Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tìm hiểu về các chính sách và công cụ quản lý việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.71 KB, 27 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một
số nguyên liệu cho công nghiệp. Việt Nam hiện có hơn 70% dân số sống ở
khu vực nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Các
hoạt động của ngành đã góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho nông
dân, xóa đói giảm nghèo tại nhiều địa phương. Cùng với sự phát triển, hoạt
động sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn đã gây ra nhiều tác động
đến môi trường. Việc sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật chưa
đúng kỹ thuật đã gây tồn dư nhiều hóa chất độc hại trong môi trường đất và
môi trường nước, không khí.
Phân bón là vật tư quan trọng, góp phần đáng kể làm tăng năng suất
cây trồng, chất lượng nông sản. Phân bón khi sử dụng sẽ để lại một lượng
không nhỏ dư lượng do không được cây trồng hấp thụ, sẽ tác động tiêu cực
đến chính hệ sinh thái nông nghiệp cũng như làm ô nhiễm nguồn nước, ô
nhiễm đất và có thể gây đột biến gen đối với một số loại cây trồng.
Cùng với phân bón hóa học, thuốc BVTV hai là yếu tố rất quan trọng
để bảo đảm an ninh lương thực cho loài người. Thuốc BVTV là một loại vật
tư kỹ thuật quan trọng góp phần hạn chế dịch hại, bảo vệ cây trồng, giữ vững
và nâng cao sản lượng, chất lượng nông sản. Tuy nhiên, do các loại
thuốc BVTV thường là các chất hoá học có độc tính cao nên mặt trái của
thuốc BVTV là rất độc hại với sức khoẻ cộng đồng và là một đối tượng có
nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Lạm dụng thuốc BVTV trong
phòng trừ dịch hại, tùy tiện không tuân thủ các quy trình kỹ thuật, không đảm
bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc đã dẫn đến hậu quả nhiều trường
hợp ngộ độc thực phẩm, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng ruộng bị ô
nhiễm. Việc sử dụng thuốc không đúng kỹ thuật làm cho sâu bệnh quen thuốc
gây ra hiện tượng kháng thuốc BVTV, mặt khác do sử dụng nhiều loại thuốc
BVTV làm cho các loài sinh vật có ích (thiên địch) bị tiêu diệt, gây mất cân
bằng sinh thái và như vậy sâu bệnh hại càng phát triển mạnh hơn và nông dân


càng dùng thuốc nhiều hơn. Chất lượng môi trường nước, đất bị suy giảm, tác
động xấu tới các loại động vật hoang dã. Gây độc hại cho bầu khí quyển, ảnh
hưởng tới sức khỏe con người.
Vì vậy, giải quyết hài hoà giữa việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV để
bảo vệ sản xuất nông nghiệp với việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi
trường là một thách thức lớn đối với cơ quan quản lý nhà nước. Do đó, nhóm
em đã thực hiện đề tài: "Tìm hiểu về các chính sách và công cụ quản lý việc
sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu" để từ đó có
cái nhìn tổng quan về hiệu quả của việc quản lý, đưa ra các nhận định và giải
pháp để công tác quản lý tốt hơn. Do năng lực và thời gian hạn hẹp bài làm
còn nhiều thiếu sót rất mong thầy góp ý và bổ sung.
II. Tổng quan về các công cụ
1. Công cụ mệnh lệnh kiểm soát
Kể từ khi chính sách môi trường được chấp nhận ở các nước phát triển,
mệnh lệnh và điều khiển là biện pháp chủ yếu để quản lý môi trường. Phương
pháp này trực tiếp điều khiển khống chế mức ô nhiễm sử hệ thống giám sát và
cưỡng chế.
Ở Việt Nam, công cụ mệnh lệnh điều khiển cũng đã được cơ quan quản lý
môi trường sử dụng triệt để để quản lý đối với phân bón, thuốc trừ sâu. Trong
thời gian qua nhiều chính sách đã được ban hành, nhóm chúng em chỉ xin đề
cập đến một số chính sách ban hành trong thời gian gần đây:
1.1 Thông tư về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử
dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam ngày 20/5/2010
Những danh mục thuốc bảo vệ thực vật được nhắc đến trong thông tư này sẽ
được phép sử dụng, hạn chế sử dụng hay cấm sử dụng tùy theo quy định.
 Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, Phụ
lục 1 kèm theo gồm:
a) Thuốc sử dụng trong Nông nghiệp:
- Thuốc trừ sâu: 542 hoạt chất với 1361 tên thương phẩm
- Thuốc trừ bệnh: 374 hoạt chất với 937 tên thương phẩm.

- Thuốc trừ cỏ: 169 hoạt chất với 517 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ chuột: 10 hoạt chất với 17 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 48 hoạt chất với 126 tên thương phẩm.
- Chất dẫn dụ côn trùng: 8 hoạt chất với 9 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ ốc: 20 hoạt chất với 105 tên thương phẩm.
- Chất hỗ trợ (chất trải): 5 hoạt chất với 6 tên thương phẩm
b)Thuốc trừ mối: 10 hoạt chất với 12 tên thương phẩm
c)Thuốc bảo quản lâm sản: 5 hoạt chất với 7 tên thương phẩm
d)Thuốc khử trùng kho: 5 hoạt chất với 5 tên thương phẩm
e)Thuốc sử dụng cho sân golf
 Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam, Phụ lục
2 kèm theo gồm:
a)Thuốc sử dụng trong Nông nghiệp
- Thuốc trừ sâu: 5 hoạt chất với 10 tên thương phẩm
- Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất với 3 tên thương phẩm
b)Thuốc trừ mối: 2 hoạt chất với 2 tên thương phẩm
c)Thuốc bảo quản lâm sản: 5 hoạt chất với 5 tên thương phẩm
d)Thuốc khử trùng kho: 3 hoạt chất với 9 tên thương phẩm
 Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam gồm:
a) Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: 21 hoạt chất
b) Thuốc trừ bệnh: 6 hoạt chất
c) Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất
d) Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất
1.2 Thông tư của BNNPTNT về danh mục các loại phân bón được phép sản
xuất, kinh doanh tại Việt Nam ngày 30/8/2011
Thông tư này quy định các loại phân bón được pháp sản xuất và kinh doanh
tại Việt Nam. Nếu như Loại phân bón nào không thuộc danh sách quy định
này sẽ bị xử lý.
 Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử
dụng tại Việt Nam gồm 262 loại, được chia thành:

a. Phân khoáng đơn: 01 loại;
b. Phân hữu cơ: 03 loại;
c. Phân vi sinh vật: 04 loại;
d. Phân hữu cơ vi sinh: 22 loại;
đ. Phân hữu cơ sinh học: 12 loại;
e. Phân hữu cơ khoáng: 37 loại;
g. Phân bón lá: 182 loại;
h. Phân bón có bổ sung chất tăng hiệu suất sử dụng phân bón: 01 loại.
 . Danh mục các loại phân bón đã có tên trong Danh mục phân bón được
phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam nhưng có sự thay đổi
về tên, tổ chức, cá nhân đăng ký, gồm 78 loại.
1.3 Thông tư 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2010 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy định về quản lý thuốc BVTV:
Thông tư này quy định về đăng ký; sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói;
xuất khẩu, nhập khẩu; buôn bán; bảo quản, vận chuyển; sử dụng; tiêu hủy;
nhãn; bao bì; hội thảo, quảng cáo; khảo nghiệm, kiểm định chất lượng và dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam.
1.4 Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai,
đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật: Đây là văn bản do Chi cục Bảo vệ
thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp cho cá nhân có đủ trình độ
chuyên môn nghề nghiệp để hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng
gói hoặc hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
Ngoài ra còn có nhiều thông tư và văn bản liên quan khác buộc các tổ
chức và cá nhân có sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật phải tuân thủ.
 Ưu điểm của công cụ mệnh lệnh kiểm soát
Việc áp dụng công cụ mệnh lệnh điều khiển mang tính pháp lý cao buộc
các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón, thuốc BVTV
phải tuân thủ.
Công cụ này có khả năng áp dụng rộng rãi

