Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG CỤ QUẢN LÝ VIỆC BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở TP HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.57 KB, 32 trang )

MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Nội dung nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Các cơ quan quản lý động vật hoang dã
1.1 Lượng kiểm lâm
1.2 Cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản
1.3 Hải quan
1.4 Quản lý thị trường
1.5 Lực lượng công an
2. Các công ước quốc tế liên quan đến bảo tồn động vật hoang dã
2.1 Công ước ĐDSH
2.2 Công ước Ramsar về đất ngập nước
2.3 Công ước CITES
3. Các công cụ quản lý buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam
3.1 Công cụ mệnh lệnh và điều khiển
3.2 Công cụ kinh tế
3.3 Công cụ tuyên truyền và giáo dục
PHẦN 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý buôn bán động vật hoang dã
ở Việt Nam
1.1 Tình hình thực hiện các công cụ quản lý về buôn bán động vật hoang dã
1.2 Đánh giá các công cụ được áp dụng quản lý về buôn bán động vật hoang dã
Chương 2: Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý buôn bán động vật hoang dã
ở thành phố Hồ Chí Minh
2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
2.2 Đánh giá tác động của các công cụ quản lý được áp dụng về buôn bán động
vật hoang dã trên địa bàn
2.2.1 Tác động về môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học


2.2.2 Tác động về kinh tế
2.2.3 Tác động về xã hội
2.3 Phân tích so sánh cơ hội và thách thức khi áp dụng các công cụ quản lý
buôn bán động vật hoang dã trên địa bàn
Chương 3: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các công cụ
quản lý buôn bán động vật hoang dã ở thành phố Hồ Chí Minh
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trung tâm quan trọng về buôn
bán, gây trồng và sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã trong khu vực Đông-Nam Á.
Theo báo cáo của Traffic, số lượng sản phẩm từ động vật hoang dã đưa ra thị trường
Việt Nam mỗi năm khoảng 3.400 tấn, tương ứng trên một triệu con. Bên cạnh các hoạt
động buôn bán hợp pháp, BBDVHD bất hợp pháp đã trở thành một vấn đề ảnh hưởng
đến sự tồn tại của các quần thể tự nhiên của các loài. Dẫn đến việc sử dụng không bền
vững nhiều loài động, thực vật hoang dã đã và đang suy giảm mạnh hoặc có nguy cơ
tuyệt chủng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến ĐDSH và cuộc sống của các cộng đồng miền
núi. Đó là một thực trạng đang diễn ra không chỉ ở một quốc gia nào mà nó đang trở
nên phổ biến, có xu hướng tăng trên toàn cầu. Vậy, trước thực trạng đáng báo động
như vậy những nhà chức trách của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng chúng ta sẽ đưa ra
những công cụ, chính sách gì để kiểm soát và hạn chế tình trạng này? Để làm rõ cho
câu hỏi này chúng tôi xin được trình bày về một số công cụ đã và đang được áp dụng
phổ biến hiện nay nhằm giúp kiểm soát và hạn chế việc săn bắt và buôn bán động vật
hoang dã, đồng thời hiểu biết rõ hơn thực trạng áp dụng các công cụ quản lý về buôn
bán động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để đưa ra những giải pháp
cụ thể, theo cách nhìn của những nhà kinh tế tương lai.
2. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan các công cụ quản lý buôn bán động vật hoang dã đã được thực hiện trên
thế giới và Việt Nam.

- Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam -
đánh giá các công cụ đã thực hiện.
- Đánh giá tác động của các công cụ quản lý được áp dụng về buôn bán động vật hoang
dã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh – phân tích so sánh cơ hội và thách thức trong
việc áp dụng các công cụ.
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý buôn bán động vật
hoang dã trên địa bàn.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: qua các bài viết, báo chí, internet, …
- Phương pháp đánh giá và phân tích các công cụ.
- Phương pháp SWOT: nhận định được các điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và thách thức
khi áp dụng công cụ quản lý.
PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Các cơ quan quản lý động vật hoang dã
Trước đây ĐVHD chỉ được sử dụng bởi những người dân địa phương và không
chịu ảnh hưởng của các yếu tố thị trường, nhu cầu, giá cả, nguồn cung cấp v.v. Hiện
nay, ĐVHD đã trở thành một loại sản phẩm có nhu cầu lớn trên thị trường. Chính vì
vậy ĐVHD mang đầy đủ tính chất, thuộc tính của một loại hàng hoá và chịu sự quản lý
của nhiều cơ quan thực thi pháp luật không những với Kiểm lâm mà còn các lực lượng
khác.
Tại các khu rừng thì chủ rừng có trách nhiệm bảo vệ, Kiểm lâm là lực lượng có
vai trò tham mưu cho các cấp chính quyền ban hành các văn bản điều chỉnh các hành
vi liên quan đến bảo vệ ĐVHD và thanh tra kiểm tra các hoạt động quản lý của chủ
rừng. Đồng thời với lực lượng gần 9 nghìn kiểm lâm viên trên toàn quốc là lực lượng
chủ yếu quản lý và bảo vệ rừng, bảo vệ ĐVHD. Khi ĐVHD đã trở thành hàng hoá thì
Công an và lực lượng quản lý thị trường có trách nhiệm giám sát. ĐVHD khi được
xuất, nhập khẩu thì lại là trách nhiệm của lực lượng Hải quan.
1.1 Lượng Kiểm lâm
Lực lượng Kiểm lâm được thành lập theo qui định của Pháp lệnh quy định việc

bảo vệ rừng (1972). Từ năm 1991, Nhà nước ban hành Luật BV&PTR, trong đó đã
dành toàn bộ Chương VII để quy định về Tổ chức Kiểm lâm. Hiện nay, Kiểm lâm
được tổ chức theo Nghị định số 39/CP ngày 18/5/1994 của Chính phủ về hệ thống tổ
chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm. Theo đó:
- Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách, có chức năng quản lý rừng, bảo vệ rừng,
- Được tổ chức thành hệ thống: Ở Trung ương có Cục Kiểm lâm, nằm trong cơ
cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT; Ở cấp tỉnh có Chi cục Kiểm lâm trực thuộc UBND
tỉnh, ở cấp huyện có Hạt Kiểm lâm trực thuộc Chi cục Kiểm lâm và chịu sự chỉ đạo,
kiểm tra của UBND huyện. Hạt kiểm lâm cấp huyện tổ chức các Trạm kiểm lâm ở các
xã có rừng và đưa Kiểm lâm viên đến hoạt động trực tiếp ở địa bàn xã.
Hiện nay, có hơn 4.500 Kiểm lâm viên đã được bố trí hoạt động ngay tại các xã
có rừng để thực hiện các nhiệm vụ về quản lý bảo vệ rừng, tuyên truyền giáo dục nhân
dân bảo vệ rừng và thừa hành pháp luật về rừng
Ở địa phận các xã có rừng. Các Chi cục kiểm lâm cấp tỉnh còn tổ chức các Đội
Kiểm lâm cơ động, các Hạt Phúc kiểm lâm sản ở các đầu mối giao thông quan trọng để
kiểm soát tình hình vận chuyển, lưu thông lâm sản, trong đó có kiểm soát về lưu thông,
buôn bán ĐTVHD.
- Khi thừa hành pháp luật về quản lý rừng và bảo vệ rừng, các Kiểm lâm viên có
quyền được bắt giữ và xử lý theo thẩm quyền các vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý
rừng, bảo vệ rừng và buôn bán, lưu thông lâm sản.
Đặc biệt quan trọng, lực lượng Kiểm lâm là đơn vị trực tiếp quản lý rừng, chống
chặt phá rừng và kiểm soát săn bắt ĐVHD. Kiểm lâm được bố trí tại các cửa rừng.
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Kiểm lâm do Bộ
trưởng Bộ NN & PTNT quy định tại Quyết định số 92/2003/QĐ-BNN ngày 04/9/2003.
Tại Điều 1 quy định chức năng của Cục Kiểm lâm là cơ quan trực thuộc Bộ NN &
PTNT thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về bảo vệ tài nguyên rừng;
thừa hành pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trong phạm vi cả
nước.
1.2 Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản được thành lập theo Quyết định số 130/CT ngày

20/4/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), là cơ quan
chuyên ngành thuộc Bộ Thuỷ sản, có chức năng quản lý Nhà nước về: bảo vệ nguồn
lợi thuỷ sản và đăng kiểm tàu cá, đồng thời thực hiện những công việc cụ thể thuộc
chức trách của Bộ về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đăng kiểm tàu cá và an toàn kỹ thuật
các thiết bị theo quy định. Trong nhiệm vụ của Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có
những nhiệm vụ liên quan đến kiểm soát buôn bán ĐVHD như:
- Đấu tranh ngăn chặn và xử lý theo pháp luật các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản, trước hết là ở vùng nước trọng điểm và đối tượng thuỷ sản quý
hiếm;
- Xây dựng các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản;
- Giải quyết các tranh chấp về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và môi trường sống của các
loài thuỷ sản
1.3 Hải quan
Hải quan Việt Nam được hình thành khá sớm, từ năm 1945, với chức năng,
nhiệm vụ là cơ quan “ Thu các quan thuế nhập cảng và xuất cảng; Thu các thuế gián
thu…”. Ngày 29/6/2001, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
thông qua Luật Hải quan. Từ đó, chức năng, nhiệm vụ của Hải quan đã có nhiều thay
đổi sâu sắc, chuyển từ “kiểm soát ngoại thương” sang mục đích "phục vụ hoạt động
ngoại thương, phục vụ các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế, tham gia hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới". Tại các cửa khẩu, lực lượng Hải quan là một trong những
lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng chống, kiểm soát việc vận chuyển động thực
vật hoang dã qua biên giới.
1.4 Quản lý thị trường
Cục Quản lý thị trường là Cục quản lý chuyên ngành của Bộ Thương mại được
giao nhiệm vụ chủ yếu là chống buôn lậu, chống gian lận thương mại và và chống hàng
giả.
Cục quản lý thị trường đã tham gia cùng các tổ chức trực thuộc Bộ Thương mại
để thực hiện các chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động thương mại như:
Xuất nhập khẩu, dịch vụ thương mại, vật tư, hàng tiêu dùng thuộc mọi thành phần kinh
tế. Trong các chức năng đó có những nhiệm vụ có liên quan đến kiểm soát buôn bán

