ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG XUÂN TRƯỜNG
SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Ở HUYỆN ĐẠI TỪ (THÁI NGUYÊN)
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀM THỊ UYÊN
THÁI NGUYÊN - 2012
1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở huyện Đại Từ
(Thái Nguyên) nửa đầu thế kỉ XIX” được thực hiện từ tháng 10/2011 đến
tháng 8/2012. Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
Các thông tin này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan rằng đây là
công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học
vị nào. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.
Thái Nguyên, ngày …tháng…năm 2012
Tác giả luận văn
Hoàng xuân Trường
Trưởng Khoa Xác nhận của cán bộ hướng dẫn
2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Mục lục ii
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh mục bảng biểu v
Danh mục biểu đồ vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài 5
4. Nguồn tư liệu của đề tài 6
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Đóng góp của đề tài 6
7. Cấu trúc của đề tài 7
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH
THÁI NGUYÊN 10
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 10
1.2. Dựng đặt và diên cách huyện 15
1.3. Đặc điểm dân cư và quá trình tộc người 18
1.4. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Đại Từ 28
1.5. Truyền thống lịch sử huyện Đại Từ 31
Chương 2. SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở HUYỆN ĐẠI TỪ
NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX 36
2.1. Địa bạ huyện Đại Từ nửa đầu thế kỉ XIX 36
3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
2.2. Sở hữu ruộng đất ở huyện Đại Từ theo địa bạ năm Gia Long
4 (1805) 40
2.3 Sở hữu ruộng đất ở huyện Đại Từ theo địa bạ Minh Mạng 21
(1840) 60
2.4. So sánh sở hữu ruộng đất ở Đại Từ nửa đầu thế kỉ XIX theo
địa bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mạng 21 (1840) 72
2.5. Chế độ tô thuế 81
Chương 3. KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐẠI TỪ
NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX 86
3.1. Trồng trọt 86
3.2. Chăn nuôi 96
3.3. Kinh tế tự nhiên 98
3.4. Nghi lễ và tín ngưỡng liên quan đến trồng trọt 101
KẾT LUẬN 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSPHN
:
Đại học Sư phạm Hà Nội
HN
:
Hà Nội
KHXH
:
Khoa học xã hội
M.s.th.t.p
:
Mẫu, sào, thước, tấc, phân
Thí dụ: 18 mẫu 6 sào 6 thước 5 tấc 2 phân sẽ được viết tắt là 18.6.6.5.2
Nxb
:
Nhà xuất bản
PGS
:
Phó giáo sư
TS
:
Tiến sĩ
TCN
:
Trước công nguyên
TTLTQGI
:
Trung tâm lưu trữ Quốc gia I
T
:
Tổng
Tr
:
Trang
5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Thành phần các dân tộc của huyện Đại Từ 20
Bảng 2.1: Thống kê địa bạ huyện Đại Từ nửa đầu thế kỉ XIX 38
Bảng 2.2: Thống kê địa bạ huyện Đại Từ năm Gia Long 4 (1805) 43
Bảng 2.3: Tổng diện tích các loại ruộng đất năm Gia Long 4 (1805) 44
Bảng 2.4: Quy mô sở hữu ruộng tư của Đại Từ (1805) 48
Bảng 2.5: Diện tích thổ trạch, viên trì (1805) 50
Bảng 2.6: Tình hình giới tính trong sở hữu tư nhân năm 1805 53
Bảng 2.7: Quy mô sở hữu ruộng tư theo các nhóm họ năm 1805 55
Bảng 2.8: Sở hữu ruộng đất của các chức sắc theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 57
Bảng 2.9: Thống kê địa bạ huyện Đại Từ năm Minh Mạng 21 (1840) 61
Bảng 2.10: Tổng diện tích các loại ruộng đất năm Minh Mạng 21 (1840) 62
Bảng 2.11: Quy mô sở hữu ruộng tư của Đại Từ (1840) 63
Bảng 2.12: Diện tích thổ trạch, viên trì năm 1840 65
Bảng 2.13: Tình hình giới tính trong sở hữu tư nhân năm 1840 66
Bảng 2.14: Quy mô sở hữu ruộng tư theo các nhóm họ năm 1840 67
Bảng 2.15: Sở hữu ruộng đất của các chức sắc theo địa bạ Minh Mạng 21 (1840) 69
Bảng 2.16: So sánh sự phân bố các loại ruộng đất của Đại Từ theo địa bạ Gia Long
4 (1805) và Minh Mạng 21 (1840) 73
Bảng 2.17: Quy mô sở hữu ruộng tư của 7 xã thôn năm 1805 và 1840 74
Bảng 2.18: Quy mô sở hữu ruộng đất của các nhóm họ năm 1805 và 1840 77
Bảng 2.19: So sánh tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc năm 1805 và 1840 80
Bảng 2.20: Biểu thuế ruộng công, tư năm 1803 82
Bảng 2.21: Biểu thuế thời Minh Mạng (1840) 84
6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1: Sự phân bố các loại ruộng đất ở Đại Từ năm 1805 44
Biểu đồ 2.2: Quy mô sở hữu ruộng tư của Đại Từ (1805) 48
Biểu đồ 2.3: Mối tương quan giữa ruộng đất của chức sắc và các tầng lớp xã
hội khác năm 1805 58
Biểu đồ 2.4: Sự phân bố các loại ruộng đất của Đại Từ năm 1840 62
Biểu đồ 2.5: Quy mô sở hữu ruộng tư ở Đại Từ năm 1840 63
Biểu đồ 2.6: Mối tương quan giữa ruộng đất của chức sắc và các tầng lớp xã
hội khác năm 1840 71
Biểu đồ 2.7: Sự thay đổi các loại ruộng đất năm 1805, 1840 73
Biểu đồ 2.8: Quy mô sở hữu ruộng đất của 7 xã thôn tại thời điểm 1805 và 1840 75
Biểu đồ 2.9: So sánh quy mô sở hữu theo nhóm họ giữa 2 thời điểm 1805, 1840 78
7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang được hưởng một món quà vô cùng quý giá mà thiên
nhiên ban tặng đó là đất đai. Từ xa xưa, ruộng đất như gắn liền với cuộc sống
của nhân loại. Bước phát triển vĩ đại nhất trong lịch sử loài người đó là
chuyển từ săn bắt hái lượm sang trồng trọt chăn nuôi mà ruộng đất là một
trong những điều kiện tiên quyết cho cuộc cách mạng này. Và kể từ sau cuộc
cách mạng này ruộng đất luôn gắn liền với lịch sử của nhân loại, gắn liền với
cuộc sống con người. Ruộng đất là một bộ phận không thể thiếu để con người
tồn tại và phát triển. Những vấn đề như phân chia giai cấp, hình thức sở hữu,
địa tô thuế khóa… là những vấn đề nổi cộm trong lịch sử nhân loại.