 Nhược điểm của công cụ mệnh lệnh kiểm soát
Ở nước ta, việc quản lý các loại thuốc BVTV nhập khẩu còn khá lõng
lẻo. Ở các nước chỉ cho phép nhập thuốc BVTV không quá 2 hoạt chất, trong
khi các sản phẩm thuốc BVTV nhập về nước ta thường là hỗn hợp có 3 – 4
hoạt chất. Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia tăng hành vi gian lận.
Trình độ nhận thức của người dân chưa cao nên chưa có khả năng trong
việc phân biệt giữa phân bón, thuốc BVTV thật và giả.
Bên cạnh đó, các công ty bán thuốc BVTV thường đưa nhân viên về tiếp
thị sản phẩm ngay tại địa phương nhưng lại chưa có chứng chỉ hành nghề.
Điều này gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động quản lý.
Việc tồn tại những của hàng buôn bán phân bón, thuốc BVTV nhỏ lẻ,
hoạt động theo mùa vụ đã gây khó khăn cho việc quản lý kinh doanh và sử
dụng phân bón, thuốc BVTV; tình trạng phân bón, thuốc BVTV ngoài danh
mục cho phép vẫn nhập lậu gây ảnh hưởng đến công tác quản lý ở nhiều nơi.
Do lực lượng cán bộ Thanh tra Sở NN&PTNT còn mỏng, khối lượng
công việc nhiều, phương tiện đi lại khó khăn, trang thiết bị phục vụ việc thanh
tra, kiểm tra thiếu nên khó có thể thanh tra, kiểm tra hết tất cả các cơ sở sản
xuất kinh doanh phân bón, thuốc BVTV.
2. Công cụ kinh tế
Bên cạnh các công cụ mệnh lệnh và kiểm soát, để công tác quản lý được
hiệu quả hơn nhà nước ta có áp dụng một số công cụ kinh tế sau đây:
2.1 . Luật Thuế bảo vệ môi trường
Luật Thuế BVMT mới được thông qua và sẽ có hiệu lực từ tháng 7/2011.
Đây là quy định thuế đánh vào nguyên liệu/sản phẩm, bao gồm 8 nhóm sản
phẩm: xăng dầu ( xăng các loại, nhiên liệu bay, dầu diezel, dầu hỏa, dầu
mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn ), than, môi chất làm sạch chứa HCFC, túi nhựa
xốp (túi nilon) và thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng ( thuốc
sử dụng trong nông nghiệp, thuốc trừ mối, thuốc bảo quản lâm sản và thuốc
khử trùng kho ). Một điểm đáng lưu ý là thuế BVMT được định nghĩa là “loại
thuế giãn thu, thu vào một số sản phẩm, hàng hóa gây tác động xấu đến môi

trường”. Định nghĩa này là định nghĩa hẹp của thuế BVMT vì mới đề cập đến
loại thuế nguyên liệu/sản phẩm chứ chưa bao hàm loại thuế đánh vào đơn vị ô
nhiễm xả thải ra môi trường.
Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản
xuất, nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường qui
định tại Điều 3 Luật này.
Biểu khung thuế
Mức thuế tuyệt đối qui định theo Biểu khung dưới đây:
STT Hàng hoá Đơn vị tính
Mức thuế
(đồng/1 đơn vị hàng hoá)
I Xăng dầu
1 Xăng các loại Lít 1.000 – 4.000
2 Nhiên liệu bay Lít 1.000 – 3.000
3 Dầu diesel Lít 500 – 2.000
4 Dầu hoả Lít 300 – 2.000
5 Dầu mazut Lít 300 – 2.000
6 Dầu nhờn Lít 300 – 2.000
7 Mỡ nhờn Kg 300 – 2.000
II Than Tấn 6.000 – 30.000
III Dung dịch HCFC Kg 1.000 – 5.000
IV Túi nhựa xốp Kg 20.000 – 30.000
V Thuốc bảo vệ thực vật
hạn chế sử dụng
1 Thuốc sử dụng trong nông
nghiệp
Kg 500 – 2.000
2 Thuốc trừ mối Kg 1.000 – 3.000
3 Thuốc bảo quản lâm sản Kg 1.000 – 3.000
4 Thuốc khử trùng kho Kg 1.000 – 3.000

 Ưu điểm
Việc áp dụng thuế BVMT đối với nguyên liệu/sản phẩm là dễ tính toán
và dễ áp dụng.
Thuế BVMT đã thể hiện được nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả
tiền. Nghĩa là khi các tổ chức, cá nhân sử dụng các nguyên liệu/ sản phẩm tác
động xấu đến môi trường có trong quy dịnh của bộ luật tjif phải nộp thuế.
Đây coi như là khoản tiền đóng góp nhằm góp phần cải thiện chất lượng môi
trường.
Thu thuế BVMT góp phần tăng ngân sách của chính phủ và hạn chế
phần nào việc sử dụng không hiệu quả.
 Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm thì Thuế BVMT cũng tồn tại các mặt hạn chế:
Loại thuế này chỉ khuyến khích gây ô nhiễm mà không khuyến khích
đầu tư xử lý ô nhiễm trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đó. Vì vậy, tác
động giảm ô nhiễm của loại thuế này chỉ là tác động gián tiếp (thông qua việc
sản xuất ít đi) chứ không phải tác động trực tiếp vào quá trình phát thải ô
nhiễm.
Đối với những hàng hóa thuộc loại xa xỉ thì loại thuế này có tác dụng
nhiều trong việc hạn chế ô nhiễm (thông qua hạn chế tiêu dùng/sản xuất)
nhưng với hàng hóa thiết yếu thì loại thuế này ít có tác dụng giảm ô nhiễm.
Loại thuế này đánh thuế tuyệt đối nên với tình hình lạm phát như hiện
nay, giá cả không ngừng leo thang thì việc áp dụng trong lâu dài là không
hiệu quả.
Để Thuế BVMT đi vào hoạt động cần có một bộ máy hoạt động có
kinh nghiệm và đông đảo để thanh tra, kiểm tra, xác định đối tượng thu thuế,
mức thuế phải đóng
2.2 Thuế nhập khẩu phân bón
Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh
thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu.
Khi phương tiện vận tải (tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tải đường bộ hay

đường sắt) đến cửa khẩu biên giới (cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc
tế hay cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới bộ) thì các công chức hải quan sẽ
tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời
tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã
quy định trước.
Thuế nhập khẩu phân bón là loại thuế mà nước ta đánh vào mặt hàng
phân bón có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá thình nhập khẩu.
Để quản lý việc buôn bán và sử dụng phân bón Bộ Tài chính đã ban hành
Thông tư số 120/2010/TT-BTC ngày 11/8/2010 điều chỉnh mức thuế suất
thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng phân bón quy định tại Danh
mục mức thuế suất của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông
tư số 216/2009/TT-BTC.ngày 12/11/2009 của Bộ Tài chính về việc quy định
mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh
mục mặt hàng chịu thuế, thành mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới tại
Danh mục thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi một số mặt hàng phân bón ban
hành kèm theo thông tư này.
Theo đó, tăng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi từ 5% lên 6,5% đối với
một số mặt hàng thuộc nhóm 3103 và 3105, bao gồm: superphosphat mã
3103.10.10.00 (loại dùng làm thức ăn chăn nuôi), mã 3103.10.90.00 (loại
khác) và mã 3103.90.10.00 (phân phosphat đã nung); superphosphat và phân
phosphat đã nung ở dạng viên hoặc các dạng tương tự hoặc đóng trong bao bì
(mã 3105.10.00.10), phân khoáng hoặc phân hoá học có chứa ba nguyên tố là
nitơ, phospho, kali, ở dạng viên hoặc các dạng tương tự hoặc đóng trong bao
bì (mã 3105.10.00.20), superphosphat ở dạng viên hoặc các dạng tương tự
hoặc đóng trong bao bì (mã 3105.10.00.30) và phân khoáng hoặc phân hóa
học có chứa ba nguyên tố là nitơ, phospho và kali (mã 3105.20.00.00).
 Ưu điểm
Giảm nhập khẩu phân bón bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so
với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt
trong cán cân thương mại. Đồng thời hạn chế mức độ sử dụng quá nhiều của

