Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tác động của thu hồi đất nông nghiệp của dự án Xây dựng đường bao phía Tây, kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị hai bên đường bao phía Tây thành phố Hà Tĩnh đến việc làm và thu nhập người dân phường Trần Phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.36 KB, 25 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
CNH – HĐH và đô thị hóa là con đường phát triển của mọi quốc gia trên thế giới.
Thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy CNH – HĐH và đô thị hóa là
nhân tố làm thay đổi cơ bản phương thức sản xuất, chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp
truyền thống sang phương thức sản xuất mới hiện đại. Trong quá trình này, tiến trình phát
triển của xã hội đã có sự thay đổi cơ bản đó là phát triển đô thị kèm theo sự thu hẹp của xã
hội nông thôn . Để đẩy mạnh CNH – HĐH và đô thị hóa cần phải thực hiện việc thu hồi đất
cho xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kỹ thuật xã hội, các công
trình công cộng phục vụ lợi ích chung, đó là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển.
Ở nước ta, việc thu hồi đất phục vụ CNH – HĐH và đô thị hóa được chú trọng từ
sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, đặc biệt được đẩy mạnh từ Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và đến Đại hội X vẫn được nhấn mạnh: huy động và
sử dụng tốt mọi nguồn lực cho CNH – HĐH đất nước.
Hòa chung với xu hướng phát triển đó, trong những năm qua trên địa bàn Thành
phố Hà Tĩnh nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mới được xây dựng, kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội được nâng cấp, xây mới ngày càng đồng bộ và hiện đại. Nhờ đó, bộ
mặt kinh tế - xã hội của thành phố đã thay đổi nhanh chóng theo hướng CNH – HĐH
và văn minh. Việc thu hồi đất bao gồm đất ở và đất nông nghiệp cho xây dựng các khu
công nghiệp, khu đô thị dẫn đến đất cho sản xuất – kinh doanh của người dân bị thu
hẹp, phải thay đổi điều kiện sống. Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, khó khăn
trong cuộc sống hàng ngày đối với người dân bị thu hồi đất đã và đang diễn ra. Đặc
biệt là với những người nông dân. Và người dân phường Trần Phú cũng đã và đang
trong tình trạng này sau khi thực hiện dự án Xây dựng đường bao phía Tây, kết cấu hạ
tầng kỹ thuật hai bên đường bao phía Tây thành phố Hà Tĩnh. Để làm rõ mức độ tác
động của dự án đối với người dân, tôi đã chọn đề tài: “Tác động của thu hồi đất nông
nghiệp của dự án Xây dựng đường bao phía Tây, kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị hai
bên đường bao phía Tây thành phố Hà Tĩnh đến việc làm và thu nhập người dân
phường Trần Phú” làm khóa luận của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được mức độ tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến việc làm


và thu nhập của người dân.
- Đánh giá xu hướng và khả năng thích ứng về thu nhập và việc làm người dân
sau khi bị thu hồi đất.
- Đưa ra các giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực của việc thực hiên dự án
nhằm đảm bảo cuộc sống cho người dân sau khi thu hồi đất.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu việc làm, thu nhập của lao động tại 30
hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho dự án
- Phạm vi nghiên cứu: Do dự án được thực hiện từ năm 2005 nên trong đề tài tôi
chủ yếu tập trung nghiên cứu việc làm và thu nhập của người dân năm 2011, đồng thời
thông qua phỏng vấn các hộ để so sánh cuộc sống của họ trước khi bị thu hồi.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
• Phương pháp điều tra, tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê
- Chọn điểm nghiên cứu: điểm nghiên cứu là địa bàn phường Trần Phú. Trên địa
bàn nghiên cứu tôi chọn ra các hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi để tiến hành
phỏng vấn.
- Thu thập số liệu:
- Số liệu thứ cấp: được tham khảo và thu thập trên các báo, tạp chí, niên
giám thống kê, các báo cáo tổng kết của địa phương và trên internet
- Số liệu sơ cấp: được thu thập bằng hình thức phỏng vẫn trực tiếp. Theo
kết quả thống kê của phường và ban quản lý dự án, tính đến năm 2007 có 105 hộ bị
thu hồi đất nông nghiệp với tỷ lệ thu hồi là trên 90%. Trên cơ sở đó, đề tài chọn
ngẫu nhiên 30 hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp để tiến hành phỏng vấn.
- Phân tích và xử lý số liệu: sử dụng theo phương pháp thống kê mô tả, thống kê
so sánh. Số liệu được tổng hợp và xử lý trên phần mềm Excel.
• Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
Tham khảo ý kiến của cán bộ phường, các phòng ban có liên quan.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA DỰ ÁN
XÂY DỰNG ĐƯỜNG BAO TÂY, KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
HAI BÊN ĐƯỜNG BAO TÂY THÀNH PHỐ HÀ TĨNH ĐẾN VIỆC LÀM VÀ
THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG TRẦN PHÚ
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của phường Trần Phú
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
2.1.2.1 Tình hình sử dụng đất của phường Trần Phú giai đoạn 2005-2011
Phường Trần Phú được thành lập trên cơ sở sát nhập một bộ phận dân cư và đất
đai của các phường, xã lân cận với diện tích đất tự nhiên 146,8 ha. Đến năm 2007, do
nhu cầu phát triển Thị xã Hà Tĩnh trở thành thành phố Hà Tĩnh, phường Trần Phú cắt
39,48 ha diện tích đất tự nhiên chuyển về phường Nguyễn Du nên diện tích đất tự
nhiên hiện nay của phường Trần Phú còn lại 107,32ha.
Bảng 1: Tình hình sử dụng đất đai của phường Trần Phú giai đoạn 2005 - 2010
Loại đất
Năm 2005 Năm 2010 2010/2005
DT(ha) % DT (ha) % +/- %
Tổng diện tích đất tụ nhiên 146,8 100 107,32 100 -39,48 - 26,8
1. Đất sản xuất nông nghiệp 5,55 3,78 7,77 7,24 2,21 39,75
Đất trồng lúa 3,55 2,42 4,14 3,86 0,59 16,62
Đất trồng cây hàng năm 2,01 1,36 3,63 3,38 1,62 80,6
2. Đất phi nông nghiệp 130,18 88,68 93,85 87,45 -36,33 - 27,91
Đất ở 72,11 49,12 49,8 46,4 - 22,31 - 30,94
Đất chuyên dùng 57,57 39,22 43,61 40,64 - 13,96 - 24,25
Đất tôn giáo 0,46 0,31 0,44 0,41 - 0,02 - 4,35
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,04 0,03 0 0 - 0,04 - 100
3. Đất chưa sử dụng 11,06 7,53 5,7 5,31 - 5,36 - 48,46
Nguồn: Phòng địa chính – đô thị phường Trần Phú
Nhìn vào bảng ta thấy diện tích đất phi nông nghiệp đã giảm .Năm 2005 đất phi
nông nghiệp là 130,18 ha, chiếm 88,68% trong tổng diện tích đất đai, nhưng đến năm

