Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Phân tích cấu trúc cơ bản bão haiyan tháng 11 năm 2013 bằng số liệu tái phân tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 36 trang )



BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN











KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CƠN BÃO HAIYAN
THÁNG 11 NĂM 2013 BẰNG SỐ LIỆU
TÁI PHÂN TÍCH

Ngành
: Khí tượng học




Giáo viên hướng dẫn: ThS. PHẠM MINH TIẾN
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Ngọc


Lớp: LĐH2K2






Hà Nội - 2014

1
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt
thời gian từ khi bắt đầu học tập ở trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đế
n quý Thầy Cô ở Khoa Khí
Tượng Thủy văn – Trường Đại Học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã cùng với
tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đồng thời em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Thầy Phạm Minh Tiến đã
nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo để em hoàn thành tốt bài khoá luậ
n này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy,
Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn
chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý
kiến đóng góp Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành
tốt hơn bài báo cáo sắp tới.
Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Khoa Khí tượng Thủy văn
thật dồi dào sức khỏe, niề

m tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là
truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Em xin chân thành cảm ơn !













2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 0
LỜI NÓI ĐẦU 4
DANH MỤC HÌNH VẼ 5
CHƯƠNG I………………………………………………………………… 7
TỔNG QUAN VỀ BÃO, ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI…………………………7
1.1 Những khái niệm và định nghĩa bão, áp thấp nhiệt đới 7
1.2. Cấu trúc của bão, áp thấp nhiệt đới 8
1.2.1 Trường khí áp trong XTNĐ 9
1.2.2 Trường chuyển động ngang - Gió trong XTNĐ 9
1.2.3 Tr
ường chuyển động thằng đứng trong XTNĐ 10
1.2.4 Trường nhiệt độ trong XTNĐ 11

1.2.5 Trường mây của XTNĐ 12
1.2.6 Sự di chuyển của XTNĐ 13
1.3 Các giai đoạn phát triển của XTNĐ 13
1.3.1 Giai đoạn hình thành 14
1.3.2 Giai đoạn trẻ (giai đoạn phát triển) 14
1.3.3 Giai đoạn chín muồi (giai đoạn tr
ưởng thành) 14
1.3.4 Giai đoạn tan rã 15
1.4 Một số điều kiện liên quan đến sự hình thành, phát triển và tan rã
của XTNĐ 15
1.4.1 Điều kiện nhiệt-ẩm 15
1.4.2 Điều kiện vĩ độ 15
1.4.3 Điều kiện hoàn lưu 16
1.4.4 Cơ chế phát triển của XTNĐ 17
1.5 Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước 18
1.5.1 Nghiên cứu trong nước 18
1.5.2 Nghiên cứu ngoài nước 19
CHƯƠNG 2 21
CƠ SỞ SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Cơ sở số liệu 21
2.2 Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu 21
2.2.2 Phương pháp so sánh, đánh giá, tổ
ng hợp 22
2.2.3 Phương pháp bản đồ, biểu đồ 22
2.3 Cơ sở thực tiễn 22
CHƯƠNG 3 23
MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
3.1. Đặc điểm của bão, ATNĐ hoạt động trên biển Đông trong những
năm gần đây 23

3.2. Cấu trúc của một s
ố cơn bão đặc biệt trong 5 năm qua 25
3.2.2 Bão haiyan 25
3.2.2.1 Cấu trúc trường khí áp 25

3
3.2.2.2 Cấu trúc trường gió 26
3.2.2.4 Cấu trúc trường ẩm 29
3.2.2.5 Cấu trúc trường mây 31
3.2.3 Lượng mưa tích lũy 32
KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35









4
LỜI NÓI ĐẦU
Thiên nhiên là điều kiện sinh tồn của con người. Nhưng đồng thời
thiên nhiên cũng tiềm ẩn nhiều thách thức, tai họa. Những tai biến do thiên nhiên
gây ra có sức tàn phá rất khốc liệt trong đó phải kể đến những thiên tai như áp thấp
nhiệt đới, động đất, hạn hán, núi lửa đặc biệt là bão.
Bão là thiên tai của tự nhiên nó hình thành và ảnh hưởng trên một khu vực
rộng lớn vớ
i mức độ phá huỷ nghiêm trọng, gây ra mưa lũ, gió mạnh, nước dâng,

dông và tố lốc, gây hậu quả nặng nề tới hoạt động và đời sống con người.
Các quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của bão là những nước nằm trong
khu vực nhiệt đới (trong đó có Việt Nam). Ở những quốc gia này đã lập ra các trung
tâm nghiên cứu, dự báo bão nhằm hạn chế tối đa những hậu qu
ả do bão gây ra, nhất
là các khu vực nhiệt đới nơi có số lượng, cường độ và tần suất những cơn bão mạnh
nhất.
Ngày nay, mặc dù khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại song thực tế con
người vẫn chưa thể chinh phục được sức mạnh của tự nhiên, trong đó có bão. Do
đó, việc nghiên cứu và tìm hiểu các trận bão có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan
trọng. Quá trình nghiên cứu sẽ giúp chúng ta hiểu được nguyên nhân c
ơ chế phát
sinh cũng như quy luật phân bố bão, từ đó đưa ra các biện pháp dự báo, phòng
chống và khắc phục những hậu quả mà bão gây ra.















5

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Cấu trúc các trường trong bão
Hình 1.2 Sự di chuyển của bão
Hình 1.3 Bề dày 1000-500mb và khí áp mực biển các ngày 4/11, 7/11, 10/11/2014
Hình 1.4 Gió và độ cao địa thế vị ngày 4/11/2014 lúc 00Z ở các mực 1000, 850,
500, 300, 200mb và 10m
Hình 1.5 Gió và độ cao địa thế vị ngày 7/11/2014 lúc 12Z ở các mực 1000, 850,
500, 300, 200mb và 10m
Hình 1.6 Gió và độ cao địa thế vị ngày 10/11/2014 lúc 18Z ở các mực 1000, 850,
500, 300, 200mb và 10m
Hình 1.7 Mặt cắt thẳng đứng theo kinh độ 150
0
E,127,5
0
E, 107
0
E tại thời điểm
00Z,12Z 18Z ngày 4/11, 7/11,10/11/2014( Độ ẩm)
Hình 1.8 Mặt cắt thẳng đứng theo vĩ độ 07
0
N,10
0
N, 20
0
N từ mực 1000-200mb tại
thời điểm 00Z, 12Z, 18Z ngày 4/11, 7/11, 10/11( Độ ẩm)
Hình 1.9 Trường mây trong bão ngày 4/11, 7/11, 10/11/2013
Hình 1.10 Lượng mưa tích lũy 24h lúc 1h, 7h và 19h
Hình 1.11 Lượng mưa tích lũy 48h, 72h lúc 19h, 7h và 19h

Hình 1.12 Đường đi của bão Haiyan qua hình vẽ grads


















6

CÁC KÝ HIẾU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT
• ATNĐ: Áp thấp nhiệt đới.
• XTNĐ: Xoáy thuận nhiệt đới.
• KTTV: Khí tượng Thủy văn
• WMO: Tổ chức Khí tượng thế giới






























7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ BÃO, ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI
1.1 Những khái niệm và định nghĩa bão, áp thấp nhiệt đới
Bão, áp thấp nhiệt đới là một vùng áp thấp với dòng khí xoáy vào tâm vùng