người dân như hiện nay. Nếu như thuế nhập khẩu phân bón là bằng 0% thì
lượng phân bón trên thị trường quá nhiều dẫn tới giá hàng hóa rẻ hơn nhiều so
với các nước khác. Điều tất yếu người nông dân sẽ sử dụng quá mức cần thiết.
Một khi thuế nhập khẩu phân bón tăng lên làm cho các doanh nghiệp nhập
khẩu phân bón sẽ hạn chế lượng nhập khẩu, đẩy giá hàng hóa lên cao và để
cân đối chi phí sản xuất người dân buộc phải hạn chế sử dụng.
Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của
mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường. Điển hình là phân bón
Trung Quốc rẻ hơn nhiều so với phân bón trong nước. Khi chính phủ tăng
thuế nhập khẩu đối với phân bón sẽ làm cho giá cả của phân bón Trung Quốc
tăng lên giúp phân bón trong nước có khả năng cạnh tranh cao hơn, bảo vệ
ngành sản xuất phân bón trong nước.
Bên cạnh đó cũng đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
 Nhược điểm
Đánh thuế nhập khẩu phân bón trên lý thuyết là hạn chế lượng phân
bón tràn vào trong nước. Tuy nhiên trên thực tế, thuế nhập khẩu phân bón
tăng lên cũng kéo theo tình trạng nhập lậu phân bón qua đường biên giới cũng
tăng lên. Các cơ quan chức năng rất khó quản lý. Cho nên một chính sách trên
lý thuyết là tốt nhưng đi vào thực tiễn lại gặp rất nhiều khó khăn.
Phân bón là mặt hàng thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp vì vậy khi
đánh thuế thì chính người nông dân phải là người chịu thuế.
2.3 Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM
Quản lý dịch hại tổng hợp là một hệ thống điều khiển dịch hại bằng
cách sử dụng hài hoà những biện pháp kỹ thuật một cách thích hợp trên cơ sở
phân tích hệ sinh thái đồng ruộng một cách hợp lý để giữ cho chủng quần
dịch hại luôn ở dưới ngưỡng gây hại kinh tế.
Và 5 biện pháp cơ bản được áp dụng trong IPM:
• Biện pháp canh tác kỹ thuật
Sử dụng kết hợp các biên pháp canh tác để tạo điều kiện cho cây trồng
sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu các đối tượng dịch hại

và chống chiụ được các yếu tố ngoại cảnh bất lợi.
• Biện pháp sử dụng giống
Lựa chọn và sử dụng các loại giống tốt (có khả năng nảy mầm cao,
thích hợp với điều kiện canh tác của địa phương, có giá trị kinh tế được thị
trường ưa chuộng và ít nhiễm sâu bệnh).
• Ðấu tranh sinh học và cách phòng trừ sinh học
Trong hệ sinh thái luôn có mối quan hệ hữu cơ về dinh dưỡng, các
thành phần trong chuỗi dinh dưỡng luôn khống chế lẫn nhau để chúng hài hòa
về số lượng nhằm duy trì cân bằng hệ sinh thái, đó là sự đấu tranh sinh học
trong tự nhiên. Bảo vệ thiên địch trên đồng ruộng bằng cách tạo nơi cư trú,
nguồn thức ăn, giảm sử dụng thuốc hóa học, tăng cường sử dụng thuốc sinh
học, chế phẩm vi sinh, thuốc thảo mộc nhằm duy trì mật độ thiên địch trên
đồng ruộng để hạn chế dịch hại.
• Biện pháp điều hòa
Tổ chức thăm đồng thường xuyên, theo dõi hệ sinh thái đồng ruộng,
chú ý đến sự phát sinh gây hại của các đối tượng dịch hại để có biện pháp xử
lý kịp thời.
• Biện pháp sử dụng hóa chất khi cần thiết và hợp lý
Sử dụng thuốc hóa học là biện pháp cuối cùng sau khi áp dụng các biện
pháp trên không có hiệu quả, khi mật độ dịch hại phát triển đến ngưỡng gây
thiệt hại về kinh tế để bảo vệ kết quả sản xuất. Khi sử dụng thuốc phải cân
nhắc kỹ và thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng nồng độ liều
lượng, đúng lúc và đúng cách).
 Ưu điểm
Sử dụng các loại vật tư cân đối, giảm được lượng đạm, tăng lượng lân
và kali trên đơn vị diện tích, cấy mật độ vừa phải, giảm lượng giống, tạo cho
cây trồng phát triển cân đối, cứng, khỏe, tăng sức chống chịu; giảm được
51,50% số lần phun thuốc, giảm 41,84% lượng thuốc sâu. Lượng thuốc trừ
sâu, trừ bệnh giảm trên rau màu cũng đáng kể, trước đây thường phải phun từ
13 đến 15 lần/vụ, ứng dụng IPM giảm xuống 5-6 lần. Ở những ruộng ứng

dụng IPM, mức đầu tư phân bón tuy có tăng hơn ruộng bình thường (không
ứng dụng IPM) từ 50 đến 60 ngàn đồng/ha/vụ, nhưng năng suất lúa tăng từ 9
đến 17%, thu nhập tăng.
Ngoài ra việc ứng dụng IPM vào sản xuất giảm được lượng thuốc
BVTV trên đồng ruộng, bảo vệ được các loài thiên địch có ích như: ếch nhái,
rắn, chim, ong, bọ rùa, nhện vồ mồi v.v…
Chương trình huấn luyện IPM đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
trong sản xuất cây trồng đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường và tạo hệ sinh
thái đồng ruộng ngày càng bền vững; không những mang lại lợi ích kinh tế
cho người nông dân mà còn mang lại hiệu quả xã hội hội to lớn nâng cao ý
thức sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của nông dân.
 Nhược điểm
Người nông dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp theo kinh nghiệm mà
chưa qua đào tạo, thiếu kĩ thuật. Cho nên để áp dụng rộng rãi chương trình
này đòi hỏi phải có thời gian.
Nước ta có khí hậu nhiệt đới ảm gió mùa rất thuận lợi cho sâu bệnh
phát triển. Nếu áp dụng đúng theo các quy trình của IPM thật không dễ dàng.
2.4 Chương trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) hay được gọi là chương
trình "3 giảm, 3 tăng "
Chúng bao gồm 2 vấn đề sau:
- Quản lý dinh dưỡng, chăm sóc cây trồng:
+ sử dụng các loại giống lúa tốt, năng suất cao, sạch sâu bệnh.
+ Gieo trồng mật độ đảm bảo, phát huy tiềm năng năng suất của giống.
+ Sử dụng phân bón đầy đủ, hợp lý.
+ Chế độ tưới nước khoa học, phù hợp nhu cầu phát triển của cây.
- Quản lý dịch hại đối với cây trồng
+ Sử dụng giống kháng sâu bệnh để hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực
vật.
+ Áp dụng điều tra phân tích hệ sinh thái trước khi đua ra biện pháp xử
lý đồng ruộng (IPM).