2010 thì chỉ còn 93,85 ha chiếm 87,45% tổng diện tích.
Đối với đất chuyên dùng giảm là do giảm sút của đất chợ, đất có mục đích công
cộng. Đối với đất nông nghiệp, quá trình thu hồi đã lấy đi một phần lớn diện tích
nhưng bù vào đó phường lại cho khai thác phần đất chưa sử dụng vào mục đích nông
nghiệp làm cho diện tích đất này tăng lên, từ 5,55 ha lên 7,77 ha. Do quy hoạch của
phường, cùng với việc áp dụng các giống mới cũng như công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp nên phường đã mở rộng thêm diện tích nhằm tạo điều kiện nâng cao thu nhập
cho người dân.
Nhìn chung, qua 5 năm diện tích của phường có biến động lớn. Một phần đất
nông nghiệp được chuyển thành khu đô thị náo động, còn phần đất nông nghiệp tăng
lên thì được quy hoạch cụ thể nên nhìn khác trước. Trong tương lai, với quá trình đô
thị hóa phát triển, các dự án được triển khai nhiều hơn thì đất nông nghiệp còn sẽ bị
thu hồi làm cho cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn hơn.
2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động của phường
Bảng 2: Tình hình dân số và lao động của phường Trần Phú giai đoạn 2005 - 2010
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2010 2010/2005
SL
(người)
%
SL
(người)
% +/- %
1. Dân số trung bình 5944 6556 612
2. Tổng số lao động có việc làm 2455 100 3054 100 599 24,4
* Phân theo giới tính
Nam 1320 53,77 1678 54,94 358 27,12
Nữ 1135 46,23 1376 45,06 241 21,23
* Phân theo ngành nghề
Nông nghiệp 1230 50,1 623 20,4 - 607 - 49,35

CN – TTCN 614 25,01 978 32,02 364 59,28
TM – DV 418 17,03 815 26,69 397 94,98
Ngành khác 193 7,86 638 20,89 445 230,57
Nguồn: Phòng lao động – thương binh – Xã hội phường Trần Phú
Trong những năm qua dân số của phường không ngừng gia tăng. Số dân gia tăng
không chỉ do tỷ lệ sinh lớn hơn tỷ lệ tử mà còn do sự gia nhập hộ khẩu phường của
một bộ phận lao động chuyển đến.
Về chỉ tiêu dân số trung bình giai đoạn 2005 – 2010, tuy quy mô phường giảm
nhưng dân số tăng tương đối. Năm 2010 tỷ lệ phát triển dân số là 1,1 lần. Tương lai
dân số còn tăng do quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh.
Lực lượng lao động cũng tăng nhanh.Trong đó, xét giới tính thì nam nhiều hơn nữ
qua các năm. Nếu xét trong cơ cấu ngành nghề thì hoạt động nông nghiệp từ chiếm tỷ lệ
lớn (50,1%) năm 2005 xuống còn 20,4%, trong khi tỷ lệ các ngành khác gia tăng. Sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã theo hướng tích cực, hợp lý với tiến trình CNH – HĐH của
nền kinh tế nói chung và nền kinh tế phường Trần Phú nói riêng.
2.1.3 Tình hình phát triển kinh tế- xã hội của phường
2.2 Vài nét sơ lược về dự án Xây dựng đường bao Tây, kết cấu hạ tầng kỹ
thuật hai bên đường bao Tây thành phố Hà Tĩnh
Dự án này với mục đích thực hiện việc chỉnh trang đô thị nhằm đảm bảo điều
kiện nâng cấp thị xã Hà Tĩnh lên đô thị loại 3 vào cuối năm 2006 .
Địa điểm thực hiện Dự án: Tại địa bàn hành chính của 3 phường (Trần Phú, Hà
Huy Tập, Đại Nài) - thị xã Hà Tĩnh (nay là TP Hà Tĩnh)
Dự án này được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng mức
đầu tư 417,566 tỷ đồng, chủ đầu tư là Công ty CP cung ứng nhân lực Quốc tế và
thương mại Sông Đà thuộc Tổng công ty Sông Đà. Thời gian thực hiện dự án từ năm
2005 đến năm 2009.
Dự án đã thu hồi đất tổng thể 750.795,1 m
2
(bao gồm các loại đất: Đất nông
nghiệp 602520,2 m

2
; đất phi nông nghiệp 141869,7 m
2
; đất chưa sử dụng 6405,2 m
2
),
trong đó tại phường Trần Phú là 235546,3 m
2
, tại phường Hà Huy Tập là 515248,8 m
2
(còn tại phường Đại Nài thì chưa thu hồi đất).
Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp hiện tại theo thống kê năm 2010 của
phường lại cao hơn so với trước thu hồi. Điều này là do phường đã đưa vào sản xuất
phần diện tích đất chưa sử dụng trước đó của phường.
Hiện nay dự án đã hoàn thành công tác bồi thường GPMB giai đoạn 1 với 100%
diện tích đất thu hồi và đã đầu tư xây dựng hoàn thành đường bao, kết cấu hạ tầng kỷ
thuật đô thị hai bên đường bao theo dự án, quy hoạch được duyệt, địa phương đã phân
lô bán nền cho các hộ dân để hoàn trả tiền cho chủ dự án theo cơ chế tài chính được
UBND tỉnh chấp thuận.
Ảnh: Hạ tầng kỷ thuật đường bao và đô thị hai bên đường bao phía tây
2.3 Thực trạng chung của các hộ điều tra
Để đánh giá thực trạng của các hộ điều tra cũng như phân ích ảnh hưởng của quá
trình thu hồi đất đến các hộ điều tra trên địa bàn phường, tôi đã tiến hành chọn mẫu
theo phương pháp chọn ngẫu nhiên. Do hầu hết diện tích đất nông nghiệp của các hộ
đã bị thu hồi nên tôi không tiến hành phân loại mẫu. Mẫu điều tra gồm 30 hộ.
Nhìn chung, tỷ lệ thu hồi đất tính bình quân cho mỗi hộ khá cao là 80%/hộ. Cao
nhất là diện tích đất trồng cây hàng năm (chủ yếu là đất trồng lúa) bị thu hồi là
96,51%/hộ, diện tích đất nuôi trồng thủy sản bị thu hồi là 87,78%/hộ. Diện tích đất
nông nghiệp bị thu hồi lớn, điều này sẽ gây không ít khó khăn trong việc làm, thu nhập
cũng như đảm bảo cuộc sống sau thu hồi.

