… “Sát biên giới của
Hà Quảng là vùng thung lũng cao thuộc xã Nà Sác tiếp đến là vùng Lục Khu

10


Hà Quảng – Trà Lĩnh có độ cao từ 500m – 700m,…rất hiếm nước chảy trên bề
mặt, chủ yếu là dịng chảy ngầm trong những hang đá vơi sâu dưới lòng đất,
nơi lộ ra thường chảy thành những con suối khá lớn, nước trong xanh quanh
năm” [ 26, tr.32]. Vùng Lục Khu Hà Quảng –Trà Lĩnh, nước chảy ngầm hết
qua đá vơi. Chân dãy núi đá đó có những nguồn nước ngầm chảy ra cho ta

những con suối dồi dào nước: suối Pắc Bó, Nà Dầm…. Ở vùng Lục Khu – Hà
Quảng thiếu nước trầm trọng vào mùa khơ, vì chỉ có mạch nước ngầm, dịng
chảy nhỏ. Vì thế cơng tác thủy lợi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nên có nhiều
gia đình phải đi gánh nước xa từ 7km đến 10 km, thậm chí 15 km đến 20 km.
Để giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân, tỉnh đã nghiên cứu lắp bể
cho nhân dân ở đây, xây các tuyến đường ống phục vụ nước sinh hoạt, phục vụ
cho đồng bào. Đặc điểm của sông suối của huyện là các con sông con suối ở
đây nhỏ hẹp lượng nước của các dịng sơng thường ít vào mùa khô, ảnh hưởng
đến nông nghiệp, thiếu nước tưới cho cây trồng. Cịn mùa mưa nước các dịng
sơng dịng suối lên cao thậm chí cịn gây ra lũ lụt ảnh hưởng nghiêm trọng đến
cuộc sống và sản xuất của người dân. Sơng ngịi có giá trị về thủy điện. Khả
năng phát triển thủy điện vừa và nhỏ rất phong phú, tạo điều kiện cho việc điện
khí hóa nơng thơn vùng núi, nhất là những nơi lưới điện quốc gia chưa tới.
Trước đây với đặc điểm của địa phương khá phức tạp chủ yếu là đồi núi,
nên việc xây dựng và sửa chữa đường sá gặp nhiều khó khăn. Do vậy đường đi
chủ yếu là đường mòn qua núi, qua các con đường nhỏ và hẹp, mật độ chưa cao
chất lượng thấp. Mạng lưới giao thông vận tải chưa phát triển. Loại hình vận tải
duy nhất là đường bộ. Nên người dân đi lại chủ yếu là đi bộ, vận chuyển hàng
hóa chủ yếu là bằng sức người và sức của động vật điển hình như ngựa
thồ…Cho nên khá nhiều tuyến đường cũng đã được sửa chữa như “ tuyến Sóc
Giang – Nà Giàng - Khau Mắt, tuyến Đôn Chương – Nặm Nhũng – Tổng Cọt, Sóc
Giang – Mỏ Sắt, Sóc Giang – Bó Gai, Bó Gai – Trung Thắng, Trung Thắng – Bình
Lăng, Trung Thắng – Mỏ Sắt,...” [63, tr.163] để phục vụ cho việc đi lại được thuận
tiện hơn. Có hệ thống đường vành đai biên giới đi qua Hà Quảng và nhiều huyện

11


trong tỉnh. Hiện nay với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với ý nghĩa quan
trọng của huyện, vì có những di tích lịch sử gắn liền với những sự kiện lịch sử quan

trọng của đất nước nên giao thông đã được cải thiện xây mới thuận tiện cho việc đi
lại của người dân. Giao thông trong huyện đã được mở rộng nâng cấp. Nhà nước
đã nâng cấp đường, rải đá cấp phối các tuyến đường liên xã. Tất cả các xã đều có
đường tỉnh lộ 203 nối liền từ huyện đến xã. Giao thông thuận lợi là một trong
những yếu tố quan trọng để thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển tồn diện về kinh tế
văn hóa xã hội, qua đó cải thiện đời sống của nhân dân
Do đặc điểm địa hình nên khí hậu của huyện chịu ảnh hưởng nhiều của
yếu tố địa hình. Các yếu tố đó đã làm cho khí hậu của huyện chia làm hai mùa
rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa đơng thì rét buốt, ít mưa, có mưa chủ yếu
là mưa phùn. Mùa hè thì mát mẻ, mưa lớn. Khí hậu của huyện chia làm hai
mùa, mùa nóng hay còn gọi là mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, mùa khơ hay
cịn gọi là mùa đơng từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Hà Quảng có lượng mưa
trung bình, lượng mưa từ 1.300 – 1500mm. Về lượng mưa Hà Quảng có thể
chia làm hai vùng rõ rệt. Vùng phía bắc của Hà Quảng là vùng mưa nhiều với
lượng mưa từ 1500mm – 1900mm. Vùng phía nam của Hà Quảng là vùng
lượng mưa ít từ 1300mm – 1500mm. Số ngày mưa trung bình trong năm là
125,6 ngày. Tháng 7 có số ngày mưa trung bình nhiều nhất là 17,7 ngày. Tháng
12 có số ngày mưa trung bình ít nhất là 4,7 ngày. Là khu vực thỉnh thoảng có
mưa đá xảy ra. Số ngày mưa đá trung bình trong năm là 0,2 ngày. Mưa đá
thường xuất hiện vào tháng 4, 6. Hà Quảng là huyện có khí hậu khá mát mẻ,
“Những vùng có khí hậu mát mẻ khác là vùng Lục Khu Hà Quảng – Trà Lĩnh”
[28, tr.36]”. Nhiệt độ trung bình trong năm là 21,4oC. Tháng có nhiệt độ cao
nhất là tháng 6 và tháng 7 cũng chỉ đến 27oC. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là
tháng 1 là 13,20C. Tuy nhiên có năm nhiệt độ ở Hà Quảng rất cao là 370C.
Cũng có năm nhiệt độ thấp nhất là 0,40C. Số giờ nắng của Hà Quảng là 1421
giờ. Độ ẩm trung bình trong năm là 81%. Độ ẩm cao nhất là tháng 8 là 84%, độ
ẩm thấp nhất là tháng 2 và tháng 11 là 78%.
12