áp thấp có hướng ngược chiều với kim đồng hồ ở Bắc Bán Cầu, chúng được hình
thành từ những nhiễu động xoáy thuận có điều kiện thuận lợi để khí áp có thể khơi
sâu xuống, gió đạt tới cấp gió của áp thấp nhiệt đới và sau đó là bão.
Trên những khu vự
c khác nhau thì bão được gọi bằng những thuật ngữ khác
nhau. Như trên Đại Tây Dương, Đông Bắc Thái Bình Dương và Đông Nam Thái
Bình Dương được gọi là “Hurricane”; trên Tây Nam Thái Bình Dương được gọi là
“Tropical Cyclone”; vùng phía nam châu Úc được gọi là “Vilivili”; còn trên Tây
Bắc Thái Bình Dương, bão, áp thấp nhiệt đới được gọi bằng những tên khác nhau,
tuỳ thuộc vào cấp gió.
Uỷ ban bão Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương chia XTNĐ ra 5 giai đoạn
theo tốc độ gió cực đại vùng trung tâm bão, áp thấp nhiệt đớ
i có thời gian kéo dài
tối thiểu là 2 phút:
1) Vùng áp thấp (Low Pressure Area-L): Là một vùng khí áp thấp trên bản
đồ bề mặt, nhưng vị trí trung tâm không thể xác định được;
2) Áp thấp nhiệt đới, viết tắt là ATNĐ (Tropical Depression-TD): Là một
xoáy thuận nhiệt đới mà tại bề mặt có hoàn lưu khép kín, có một hoặc vài
đường đẳng áp khép kín nhưng tốc độ gió lớn nhất vùng gần trung tâm từ
22-34knots (10,8-17,1m/s). Vị trí trung tâm có thể xác định
được.
3) Bão nhiệt đới (Tropical Storm-TS): Là một xoáy thuận nhiệt đới có nhiều
đường đẳng áp khép kín và có tốc độ gió lớn nhất vùng gần trung tâm từ
34-48knots (17,1-24,4m/s).
4) Bão mạnh (Severe Tropical Storm-STS): Là một xoáy thuận nhiệt đới có
nhiều đường đẳng áp khép kín và có tốc độ gió lớn nhất vùng gần trung
tâm từ 49-64knots (24,5-32,6m/s).
5) Bão rất mạnh (Typhoon): Là một xoáy thuận nhiệt đới có tốc độ gió lớn
nhất
ở vùng gần trung tâm trên 65knots (> 32,7m/s).

Ở Việt Nam, "Quy chế báo bão, lũ" sử dụng cấp gió Bô-pho để phân loại
bão, áp thấp nhiệt đới dựa vào tốc độ gió cực đại và kèm theo cấp gió giật. Quy định
tương tự như trên trừ vùng áp thấp, gồm:
1) ATNĐ: Là một XTNĐ có Vmax cấp 6-7 (39-61km/h), có thể (có lúc) có
gió giật cấp 8-9.

8
2) Bão: Là một XTNĐ có Vmax cấp 8-9 (62-88km/h), có thể (có lúc) có gió
giật trên cấp 10-11.
3) Bão mạnh: Là một XTNĐ có Vmax cấp 10-11 (89-117km/h), có thể (có
lúc) có gió giật trên cấp 12 hoặc trên cấp 12.
4) Bão rất mạnh: Là một XTNĐ có Vmax cấp 12 trở lên (>= 118km/h).
Trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi gọi chung bão và áp thấp nhiệt
đới là XTNĐ.
Vùng XTNĐ phát sinh và ảnh hưởng đến Việt Nam chủ yếu tập trung trong
hai dải là: dải thứ nhất nằm trong vùng từ 5-15
0
N ở trên biển Tây Bắc Thái Bình
Dương (phía đông Philippines) là vùng XTNĐ được hình thành nhiều nhất và có
nhiều cơn bão mạnh, được gọi chung là XTNĐ Tây Thái Bình Dương; dải thứ hai
nằm trong vùng từ 12-15
0
N; 112-115
0
E được gọi là XTNĐ Biển Đông.
Trên bản đồ bề mặt, nếu lấy đường đẳng áp khép kín ngoài cùng của XTNĐ
để tính phạm vi của nó, thì qua thống kê, người ta thấy bán kính của một XTNĐ
trung bình khoảng 300km, lớn nhất có thể lên tới 800-1000km, nhỏ nhất cũng xấp
xỉ 100km. Nói chung, XTNĐ Tây Thái Bình Dương hoạt động mạnh mẽ hơn
XTNĐ Biển Đông. Trị số khí áp trung tâm XTNĐ Tây Thái Bình Dương th

ường từ
960mb đến 970mb, cá biệt có thể xuống dưới 900mb. Trong khi đó, XTNĐ Biển
Đông có trị số khí áp trung tâm ít khi xuống dưới 990mb.
Khi XTNĐ phát triển, giai đoạn trưởng thành, ở trung tâm của XTNĐ tồn tại
một vùng thời tiết tốt, mây thấp rải rác, gió yếu, không mưa và thường có bán kính
từ 10 đến 30km thời tiết này ngược lại hoàn toàn với xung quanh XTNĐ được gọi
là “mắt bão”. XTNĐ có cường độ
càng mạnh, thì mắt bão càng rộng, càng lặng gió
và quang mây. Trên ảnh mây vệ tinh ta thường quan sát được mắt đối với những
XTNĐ có cường độ vừa và mạnh là một vùng chấm tròn nhỏ không mây. Bao
quanh mắt là một bức tường mây dốc đứng, đỉnh có thể cao tới 10km hoặc hơn nữa
được gọi là vách bão. Vách bão là vùng chuyển tiếp hẹp những diễn biến thời tiết ở
đó lại rất đột ngột và bấ
t liên tục.
Thông thường những XTNĐ Tây Thái Bình Dương phát triển đến độ cao rất
lớn, có thể lên đến 10-15km, còn XTNĐ ở Biển Đông thấp hơn khá nhiều, có những
trường hợp chỉ phát triển đến độ cao 5-7km.

1.2. Cấu trúc của bão, áp thấp nhiệt đới
XTNĐ là một hệ thống thời tiết có quy mô vừa, nhưng nó phát triển rất
mạnh nên có cấu trúc rất rất phức tạ
p. Cấu trúc của XTNĐ biến đổi qua các giai
đoạn phát triển khác nhau và cũng có những thăng giáng nhất định giữa cơn này

9
với cơn khác. Để có thể thấy được các nét chủ yếu, cần phải tìm hiểu các đặc
điểm về cấu trúc “trung bình” của các XTNĐ ở trong giai đoạn trưởng thành của
chúng.
1.2.1 Trường khí áp trong XTNĐ
Khi XTNĐ đã trưởng thành, trên bề mặt trị số khí áp trung tâm giảm

xuống thấp nhất, trung bình khoảng 950-960mb, tức là thấp hơn khí áp trung
bình của địa phương khoảng 5-10%.
Từ ngoài vào trong, khí áp trong XTNĐ không giả
m một cách đều đặn.
Ban đầu khí áp giảm từ từ, càng vào trong khí áp giảm càng nhanh hơn. Đặc biệt
là ở vùng gần trung tâm XTNĐ, trong khoảng đường kính 100km, tốc độ giảm
khí áp tăng rất mạnh, có thể tới 30-40mb/100km, thậm chí còn lớn hơn, nghĩa là
gấp 15-20 lần so với ở xoáy thuận ngoại nhiệt đới. Trong cùng là vùng trung tâm
XTNĐ rất hẹp, có bán kính 15-25km, ở đây gradientP đột ngột giảm xuống gần
như
bằng 0. Vì thế khi XTNĐ đi qua trạm khí tượng, giản đồ khí áp kí có dạng
hình phễu, được gọi là “phễu khí áp”.
XTNĐ là một cơ cấu khí áp tầm cao. Tuy nhiên, càng lên cao gradientP
nằm ngang trong XTNĐ càng giảm dần. Dấu vết của áp thấp XTNĐ có thể lên
tới độ cao 10-12km (khoảng 200mb). Bên trên đó mặt đẳng áp lại lồi dần lên
tương ứng với một trung tâm áp cao yếu. Đối lưu hạn ở bên trên khu vực XTNĐ