ĐVHD như:
- Cấp các loại giấy phép kinh doanh thương mại, dịch vụ thương mại
- Quản lý chất lượng hàng hoá
- Quản lý thị trường, trong đó ĐVHD cũng là một mặt hàng và có đủ tính chất
của một loại hàng hoá.
1.5 Lực lượng Công an
Lực lượng Công an tham gia kiểm soát buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD)
chủ yếu là Cảnh sát kinh tế. Với chức năng của cơ quan thừa hành pháp luật, Cảnh sát
kinh tế có nhiệm vụ thực hiện các biện pháp đấu tranh ngăn chặn các vi phạm, tội
phạm về quản lý kinh tế.
Trong lực lượng Công an, còn có một số cơ quan Cảnh sát chuyên ngành khác cũng
tham gia kiểm soát buôn bán ĐVHD như: Cảnh sát Giao thông, An ninh kinh tế,
Interpol, Trong đó, sự tham gia của Cảnh sát giao thông rất quan trọng trong quá trình
kiểm soát vận chuyển ĐVHD, sự tham gia của Interpol có vị trí quan trọng trong đấu
tranh chống tội phạm về buôn bán quốc tế ĐVHD.
Ngoài các cơ quan nói trên, còn có nhiều tổ chức khác cũng tham gia vào quá
trình kiểm soát buôn bán ĐVHD như: Bộ đội biên phòng, cơ quan kiểm dịch động,
thực vật, đặc biệt là lực lượng cảnh sát quốc tế Interpol có vai trò quan trọng trong việc
chống gian lận thương mại và buôn lậu quốc tế.
2. Các công ước quốc tế liên quan đến bảo tồn động vật hoang dã
2.1 Công ước ĐDSH
Công ước ĐDSH là thành quả chính của Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường
tại Rio de Janiero vào năm 1992. Chính phủ Việt Nam đã ký Công ước vào ngày
16/11/1994 và phê duyệt Kế hoạch Hành động ĐDSH để hỗ trợ việc thực hiện Công
ước tại Việt Nam vào tháng 12 năm 1995.
Các mục tiêu của Công ước ĐDSH là:
- Bảo tồn ĐDSH (sự phong phú của sự sống);
- Sử dụng các thành phần của ĐDSH (hệ sinh thái, loài và nguồn gen) mà không
làm suy thoái về số lượng và chất lượng (sử dụng bền vững);
- Chia xẻ công bằng lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn gen.

Công ước nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo tồn trong các điều kiện
tự nhiên với các hoạt động hỗ trợ cho bảo tồn ở ngoài các khu tự nhiên. Công ước giải
quyết các nhu cầu xác định và giám sát các thành phần
ĐDSH quan trọng, thành lập và duy trì các hệ thống KBTTN tiêu biểu, quản lý
bền vững tài nguyên sinh học cả trong và ngoài KBT, phục hồi các hệ sinh thái đã bị
suy thoái, các hành động phục hồi các loài động thực vật bị đe dọa, kiểm soát các loài
ngoại nhập và sâu bệnh, ngăn chặn các nguyên nhân trực tiếp và sâu xa dẫn đến tổn
thất ĐDSH, đáp ứng các nhu cầu về nghiên cứu, khoa học và đào tạo.
Thực hiện tại Việt Nam: Công ước ĐDSH được giao cho Bộ Tài nguyên Môi
trường quản lý và theo dõi/giám sát. Tuy nhiên, Cục Kiểm lâm và Cục Lâm nghiệp, Bộ
Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn được giao các nhiệm vụ quản lý rừng trong Công
ước.
2.2 Công ước Ramsar về Đất ngập nước
Công ước Ramsar về các khu ĐNN quan trọng, ban đầu tập trung vào bảo tồn
và sử dụng khôn ngoan các khu ĐNN là sinh cảnh của các loài chim nước quan trọng.
Trọng tâm này ngày càng được mở rộng và hiện nay ĐNN được xác định rõ ràng là hệ
sinh thái rất quan trọng cho bảo tồn ĐDSH nói chung và cho sự tồn tại của con người.
Công ước Ramsar đã bắt đầu được thực thi từ năm 1975 và tính tới 4/4/2002, đã có 131
thành viên tham gia ký kết vào Công ước và bảo vệ 1.150 khu ĐNN. Công ước này
được bổ sung bằng một Nghị định thư tại Paris năm 1982.
Việt Nam đã tham gia vào Công ước này từ 20/9/1988 và đã thành lập một khu ĐNN,
VQG Thiên nhiên Xuân Thủy, đã được đưa vào “Danh sách các Khu ĐNN có tầm
quan trọng quốc tế”.
Thực hiện tại Việt Nam: Công ước Ramsar và các khu ĐNN hiện do Bộ Tài
nguyên và Môi trường quản lý, theo dõi và giám sát. Tuy nhiên, các nhiệm vụ quản lý
rừng trong các khu ĐNN lại do Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn quản lý.
2.3 Công ước CITES
Công ước CITES được hoàn thành vào ngày 3/3/1973 tại Washington với 13
thành viên ban đầu và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1975. Hiện nay, có 164 quốc gia
tham gia vào Công ước CITES. Để đáp ứng yêu cầu quốc tế về tầm quan trọng của các

loài hoang dã và vai trò của Việt Nam trong hoạt động buôn bán động thực vật hoang
dã tại Đông Dương, Việt Nam đã tham gia vào Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài
động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES) và trở thành thành viên chính
thức (Số 121) vào ngày 20 tháng 01 năm 1994. Công ước này là một công cụ để hỗ trợ
các nước ngăn chặn buôn bán quốc tế bất hợp pháp và không bền vững động thực vật
hoang dã. Khi nhận thức được là “ mỗi nhà nước chính là người
bảo vệ tốt nhất động thực vật hoang dã của chính nước mình”, Công ước CITES sẽ
giúp thúc đẩy hợp tác quốc tế trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Việt Nam tham gia
đầy đủ vào các Hội nghị các nước thành viên được tổ chức hai năm một lần để quyết
định những vấn đề chính về thực hiện Công ước (quyết định dựa vào bỏ phiếu chiếm
đa số) và duy trì liên lạc thường xuyên với Ban Thư ký của Công ước CITES và với
nhiều nước thành viên khác.
Sự tham gia của Việt Nam vào Công ước CITES và nỗ lực trong những năm vừa
qua đã góp phần làm giảm buôn bán bất hợp pháp động thực vật hoang dã và đã nâng
cao nhận thức của người Việt Nam về bảo tồn loài, nhất là các loài quý hiếm. Hành vi
buôn bán, săn bắt, giết hại và sử dụng các loài ĐVHD làm thức ăn đã bị chỉ trích mặc
dù hiện còn ít các hành động ngăn chặn do thiếu nhiều văn bản pháp quy phù hợp.
Nhiều tổ chức và cá nhân tuân thủ theo các quy định của Công ước CITES trong việc
nuôi một số loài hoang dã đã thu được giá trị cao từ các sản phẩm xuất khẩu.
Buôn bán bất hợp pháp và không bền vững các loài hoang dã được coi là mối đe
dọa lớn nhất đối với sự tồn tại của các loài động thực vật quý hiếm và nguy cấp của
Đông Dương. Trong khi các loài hoang dã có nguồn gốc từ trong nước cũng như từ
những nước láng giềng ngày càng được tiêu thụ nhiều tại Việt Nam, phần lớn là do
việc tăng thu nhập của người dân thành thị, đại bộ phận các loài hoang dã được xuất
khẩu bất hợp pháp ra thị trường quốc tế.
Khi trở thành thành viên của Công ước CITES, việc thực hiện và tuân thủ các
điều khoản của Công ước là một nhiệm vụ khá thách thức đối với nhiều quốc gia. Điều
này thường rất đúng đối với các nước đang phát triển khi những nước này thiếu nguồn
lực về mặt nhân sự, kỹ thuật, trang thiết bị và cơ sở vật chất. Việt Nam cũng không
phải là một ngoại lệ. Từ khi trở thành thành viên vào năm 1994, Việt Nam đã cố gắng

tuân thủ một cách có hiệu quả những cam kết với Công ước CITES. Hiện trạng này
chủ yếu là do thiếu cán bộ được đào tạo và tiền lương của họ quá thấp khi thực hiện
công việc, thiếu trang thiết bị, sự hiểu biết và quan tâm của các tầng lớp nhân dân về
bảo tồn ĐDSH còn hạn chế, thiếu sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng liên quan cả
ở trong nước và trên quốc tế. Tới nay, Nhà nước đã có văn bản quy định việc thực hiện
Công ước CITES, có một văn phòng chuyên trách về Công ước CITES tại Cục Kiểm
lâm, ngày càng có nhiều khóa đào tạo về Công ước CITES cho cán bộ của Cục cũng
như cho các cơ quan thực hiện có liên quan. Tuy nhiên, những nỗ lực này vẫn chưa
được đồng bộ và cần có cách thức tiếp cận mang tính chiến lược và toàn diện để tiến
hành việc và thực thi Công ước CITES với mục tiêu kiểm soát có hiệu quả việc buôn
bán động thực vật hoang dã của nước mình.
Thực hiện tại Việt Nam: Chính phủ đã giao cho Bộ NN & PTNT thực hiện
nhiệm vụ của Cơ quan Thẩm quyền lý CITES tại Việt Nam. Bộ đã thành lập Văn
phòng CITES, để giúp Cục trưởng Cục Kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ của cơ quan
Thẩm quyền quản lý do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT uỷ quyền. Hai cơ quan thẩm quyền
khoa học được giao quản lý về mặt khoa học CITES tại Việt Nam là Viện Sinh thái và
Tài nguyên Sinh vật thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia và
Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Các công cụ quản lý buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam
3.1 Công cụ mệnh lệnh và điều khiển
Việt Nam đã xây dựng được nhiều chính sách nhằm định hướng cho quản lý và
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, trong số đó bao gồm cả các chính
sách cụ thể về quản lý buôn bán động vật hoang dã. Nhận thức được giá trị của tài
nguyên thiên nhiên và tiềm năng đa dạng sinh học đối với việc phát triển kinh tế và xã
hội, các chính sách đã nhấn mạnh và khuyến khích việc khai thác bền vững tài nguyên
thiên nhiên và phát triển nuôi trồng các loài động vật hoang dã có giá trị kinh tế và cả
những loài có số lượng ít để bảo tồn. Dưới đây là các chính sách chính có các định
hướng cho hoạt động khai thác, nuôi, trồng và buôn bán động vật hoang dã ở Việt
Nam:
- Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm

2020 (2003) nhấn mạnh: “Kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán các loài quý hiếm, có
nguy cơ tuyệt chủng cao; loại bỏ các phương thức khai thác hủy diệt, đặc biệt trong
khai thác thủy sản; đẩy mạnh các biện pháp bảo tồn nội vi kết hợp với bảo tồn ngoại
vi”.
- Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát buôn bán động vật,
thực vật hoang dã đến năm 2010 (2004) có nhận định: “…Việt Nam đang phải đối mặt
với tình trạng khai thác, săn bắt, vận chuyển, buôn bán và sử dụng bất hợp pháp
ĐTVHD diễn ra rất nghiêm trọng trong nền kinh tế thị trường. Công tác kiểm soát
BBĐTVHD hiện chưa đạt được hiệu lực và hiệu quả mong muốn…”. Để khắc phục
tình trạng trên, Kế hoạch hành động đó đưa ra mục tiêu chung là: “Tăng cường hiệu
lực và hiệu quả kiểm soát của các cơ quan chức năng để ngăn chặn nạn buôn bán bất
hợp pháp ĐTVHD, tiến tới quản lý bền vững và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
ĐTVHD, góp phần thiết thực vào việc thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc
gia đến năm 2010”.
- Đề án bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gố (LSNG) giai đoạn 2006-2020
(2006) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có xác định: “Tăng nhu cầu
nghiên cứu và phát triển khả năng thuần hóa tài nguyên hoang dã… Việc gây nuôi
động vật hoang dã cũng phát triển như vậy. Tới nay nhiều loài động vật hoang dã đã
được gây nuôi, để đáp ứng không những cho nhu cầu trong nước mà còn cho xuất
khẩu như các loài: cá sấu, trăn, rắn độc, ba ba, ếch…”.
- Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020, thực hiện Công ước Đa dạng Sinh học (CBD) và Nghị định thư
Cartagena về an toàn sinh học (2007), cũng nhấn mạnh: “Xây dựng và phát triển mô
hình sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật; kiểm soát phòng ngừa, ngăn chặn và loại
trừ việc khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các động, thực vật hoang dã quý, hiếm, nguy
cấp Nghiên cứu xây dựng quy trình gây nuôi sinh sản một số động vật có giá trị kinh
tế ngoài danh mục các loài cần bảo tồn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường…
Quy hoạch phát triển các cơ sở gây nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài động,
thực vật hoang dã gắn với bảo tồn các loài động vật đang có nguy cơ bị đe dọa”.
- Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 (2007) định

hướng: “…Bảo tồn rừng phải kết hợp giữa bảo tồn tại chỗ (In situ) với bảo tồn ngoài
nơi cư trú tự nhiên trên diện rộng (Ex situ), kết hợp với phát triển gây nuôi động vật
rừng theo hướng đạt hiệu quả kinh tế cao và được kiểm soát theo quy định của pháp
luật nhằm tạo nguồn hàng hóa, phục vụ bảo tồn rừng… Đẩy mạnh gây trồng, sử dụng
lâm sản ngoài gỗ, tập trung vào các nhóm sản phẩm có thế mạnh như tre, dược liệu,
dầu nhựa, thực phẩm, khuyến khích gây nuôi động vật rừng. Có cơ chế cho các chủ
rừng được quản lý, khai thác và sử dụng hợp pháp lâm sản ngoài gỗ theo quy định của
pháp luật”.
Để đầy đủ hơn các công cụ để quản lý buôn bán động vật hoang dã, ta có bảng
tóm tắt các quyết định, chính sách, văn bản của nhà nước được ban hành theo từng giai
đoạn, từng năm sau đây:
Bảng: Tóm tắt công cụ của nhà nước trong việc quản lý buôn bán động vật
hoang dã trong các giai đoạn
TT Tên văn bản
Các văn bản ban hành từ 1962- 1994
1 Chỉ thị số 134-TTg ngày 21-6-1960 của Thủ tướng Chỉnh phủ về việc cấm bán
voi
2 Nghị định số 39/Hội đồng chỉnh phủ, ngày 5-4-1963 của Hội đồng Chính phủ
ban hành điều lệ tạm thời về săn, bắt chim, thus rừng
3 Thông tư số 40/LN ngày 20-7-1963 của tổng cục lâm nghiệp giải thích và hướng
dẫn thi hành điều lệ tạm thời vè săn, bắt chim, thú rừng
4 Pháp lệnh quy định về việc bảo vệ rừng-Lệnh công bổ Pháp lệnh số 147-LCT
ngày 11-9-1972 của chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
5 Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ngày 25-4-1989
6 Quy định số 276/QĐ ngày 2-6-1989 của bộ lâm nghiệp ban hành quy định việc
quản lý, bảo vệ và xuất nhập khẩu động vật rừng
7 Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Lệnh 58 LCT/HĐNN ngày 19-8-1991 của Hội
đồng nhà nước nước CHXHCN Việt Nam Công bố luật Bảo vệ và phát triển
rừng.
8 Nghị định số 17-HĐBT ngày 17-1-1992 của Hội đồng bộ trưởng về thi hành

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
9 Nghị định số 18/HDDBT ngày 17-1-1992 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng quy
định danh mục động vật, thực vật rừng quỷ hiểm và chế độ quản lý, bảo vệ.
10 Thông tư số 13LN-KL , ngày 12-10-1992 của bộ lâm nghiệp hưởng dẫn thực
hiện nghị định số 18/HĐBT ngày 17-1-1992 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng
quy định danh mục động vật,thực vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ.
11 Chỉ thị số 130-TTg ngày 27-3-1993 của Thủ tướng chính Phủ về việc quản lý và
bảo vệ động vật và thực vật quý hiểm
12 Chỉ thị 283-TTg ngày 14-6-1993 của Thủ tưởng Chỉnh phủ về việc thực hiện
biện pháp cấp bách để quản lý gỗ quý hiểm
13 Công văn số 1888 LN/KL ngày 16-8-1993 của Bộ Lâm nghiệp gửi UBND các
tỉnh các sở lâm nghiệp, sở Nông lâm về việc hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số
283-TTg.
14 Công văn 1817/KGVX, ngày 31-12-1993 của văn phồng chính phủ thông báo ý
kiến của Thủ tướng Chính phủ về Việt Nam tham gia công ước CITES
15 Luật môi trường thông qua ngày 27-12-1993 Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ tư
Các văn bản ban hành từ 1994-2007
1 Quyết định số 844-TCLĐ, ngày 5-8-1994 của bộ trưởng bộ lâm nghiệp giao cho
cục kiểm lâm đại diện Bộ lâm nghiệp thực hiện chức năng cơ quan thẩm quyền
quản lý CITES Việt Nam.
2 Quy định số 845/TTg, ngày 22-12-1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt “Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam”.
3 Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học, ban hành năm 1995
4 Công văn số 551/LN/KL, ngày 21-3-1994 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp gửi
UBND các tỉnh, Thành phổ về việc tăng cường bảo vệ động vật hoang dã.
5 Chỉ thị số 359-TTg ngày 29-5-1996 của Thủ tướng Chính phủ về những biện
pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loại động vật hoang dã.
6 Công văn số 2472/NN/KL/CV ngày 24-7-1996 của Bộ NN và PTNT gửi các sở
NN và PTNT các chi cục kiểm lâm và tổng công ty lâm sản Việt Nam về tăng