Bảng 3: Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi của các hộ điều tra
(Tính bình quân hộ)
Loại đất Diện tích đất thu hồi (m
2
) Tỷ lệ thu hồi (%)
Tổng diện tích thu hồi 2720,28 80
- Đất ở 84,27 26,21
- Đất trồng cây hàng năm 2516,38 96,51
- Đất thủy sản 119,63 87,78
Diện tích đất còn lại 341,87 -
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011
2.3.1 Tình hình đất đai và thu hồi đất của các hộ điều tra
Năm 2011, diện tích đất trồng cây hàng năm còn 81,04m
2
/hộ chiếm 23,7%; diện
tích đất thủy sản còn 16,67m
2
/hộ chiếm 4,88%và diện tích đất ở còn 244,16m
2
/hộ
chiếm 71,42% tổng diện tích đất BQ của các hộ gia đình.
Bảng 4 : Cơ cấu đất đai các hộ điều tra năm 2011
(Tình bình quân hộ)
Loại đất Diện tích đất (m
2
) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích BQ 341,87 100
Diện tích đất nông nghiệp 97,71 28,58
- Đất trồng cây hàng năm 81,04 23,7
- Đất thủy sản 16,67 4,88

Diện tích đất ở 244,16 71,42
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011
Đất đai biến động theo chiều hướng giảm, bao gồm cả diện tích đất bị thu hồi và
bán đi nhưng chủ yếu là do đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều. Cụ thể đất thủy sản giảm
từ 136,3m
2
/hộ xuống còn 16,67 m
2
/hộ; đặc biệt, đất trồng cây hàng năm giảm mạnh
nhất từ 2607,42 m
2
/hộ xuống còn lại 81,04 m
2
/hộ (chiếm 96,51% tổng diện tích đất
nông nghiệp)
Tuy nhiên sau khi đã trừ đi phần diện tích bị thu hồi, phần bán đi và cộng thêm
phần cấp mới thì vẫn còn sự chênh lệch trong tổng diện tích đất đai năm 2011. Nguyên
nhân do cơ chế đền bù cấp mới của ban quản lý dự án và theo luật đất đai năm 2003.
Tuy mức giảm diện tích đất nông nghiệp là cao trong các hộ nhưng diện tích đất
nông nghiệp của phường vẫn tăng 2,21 ha (từ 5,56 ha lên 7,77 ha). Phần diện tích này
tăng lên do phần đất trước đây chưa sử dụng nay được phường đưa vào sản xuất nông
nghiệp. Tuy nhiên, mức tăng này không có trong cơ cấu đất đai của các hộ điều tra do
phần đất tăng thêm không được phân cho các hộ điều tra mà chủ yếu được phân cho
các hộ không nằm trong các hộ được đền bù do dự án đi qua. Điều này làm cho biến
động đất đai của các hộ giai đoạn 2005 – 2011 trái ngược với biến động đất đai của
phường.
Bảng 5: Biến động đất đai các hộ điều tra giai đoạn 2005 – 2011
(Tính bình quân hộ)
Loại đất
Tổng diện tích

BQ
Đất ở Đất trồng cây
hàng năm
Đất thủy sản
DT
(m
2
)
% DT
(m
2
)
% DT (m
2
) % DT
(m
2
)
%
Năm 2005 3065,15 100 321,43 100 2607,42 100 136,3 100
Biến động 2005
- 2011
Thu hồi 2720,28 88,75 84,27 26,22 2516,38 96,51 119,63 87,77
Bán đi 20 0,65 20 6,22
Cấp mới 25,2 0,82 25,2 7,84
Năm 2011 341,87 244,16 81,04 16,67
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011
Ngoài ra, việc thu hồi đất cũng làm cho cơ cấu đất đai thay đổi. Trong tỷ
trọng, đất trồng cây hàng năm năm 2011 giảm so với năm 2005 ( từ 85,07% xuống
còn 23,7%), đất thủy sản tăng nhẹ( từ 4,45% lên 4,88%), đất ở tăng mạnh từ

10,48% lên 71,42%.
Năm 2005 Năm 2011
Biểu đồ 1: cơ cấu đất đai các hộ điều tra trước thu hồi (năm 2005) và sau thu hồi
(năm 2011)
Tóm lại, qua giai đoạn 2005 – 2011 diện tích đất nông nghiệp của các hộ gia đình
đã giảm mạnh. Khi các hộ bị mất đất mà không có nguồn đất bổ sung thì việc làm, thu
nhập và cuộc sống của họ cũng bị ảnh hưởng. Đô thị hóa gắn với việc thu hồi đất là
quá trình tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội. Dù vậy, bên cạnh mặt tích cực
thì quá trình đô thị hóa cũng gây nên không ít mặt tiêu cực. Chính quyền địa phương
cần lưu ý khi quy hoạch khu đô thị, đồng thời có những biện pháp, chính sách hỗ trợ
cần thiết nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực.
2.3.2 Tình hình lao động của các hộ điều tra trước và sau thu hồi đất
Xét về giới tính, tỷ lệ nam cao hơn nữ. Đây là một nhân tố tác động làm thay đổi
tỷ trọng nghề nghiệp sau này bởi tỷ lệ nam cao hơn thì số lao động tham gia vào các
ngành CN – TTCN và xây dựng có xu hướng tăng lên.
Xét về độ tuổi, phần lớn lao động của hộ ở độ tuổi từ 15 – 35 (46,99%). Đây là
nhóm có khả năng thích ứng cao nhất trước tác động của CNH – HĐH và đô thị hóa.
Trong nhóm này thì lao động trong độ tuổi 15 – 25 chiếm tỷ lệ lớn nên tạo điều kiện để
cải thiện trình độ của lao động trong việc chuyển đổi ngành nghề.
Bảng 6: Tình hình lao động các hộ điều tra năm 2011
Chỉ tiêu
Số lượng
(lao động)
%
Tổng số lao động 83 100
Lao động BQ hộ 2,73
* Phân theo giới tính
Nam 47 56,63
Nữ 36 43,37
* Phân theo lứa tuổi

15- 25 25 30,12
26 - 35 14 16,87
36 - 45 13 15,66
46 - 60 31 37,35
* Trình độ VH, CM - KT
Cấp I, II, III 49 59,04
Trung cấp, nghề 11 13,25
Cao đẳng, Đại học 23 27,71
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011
Tiếp đến là nhóm lao động có độ tuổi 36 – 45, nhóm này chiếm tỷ lệ ít nhưng
cũng gặp khó khăn khi chuyển đổi nghề. Khi bị thu hồi đất nông nghiệp, họ chỉ có thể
kiếm việc làm tự do. Đặc biệt, các lao động nữ đã tận dụng diện tích đất ban quản lý
dự án đã thu hồi nhưng chưa sử dụng để trồng rau kiếm thêm thu nhập.
Nhóm lao động có độ tuổi từ 46 – 60 tuổi cao sức yếu, kinh nghiệm và tư duy
nghề nông đã ăn sâu trong tiềm thức của họ. Do đó, khi mất đất sản xuất thì họ mất
việc làm và chủ yếu sống nhờ vào nguồn tiền đền bù còn tiết kiệm được và sự hỗ trợ
của con cái. Đây cũng là số lao động đã giảm sau khi thu hồi đất.
Về chất lượng lao động, chủ yếu dựa trên chỉ tiêu trình độ văn hóa, CM – KT.
Nếu nhìn tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ta cũng thấy khả quan với tỷ lệ 40,96%. Đây là
tín hiệu cho thấy khả năng chuyển đổi ngành nghề cũng như xu hướng nâng cao trình
độ của lao động.
Bảng 7 : Trình độ văn hóa, CM – KT của người lao động trước và sau thu hồi
Chỉ tiêu
Trước thu hồi Sau thu hồi So sánh
Người % Người % +/- %
Tổng số lao động 90 100 83 100 -7 -7,78
Cấp I 15 16,67 15 18,07 0 0,00
Cấp II 25 27,78 14 16,87 -11 -44,00
Cấp III 37 41,11 20 24,10 -17 -45,95
Trung cấp, nghề 7 7,78 11 13,25 4 57,14