 Ưu điểm
- Giảm được lượng giống gieo trồng.
- Giảm được lượng phân bón.
- Giảm được lượng thuốc trừ sâu.
- Với việc áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng vừa tiết kiệm được chi
phí trong sản xuất, vừa dễ dàng kiểm soát dịch hại. Nhờ thế năng suất tăng lên
và thu nhập của nông dân từ đó cũng tăng theo, góp phần cải thiện cuộc sống.
 Nhược điểm
Khâu quyết định số một cho mô hình 3 giảm 3 tăng. Có thể nói khâu
tưới, tiêu là vấn đề quan trọng trong 3 giảm 3 tăng, bởi đơn giản, “khi cần dập
không dập được, khi tiêu dùng không tiêu kịp” là “thua”. Vì khi mạ non và
thưa dễ bị cỏ dại, ốc bươu vàng tấn công, nếu sử dụng các loại thuốc đặc trị,
vừa tốn hao, vừa ảnh hưởng sinh trưởng của cây lúa. Đây là đều lo ngại nhất
của đại đa số nông dân có diện tích đất tại những nơi tưới, tiêu chưa như ý
muốn, chưa dám làm
Điều cần thứ hai: đó là mặt bằng lý tưởng để hạt giống phát triển, đâm
chồi. Do đó, khâu làm đất như trang sửa, cày ải, trục trạt, phơi đất là hết sức
quan trọng, quyết định đến năng suất, sản lượng về sau. Một số nông dân do
điều kiện kinh tế gia đình, do tập quán canh tác cũ, vv còn ngán ngại về chi
phí, về công cán nên chưa dám làm Thôi thì thà “thất dầy còn hơn trúng
thưa”, vẫn làm theo lối cũ.
Điều cần thứ ba: là phải 3 giảm 3 tăng đồng loạt để bảo vệ sinh thái,
môi trường. Đây là điều mà nhiều nông dân sản xuất kinh doanh giỏi hiện
đang làm theo 3 giảm 3 tăng rất quan tâm. Ngại nhất hiện nay đối với nông
dân khi làm 3 giảm 3 tăng; vẫn là ốc bươu vàng, nổi lo “sốt ruột” của “kéo
hàng thưa”, kế đó là môi trường, sâu bệnh Nếu như làm đúng theo qui trình
chỉ cần kéo hàng 8 - 10kg/công, nhưng hiện nay phần đông nông dân chưa
dám, vẫn kéo hàng thủ thả 15kg/công. Bởi lẽ xung quanh, đa phần bà con còn
canh tác theo lối cũ, sạ dầy từ 20 - 25kg/công, đã ảnh hưởng lớn đến xung
quanh, nhất là môi trường tốt cho ốc bươu vàng, sâu bệnh phát triển lây lan,

là nỗi lo thực tế, là trở ngại lớn của chương trình 3 giảm 3 tăng.
3. Các công cụ tuyên truyền giáo dục
Chính phủ đã đưa ra rất nhiều các công cụ mệnh lệnh và kiểm soát cũng như
đã áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý và sử dụng thuốc trừ sâu, phân
bón. Tuy nhiên để các công cụ này đi vào thực tế có hiệu quả đòi hỏi phải có
các công cụ tuyên truyền giáo dục để người dân hiểu rõ hơn về các chính
sách, nhận thức rõ hơn về tác hại cử việc sản xuất không bền vững như hiện
nay đến đời sống con người cũng như đến môi trường. Để từ đó bản thân mỗi
người đặc biệt là các hộ nông dân có cái nhìn mới hơn, tuân thủ các chính
sách của chính phủ và tìm ra các giải pháp để tiến hành sản xuất bền vững
hơn.
Chính sách tuyên truyền giáo dục chủ yếu là treo, dán các áp phích dể
tuyên truyền và tổ chức các lớp tập huấn để hưỡng dẫn cho người dân. Hiện
nay có Rất nhiều lớp tập huấn cho người dân về các biện pháp sử dụng phân
bón, thuốc trừ sâu, các biện pháp về IPM, “3 giảm, 3 tăng” để giảm tác động
xấu đến môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất. Sau đây là một ví dụ điển
hình:
Tập huấn cho nông dân tại hiện trường (FFS)
FFS Là phương pháp khuyến nông theo nhóm, là một quá trình học
hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau nhằm nâng cao năng lực của nông
dân để tự xác định và phát triển các phương thức sản xuất có hiệu
quả, phù hợp với nhu cầu và điều kiện của họ. Các hoạt động học tập
diễn ra tại hiện trường và kéo dài theo mùa vụ/ quá trình sản xuất
một loại vật nuôi hoặc cây trồng.
 Ưu điểm:
- Nội dung tập huấn phù hợp với nhu cầu của nông dân.
- Phương pháp học thông qua làm giúp nông dân dễ tiếp thu, nắm
chắc kiến thức.
- Tọa điều kiện để nông dân trao đổi, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm
giữa nông dân với nông dân và nông dân với tập huấn viên.

- Phát huy được tính sáng tạo, tính tự quyết và chủ động trong học
tập của học viên.
- Học viên thấy được thực tế tại đồng ruộng giúp nông dân dễ hiểu,
dễ nhớ, có điều kiện để thực hành nên nâng cao được kỹ năng thực
hành.
- Thu hút được nhiều đối tượng tham gia cùng một lúc.
- Người học có điều kiện để theo dõi, phân tích đánh giá từng giai
đoạn sinh trưởng phát triển của từng loại cây trồng/ vật nuôi nên họ
đưa ra được các kỹ thuật phù hợp.
- Nâng cao kỹ năng làm việc theo nhóm, lập kế hoạch và ý thức trách
nhiệm của từng học viên.
- Nông dân có thể trở thành hướng dẫn viên.
 Nhược điểm:
Tốn nhiều thời gian.
- Đòi hỏi kinh phí cao.
- Đòi hỏi khâu tổ chức lớp tập huấn tốt.
- Khó đảm bảo được số lượng học viên ở các lần học.
- Không chủ động được kế hoạch học tập (do thời tiết, do mùa
vụ, ).
- Do tập huấn nhiều lần nên làm cho nông dân dễ chán nản nếu tổ
chức các buổi tập huấn không tốt và thiết kế nội dung không thiết
thực.
III. Thực trạng áp dụng các công cụ
1. Công cụ mệnh lệnh kiểm soát
 Đối với thuốc bảo vệ thực vật
Tình hình sử dụng thuốc BVTV hợp pháp xen lẫn thuốc bất hợp pháp
vẫn còn xảy ra khá nghiêm trọng ở Việt Nam. Điều này ảnh hưởng đến sức
khỏe, môi trường sinh thái, tăng trưởng nông nghiệp, thu nhập của nông dân.
Ở nhiều nơi trên phạm vi cả nước, tình trạng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh
mục cho phép, vẫn nhập lậu tràn lan, gây ảnh hưởng không tốt đến thị trường

thuốc BVTV cũng như công tác quản lý. Ước tính hiện nay có khoảng hơn
1100 loại thuốc với đủ loại giá.
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), trung bình mỗi năm, cơ
quan chức năng kiểm tra khoảng 500 - 600 cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc
bảo vệ thực vật (BVTV); phát hiện 12 - 14% cơ sở vi phạm. Các vi phạm
gồm: Kinh doanh thuốc cấm, giả, ngoài danh mục, không nguồn gốc
Đặc biệt, trong vòng 3 năm trở lại đây, tình hình buôn bán thuốc giả có
xu hướng gia tăng, đặc biệt ở khu vực phía Nam. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu
năm 2011, các địa phương đã phát hiện 17 trường hợp buôn bán thuốc giả với
trên 80.000 gói, chai thuốc BVTV giả (Theo ông Trịnh Công Toản, Chánh
Thanh tra Cục BVTV)
Từ đầu năm đến nay, cục Bảo vệ thực vật đã xử lý 14 lô hàng thuốc
BVTV nhập khẩu không đạt chất lượng. Trong đó phạt vi phạm hành chính
và cho nhập gia công tái chế 11 lô với trên 49.400 lít thuốc; tái xuất 3 lô với
27.988 lít. Thanh tra cục và các đơn vị trực thuộc đã lập 1.118 biên bản vi
phạm hành chính về Điều lệ quản lý thuốc BVTV, xử phạt tổng cộng trên 1,6
tỷ đồng.
Trong thời gian qua, Cục BVTV đã thành lập 7 đoàn đi thanh, kiểm tra
việc chấp hành các quy định của Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật tại
7 công ty ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bình Định và Cần Thơ. Kiểm tra 20 nhãn
thuốc BVTV đang lưu hành thì có tới 14 nhãn vi phạm; trong đó chủ yếu là
các lỗi: cỡ chữ in trên nhãn nhỏ; không có nhãn phụ đính kèm; ghi chưa đúng
so với nội dung đăng ký; không ghi tên, địa chỉ nhà sản xuất nguyên
liệu Hàng năm, thanh tra các chi cục BVTV vẫn đi kiểm tra các doanh
nghiệp và các cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV. Những thuốc quá hạn,
ngoài danh mục hoặc bị cấm đều bị thu gom, tiêu hủy.
 Đối với phân bón
Có thể nói phân bón giả, kém chất lượng ngày càng nhiều. Tuy đã có
nhiều cuộc họp, nhiều văn bản ban hành, nhiều biện pháp ngăn ngừa, nhưng
rốt cuộc nạn phân bón giả vẫn không giảm, chính điều này không chỉ ảnh