cường và bảo vệ động vật hoang dã.
7 Thông tư số 04NN/KL-Thủ tướng Chính phủ ngày 5-2-1996 của Bộ NN và
PTNT hướng dẫn việc thi hành nghị định số 02-CP ngày 5-1-1995 của chính
phủ quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh thương mại và hàng hóa dịch
vụ kinh doanh thương mại có điều kiện trong nước.
8 Nghị định số 11/1999/NĐ/CP, ngày 3-3-1999 của Chính phủ về hàng hóa cấm
lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn
chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.
9 Quyết định số 43/2000/QĐ-BNN-TCCB ngày 19-4-2000 về việc thành lập văn
phòng CITES Việt Nam.
10 Công văn 637-KL-BTTN ngày 2-11-2000 của Cục Kiểm Lâm hướng dẫn nghiệp
vụ quản lý động thực vật hoang dã cho các chi cục kiểm lâm.
11 Quyết định số 140/2000/QĐ/BNN-KL ngày 21-12-2000 của bộ NN và PTNT về
việc công bổ bản danh mục một số loài động vật hoang dã là thiên địch của
chuột.
12 Quyết định số 1494/2001/QĐ-TCHQ ngày 26-12-2001 ban hành thủ tục tạm
thời thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhật khấu.
13 Nghị định số 11/2002/NĐ-CP ngày 2-1-2002 của Chính phủ về việc quản lý
xuất nhập khẩu và quá cảnh các loài động thực vật hoang dã.
14 Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22-4-2002 của Chính phủ về sửa đổi bổ
sung danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành theo nghị định
18/HĐBT ngày 17-1-1992 của hội đồng bộ trưởng quy định danh mục thực vật,
động vật hoanh dã quý hiếm và chế độ quản lý bảo vệ.
15 Thông tư số 123/2003/TT-BNN ngày 14-11-2003 của Bộ trưởng Bộ NN và
PTNT hướng dẫn thực hiện nghị điịnh số 11/2002/NĐ-CP ngày 22-1-2002 của
chính phủ về việc quản lý các hoạt động xuất nhập khấu và quá cảnh các loại
động thực vật hoang dã.
16 Luật thủy sản (Luật số 17/2003/QH11) Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam, Khóa XI, Kỳ họp thứ 4(2003)
17 Nghị định số 139/2004/NĐ-CP, ngày 25-6-2004 về xử phạt hành chính trong

lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản.
18 Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 4-5-2005 về điều kiện sán xuất kinh doanh
một số ngành nghề thủy sán.
19 Luật bảo vệ Môi trường (Luật số 52/2005/QH11) được Quốc hội Nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29-11-
2005.
20 Thông tư của Bộ thủy sản số 02/2006/TT-BTS ngày 20-3-2006 về hướng dẫn
thực hiện nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 4-5-2005 về điều kiện sản xuất
kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.
21 Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30-3-2006 về quản lý động vật rừng, thực
vật rừng nguy cấp quý hiếm của Chính phủ.
22 Quyết định số 54/2006/QĐ-BNN ngày 5-7-2006 của Bọ NN và PTNT về việc
công bố danh mục các loài động vật thực vật hoang dã đã quy định trong các
phụ lục của công ước về buôn bán quốc tế các loại động, thực vật hoang dã nguy
cấp.
23 Nghi định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10-8-2006 của TTCP về quán lý hoạt động
xuất nhập khấu nhập nội từ biển, quả cảnh, nuôi sinh sán nuôi sinh trưởng và
trồng cấy nhân tạo các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
24 Chiến lược phát triến lâm nghiệp Việt Nam giai đoan 2006-2020 ban hành theo
quy định 18/2007/QĐ-TTg ngay 5-2-2007 của Thủ tướng Chính phủ.
25 Chỉ thị số 1284/CT-BNN-KL của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT ban hành ngày
11-4-2007 về việc tăng cường công tác quản lý các trại nuôi sinh sản, sinh
trưởng và cơ sở trồng cây nhân tạo động thực vật hoang dã.
26 Quyết định số 07/2007/QĐ-BNN của bộ NN và PTNT ngày 23-1-2007 về việc
thành lập cơ quan quản lý công ước về buôn bán quốc tế các loại động thực vật
hoang dã nguy cấp.
Các văn bản ban hành từ năm 2008 đến nay
27 Quyết định số 74/2008/QĐ-BNN ngày 20/06/2008 Về việc công bố Danh mục
các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước
về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp

28 Chỉ thị số 3417/CT-BNN-KL ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý động vật hoang dã.
29 Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản
lý lâm sản. Kiên quyết xử lý, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở gây nuôi động vật
hoang dã đối với tổ chức, cá nhân vi phạm và không đủ điều kiện gây nuôi theo
quy định của pháp luật.
30 Chỉ thị số 29/2011/CT-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2011 về tăng cường thực
hiện các biện pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển các loại động vật hoang dã
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

3.2 Công cụ kinh tế
Các chính sách nhằm hạn chế việc buôn bán động vật hoang dã
- Nghị định số 77/CP ngày 29/10/2996 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Nghị định số 17/NĐ-TTg về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 77/CP.
- Thông tư 63/2004/TT-BNN 11/11/2004Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn một số
nội dung của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của Chỉnh phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- Thông tư 28/2005/TT-BNN 26/5/2005 Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn sửa đổi,
bổ sung một số điểm của Thông tư số 63/2004/TT-BNN ngày 11/11/2004 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số
139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Các quỹ môi trường:
* Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wide Fund For Nature - WWF) là một
trong những tổ chức phi chính phủ lớn nhất thế giới về bảo vệ thiên nhiên. Tên cũ
là Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới hoặc Quỹ Bảo vệ Đời sống Thiên nhiên Thế giới.
WWF đưa ra những mục tiêu sau :
WWF mong muốn giảm bớt sự tàn phá thiên nhiên toàn cầu để xây dựng một

tương lai mà con người sống hòa hợp cùng thiên nhiên.
- Bảo tồn sự đa dạng sinh học của thế giới.
- Đảm bảo duy trì sử dụng các tài nguyên thiên nhiên có thể tái sinh.
- Xúc tiến việc giảm bớt ô nhiễm môi trường và tiêu thụ lãng phí.
Từ năm 1960, WWF đã tài trợ cho khoảng 12.000 dự án trong 153 quốc gia và
1.500.000 cây số vuông đã có thể chuyển thể thành vườn quốc gia. Vào năm 2005,
WWF đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành lập Mạng
luuwosi kinh doanh lâm sản Việt Nam (VFTN), mạng lưới đầu tiên từ trước đến nay
nhằm thúc đẩy các mối quan hệ thương mại giữa các nhà sản xuất sản phẩm lâm sản có
trách nhiệm tại Việt Nam và người mua trên toàn thế giới. Ngoài ra, WWF cũng thực
hiện dự án thí điểm “Hỗ trợ các cơ quan thực thi pháp luật nhằm làm giảm nạn buôn
bán trái phép động vật hoang dã trên và qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” thuộc khu
vực trung Trường Sơn. Dự án do Quỹ Aage V. Jensen Charity của Đan Mạch tài trợ
thông qua WWF Đan Mạch, được thực hiện bởi WWF Việt Nam và TRAFFIC trong
thời gian hai năm với mục tiêu giảm tình trạng buôn bán động thực vật hoang dã trái
phép tại khu vực vùng núi Trường Sơn nằm giữa biên giới Lào và Việt Nam. Đây là
nơi cư ngụ của nhiều loại động vật được xếp hạng bảo tồn toàn cầu như: hổ, voi châu
Á, sao la…
*Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam:
Có chức năng:
- Tiếp nhận các nguồn vốn theo quy định để tạo nguồn vốn hoạt động cho Quỹ Bảo vệ
môi trường Việt Nam.
- Hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án, các hoạt động bảo tồn thiên nhiên và đa
dạng sinh học, phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường mang
tính quốc gia, liên ngành, liên vùng hoặc giải quyết các vấn đề môi trường cục bộ
nhưng phạm vi ảnh hưởng lớn dưới các hình thức sau:
+ Cho vay với lãi suất ưu đãi;
+ Hỗ trợ lãi suất vay vốn, bảo lãnh vay vốn cho các dự án môi trường vay vốn
từ các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
+ Tài trợ kinh phí cho việc xây dựng, triển khai các dự án huy động nguồn vốn

của Quỹ nhằm thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường,
ứng phó, khắc phục hậu quả do sự cố, thảm họa môi trường gây ra; cho các chương
trình, kế hoạch, dự án theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; cho việc tổ chức các
giải thưởng môi trường, các hình thức khen thưởng nhằm tôn vinh các tổ chức, cá nhân
điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường; cho các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường được quy định tại Điều lệ
tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
+ Đồng tài trợ, cho vay vốn các dự án môi trường phù hợp với tiêu chí, chức
năng của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam với các tổ chức tài chính trong và ngoài
nước, Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), các quỹ môi trường nước ngoài, các quỹ môi
trường ngành, địa phương phục vụ cho các hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định
của pháp luật.
- Tham gia điều phối, quản lý tài chính các chương trình, dự án bảo vệ môi
trường trọng điểm theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và
quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
phân công
Đối tượng được hỗ trợ tài chính từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là tổ chức,
cá nhân có các dự án đầu tư hoặc phương án đề nghị tài trợ thực hiện các hoạt động
bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; dự án đầu tư thực hiện
việc phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường mang tính quốc
gia, liên ngành, liên vùng hoặc giải quyết các vấn đề môi trường cục bộ nhưng có
phạm vi ảnh hưởng lớn.Trong đó có nội dung đầu tư tài chính về bảo tồn nguồn gen và
các loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu.
* Quỹ Môi trường Sida (SEF) là Quỹ tài trợ nhỏ do Chính phủ Thụy Điển hỗ
trợ chính thức cho Việt Nam thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Thụy Điển (Sida) và
Đại sứ quán Thuỵ Điển tại Hà Nội. Quỹ được thành lập và bắt đầu chính thức hoạt
động từ tháng 7/1997 nhằm hỗ trợ các sáng kiến địa phương trong công tác bảo vệ môi
trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Sau hơn 10 năm hoạt động Quỹ đã
có những đóng góp tích cực tới hoạt động BVMT ở cơ sở và vai trò của các tổ chức xã