Cao đẳng 1 1,11 7 8,43 6 600,00
Đại học, sau đại học 5 5,56 16 19,28 11 220,00
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011
Kết quả điều tra cho thấy trước thu hồi thì có 85,56% lao động chỉ có trình độ
văn hóa. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã giảm mạnh sau khi bị thu hồi đất, còn 59,04%. Và
cùng với sự sụt giảm của trình độ văn hóa thì trình độ CM – KT lại được nâng cao, từ
14,44% lên 40,06%. Đây là mức tăng mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển
đổi việc làm, nâng cao đời sống của người dân sau khi không còn làm nông nghiệp.
Tóm lại, lao động ở các hộ chủ yếu là lao động trẻ, số lao động không có chuyên
môn vẫn nằm ở mức khá cao. Tuy nhiên, nếu so với thời điểm trước thu hồi đất thì đã
có những bước chuyển biến mạnh. Trong thời gian tới, tỷ lệ không có chuyên môn lao
động giảm, tạo cho lao động có những cơ hội có việc làm ổn định, thu nhập cao hơn.
2.3.3 Tình hình vốn của các hộ điều tra sau khi thu hồi đất
Người nông dân xem các khoản đền bù, hỗ trợ là một nguồn vốn để thực hiện các
hoạt động sản xuất kinh doanh khác của gia đình.
Dòng vốn chảy vào:
Ngoài 32 triệu đồng đền bù cho quyền sử dụng sào một đất nông nghiệp, người
nông dân còn được đền bù cho các loại hoa màu hay cây trồng trên diện tích đất bị thu
hồi. Thêm vào đó là các khoản hỗ trợ từ ban quản lý dự án và địa phương.
Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn cho rằng mức đền bù này thấp trong thời điểm
đền bù. Đây chính là vấn đề nảy sinh giữa ban quản lý dự án, chính quyền địa phương
và người nông dân có đất bị thu hồi.
Dòng vốn chảy ra:
Các hộ gia đình sau khi nhận được tiền đền bù, hỗ trợ đã tiêu một khoản tiền lớn
vào việc xây, sửa nhà.
Bảng 8 : Cách thức sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình bị thu hồi đất
Cách thức sử dụng Số hộ %
Tìm việc làm mới 19 63,33
Xây, sửa nhà 30 100
Sắm sửa đồ dùng 30 100

Mua tư liệu sản xuất 9 30
Mua gia súc 1 3,33
Mua gia cầm 1 3,33
Đầu tư cho con cái học 19 63,33
Cho vay 16 53,33
Tiêu dùng khác 28 93,33
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011
Qua bảng số liệu trên, tiền đền bù chủ yếu được sử dụng vào việc mua sắm đồ
dùng (100%), và xây, sửa nhà (100%), tìm kiếm việc làm mới (63,33%), đầu tư cho
con cái học (63,33%) tổng số hộ. Sở dĩ tỷ lệ này cao như thế là do tâm lý chung của
các hộ gia đình. Khi có tiền họ sẽ dùng tiền để xây dựng, sửa sang lại nhà của hay mua
các thiết bị sinh hoạt khác. Các hộ gia đình hầu như đầu tư cho con cái học, họ còn
quan tâm đến việc đào tạo nghề nghiệp, tìm việc làm mới cho con em mình. Tuy
nhiên, nhiều gia đình vì quá đầu tư cho việc mua sắm hay xây nhà nên đã tiêu phần lớn
số tiền được đền bù. Đồng thời cũng không tránh khỏi một số người thiếu nghị lực,
thiếu kiến thức, lười nhác sống ỷ lại vào tiền bồi thường.
Các hộ hầu như không đầu tư để mua sắm các tư liệu sản xuất mới phục vụ cho
nông nghiệp nữa. Chỉ có một số lao động chuyển sang làm các nghề như cơ khí, thợ
hàn tại nhà thì mua các tư liệu sản xuất mới. Ngoài ra, với vị trí gần trung tâm thành
phố, các lao động trong tỉnh đổ về đây tìm việc nhiều nên có nhiều hộ đã xây phòng
trọ cho thuê.
2.3.4 Tình hình trang thiết bị sản xuất và sinh hoạt của hộ điều tra trước và
sau thu hồi
Bảng 9 : Tư liệu sản xuất của hộ trước và sau thu hồi đất
(Tính bình quân hộ)
Chỉ tiêu ĐVT Trước thu hồi Sau thu hồi
Chênh lệch
(+/-) %
Diện tích nhà
M

2
104,83 132,33 27,5 26,23
Xe máy
Cái
0,83 1,97 1,14 137,35
Máy tính
Cái
0,1 0,73 0,63 630
Ti vi
Cái
1 1,2 0,2 20
Tủ lạnh
Cái
0,27 0,97 0,7 259,26
Dàn âm thanh
Cái
0,37 0,8 0,43 116,22
Điện thoại
Cái
0,8 2,67 1,87 233,75
Trâu bò
Con
0,63 0 -0,63 -100
Lợn nái
Con
0,27 0,13 -0,14 - 51,58
Cày, bừa
Cái
1 0,13 -0,87 -87
Bình bơm thuốc

Cái
0,77 0,1 -0,67 -87,01
Tư liệu khác
Cái
0,47 0,9 0,43 91,49
Nguồn : số liệu điều tra năm 2011
Ta thấy, ở các hộ mức đầu tư cho tư liệu sinh hoạt sau khi thu hồi đất cao hơn
mức đầu tư cho tư liệu sản xuất vì tiền bồi thường là cơ hội để họ nâng cao đời sống,.
Các trang bị tư liệu sản xuất nông nghiệp giảm còn các trang bị tư liệu sản xuất phi
nông nghiệp lại tăng lên. Phần lớn các tư liệu sản xuất loại này phục vụ cho các ngành
phi nông nghiệp như: thợ nề, thợ sơn, thợ may
Tuy nhiên cần phải thấy rằng, để có đời sống và thu nhập tăng lên bền vững cần
phải đầu tư cho tư liệu sản xuất. Đây cũng là một vấn đề cần được quan tâm để có biện
pháp hỗ trợ kịp thời.
2.4 Tác động của việc thu hồi đất đến đời sống, việc làm và thu nhập của
người dân phường Trần Phú
2.4.1 Tác động của thu hồi đất đến việc làm của người lao động
Về chỉ tiêu tổng số lao động, sau thu hồi có sự sụt giảm, trong đó có sự sụt giảm
mạnh về lao động nông nghiệp. Nguyên nhân là do một số lao động thuần nông do
tuổi cao lại thêm diện tích đất không còn nên không tiếp tục sản xuất nữa, một số lao
động khác là lao động trẻ do mất đất canh tác nên họ không tham gia lao động nông
nghiệp nữa mà đi học tạo điều kiện chuyển đổi ngành nghề sau này.
Bảng 10: Cơ cấu ngành nghề của các hộ điều tra trước và sau thu hồi đất
Chỉ tiêu
Trước thu hồi Sau thu hồi Chênh lệch
SL
(người)
CC
(%)
SL

