Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng Ebanking tại thành phố Huế (2).doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.69 KB, 62 trang )

Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................................................. 3
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU .................................................................................................. 4
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................................................. 5
Sự cần thiết của nghiên cứu ............................................................................................................................... 5
3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................................... 6
1. Tổng quan về ngân hàng điện tử .................................................................................................................... 8
1.1. Thương mại điện tử ................................................................................................................................ 8
1.2. Dịch vụ ngân hàng điện tử ..................................................................................................................... 9
1.6. Vai trò và tính ưu việt của dịch vụ ngân hàng điện tử ......................................................................... 15
1.6.1. Vai trò của ngân hàng điện tử trong xu thế hội nhập ........................................................................ 15
1.6.2. Tính ưu việt của dịch vụ ngân hàng điện tử ....................................................................................... 16
1.6.2.1. An toàn, nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm thời gian ..................................................................... 16
1.6.2.2. Tiết kiệm chi phí .............................................................................................................................. 18
1.6.2.3. Mở rộng phạm vi hoạt động cho ngân hàng ................................................................................... 18
1.6.2.4. Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng .................................................................................... 18
1.6.2.5. Cung cấp các dịch vụ chéo ............................................................................................................... 18
2. Mô hình và các giả thiết trong mô hình chấp nhận công nghệ Ebanking. ................................................... 19
2.1. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ..................................................................................... 24
2.1.1. Thực trạng phát triển dịch vụ Ebanking tại Việt Nam ....................................................................... 24
2.1.2. Thực trạng phát triển dịch vụ Ebanking trên địa bàn thành phố Huế. .............................................. 25
2.1.2.1. Thuận lợi ......................................................................................................................................... 26
2.1.2.2. Khó khăn ......................................................................................................................................... 27
2.2. Kết quả nghiên cứu ................................................................................................................................... 28
2.2.1. Thang đo ............................................................................................................................................. 28
2.2.2. Quy trình khảo sát .............................................................................................................................. 30
2.2.3. Kết quả khảo sát ................................................................................................................................. 31
2.2.3.1. Phân tích mô tả ............................................................................................................................... 31
2.2.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha ...................................................... 33
2.2.4. Nhận xét: ............................................................................................................................................ 46


Nhóm 3_K41-TCNH Page 1
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHU CẦU SỬ DỤNG EBANKING TẠI THÀNH PHỐ HUẾ ............... 48
1.2. Một số giải pháp kiến nghị đối với chính phủ và các cơ quan quản lý ..................................................... 50
PHẦN 3: KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 52
TRONG TƯƠNG LAI ............................................................................................................................................... 52
1. Kết luận ......................................................................................................................................................... 52
3. Hướng phát triển đề tài trong tương lai ...................................................................................................... 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................................... 53
Nhóm 3_K41-TCNH Page 2
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHĐT : Ngân hàng điện tử
NHTM : Ngân hàng thương mai
NHHĐ : Ngân hàng hiện đại
TMĐT : Thương mại điện tử
ATM : Máy rút tiền tự động
EPTPOS : Máy thanh toán tại các điểm bán hàng
TTĐT : Thanh toán điện tử
TTTT : Thanh toán trực tuyến
CNTT : Công nghệ thông tin
TDNH : Tín dụng ngân hàng
TCTD : Tổ chức tín dụng
DVNH : Dịch vụ ngân hàng
CB-CNV : Cán bộ công nhân viên
Nhóm 3_K41-TCNH Page 3
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: So sánh hệ thống công nghệ cũ và mới ……………………………………16
Sơ đồ 1.1: Một số mô hình nghiên cứu Ebanking ở Châu Á………………………….18

Sơ đồ 1.2: Mô hình nghiên cứu ngân hàng điện tử ở Việt Nam………………...19
Bảng 1.2: Hệ thống phần mềm được áp dụng tại các ngân hàng thương mại ….
…………………………………………………………………………………...23
Bảng 1.3: Thị phần thẻ ATM trên địa bàn thành phố Huế………………………26
Bảng 1.4: Thang đo các thành phần trogn mô hình……………………………...27
Bảng 1.5: Mô tả đối tượng khách hàng…………………………………………..29
Bảng 1.6: Các dịch vụ của Ebanking…………………………………………….30
Bảng 1.7: Các tiện ích của Ebanking…………………………………………….30
Bảng 1.8: Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha………
……………………………………………………………………………………33
Bảng 1.9: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s trong phân tích nhân tố…………
……………………………………………………………………………………35
Bảng 2.0: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s của nhân tố dự định……………..36
Bảng 2.1: Kết quả rút trích nhân tố dự định………………………………………36
Bảng 2.2: Các hệ số của mô hình hồi quy bội…………………………………….37
Bảng 2.3: Các hệ số Beta của mô hình hồi quy bội……………………………….38
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa………………………………………….39
Bảng 2.4: Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư……………………………….40
Nhóm 3_K41-TCNH Page 4
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự cần thiết của nghiên cứu
Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là ngành công nghệ thông
tin, đã tác động đến mọi mặt hoạt động của đời sống, kinh tế-xã hội, làm thay đổi nhận
thức và phương pháp sản xuất kinh doanh của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế
khác nhau trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Những khái niệm về NHĐT, giao dịch trực
tuyến, thanh toán trên mạng… đã bắt đầu trở thành xu thế phát triển và cạnh tranh của
các NHTM ở Việt Nam. Phát triển các dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ
thông tin - NHĐT- là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan, trong thời đại hội nhập
kinh tế quốc tế. Lợi ích đem lại của NHĐT là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và