hội. Trong đó, quỹ đã thực hiện hỗ trợ nhằm phát triển và nâng cao năng lực cho Nhóm
tình nguyện viên về Truyền thông môi trường - hạn chế buôn bán và tiêu thụ động vật
hoang dã tại Hà Nội. Nhóm bảo tồn và giáo dục môi trường Da vàng.
3.3 Công cụ tuyên truyền và giáo dục
Tổ chức Hành động vì Động vật hoang dã( Action for Wildlife Organizationa)
Câu lạc bộ chính thức được thành lập vào ngày 11/04/2010 (với tên cũ AWVC)
- sau đó đổi tên thành AWO (vào ngày 09/10/2011) với mục đích liên kết tình nguyện
viên tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh thành khác lại với nhau cùng
chung tay hành động góp phần bảo vệ động vật hoang dã nói riêng và sự đa dạng sinh
học của Việt Nam nói chung. Với mục đích:
- Nâng cao hiệu quả của hoạt động điều tra, giám sát các cơ sở vi phạm liên quan đến
động vật hoang dã bằng các chương trình tập huấn kỹ năng nhận dạng động vật hoang
dã, kỹ năng điều tra, giám sát an toàn, hiệu quả cao cho tình nguyện viên. Đồng thời,
câu lạc bộ còn tổ chức các chương trình điều tra, giám sát tập trung tại một số khu vực
nhất định trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh thành khác nhằm hỗ
trợ cơ quan chức năng phát hiện kịp thời và giải quyết các vụ vi phạm mới và theo dõi
các điểm vi phạm cũ.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng bằng các chương trình truyền thông được tổ chức
định kỳ tại khu vực công cộng như công viên, trung tâm mua sắm,… Qua đó giúp
người dân hiểu thêm về hiện trạng và nguy cơ tuyệt chủng của các loài động vật hoang
dã và kêu gọi cộng đồng cùng chung tay bảo vệ các loài động vật hoang dã của Việt
Nam.
- Nâng cao kiến thức cho học sinh cấp bậc tiểu học và trung học cơ sở về động vật
hoang dã và ý thức bảo vệ động vật hoang dã. Tổ chức đã đề ra kế hoạch tổ chức
những tiết học xanh nhằm giới thiệu đến các em công tác bảo tồn động vật hoang dã
hiện nay và truyền đạt những thông tin liên quan đến động vật hoang dã qua các trò
chơi trực quan sinh động.
- Bên cạnh đó, AWO luôn hưởng ứng và sẵn sàng tham gia cùng với các câu lạc bộ, tổ
chức môi trường khác trong các hoạt động bảo vệ môi trường, giúp công tác bảo vệ
môi trường đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, AWO còn mong muốn được giao lưu, học

hỏi kinh nghiệm tổ chức từ các câu lạc bộ khác để đưa ra các hoạt động đa dạng hơn và
hiệu quả cao.
Triển lãm bảo vệ động vật hoang dã
Hai cuộc triễn lãm tại công viên Gia Định, TP HCM, và công viên Hòa Bình,
Hà Nội, nằm trong chuỗi các hoạt động thường kỳ được tổ chức tại các khu vực đô thị
ở Việt Nam trong năm nay. Triển lãm khuyến khích người dân tìm hiểu về thực trạng
của các loài động vật đang bị nguy cấp và cung cấp những cách thức hữu ích để bảo vệ
chúng.
Người tham dự có thể xem phim về tình trạng nguy cấp của các loài động vật
hoang dã tại Việt Nam và tham gia trả lời những câu hỏi trắc nghiệm về các vấn đề
được nêu ra trong các bảng thông tin. Ngoài ra, họ có thể chia sẻ ý kiến về các chủ đề
như gây nuôi động vật hoang dã và sử dụng thuốc cổ truyền làm từ động vật hoang dã,
bên cạnh hoạt động nâng cao nhận thức khác.
Hai triển lãm cũng khuyến khích người xem tham gia Mạng lưới Tình nguyện
viên bảo vệ động vật hoang dã hiện gồm 3.000 thành viên trên cả nước. Mạng lưới cho
phép người dân hỗ trợ trong việc báo cáo và giám sát các trường hợp vi phạm liên
quan đến động vật hoang dã.
Ngoài ra, chương trình “Đồng hành cùng FPT và WCS trong chương trình
bảo vệ động vật hoang dã” ngày 26 tháng 10 năm với sự tham gia của đông đảo đại
biểu đến từ Tập đoàn FPT, Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS), Ngân hàng
thế giới tại Việt Nam (WB) và khoảng 30 phóng viên đến từ các cơ quan báo chí.
Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) được thành lập năm 1895 tại Hoa
Kỳ nhằm bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) và sinh cảnh của chúng trên toàn cầu.
WCS hiện đang hoạt động trên 60 quốc gia. WCS đã mời một số doanh nghiệp hàng
đầu trong nước tham gia chương trình, trong đó FPT là công ty đầu tiên muốn thay đổi
hành vi của nhân viên từ tiêu thụ sang bảo vệ động vật hoang dã. WCS giúp các doanh
nghiệp được quảng bá tích cực trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước
và quốc tế, thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài thông qua một vấn đề được thế giới
quan tâm là động vật hoang dã, có cơ hội mở rộng mạng lưới đối tác là các doanh
nghiệp và tổ chức quốc tế trong chương trình này…

FPT và WCS đã ký thỏa thuận hợp tác thực hiện chương trình “Nói không với
tiêu thụ động vật hoang dã được bảo vệ”. Theo đó, WCS sẽ giúp nâng cao nhận thức
về bảo vệ động vật hoang dã cho nhân viên Tập đoàn FPT với nhiều hoạt động như
trình chiếu các đoạn phim, thi thiết kế áp phích về bảo vệ động vật hoang dã, các đánh
giá về hoạt động nội bộ…
Sách tham khảo trong bảo tồn động vật hoang dã
Cơ quan quản lý của Việt Nam thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài
động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES Việt Nam) và Hiệp hội Bảo tồn động vật
hoang dã (WCS), Chương trình Việt Nam vừa ra mắt một bộ sách hữu ích dành cho
các cán bộ thực thi pháp luật.
Bộ sách này gồm 3 cuốn: “Thẩm vấn đối tượng buôn lậu loài hoang dã – Kỹ
thuật điều tra tội phạm liên quan đến loài hoang dã”; “Vận chuyển có kiểm soát – Kỹ
thuật điều tra tội phạm liên quan đến động vật hoang dã” và “Thủ đoạn cất giấu loài
hoang dã – Sổ tay nghiên cứu điển hình”. Bộ sách do Ban Thư ký Interpol, Ban Thư ký
CITES và Tổ chức Hải quan thế giới xây dựng và phát hành nhằm cung cấp những
hướng dẫn cũng như giới thiệu về những kỹ năng chung trong việc kiểm tra, giám sát
hoạt động buôn bán và điều tra tội phạm liên quan đến loài hoang dã.
Bộ sách được Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam dịch từ nguyên gốc Tiếng Anh
ra Tiếng Việt và in ấn phát hành với sự hỗ trợ của WCS. Cơ quan Quản lý CITES Việt
Nam và WCS hy vọng, ba cuốn sách sẽ giúp các cơ quan thực thi pháp luật thực thi
hiệu quả các quy định về bảo vệ các loài động vật, thực vật hoang dã và thúc đẩy công
tác ngăn chặn hoạt động buôn bán trái phép các loài hoang dã tại Việt Nam và trong
khu vực.
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ BUÔN
BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở VIỆT NAM
1.1 Tình hình thực hiện các công cụ quản lý về buôn bán động vật hoang dã ở Việt
Nam
Có thể nói, hoạt động BBĐTVHD ở Việt Nam có thể được khái quát thành hai
kênh khai thác và buôn bán chính đó là buôn bán bất hợp pháp và buôn bán hợp pháp.

Các nghiên cứu và đánh giá về hoạt động buôn bán động vật hoang dã bất hợp
pháp cho thấy, động vật hoang dã khai thác, săn và bẫy từ tự nhiên, đầu tiên được thu
gom do các chủ thu mua cỡ nhỏ, sau đó chuyển qua các chủ buôn bán lớn hơn (quy mô
vùng, tỉnh), rồi được chuyển tới các nơi tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu (Sơ đồ 1). `
Hoạt động buôn bán hợp pháp diễn ra với hình thức và mạng lưới tương đối
khác (Sơ đồ 2), đối tượng tham gia cũng đa dạng hơn, trong đó có các trại nuôi và cở
sở trồng cấy nhân tạo. Ở hình thức buôn bán này, ĐVHD được khai thác từ tự nhiên
hoặc từ các cơ sở trồng cấy nhân tạo được thu mua từ nhũng người mua gom địa
phương hoặc người thu mua ở vùng sau đó được xuất khẩu, hoặc chuyển đến tiêu thụ ở
cở sở sản xuất thuốc, cửa hàng ăn, nhà máy chế biến. Nhiều trường hợp ĐVHD được,
mùa trực tiếp từ người khai thác và nuôi, trông cho các nhà hàng hoặc người tiêu thụ
cuối cùng.
Cũng theo các báo cáo đánh giá, một phần động vật tiêu thụ ở thị trường Việt
Nam có nguồn gốc ở các nước trong khu vực. Vì thế Việt Nam không chỉ đóng vai trò
là nơi cung cấp, mà còn là thị trường trung chuyển đối với ĐVHD đi các thị trường và
nơi tiêu thụ khác.
Sơ đồ 1: Sơ đồ mạng lưới buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp ở Việt Nam
Sơ đồ 1: Sơ đồ mạng lưới buôn bán động vật hoang dã hợp pháp ở Việt Nam
Công cụ mệnh lệnh và điều khiển
Hiện tại với sự nỗ lực của Chính phủ và các tổ chức liên quan, công tác bảo
tồn ĐDSH nói chung và ĐVHD nói riêng tại Việt Nam đã từng bước được cải thiện.
Một loạt các quy định, văn bản pháp luật đã được Nhà nước ban hành nhằm quản lý
việc buôn bán trái phép các loài ĐVHD trong nước. Trong phần này, chúng tôi chỉ
trình bầy vắn tắt việc thực thi các chính sách này từ năm 1992 (sau khi ban hành Nghị
định 18/HĐBT) cho đến nay và cũng tập trung vào việc thực hiện các chính sách và
văn bản cụ thể về hoạt động BBĐTVHD như Kế hoạch hành động quốc gia về tăng
cường quản lý buôn bán động, thực vật hoang dã đến năm 2010, Nghị định 18/HĐBT,
Nghị định 48/2002/NĐ-CP, Nghị định 11/2002/NĐ-CP, Nghị định 59/2005/NĐ-CP,
Nghị định 32/2006/NĐ-CP và Nghị định 82/2006/NĐ-CP.
Đối với Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường quản lý buôn bán động,