(người)
CC
(%)
(+/-) %
Tổng số lao động 90 100 83 100 -7 -7,78
Số lao động có việc làm 80 88,89 66 79,52 -14 -17,5
* Phân theo ngành nghề
Thuần nông 19 23,75 1 1,51 -18 -94,74
Nông nghiệp kiêm DV 20 25 0 0 -20 -100
Chuyên KD - DV 6 7,5 14 21,21 8 133,33
Ngành khác 35 43,75 51 77,28 16 45,71
Nguồn : Số liệu điều tra năm 2011
Đô thị hóa, thu hồi đất cũng có ảnh hưởng tích cực đến việc chuyển đổi cơ cấu
ngành nghề theo hướng tách ra khỏi ngành nông nghiệp, tăng cơ cấu thương mại, dịch
vụ. Qua bảng cơ cấu ta có thể thấy người nông dân đã dần dần thích nghi với điều
kiện, hoàn cảnh mới. Tuy vậy, một bộ phận người lao động vẫn chưa thể thích nghi.
Bảng 11 : Việc làm của người lao động trước và sau thu hồi
Thời
điểm
Tổng số lao
động
(người)
Nông
dân
(%)
Công
nhân
(%)
Thợ kỹ
thuật

(%)
Dịch
vụ
(%)
Công
việc
khác
(%)
Không có
việc (%)
Trước
thu hồi
90 21,11 6,67 15,56 6,67 38,89 11,11
Sau thu
hồi
83 1,2 7,23 19,28 8,43 44,58 19,28
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011
Ta thấy số lao động không có việc làm sau thu hồi đất so với trước thu hồi tăng
tương đối, từ 11,11% lên 19,28%.
Nghề nghiệp của lao động trước thu hồi khá đa dạng. Ngành nghề, dịch vụ ở địa
phương khá phát triển, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi ngành nghề sau thu hồi.
Sự gia tăng trong các ngành nghề khác là tăng nhiều nhất, số người tham gia
trong các công việc hành chính gia tăng. Đây là những công việc ổn định. Các nghề
còn lại có mức độ ổn định khác nhau. Nhiều lao động là thợ kỹ thuật hoặc tham gia
các ngành dịch vụ như xe ôm, làm thuê, tuy thời gian lao động trong năm nhiều nhưng
thu nhập của hộ lai không cao, còn bấp bênh.
Tóm lại, xu hướng chuyển đổi ngành nghề sau thu hồi có chiều hướng tốt, giảm
trong ngành nông nghiệp, tăng trong thương mại, dịch vụ. Mặc dù, thời gian thu hồi
đất đã lâu nhưng số lao động với việc làm tạm bợ, không ổn định còn nhiều với lý do
chủ yếu là không có trình độ CM – KT. Đây cũng là một vấn đề phường cần lưu tâm

hơn nữa nhằm tạo điều kiện cho người nông dân ổn định trong công việc.
2.4.2 Tác động của thu hồi đất đến tình hình sử dụng thời gian làm việc của
lao động trong năm
Đối với những ngành nghề khác nhau thì thời gian làm việc cũng khác nhau.
Cán bộ công nhân viên làm 8 giờ/ngày, các lao động buôn bán thì tận dụng hết thời
gian có thể, thợ kỹ thuật có thời gian làm việc trên 8 giờ/ngày Đồng thời số ngày
làm việc trong năm cũng khác nhau.
Bảng 12: Phân tổ thời gian làm việc của lao động ở các hộ điều tra
Khoảng cách tổ(ngày-
người/năm)
Số lao động
(người)
% số lao
động
Thời gian làm việc BQ
(ngày)
<100 10 15,15 80
100 – 200 7 10,6 184,34
200 – 300 32 48,48 265,63
> 300 17 25,76 319,41
BQC 100 242,67
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011
Bảng trên phân tổ theo khoảng cách số ngày làm việc. Trong thời gian sau thu
hồi, có lao động đã làm việc thường xuyên nhưng cũng có những lao có công việc
bấp bênh.
Do thời gian làm việc không được tận dụng triệt để nên làm thời gian nhàn rỗi
cũng nhiều hơn. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, như đã biết khi bị
thu hồi đất, số lao động nông nghiệp mất đất nên thời gian làm việc giảm. Thứ hai,
một bộ phận lao động trẻ có trình độ tìm được việc làm mà chủ yếu là các công việc
hành chính, thời gian làm việc cố định nên thời gian nhàn rỗi của họ cũng nhiều hơn.

Thứ ba, các hộ gia đình, sau thời gian thu hồi đã dần dần đi vào ổn định, thêm vào đó
một số gia đình con cái đã có công việc ổn định nên có thời gian nhàn rỗi. Tuy nhiên,
một bộ phận lao động trẻ chưa tìm được việc, thời gian rảnh rỗi nhiều nên thường la cà
quán xá Với đặc điểm là bến xe của tỉnh nằm ngay trong phường nên nhóm lao động
này dễ sa ngã.
Điều đáng quan tâm là có thể số ngày làm việc tăng nhưng thu nhập lại không
cao, lại không ổn định. Đồng thời, thời gian nhàn rỗi cũng gia tăng. Vì vậy, vấn đề đặt
ra ở đây là sự quan tâm, hỗ trợ của địa phương, gia đình đến công việc ngành nghề mà
lao động chuyển đổi nhằm giúp họ có cuộc sống ổn định hơn và cũng giảm bớt tệ nạn
hay gánh nặng cho xã hội.
2.4.3 Tác động của thu hồi đất đến thu nhập của các hộ
Bảng 13 : Phân tổ quy mô thu nhập của hộ điều tra sau thu hồi
Khoảng cách tổ (Tr.đ) Số hộ % số hộ Thu nhập BQ (Tr.đ)
<10 11 36,67 5,21
10 – 20 16 53,33 14,12
20 – 30 2 6,67 20,25
>30 1 3,33 49,35
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011
Theo ý kiến chung thì thời gian đầu thu hồi, các hộ mới nhận được tiền bồi
thường nên mức thu nhập hàng tháng của hộ tăng, đến một thời gian sau thì giảm
xuống. Nguyên nhân giảm là do những hộ này lao động trong độ tuổi ít, những lao
động trong độ tuổi thì sức khỏe kém không thể làm việc hoặc trình độ kém, nguồn vốn
đầu tư ít nên chuyển đổi ngành nghề tìm công việc mới là khó khăn. Ở các hộ này
công việc chủ yếu là làm thuê, thợ nề do vậy mức thu nhập bấp bênh. Và hiện tại,
mức thu nhập đã tăng dần do các hộ đã dần thích nghi để tìm việc làm mới. Tuy mức
tăng không cao nhưng cũng cho thấy nỗ lực trong bản thân mỗi lao động nhằm cải
thiện cuộc sống.
Trên đây mới cho chúng ta cái nhìn tổng quan về quy mô thu nhập của mỗi hộ.
Để thấy rõ hơn sự thay đổi trong cơ cấu nguồn thu của hộ ta xét đến chỉ tiêu cơ cấu thu
nhập, được thể hiện qua số liệu ở bảng sau