hưởng đến sản lượng của nông dân mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng môi trường.
Mặc dù Nghị định 15/2010/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón có hiệu lực từ tháng
4/2010 nhưng hoạt động sản xuất, tiêu thụ các loại phân bón giả, kém chất
lượng vẫn tồn tại và có chiều hướng ngày càng gia tăng.
Theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cả nước
hiện có khoảng 400- 500 cơ sở sản xuất phân bón với hơn 4.000 sản phẩm.
Tuy nhiên, số doanh nghiệp uy tín, có thương hiệu đầu tư công nghệ hiện đại
để có sản phẩm chất lượng cao không nhiều. Trong khi đó, phân bón chất
lượng thấp thường do các doanh nghiệp có quy mô nhỏ sản xuất với phương
tiện máy móc lạc hậu. Cả nước có tới hơn 60 doanh nghiệp sản xuất phân bón
giả.
 Đánh giá: Qua thực tế trên ta thấy công tác quản lý của các cơ quan
chức năng trong quản lý phân bón, thuốc BVTV được thực hiện rất chặt chẽ,
thường xuyên có các cuộc thanh tra, kiểm tra để giám sát việc thực hiện các
văn bản, quy định đã được ban hành. Tuy vậy, tình trạng vi phạm các quy
định đó vẫn còn khá phổ biến và cần phát hiện kịp thời để xử lý triệt để. Vậy
đâu là nguyên nhân của thực trạng này:
• Trước hết là vấn đề giá cả, do giá của các loại phân bón, thuốc trừ
sâu kém chất lượng thường thấp hơn từ ½ đến 1/3 so với các loại phân bón
thông thường do đó thu hút người mua.
• Do các loại phân bón, thuốc trừ sâu kém chất lượng được sản xuất
tinh vi nên khó phát hiện
• Nhận thức của người dân còn hạn chế nên sử dụng phân bón, thuốc
trừ sâu chưa đúng quy cách gây ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.
2. Công cụ kinh tế
 Thuế BVMT dự kiến ngày 1/1/2012 sẽ có hiệu lực. Sau đó nó sẽ
được áp dung rộng rãi cho toàn bộ các mặt hàng phải chịu thuế có ghi trong
bộ luật ở trong phạm vi nước Việt Nam.

 Thuế nhập khẩu phân bón đã được thực thi theo quy định. Thuế
được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức nhập khẩu các
mặt hàng phân bón thuộc đối tượng chịu thuế. Do mức thuế tăng lên nên các
doanh nghiệp nhập khẩu phân bón ở Việt Nam đang có xu hướng giảm lượng
nhập khẩu. Tổng cung phân bón nhập khẩu của Việt Nam năm 2010 đạt 3.518
nghìn tấn, kim ngạch 1.234 triệu USD, giảm 22,05% về lượng và giảm
13,94% về kim ngạch so với tổng nhập khẩu cả năm 2009. Nhập khẩu phân
bón tháng 1/2011 ước đạt đạt 350 nghìn tấn, kim ngạch 136 triệu USD, giảm
29,3% về lượng và giảm 6,85% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2010.
 Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM được đưa vào áp
dụng tại Việt Nam bắt đầu từ năm 1992 cho đến nay đã thu được nhiều kết
quả khả quan. Từ khi chương trình IPM được triển khai đến với bà con nông
dân, từ những hiệu quả và lợi ích mà chương trình mang lại, chương trình đã
được nông dân ở nhiều địa phương quan tâm, học hỏi và áp dụng trên ruộng
nhà mình. Sau đây là một số ví dụ:
• Tỉnh Hà Tây thực hiện Chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp
(IPM) đạt hiệu quả trên diện rộng. Đến nay, toàn tỉnh có 43.700 hộ đã áp
dụng biện pháp IPM cho khoảng trên 25% số diện tích trồng trọt/ năm để
chăm sóc, bảo vệ lúa, hoa Nhờ ứng dụng Chương trình IPM, chi phí sản
xuất đã giảm được từ 10 đến 27% và lượng thuốc trừ sâu đã giảm trên 50% so
với trước.
• Thành phố Cần Thơ hiện có hơn 116.000 ha đất nông nghiệp, trong
đó diện tích đất lúa là hơn 95.000 ha, số còn lại là sản xuất cây ăn trái và rau
màu. … Chương trình IPM đã có tác động tích cực giúp nông dân từng bước
thay đổi tập quán sản xuất, giảm hơn 40 kg giống/ha, giảm thuốc trừ sâu, duy
trì nguồn thiên địch có sẵn trên ruộng lúa. Từ đó khống chế sự phát triển của
sâu bệnh hại lúa từ 3-4 lần/vụ. Từ khi áp dụng chương trình “3 giảm 3 tăng”
trong sản xuất, hiệu quả kinh tế tăng lên rõ rệt, giúp nông dân thu thêm hơn
1,2 triệu đồng/ha. Đặc biệt, trong các vụ sản xuất vừa qua, mặc dù các địa
phương bị rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tấn công song ở Cần Thơ,

nhờ áp dụng tốt chương trình IPM nên diện tích bị nhiễm không đáng kể, dịch
bệnh bị dập tắt ngay không để lây lan.
• Tại thành phố Đà Nẵng, chương trình IPM đã được triển khai từ vụ
3 năm 1993 trên các loại cây trồng: lúa, dưa hấu, rau các loại, lạc, đậu đỗ;
nhưng những năm trở lại đây do các tổ chức hỗ trợ chuyển sang hướng đầu tư
cho các hoạt động xây dựng mô hình mới nên đã phần nào hạn chế hỗ trợ
nhân rộng chương trình này. Vụ Hè Thu 2011 vừa qua, được sự quan tâm của
Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã mở 2 lớp
huấn luyện IPM trên cây lúa cho nông dân xã Hòa Nhơn và Hòa Phong.
Chương trình đã nhận được sự quan tâm của bà con nông dân, thông qua hội
thảo đầu bờ đánh giá hiệu quả của chương trình, nông dân đã có sự so sánh
thực tế, rút ra những kinh nghiệm bổ ích để áp dụng vào đồng ruộng của mình
trong những vụ đến.
 “Chương trình 3 giảm, 3 tăng” là chương trình quản lý tổng hợp
dinh dưỡng và dịch hại trên cây lúa (ICM) nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả
kinh tế, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
Chương trình ICM được đưa vào thực hiện tại Việt Nam từ năm 2001.
• Ở Long An, các mô hình trồng lúa “3 giảm 3 tăng” được xây dựng
từ vụ Hè Thu năm 2003 đã sớm khẳng định hiệu quả thiết thực, là cơ sở để
phát triển rộng đến nhiều địa phương. Kết quả là: Số lần phun thuốc trừ sâu
giảm bình quân 1,34 lần. Năng suất bình quân tăng 276,25 kg/Ha. Tăng hiệu
quả kinh tế và tăng chất lượng lúa. Theo tính toán, tiền tiết kiệm giống mỗi
Ha là 125.600 đồng; tiết kiệm phân 231.404 đồng; thuốc trừ sâu tiết kiệm
156.372 đồng; năng suất tăng lên làm tăng 2.980.000 đồng. Tổng cộng mỗi
Ha nông dân tăng thu nhập 3,5 đến 4 triệu đồng. Về bón phân đạm, trước đây
bà con quen bón trung bình 130 kg/Ha, nay chỉ bón từ 70 đến 100 kg/Ha
(giảm từ 23 đến 46%). Về phun thuốc bảo vệ thực vật bảo đảm 4 đúng, số lần
phun thuốc giảm 50% nhưng lúa vẫn xanh tốt, các loại dịch hại trên ruộng
giảm mạnh, diện tích lúa nhiễm rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá không
đáng kể.