thực vật hoang dã đến năm 2010 được ban hành trong bối cảnh hoạt động buôn bán
động vật hoang dã đang phát triển mạnh ở Việt Nam.
Những điều đã làm được khi ban hành công cụ này:
- Đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết nhằm định hướng cụ thể cho việc quản lý,
ngăn chặn buôn bán bất hợp pháp và thúc đẩy việc phát triển gây nuôi, nhân giống các
loài ĐVHD có giá trị kinh tế để đem lại thu nhập cho người dân.
- Nhiều hành động cụ thể đã hoặc đang được thực hiện một cách tích cực. Trong
số đó phải kế đến hoạt động tăng cường thực thi pháp luật; tăng cường năng lực, hoàn
thiện khung pháp lý; xây dựng quy trình nhân nuôi động vật, hợp tác quốc tế…
- Một số hoạt động tuyên truyền về bảo vệ các loài ĐVHD và khuyến khích việc
không sử dụng các loài ĐVHD nguy cấp và có nguồn gốc từ buôn bán bất hợp pháp
cũng được thực hiện theo định hướng của Kế hoạch hành động. Ví dụ như chương
trình tuyên truyền và bảo tồn về rùa biển (WWF, Traffic và Bộ Thủy sản), hay chương
trình bảo tồn hổ (WWF, CRES)
- Đã được tiến hành ở hơn 10 tỉnh và khu vực được coi là các điểm nóng về khai
thác, buôn bán ĐVHD.
- Hoạt động gây nuôi sinh sản, tự phát hoặc có quản lý đã phát triển khá mạnh
trong thời gian qua. Việc phát triển này một phần là do có các chính sách phù hợp hơn
hoặc thông qua một số điều chỉnh chính sách, cụ thể như phân cấp đăng ký trại nuôi,
xác nhận nguồn gốc, đơn giản hóa thủ tục Việc nuôi, xuất khẩu trăn, cá sấu, ếch phát
triển nhiều ở một số địa phương trong thời gian qua cho thấy chính sách về gây nuôi
động vật hoang đã phát huy mạnh tại nhiều địa phương giàu tiềm năng.
Song công cụ này vấp phải những hạn chế sau:
- Thiếu kinh phí và đầu tư thích hợp cũng làm chậm tiến độ thực hiện các mục
tiêu đã đề ra. Đặc biệt là việc nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý và cơ quan
thực thi pháp luật, liên quan đến buôn bán động vật hoang dã; tuyên truyền và nâng
cao nhận thức của cộng đồng; nghiên cứu đánh giá về thực trạng của hoạt động buôn
bán, đặc biệt là quần thể các loài đang bị khai thác và buôn bán.
- Việc thực hiện mục tiêu phát triển gây nuôi cũng gặp nhiều khó khăn về kỹ
thuật, nguồn giống và cơ sở khoa học.

- Việc giám sát thực hiện cũng chưa được chú trọng đúng mức khi Kế hoạch đã
được ban hành và tiến hành được quá nửa thời gian dự kiến, nhưng chưa được tổng
kết, báo cáo. Do đó, cũng khó có thể đánh giá được việc thực hiện đã được tiến hành
tới đâu, có những bất cập hay bất hợp lý nào trong khi thực hiện.
- Trong Kế hoạch hành động có một mục tiêu quan trọng, nhằm đem lại lợi ích
cho cộng đồng từ các giá trị của đa dạng sinh học, đó là: “Gây nuôi sinh sản nhân tạo
các loài ĐTVHD như một công cụ bảo tồn và xóa đói giảm nghèo”. Nhưng thực tế,
mục tiêu này chưa được thực hiện triệt để, ví dụ như các cộng đồng sống quanh và
trong rừng chưa được khuyến khích và hỗ trợ thực sự trong việc phát triển nuôi, trồng
các loài ĐVHD có giá trị kinh tế.
 Hoạt động buôn bán nội địa
Đối với Nghị định 18/HĐBT là một trong các nghị định về buôn bán ĐVHD
được thực hiện trong một thời gian dài nhất (khoảng 15 năm) với một lần được bổ sung
bằng Nghị định 48/2002/NĐ-CP (2002).
Những điều đạt được từ Nghị định:
- Trên thực tế, Nghị định có nhiều ảnh hưởng nhất đối với hoạt động bảo vệ,
khai thác và kinh doanh, buôn bán các loài ĐVHD. Đây cũng là nghị định đầu tiên có
định nghĩa về các loài quý, hiếm và các loài động vật hoang dã thông thường.
- Nhiều các vụ việc liên quan đến việc khai thác, buôn bán và sử dụng các loài
ĐVHD quý hiếm được quy định trong Nghị định đã bị xử phạt, truy tố theo đúng quy
định của Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng và Nghị định 18/HĐBT.
Hạn chế:
- Do thiếu các tư liệu và thông tin cần thiết, việc thực thi Nghị định cũng gặp
nhiều khó khăn. Ví dụ, việc nhận dạng các loài động vật quý hiếm, đặc biệt các sản
phẩm của chúng là rất khó khăn đối với hầu hết các cơ quan thực thi như kiểm lâm, hải
quan, công an và quản lý thị trường.
- Ngoài ra, rất nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng do buôn bán lại không được nêu
trong Nghị định, nhưng ngược lại nhiều loài có tên trong Nghị định nhưng không hề bị
đe dọa do việc buôn bán trong nước hoặc quốc tế.
Nghị định 32/2006/NĐ-CP là Nghị định mới nhất được ban hành nhằm thay thế

Nghị định 18/HĐBT và Nghị định 48/2002/NĐ-CP để phù hợp với Luật Bảo vệ và
Phát triển Rừng (2004). Việc ban hành Nghị định cũng để bổ sung, sửa đổi các thiếu
sót và bất cập của hai Nghị định trước. Đặc biệt việc soạn thảo Nghị định 32/2006/NĐ-
CP đã có tham khảo và điều chỉnh phù hợp với Công ước CITES và chú ý đến việc
tránh sự trùng lặp trong việc thực thi luật quốc gia và công ước quốc tế. Trong Nghị
định, các loài động, thực vật thuộc chuyên ngành thủy sản quản lý như rùa biển đã
được đưa ra khỏi phụ lục.
Về cơ bản, Nghị định 32/2006/NĐ-CP đã được soạn thảo kỹ lưỡng hơn, các quy
định đã được nêu rõ ràng, đặc biệt các quy định để thực thi. Tuy nhiên, việc thực thi
Nghị định cũng gặp các vấn đề tương tự như Nghị định 18/HĐBT. Ví dụ, không có
hướng dẫn nhận dạng các loài được quy định trong Nghị định, đặc biệt là các sản
phẩm. Thiếu các tài liệu hướng dẫn và tập huấn phù hợp đã gây nhiều khó khăn cho
việc thực thi.
 Đối với hoạt động buôn bán quốc tế
Hoạt động kinh doanh và buôn bán quốc tế các loài ĐTVHD trên lãnh thổ Việt
Nam về cơ bản được thực hiện theo quy định của 3 nghị định là: Nghị định
11/2002/NĐ-CP, Nghị định 59/2005/NĐ-CP và Nghị định 82/2002/NĐ-CP. Đây là 3
nghị định quan trọng nhất quy định việc buôn bán quốc tế các loài động, thực vật
hoang dã.
Những điều đạt được:
- Những nghị định này có ý nghĩa quan trọng trong vai trò là căn cứ pháp luật
chính để thực thi CITES và buôn bán quốc tế các loài ĐTVHD nguy cấp.
- Ít nhất đã có 6 lớp tập huấn về thực thi CITES được tiến hành cho các đối
tượng là chủ trại nuôi động vật, các cơ sở phát triển, nhân giống các loài thực vật
hoang dã và các cơ quan thực thi pháp luật như hải quan, công an, bộ đội biên phòng,
kiểm lâm, quản lý thị trường Bên cạnh đó, nội dung về thực thi CITES cũng chính
thức được đưa vào chương trình đào tạo chuyên môn của cơ quan hải quan. Các hoạt
động này đã có những hiệu quả trực tiếp đến việc quản lý buôn bán ĐVHD và thực thi
CITES tại Việt Nam.
- Hàng loạt các trại gây nuôi động vật hoang dã đã được đăng ký và giám sát