Bảng 14 : Cơ cấu thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất
Nguồn thu Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%)
Thu nhập BQ hộ 12,59 100
Trong đó
SXNN 2,18 17,3
CN- TTCN 1,99 15,82
TM- DV 4,14 32,9
Tiền lương, tiền công 4,28 33,98
Nguồn: số liệu điều tra năm 2011
Qua bảng số liệu ta thấy bình quân thu nhập mỗi hộ là 12,59 triệu đồng/tháng.
Đây là mức thu nhập còn thấp. Nguyên nhân do công việc của người lao động tuy
thường xuyên nhưng phần lớn là công việc có thu nhập không ổn định. Ngoài ra, đối
với những người có thu nhập ổn định nhưng lại làm trong Nhà nước nên khoản lương
hàng tháng cũng không cao. Trong giá trị của thu nhập thì sản xuất nông nghiệp chỉ có
2,18 triệu đồng/hộ. Khoản thu này chủ yếu từ việc tận dụng các mảnh đất chưa sử
dụng của dự án để trồng rau. Diện tích trồng lúa còn lại rất ít, chủ yếu là để dùng,
không đem lại thu nhập cho hộ.
Xét về cơ cấu thu nhập, nhìn chung ở các hộ điều tra thu nhập chủ yếu từ các
hoạt động phi nông nghiệp như TM – DV và tiền lương chiếm 66,88% trong tổng thu
nhập.
Biểu đồ 2 : Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra năm 2011
Để thấy rõ hơn sự thay đổi từ các nguồn thu từ hộ gia đình trước và sau thu hồi,
tôi đã tiến hành điều tra các hộ trên với các câu hỏi định tính nhằm có nhìn rõ hơn về
sự thay đổi cơ cấu thu nhập của các hộ so với trước thu hồi.
Bảng 15: Thay đổi nguồn thu nhập của hộ so với trước khi thu hồi đất
ĐVT: %
Mức độ
Nguồn thu
Tăng
nhiều

Tăng
ít
Tăng tương
đương
Giảm
ít
Giảm
nhiều
Trồng trọt - - - 36,67 63,33
Chăn nuôi - - - 50 50
CN- TTCN 13,33 6,67 80 - -
TM – DV 33,33 13,33 53,33 - -
Tiền lương, tiền
công
3,33 36,67 60
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011
Về mức thay đổi nguồn thu từ nông nghiệp ta xem xét hai hoạt động là trồng trọt
và chăn nuôi. Các hộ điều tra đều cho rằng nguồn thu từ hai hoạt động này giảm. Điều
này là tất yếu khi mà diện tích đất của họ đã bị thu hồi gần hết. Chăn nuôi không có xu
hướng tăng lên một phần do trồng trọt giảm. Một phần do phường thuộc thành, nhà
cửa làm gần nhau, trong khi chăn nuôi gây ra tình trạng ô nhiễm xung quanh. Ngoài ra,
chăn nuôi không còn đem lại thu nhập cao ổn định như trước do trong thời gian trở lại
đây, dịch bệnh bùng phát nhiều làm cho số gia cầm bị tiêu hủy nhiều, còn giá gia súc
thì cũng bấp bênh, tăng giảm thất thường. Điều này đã làm nản lòng các hộ nông dân,
khiến họ không mặn mà để đầu tư vào chăn nuôi nữa.
Trái với sự đánh giá biến động thu nhập của nông nghiệp, kết quả đánh giá từ
biến động các ngành phi nông nghiệp là tăng.
Đối với lĩnh vực CN – TTCN, có 13,33% hộ cho rằng mức tăng nguồn thu là
nhiều; 6,67% cho rằng tăng ít. Tuy nhiên, giá trị mức tăng lại vẫn còn chưa cao. Thực
trạng này cho thấy quy mô hoạt động CN – TTCN vẫn còn nhỏ, mức thu hút lao động

vào hoạt động này còn thấp.
Về lĩnh vực TM – DV, mức tăng cao hơn CN – TTCN và giá trị tuyệt đối cũng
tăng nhiều hơn. Nguyên nhân là các hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất đã tham gia vào
hoạt động này như buôn bán nhỏ, một số hộ nhờ tiền bồi thường mà mở rộng hoạt
động này khiến thu nhập tăng lên.
Về sự thay đổi trong nguồn thu từ tiền lương, tiền công so với trước thu hồi cũng
thay đổi theo hướng tăng lên. Ở các hộ gia đình số lao động làm công ăn lương chiếm
tỷ lệ cao. Theo thời gian, mức thu các ngành này thường không giảm nhưng cũng
không tăng nhiều. Đây là mức thu nhập được đánh giá là ổn định, nên các hộ chủ yếu
phát triển theo xu hướng này.
Tóm lại, sau thu hồi đất, thu nhập các hộ gia đình có xu hướng giảm trong nông
nghiệp, tăng trong các ngành phi nông nghiệp. Thu nhập của họ chủ yếu là từ CN –
TTCN, TM – DV và tiền lương, tiền công chiếm 82,7% tổng thu nhập. Về quy mô thu
nhập, chủ yếu các hộ có mức thu nhập <20 triệu đồng/hộ/tháng chiếm 90%, trong đó
mức thu nhập từ 10 – 20 triệu đồng/hộ/tháng chiếm 53,33%. Đây là mức thu nhập còn
thấp. Có thể nói đây là xu hướng tích cực, các hộ ngày càng tách hẳn khỏi nông
nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ gặp khó khăn trong chuyển đổi nghề. Đất thu hồi
đã lâu nhưng vẫn chưa ổn định được cuộc sống do trình độ còn hạn chế, thiếu vốn
hoặc có lao động nhưng lao động sức khỏe lại kém nên công việc còn tạm bợ, không
ổn định ngày làm thì nhiều mà thu nhập lại không cao như thợ nề, xe ôm, làm thuê
2.4.4 Những thuận lợi và khó khăn của lao động ở các hộ bị thu hồi đất trong
việc chuyển đổi ngành nghề, mở rộng và phát triển sản xuất
Dự án xây dựng đường bao Tây, kết cấu hạ tầng kỹ thuật hai bên đường bao Tây
thành phố Hà Tĩnh đã hoàn thành giai đoạn 1 tại phường Trần Phú được hơn 2 năm,
cuộc sống người dân đã dần ổn định. Có những hộ đã chuyển đổi được ngành nghề,
nhưng có những hộ vẫn gặp khó khăn. Để làm rõ hơn những thuận lợi, khó khăn mà
các hộ gia đình gặp phải trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp, tôi đã tiến hành
phỏng vấn các hộ, kết quả được thể hiện trong bảng 16
Thứ nhất, về những mặt thuận lợi. Với đặc điểm là gần bến xe, nằm trên trục
đường quốc lộ là phường sát trung tâm nên đã tạo nhiều thuận lợi cho việc chuyển đổi