cũng được nâng lên cao hơn so với xung quanh.
1.2.2 Trường chuyển động ngang - Gió trong XTNĐ
Trong các tầng thấp, gió trong XTNĐ thổi ngược chiều kim đồng hồ, ở
các lớp sát bề mặt, gió hội tụ vào khu vực trung tâm. Từ ngoài vào trong, hoàn
lưu XTNĐ có thể chia làm ba khu vực:
- Vùng ngoại vi: Là ngoài cùng được tính từ nơi có đường đẳng áp khép kín
ngoài cùng (hay nơi có tốc độ gió đạt cấp 6) của XTNĐ cho đến vùng có gió
đạt cực đại, trong vùng này thì càng vào trong g
ần tâm XTNĐ tốc độ gió và
cường độ mưa càng tăng, bán kính trung bình của vùng này từ 300-500km.
- Vùng vách: Là một hình vành khuyên bao quanh mắt (những XTNĐ có
cường độ của bão mới có thể có mắt) có bề dày trung bình từ 10-20km, có
tốc độ gió cực đại. Trong vùng này mây đối lưu phát triển mạnh nhất, tạo

thành một vách mây nên mưa mạnh nhất. Đây là một đặc trưng nổi bật nhất
của một XTNĐ tr
ưởng thành.
- Vùng mắt: là vùng trong cùng của XTNĐ, có đường kính từ 15-25km, cá
biệt có trường hợp lên đến 70km. Thông thường XTNĐ trên vùng Tây Bắc
Thái Bình Dương lớn hơn một cách đáng kể so với XTNĐ trên vùng Bắc Đại

10
Tây Dương. Trong vùng mắt, gió giảm rất nhanh và gần như lặng gió khi tiến
đến tâm XTNĐ, trời quang mây.
Theo chiều cao dần dần xuất hiện gió xoáy nghịch theo chiều kim đồng
hồ. Ở độ cao khoảng 9-16km xuất hiện đường đẳng tốc số 0 chia hai khu vực gió
hướng xoáy thuận và khu vực gió hướng xoáy nghịch. Mặt đất càng cách xa tâm
tốc độ gió tiếp tuyến ngược chiều kim đồng hồ càng giảm, độ đứt gió theo chi
ều
ngang lớn nhất ở sát thành mắt XTNĐ.
Phù hợp với diễn biến theo chiều cao của gradientP nằm ngang, tốc độ
hoàn lưu xoáy thuận của gió XTNĐ cũng giảm dần theo độ cao. Càng ở xa trung
tâm gió càng yếu nên sự suy giảm của chúng theo độ cao cũng xảy ra nhanh hơn
so với gió mạnh hơn ở vùng gần trung tâm XTNĐ.
Theo kết quả nghiên cứu của IZAWA (1954), tính trung bình từ các
hướng và xét từ ngoài rìa vào trung tâm XTNĐ, thì lên đế
n độ cao từ 9-16km
hoàn lưu xoáy thuận ở tầng dưới đã giảm tới 0. Từ đó trở lên hoàn lưu xoáy
nghịch hình thành và mạnh dần lên, thổi không khí hội tụ và thăng lên từ bên
dưới phân kỳ ra ngoài rìa XTNĐ và ở đó chúng lại lắng dần xuống.
Tuy hoàn lưu xoáy thuận trong các tầng dưới của XTNĐ tồn tại tới độ cao
khá lớn như đã nói ở trên, nhưng chuyển độ
ng của không khí hội tụ vào vùng
trung tâm XTNĐ chỉ thể hiện trong một lớp khá mỏng ở sát bề mặt. Ở bề mặt có

các đường dòng xoáy trôn ốc đi vào vùng trung tâm XTNĐ, nhưng ở độ cao 1km
các đường dòng đã là các đường gần tròn đồng tâm, kích thước của hoàn lưu
cùng tăng dần theo độ cao. Từ độ cao 3km kích thước hoàn lưu tiếp tục mở rộng,
nhưng các đường dòng bên ngoài đã không còn đóng kín mà mở ra, thể
hiện
chuyển động phân kì của không khí ra ngoài. Càng lên cao phạm vi hoàn lưu
xoáy thuận đóng kín ở quanh tâm XTNĐ cứ thu hẹp dần trong khi phần hoàn lưu
xoáy thuận ở ngoài mở ra và chuyển hoá dần thành hoàn lưu xoáy nghịch ngày
càng tăng thêm. Ở độ cao khoảng 15-16km hoàn lưu xoáy thuận hầu như không
còn nữa, ngoại trừ một phạm vi rất hẹp ở trung tâm XTNĐ. Từ đó hoàn lưu xoáy
nghịch lan toả ra ngoài một cách mạnh mẽ
.
1.2.3 Trường chuyển động thằng đứng trong XTNĐ
Xét trên quy mô lớn thì có thể xem XTNĐ là khu vực của dòng thăng còn
ở ngoài rìa XTNĐ là khu vực của dòng giáng. Tuy nhiên, xem xét trên quy mô
vừa và nhỏ thì chuyển động thẳng đứng trong vùng XTNĐ cũng rất phức tạp.
Xét từ ngoài vào trung tâm, có thể chia vùng XTNĐ thành 3 khu vực:
- Khu vực vành khuyên gió mạnh ở gần và bao quanh tâm XTNĐ: có sự hội
tụ rất mạnh của không khí nóng ẩm ở tầng thấ
p và thăng lên. Quá trình

11
lạnh đi đoạn nhiệt làm hơi ẩm ngưng kết và tiềm nhiệt được giải phóng.
Điều kiên động lực và nhiệt lực đó làm cho không khí bất ổn định, thăng
lên mạnh mẽ. Tốc độ dòng thăng, tuỳ theo cơn XTNĐ, có thể đạt được 10-
30 m/s.
- Khu vực rất hẹp ở vùng tâm XTNĐ: do lực li tâm làm không khí trong
vùng trung tâm XTNĐ dãn ra, hội tụ vào vùng gió mạnh xung quanh nên
mật độ
không khí và khí áp ở đây rất thấp. Vì thế xuất hiện dòng giáng