• Ở Đà Nẵng, kết quả của chương trình đem lại hiệu quả kinh tế thiết
thực cho nông dân (3 giảm: giảm phân đạm, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm
lượng giống gieo sạ; 3 tăng: tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm, tăng
lợi nhuận).
• Nghệ An là một trong những tỉnh đi đầu và triển khai rộng rãi nhất,
thu được nhiều kết quả đáng khích lệ nhất. Đến nay toàn tỉnh đã xây dựng
được hơn 400 mô hình ứng dụng ICM tại 12 huyện, thị trọng điểm trồng lúa
của tỉnh, đã huấn luyện cho hơn 9.000 lượt nông dân với diện tích có ứng
dụng chương trình lên tới hàng nghìn ha.
3. Công cụ tuyên truyền giáo dục
Trên các phương tiện truyền thông đại chúng luôn có các chương trình
hướng dẫn cho nông dân cách sử dụng thuốc BVTV, phân bón đúng cách
nhằm hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường:
* Tình hình sử dụng FFS ở Việt Nam
Được sự tài chợ của tổ chức FAO, năm 1992 chương trình tập huấn
IPM trên lúa cho nông dân bắt đầu được triển khai ở Việt Nam, Cục
BVTV được bộ Nông nghiệp và PTNT giao nhiệm vụ quản lý, tổ
chức thực hiện chương trình.
Mục đích của chương trình IPM là nâng cao hiểu biết về những kỹ
năng cần thiết cho nông dân để họ có khả năng tự nhận biết và tìm ra
khó khăn, vướng mắc của họ trong quá trình canh tác và tìm ra giải
pháp để chủ động xử lý các khó khăn ngay trên đồng ruộng của mình
một cách có hiệu quả.
Bước đầu họ đã tổ chức đào tạo cho cán bộ BVTV trên cây lúa với
các khóa học kéo dài (4 – 5 tháng) qua một chu kỳ sinh trưởng của
cây lúa. Sau khi được đào tạo các cán bộ này đã tổ chức các lớp IPM
cho nông dân ở một số tỉnh. Đến năm 1995 chương trình IPM được
triển khai phổ biến trên hầu hết các tỉnh trong cả nước. Bước đầu do
quản lý chưa tốt, nông dân chưa quen với phương pháp đào tạo dài
ngày nên hiệu quả còn hạn chế.

Sau hội thảo Quốc gia về phương pháp KN có sự tham gia của nông
dân, chương trình IPM trên lúa đã được sử dụng rộng rãi, hàng năm
có hàng chục lớp tập huấn IPM được tổ chức ở mỗi xã, nông dân đã
thấy được lợi ích của IPM nên đã tham gia tập huấn rất tích cực.
Hiệu quả của chương trình IPM rất rõ ở một số tỉnh như Quảng Bình
nhờ chương trình IPM đã giảm khoảng 70% lượng thuốc hóa học
phun cho lúa, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa và góp phần bảo vệ môi
trường mọt cách đáng kể.
Sau chương trình IPM cho lúa các chương trình IPM trên ngô, rau,
khoai, đã được áp dụng ở một số tỉnh và thành phố trong cả nước
bước đầu đã có hiệu quả.
Năm 2004 dự án Hỗ trợ phổ cập và đào tạo phục vụ Nông – Lâm
nghiệp vùng cao của tổ chức ETSP cũng đã mở khóa tập huấn về
“Phương pháp tổ chức lớp học hiện trường FFS” đàu tiên tại huyện
Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình cho cán bộ KN – KL, Thú y, BVTV, là
những đối tác của tổ chức ETSP. Lớp học FFS được đào tạo toàn
diện trên nhiều lĩnh vực cây trồng, vật nuôi,
Sau khi được đào tạo 11 tiểu giáo viên đã về trực tiếp tổ chức khởi
xướng FFS tại hiện trường cảu các huyện vùng dự án. Hiện nay mỗi
tiểu giáo viên đã mở được 10 – 15 lớp tập huấn tại hiện trường cho
nông dân bước đầu đã đạt được kết quả nhất định.
Thực tế ở Việt Nam các công cụ tuyên truyền và giáo dục mặc dù được
tổ chức rất nhiều, tuy nhiên chưa đồng bộ, nhỏ lẻ không khuyến khích được
người dân tích cực tham gia. Muốn người dân tham gia trước tiên phải chỉ ra
cho họ những điều mà mình mong muốn họ làm theo sẽ mang lại lợi ích cho
họ như thế thì công tác của mình mới đạt được hiệu quả.
III. Đánh giá và đề xuất giải pháp
1.Công cụ mệnh lệnh kiểm soát
Các tiêu chí lựa chọn áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý phân bón
và thuốc trừ sâu

Công cụ
Tiêu
Chí
Thông tư về
danh mục
thuốc BVTV
được phép,
hạn chế, cấm
sử dụng ở
Việt Nam
Thông tư về
danh mục
phân bón
được phép
sản xuất, kinh
doanh tại
Việt Nam
Thông tư ban
hành Quy
định về quản
lý thuốc
BVTV
Quy định về
việc cấp
chứng chỉ
hành nghề
sản xuất, gia
công, sang
chai, đóng
gói, buôn bán

thuốc bảo vệ
thực vật
Tính hiệu
quả về
môi
trường
Có hiệu quả
vì giảm thiểu
việc sản xuất,
sử dụng
những loại
thuốc BVTV
ảnh hưởng
xấu đến môi
trường
Có hiệu quả
vì giảm thiểu
việc sản xuất,
sử dụng
những loại
phân bón ảnh
hưởng xấu
đến môi
trường
Có hiệu quả
vì đảm bảo
sản xuất, vận
chuyển, tiêu
hủy đúng
cách và kiểm

soát dư lượng
thuốc BVTV
Có hiệu quả
vì đảm bảo
những người
có trình độ
chuyên môn
mới được
phép hoạt
động trong
lĩnh vực này
Tính hiệu
quả về
kinh tế
Hiệu quả
không cao
Hiệu quả
không cao
Hiệu quả
không cao
Hiệu quả
không cao
Tính khả
thi
Khả thi vì
mang tính bắt
buộc
Khả thi vì
mang tính bắt
buộc