Nước ta dưới chế độ phong kiến, nông nghiệp luôn giữ vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế. Vấn đề ruộng đất cùng với các vấn đề khác như thuỷ lợi,
tập quán sản xuất…được coi là những yếu tố kinh tế cơ bản của quốc gia.,
là thứ tài sản vô giá, thiêng liêng và trường tồn với thời gian. Vì vậy, mà các
vương triều phong kiến bằng cách trực tiếp hay gián tiếp đều cố gắng nắm lấy
ruộng đất.Và thông qua chính sách ruộng đất của các triều đại sẽ cho chúng ta
một bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam nhất là chế độ phong kiến Việt
Nam trong lịch sử.
Chính sách ruộng đất sẽ góp phần phản ánh tình hình kinh tế xã hội của
nước ta qua các triều đại khác nhau, từ đời sống của nhân dân cũng như của
giai cấp địa chủ phong kiến, cho đến tình hình văn hoá xã hội diễn ra và biến
đổi như thế nào. Thông qua chính sách ruộng đất dưới triều đại này sẽ là một
minh chứng cụ thể, sắc nét phản ánh tình hình của quốc gia, vai trò của Nhà
nước đối với nông dân, đồng thời cũng cho thấy bản chất bóc lột mang tính
triệt để của giai cấp phong kiến và sự bần cùng hoá của người nông dân.
8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Mặt khác, vấn đề ruộng đất ở mỗi địa phương bên cạnh những nét
chung còn chứa đựng những nét đặc thù mà chúng ta cần tiếp tục đi sâu
nghiên cứu. Chính vì lẽ đó mà việc tìm hiểu tình hình ruộng đất của một địa
phương trong một giai đoạn lịch sử nhất định sẽ giúp chúng ta có cái nhìn và
sự hiểu biết khá căn bản và toàn diện về tình hình kinh tế - xã hội địa phương
đó đặt ra. Có như vậy mới có thể rút ra được những bài học để có phương
hướng đúng xử lí vấn đề, tạo cơ sở cho sự phát triển sản xuất.
Việc nghiên cứu địa bạ nhằm tìm hiểu vấn đề ruộng đất và kinh tế nông
nghiệp còn mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn như giáo sư Trương Hữu
Quýnh đã từng cho rằng việc nghiên cứu chế độ ruộng đất là phương pháp
luận trong việc nghiên cứu khái quát tiến trình phát triển của xã hội Việt Nam.
Đồng thời ta thấy rằng “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. Do đó sự tồn tại
của mỗi triều đại lịch sử bao giờ cũng gắn liền với việc giải quyết vấn đề
ruộng đất của xã hội trước đó đặt ra. Vì vậy, lịch sử đã để lại cho chúng ta
những bài học bổ ích chừng nào nước ta còn là một nước nông nghiệp.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam luôn
luôn khẳng định vị thế chiến lược của vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông
dân. Ngày nay chúng ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại
hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn
minh trong đó công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn giữ
vị trí quan trọng. Nói một cách khác tìm hiểu nông nghiệp cổ truyền Việt
Nam không chỉ để giải quyết những vấn đề của quá khứ mà trên một mức độ
không kém phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và cải tạo nông thôn
mới, bảo đảm kết hợi hài hoà giữa văn minh hiện đại với bản sắc truyền
thống. Đó cũng là nguyên lý của việc nghiên cứu lịch sử: Muốn hiểu biết hiện
tại, cần nắm vững quá khứ, hiểu biết quá khứ càng sâu sắc thì nhận thức hiện
tại càng chính xác, là mối liên hệ giữa quá khứ và hiện tại.