Với điều kiện tự nhiên này đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế
và xã hội, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cần giải quyết một cách phù hợp.
Nếu muốn phát triển toàn diện, trên nhiều lĩnh vực. Hà Quảng có vị trí chiến
lược quan trọng đối với Cao Bằng nói riêng và cả nước nói chung. Hà Quảng
có tiềm năng phát triển nhiều mặt kinh tế văn hóa xã hội, đặc biệt là du lịch nếu
như được đầu tư khai thác một cách hợp lý và có hiệu quả.
1.2. Khái qt lịch sử hành chính
Hà Quảng thuộc địa phận của châu Thạch Lâm nên lịch sử hành chính
của Hà Quảng gắn liền với với sự hình thành, phát triển và thay đổi của châu
Thạch Lâm.
Ngược dòng lịch sử, theo những tài liệu xưa còn lưu giữ được cho đến
ngày nay, ta có thể thấy được trong quá trình tồn tại và phát triển xã hội, đơn vị
hành chính của Hà Quảng có nhiều thay đổi cùng với sự phát triển và thay đổi
của châu Thạch Lâm nói riêng và Cao Bằng nói chung qua các thời đại.
Vào thời đại các vua Hùng dựng nước, Hà Quảng nói riêng và Cao Bằng
nói chung thuộc bộ Vũ Định, đây là một trong mười năm bộ của nước Văn
Lang. Đầu năm 1010 sau khi lên ngôi Vua Lý Thái Tổ đã tổ chức lại các đơn vị
hành chính , đã thực hiện đổi 10 đạo lúc trước thành 24 lộ phủ, các vùng xa xôi
hẻo lánh được gọi là châu. Cao Bằng thuộc Thái Nguyên. “Dưới thời Lý, Thạch
Lâm là một bộ phận của châu Quảng Nguyên” [17, tr.32], nên lúc này Hà
Quảng thuộc châu Quảng Nguyên. Thế kỷ XII, Hà Quảng thuộc địa phận của
châu Thái Nguyên vì thời gian này châu Thạch Lâm có sự thay đổi tên gọi
được gọi là châu Thái Nguyên. Sang thế kỷ XIII thời nhà Trần, nhà nước sắp
xếp lại các đơn vị hành chính, đã đổi 24 lộ của thời nhà Lý thành 12 lộ. Thời
gian này Hà Quảng vẫn thuộc châu Thái Nguyên. Đến năm 1397 thì châu Thái
Nguyên được đổi thành trấn Thái Nguyên. Thời thuộc Minh châu Thạch Lâm
là huyện Thái Nguyên thuộc phủ Thái Nguyên. Nên trong thời gian này Hà
Quảng thuộc huyện Thái Nguyên. Vào thế kỷ XV, thời nhà Lê, lúc này cả nước