suốt từ trên đỉnh xuống tới bề mặt ở chính khu vực trung tâm XTNĐ. Có
thể xem ranh giới của vùng trung tâm XTNĐ chính là mặt phân cách giữa
vùng có chuyển động giáng ở giữa và vùng có chuyển động thăng mạnh ở
xung quanh. Như thế vùng trung tâm XTNĐ không phải là một cái ống
hình trụ mà có dạng hình phễu: ở phía trên rất rộng còn ở phía dưới càng
xuống th
ấp càng hẹp, phù hợp với chuyển động phân kì ở phía trên và hội
tụ mạnh ở phía dưới của gió XTNĐ. Có điều là tốc độ chuyển động giáng
ở vùng trung tâm XTNĐ là rất nhỏ (ước tính chỉ vào cỡ m/s) so với
chuyển động thăng mạnh ở xung quanh. Vì thế không khí giáng xuống
không bù đắp được bao nhiêu so với không khí dãn ra khỏi vùng trung
tâm XTNĐ và khí áp ở tâm XTNĐ vẫn rất thấp so với xung quanh.
- Khu vực t
ừ rìa XTNĐ tới giáp vành khuyên gió mạnh: Ở khu vực này,
trong lớp không khí sát bề mặt gió thổi theo chiều xoáy thuận và hội tụ
vào vùng trung tâm XTNĐ, càng đi vào trong độ hội tụ càng lớn. Tuy
nhiên sự hội tụ gió không xẩy ra đồng đều theo các góc phương vị mà chỉ
tập trung theo một số dải cong hình xoáy trôn ốc, đi từ ngoài vào trong và
cuối cùng hoà vào vành khuyên gió mạnh bao quanh khu vực trung tâm
XTNĐ. Vì thế ở trong khu vực này dòng thăng cũng chỉ xuất hiệ
n mạnh
mẽ theo các dải hình xoáy trôn ốc đi vào và hoà đồng với vùng dòng thăng
mạnh mẽ ở xung quanh tâm XTNĐ. khoảng giữa các dải dòng thăng mạnh
là những vùng dòng giáng hoặc dòng giáng xen kẽ với các dòng thăng đối
lưu quy mô nhỏ và không phát triển mạnh (đối lưu không sâu).
1.2.4 Trường nhiệt độ trong XTNĐ
XTNĐ là một cơ cấu xoáy thuận có lõi nóng suốt từ thấp lên cao. Ở rìa
XTNĐ, nhiệt độ phân tử nói chung chư
a có gì khác so với môi trường. Càng vào
trong nhiệt độ tăng dần, vào đến vùng gió mạnh gần vùng trung tâm XTNĐ nhiệt

độ tăng lên rõ rết. Mặt đẳng nhiệt nâng lên đáng kể. Sự nóng lên của không khí ở
đây là do tiềm nhiệt khi hơi nước ngưng kết toả ra, nó có tác dụng làm tăng
cường chuyển động đối lưu. Như thế tiềm nhiệt ngưng kết chuyển thành thế năng

12
rồi một phần thế năng lại chuyển thành động năng của XTNĐ (theo Riehl-1985,
thì chỉ có khoảng 3% toàn bộ nhiệt ngưng kết chuyển thành động năng). Ở khu
vực trung tâm của XTNĐ nhiệt độ tăng lên mạnh hơn cả. Sự tăng lên của nhiệt
độ ở đây là do ảnh hưởng của dòng giáng làm không khí nóng lên một cách đoạn
nhiệt. Dòng giáng còn làm không khí khô đi một cách đáng kể
. Như thế sự nóng
lên của trung tâm XTNĐ không làm tăng cường độ bất ổn định đối lưu mà,
ngược lại, nó là kết quả của quá trình ổn định động lực.
Riêng trên bề mặt, ở vùng trung tâm XTNĐ và lân cận, nhiệt độ phân tử
có phần thấp hơn so với giá trị trung bình nhiều năm ở khu vực vì ảnh hưởng
trực tiếp của mây và mưa XTNĐ.
1.2.5 Trường mây c
ủa XTNĐ
Phù hợp với chuyển động thẳng đứng trong XTNĐ, hệ thống mây chính
của XTNĐ gồm một số dải mây hình xoáy trôn ốc đi vào tâm XTNĐ. Các dải
mây này được tạo thành từ nhiều khối mây đối lưu phát triển mạnh, ở nhiều giai
đoạn khác nhau và liên kết với nhau chặt chẽ, có sắp xếp, có tổ chức. Vào gần
trung tâm XTNĐ, các dải mây này hoà nhập với nhau tạo thành khố
i mây dày có
kết cấu xoáy, thường được gọi là vùng mây trung tâm. Tâm xoáy của vùng mây
chính là tâm XTNĐ. Khi cơn XTNĐ phát triển mạnh, đạt cấp 11-12 trở lên, hay
khi Vmax ≥ 30 m/s thì dòng giáng trong trung tâm XTNĐ có thể làm tan mây ở
đó, để lộ ra một vùng hẹp quang mây ở trung tâm XTNĐ, có đường kính 30-
50km, được gọi là mắt XTNĐ.
Ở trên cao, từ đỉnh các khối mây đối lưu phát triển mạnh của vùng mây

trung tâm và các dải mây, mây Ci, kết hợp với nhau và toả ra theo hoàn lưu trên
cao của XTN
Đ tạo nên một đĩa mây khổng lồ có đường kính tới 1000km hoặc
hơn nữa che phủ các kết cấu mây bên dưới. Ở khoảng giữa đĩa mây và có thể
thấy rõ mắt XTNĐ.
Cơ cấu mây, chủ yếu của vùng mây trung tâm, từ thấp lên cao gồm: bên
dưới là các khối mây Ns, tiếp đến là mây As và trên cùng là Ci. Mưa XTNĐ chủ
yếu là mưa từ khối mây trung tâm của XTNĐ.








13










Hình 1.1 Cấu trúc các trường trong bão
1.2.6 Sự di chuyển của XTNĐ
Đường đi của XTNĐ trên Tây Bắc Thái Bình Dương có thể được chia thành

ba dạng chính sau:
- Dạng parabol: XTNĐ ở vĩ độ thấp di chuyển từ đông sang tây sau đó đi lên
phía bắc, quỹ đạo của XTNĐ có dạng parabol, loại này chiếm một tỉ lệ rất
nhỏ và thường gặp vào đầu mùa.
-
Dạng đổ bộ: XTNĐ di chuyển theo hướng tây bắc đổ bộ vào miền Bắc Việt
Nam hoặc phía nam Trung Quốc.
- Dạng tây tiến: XTNĐ di chuyển từ phía đông thẳng sang phía tây, loại này
thường xuất hiện vào cuối mùa.
Thực tế cũng có những XTNĐ có đường đi rất phức tạp hoặc quay, ngoặt
ngoằn ngèo hoặc chuyển hướng vài ba lần hoặc thắt nút (tại mộ
t vị trí nó đi qua hai
lần), thậm chí còn di chuyển xuống phía nam.





Hình 1.2 Sự di chuyển của bão
1.3 Các giai đoạn phát triển của XTNĐ
Đời sống của một XTNĐ trung bình là 7-8 ngày, chúng trải qua các quá trình
phát sinh, phát triển cho đến khi đổ bộ vào đất liền hoặc tan rã trên biển. Tuy nhiên,
không hiếm những XTNĐ tồn tại tới 15 ngày hoặc hơn nữa và, trái lại, cũng có
những XTNĐ chỉ tồn tại trong một vài ngày, th
ậm chí có XTNĐ chỉ mạnh lên thành

14
XTNĐ trong 3-6 giờ rồi lại suy yếu ngay. Đời sống của một XTNĐ bình thường có
thể chia làm 4 giai đoạn: hình thành, trẻ, chín muồi và tan rã.
1.3.1 Giai đoạn hình thành