cho nền kinh tế nhờ những tiện ích, sự nhanh chóng, chính xác của các giao dịch.
Vì vậy để tồn tại và phát triển, toàn bộ hệ thống NH và các chi nhánh đang phấn đấu, nổ lực
hết mình để bắt kịp tiến trình hiện đại hóa ngân hàng, không những hoàn thiện những
nghiệp vụ truyền thống mà còn tập trung phát triển các ứng dụng NHHĐ trong đó chú
trọng dịch vụ NHĐT, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập và phát
triển. Nằm trong xu thế đó các NHTM ở Thành phố Huế cũng đang đẩy mạnh đầu tư
kĩ thuật, công nghệ, tin học hóa mà từng bước tạo ra mạng trực tuyến trong hệ thống
ngân hàng của mình và các ứng dụng về mặt sản phẩm trên nền tảng đã xây dựng, giúp
khách hàng có thể giao dịch đa dạng và thuận tiện. Song thực tiễn phát triển dịch vụ
NHĐT trên địa bàn Thành phố Huế cũng cho thấy còn những khó khăn, hạn chế trên
con đường đưa các tiện ích này đến tay người sử dụng. Với mong muốn xác định được
các nhân tố ảnh hưởng đến dự định sử dụng Ebanking và mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố này, từ đó đưa ra hàm ý cho công tác quản lý và triển khai Ebanking trên địa
bàn thành phố.
Xuất phát từ lý do nêu trên, nhóm chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng Ebanking tại thành phố Huế”
Nhóm 3_K41-TCNH Page 5
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
1. Mục tiêu nghiên cứu
- Khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến dịch vụ NHĐT.
- Tìm hiểu tình hình kinh doanh chung và tình hình kinh doanh thông qua giao dịch
điện tử, những thuận lợi cũng như khó khăn mà các NHTM trên địa bàn thành phố
Huế gặp phải.
- Áp dụng mô hình nghiên cứu thông qua sự điều chỉnh thang đo của các thành phần
chấp nhận công nghệ trong nghiên cứu Ebanking ở Việt Nam sao cho phù hợp với tình
hình thực tế tại thành phố Huế. Tiến hành thu thập và phân tích khảo sát ý kiến khách
hàng, xác định được các thành phần, nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng của cán
bộ - công nhân viên đã sử dụng Ebanking.
- Dựa vào kết quả khảo sát, nghiên cứu đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao
nhu cầu sử dụng dịch vụ Ebanking tại Thành phố Huế.

3. Đối tượng nghiên cứu
Cán bộ - công nhân viên đang/có dự định sử dụng dịch vụ NHĐT của các Ngân hàng.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian:
+ Số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra khách hàng để thu thập số liệu sơ cấp vào 10/2010.
+ Số liệu thứ cấp: Số liệu của các chi nhánh Ngân hàng năm 2009.
- Về không gian: Hệ thống các Ngân hàng trên địa bàn Thành phố Huế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ thông qua
phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức thông qua phương pháp định lượng.
- Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính:
Đọc, tổng hợp, phân tích từ internet, giáo trình, sách báo, các tài liệu có liên quan,
tham khảo, phỏng vấn, trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng. Mục đích
của nghiên cứu này dùng để điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ các nhân tố của mô hình
chấp nhận công nghệ trong nghiên cứu Ebanking.
- Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng:
Nhóm 3_K41-TCNH Page 6
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
Sau khi sử dụng số liệu từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng, tiến hành xử lý số
liệu bằng phần mềm Excell, sử dụng phương pháp phân tích và so sánh để đưa ra nhận
xét thực trạng.
Đồng thời thông qua bảng câu hỏi để thu thập thông tin từ khách hàng là cán bộ công
nhân viên đang sử dụng dịch vụ Ebanking tại thành phố Huế. Thông tin thu thập được
sẽ được xử lý thông qua phần mềm SPSS 16.0. Thang đo sau khi được đánh giá bằng
phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Anpha sẽ được phân tích nhân tố, đưa ra mô hình
hồi quy tuyến tính để có cơ sở kết luận một cách hợp lý và có khoa học.
6. Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp thích hợp và khả thi để hoàn thiện hơn khả năng
cung ứng dịch vụ NHĐT tại Thành phố Huế, đồng thời mở rộng sản phẩm dịch vụ này
một cách có hiệu quả theo tiến trình hiện đại hóa ngân hàng, đưa sản phẩm dịch vụ

hiện đại nhất cho khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh, tiếp cận thị trường trong và
ngoài nước, tạo đà cho sự phát triển và hội nhập.
Nhóm 3_K41-TCNH Page 7
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ. MÔ HÌNH LÝ
THUYẾT VÀ CÁC GIẢ THIẾT TRONG NGHIÊN CỨU EBANKING
1. Tổng quan về ngân hàng điện tử
1.1. Thương mại điện tử
Thương mại điện tử là quy trình mua bán ảo thông qua việc truyền dữ liệu giữa các
máy tính trong chính sách phân phối của tiếp thị. Tại đây một mối quan hệ thương mại
hay dịch vụ trực tiếp giữa người cung cấp và khách hàng được tiến hành thông qua
internet.
Theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ đơn thuần bó hẹp TMĐT trong việc mua bán hàng hóa và
dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua internet và các mạng liên thông
khác.
Hiểu theo nghĩa rộng, TMĐT bao gồm tất cả các loại giao dịch thương mại mà trong
đó các đối tác giao dịch sử dụng các kỹ thuật thông tin trong khuôn khổ chào mời, thỏa
thuận hay cung cấp dịch vụ.
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình
Dương (APEC): “TMĐT là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền
thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số.”
Luật mẫu về TMĐT của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế
(UNCITRAL) định nghĩa: “Thuật ngữ thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng
để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay
không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại gồm (nhưng không chỉ gồm)
các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp và trao đổi hàng hóa hoặc
dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại; ủy thác hoa hồng,
cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư, cấp
vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các

hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành
khách đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ.”
Nhóm 3_K41-TCNH Page 8
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
Như vậy, định nghĩa này cho thấy phạm vị hoạt động của TMĐT là rất rộng, bao quát
tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và
dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ.
Tóm lại, TMĐT là tất cả các phương pháp tiến hành kinh doanh của cá nhân hay tổ
chức thông qua các kênh điện tử mà phổ biến nhất là thông qua mạng internet toàn
cầu, dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu giữa các bên giao thương với nhau dưới dạng
văn bản, âm thanh hoặc hình ảnh.
1.2. Dịch vụ ngân hàng điện tử
Theo giáo trình Marketing ngân hàng (Nguyễn Minh Hiền, 2009): “NHĐT được hiểu
là một mô hình ngân hàng cho phép khách hàng truy cập từ xa đến ngân hàng nhằm:
thu thập thông tin; thực hiện các giao dịch thanh toán tài chính, tài chính dựa trên các
khoản lưu ký của ngân hàng; sử dụng các sản phẩm dịch vụ mới. NHĐT là hệ thống
kênh phân phối phát triển dựa trên cơ sở sử dụng công nghệ thông tin hiện đại vào việc
tổ chức cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Các giao dịch điện tử được thực hiện
thông qua các phương tiện giao dịch điện tử: Máy thanh toán tại điểm bán hàng
(EFTPOS), máy rút tiền tự động (ATM), ngân hàng qua điện thoại, ngân hàng qua
mạng internet, ngân hàng qua mạng nội bộ.”
Trên thực tế, những giao dịch về thẻ cũng được các NHTM coi là dịch vụ ngân hàng
điện tử. Tuy nhiên hiện nay, các ngân hàng tách riêng nghiệp vụ thẻ, một phần vì đây
là loại hình ngân hàng điện tử đầu tiên phát triển tại Việt Nam nhằm mục đích huy
động vốn.
Dịch vụ ngân hàng điện tử được giải thích như là khả năng của một khách hàng có thể
truy cập từ xa vào một ngân hàng nhằm: thu thập thông tin, thực hiện các giao dịch
thanh toán, tài chính dựa trên các khoản lưu ký tại ngân hàng đó, đăng ký sử dụng dịch
vụ mới (Trương Đức Bảo, 2003).
Dịch vụ NHĐT là hệ thống phần mềm vi tính cho phép khách hàng tìm hiểu hay mua dịch vụ

ngân hàng thông qua việc nối mạng máy vi tính của mình với ngân hàng.
1.3. Các hình thái phát triển ngân hàng điện tử
Kể từ việc ngân hàng Wellfargo - ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ ngân hàng qua mạng
đầu tiên tại Mỹ vào năm 1989 thì đến nay có rất nhiều tìm tòi, thử nghiệm, thành công
Nhóm 3_K41-TCNH Page 9
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
cũng như thất bại trên con đường xây dựng một hệ thống ngân hàng điện tử hoàn hảo,
phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Tổng kết những mô hình đó, nhìn chung hệ thống
ngân hàng điện tử được phát triển qua các giai đoạn sau đây:
Nhóm 3_K41-TCNH Page 10
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
1.3.1. Website quảng cáo (Brochure-Ware)
Là hình thái đơn giản nhất của NHĐT. Hầu hết các ngân hàng khi mới bắt đầu xây dựng
NHĐT là thực hiện theo mô hình này. Việc đầu tiên chính là xây dựng một website
chứa những thông tin về ngân hàng, về sản phẩm lên trên mạng nhằm quảng cáo, giới
thiệu, chỉ dẫn, liên lạc…, thực chất ở đây chỉ là một kênh quảng cáo mới ngoài những
kênh thông tin truyền thống như báo chí, truyền hình… mọi giao dịch của ngân hàng
vẫn thực hiện qua hệ thống phân phối truyền thống, đó là các chi nhánh ngân hàng.
1.3.2. Thương mại điện tử (E-commerce)
Trong hình thái TMĐT, ngân hàng sử dụng internet như một kênh phân phối mới cho
những dịch vụ truyền thống như xem thông tin tài khoản, nhận thông tin giao dịch
chứng khoán…Internet ở đây chỉ đóng vai trò như một dịch vụ cộng thêm vào để tạo
sự thuận lợi thêm cho khách hàng. Hầu hết các ngân hàng vừa và nhỏ đang ở hình thái
này.
1.3.3. Quản lý điện tử (E-business)
Trong hình thái này, các xử lý cơ bản của ngân hàng cả ở phía khách hàng (front-end)
và phía người quản lý (back-end) đều được tích hợp với internet và các kênh phân phối
khác. Giai đoạn này được phân biệt bởi sự gia tăng về sản phẩm và chức năng của
ngân hàng với sự phân biệt sản phẩm theo nhu cầu và quan hệ của khách hàng đối với
ngân hàng. Hơn thế nữa, sự phối hợp, chia sẽ dữ liệu giữa hội sở ngân hàng và các

kênh phân phối như chi nhánh, mạng internet, mạng không dây…giúp cho việc xử lý
theo yêu cầu và phục vụ khách hàng được nhanh chóng và chính xác hơn.
1.3.4. Ngân hàng điện tử (E-bank)
Chính là mô hình lý tưởng của một ngân hàng trực tuyến trong nền kinh tế điện tử, một
sự thay đổi hoàn toàn trong mô hình kinh doanh và phong cách quản lý. Những ngân
hàng này sẽ tận dụng sức mạnh thực sự của mạng toàn cầu nhằm cung cấp toàn bộ các
giải pháp tài chính cho khách hàng với chất lượng tốt nhất. Từ những bước ban đầu là
cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hiện hữu thông qua nhiều kênh riêng biệt, ngân
Nhóm 3_K41-TCNH Page 11
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
hàng có thể sử dụng nhiều kênh liên lạc này nhằm cung cấp các giải pháp khác nhau
cho từng đối tượng khách hàng chuyên biệt.
Nhóm 3_K41-TCNH Page 12
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
1.4. Các dịch vụ ngân hàng điện tử
Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã
ảnh hưởng rõ nét đến sự phát triển của công nghệ ngân hàng bằng việc cho ra đời các
dịch vụ NHĐT và các phương tiện TTĐT.
1.4.1. Internet Banking
Dịch vụ này giúp khách hàng chuyển tiền trên mạng thông qua các tài khoản cũng như
kiểm soát hoạt động của các tài khoản này. Để tham gia khách hàng truy cập vào
website của ngân hàng và thực hiện giao dịch tài chính, truy vấn thông tin cần thiết.
Khách hàng cũng có thể truy cập vào các website khác để mua hàng và thực hiện thanh
toán với ngân hàng. Tuy nhiên, khi kết nối internet thì ngân hàng phải có hệ thống bảo
mật đủ mạnh để đối phó với rủi ro trên phạm vi toàn cầu. Đây là trở ngại lớn đối với
các ngân hàng tại Việt Nam vì đầu tư vào hệ thống bảo mật rất tốn kém.
1.4.2. Home Banking
Với ngân hàng tại nhà, khách hàng giao dịch với ngân hàng qua mạng nhưng là mạng
nội bộ (intranet) do ngân hàng xây dựng riêng. Các giao dịch được tiến hành tại nhà,
văn phòng, công ty thông qua hệ thống máy tính nối với hệ thống máy tính của ngân