13



chia làm 5 đạo, Hà Quảng vẫn thuộc huyện Thái Nguyên thuộc Bắc Đạo. Năm
1469 châu Thái Nguyên được đổi tên thành châu Thạch Lâm. Năm 1499 châu
Thạch Lâm thuộc trấn Cao Bằng, từ đây địa phận Hà Quảng thuộc châu Thạch
Lâm, phủ Cao Bằng.
Vào đầu thế kỷ XIX, thời vua Gia Long (1802 – 1820 ), Hà Quảng thuộc
châu Thạch Lâm, vào thời gian đó châu Thạch Lâm thuộc trấn Cao Bằng có 14
tổng, 133 xã, thơn, phường, phố, trại, động. Cịn Hà Quảng có 8 xã. Thời vua
Minh Mạng vào năm 1831 trấn Cao Bằng đã được đổi thành tỉnh Cao Bằng.
Sang năm 1834 châu Thạch Lâm đã được đổi thành huyện Thạch Lâm, đến lúc
này vùng đất Hà Quảng nằm trong địa hạt huyện Thạch Lâm. Thời vua Đồng
Khánh (1886 – 1889 ), Hà Quảng thuộc huyện Thạch Lâm. Huyện Thạch Lâm
có 8 tổng và 77 xã. Tổng Hà Quảng có 7 xã.
Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta đến năm 1884 về cơ
bản đã chiếm được Bắc Kỳ, cho đến năm 1886 thực dân Pháp đánh Cao Bằng,
sau đó thực dân Pháp bắt đầu mở rộng địa bàn chiếm đóng trong đó có Hà
Quảng và hồn thành cơng cuộc bình định Cao Bằng. Cùng với cả nước thực
dân Pháp đã thiết lập nền cai trị và tiến hành thay đổi nhiều đơn vị hành chính.
Thực dân Pháp đã chia Cao Bằng thành 8 châu, 33 tổng và 230 xã. Thời thuộc
Pháp thực dân Pháp “lấy tỉnh Cao Bằng đặt làm đạo quân sự thứ hai gồm một
phủ là Hòa An và bảy châu là Hà Quảng (châu lỵ Sóc Giang); Thạch An (châu
lỵ Đơng Khê), Ngun Bình, Phúc Hịa (châu lỵ Tà Lùng), Quảng Uyên,
Thượng Lang (châu lỵ Trùng Khánh phủ), Hạ Lang”[2, tr. 222]. Châu Hà
Quảng lúc này có 4 tổng là tổng Hà Quảng có 6 xã, tổng Phù Dúng có 8 xã,
tổng Thơng Nơng có 8 xã, tổng Trung An có 9 xã,
Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành cơng, nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hịa ra đời. Sau ngày tổng tuyển cử là ngày 6/1/1946. Vào ngày
25/3/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 148SL thống nhất trong cả nước.
Bỏ phủ, châu, quận, trên cấp xã là huyện, bỏ cấp tổng, đổi châu thành huyện,


14


tên các xã, xóm, làng đã được đổi lại cho phù hợp và tồn tại như ngày nay.
Theo như quyết định 127-NV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ngày 5/4/1965. Theo
quyết định số 67- CP của Hội đồng chính Phủ. Ngày 7/4/1966 thì huyện Hà
Quảng được tách thành thành hai huyện là huyện Thông Nông và huyện Hà
Quảng. Năm 1981 một số xã của huyện Hà Quảng, xã Nội Thôn, Vân An, Cải
Viên, Thượng Thôn, Lũng Nặm đã được điều chỉnh lại địa giới hành chính.
Hiện nay, trên địa bàn của huyện Hà Quảng bao gồm có 19 đơn vị hành
chính gồm 1 thị trấn Xn Hịa và 18 xã: Cải Viên, Đào Ngạn, Hạ Thôn, Hồng
Sỹ, Kéo Yên, Lũng Nặm, Mã Ba, Nà Sác, Nội Thôn, Phù Ngọc, Qúy Qn, Sóc
Hà, Sỹ Hai, Thượng Thơn, Tổng Cọt, Trường Hà, Vân An, Vần Dính.
1.3. Các thành phần dân tộc
Hà Quảng là một huyện miền núi biên giới, xa xôi hẻo lánh, được hình
thành từ lâu đời. Có nhiều bằng chứng cho thấy ngay từ thời tiền sử vùng đất
này và con người nơi đây đã xuất hiện và sinh sống. Theo sách Cao Bằng thời
tiền sử và sơ sử ở Hà Quảng có Hang Piúc ở xã Xn Hịa có nền và vách hang
có trầm tích màu vàng, trong khối trầm tích có răng hươu và xương thú hóa
thạch có tuổi hậu kỳ cánh tân. Ở xã Trường Hà có di tích cự thạch theo ơng
Nơng Văn Chương “do con người dựng nên từ thời Giao Chỉ” [10, tr.233].
Nhân dân ở Hà Quảng chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số đã cư trú ở đây
từ rất lâu đời. Mỗi dân tộc khác nhau có những đặc điểm khác nhau từ hình
thức canh tác đến phong tục tập quán. Là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu
số, trong đó dân tộc Tày và dân tộc Nùng là hai dân tộc cư trú sớm nhất là cư
dân bản địa chiếm ưu thế. Trong Đồng Khánh dư địa chí có ghi chép về các dân
tộc này sống ở đây khi xưa: “Hai huyện Thạch Lâm Thạch An phủ Hòa An
người Nùng, người Mán và người Thổ (Tày), ở xen kẽ nhau.” [47, tr.652].
Trong quá trình tồn tại và phát triển mỗi dân tộc với những phong tục tập quán

riêng của mình, đã tạo ra dấu ấn văn hóa riêng cho dân tộc của mình. Chính
điều này đã làm phong phú thêm cho nền văn hóa của huyện. Dân cư các dân
tộc sống xen kẽ với nhau, nhưng cũng có khu vực chỉ có một dân tộc. Theo chủ
15


×