9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Với những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề: “Sở hữu ruộng đất và
kinh tế nông nghiệp ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên) nửa đầu thế kỉ XIX” làm vấn
đề nghiên cứu. Thông qua đó, chúng tôi hi vọng góp phần nhỏ bé của mình vào
việc tìm hiểu cơ cấu sử dụng và khai phá đất đai, các hình thái sở hữu ruộng đất,
sự phân hoá xã hội, mức độ sở hữu điền thổ của các giai tầng trong xã hội cũng
như tập quán sản xuất nông nghiệp của địa phương. Từ đó chúng ta có thể hình
dung được phần nào bức tranh làng xã ở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên nửa đầu
thế kỉ XIX và kết hợp với những tư liệu khác có thể nghiên cứu về dân số học lịch
sử. Bên cạnh đó, tác giả mong muốn góp thêm cơ sở khoa học cho Đảng bộ và
chính quyền địa phương trong việc quản lý ruộng đất, phát triển kinh tế nông
nghiệp trong giai đoạn cách mạng hiện tại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp từ lâu đã được các sử gia. Có
thể ra các tác phẩm tiêu biểu có đề cập đến vấn đề nông nghiệp và ruộng đất như:
Lịch triều hiến chương loại chí, Kiến văn tiểu lục, Vân đài loại ngữ, Đại Nam
nhất thống chí, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đồng Khánh dư địa chí
Vào cuối thập kỉ 50 và đầu thập kỉ 60 xuất hiện cuốn “Chế độ ruộng
đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ”(1959) của tác giả Phan Huy Lê.
Trong tác phẩm này, tác giả đã trình bày những nét lớn về chính sách ruộng
đất – nông nghiệp của Nhà nước Lê sơ thế kỉ XV. Nguồn tư liệu chủ yếu
của tác phẩm là những bộ sử cũ của các sử gia phong kiến.
Từ những năm cuối thập kỉ 70, đầu thập kỉ 80 đến nay xuất hiện một số
chuyên khảo khá quy mô, đánh dấu một bước tiến mới trong việc nghiên cứu
vấn đề ruộng đất.
Tác giả Đặng Phong (1970) trong tác phẩm “Kinh tế thời nguyên
thủy ở Việt Nam” trình bày, phân tích một cách sâu sắc về các ngành
kinh tế ở Việt Nam như hái lượm, săn bắt, trồng trọt, chăn nuôi, các
nghành thủ công…
10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Vũ Huy Phúc (1979), Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XIX, đã hệ thống hoá những chính sách lớn về ruộng đất của nhà Nguyễn,
thiết chế và kết cấu ruộng đất được hình thành từ chính sách đó, cũng như tác
động và hậu quả của nó đối với yêu cầu phát triển của lịch sử.
Trương Hữu Quýnh trong công trình gồm 2 tập“Chế độ ruộng đất ở Việt
Nam thế kỉ XI – XVIII” (1982 và 1983), tác giả đã phác ra những nét chính về sự
tiến triển của chế độ ruộng đất ở nước ta từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVIII, qua đó
bước đầu vạch ra xu thế phát triển chủ yếu cũng như tính chất kinh tế - xã hội của
nó. Bên cạnh việc sử dụng các bộ chính sử, tác giả còn huy động một nguồn tư
liệu địa phương khá phong phú (bao gồm văn bia, gia phả…). Vì vậy, chuyên
khảo này còn có ý nghĩa trong việc cung cấp những tư liệu tham khảo có giá trị về
vấn đề sở hữu ruộng đất dưới thời phong kiến.
Tác phẩm “Tình hình ruộng đất, nông nghiệp và đời sống nông dân
dưới triều Nguyễn” (1997), do Trương Hữu Quýnh và Đỗ Bang chủ biên
nghiên cứu một cách cụ thể về tình hình ruộng đất chủ yếu thông qua tài liệu
địa bạ. Bên cạnh đó tác phẩm còn nêu lên các chính sách về nông nghiệp đặc
biệt là các chính sách về ruộng đất của triều Nguyễn.
Trong luận án “Công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Kim Sơn
(1829)” (1999), tác giả Đào Tố Uyên đã vạch ra những điểm cơ bản và
diễn biến của chế độ ruộng đất ở huyện Kim Sơn nửa đầu thế kỉ XIX.
“Huyện Quảng Hòa (tỉnh Cao Bằng) từ khi thành lập đến giữa thế kỉ
XIX” của tiến sĩ Đàm Thị Uyên đã trình bày khái quát về vị trí địa lý, điều
kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế xã hội của huyện. Đồng thời luận án cũng
làm rõ tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện từ khi thành
lập đến giữa thế kỉ XIX. Đặc biệt trong phần kinh tế, tác giả đã đi sâu nghiên
cứu vấn đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của Quảng Hòa dưới triều
Nguyễn. Luận án đã giúp ích coi việc nghiên cứu tình hình ruộng đất và kinh
tế nông nghiệp miền núi.
11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Năm 2009, Nhà xuất bản chính trị quốc gia đã xuất bản cuốn “Địa chí
Thái Nguyên”. Cuốn sách đã trình bày cụ thể về kinh tế, văn hoá, xã hội của
tỉnh Thái Nguyên cũng như của các huyện trên địa bàn tỉnh.
Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu tìm hiểu “Sở
hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên) nửa đầu
thế kỉ XIX”. Chính vì vậy, vẫn còn nhiều vấn đề về chế độ sở hữu ruộng đất,
thành phần dân tộc, tình hình kinh tế nông nghiệp của vùng này còn trống
vắng cần được nghiên cứu. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn xem thành quả của
những nhà nghiên cứu đi trước là những ý kiến gợi mở quý báu giúp chúng
tôi có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài
- Mục đích của đề tài: Phản ánh khách quan, khoa học tình hình sở hữu
ruộng đất nửa đầu thế kỉ XIX và kinh tế nông nghiệp của huyện Đại Từ nhằm
tái hiện lại một phần bức tranh lịch sử địa phương. Đồng thời góp phần hoàn
thiện kiến thức chuyên môn cho bản thân, phục vụ cho công tác giảng dạy.
- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp
huyện Đại Từ nửa đầu thế kỷ XIX.
- Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn về không gian: vấn đề được tìm hiểu là
huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX gồm 7 tổng
với 27 xã, trang. Giới hạn về thời gian nghiên cứu của đề tài là huyện Đại Từ
ở hai thời điểm Gia Long 4 (1805) và Minh Mạng 21 (1840). Tuy nhiên vấn
đề hành chính của huyện được xem xét theo tiến trình lịch sử của tỉnh Thái
Nguyên từ khi lập nước (thời Hùng Vương) cho đến hiện tại.
- Nội dung nghiên cứu: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư, đặc
điểm kinh tế - xã hội của huyện trong quá khứ và hiện tại. Nội dung chính cần
phải làm rõ là tình hình sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của huyện
Đại Từ nửa đầu thế kỉ XIX.
12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
4. Nguồn tư liệu của đề tài
- Tài liệu chung: Các cuốn sách cổ có đề cập đến nội dung nghiên cứu
như: Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội
điển sự lệ, Đồng Khánh dư địa chí, Kiến văn tiểu lục, Vân đài loại ngữ…
Bên cạnh đó là các tài liệu nghiên cứu về ruộng đất cũng như kinh tế
nông nghiệp như: Chế độ ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỷ XI-XVIII của
Trương Hữu Quýnh, Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam của Vũ Huy
Phúc, Địa Bạ Hà Đông của Phan Huy Lê và P.Brocheux, Nghiên cứu địa
bạ triều Nguyễn của Nguyễn Đình Đầu
- Nguồn tư liệu thực địa, điền dã: các tài liệu truyền miệng, truyện kể,
truyền thuyết, ca dao, tục ngữ địa phương…có đề cập đến vấn đề ruộng đất và
kinh tế nông nghiệp.
- Nguồn tư liệu địa bạ: 21 địa bạ có niên đại Gia Long 4 (1805) và 13
địa bạ thời Minh Mạng 21 (1840) của huyện được khai thác tại Trung tâm lưu
trữ Quốc gia I (Hà Nội).
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở thực tế là nguồn tư liệu địa bạ triều Nguyễn, chúng tôi đặc biệt
chú ý khâu giám định, xử lý số liệu, so sánh, đối chiếu với các nguồn tư liệu
khác có liên quan.
Đồng thời chúng tôi sử dụng phương pháp hồi cố và điền dã làm trọng
tâm. Sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, phương pháp thống
kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân loại,
phương pháp phê phán tư liệu nhằm mục đích làm rõ vấn đề nghiên cứu.
6. Đóng góp của đề tài
- Đề tài là sự tổng hợp các tài liệu có đề cập đến huyện Đại Từ về: Điều
kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư và quá trình tộc người, tình hình kinh tế
- Thống kê địa bạ huyện Đại Từ góp phần làm rõ tình hình ruộng đất của
huyện nửa đầu thế kỉ XIX. Trên cơ sơ phân tích địa bạ, đề tài tìm hiểu phong tục
13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
tập quán liên quan đến ruộng đất và nông nghiệp của đồng bào các dân tộc
huyện Đại Từ nửa đầu thế kỷ XIX.
- Học hỏi kinh nghiệm của cha, ông trong việc quản lý và khai thác đất
đai. Cung cấp thêm tư liệu giúp địa phương phát triển kinh tế nông nghiệp
một cách có hiệu quả nhất, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới
do ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa 10 ngày 5/8/2008 đã ra Nghị quyết
số 26 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
7. Cấu trúc của đề tài
Luận văn được chia làm 3 phần, phần mở đầu, phần nội dung, phần kết
luận. Ngoài ra còn có tài liệu tham khảo và phần phụ lục.
Phần nội dung được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên (25 trang)
Chương 2: Sở hữu ruộng đất ở huyện Đại Từ nửa đầu thế kỷ XIX (50 trang)
Chương 3: Kinh tế nông nghiệp huyện Đại Từ nửa đầu thế kỷ XIX (21 trang)
14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN
15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái
Nguyên. Địa giới của huyện vào nửa đầu thế kỉ XIX đã được sách Đại Nam
nhất thống chí chép lại như sau: “Huyện Đại Từ ở cách phủ 60 dặm về phía
nam, đông tây cách nhau 80 dặm, nam bắc cách nhau 30 dặm, phía đông giáp
địa giới huyện Phổ Yên 68 dặm; phía tây giáp địa giới huyện Văn Lãng 12
dặm, phía nam đến núi Tam Đảo thuộc huyện Sơn Dương tỉnh Sơn Tây 18
dặm, phía bắc đến địa giới huyện Phú Lương 12 dặm” [24; tr. 159]. Như vậy,
diện tích xưa của huyện Đại Từ nếu xét với ngày nay nhỏ hơn rất nhiều
(huyện Đại Từ ngày nay bao gồm cả huyện Văn Lãng khi xưa).