XTNĐ thường hình thành từ một nhiễu động có sẵn trên vùng biển nhiệt
đới. Trừ một số ít các trường hợp đặc biệt, nói chung quá trình của giai đoạn này
thường diễn ra một cách chậm chạp. Cần có một vài ngày để cho khí áp có thể
gi
ảm xuống tới mức cần thiết và gió tản mạn trong khu vực được điều chỉnh để
trở thành gió xoáy theo chiều xoáy thuận và mạnh lên.
Biểu hiện đặc trưng của giai đoạn này là trên bản đồ bề mặt, trong vùng
áp thấp trên biển nhiệt đới, khí áp giảm liên tục, dần dần xuống tới khoảng
1000mb và biến áp tiếp tục có giá trị âm lớn; gió mạnh dần tới ng
ưỡng 10m/s và
còn tiếp tục mạnh thêm. Trên ảnh mây thị phổ có thể thấy một quần tụ mây khá
lớn với các khối mây đối lưu lớn, nhỏ được sắp xếp thành các dải có độ cong
kiểu xoáy trôn ốc, thể hiện rõ hoàn lưu xoáy thuận ở tầng thấp. Trên ảnh hồng
ngoại cũng thấy rõ sự phát triển của các khối mây đối lưu, thể hiện ở lớp mây Ci
dày lên, có s
ắp xếp, nhiều khi che khuất cả các cơ cấu mây ở bên dưới.
1.3.2 Giai đoạn trẻ (giai đoạn phát triển)
Nếu có điều kiện phát triển tiếp, XTNĐ chuyển sang giai đoạn trẻ, là giai
đoạn phát triển mạnh của XTNĐ. Đặc điểm của giai đoạn này là khí áp bề mặt
của vùng XTNĐ tiếp tục giảm và giảm mạnh. Tốc độ
giảm áp ngày càng tăng,
trung bình 15-20mb/ ngày, cho đến khi đạt giá trị khí áp thấp nhất. Có những
trường hợp tốc độ giảm áp đạt tới khoảng 40mb/ngày. Đồng thời, gió xoáy càng
ngày càng mạnh thêm một cách nhanh chóng, theo sự tăng nhanh của gradientP.
Vùng gió XTNĐ mạnh nhất hình thành và thu hẹp lại trong một hình vành
khuyên bao quanh trung tâm XTNĐ với bán kính trong vòng khoảng 100km. Tốc
độ gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm XTNĐ thường xuất hiện vào cuối giai
đoạn này. Trên ảnh thị
phổ thấy nổi lên rõ khối mây trung tâm phát triển mạnh,
tạo thành bức tường mây dày bao quanh toàn bộ hay bao quanh phần lớn khu vực

trung tâm XTNĐ. Bờ bức tường mây về phía trung tâm rất sắc nét. Khu vực
trung tâm rất hẹp, có đường kính 30-50km, thường quang mây hoặc có một số
vết mây tích tầng thấp. Đó là mắt của XTNĐ. Ở xung quanh khối mây trung tâm
cũng thấy rõ một số dải mây đối lưu liên kết với khối mây này. Trên ả
nh hồng
ngoại đĩa mây Ci trung tâm to, dày đặc, rất sáng. Từ đó có các dải mây Ci tỏa ra
theo các dòng phân kì trên cao. Các XTNĐ mạnh (Vmax = 30m/s) thường thấy
có mắt XTNĐ ở khoảng giữa đĩa mây.
1.3.3 Giai đoạn chín muồi (giai đoạn trưởng thành)

15
Giai đoạn này bắt đầu khi sự phát triển của XTNĐ đã hoàn tất, khí áp
trung tâm XTNĐ không tiếp tục giảm thêm và tốc độ gió cực đại ở vùng gần
trung tâm XTNĐ cũng không tăng thêm nữa. Nhưng ở giai đoạn này phạm vi
XTNĐ và vùng gió mạnh ở gần trung tâm XTNĐ thường mở rộng hơn. Đặc biệt
bán kính vùng gió mạnh từ khoảng trong 100km có thể mở rộng tới 200km và
thậ
m chí tới 300km đối với những cơn XTNĐ lớn. Giai đoạn này thường kéo dài
vài ba ngày, có khi tới cả tuần lễ ở trên đại dương.
1.3.4 Giai đoạn tan rã
Khi XTNĐ đi vào đất liền, do ảnh hưởng của địa hình và đặc biệt là do
không được cung cấp đầy đủ hơi ẩm nên XTNĐ bị mất tiềm nhiệt ngưng kết, mất
năng lượng để tồn tạ
i, kích thước thu hẹp, khí áp đầy lên, suy yếu và tan rã sau
1-2 ngày. XTNĐ cũng có thể suy yếu và tan rã trên biển khi gặp những điều kiện
bất lợi như khi đi vào vùng nước lạnh, bị không khí lạnh xâm nhập vào, kết cấu
hoàn lưu trên cao không thuận lợi,
Trong giai đoạn này khí áp trong vùng XTNĐ đầy lên rất nhanh, gió
XTNĐ suy yếu theo, phạm vi XTNĐ thu hẹp rồi trở thành một vùng xoáy thuận
bình thường trước khi tan hẳn. Trên ảnh mây vệ

tinh, khối mây trung tâm suy
yếu, màn mây Ci thu hẹp, mỏng và mờ, các khối mây đối lưu suy yếu, rời rạc,
trật tự sắp xếp bị phá vỡ,
1.4 Một số điều kiện liên quan đến sự hình thành, phát triển và tan rã
của XTNĐ
Từ đặc điểm trong cấu trúc của XTNĐ và từ thực tế quan trắc về XTNĐ,
có thể rút ra các điều kiện cần thiết cho sự
hình thành XTNĐ như sau:
1.4.1 Điều kiện nhiệt-ẩm
Không khí thăng lên trong XTNĐ phải nóng hơn không khí môi trường
xung quanh ít ra là tới độ cao 10-12km. Mặt khác tiềm nhiệt ngưng kết là nguồn
năng lượng chính cho sự duy trì và phát triển của XTNĐ nên không khí thăng
lên phải rất giàu hơi ẩm, không có nghịch nhiệt tín phong. Vì thế trên thực tế
XTNĐ chỉ có thể hình thành và phát triển trên các đại dương và vùng biển
thoáng, nơi có nhiệt độ mặ
t nước biển lớn hơn 27
0
C, còn trên khu vực Biển
Đông nhiệt độ nước biển tối thiểu phải là 28
0
C.
Điều đó giải thích tại sao XTNĐ chủ yếu chỉ có thể hình thành ở phía tây các
đại dương, nơi không có các hải lưu lạnh và cũng cho thấy vì sao mùa XTNĐ chủ
yếu thiên về thời kì cuối mùa nóng, khi nhiệt độ mặt nước biển là cao nhất.
1.4.2 Điều kiện vĩ độ

16
Khác với các nhiễu động nhiệt đới khác, chuyển động xoáy là phần cơ bản
của hoàn lưu XTNĐ. Vì thế XTNĐ không thể hình thành và phát triển ở các
vùng gần xích đạo, bở vì lực Coriolis quá yếu, không thể cân bằng được với lực

gradientP của các vùng áp thấp để tạo ra các chuyển động xoáy thuận, có thể duy
trì và có thể phát triển các áp thấp đó nên các áp thấp này bị không khí xung
quanh thổi thẳng vào trung tâm mà đầy lên nhanh chóng.
Xuất phát từ ph
ường trình độ xoáy, ta có:
()
Vf
dt
d
∇+−=
ξ
ξ

Trong đó f là tham số coriolis và bằng 2ϖsinϕ, ξ là xoáy tương đối, V là
vận tốc gió, ϖ là vận tốc góc của trái đất và ϕ là vĩ độ địa lí.
Vì ξ << f nên
ff