Khả thi vì
mang tính bắt
buộc
Khả thi vì
mang tính bắt
buộc
Tính linh
hoạt mềm
Linh hoạt vì
nếu cần thiết
Linh hoạt vì
nếu cần thiết
Linh hoạt vì
nếu cần thiết
Linh hoạt vì
nếu cần thiết
dẻo có thể ban
hành những
quy định sửa
đổi hoặc bổ
sung
có thể ban
hành những
quy định sửa
đổi hoặc bổ
sung
có thể ban
hành những
quy định sửa
đổi hoặc bổ

sung
có thể ban
hành những
quy định sửa
đổi hoặc bổ
sung
Khả năng
chấp nhận
về chính
trị và xã
hội
Được chấp
nhận vì phù
hợp với chính
sách pháp
luật Việt
Nam
Được chấp
nhận vì phù
hợp với chính
sách pháp
luật Việt
Nam
Được chấp
nhận vì phù
hợp với chính
sách pháp
luật Việt
Nam
Được chấp

nhận vì phù
hợp với chính
sách pháp
luật Việt Nam
Sự bình
đẳng giữa
các thành
viên trong
xã hội
Bình đẳng vì
áp dụng cho
mọi đối
tượng hoạt
động trong
lĩnh vực này
Bình đẳng vì
áp dụng cho
mọi đối
tượng hoạt
động trong
lĩnh vực này
Bình đẳng vì
áp dụng cho
mọi đối
tượng hoạt
động trong
lĩnh vực này
Bình đẳng vì
áp dụng cho
mọi đối tượng

hoạt động
trong lĩnh vực
này
 Giải pháp
Do đội ngũ các bộ thanh tra, kiểm tra còn thiếu nên không thể phát hiện,
xử lý hết những vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân phân bón,
thuốc BVTV vì vậy cần phải đầu tư thêm cho đội ngũ này cả về số lượng và
chất lượng.
Thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra nhằm giám sát chặt
chẽ hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV
trong việc thực hiện các thông tư, quy định của cơ quan quản lý môi trường.
Việc ban hành các văn bản liên quan đến quản lý việc sản xuất, kinh
doanh, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu phải bám sát thực tế.
Nhanh chóng sửa đổi, bổ sung kịp thời các quyết định pháp luật về quản
lý phân bón, thuốc BVTV, xây dựng chiến lược quản lý phân bón, thuốc
BVTV để nâng cao năng lực quản lý thuốc BVTV.
Cần có sự thống nhất hành lang pháp lý.
2.Công cụ kinh tế
Các tiêu chí lựa chọn áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý phân bón và
thuốc trừ sâu
Công
cụ
Tiêu chí
Thuế bảo vệ môi
trường
Tăng Thuế
nhập khẩu
phân bón
Chương
trình IPM

Chương
trình ICM
Hiệu quả
về môi
trường
Chưa cao. Vì
đánh thuế vào
những mặt hàng
tất yếu nên chỉ
làm cho giá của
mặt hang bị đánh
thuế tăng lên chứ
không làm cho
tình trang ô
nhiễm được cải
thiện
Hạn chế được
mức sử dụng
nếu công tác
quản lý giám
sát tốt, giảm
tối đa tình
trạng nhập
khẩu lậu phân
bón qua biên
giới.
Tốt. Hạn
chế việc
sử dụng
không hợp

lý thuốc
bảo vệ
thực vật
và phân
bón vào
sản xuất
nông
nghiệp.
Tốt. Giảm
tình trạng
ô nhiễm
do phân
bón và
thuốc trừ
sâu gây ra.
Thực hiên
sản xuất
nông
nghiệp tốt.
Hiệu quả
về kinh tế
Khá tốt. Đem lại
nguồn thu cho
ngân sách nhà
nước.
Khá tốt. Nó
cũng góp
phần tăng
nguồn thu
cho ngân

sách nhà
nước.
Tốt. Tăng
năng suất
cây trồng.
Tốt. Làm
tăng năng
suất cây
trồng và
giảm các
chi phí sản
xuất. Đem
lại hiệu
quả kinh
tế cao
Sự bình
đẳng giữa
các thành
viên trong
xã hội
Không cao. Vì
đánh thuế vào
các mặt hàng tất
yếu nên những
người có thu
nhập thấp sẽ
phải vất vả hơn
trong việc chi trả
thêm cho việc
giá cả hàng hóa

Không cao.
Đánh thuế
nhập khẩu sẽ
là không
công bằng
cho những
doanh nghiệp
thực hiện
nghiêm túc
nghĩa vụ
Khá tốt.
Vì chương
thình này
khuyến
khích
người dân
tự nguyện
tham gia.
Họ thấy
có lợi ích
Khá tốt.
Chương
trình này
khá giống
chương
trình IPM.
tăng lên. đóng thuế với
những doanh
nghiệp cố
tình trốn thuế

và nhập lậu.
thì sẽ
tham gia
không ép
buộc.
Tính linh
hoạt
Không cao lắm.
Vì mức thuế là
Mức thuế tuyệt
đối nên sẽ không
tốt cho viêc áp
dụng trong thời
gian dài do ảnh
hưởng của lạm
phát.
Khá cao. sẽ
được điều
chỉnh cho
phù hợp tùy
vào tình hình
thị trường sản
xuất và tiêu
thụ trong và
ngoài nước.
Cao. Tùy
vào điều
kiện của
từng địa
phương sẽ

có phương
pháp và
điều chỉnh
cụ thể.
Cao
Khả thi về
quản lý và
tài chính
Không cao. Đội
ngũ quản lý chưa
có kinh nghiệm.
Mặt khác, đánh
thuế vào mặt
hàng tất yếu thì
giá có cao lên
một tí cũng
không thể làm
cho người dân
ngừng tiêu dùng
nó được.
Khá cao.
Thuế này đã
được áp dụng
khá lâu nên
đội ngũ cán
bộ quản lý ít
nhiều cũng có
kinh nghiệm.
Cao. Có
sự đồng

thuận giữa
cơ quan có
chức năng
liên quan
và người
dân.
Cao. Có
sự hợp tác
giữa
người dân
và chính
quyền.
Khả năng
chấp nhận
về chính
trị và xã
hội
Phù hợp với luật
pháp Việt Nam.
Với xã hội do
chưa đi vào thực
hiện nên chưa
biết ý kiến người
dân thế nào.
Được chấp
nhận
Được
chấp nhận
Được
chấp nhận

 Các giải pháp để cải thiện các công cụ, chính sách
• Thuế bảo vệ môi trường
Vì Thuế này đến ngày 1/1/2012 mới bắt đầu có hiệu lực thi hành và cũng
là lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam nên khó tránh khỏi những sai sót.
Qua phân tích 6 tiêu chí lựa chọn ta thấy luật thuế bảo vệ môi trường đang
còn nhiều thiếu sót. Mục tiêu của chính phủ khi xây dựng luật thuế này là
giảm ô nhiêm môi trường nhưng thực tế thuế bảo vê môi trường chỉ hướng tới
là tăng thu ngân sách chính phủ trái với mục tiêu ban đầu. Mặc dù chưa đi vào
hoạt động nó đã thể hiện những thiếu sót như vậy. Đòi hỏi chính phủ, cơ quan
xây dựng luật pháp phải có các nghiên cứu để cải thiện trước khi thuế bảo vệ
môi trường đi vào cuộc sống.
Bên cạnh đó, Nhà nước đặc biệt là cơ quan quản lý, thanh tra giám sát
thực thi luật thuế phải có các lớp đào tạo, hướng dẫn. Vì thuế môi trường
không giống với các loại thuế khác không thể đánh đồng công tác quản lý.
Tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện.
•Thuế nhập khẩu phân bón
Nhìn chung, Tăng thuế nhập khẩu phân bón là một chính sách tốt cho
thực tế hiện nay. Thuế sẽ đen lại nguồn thu cho chính phủ đồng thời cũng hạn
chế được mức sử dụng của nông dân. Vì vậy để phát huy hiệu quả của thuế
nhập khẩu thì các cơ quan quản lý, nhất là cơ quan hải quan phải thực hiện
thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình nhập khẩu, tránh tình trạng có nhiều
doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của luật để lách luật hay lợi dung những thành
phàn cán bộ thoái hóa biến chất để trốn thuế. Hạn chế tối đa lượng phân bón
nhập khẩu lậu qua biên giới. Để tránh tình trạng chúng ta đánh thuế nhập
khẩu để hạn chế lượng phân bón trên thị trường nhưng trên thực tế lượng
phân bón vẫn trôi nổi trên thi trường.
Cơ quan có thẩm quyền phải không ngừng theo dõi biến động, nắm bắt
tình hình chung của thị trường phân bón trong và ngoài nước để điều chỉnh
mức thuế cho phù hợp.
•Chương trình IPM và chương trình ICM