Sau này, sách Đồng Khánh dư địa chí miêu tả chi tiết về vị trí xưa của
huyện Đại Từ:“Huyện Đại Từ cách phủ lỵ 60 dặm, kiêm nhiếp huyện Phú
Lương. Huyện lỵ đặt tại xã Hùng Sơn, tổng Hùng Sơn. Thành đất đắp hình
vuông, mỗi chiều dài 15 trượng, chu vi 72 trượng, cao 5 thước, dày 1 trượng,
4 mặt có hào rộng 1 trượng, sâu 3 thước, ngoài hào có lũy trúc bao quanh.
Huyện hạt phía đông giáp xã Kim Bảng huyện Phổ Yên, phía tây giáp xã
Thượng Lãm huyện Văn Lãng, phía nam giáp xã Tam Đảo huyện Tam Dương
tỉnh Sơn Tây, phía bắc giáp xã Phục Linh huyện Phú Lương. Đông tây cách
nhau 80 dặm, nam bắc cách nhau 30 dặm” [3, tr. 810].
Trải qua những biến động về lịch sử hành chính, địa giới của huyện
cũng có những thay đổi. Ngày nay, Đại Từ nằm ở phía tây bắc của tỉnh Thái
Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km trong tọa độ 21
0
30
’
đến 21
0
50
’
vĩ
17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
độ Bắc, 105
0
32
’
đến 105
0
42
’
kinh độ Đông. Phía bắc giáp huyện Định Hóa và
Phú Lương, phía Đông giáp thành phố Thái Nguyên, phía nam giáp huyện
Phổ Yên, phía tây là dãy núi Tam Đảo chạy dọc theo hướng tây bắc - đông
nam, cũng là địa giới tự nhiên của huyện và tỉnh Thái Nguyên với 2 tỉnh
Tuyên Quang và Vĩnh Phúc.
Với vị trí địa lý này, Đại Từ luôn giữ vai trò là vùng đất hiểm yếu của
tỉnh Thái Nguyên. Là căn cứ quân sự có tính chất công thủ toàn diện trong các
cuộc kháng chiến của dân tộc nhất là giai đoạn kháng chiến chống thực dân
Pháp. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc, giao thoa văn hóa
giữa đồng bằng và miền núi.
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Địa hình huyện Đại Từ nằm trong vùng thuộc chu kì tạo sơn Canêđôni,
cách ngày nay khoảng 480 triệu năm và hình thành xong trong thời kì Đại Cổ
sinh cách ngày nay khoảng 225 triệu năm. Trong lần vận động kiến tạo cách
ngày nay khoảng từ 25 – 28 triệu năm đã làm cho khu vực Đại Từ được nâng
cao thêm 200m đến 500m.
Sự tác động của quá trình vận động địa chất trên đã quy định đặc điểm
của địa hình nơi đây là vùng trung du và miền núi, có độ dốc thoai thoải từ
đông bắc xuống đông nam với độ cao trung bình là 300m. Nơi địa hình cao
nhất ở phía tây bắc của huyện thuộc dãy Tam Đảo với độ cao trên 1400m rồi
giảm nhanh xuống thung lũng sông Công và lòng hồ Núi Cốc. Song song với
dãy Tam Đảo là những dãy núi thấp ở phía đông nam như núi Thằn Lằn, núi
Pháo… Nhìn từ trên xuống, huyện Đại Từ giống như một thung lũng nhỏ
được bao quanh bởi một vành đai núi xanh mướt, nằm nép mình bên dãy Tam
Đảo sừng sững.
Với địa thế này, Đại Từ có vai trò quan trọng trong lĩnh vực quân sự.
Tuy nhiên lại gây trở ngại rất lớn cho việc giao thông của huyện.
18Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Vùng đất Đại Từ nhiều suối, ít sông. “Một dòng sông từ bến Tuân Độ,
xã Cổ Lãm chảy xuống xã Yên Thái, thông sang huyện Phú Lương dài 108
dặm, rộng 6 trượng, sâu 7 thước rải rác có bãi đá ngầm, thuyền bè đi lại khó
khăn” [3, tr. 811].
Con sông lớn nhất ở Đại Từ là sông Công, bắt nguồn từ vùng rừng núi
Điềm Mạc (huyện Định Hóa) chảy theo hướng tây bắc – đông nam. Đoạn
sông Công chảy qua Đại Từ bắt đầu từ xã Minh Tiến qua các xã Phú Cường,
Phú Thịnh, Bản Ngoại, Tiên Hội, thị trấn Đại Từ xuống các xã Hùng Sơn,
Tân Thái rồi đổ vào hồ Núi Cốc.
Mặc dù có duy nhất một con sông nhưng Đại Từ lại được ưu đãi từ dãy
Tam Đảo và hệ thống các núi khác tạo ra 53 con suối lớn nhỏ đổ vào sông
Công. Các suối này có chung đặc điểm là ngắn và chảy mạnh. Hệ thống thủy
văn của Đại Từ không có giá trị lớn về vận tải đường thủy nhưng có một vai
trò cực kì quan trọng trong việc cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp và cuộc sống sinh hoạt cho người dân trong huyện.
Từ thời Pháp thuộc, khi đặt chế độ cai trị ở Việt Nam, người Pháp đã
nhận thấy giá trị kinh tế của hệ thống sông suối Đại Từ. Công sứ Thái Nguyên
Ê-si-na đã nhận xét: “Đây là một huyện hứa hẹn đầy tương lai…, việc tưới
nước cũng được thuận lợi nhờ có con sông chảy từ tây bắc xuống đông nam
và rất nhiều dòng thác từ dãy Tam Đảo đổ xuống” [38, tr.12].