+
ξ

Cho nên, ta có thể lấy gần đúng:
Vf
dt
d
∇−=
ξ

Để bão hình thành thì phải tồn tại độ xoáy và
0>

dt
d
ξ

Vậy f ≠ 0
Tức là 2ϖsinϕ ≠ 0 và do đó ϕ ≠ 0
Nghĩa là ở xích đạo XTNĐ không hình thành.
Thực tế, khu vực để XTNĐ hình thành là phía bắc vĩ tuyến 5
0
N và phía
nam vĩ tuyến 5
0
S.
1.4.3 Điều kiện hoàn lưu
XTNĐ thường phát triển lên từ một nhiễu động xoáy thuận ban đầu. Trên
khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, những nhiễu động này thường hình thành trên
ITCZ, rãnh xích đạo hoặc ở rìa đới tín phong như sóng đông, sóng xích đạo. Trên
cao, tại khoảng đỉnh tầng đối lưu phải có sự phân kì, sự phân kì này phải lớn hơn
rất nhiều so với sự hội tụ tầng thấp. Trong dòng gió
đông độ đứt của gió theo
phương thẳng đứng nhỏ.
Theo Lê Đình Quang, sự phát sinh của XTNĐ trên Biển Đông liên quan
với những điều kiện khí tượng như sau:
- Phía bắc của vùng nhiễu động tầng thấp, đới gió đông phát triển lên đến
độ cao lớn hơn 6km.
- Trung tâm biến cao phần trên tầng đối lưu (∆H) di dộng từ đông sang tây
bên trên vùng nhiễu động.
-
Các giá trị của độ xoáy trong một khoảng thời gian nhất định phải lớn hơn
một giá trị nào đó.

- Một ngày trước khi hình thành XTNĐ, giá trị độ tán luôn luôn âm và đạt
giá trị tuyệt đối lớn.

17
- Không khí lạnh nam bán cầu vượt qua xích đạo lên phía bắc, đẩy ITCZ
lệch bắc và mạnh lên tạo ra nhiễu động ban đầu.
- Trước 3 ngày hoàn lưu gió tây trên cao (từ mực 700-200mb) yếu hơn so
với gió tây trung bình. Vị trí của dòng xiết gió tây cận nhiệt đới lệch bắc
so với trung bình.
- Khi dòng gió tây xích đạo có tốc độ mạnh dịch chuyển lên vĩ độ bắc hơn,
sau đó nó xâm nhập vào hoàn lưu xoáy thuận tạo nên nhi
ễu động tầng
thấp mạnh mẽ.
Những kết quả nghiên cứu của Gray (1968) cho thấy ở khu vực khu vực
Tây Bắc Thái Bình Dương có tới 85-90% XTNĐ hình thành trên ITCZ hay ở rìa
phía bắc của ITCZ hoặc của rãnh xích đạo (tức là ở rìa của đới tín phong). Số
còn lại là những trường hợp XTNĐ hình thành bên trong đới tín phong, ở một
khoảng cách tương đối xa đối với ITCZ hoặc rãnh xích đạo. Những trường hợ
p
này đều có sự phối hợp với các cơ chế phân kì trên cao của tầng đối lưu bên trên
khu vực XTNĐ.
Ngoài ra, đới gió cơ bản vùng nhiệt đới mà trong đó XTNĐ hình thành
cần phải có độ đứt thẳng đứng của gió là nhỏ vì độ đứt thẳng đứng của gió ngăn
cản sự phát triển của xoáy thuận (khác với điều kiện cần thiết cho sự phát triển
m
ạnh của dông).
Điều này có thể giải thích thực tế, chẳng hạn ở khu vực Tây Bắc Thái
Bình Dương là khi ở trên cao gió tây vĩ hướng bao trùm lên trên đới tín phong
thì XTNĐ khó hình thành, không phát triển. Trái lại, bên trên tín phong có gió
đông dày tới 6km thì XTNĐ dễ hình thành và phát triển. Khi gió đông dày tới

12km và tốc độ tăng theo độ cao thì XTNĐ rất dễ phát triển mạnh mẽ.
1.4.4 Cơ chế phát triển của XTNĐ
Nét đặc trưng nổi bật c
ủa XTNĐ là có lõi nóng. Sự phát triển và duy trì
lõi nóng có tầm quan trọng sống còn đối với sự phát triển và tuổi thọ của XTNĐ.
Lúc đầu chưa có lõi nóng, vùng áp thấp hay nhiễu động ban đầu, bằng
hoàn lưu xoáy thuận của nó, hội tụ của luồng không khí bề mặt giàu hơi ẩm của
đại dương vào khu vực trung tâm và khiến chúng bốc lên, tạo thành các khối
mây vũ tích khổng lồ. Một lượng lớn tiềm nhi
ệt ngưng kết được giải phóng. Nhờ
chính tiềm nhiệt này mà cái lõi nóng ban đầu của vùng áp thấp hay nhiễu động
nhiệt đới được hình thành.
Một khi lõi nóng đã được hình thành thì sự duy trì và phát triển của nó
chủ yếu tuỳ thuộc vào sự tiến triển của cái lõi nóng đó.

18
Sự phát triển của XTNĐ bây giờ diễn ra theo “cơ chế hồi chuyển dương”
(positive feedback mechanism) nhờ hiệu ứng “bất ổn định có điều kiện thứ cấp”
(conditional instability of second kind-CISK). Quá trình này diễn ra như sau:
không khí bất ổn định (chủ yếu là bất ổn định dộng lực) thăng lên trong vùng
trung tâm XTNĐ, hơi nước ngưng kết, giải phóng một lượng lớn tiềm nhiệt,
không khí trong vùng trung tâm XTNĐ nóng lên (lõi nóng xu
ất hiện) và trở nên
bất ổn định hơn (bất ổn định có điều kiện thứ cấp-CISK) làm cho dòng thăng
mạnh thêm rõ rệt. ở đây nhiệt năng chuyển thành thế năng: dòng thăng mạnh
thêm đưa lên cao và lan toả ra ở bên trên XTNĐ một khối lượng không khí lớn
hơn khiên cho khí áp bề mặt vùng trung tâm XTNĐ giảm đi, gradientP nằm
ngang tăng lên. Một lượng không khí ẩm lớn hơn l
ại được hội tụ vào vùng trung
tâm XTNĐ và thăng lên ở đó. Kết quả là một lượng tiềm nhiệt ngưng kết lớn hơn

trước lại giải phóng trong khu vực lõi của XTNĐ, cung cấp một nguồn năng
lượng lớn hơn để vận hành một chu trình hồi chuyển mới mạnh hơn chu trình
trước ở trong khu vực XTNĐ. Vì thế xơ chế vận hành này gọi là “cơ
chế hồi
chuyển dương”.
Trái lại, nếu những lí do nào đó, một khâu đoạn nào trong chu trình nói
trên bị suy giảm, chẳng hạn sự thiếu hụt hơi ẩm ở tầng thấp, dòng đi ra ở trên cao
khu vực ATNĐ bị hạn chế, sẽ dẫn đến sự suy giảm dần tiềm nhiệt ngưng kết,
làm cho lõi nóng nguội dần sau mỗi chu trình, khi đó quá trình được vận hành
bởi “c
ơ chế hồi chuyển âm” và XTNĐ sẽ suy giảm và tan đi.
Không phải toàn bộ tiềm nhiệt ngưng kết đã chuyển đổi hết thành thế
năng và động năng của XTNĐ mà còn bị thất thoát đáng kể ra môi trường xung
quanh; mặt khác trong thực tế có rất nhiều xoáy thuận hoặc nhiễu động nhiệt đới
không có cơ hội trở thành xoáy thuận hay nhiễu động ban đầu. Điề
u đó nói lên
rằng: thực tế luôn có không ít những điều không thuận lợi cho sự tiến triển của
các giai đoạn trong cái “chu trình hồi chuyển” nói trên khiến cho trong nhiều
trường hợp chúng chỉ là các “chu trình hồi chuyển trung tính” hoặc “chu trình
hồi chuyển âm”; chỉ có không nhiều trường hợp có “chu trình hồi chuyển dương”
thúc đẩy sự phát triển của nhiễu động xoáy thuận thành XTNĐ.
1.5 Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài n
ước
1.5.1 Nghiên cứu trong nước
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tiếp giáp với biển Đông
và khu vực tây bắc Thái Bình Dương, Việt Nam có điều kiện tài nguyên và khí hậu
phong phú, đa dạng nhưng cũng có nhiều thiên tai, nhất là bão, lũ vì đây là một
trong những ổ báo lớn nhất thế giới. Từ xa xưa, nhân dân Việt Nam đã biết khai