hàng. Thông qua dịch vụ Home Banking, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch về
chuyển tiền, liệt kê giao dịch, tỷ giá, lãi suất, giấy báo nợ, báo có… Để sử dụng dịch
vụ home banking, khách hàng chỉ cần có máy tính (tại nhà hoặc trụ sở) kết nối với hệ
thống máy tính của ngân hàng thông qua modem-đường điện thoại quay số, khách
hàng phải đăng ký số điện thoại và chỉ số điện thoại này mới được kết nối với hệ thống
Home Banking của ngân hàng.
1.4.3. Phone Banking
Đây là sản phẩm cung cấp thông tin ngân hàng qua điện thoại hoàn toàn tự động. Do
tự động nên các loại thông tin được ấn định trước, bao gồm thông tin về tỉ giá hối đoái,
lãi suất, giá chứng khoán, thông tin cá nhân cho khách hàng như số dư tài khoản, liệt
kê năm giao dịch cuối cùng trên tài khoản, các thông báo mới nhất… Hệ thống cũng tự
động gởi fax khi khách hàng yêu cầu cho các loại thông tin nói trên.
Nhóm 3_K41-TCNH Page 13
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
1.4.4. Mobile Banking
Là hình thức thanh toán trực tuyến qua mạng điện thoại di động. Phương thức này
được ra đời nhằm giải quyết nhu cầu thanh toán giao dịch có giá trị nhỏ (micro
payment) hoặc những dịch vụ tự động không có người phục vụ. Muốn tham gia, khách
hàng phải đăng ký để trở thành thành viên chính thức trong đó quan trọng là cung cấp
những thông tin cơ bản như: số điện thoại di động, số tài khoản cá nhân dùng trong
thanh toán. Sau đó khách hàng được nhà cung ứng dịch vụ thông qua mạng này cung
cấp một mã số định danh (ID). Mã số này không phải số điện thoại và nó sẽ được
chuyển thành mã vạch để dán lên diện thoại di động, giúp cho việc cung cấp thông tin
khách hàng khi thanh toán nhanh chóng, chính xác và đơn giản hơn các thiết bị đầu
cuối của điểm bán hàng hay cung ứng dịch vụ. Cùng với mã số định danh, khách hàng
còn được cấp một mã số cá nhân (PIN) để khách hàng xác nhận giao dịch thanh toán
khi nhà cung cấp dịch vụ thanh toán yêu cầu. Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết thì
khách hàng sẽ là thành viên chính thức và đủ điều kiện để thanh toán qua điện thoại di
động.
1.4.5. Call Center

Do quản lý dữ liệu tập trung nên khách hàng có tài khoản tại bất kỳ chi nhánh nào vẫn
gọi về một số điện thoại cố định của trung tâm này để được cung cấp mọi thông tin
chung và cá nhân. Khác với Phone Banking chỉ cung cấp các loại thông tin được lập
trình sẵn, Call Center có thể linh hoạt cung cấp thông tin hoặc trả lời các thắc mắc của
khách hàng. Nhược điểm của Call Center là phải có người trực 24/24 giờ.
1.5. Phương tiện giao dịch thanh toán điện tử
1.5.1. Tiền điện tử (Digital Cash)
Tiền điện tử là phương tiện thanh toán trên internet. Người muốn sử dụng tiền điện tử
gởi yêu cầu tới ngân hàng. Ngân hàng phát hành tiền điện tử sẽ phát hành một bức
điện được ký phát bởi mã cá nhân (private key) của ngân hàng và được mã hóa bởi
khoá công khai (public key) của khách hàng. Nội dung bức điện bao gồm thông tin xác
định người phát hành, địa chỉ internet, số lượng tiền, số seri, ngày hết hạn (nhằm tránh
Nhóm 3_K41-TCNH Page 14
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
việc phát hành hoặc sử dụng hai lần). Ngân hàng sẽ phát hành tiền với từng khách
hàng cụ thể. Khách hàng cất tiền điện tử trong máy tính cá nhân.
Khi thực hiện giao dịch mua bán, khách hàng gửi tới nhà cung cấp một thông điệp điện
tử được mã hóa bởi khóa công khai của nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ. Nhà cung cấp
dùng khóa riêng của mình để giải mã thông điệp, đồng thời kiểm tra tính xác thực của
thông điệp thanh toán này với ngân hàng phát hành cũng bằng mã khóa công khai của
ngân hàng phát hành và kiêm tra số seri tiền điện tử.
1.5.2. Séc điện tử (Digital Cheque)
Cũng sử dụng kỹ thuật tương tự như trên để chuyển séc và hối phiếu điện tử trên mạng
internet. Séc điện tử có nội dung giống như séc thường, chỉ khác biệt duy nhất là séc
này được ký điện tử (tức là việc mã hóa thông điệp bằng mật mã cá nhân của người ký
séc). Khi ngân hàng của người thụ hưởng thực hiện nghiệp vụ nhờ thu séc, họ sẽ đánh
dấu lên thông điệp điện tử và việc thông điệp này được mã hóa bởi mã hóa công khai
của ngân hàng phát hành séc sẽ là cơ sở cho việc thanh toán séc điện tử này.
1.5.3. Thẻ thông minh – Ví điện tử (Stored Value Smart Card)
Là loại thẻ nhựa gắn với một bộ vi xử lý (micro - processor chip). Người sử dụng thẻ