ngành nghề. Chẳng hạn, do chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở đô thị nên các ngành
nghề như TM – DV phát triển, 66,67% hộ đồng ý với ý kiến này.Đây là những hộ tận
dụng được lợi thế về vị trí để tìm việc làm mới hay mở rộng hoạt động TM – DV từ
trước nhằm tăng thêm thu nhập.
Về tiền đền bù, có 43,33% hộ cho rằng tiền đền bù đủ để chuyển đổi ngành nghề.
Đa số các hộ này là lao động kiêm ngành nghề, DV. Khi có tiền đền bù họ mở rộng
thêm quy mô. Có những hộ chưa có kinh nghiệm trong các ngành nghề phi nông
nghiệp nên khi có tiền họ rất lúng túng trong việc sử dụng tiền này làm nguồn vốn đầu
tư. Đa số họ đã tiêu hết khoản tiền cho việc sắm sửa trong nhà, đến khi tiền hết mà vẫn
không chuyển đổi được nghề khác.
Bảng 16: Những thuận lợi, khó khăn của lao động trong việc chuyển đổi ngành
nghề ổn định cuộc sống sau thu hồi
ĐVT: %
Mức độ
Chỉ tiêu
Đồng
ý
Không

Không
đồng ý
1. Thuận lợi
Chuyển sang khu đô thị nên dễ chuyển sang các ngành
nghề DV
66,67 33,33 0
Tiền đền bù, hỗ trọ đủ để chuyển đổi ngành nghề 43,33 46,67 10
UB phường và cơ quan chức năng có định hướng
chuyển đổi nghề cho lao động
3,33 13,33 83,33
Lao động gia đình ít nên dễ dàng chuyển đổi 53,34 23,33 23,33

2. Khó khăn
Đất nông nghiệp ít hoặc không còn nên không thể tiếp
tục sản xuất nông nghiệp
53,33 13,33 33,33
Không có đất để sản xuất nông nghiệp 20 56,67 23,33
Thiếu vốn 46,67 10 43,33
Sức khỏe của gia đình yếu kém 50 10 40
Kinh nghiêm và kỹ thuật về các ngành nghề phi NN và
hoạt động sản xuất NN khác còn hạn chế
20 20 60
Lao động gia đình ít 33,33 20 46,67
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011
Về phía chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, có đến 83,33% hộ
gia đình nhất trí là UBND phường không có định hướng nghề nghiệp cho người dân.
Người dân mất đất vẫn phải đi tự đào tạo, tự tìm việc là chính. Chức năng của UBND
phường trong vấn đề thu hồi đất chỉ là đơn vị hành chính trung gian giữa chủ đầu tư và
người dân. UBND phường đứng ra kiểm kê, thu hồi đất nhưng không có chương trình
nào định hướng việc làm cho người dân.
Thứ hai, về mặt khó khăn. So với thuận lợi thì nhìn chung các hộ gia đình gặp
nhiều khó khăn hơn. Chiếm tỷ lệ nhiều nhất là không thể sản xuất nông nghiệp, sức
khỏe gia đình yếu kém hay thiếu vốn, thiếu lao động. Thiếu vốn có 46,67% hộ đồng ý.
Không phải tiền đền bù không đủ mà do khoản tiền đền bù dùng vào mục đích chuyển
đổi ngành nghề còn lại rất ít sau khi các hộ đã sử dụng nó vào những mục đích khác.
Còn lại những khó khăn như thiếu kinh nghiệm trong các ngành nghề phi nông nghiệp
chiếm 20% hộ những khó khăn này chủ yếu rơi vào số hộ có lao động cao tuổi, khả
năng học để chuyển đổi ngành nghề có hạn.
Tóm lại, quá trình chuyển đổi việc làm sau khi bị thu hồi đất không chỉ tồn tại
những thuận lợi mà còn có khó khăn, chủ yếu do thiếu vốn, hay sức khỏe lao động
kém nên các hộ gia đình chưa mở rộng được hoạt đọng sản xuất kinh doanh của hộ,
có những lao động chưa có việc làm, thất nghiệp hay có việc nhưng lại làm không ổn

định, thu nhập thấp. Đây cũng là một vấn đề cần sự quan tâm của chính quyền địa
phương nhằm hạn chế tối đa khó khăn của người lao động.
2.4.5 Đánh giá chung về tác động của việc thu hồi đất cho quá trình ĐTH đến
việc làm, thu nhập người dân phường Trần Phú
Đầu tiên là mặt tích cực. Dự án Xây dựng đường bao phía Tây, kết cấu hạ tầng
kỹ thuật hai bên đường bao phia Tây thành phố Hà Tĩnh là một dự án thuộc loại chỉnh
trang đô thị. Do vậy, hạ tầng kỹ thuật được xây dựng kiên cố và khang trang, tạo điều
kiện cho cuộc sống người dân được nâng cao, đồng thời tạo điều kiện cho thương mại
dịch vụ được phát triển. Mặt khác, phường nằm gần bến xe của tỉnh, có vị trí địa lý
thuận lợi nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế dễ dàng hơn. Do đó, cơ hội việc làm cho
những người lao động sau khi bị thu hồi đất tăng cao. Trên thực tế, trước khi Thị xã
Hà Tĩnh được công nhận là thành phố thì sự phát triển của phường trong giai đoạn qua
cũng theo xu hướng tăng trong thương mại dịch vụ. Đồng thời, một lợi thế ở đây là lao
động trẻ hầu hết đều có trình độ chuyên môn. Vì vậy nên việc thu hồi đất ít ảnh hưởng
tiêu cực đến họ.
Bên cạnh đó, việc thu hồi đất cũng gây nên không ít khó khăn, thách thức cho
người lao động trong phường. Dự án tiến hành thu hồi đất một thời gian dài, người lao
động có thời gian để chuyển đổi, nhưng không phải lao động nào cũng kiếm được việc
làm. Một số gia đình lâm vào tình trạng khó khăn do sức khỏe của lao động không
đảm bảo, hay các hộ gia đình không sử dụng tiền đền bù, hỗ trợ một cách hợp lý dẫn
đến tiền thì không còn mà việc làm thì không có. Một số lao động không có việc làm,
hoặc có nhưng bấp bênh, thời gian làm việc nhiều mà thu nhập lại không cao.
Quá trình đô thị hóa đã mang đến không ít thách thức như đất nông nghiệp giảm
mạnh kéo theo lao động mất việc làm gia tăng. Tuy vậy, quá trình này cũng mang đến
những cơ hội việc làm và thu nhập trong các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
thương mại dịch vụ. Địa phương và người lao động cần nắm bắt được những cơ hội, tận
dụng được những lợi thế sẵn có để khắc phục được nhưngc tồn tại, vượt qua được
những thách thức thì cuộc sống người dân sau thu hồi mới sớm được ổn định.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU
CỰC CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN VIỆC LÀM VÀ THU