19

thác các mặt thuận lợi của thời tiết, khí hậu, đồng thời đấu tranh ngăn ngừa hạn chế
thiên tai để tồn tại và phát triển. Nhiều tư liệu về đo đạc và quan trắc Khí tượng
Thuỷ văn từ các triều đại phong kiến còn lưu giữ đến ngày nay. Tuy nhiên đến cuối
thế kỷ XIX các hoạt động KTTV mới được tiến hành có hệ thống , đặc biệt từ
sau
ngày đất nước độc lập ngành KTTV Việt Nam được khôi phục, phát triển và phục
vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Năm 1976, trung tâm KTTV được thành lập. Trung tâm KTTV Quốc gia
chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin dự báo Khí tượng, Thuỷ văn, hải duơng
phục vụ phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, đồng thời đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của các ngành kinh tế và đời sống xã hội.
Việt Nam là thành viên tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) từ năm 1955 và
kế tục đến năm 1976. Nước ta có nhiều quan hệ với các tổ chức trên Thế giới và
khu vực: UNDA, UNEP, UNESCO… Uỷ ban bão, Khí tượng và ban vật lý địa cầu
của ASEAN, WB, v.v… Nhiều nước trên thế giới đã có quan hệ thường xuyên với
Trung tâm KTTV quốc gia trên các mặt trao đổi số liệu, sản phẩm KTTV, chuyển
giao công nghệ, Trung tâm KTTV quốc gia thực hiện việ
c quan trắc, thu thập, chỉnh
lý số liệu KTTV và trao đổi các thông tin KTTV trên phạm vi toàn cầu. ngoài ra
nước ta còn ký nhiều thoả thuận hợp tác song phương, đa phương với các cơ quan
khí tượng các nước và các tổ chức quốc tế.
Trong tương lai Việt Nam tăng cường và mở rộng hợp tác với các nước tổ
chức quốc tế theo hình thức song phương và đa phương. Tiếp tục tăng nguồn viên
trợ ODA trên cơ
sở nâng cao năng lực tiếp nhận và khai thác các dự án ODA. Mở
rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KTTV.
1.5.2 Nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu về bão không phải là một vấn đề mới, người Maya cổ đại ở Nam
Mỹ đã sớm đề cập đến những cơn bão trong những chữ tượng hình của họ vẫn còn
lưu giữ đến ngày nay.

Trong những giai đoạn
đầu con người đã khảo sát địa lý và những số liệu
tích luỹ về biển, đồng thời mô tả những hiện tượng cơ bản nhất xảy ra trên biển và
đại dương trong đó có bão. Song lúc đó các số liệu này mới thu thập một cách ngẫu
nhiên và rời rạc từ những người đi biển đánh bắt hải sản hay các cuộc giao lưu trên
biển giữa các miền và các khu vực trên
đại dương.
Ý thức được sự nguy hại từ các cơn bão, ngay từ thế kỷ 19, hội nghị thế giới
đã thường xuyên được tổ chức, đến năm 1947, từ hội nghị chuyển thành tổ chức và
có quy chế chính thức thành Tổ chức Khí tượng thế giới (23/3/1950).

20
Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, các
cơn bão ngày càng hoạt động phức tạp gây ra nhiều khó khăn cho công tác dự
báo.Vừa qua, Tổ chức Khí tượng thế giới đã lập một uỷ viên gồm 10 chuyên gia để
nghiên cứu về các cơn bão và biến đổi khí hậu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhìn
chung cường độ bão sẽ tăng từ 2 tới 11%, đổi l
ại số lượng bão sẽ giảm 6-34%. Điều
đáng chú ý là số lượng bão có cường độ yếu và trung bình sẽ giảm, trong khi những
cơn bão mạnh sẽ tăng lên do sự ấm lên của trái đất.
Để đối phó với sự hoạt động phức tạp của các cơn bão, con người đã không
ngừng nghiên cứu, tìm tòi và phát minh ra những thiết bị hiện đại nhằm phục vụ cho
công tác nghiên cứu và dự báo, mới
đây cơ quan khí quyển và Đại dương quốc gia
Mỹ (NOAA) đã đưa vào sử dụng loại máy bay không người lái chuyên thực hiện
các chuyến bay nghiên cứu để giám sát thiên tai và vừa qua Nasa cũng cho vào hoạt
động loại máy bay DC-8 có gắn các thiết bị nghiên cứu bão.

21
CHƯƠNG 2

CƠ SỞ SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở số liệu
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về XTNĐ mà các công
trình đó được thực hiện trên những nguồn số liệu không đồng nhất hoặc bị thiếu,
đặc biệt là số liệu ở các mực trên cao nên dẫn đến những kết quả chưa đạt được
như mong muốn. Rõ ràng rằng, việc lựa chọn nguồn số liệu cho nghiên cứu có
vai trò to lớn đối với kết quả
nghiên cứu được.
Qua tham khảo các công trình nghiên cứu về hoàn lưu trong những năm
gần đây, chúng tôi nhận thấy rằng, tập số liệu tái phân tích của Trung tâm Quốc
gia Dự báo Môi trường (NCEP-The National Center for Environmental
Prediction) và Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khí quyển (NCAR-The National
Center for Atmospheric Research) được nhiều nhà khí tượng trên thế giới sử
dụng và đã đạt được những kết quả rất khả quan.
Tập số liệu tái phân tích này là một tập số liệu có độ dài lớ
n và đặc biệt là
có tính liên tục nên sử dụng rất thuận tiện. Theo không gian, số liệu được lưu giữ
dưới dạng mã GRIB (Grid Binary). Độ phân giải theo phương ngang có hai loại
lưới: (1) lưới Gaussian, có 94 điểm lưới theo kinh tuyến và 192 điểm lưới theo vĩ
tuyến, mỗi điểm cách nhau 1,875
0
; và (2) lưới kinh vĩ có độ phân giải ngang là
2,5 x 2,5
0
kinh vĩ độ. Độ phân giải theo phương thẳng đứng cũng có hai loại: (1)
trên các mực đẳng áp chính (1000, 925, 850, 700, 600, 500, 400, 300, 250, 200,
150, 100, 70, 50, 30, 20 và 10mb); và (2) trên các mực đẳng nhiệt độ thế vị (270,
280, 290, 300, 315, 330, 400, 450, 550, 650
0

K).
Theo thời gian, số liệu ngày được lưu giữ tại các thời điểm 00Z và 12Z
(UTC), còn số liệu trung bình tháng được lưu giữ tại các thời điểm 00Z, 06Z,
12Z, 18Z (UTC).
Bên cạnh đó để đạt được mục tiêu đặt ra, trong khuôn khổ của đề tài này chúng
tôi sử dụng cả số liệu quan trắc thực tế trong 5 năm gần đây từ tháng 1 năm 2008 đến
tháng 12 năm 2013 của các cơn bão, áp thấp nhi
ệt đới hình thành, phát triển trên khu vực
Biển Đông, trong phạm vi từ 100
0
E đến 125
0
E và từ 0
0
N đến 25
0
N.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập tài liệu là bước đầu tiên để nghiên cứu. Hiện tượng bão đã có nhiều
tác giả đề cập đến, vì vậy việc thu thập nguồn tài liệu từ nhiều tác giả là một vấn đề