nạp tiền vào thẻ và sử dụng trong việc mua hàng. Số tiền ghi trong thẻ sẽ được trừ lùi
cho tới khi bằng 0. Lúc đó, chủ sở hữu có thể nạp tiền hoặc vứt bỏ thẻ. Ví điện tử được
sử dụng rất nhiều trong giao dịch như ATM, Internet Banking, Home Banking,
Telephone Banking hoặc mua hàng trên internet với một đầu đọc thẻ thông minh kết
nối vào máy tính cá nhân.
1.6. Vai trò và tính ưu việt của dịch vụ ngân hàng điện tử
1.6.1. Vai trò của ngân hàng điện tử trong xu thế hội nhập
Dịch vụ NHĐT phát triển sẽ giúp tăng nhanh quá trình chu chuyển vốn của nền kinh tế. Qua
đó đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Về mặt kinh tế - xã hội, NHĐT góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế thương mại, dịch vụ
và du lịch phát triển, tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với khu vực và
thế giới. Đặc biệt góp phần thúc đẩy các hoạt động TMĐT phát triển.
Hệ thống NHĐT có thể kiểm soát được hầu hết các chu chuyển tiền tệ, do vậy có thể hạn chế
được các giao dịch chuyển tiền bất hợp pháp, tham nhũng, rửa tiền…
Nhóm 3_K41-TCNH Page 15
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
Khi các dịch vụ NHĐT đi vào hoạt động, sẽ cho phép ngân hàng thích ứng nhanh chóng với
những thay đổi của thị trường, điều chỉnh kịp thời phí, lãi suất, tỷ giá phù hợp với tình
hình của thị trường. Từ đó ngân hàng có thể hạn chế được các rủi ro về biến động giá
cả trên thị trường, mang lại lợi ích kinh tế cho ngân hàng và khách hàng. Đây là đặc
điểm vượt trội so với ngân hàng truyền thống. Ngoài ra mạng thông tin này cũng sẽ
cung cấp kịp thời những nguồn cung vốn cho ngân hàng, giúp ngân hàng có các chính
sách đúng đắn, kịp thời và hoạch định phương án hoạt động nhanh chóng, chính xác.
Quá trình phát triển của các dịch vụ ngân hàng truyền thống kết hợp hài hòa với sự phát triển
của dịch vụ NHĐT, cho phép các ngân hàng và tổ chức tín dụng tiếp cận nhanh chóng
các phương pháp quản lý hiện đại, giúp đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng doanh số, nâng
cao hiệu quả hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập hiện nay.
Mạng thông tin giúp cho hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng chặt chẽ, kịp thời chấn chỉnh
những vi phạm, giữ vững an toàn hệ thống.
Như vậy, NHĐT đã đóng góp một vai trò rất quan trọng trong hệ thống ngân hàng. Nó tác

động đến hoạt động của các ngân hàng, thúc đẩy sự hình thành các ngân hàng lớn. Bên
cạnh đó, nó tác động đến sự phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin, lĩnh vực
thanh toán qua ngân hàng.
Ngoài ra, sự phát triển của các dịch vụ NHĐT giúp cho việc liên kết giữa các ngân hàng ngày
càng chặt chẽ, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ. Không chỉ củng cố mối
quan hệ giữa các ngân hàng, nó còn tăng cường mối quan hệ giữa lĩnh vực ngân hàng
và các lĩnh vực khác như tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, du lịch, xây dựng, pháp
luật, dịch vụ, văn hóa xã hội,…
1.6.2. Tính ưu việt của dịch vụ ngân hàng điện tử
1.6.2.1. An toàn, nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm thời gian
Khách hàng có thể sử dụng dịch NHĐT ở bất cứ địa điểm nào và bất kỳ khoảng thời
gian nào. NHĐT có thể phục vụ khách hàng 24/24 giờ và cả 7 ngày trong tuần.
Dịch vụ NHĐT đặc biệt có ý nghĩa đối với những khách hàng không có thời gian đến
giao dịch trực tiếp với ngân hàng, khách hàng có số lượng giao dịch không nhiều hoặc
có số lượng giao dịch nhiều nhưng số tiền từng lần giao dịch không lớn.
Nhóm 3_K41-TCNH Page 16
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
Một tin nhắn hay một cuộc điện thoại hoặc vài giây truy cập website đã có thể giúp
khách hàng thỏa mãn nhu cầu giao dịch của mình với ngân hàng một cách an toàn và
nhanh chóng. Ngoài ra, khách hàng được ngân hàng phục vụ tận nơi với những thông
tin mới nhất như biến động tỷ giá, tra cứu thông tin tài chính của đối tác, xem biến
động giá chứng khoán. Hơn nữa, với những tiêu chuẩn chuẩn hóa, khách hàng được
phục vụ tận tụy thay vì phải tùy thuộc vào thái độ phục vụ khác nhau của các nhân
viên ngân hàng.
Đây là những tiện ích mà ngân hàng truyền thống khó có thể đạt được với tốc độ
nhanh chóng, an toàn so với ngân hàng điện tử.
Bảng 1.1: So sánh hệ thống công nghệ cũ và mới
Stt Tiêu chí Hệ thống công nghệ cũ Hệ thống công nghệ mới
Khả năng bảo mật và toàn vẹn dữ liệu Thấp Cao
Mô hình xử lý tập trung Không đáp ứng Đáp ứng

Khối lượng giao dịch lớn Không đáp ứng Đáp ứng
Quản lý khách hàng quan hệ Không đáp ứng Đáp ứng
Giao dịch 24/24 Không đáp ứng Đáp ứng
Xử lý đa tệ và xử lý tỷ giá hàng ngày
cũng như giao dịch đa tệ
Không đáp ứng Đáp ứng
Quyết toán mọi thời điểm
Không đáp ứng (Chỉ có thể
thực hiện vào 31/12)
Đáp ứng
Đổi mới quy trình giao dịch, chữ ký điện
tử, chứng từ điện từ. Tăng năng
suất
Không đáp ứng Đáp ứng
Thẻ nhựa, hệ thống kết nối thẻ Không đáp ứng Đáp ứng
Khả năng không hạn chế số lượng truy
cập
Không đáp ứng Đáp ứng
Tính tích hợp Thấp Cao
Backup, phục hồi dữ liệu tự động Thấp Cao
Đồng bộ hóa hệ thống Không đáp ứng Cao
(Nguồn: Nghiệp vụ ngân hàng, Ts Nguyễn Minh Kiều, Nxb Thống kê )
Nhóm 3_K41-TCNH Page 17
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
1.6.2.2. Tiết kiệm chi phí
Dịch vụ NHĐT sẽ giúp các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn nhờ việc tiết kiệm được
chi phí và tăng thu nhập cho ngân hàng. Có được điều này là do ngân hàng không phải
trực tiếp giao dịch với khách hàng nên cần ít chi phí đi lại hơn, giảm bớt các công đoạn
giống nhau phải thực hiện lặp lại nhiều lần trong giao dịch. Bên cạnh đó các ngân hàng
có thể giảm bớt gánh nặng về thủ tục hành chính và vận hành. Trước đây, khách hàng