NHẬP CỦA LAO ĐỘNG PHƯỜNG TRẦN PHÚ
3.1 Về cơ chế, chính sách
Nhà nước đã ban hành không ít các chính sách trong vấn đề thu hồi đất. Nội dung
co bản của các cơ chế chính sách đó là: hướng vào tiếp tục giải phóng tiềm năng lao
động, đất đai khu vực nông nghiệp, nông thôn, tạo việc làm nhất là trong kinh tế hộ gia
đinh, kinh tế trang trại, doanh nghiệp vùa và nhỏ ; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao
động nông nghiệp đáp ứng lại yêu cầu cơ cấu lại kinh tế theo hướng CNH – HĐH và
hội nhập; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sức cạnh tranh của lao động nông
nghiệp; tạo việc làm đầy đử cho nông dân nhất là các vùng chuyển đổi mục đích sử
dụng đất, nâng cao giá trị việc làm cho lao động nông dân.
Các chính sách vĩ mô này góp phần quan trọng, tao thế chủ động, góp phần tích
cực để giải quyết vấn đề việc làm, thu nhập và đời sống cho lao động nông nghiệp bị
thu hồi đất.
3.1.1 Về hệ thống chính sách liên quan đến thu hồi và chuyển đổi mục đích sử
dụng đất
- UBND tỉnh, thành phố cần có quy hoạch sử dụng đất cho từng giai đoạn cụ thể.
- Trong quá trình quy hoạch cần điều chỉnh hợp lý để người dân chủ động trong
việc sản xuất cũng như tìm việc làm mới.
- Khi có quyết định thu hồi đất cũng như khi có những vùng đã có kế hoạch,
UBND cấp tỉnh, thành phố cũng như xã, phường cần thông báo cho người dân trước
một thời gian
- Để tránh tình trạng đất bị thu hồi rồi bỏ không trong khi nông dân không có đất
sản xuất gây lãng phí, UBND các cấp cần phối hợp với nhà đầu tư thu chừng nào tiến
hành xây dựng chừng đó.
3.1.2 Về chính sách đền bù và bồi thường thiệt hại
- Trên cơ sở phương pháp và khung giá được quy định tại điều 55 – 56 Luật đất
đai (2003), UBND tỉnh, thành phố cần xây dựng giá đất cụ thể, hợp lý cho những hộ
dân có đất bị thu hồi.
- Đối với đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện đền bù cần kiểm đếm số lượng đúng
thực tế. Cần công khai bảng giá đất. Quá trình đền bù rõ ràng, nhanh chóng.

- Các cấp chính quyền cần có trách nhiệm trong việc hướng dẫn người dân sử
dụng tiền đền bù một cách hợp lý.
- Đối với các hộ dân, khi có tiền đền bù cần có kế hoạch chi tiêu cụ thể, hợp lý
3.1.3 Về chính sách tạo việc làm và đảm bảo thu nhập ổn định lâu dài cho người
dân có đất bị thi hồi
- Cơ quan chức năng cần chủ động liên kết với các trung tâm dạy nghề nhằm
tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề đặc biệt đối với thanh niên trong
độ tuổi 15 – 25 để chuẩn bị cho họ các điều kiện về tay nghề để chuyển sang ngành
nghề dịch vụ.
- UBND phường cần có sự hỗ trợ kịp thời về vốn cho lao động qua kênh vốn của
hội phụ nữ, hội nông dân để họ có thể chuyển đổi ngành nghề.
- Đối với mỗi hộ gia đình có lực lượng lao động trẻ cần chủ động đầu tư, nâng
cao trình độ cho con em mình.
- UBND phường nên gắn kết trách nhiệm cho các doanh nghiệp trên địa bàn
trong việc sử dụng lao động địa phương.
3.2 Về công tác tổ chức, quản lý và công tác chỉ đạo, thực hiện
- Tăng cường trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc thu hồi
- Trong đào tạo và tổ chức cán bộ cần lựa chọn những cán bộ thực sự có năng
lực, có đủ phẩm chất đạo đức để thi hành công vụ. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm
của người cán bộ trong việc đảm bảo việc làm, thu nhập, và ổn định đời sống cho
người nông dân.
- Trong công tác chỉ đạo cần đảm bảo sự nhất quán, đồng bộ trong cơ chế, chính
sách thu hồi đất để phù hợp với thực tế.
- Cần cải tiến quy trình thực hiện để các vấn đề từ lên kế hoạch, lập hồ sơ cho
đến thu hồi, đền bù.
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Dự án đã thu hồi 235546,3 m
2
diện tích đất nông nghiệp của ba tổ gồm tổ 4, tổ

8 và tổ 9, chiếm % diện tích đất nông nghiệp của phường.
- Với các hộ phỏng vấn thì số hộ có diện tích đất canh tác bị thu hồi đến 96,51%
diện tích đất nông nghiệp. Do vậy, phần lớn lao động phải đi tìm việc làm mới.
- Cơ cấu lao động của hộ đã và đang chuyển dịch mạnh mẽ theo xu hướng tách
khỏi nông nghiệp và tăng trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Đồng thời, trình độ của lao
động cũng tăng cao, số lao động được đào tạo tăng so với trước thu hồi.
- Việc làm sau thu hồi của lao động khá đa dạng. Một số lao động có việc làm
nhưng thu nhập không cao, công việc lại không ổn định như thợ nề, xe ôm Một số lao
động thì không chủ động tìm việc do tâm lý ỷ vào tiền đền bù nên thất nghiệp.
- Về thu nhập và đời sống của người dân đêu tăng, tuy mức tăng không đáng kể.
Nguồn thu nhập chủ yếu là từ tiền lương, tiền công và hoạt động TM – DV
- Các hộ gia đình có nhiều thuận lợi trong chuyển đổi ngành nghề nhưng cũng
gặp không ít khó khăn.
- Về chính quyền địa phương đã không làm tròn trách nhiệm trong việc hướng nghề
cho lao động. Chính quyền chỉ làm trung gian giữa ban quản lý dự án và người dân.
2. Kiến nghị
- Thứ nhất, trên cơ sở điều 55 – 56 Luật Đất đai (2003) cùng với điều kiện thực
tế cần xem xét lại giá tiền đền bù, hỗ trợ đất nông nghiệp bị thu hồi cho người dân,
nhằm giúp người dân có thể tìm được ngành nghề mới dựa vào số tiền đền bù.
- Thứ hai, cần hoàn thiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đồng bộ nhằm tạo điều
kiện cho người dân tiếp tục sản xuất, tránh tình trạng dân thì không có đất mà doanh
nghiệp lại bỏ trống.
- Thứ ba, chính quyền nên có các kế hoạch cụ thể để hỗ trợ việc làm cho người
dân. Không để tình trạng giao tiền xong là hết trách nhiệm, để người dân tự xoay xở
cuộc sống của mình.

×