22
đòi hỏi người nghiên cứu phải có tư duy logic, thu thập tài liệu từ nhiều nguồn như:
Sách giáo trình, báo chí, internet… Tất cả những nguồn tài liệu đó sẽ giúp chúng ta
hiểu và có cách đánh giá tổng quan hơn về vấn đề này.
2.2.2 Phương pháp so sánh, đánh giá, tổng hợp
Phương pháp này được dùng để xử lý, phân tích các thông tin thu thập được
trong giáo trình, sách tham khảo, các bài báo, internet. Từ đó giúp chúng ta chọn lọc
sắp xếp, trình bày vấn đề sao cho đơn giản và dễ

hiểu nhất.
2.2.3 Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Sử dụng bản đồ không chỉ khái quát hoá nội dung mà còn chỉ ra được các
mối quan hệ giữa đối tượng nghiên cứu với các thành phần tự nhiên khác.
2.3 Cơ sở thực tiễn
Bão là một hiện tượng thiên tai nguy hiểm, có sức tàn phá mạnh mẽ, gây nhiều
thiệt hại nghiêm trọng về người và của, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Theo
ước tính của bão gây ra ở vùng nhiệt đới tính trong thời gian từ năm 1870–1970
thiệt hại tới 1.500 USD về tài sản và trên 5000 người thiệt hại mỗi năm, con số này
ở Mỹ là 300 triệu USD về tài sản mỗi năm, đặc biệt có trường hợp trên 2 tỉ
USD(cơn bão betxi 9/1965), cơn bão Vera 9/1969 đã làm Nhật thiệt hại trên
1.280.000.000 USD, 5000 người chết. 36.000 người bị thương, và đổ 140 ngôi nhà.
Phillipin là một trong những nước phải hứng chị
u nhiều bão nhất thế giới, trung
bình có tới 19 cơn bão trong một năm.
Những số liệu trên phần nào cho chúng ta thấy mức độ nguy hại của bão, nên
từ trước đến nay đã có rất nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu các vấn đề như :
Sự hình thành, đường đi, quá trình phát triển… cũng như cách dự báo và phòng
chống bão nhằm hạn chế tối đa những hậu quả mà bão gây ra.














23
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm của bão, ATNĐ hoạt động trên biển Đông trong những
năm gần đây.
Cường độ của bão, ATNĐ hoạt động trên biển Đông trong những năm trở lại
đây có xu hướng tăng về cường độ, những năm trước trong chuỗi số liệu quan trắc
thì số lượng những c
ơn bão có cường độ từ cấp 12 trở lên rất hiếm gặp. Mỗi năm
thường chỉ có 1 cơn bão cấp 12 trở lên. Thế nhưng trong 5 năm trở lại đây ta thấy số
lượng bão đạt cấp 12 trở lên xuất hiện thường xuyên hơn, đặc biệt có những cơn
bão đã đạt cấp gió 17, 18.
Số lượng bão trên khu vực cũng có chiều hướng gia tăng. Năm 2009 có 11
cơn bão và 3 ATN
Đ, năm 2012 có 8 cơn bão và 2 ATNĐ, đặc biệt năm 2013 là năm
số lượng cơn bão đã phá kỷ lục số lượng các cơn bão trong chuỗi số liệu đã quan
trắc được 19 cơn bão và ATNĐ (trong đó 14 cơn bão và 5 ATNĐ). Dưới đây là
bảng thống kê số lượng các cơn bão và ATNĐ có ảnh hưởng đến biển Đông:
Bảng 3.1: Bảng thống kê các cơn bão, ATNĐ
trên khu vực biển
Đông trong 5 năm gần đây (2009 - 2013)
Năm TT Vùng bờ biển Thơi gian xuất hiện Tên cơn bão
1 Giữa Biển Đông 11/11/2013 Podul
2 Giữa Biển Đông 04/11/2013 Haiyan
3 Giữa Biển Đông 03/11/2013 ATNĐ
4 Bắc Biển Đông 29/10/2013 Krosa
5 Giữa Biển Đông 09/10/2013 Nari

6 Bắc Biển Đông 25/09/2013 Wutip
7 Bắc Biển Đông 17/09/2013 Usagi
8 Bắc Biển Đông 16/09/2013 Bão số 8
9 Bắc Biển Đông 06/09/2013 ATNĐ
10 Giữa Biển Đông 10/08/2013 ATNĐ
11 Bắc Biển Đông 09/08/2013 Utor
12 Nam Biển Đông 05/08/2013 Mangkhut
13 Giữa Biển Đông 28/07/2013 Jebi
14 Giữa Biển Đông 18/07/2013 ATNĐ
15 Bắc Biển Đông 16/07/2013 Cimaron
16 Bắc Biển Đông 27/06/2013 Rumbia
2013
17
Quảng Ninh - Thanh 20/06/2013 Bebinka

24
Năm TT Vùng bờ biển Thơi gian xuất hiện Tên cơn bão
Hóa
18 Nam Biển Đông 21/02/2013 ATNĐ
19 Nam Biển Đông 02/01/2013 Sonamu
1 Nam Biển Đông 14/11/2012 ATNĐ
2 Nam Biển Đông 23/10/2012 Sơn Tinh
3 Dọc Biển Đông 01/10/2012 Gaemi
4 Bắc Biển Đông 19/08/2012 Tembin
5 Bắc Biển Đông 13/08/2012 Kai-Tak
6 Bắc Biển Đông 21/07/2012 Vicente
7 Bắc Biển Đông 26/06/2012 Doksuri
8 Bắc Biển Đông 16/06/2012 TaLim
9 Bình Thuận - Cà Mau 29/03/2012 Pakhar
2012

10 Nam Biển Đông 17/01/2012 ATNĐ
1 Bắc Biển Đông 15/06/2011 ATNĐ
2 Giữa Biển Đông 15/06/2011 ATNĐ
3 Giữa Biển Đông 09/06/2011 SARIKA-1103
2011
4 Bắc Biển Đông 09/06/2011 SARIKA-1103
1 Bình Định - Ninh Thuận 12/11/2010 ATND
2 Bắc Biển Đông 16/10/2010 Megi
3 Bắc Biển Đông 27/08/2010 Lionrock
4 Nghệ An – Quảng Bình 21/08/2010 Mindulee
5 Bình Định - Ninh Thuận 18/07/2010 Chan Thu
6 Quảng Ninh - Thanh
Hóa
12/07/2010 Côn Sơn
2010
7 Bình Thuận - Cà Mau 18/01/2010 ATNĐ
1 Bình Thuận - Cà Mau 23/11/2009 ATNĐ thang 11
2 Bình Định - Ninh Thuận 25/10/2009 MARINAE
3 Quảng Trị - Quảng Ngãi 16/10/2009 ATNĐ tháng 10
4 Quảng Ninh - Thanh
Hóa
29/09/2009 PARMA
5 Quảng Trị - Quảng Ngãi 23/09/2009 KETSANA
6 Bắc Biển Đông 12/09/2009 KOPU
7 Quảng Ninh - Thanh
Hóa
08/09/2009 MUJIGAE
2009
8 Bình Định - Ninh Thuận 03/09/2009 ATNĐ thang 9

×