muốn thực hiện giao dịch thanh toán thì phải trực tiếp đến ngân hàng, do vậy để tiện
lợi cho khách hàng thì ngân hàng phải mở thêm các chi nhánh hoặc quầy giao dịch.
Nhưng khi dịch vụ TTTT ra đời thì ngân hàng có thể giảm bớt chi phí mở quầy giao
dịch, từ đó giảm chi phí tiền lương và tăng cường tính hiệu quả của việc sử dụng lao
động.
1.6.2.3. Mở rộng phạm vi hoạt động cho ngân hàng
NHĐT giúp cho các NHTM quảng bá được các sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh của
mình một cách hiệu quả. Chính vì vậy, ngân hàng không cần mở thêm chi nhánh hay
phòng giao dịch nhưng vẫn được khách hàng biết đến và tiến hành quan hệ giao dịch.
1.6.2.4. Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng
NHĐT là một dịch vụ có khả năng giữ và thu hút khách hàng cao. Những tiện ích có
được từ công nghệ ứng dụng, phần mềm, các nhà cung cấp mạng, sẽ thu hút và giữ
khách hàng sử dụng, quan hệ giao dịch với ngân hàng, và dần trở thành khách hàng
truyền thống của ngân hàng.
Các dịch vụ TTĐT cung cấp cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ đa dạng hơn, từ đó
tăng cường sự tín nhiệm của khách hàng. Khách hàng sẽ không chuyển sang giao dịch
với ngân hàng khác khi mà họ có thể nhận được mọi thông tin, cũng như thực hiện các
giao dịch ngay khi họ đang ở đâu và trong khoảng thời gian nào.
Với mô hình kinh doanh đa năng nên NHĐT có khả năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ
cho mọi đối tượng khách hàng và nhiều lĩnh vực kinh doanh. Chính nhờ tiện ích này
mà ngân hàng có thể mở rộng đối tượng khách hàng và tăng thị phần của mình.
1.6.2.5. Cung cấp các dịch vụ chéo
Ngoài những sản phẩm, dịch vụ của mình, các ngân hàng có thể liên kết với các công
ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính khác để đưa ra các sản phẩm tiện
Nhóm 3_K41-TCNH Page 18
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
ích nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ liên quan: ngân hàng,
bảo hiểm, đầu tư chứng khoán, đầu tư vàng…
Tóm lại, dịch vụ NHĐT có rất nhiều tiện ích và đang thể hiện được tính ưu việt ở thời
điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Dịch vụ NHĐT là hướng chiến lược mà các

ngân hàng đang tận dụng và phát triển để tạo sự khác biệt đối với khách hàng, mang
tính cạnh tranh trên thị trường. Việc phát triển hệ thống thanh toán nội bộ các ngân
hàng, thanh toán liên ngân hàng, phát triển các dịch vụ NHHĐ nhằm hướng tới hội
nhập kinh tế quốc tế. Thông qua việc sử dụng dịch vụ NHĐT, khách hàng có thể cảm
nhận được chất lượng dịch vụ ngân hàng và ngày càng gắn bó trung thành với ngân
hàng hơn.
2. Mô hình và các giả thiết trong mô hình chấp nhận công nghệ Ebanking.
Trên cơ sở tìm hiểu các nghiên cứu áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ (The
Technology Acceptance Model – TAM)- có nguồn gốc từ mô hình hành động hợp lý
(The Theory of Reasoned Action –TRA) (Fishbein và Ajzen, 1975) trong lĩnh vực
NHĐT ở các nước, đặc biệt là các quốc gia châu Á và qua trao đổi (nghiên cứu định
tính) với các chuyên viên trong lĩnh vực ngân hàng, đề tài sử dụng mô hình lý thuyết
ứng dụng TAM ( đã được nghiên cứu ở Việt Nam) để nghiên cứu sự chấp nhận
Ebanking trên địa bàn thành phố Huế.
Sơ đồ 1.1: Một số mô hình nghiên cứu Ebanking ở châu Á
Nội dung và kết quả nghiên cứu từ mô hình chấp nhận công nghệ ở một số nước.
Quốc gia Tác giả Mô hình
Nội dung
nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Nhóm 3_K41-TCNH Page 19
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
Thái Lan
Bussakorn
Jaruw
achira
thana
k ul,
Diete
r Fink

TPB nguyên
thuỷ
Sự tiếp cận IB-chiến
lược cho một
quốc gia
đang phát
triển
- Nhân tố khuyến khích: sự hữu ích
cảm nhận và đặc điểm của
website
- Nhân tố cản trở: môi trường bên
ngoài.
Malaysia
Petrus
Guriti
ng,
Nelso
n Oly
Ndub
isi
TAM mở
rộng,
thêm
hai
biến
là sự
tự tin

kinh
nghiệ

m về
máy
tính
Đánh giá ý định và
sự chấp nhận
của khách
hàng về dịch
vụ IB
- Sự hữu ích và sự dễ sử dụng cảm
nhận là hai yếu tố quan trọng
nhất.
- Sự tự tin ảnh hưởng trực tiếp và gián
tiếp đến ý định hành vi thông
qua sự hữu ích và sự dễ sử
dụng.
- Nhân tố kinh nghiệm về máy tính
không có ảnh hưởng gì.
Phần
L
a
n
Heikki
Kajal
uoto,
Minn
a
Mattil
a,
Tapio
Pento