Đại Từ còn có nhiều hồ đập nhân tạo, có thể kể đến như hồ Núi Cốc (Tân
Thái), hồ Vai Miếu (Kí Phú). Trong đó lớn nhất là hồ Núi Cốc có diện tích
2500ha trong đó diện tích mặt nước là 769ha, có đập chính dài 48m và 6 đập phụ
độ sâu trung bình là 23m, dung tích 175 triệu m
3
đảm bảo cung cấp cho các khu
công nghiệp thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và cung cấp nước tưới
cho 12.000 ha lúa, 6.900 ha cây công nghiệp của các huyện Đại Từ, Phổ Yên,
Phú Bình, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên. Hồ Núi Cốc cũng là một
19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên, hàng năm đón hàng chục
vạn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và nghỉ mát.
Khí hậu Đại Từ mang nét rất chung của vùng trung du miền núi phía Bắc.
Sách Đại Nam nhất thống chí chép về khí hậu tỉnh Thái Nguyên trong đó có
phản ánh những đặc điểm mang tính khác biệt nơi đây: “Hàng năm cuối mùa
xuân mới hơi nóng, đến mùa hè nóng lắm, đầu mùa thu lạnh dần, đến mùa đông
rét lắm. Vì địa thế có nhiều núi cao nên rét nhiều nóng ít… các huyện Tư Nông,
Đồng Hỷ, Phú Bình, Bình Xuyên khí lam chướng nhẹ còn các huyện khác thì
nặng mà huyện Đại Từ và Vũ Nhai lại nặng hơn cả” [24, tr. 162-163]. “Dư địa
chí của Nguyễn Trãi nói trong cả nước có 29 xứ nước độc, mà nước ở Đại Từ
và Vũ Nhai thuộc Thái Nguyên là 2 xứ. Ngô (Thì) Sĩ nói: Vũ Nhai và Đại Từ
nước rất độc, dầu người địa phương cũng không chịu nổi, phần nhiều mắc
bệnh sốt rét” [24, tr. 173].
Và đặc điểm nổi bật của khí hậu huyện Đại Từ được ghi chép khá chi
tiết trong sách Đồng Khánh dư địa chí: “Các tháng giêng, tháng hai thường
có gió bắc lạnh rét, mưa dầm cả tuần đến tháng ba trời mới ấm. Tháng 5,
tháng 6 mùa hạ nóng bức thường có gió đông nam thổi mạnh. Mùa thu
thường có mưa to, gió lớn, khí lạnh. Đến mùa đông càng rét đậm. Sương mù
che phủ khắp trời đến giờ Tỵ mới tan” [3, tr. 811].
Ngày nay, chúng ta thấy rằng khí hậu của Đại Từ được hình thành do
đặc điểm của khu vực tạo nên bởi các cánh cung lớn Tây Bắc và Việt Bắc gần
như đồng quy về tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Đại Từ nói riêng,
dạng địa hình này tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập khí lạnh từ phương
Bắc vào sâu suốt lãnh thổ qua các huyện miền núi của tỉnh vào Đại Từ, đồng
thời cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam thổi tới. Đặc trưng khí hậu
nhiệt đới nóng ẩm thể hiện qua các chỉ số: Nhiệt độ trung bình 22,9
0
C, nhiệt
độ cao nhất trung bình trong năm là 27,2
0
C, nhiệt độ thấp nhất trung bình
20Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
trong năm là 20
0
C; tổng nhiệt độ năm của huyện Đại Từ là 7.000 – 8.000
0
C.
Đại Từ có lượng mưa cao bình quân từ 1.872mm/năm, hệ số ẩm ướt của Đại
Từ cao phù hợp cho cây trồng phát triển đặc biệt là cây chè. Lượng mưa phân
bố không đều theo không gian và thời gian, lượng mưa có chênh lệch lớn giữa
mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ mưa lớn, chiếm tới gầm 80%
tổng lượng mưa trong năm. Độ ẩm không khí khá cao, trung bình theo tháng
biến thiên từ 78 – 86%, trung bình năm 82%.
Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, gió Đông
Nam khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 gió
Đông Bắc chiếm ưu thế lượng mưa ít thời tiết hanh khô. Những đặc điểm của
khí hậu làm cho hoạt động kinh tế văn hóa của vùng vừa có nét chung lại vừa
có nét riêng đặc thù.
Huyện Đại Từ có diện tích đất tự nhiên là 57.890ha (năm 2003), trong
đó đất nông nghiệp chiếm 26,87% (15.557ha), đất lâm nghiệp 45,13%
(26.123ha), còn lại là đất phi nông nghiệp chiếm 10,65% (6.165ha) trong tổng
diện tích hiện có thì diện tích đất chưa sử dụng chiếm 17,35% (10.045ha) chủ
yếu là đất đồi núi và sông suối. Đất đai ở Đại Từ khá phì nhiêu phần lớn là đất
dốc tụ trên nền đá mẹ Gabrô nên việc canh tác dễ dàng. Đặc biệt ở đây có loại
đất trên sườn đồi rất thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp
nhất là cây chè.
Về khoáng sản, Đại Từ có 16/31 xã, thị trấn có mỏ quặng và điểm
khoáng sản, bao gồm:
Nhóm nguyên liệu cháy, chủ yếu là than ở một số xã của huyện như:
Yên Lãng, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê với trữ lượng lớn ở 2 mỏ là Làng
Cẩm và Núi Hồng khoảng 17 triệu tấn.