theo đúng quy định của CITES. Điều này đã có ảnh hưởng tích
cực đối với các hoạt động buôn bán ĐVHD và duy trì những nguồn thu nhập nhất định
cho cộng đồng gây trồng và kinh doanh loại hàng hóa.
Hạn chế:
- Trong khi thực hiện, xuất hiện nhiều sự trùng lặp gây khó hiểu giữa Nghị định
48/2002/NĐ-CP và Nghị định 11/2002/NĐ-CP. Ví dụ, các cơ quan hải quan, quản lý
thị trường thường thắc mắc khi làm thủ tục xuất nhập cho một loài xuất hiện ở trong
Phụ lục của cả hai Nghị định, hoặc khó khăn khi không có chế tài xử phạt các vụ vi
phạm về buôn bán, vận chuyển các loài thuộc các phụ lục của CITES nhưng không
phân bố ở Việt Nam.
- Nghị định 59/2005/NĐ-CP có một số điểm trùng lặp với với Nghị định
48/2002/NĐ-CP và Nghị định 11/2002/NĐ-CP do một số loài rùa biển cá cóc và cá sấu
được quy định ở cả hai nghị định đã gây ra khó khăn trong thực hiện. Thí dụ: các trại
nuôi và cơ quan thực thi pháp luật không xác định được nên áp dụng nghị định nào đối
với đối tượng kinh doanh là cá sấu hoặc các sản phẩm từ rùa biển.Mặc dù trong Nghị
định và Thông tư quy định việc kinh doanh và khai thác rùa biển là trái pháp luật,
nhưng trong thực tế, sản phầm từ rùa biển, đặc biệt là đồi mồi vẫn được bầy bán ở
nhiều quầy hàng ở các địa phương mà không bị các cơ quan thực thi pháp luật tiến
hành thu giữ hay xử lý. Tương tự như thế, nhiều loài thủy sản khác được quy định
trong văn bản trên bị khai thác, thu mua trái phép vẫn được nuôi, giữ, hoặc buôn bán
mà không bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Việc thực hiện các Nghị định này phức tạp và khó khăn đối với hầu hết các cơ
quan thực thi pháp luật của Việt Nam vì không có thông tin hoặc khả năng nhận biết
đối với các loài trong các phụ lục của Công ước, đặc biệt là các chế phẩm, bộ phận của
các loài đó. Việc sử dụng 3 ngôn ngữ song song (tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha) khi
cấp phép cũng gây khó khăn cho các cơ quan thực thi.
- Khi thực hiện, việc áp dụng các hình thức xử phạt hoặc truy cứu trách nhiệm
trong các trường hợp buôn bán ĐVHD còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt phức tạp với
các lô hàng là động vật sống có nguồn gốc từ nước ngoài, hoặc không phân bố ở Việt
Nam. Việc lưu giữ luôn gặp khó khăn về kinh phí và kỹ thuật. Các hướng giải quyết

luôn gặp khó khăn giữa đạo đức đối xử với động vật và kinh phí cũng như lợi ích về
kinh tế.
- Việc kết nối giữa các cơ quan thực thi trực tiếp như hải quan, công an, kiểm
lâm với các cơ quan khoa học và quản lý CITES cũng không dễ dàng, đặc biệt là đối
với các cán bộ làm việc tại các cửa khẩu ở xa, điều kiện liên lạc và thông tin bị hạn
chế.
Công cụ kinh tế
Nhà nước đã đẩy mạnh công tác điều tra xử lý nghiêm các vụ săn bắn, vận
chuyển, buôn bán trái phép ĐVHD, nhất là các đường dây lớn, liên tỉnh, liên vùng, liên
huyện.
Ban hành các quy định đối với các hình thức vi phạm cụ thể để làm cơ sở xử
phạt các đối tượng săn bắn, vận chuyển, buôn bán trái phép ĐVHD.
Nhà nước cấp giấy phép gây nuôi ĐVHD cho các cá nhân tổ chức, và Các tổ
chức, quỹ môi trường cũng tăng cường đầu tư cho các dự án lớn nhằm hạn chế việc săn
bắt, buôn bán các loài ĐVHD có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên.
Công cụ tuyên truyền và giáo dục
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học nói chung
và ĐVHD nói riêng là nhận thức của cộng đồng về vấn đề quản lý và bảo tồn. Chính vì
vậy công tác tuyên truyền, giáo dục về vai trò của ĐVHD đối với môi trường và các
chủ chương, chính sách của Nhà nước trong vấn đề bảo tồn và phát triển ĐVHD là hết
sức cần thiết. Hiện tại, theo quy định trong Nghị định số 39/CP ngày 18/5/1994 của
Chính phủ về Hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm thì Kiểm lâm là
lực lượng chuyên trách quản lý, bảo vệ rừng. Bên cạnh đó Kiểm lâm cũng có nhiệm vụ
thông tin, tuyên truyền nhằm mục đích nâng cao hiểu biết của người dân. Việc áp dụng
các công cụ tuyên truyền, giáo dục về quản lý và bảo tồn ĐVHD ở nước ta đã được
thực hiện bằng nhiều hình thức như:
Triển khai Kiểm lâm viên xuống địa bàn thôn bản trực tiếp vận động cộng đồng
địa phương tham gia bảo vệ rừng, bảo vệ ĐVHD
Xây dựng các Chương trình tập huấn nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết
về tầm quan trọng của công tác bảo tồn ĐVHD cho cộng đồng. Ví dụ: Hiệp hội Bảo

tồn động vật hoang đã, Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV) đã kết hợp với một số
trường đại học mở lớp tập huấn về công tác Bảo tồn ĐVHD. Bên cạnh đó Trung tâm
Giáo dục Thiên nhiên (ENV) còn tổ chức phát động tham gia ký cam kết bảo vệ các
loài gấu của Việt Nam và đã nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người dân.
Hiện nay trên địa bàn một số tỉnh, thành phố đã thành lập các câu lạc bộ tuyên
truyền về bảo vệ ĐVHD và thành viên chủ yếu là sinh viên, học sinh. Ví dụ: CLB Tuổi
trẻ Việt hành động vì ĐVHD (TT.Huế), CLB hành động vì ĐVHD (TP.Hồ Chí Minh)

Lập các bảng tin, biển báo tuyên truyền trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân
trong công tác bảo vệ ĐVHD. In tờ rơi, tờ bướm phân phát đến các nhà hàng, khách
sạn, bến xe, nhà ga, nơi công cộng về bảo vệ những loài ĐVHD, các loài quý hiếm.
Một trong những hình thức quan trọng và hiệu quả nhất đó là thông qua các phương
tiện thông tin đại chúng như báo chí, internet. Qua báo chí, internet nhiều đường dây
buôn bán ĐVHD được chú ý, phát hiện và xử lý kịp thời.
Đưa ra xét xử công khai, xét xử điểm nhiều vụ săn bắn, vận chuyển, mua bán
trái phép ĐVHD để phục vụ công tác răn re, giáo dục, tuyên truyền. Thiết lập các
đường dây nóng tại các cơ quan Kiểm Lâm và Công an các cấp để nhân dân tố giác và
kịp thời khen thưởng biểu dương các cá nhân đóng góp tích cực vào công tác phòng
chống các hành vi săn bắn, vận chuyển, mua bán trái phép ĐVHD.
1.2 Đánh giá các công cụ được áp dụng quản lý về buôn bán động vật hoang dã
1.2.1 Tính hoàn thiện và phù hợp
Một số công cụ của nhà nước Việt Nam về buôn bán ĐVHD chưa thể hiện
đúng tinh thần của Công ước CITES. Ví dụ: việc hiểu nhầm từ ngữ “Công ước về buôn
bán quốc tế…” và “Công ước quốc tế về buôn bán…” rất dễ gây ra việc ban hành
không đúng văn bản, hoặc chính sách quản lý hoạt động buôn bán ĐVHD, gây những
phiền toái trong việc thực thi.
Do đó, các chính sách quốc gia về buôn bán ĐVHD cần phải được xây dựng
phù hợp với những quy ước quốc tế và cũng cần phù hợp với thực tế cuộc sống, cũng
như bảo đảm được quyền sử dụng tài nguyên của mọi người. Ví dụ, một số văn bản
như Nghị định số 02/CP, Nghị định số 11/1999/NĐ-CP, Thông tư số 04NN/KL-TT,

Thông tư số 41/2000/BNN, Quyết định 46/2001/QĐ-TTg và Quyết định số
242/1999/QĐ-TTg có một số điều đã thể hiện chưa chính xác nội dung này.
Cần phải xây dựng các chính sách trên quan điểm hài hòa giữa việc bảo đảm
sự tồn tại và phát triển của các loài ĐVHD ngoài tự nhiên, nhưng cũng phải đảm bảo
không ảnh hưởng đến sinh kế của cộng đồng và quyền sử dụng hợp pháp của họ. Mọi
sự cấm đoán chỉ thể hiện sự bế tắc của công tác quản lý chứ chưa hẳn đã giúp ích được
cho sự tồn tại hay phát triển của các loài bị cấm. Nếu như các hoạt động khai thác và
buôn bán bất hợp pháp không được quản lý tốt thì việc cấm đoán không thực sự có tác
dụng. Việc thực thi pháp luật một cách hiệu quả vẫn là vấn đề khó khăn chung của
nhiều ngành và nhiều quốc gia. Ví dụ, Nghị định số 02/CP (5/1/1995), Nghị định số
11/1999/NĐ-CP(03/3/1999), Thông tư 04NN/KL-TT (05/02/1996), Quyết định số
242/1999/QĐ-TTg 30/12/1999), Thông tư số 41/2000/BNN (13/4/2000) và Quyết định
46/2001/QĐ-TTg (04/04/2001) còn có một số điều thể hiện các đặc điểm này.
Phần nhiều, công cụ của nhà nước về buôn bán ĐVHD đã ban hành mới chỉ có
sự tham gia của các nhà lập pháp, quản lý, khoa học, còn những người bị chịu ảnh
hưởng như cộng đồng khai thác, nuôi trồng, người buôn bán, doanh nghiệp chưa được
tham gia tư vấn và góp ý.
1.2.2 Tính thống nhất và đồng bộ
Việc ban hành nhiều chính sách về buôn bán ĐVHD cũng thể hiện quyết tâm
của Chính phủ Việt Nam nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách và đảm bảo mục tiêu
quản lý buôn bán ĐVHD, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sẽ được thực
hiện. Bên cạnh đó, việc ban hành nhiều chính sách cùng với việc soạn thảo vội vàng và
thiếu các tham khảo thích hợp đã dẫn đến nhiều thiếu sót, lỗi soạn thảo, thiếu thống
nhất. Cụ thể là nhiều văn bản đưa thông tin ngược nhau, không phù hợp với các văn
bản đã ban hành trước đó.
Nhiều thuật ngữ và khái niệm được sử dụng không thống nhất trong các văn bản
và chính sách, đặc biệt là thuật ngữ và khái niệm về “loài quý hiếm, loài nguy cấp, loài
bị đe dọa ”. Việc sử dụng thuật ngữ không thống nhất gây hiểu lầm và khó khăn trong
khi thực hiện, khi mỗi bên tham gia có thể hiểu theo một nghĩa khác nhau. Ví dụ, Nghị
định số 18-HĐBT (1992) dùng thuật ngữ: “động vật rừng quý, hiếm”. Nghị định số 48

/2002/NĐ-CP dùng thuật ngữ: “động vật hoang dã quý hiếm”. Nghị định số
32/2006 /NĐ-CP dùng thuật ngữ: “động vật rừng, nguy cấp, quý hiếm”. Trong “Kế
hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020 thực hiện Công ước ĐDSH và Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học”
dùng cả hai thuật ngữ “động vật hoang dã quý, hiếm, nguy cấp” (MụcI.1.d) và “loài
nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng” (Mục II.1.g).
Nhiều văn bản được ban hành thiếu sự tham khảo các văn bản hoặc chính sách
liên quan, dẫn đến việc trùng lặp về nội dung và đôi khi quy định ngược với nội dung
của các văn bản đã ban hành; hoặc đưa ra quy chế quản lý đối với các loài không phân
bố ở Việt Nam; hoặc quy định chưa phù hợp với CITES.
1.2.3 Tính thực tế và hiệu quả
Trong thực tế, luôn tồn tại một bài toán khó đó là làm thế nào để kết hợp hai
mục tiêu: bảo vệ và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nói một cách
lý thuyết thì việc bảo vệ và sử dụng bền vững là hệ quả của một chính sách hợp lý, với
sự đầu tư thích hợp cho việc thực thi, tuyên truyền và xây dựng được một cơ chế giám
sát điều hành hài hòa với các điều kiện cụ thể. Nhưng thực tế, không phải mọi việc đều
diễn ra một cách trôi chảy, không phải chính sách nào cũng được thực hiện một cách
dễ dàng và đem lại những hiệu quả thiết thực.
Cơ chế giám sát và điều chỉnh trong khi thực thi các chính sách cũng chưa
được chú trọng. Hoạt động buôn bán ĐVHD đã và đang là vấn đề phức tạp ở Việt
Nam. Đánh giá và giám sát đóng vai trò rất quan trọng để có các điều chỉnh thích hợp
trong khi thực hiện. Ví dụ, nếu một chính sách có các tác động rất hiệu quả, hoặc
không thực thi được trong thực tế thì cũng cần phải được tổng kết để giúp cho việc
soạn thảo, ban hành và thực hiện các chính sách sau này. Cần phải quan tâm hơn nữa
đến việc xây dựng cơ chế giám sát để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các văn bản và
chính sách quốc gia về buôn bán ĐVHD.
Đối với công cụ kinh tế, việc xử phạt vi phạm buôn bán, khai thác, vận chuyển
ĐVHD ở Việt Nam hiện tại chủ yếu áp dụng theo Nghị định 139/2004/NĐ-CP. Trong
khi thực hiện, rất khó áp dụng các quy định của Nghị định này trong một số trường
hợp. Ví dụ: Do việc xử phạt được xây dựng chủ yếu từ việc quản lý gỗ, nhiều điểm

không rõ hoặc khó áp dụng đối với quản lý động vật. Việc tính giá trị bằng tiền đối với
động vật khi vi phạm cũng không hợp lý, vì nhiều loài có giá trị rất lớn đối với bảo tồn
nhưng lại có giá rất rẻ trong buôn bán, hoặc căn cứ xử phạt dựa vào tổng trọng lượng
của các loài bị thu giữ cũng là điểm không hợp lý. Trong khi xây dựng, nhiều quy định
thiếu tính thực tế đã được đưa vào chính sách nên rất khó khăn khi thực thi. Nhìn ở
một góc độ khác, các chính sách chưa thực sự hiệu quả khi thực hiện cũng có thể xuất
phát từ việc không nhận được sự đồng tình và hợp tác từ những đối tượng mà các
chính sách ảnh hưởng tới.
Việc tuyên truyền các chính sách cũng chưa được quan tâm đúng mức.
Tuyên truyền giáo dục không chỉ tập trung cho các đối tượng của công cụ như người
khai thác, gây nuôi hoặc buôn bán ĐVHD mà cần phải chú ý đối với những người thực
hiện các công cụ đó ( như lực lượng kiểm lâm, hải quan, thuế vụ ). Những người này
trước tiên phải được đào tạo để hiều đúng, hiểu hết được ý nghĩa cũng như yêu cầu của
các chính sách, văn bản về buôn bán ĐVHD để có thể thực hiện đúng hoặc để truyển
tải đúng cho người khác. Trên thực tế việc đầu tư về kinh phí và thời gian cho tuyên
truyền các chính sách vẫn chưa được quan tâm nhiều, dẫn đến hiệu quả thực thi chưa
cao.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ BUÔN BÁN
ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung
tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Nằm ở miền Nam Việt Nam,
Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố
cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông
Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường
bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ
quốc tế.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành
phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km².

Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009
thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam). Đến ngày
1/4/2010 theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân dố thành phố tăng lên 7.382.287
người.
Mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người rất cao so
với mức bình quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo càng lớn do
những tác động thương mại cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Sự khác biệt xã hội
vẫn còn thể hiện rõ giữa các quận nội ô so với các huyện ở ngoại thành.
Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh
chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia.
Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao
thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường
sắt, đường thủy và đường không. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí,
Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.
Tuy vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của
một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh, nạn thất nghiệp, khoảng cách giàu nghèo
ngày càng tăng, các tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến . Trong nội ô thành phố, đường
sá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả.
Môi trường thành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công
trường xây dựng và công nghiệp sản xuất. động của nền kinh tế thị trường. Những
người hoạt động trong lĩnh vực thực hiện và bảo vệ phát luật đang gặp nhiều khó khăn.
2.2 Đánh giá tác động của các công cụ quản lý được áp dụng về buôn bán
động vật hoang dã trên địa bàn
2.2.1 Tác động về môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học
2.2.1.1 Tác động tích cực
Thực hiện nghiêm Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của
Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Nghị định
số 82/2006/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi
sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý,

hiếm; Chỉ thị số 3417/CT-BNN-KL ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý động vật hoang dã.
Qua gần 04 năm triển khai, tổ chức thực hiện Chỉ thị số 22/2007/CT-UBND
ngày 10 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường thực hiện
các biện pháp để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi Cục Kiểm lâm đã tích
cực phối hợp với chính quyền các cấp và các ngành chức năng tuyên truyền giáo dục,
tổ chức thực hiện việc bảo vệ và gây nuôi phát triển động vật hoang dã trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh;
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, dù quy mô Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ
Chi nhỏ, diện tích khoảng 4.000 m2 nhưng đã góp phần vào công tác tuyên truyền giáo
dục, cứu hộ động vật hoang dã, Trạm đã trở thành một trung tâm cứu hộ động vật
hoang dã của cả khu vực phía Nam:
- Đã cứu hộ được 20 loài thú, 14 loài chim, 27 loài bò sát với tổng số 1.881 con
các loại, gồm 24 loài quý hiếm, 37 loài thông thường, trong đó có những loài cực kỳ
quý hiếm như: đồi mồi, rùa da, vượn đen má trắng, báo hoa mai, gấu, rắn hổ chúa, cu
ly, rái cá… Trong đó, Trạm đã nhận cứu hộ 33 loài, 166 con (147 con quý hiếm) cho
các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh, Lâm Đồng, Vĩnh
Long, Bình Định, Hậu Giang, Bến Tre, Vườn quốc gia Cát Tiên, Khánh Hòa.
- Đã tiến hành tái thả 1.133 cá thể các loại (trong đó 20 loài quý hiếm và 21 loài
thông thường) sau cứu hộ khỏe mạnh về môi trường tự nhiên tại Vườn quốc gia Cát
Tiên, Vườn quốc gia Cúc Phương, Vườn quốc gia U Minh Hạ, Vườn quốc gia Lò Gò
Xa Mát, Vườn quốc gia U Minh Thượng, Vườn quốc gia Núi Chúa, Khu dự trữ sinh
quyển Cần Giờ, Khu dự trữ sinh quyển Cà Mau
- Đã đón tiếp 634 đoàn khách nước ngoài với 4.507 lượt người, 100 đoàn khách
trong nước với 1.817 lượt người đến thăm quan, tìm hiểu và học tập tại trạm.
- Đã tổ chức nói chuyện chuyên đề về bảo vệ và bảo tồn động vật hoang dã, đa
dạng sinh học cho 52 lượt, mỗi lượt 50 cháu học sinh các trường trung học Quốc tế tại
TP. Hồ Chí Minh.
- Đã tạo điều kiện cho sinh viên đại học và sau đại học (trong đó có 3 sinh viên

nước ngoài) vào học tập, nghiên cứu thực tế.
- Phối hợp với tổ chức phi chính phủ tổ chức các sự kiện tìm hiểu và bảo vệ,
phát triển động vật hoang dã.
Chi Cục Kiểm lâm đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thực hiện
tốt các quy định của nhà nước về quản lý động vật hoang dã. Tuyên truyền giáo dục
hơn 1.000 người, cho làm cam kết không mua, bán, cất giữ, vận chuyển động vật
hoang dã; phát hơn 10.000 tờ bướm về quản lý bảo động vật hoang dã; mở các lớp tập
huấn quản lý bảo vệ phát triển động vật hoang dã cho cán bộ ủy ban dân các quận
huyện và các chủ trại nuôi…) nên đã hạn chế việc săn bắt mua, bán động vật hoang dã
trái phép.

×