TPB nguyên
thuỷ
Các nhân tố ảnh
hưởng đến
thái độ và sự
chấp nhận IB
- Kinh nghiệm về máy tính, kinh
nghiệm giao dịch với ngân
hàng và thái độ ảnh hưởng
mạnh đến ý định.
- Biến nhân khẩu học ảnh hưởng đến
ý định - Nhóm tham khảo
không có ảnh hưởng.
Đài Loan
Yi-Shun
Wang
, Yu-
Min
Wang
,
Hsin-
Hui
Lin,
Tzun
g –I
Tang
TAM mở
rộng,
thêm
vào

hai
biến
là sự
tự tin
sử
dụng
máy
tính
và sự
tin
cậy
Các nhân tố quyết
định đến sự
chấp nhận
dịch vụ IB
- Sự dễ sử dụng, sự hữu ích cảm nhận
và sự tin cậy cảm nhận ảnh
hưởng trực tiếp đến ý định.
- Sự tự tin ảnh hưởng gián tiếp đến ý
định thông qua ba biến trên.
Newzela
n
d
Praja Podder TAM mở
rộng,
thêm
vào
Ý định và thói quen
sử dụng dịch
vụ IB

- Sự dễ sử dụng, sự hữu ích cảm nhận
và sự tự tin ảnh hưởng đến ý
định sử dụng.
- Biến tin cậy không có ảnh hưởng
Nhóm 3_K41-TCNH Page 20
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
hai
biến
là sự
tự tin
và rủi
ro
Estonia
Kent
Erick
sson,
katri
Kere
m,
Danie
l
Nilss
on
TAM mở
rộng,
thêm
vào 1
biến
là sự
rủi ro

Sự chấp nhận dịch
vụ IB tại
Estonia
Sự dễ sử dụng, sự hữu ích cảm nhận
và sự tin cậy cảm nhận ảnh
hưởng trực tiếp đến ý định.
Trong đề tài nghiên cứu này, mô hình sẽ giữ nguyên lại các biến số chính như mô hình đã
được nghiên cứu ở Việt Nam.
Sơ đồ 1.2: Mô hình nghiên cứu ngân hàng điện tử ở Việt Nam
Trong đó:
- Đặc điểm cá nhân có quan hệ với Ích lợi cảm nhận (H1). Trong điều kiện sự không
đồng đều trong trình độ giáo dục, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT của Việt Nam thì việc
nghiên cứu vai trò của biến số đặc điểm cá nhân (thu nhập, độ tuổi,giới tính) là rất cần
thiết.
- Rủi ro cảm nhận có quan hệ với Ích lợi cảm nhận (H2), được xem là bất trắc mà
khách hàng đối mặt khi họ không thể đo lường hậu quả của quyết định sử dụng. Khách
hàng bị ảnh hưởng bởi các rủi ro mà họ nhận thức, cho dù rủi ro đó có tồn tại hay
không (Chan và Lu, 2004). Hewer và Howcroft (1999) và Howcroft và cộng sự (2002)
thì cho rằng dù khách hàng rất tin tưởng ngân hàng của mình, họ vẫn kém tin tưởng
Nhóm 3_K41-TCNH Page 21
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
vào công nghệ. Trong điều kiện Việt Nam (hạn chế về trình độ kĩ thuật, an toàn thông
tin và luật giao dịch điện tử, tâm lí ngại tiếp xúc máy móc) thì đây là cản trở rất lớn đối
với sự phát triển của TMĐT nói chung và việc chuyển các hình thức kinh doanh từ
ngân hàng truyền thống sang NHĐT nói riêng.
- Sự tự chủ là khả năng sử dụng máy tính của cá nhân (Compeau và Higgins, 1995) và
có mối quan hệ với sự dễ sử dụng cảm nhận (H3) (Venkatesh và Davis, 1996; Igbaria
và Iivari, 1995; Venkatesh, 2000; Agarwal và cộng sự, 2000). Theo O’Cass và Fenech
(2003), khi người sử dụng có đủ kinh nghiệm về công nghệ thì họ sẽ có niềm tin vào
khả năng sử dụng hệ thống. Trình độ công nghệ của Việt Nam lạc hậu so với các nước

công nghiệp phát triển gần nửa thế kỷ cũng giải thích được phần nào việc thiếu tự chủ
về công nghệ của một bộ phận lớn người dân Việt Nam. Vì vậy sự tự chủ càng thể
hiện vai trò quan trọng trong việc đo lường mức chấp nhận NHĐT ở Việt Nam, những
người có sự tự chủ tin học cao sẽ có khả năng sử dụng hệ thống nhiều hơn.
- Sự thuận tiện có mối quan hệ với sự dễ sử dụng cảm nhận (H4), đó là việc khách
hàng cảm thấy thoải mái về việc đăng nhập/thoát khỏi hệ thống, địa điểm giao dịch,
thời gian giao dịch… Nghiên cứu của Dennis và Papamatthaiou (2003) về động cơ
mua sắm trực tuyến đã chứng tỏ sự thuận tiện có tương quan chặt chẽ với dự định giao
dịch trực tuyến và sự thuận tiện cũng có mối quan hệ đồng biến với việc sử dụng ngân
hàng trực tuyến (Polatoglu và Ekin, 2001; Gerard và Cunningham, 2003). Với thực
trạng cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ ở Việt Nam, đây sẽ là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến sự
dễ sử dụng cảm nhận.
- Sự dễ sử dụng cảm nhận có mối quan hệ với Ích lợi cảm nhận (H5) (Davis, 1989).
Đây là hai biến niềm tin trong mô hình TAM nguyên thủy. Người sử dụng cảm thấy hệ
thống là hữu ích khi nhờ đó họ thực hiện giao dịch nhanh hơn, dễ sử dụng, nâng cao
hiệu quả… Mặt khác, khách hàng cũng sẽ không cảm nhận được lợi ích mà NHĐT
đem lại nếu họ không thấy dễ sử dụng hệ thống.
- Thái độ có mối quan hệ với sự dễ sử dụng cảm nhận (H6) và ích lợi cảm nhận
(H7). Theo đó, cá nhân sẽ dự định sử dụng hệ thống khi họ có thái độ tích cực và
ngược lại không chấp nhận hệ thống khi họ có thái độ tiêu cực đối với việc sử dụng
(Davis và cộng sự, 1989).
Nhóm 3_K41-TCNH Page 22
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
- Dự định có mối quan hệ với ích lợi cảm nhận (H8) và thái độ (H9). Cá nhân có dự định
hướng đến hành vi khi họ tin sẽ nâng cao hiệu quả công việc. Sự nâng cao này đem lại
những lợi ích khác nhau và tác động trở lại hành vi (Davis và cộng sự, 1989). Ích lợi
cảm nhận cũng là một trong những biến mạnh nhất ảnh hưởng đến dự định sử dụng
(Venkatesh và Davis, 2000).
Nhóm 3_K41-TCNH Page 23
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ EBANKING TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HUẾ VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
2.1.1. Thực trạng phát triển dịch vụ Ebanking tại Việt Nam
Tại Việt Nam, có thể nói từ năm 2000 trở về sau, những sản phẩm mang dấu ấn
NHHĐ mới được hình thành. Cho đến nay, hầu hết các ngân hàng đều đã mở các
Website riêng để giới thiệu về các dịch vụ của mình như thủ tục chuyển tiền, mức phí
chuyển tiền, thủ tục và điều kiện vay vốn, tỷ giá hằng ngày, biểu lãi suất đang áp dụng.
Mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng khiến các ngân hàng đẩy mạnh việc đầu tư kỹ
thuật, công nghệ, tin học hóa…Dồn dập từ đầu năm 2010, nhiều NHTM đồng loạt
công bố các kế hoạch đầu tư, hoàn thiện sản phẩm, liên kết tiện ích… để phát triển
dịch vụ NHĐT, phục vụ tốt hơn cho khách hàng. Cạnh tranh trong hoạt động này ngày
một “nóng”, và tất nhiên các “khách hàng điện tử” ngày càng có thêm tiện ích và lựa
chọn.
Đến nay, dịch vụ NHĐT không còn mới lạ nữa mà đang phát triển rất rầm rộ và có
những bước chuyển biến mạnh mẽ. Tuy nhiên theo một số nhận định thì dịch vụ
NHĐT ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Có thể thấy dịch vụ
NHĐT của Việt Nam còn đơn điệu, sơ sài và chưa thu hút được nhiều khách hàng sử
dụng. Các dịch vụ khác như Internet Banking, Mobile Banking mới chỉ ở mức truy
nhập thông tin, còn chức năng thanh toán thì chưa triển khai rộng rãi. Số lượng khách
hàng sử dụng hạn chế, e dè. Nguyên nhân về thực trạng này là do tâm lý chưa hoàn
toàn tin tưởng cuả khách hàng, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, các đơn vị, cơ quan
trong xã hội chưa sẵn sàng tham gia dịch vụ, trình độ công nghệ còn nhiều hạn chế.
Mặc dù vậy, khi đánh giá về tương lai phát triển của NHĐT tại Việt Nam, hầu hết các
chuyên gia đều cho rằng chúng ta có nhiều yếu tố để lạc quan. Những năm trở lại đây,
hành lang pháp lý cuả Việt Nam đang hoàn thiện, và trở nên thông thoáng, giúp các
ngân hàng triển khai sản phẩm, dịch vụ mới hơn đáp ứng nhu cầu khách hàng. Các
ngân hàng cũng nắm bắt những công nghệ tiên tiến rất nhanh chóng và coi CNTT là
yếu tố quan trọng để cạnh tranh.
Nhóm 3_K41-TCNH Page 24

Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
Bảng 1.2: Hệ thống phần mềm được áp dụng tại các ngân hàng
STT NGAN HANG
HE THONG PHAN MEM
AP DUNG
XEP HANG
TU 2004-
2009
1 BIDV ,VCB, CTG, MSB
SIBS ( Sikverlake Integrated
Banking Solutions)
9,9,9,8,9,10
2
Techcombank, Sacombank,
Vpbank.. (gần 20
NH)
Temenos T24 1,2,1,1,1,1,
3
Habubank, Lien Viet,
Tien Phong…
Symbol System Access 12,10,9,10,9,10
(Nguồn:htpp://www.inntron.com/corebanking.html)
Với những đặc điểm đó, thị trường Việt Nam hứa hẹn một tương lai tốt cho sự tồn tại và phát
triển mạnh mẽ các nghiệp vụ NHHĐ trong thời gian tới.
2.1.2. Thực trạng phát triển dịch vụ Ebanking trên địa bàn thành phố Huế.
Trong những năm gần đây, dịch vụ NHĐT đã bắt đầu phát triển ở Huế. Các ngân hàng chi
nhánh Huế đều có Website riêng cung cấp cho khách hàng các thông tin về lãi suất, tỷ
giá, điểm đặt máy ATM, giao dịch máy POS, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng,…
Bảng 1.3: Thị phần thẻ ATM trên địa bàn thành phố Huế năm 2009
NGÂN HÀNG SỐ MÁY ATM SỐ THẺ ĐÃ PHÁT HÀNH THỊ PHẦN THẺ ATM

1 ACB 7 9027 7.63
2 STB 10 3510 2.97
3 EAB 15 13200 11.15
4 VCB 25 40200 33.97
5 CTG 21 23000 19.43
6 AGB 21 19015 16.07
7 MB 4 2100 1.77
8 KHAC 15 8300 7.01
TỔNG 118 118352 100.00
Tuy nhiên, Huế là thành phố có diện tích khá nhỏ, công nghệ thông tin chưa phát triển, trình
độ công nghệ của người dân còn hạn chế, khách hàng vẫn quen sử dụng tiền mặt hơn,
do đó trên địa bàn, dịch vụ NHĐT vẫn chưa phát triển. So với các thành phố lớn như
Hà Nội và Hồ Chí Minh thì dịch vụ ngân hàng điện tử ở Huế vẫn là thị trường tiềm
năng, cần có bước đột phá phát triển hơn nữa của các chi nhánh ngân hàng thương
mại.
Nhóm 3_K41-TCNH Page 25

×