Hai chương trình này có nội dung tương đối là giống nhau và đem lại
hiệu quả cao trong bảo vệ môi trường cũng như đem lại kinh tế cho người
dân. Nhà nước ta nên có các biện pháp tuyên truyền giáo dục, khổ biến kiến
thức cho người dân có điều kiện áp dụng ( tổ chức các lớp khuyến nông, các
mô hình thí điểm cho người dân ). Ai trong chúng ta cũng muốn bảo vệ môi
trường nhưng nói suông thì ai làm phải áo lợi ích kinh tế thì mọi người mới
hào hứng tham gia. Vì vậy, Khi người dân thấy được lợi ích mà họ nhân được
nếu áp dụng các chương trình này tấtt yếu họ sẽ từ bỏ lối canh tác sản xuất cũ
kém hiêu quả về kinh té và ảnh hưởng xấu đến môi trường để tham gia, vừa
đem lại kinh tế cho gia đình vừa bảo vệ được môi trường.
Không ngừng nghiên cứu để cải tiến các kĩ thuật để chương trình có hiệu
quả cao hơn.
3.Công cụ tuyên truyền giáo dục
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, triển khai quyết định số 1946/QĐ- TTg,
các quy định pháp luật liên quan cho các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực
thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.
Xây dựng kế hoạch tăng cường năng lực cho cán bộ trung ương và địa
phương trong công tác quản lí, theo dõi, lập kế hoạch và triển khai công tác
xử lí, phục hồi môi trường các điểm tồn lưu hóa chất thực vật.
Tổ chức tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm
của cộng đồng trong việc phát hiện, phòng ngừa, xử lí, cải tạo và phục hồi
môi trường các điểm ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu.
 Đánh giá chung
Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng các công cụ trong quản lý phân bón, thuốc
BVTV (sử dụng phương pháp cho điểm, tối đa là 5 điểm)
Công cụ
Tiêu chí
Công cụ mệnh
lệnh kiểm soát

Công cụ kinh
tế
Công cụ
truyền
thông giáo
dục
1. Tính hiệu quả
môi trường
5 3 4
2. Tính hiệu quả
kinh tế
3 5 4
3. Tính khả thi 4 4 5
4. Tính linh hoạt,
mềm dẻo
3 3 3
5. Tính chấp
thuận
3 4 3
6. Sự bình đẳng
giữa các thành
viên trong xã hội
4 4 2
Tổng điểm 22 23 21
 Nhận xét:
Qua bảng ta thấy, trong quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật việc sử dụng
các công cụ mệnh lệnh kiểm soát, kinh tế, truyền thông giáo dục gần như
tương đồng. Mỗi công cụ đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng vì vậy
không thể loại bỏ hay lựa chọn duy nhất một công cụ nào mà cần có sự kết
hợp để mang lại hiệu quả cao nhất. Công cụ kinh tế chủ yếu sử dụng để quản

lý việc sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV. Công cụ truyền thông
giáo dục, mệnh lệnh kiểm soát hướng đến cả đối tượng sản xuất kinh doanh
và đối tượng sử dụng phân bón, thuốc BVTV.
V. Kết luận và kiến nghị
5.1. Kết luận
Qua thực tế phân tích tìm hiểu trên nhóm em nhận thấy điểm chung là:
Nếu chúng ta tách biệt từng nhóm công cụ để quản lý vấn đề môi trường thật
sự là không hiệu quả. Môi trường là một vấn đề nhạy cảm, chúng ta khó có
thể lượng hó hay tính toán nó ra một con số cụ thể được.
Chỉ riêng với việc quản lý tình trạng sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu
trong sản xuất nông nghiệp mà các chính sách đưa ra đã xuất hiện nhiều thiếu
sót bất cập. Đối với nhóm chính sách mệnh lệnh kiểm soát thì phải kể đến là
chồng chéo và thiếu đồng bộ. Qua nhiều nghị định, thông tư, quyết định được
đưa ra. Chúng ta đã từng nghĩ điều này chưa: Hằng năm nước ta chi biết bao
nhiêu tiền để xây dựng các điều luật, có bao nhiêu hội nghị để đưa ra các
quyết định thông tư nhưng thực tế có hiệu quả không. điều nầy chưa có ai
khảng định. Vì vậy thay vì đua ra qua nhiều thì chính phủ nên tập trung, bàn
bạc đưa ra một số chính sách thực sự có hiệu quả.
Việc áp dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường nói chung và
quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nói riêng ở Việt Nam chỉ trong thời
gian gần đây. Nên không thể tránh khỏi thiếu sót, cần có thời gian để hoàn
thiện dần. Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước đã thực hiện
thành công.
Các chính sách tuyên ruyền giáo dục là thành phần không thể thiếu
trong quá trình thực hiện các chính sách. Thay vì cưỡng chế hay đánh
thuế để nông dân giảm sử dụng phân bón thuốc trừ sâu thì hày tuyên truyền,
giáo dục cho họ biết việc sử dụng không hợp lý củ họ hiện nay vừa gây lãng
phí tiền bạc, sức khỏe cũng như từng ngày làm hại tới môi trường sông cử họ
thì ít nhiều có tác dụng.
Hơn hết là chính phủ nên cân nhắc việc kết hợp giữa các công cụ mệnh

lệnh kiểm soát và công cụ kinh tế kết hợp với công tác tuyên truyền gióa dục
trong một số trường hợp cụ thể để chúng có thể bổ sung cho nhau để đạt được
mục tiêu đề ra.
5.2. Kiến nghị
Để quản lý tốt và hạn chế tình trạng sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu
thì nhóm xin đề xuất một số ý kiến sau:
Chính phủ nên khuyến khích nông dân tham gia các chương trình sản
xuất nông nghiệp tôt theo tiêu chuẩn GAP. Ở Việt Nam đã có tiêu chuẩn
VIETGAP, và nếu chúng ta muốn hướng tới thị trường các nước phát triển thì
Ỏ châu âu đã có tiêu chuẩn GLOBALGAP. Hiện nay các chương trình IPM
và ICM đang từng bước giúp nông dân tiếp cận với các tiêu chuẩn này.
Hay vấn đề dán nhãn sinh thái cũng là một giải pháp tốt. Chính phủ nên
hướng cho các hộ nông dân tiến hành sản xuất sạch để có thể được các cơ
quan dán nhãn sinh thái. Vì hiện nay với tình trạng môi trường ngày càng ô
nhiễm ai cũng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm sạch.
Tiến tới một nền sản xuất nông nghiệp tốt không những hạn chế được việc sử
dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật giảm chi phí cho người sản xuất,
mang lại hiệu quả kinh tế, bảo vệ sức khỏa cho con người ( người tiêu dùng
và người sản xuất) mà còn đóng góp tích cực vào công tác bảo vệ môi trường.
Chính phủ nên khuyến khích các doanh nghiệp cũng như người nông
dân nghiên cứu, sản xuất và sử dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học thân
thiện với môi trường
Tài liệu tham khảo
Bài giảng kinh tế môi trường 2010- ts Bùi Đức Tính
www.cuctrongtrot.gov.vn
/>8574-EFE9942C96E2&rurl=%2fVL%2f662%2fThong-tu-
382010TTBNNPTNT-cua-Bo-Nong-nghiep-va-Phat-trien-nong-thon-ve-viec-
quy-dinh-ve-quan-ly-thuo%2f89356E7D-2A4F-440A-8574-
EFE9942C96E2%2fdefault.aspx
/>_pageid=578,33345598&_dad=portal&_schema=PORTAL&docid=103875

×