Nhóm khoáng sản, gồm nhiều loại khoáng sản quý như thiếc (Hà
Thượng khoảng 13.000 tấn), vonfram (ở khu vực Đá Liền trữ lượng khoảng
21Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
28.000 tấn), quặng ti tan và quặng sắt trữ lượng lớn có rải rác ở các xã vùng
phía bắc huyện, phốt pho có nhiều ở núi Vai (thuộc xã Kí Phú và Văn
Yên)…Ngoài ra, còn nhiều kim loại khác tập trung nhiều nhất ở mỏ đa kim
Núi Pháo với trữ lượng khoảng 100 triệu tấn.
Vật liệu xây dựng gồm các mỏ đất sét, đá, cát, sỏi…
Động thực vật, là một huyện thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc
nhưng sản vật của địa phương khá nghèo nàn. Đại Nam nhất thống chí thấy
ghi chép có “củ nâu” và ghi một cách chung chung rằng “nhung hươu, mật
gấu, sáp ong sơn phận các huyện đều có” [24; tr. 182] phần nào giúp chúng
ta khắc họa được lâm thổ sản nơi đây. Đồng Khánh dư địa chí nhấn mạnh:
“Trong huyện sản vật chỉ có tre, vầu, nứa, củ nâu cùng các loài gỗ tạp, ngoài
ra không có sản vật gì quý” [3; tr. 811].
Tóm lại, nhìn chung vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Đại
Từ rất thuận lợi để phát triển các ngành nông, lâm nghiệp…Tuy vậy, hiện nay
nhìn chung mức sống của người dân nơi đây còn khá thấp, chất lượng cuộc
sống còn nhiều khó khăn.
1.2. Dựng đặt và diên cách huyện
Trong lịch sử phát triển, vùng đất Đại Từ luôn gắn liền với quá trình
vận động của lịch sử Thái Nguyên qua các thời đại.
Vào thời kì các vua Hùng dựng nước đã chia đất nước ta thành 15 bộ,
Đại Từ hồi ấy thuộc bộ Vũ Định.
Đời Đường là đất châu Long và châu Võ Nga. Trải qua các triều đại
phong kiến, Đại Từ thuộc các dơn vị hành chính khác nhau.
Dưới triều Lý, nước ta là châu Thái Nguyên và châu Vũ Lặc.
Đến triều Trần, năm Quang Thái thứ 10 (1397), Trần Thuận Tông đổi
châu Vũ Lặc thành trấn Thái Nguyên, phủ Phú Lương, trong đó có huyện Đại
Từ thuộc trấn Thái Nguyên.
22Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
“Thời thuộc Minh là phủ (Năm Vĩnh Lạc, mới đổi trấn Thái Nguyên
làm châu Thái Nguyên gồm 11 huyện: Phú Lương, Tư Nông, Vũ Lễ, Đồng Hỉ,
Vĩnh Thông, Tuyên Hóa, Lộng Thạnh, Đại Từ, An Định, Cảm Hóa, Thái
Nguyên” [3, tr. 810]. Như vậy tên huyện có từ thời thuộc Minh.
Năm 1412, đổi thành phủ Thái Nguyên. Năm 1423, nhập huyện Tư
Nông vào huyện An Định, huyện Đồng Hỉ vào huyện Phú Lương, huyện Đại
Từ vào huyện Tuyên Hóa (còn 8 huyện).
Đầu nhà Lê, huyện Đại Từ thuộc phủ Thái Nguyên, năm Quang Thuận
thứ 7 (1466) chia nước ta thành 12 đạo, Đại Từ thuộc phủ Phú Bình đạo Thái
Nguyên. Năm Quang thuận thứ 10 (1469) trên cơ sở hoạch định lại bản đồ
hành chính, nhà Lê chia nước ta thành 12 thừa tuyên. Đại Từ và những đơn vị
hành chính khác của phủ Phú Bình thuộc thừa tuyên Ninh Sóc đời Hồng Đức
năm thứ 21 (1490), thừa tuyên Ninh Sóc được lấy lại tên cũ là xứ Thái
Nguyên lãnh 3 phủ, 8 huyện và 7 châu là:
Phủ phú Bình gồm 7 huyện: Phổ Yên, Đại Từ, Tư Nông, Bình Xuyên,
Đồng Hỉ, Phú Lương, Văn Lãng và 2 châu (Định Châu, Vũ Nhai).
Phủ Thông Hóa gồm 1 huyện (Cảm Hóa), 1 châu (Bạch Thông).
Phủ Cao Bằng (đời Quang Thuận gọi là Bắc Bình) lãnh 4 châu: Thượng
Lang, Hạ Lang, Thạch Lâm, Quảng Uyên.
Đời Lê Trung Hưng, sau chiến tranh Lê Mạc năm Vĩnh Trị thứ II
(1677) 4 châu phía Bắc bị nhà Mạc chiếm cứ gầm 70 năm nay mới được bình
định đặt riêng làm trấn Cao Bằng. Trấn Thái Nguyên chỉ còn phần đất của 2
phủ Phú Bình và Thông Hóa. Huyện Đại Từ thuộc phủ Phú Bình.
Đầu thời Nguyễn, Gia Long vẫn gọi là trấn Thái Nguyên gồm 2 phủ,
9 huyện, 2 châu (như cũ, chỉ châu Vũ Nhai đổi làm huyện).
“Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) chia tỉnh hạt goi là tỉnh Thái
Nguyên, đặt các chức bố chánh và án sát, dưới quyền tổng đốc Ninh –
23Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Thái. Năm thứ 16 (1835) trích lấy 4 châu huyện là Định Châu, Văn Lãng,
Đại Từ và Phú Lương đặt thành phủ Tùng Hóa, các phủ huyện đều đổi đặt
lưu quan” [24; tr. 154-155]. Huyện Đại Từ và châu Văn Lãng phía bắc Đại
Từ hiện nay thuộc phủ Tòng Hóa.
Thời vua Đồng Khánh (1886 – 1889), huyện Đại Từ có 7 tổng gồm 28
xã, trang, phường: Tổng Kí Phú (2 xã): Kí Phú, Vân Yên; Tổng Yên Đổ (5 xã,
trang): Yên Đổ, Cổ Lãm, Phúc Lâm, Du Châu, Cương Lăng; Tổng Tiên Sơn
(6 xã): Tiên Sơn, La Bình, Hoằng Nông, Tiên Hội, Phú Lá, Khôi Kì (Từ thời
Minh Mạng về trước là Hoa Kì, năm Thiệu Trị kiêng chữ “hoa” đổi thành
Khôi Kì); Tổng Phú Minh Thượng (3 xã): Phú Minh Thưưọng, Phú Minh Hạ,
Bản Ngoại; Tổng Hùng Sơn (6 xã, phường): Hùng Sơn, Yên Bằng, Huy Ngạc
(từ đời Minh Mạng về trước là Hoa Ngạc, năm Thiệu Trị kiêng chữ “hoa” nên
đổi thành Huy Ngạc), Yên Dã, Mỹ Trạng, phường Thuỷ Cơ xã Hùng Sơn; Tổng
Trường Lang (4 xã): Trường Lang, Lục Ba, Tràng Dương, Phúc Khánh; Tổng
Yên Thuận (2 xã): Yên Thuận, Yên Thái [3; tr. 810 - 811].
Thời Pháp thuộc, tỉnh Thái Nguyên lại bị chia cắt một lần nữa. Ngày 14
tháng 1 năm 1900, chúng lấy phần đất thuộc phủ Thông Hoá để thành lập tỉnh
mới gọi là Bắc Kạn gồm 4 huyện: Bạch Thông, Na Rì, Ngân Sơn, Chợ Đồn.
Huyện Đại Từ thuộc địa phận tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 1 tháng 8 năm 1922, Đại Từ và Văn Lãng hợp lại làm một gọi là
huyện Đại Từ gồm 9 tổng, 38 xã.
Trong thời kì vận động cách mạng tháng Tám năm 1945, Đại Từ cùng
Định Hoá và Sơn Dương có vị trí trung tâm của chiến khu Nguyễn Huệ, có
thời gian được mang tên châu Giải phóng nằm trong chiến khu.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đơn vị hành chính cấp tổng
không tồn tại, các xã, làng, xóm ở Đại Từ có nhiều biến động do việc phân
chia địa giới hành chính và đặt tên mới cho phù hợp.
24Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Ngày 21 tháng 4 năm 1965, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra
quyết định số 103-QN-TVQH thành lập tỉnh Bắc Thái trên cơ sở hợp nhất 2
tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.
Ngày 27 tháng 10 năm 1967, thành lập thị trấn Quân Chu.
Ngày 1 tháng 10 năm 1983, xã Phúc Thọ sáp nhập với các xóm Tân
Thắng, Đồng Đẳng của xã Phúc Thuận (huyện Phổ Yên), xóm Yên Ninh của
xã Phúc Trìu (huyện Đồng Hỷ) thành xã Phúc Tân thuộc huyện Phổ Yên.
Cùng ngày xóm Quyết Tiến của xã Tân Thái sáp nhập vào xã Bình Thuận
thuộc huyện Đại Từ.
Để đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân các dân tộc và yêu
cầu của sự nghiệp cách mạng trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa IX kì họp thứ 10 đã phê chuẩn việc phân chia lại địa giới hành
chính của một số tỉnh, trong đó chia tỉnh Bắc Thái thành 2 tỉnh Thái Nguyên
và Bắc Kạn. Từ đó đến nay huyện Đại Từ thuộc tỉnh Thái Nguyên.
Năm 2002, xã Phục Linh lại được chia thành 2 xã Phục Linh và Tân Linh.
Hiện nay, huyện Đại Từ gồm 29 xã và 2 thị trấn được chia làm 474
xóm và 8 tổ dân phố. Thị trấn: Đại Từ và Quân Chu. Xã: Anh Khánh, Bản
Ngoại, Bình Thuận, Cát Nê, Cù Vân, Đức Lương, Hà Thượng, Hoằng Nông,
Hùng Sơn, Khôi Kì, Kí Phú, La Bằng, Lục Ba, Minh Tiến, Mĩ Yên, Na Mao,
Phú Cường, Phú Lạc, Phú Thịnh, Phú Xuyên, Phúc Lương, Phục Linh, Quân
Chu, Tân Thái, Tiên Hội, Vạn Thọ, Văn Yên, Yên Lãng và Tân Linh.
1.3. Đặc điểm dân cư và quá trình tộc người
Đại Từ là vùng đất đã được hình thành từ lâu đời. Nơi này rừng sâu
nước độc, cỏ cây rậm rạp, xa xôi cách trở. Với lịch sử lâu dài, quy tụ sự hình
thành và tồn tại của nhiều dân tộc anh em đến sinh sống đã tạo nên một bộ
25Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên