Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

CÔNG TRÌNH BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN Ở PHÚ LỘC THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.86 KB, 44 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
LỚP: K42 KTTNMT
NỘI DUNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
TÊN DỰ ÁN:
CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ MIỀN TRUNG - TIỂU DỰ ÁN LĂNG CÔ
Công trình bãi chôn lấp chất thải rắn
Danh sách nhóm 4:
1. Hoàng Thị Ngọc Huy
2. Hoàng Thị Tú
3. Nguyễn Thị Ngân
4. Nguyễn Thị Hồng Thắm
5. Nguyễn Thị Mai
6. Phùng Thị Nhung
Huế, tháng 5 năm 2011
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH
GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
2.1. Căn cứ pháp luật
2.2. Các văn bản kỹ thuật
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN
1.2. CHỦ DỰ ÁN
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.4.1. Các hạng mục công việc chính
1.4.1.1. Bố trí mặt bằng tổng thể
1.4.1.2. Mô tả thiết kế các hạng mục công trình chính


1.4.2. Quy trình vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn
1.4.2.1. Quy trình gom và vận chuyển chất thải rắn
1.4.2.2. Quy trình xử lý chôn lấp tại bãi rác
1.5. Ý NGHĨA KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN
1.6. TIẾN ĐỘ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1.7. CHI PHÍ ĐẦU TƯ
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Địa chất- địa chất công trình
2.1.1.1. Địa chất
2.1.1.2. Công trình
2.1.2. Địa hình
2.1.3. Khí hậu
2.1.3.1. Nhiệt độ không khí
2.1.3.2. Độ ẩm không khí
2.1.3.3. Khả năng bốc hơi
2.1.3.4. Phân bố lượng mưa
2.1.3.5. Bão và áp thấp nhiệt đới
2.1.4. Thủy văn
2.1.4.1. Nước mặt
2.1.4.2. Nước ngầm
2.1.5. Sinh vật
2.1.5.1. Thực vật
2.1.5.2. Động vật
2.2. HIỆN TRẠNG VÀ CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG
2.2.1. Môi trường không khí và tiếng ồn
2.2.2. Môi trường nước
2.2.3. Môi trường đất
2.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ- XÃ HỘI
2.3.1. Tình hình kinh tế

2.3.2. Sự phát triển các ngành kinh tế
2.3.2.1. Nông nghiệp
2.3.2.2. Lâm nghiệp
2.3.2.3. Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp
2.3.2.3. Thương nghiệp- dịch vụ và tài chính ngân sách
2.3.3. Các công trình văn hóa, xã hội, tôn giáo, tin ngưỡng, hạ tầng
2.3.4. Các di tích lịch sử, văn hóa
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG
3.1.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
3.1.1.1. Trong giai đoạn thi công
3.1.1.2. Trong giai đoạn vận hành
3.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
3.1.2.1. Trong giai đoạn xây dựng
3.1.2.1. Trong giai đoạn vận hành
3.2. ĐỐI TƯỢNG QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG
3.2.1. Đối tượng quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng
3.2.2. Đối tượng quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động
3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.3.1. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn trước xây dựng
3.3.2. Trong giai đoạn thi công
3.3.2.1. Chất thải rắn
3.3.2.2. Nước thải
3.3.2.3. Khí thải
3.3.2.4. Ô nhiễm bụi
3.3.2.5. Môi trường đất
3.3.2.6. Tiếng ồn và rung
3.3.2.7. Giao thông
3.3.2.8. Sức khỏe và an toàn lao động
3.3.2.9. Môi trường xã hội

3.3.2.10. Xói mòn, trượt lở đất
3.3.2.11. Nước ngầm
3.3.3. Trong giai đoạn vận hành
3.3.3.1. Chất thải rắn:
3.3.3.2. Nước thải
3.3.3.3. Khí thải
3.3.3.4. Tiếng ồn
3.3.3.5. Ô nhiễm mùi
3.3.3.6. Xói mòn, trượt lở đất
3.3.3.7. Nước ngầm
3.3.3.8. Môi trường kinh tế - xã hội
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA
VÀ ỨNG PHÓ VỚI MÔI TRƯỜNG
4.1. ĐỐI VỚI TÁC ĐỘNG XẤU
4.1.1. Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn trước xây dựng
4.1.2. Các biện pháp khống chế ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng
4.1.2.1. Khống chế giảm thiểu bụi và khí thải
4.1.2.2. Giảm thiểu tiếng ồn
4.1.2.3. Biện pháp an toàn khi làm việc vớ thiết bị nâng cẩu
4.1.2.4. Biện pháp khống chế và giảm thiểu do hoạt động dự trữ bảo quản
nguyên nhiên liệu và phòng chống cháy nổ
4.1.2.5. An toàn lao động
4.1.2.6. Tổ chức y tế tại công trường
4.1.2.7. Khống chế và giảm thiểu tác động do sinh hoạt của công nhân tại
công trường
4.1.2.8. Biện pháp giảm thiểu cac tác động tiêu cực từ hoạt động xây dựng
công trình đến chất lượng nguồn nước và hệ sinh thái xung quanh
4.1.3. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu tác động xấu đến môi
trường trong giai đoạn hoạt động
4.1.3.1. Các biện pháp quản lý môi trường

4.1.3.2. Các biện pháp kỹ thuật
4.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ VỚI SỰ CỐ MÔI
TRƯỜNG
4.2.1. Phòng chống cháy nổ
4.2.2. Rò rỉ nước rác
4.2.3. Hệ thống chống sét
4.2.4. Phòng chống sự cố sạt lở
4.2.5. Phòng chống các sự cố khác
CHƯƠNG 5: CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
5.1. CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ NÊU TRONG BÁO CÁO
5.1.1. Trong giai đoạn thi công
5.1.2. Trong giai đoạn vận hành sản xuất
5.2. CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH TRONG BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG
CHƯƠNG 6: CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH
QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
6.1. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG
6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
6.2.1. Chương trình quản lý môi trường
6.2.2. Chương trình quan trắc và giám sát môi trường
6.2.2.1. Giới thiệu
6.2.2.2. Đối tượng chỉ tiêu quan trắc, giám sát môi trường
CHƯƠNG 7: DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔITRƯỜNG
CHƯƠNG 8: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
8.1. Ý KIẾN TÁN THÀNH
8.2. NHỮNG ĐỀ XUẤT CỦA UBND VÀ UBMTTQ XÃ LỘC THỦY.
CHƯƠNG 9: CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU DỮ LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
9.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU DỮ LIỆU
9.1.1. Nguồn tài liệu dữ liệu tham khảo

9.1.2. Nguồn tài liệu do chủ dự án tạo lập
9.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM
CHƯƠNG 10: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
10.1.KẾT LUẬN
10.2.KIẾN NGHỊ
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Trước đây chính phủ Việt Nam không có nguồn lực để đầu tư phát triển hệ
thống cơ sở hạ tầng cho các thị xã, tỉnh lị thuộc khu vực miền trung. Năm 2003,
cùng với khoản vay ưu đãi của ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và sự tài trợ của
cơ quan phát triển Pháp (ASD), nhà nước đã đầu tư Dự án Cải thiện môi trường đô
thị Miền Trung.Dự án được thực hiện ở 6 tỉnh miền Trung Việt Nam, thị trấn Lăng
Cô thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong 6 địa phương được chọn vào dự án
(được gọi là Tiểu dự án Lăng Cô).
Tiểu dự án Lăng Cô gồm 5 hợp phần:
• Hợp phần 1: Nâng cao nhận thức và cải thiện vệ sinh hỗ trợ người nghèo
• Hợp phần 2: Thoát nước
• Hợp phần 3: Nước thải và vệ sinh công cộng.
• Hợp phần 4: Quản lý chất thải rắn.
• Hợp phần 5: Hỗ trợ thực thi dự án và Chương trình tăng cường thể chế
Lăng Cô là thị trấn loại 5 thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, với dân số khoảng
12.000 người( tính đến năm 2005). Với những đặc điểm tự nhiên nổi bật như thị trấn
đang được phất triển thành một trong 4 trung tâm du lịch của Việt Nam. Hiện nay
thị trấn Lăng Cô không có hệ thống thu gom CTR dẫn đến việc xả rác một cách bừa
bãi ra các khu đất trống, cống rãnh, bãi biển và các kênh rạch thoát nước. Hành đọng
này ngoài việc gây ô nhiễm môi trường còn làm cản trở hoạt động du lịch. Do đó cần
có một hệ thống thu gom chất thải rắn và một bãi rác hợp vệ sinh để cải thiện môi
trường.
Bên cạnh đó cũng cần phải kể đến sự phát triển của cảng Chân Mây cách thị
trấn Lăng Cô khoảng 10km về phía Đông Bắc. Dự kiến trong vai năm tới sẽ có

khoảng 40.000 người di chuyển về đây, nhưng hiện nay ở Chân Mây có rất ít các
dịch vụ đô thị để phục vụ người dân. Khu đô thị Chân Mây và các khu đô thị hiện có
tại Phú Lộc sẽ cần có các dịch vụ về CTR và theo Quy hoạch tổng thể đã được phê
duyệt thì một hệ thống dịch vụ CTR sẽ được sẽ được thiết lập để phục vụ cho các
khu vực nêu trên. Vì vậy việc đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn ở xã Lôc
Thủy, huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc Tiểu Dự án Lăng Cô là rất cần
thiết.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
2.1. Căn cứ pháp luật:
- Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của bộ xây dựng về việc
ban hành chiến lược quốc gia về quản lý CRT đô thị và các khu công nhiệp
đến năm 2020.
- Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Chính Phủ về quản lý
chất thải nguy hại.
- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTKT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 của
Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường – Bộ Xây Dựng hướng dẫn các qui
định bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xay dựng và vận hành
bãi chôn lấp CRT.
- Quyết định số 60/2002QĐ – BKHCNMT ngày 07/08/2002 của Bộ Khoa Học
Công Nghệ và Môi Trường về việc hướng dẫn xử lý chât thải nguy hại.
- Thông tư số 83/2002/TT-BTC ngày 25/09/2002 của Bộ Tài Chính quy định về
chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí và tiêu chuẩn đo lường chất
lượng, kinh phí giám sát chất lượng môi trường.
- Quyết định số2947/QĐ-UB ngày 17/10/2003 của UBND tỉnh Thứa Thiên Huế
về việc duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án cải thiện môi trường đô thị
Lăng Cô, huyện Phú Lộc.
- Quyết định số 2088/QĐ-UBND ngày 21/06/2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên
Huế về việc tạm giao cho Công ty môi trường và công trình đô thị Huế kiểm
kê, lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư để

chuẩn bị các thủ tục thu hồi đất xây dụng BCL rác.
- Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/ QH11 ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ
01/07/2006 qui định 102 loại dự án phát triển kinh tế - xã hội phải được tiến
hành thực hiện báo cáo ĐTM và xây dựng các phương án phòng chống ô
nhiễm.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều trong Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày ngày 09/08/2006 của Chính phủ về quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 08/2006/TT – BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi Trường, hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 2061/QĐ-UBND ngày 08/09/2006 của UBND tỉnh Thừa Thiên
Huế về việc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư cải thiện môi trường đô thị
Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường về hướng dẫn điều kiện hành nghề và thử tục lập hồ sơ, đăng ký,
cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính Phủ về quản lý,
CTR.
- Các Tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường có hiệu lực đến ngày lập
báo cáo.
2.2. Các văn bản kỹ thuật:
- Báo cáo nghiên cứu khả thi – Tiểu dự án Lăng Cô do Công ty tư vấn
Gutteridge Haskins & Davey Pty Ltd, Australia lập tháng 9/2003.
- Cập nhật báo cáo nghiên cứu khả thi – Tiểu dự án Lăng Cô do Công ty tư vấn
Black & Veatch International, London lập tháng 7/2006.
- Báo cáo kết quả Khảo sát địa chất: Khu vực xây dựng bãi chôn lấp – Tiểu dự

án Lăng Cô do Công ty TNHH nhà nước một thành viên khảo sát và xây dựng –
Bộ Xây dựng lập năm 2006.
- Bàn vẽ và Thuyết minh thiết kế chi tiết bãi chôn lấp rác và đường vào bãi
chôn lấp rác – Tiểu dự án Lăng Cô do Công ty tư vấn Black & Veatch
International, London lập tháng 7/2006.
- Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung các dự án phát triển.
- Các báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế do Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh thực hiện hằng năm.
- Các số liệu khí tượng thủy văn tại khu vực xây dựng bãi chôn lấp CTR thuộc
xã Lộc Thủy huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Kết quả đo đạc, khảo sát và phân tích hiện trạng môi trường do trung tâm Tài
Nguyên, Môi Trường và Công Nghệ Sinh học – Đại học Huế thực hiện tại khu
vực triển khai hạng mục.
- Tài liệu kỹ thuật của tổ chức Y tế Thế giới, Ngân hàng Thế giới về xây dựng
báo cáo đánh giá tác động môi trường .
- Bản đồ quy hoạch tổng thể khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô đến năm 2020.
Ngoài ra, trong quá trình xây dựng báo cáo, một số tài liệu nghiên cứu và các báo
cáo chuyên đề liên quan được kế thừa và sử dụng.
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo:

TT Họ tên Cơ quan Ghi chú
1 Trần Văn Giải Phóng Trường Đại học Kinh tế Huế Chủ nhiệm
2 Hoàng Thị Ngọc Huy K42 TNMT - ĐHKT Huế Thành viên
3 Hoàng Thị Tú K42 TNMT - ĐHKT Huế Thành viên
4 Nguyễn Thị Ngân K42 TNMT - ĐHKT Huế Thành viên
5 Nguyễn Thị Mai K42 TNMT - ĐHKT Huế Thành viên
6 Nguyễn Thị Hồng Thắm K42 TNMT - ĐHKT Huế Thành viên
7 Phùng Thị Nhung K42 TNMT - ĐHKT Huế Thành viên

Báo cáo ĐTM cho công trình bãi chôn lấp CTR được thực hiện theo trình tự sau:
1. Nghiên cứu tổng hợp các tài liệu.
2. Nhận dạng các nguồn gây ô nhiễm có thể xảy ra trong các giai đoạn trước thi
công, trong thi công và giai đoạn vận hành.
3. Tiến hành khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường khu vực triển khai công
trình và vùng phụ cận.
+ Tham khảo các số liệu phân tích của các dự án có liên quan đến khu vực nghiên
cứu
+ Tiến hành xử lý số liệu và viết báo cáo
+ Đánh giá chất lượng môi trường khu vực triển khai công trình
+ Tính toán, đánh giá tổng hợp các tác động tiêu cực và tác động tích cực do các
hoạt động của tiểu dự án gây ra
+ Xây dựng và đề xuất các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu tác cho các tác
động tiêu cực đến môi trường và xã hội
+ Xây dựng chương trình giám sát môi trường khu vực triển khai công trình
4. Gửi báo cáo tới các chuyên gia về lĩnh vực môi trường để nhận dược những ý
kiến đóng góp
5. Chỉnh lý bổ sung, hoàn thiện báo cáo ĐTM và gửi cơ quan có thẩm quyền để
thẩm định và phê duyệt
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN: CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ MIỀM TRUNG - TIỂU
DỰ ÁN LĂNG CÔ
Công trình bãi chôn lấp chất thải rắn
1.2. CHỦ DỰ ÁN
Ban quản lý Dự án Cải thiện Môi trường Đô thị Lăng Cô
Địa chỉ: 46 Trần Phú, Tp Huế
Điện thoại: 0543.831016 Fax: 0543.831015
Đại diện: Ông Nguyễn Văn Thành Chức vụ: Trưởng ban
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Công trình bãi chôn lấp CTR thuộc tiểu dự án Lăng Cô sẽ được xây dựng trên

diện tích 26,7 ha thuộc phí Tây Bắc của thị trấn Lăng Cô, cách thành phố Huế 50km
về phía Tây - Nam và cách đường sắt Bắc - Nam 2,7km.
Về giới hạn hành chính: khu vực triển khai hạng mục bãi chôn lấp CTR nằm
trên địa bàn thôn Nam Phước (vùng kinh tế mới có mật độ dân cư thưa thớt: toàn
thôn có 109 hộ với 680 khẩu, tổng diện tích đất ở và đất sản xuất khoảng 70ha) thuộc
xã Lộc Thuỷ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Việc xây dựng bãi chôn lấp CTR ở đây hoàn toàn phù hợp với "Quy hoạch hệ
thống thu gom chất thải rắn của tỉnh Thừa Thiên Huế" đã được UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế phê duyệt và tuân thủ việc lựa chọn vị trí BCL theo Thông tu liên tịch số
01/2001/TTLT - BKCNMT - BXD.
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
Công trình bãi chôn lấp CTR thuộc tiểu dự án Lăng Cô được đầu tư xây dựng
mới do Công ty TNHH nhà nước môi trường và công trình đô thị Huế làm chủ đầu
tư, với nguồn vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Cơ quan Phát triển
Pháp (AFD).
1.4.1. Các hạng mục công việc chính
Công trình bãi chôn lấp CTR thuộc tiểu dự án Lăng Cô gồm các hạng mục công
việc chính như sau:
- Bố trí mặt bằng tổng thể
- Thiết kế các hạng mục công trình chính:
+ Ô chôn lấp rác
+ Hố (bể) chôn lấp rác
+ Hệ thống hồ xử lý nước rác và công nghệ xử lý
+ Công trình giám sát và ứng phó sự cố môi trường
+ Các công trình phụ trợ
- Xây dựng ô chôn lấp và lắp đặt hệ thống lớp lót, hố thu gom nước rỉ
rác,hệ thống hồ xử lý nước rác và các công trình phụ trợ.
1.4.1.1.Bố trí mặt bằng tổng thể
Công trình bãi chôn lấp CTR thuộc Tiểu dự án Lăng Cô không chỉ đơn thuần là
các ô chôn lấp CTR mà còn rất nhiều hạng mục khác như: điện, nước, đường nội bộ,

hệ thống xử lý nước rác, nhà điều hành, hàng rào, cây xanh
1.4.1.2. Mô tả thiết kế các hạng mục công trình chính
1. Ô chôn lấp rác
a. Ô chôn lấp CTR đô thị
b. Ô chôn lấp CTR nguy hại
2. Hệ thống thu gom nước rác
3. Hệ thống thoát nước mưa
4. Giếng quan trắc nước ngầm
5. Khu vực chứa đất phủ
6. Trạm bơm nước rác
7. Hồ xử lý nước rác
a. Hồ kỵ khí
b. Hồ hiếu kỵ khí
c. Hồ hiếu khí
8. Cần câu
9. Cổng, tường rào
10.Cây xanh
11.Nhà điều hành
12.Nhà nghỉ công nhân
13.Khu gara, kho xưởng
14.Đường nội bộ, bãi đỗ xe
15.Hệ thống thu gom khí rác
16.Hệ thống cấp nước, điện
1.4.2. Quy trình vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn
1.4.2.1 Quy trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn
- Hàng ngày đưa xe thủ công đi gõ kẻng thu go rác ở các ngõ phố
- Hàng ngày lấy rác từ các thùng rác công cộng, thùng chứa rác ở các cơ sở công
nghiệp, … và quét rác vương vãi quanh thùng
- Thường xuyên đổ rác ở các thùng rác đặt tại chợ không để thùng rác đầy tràn
và quét rác vương vãi quanh thùng

- Rác được chở đến bãi chôn lấp bằng xe nén ép rác
- Hàng ngày công nhân đi kiểm tra các thùng rác như một phần của công việc
gom rác. Sửa chữa và thay thế khi cần thiết
- Hai tuần một lần tiến hành rửa và khử trùng bằng hóa chất dối với các xe thủ
công và các loại thùng chứa rác
- Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng đối với tất cả các thiết bị thu gom rác
Các hoạt động vận hành, bảo dưỡng phát sinh của hệ thống thu gom và vận chuyển
CTR gồm:
- Gọi điện thông báo khi có thùng rác bị đổ
- Gọi điện thông báo khi có thùng rác bị hỏng, bị đánh cắp và sửa chữa hoặc thay
thế khi cần thiết
- Sửa chữa ngoài kế hoạch đối với thiết bị thu gom CTR
Thiết bị cần thiết cho hoạt động vận hành, bảo dưỡng hệ thống thu gom và vận
chuyển CTR bao gồm:
- Thiết bị dự phòng như thùng rác, khóa an toàn ở thùng rác và xe đẩy tay
- Chổi và xẻng để quét dọn rác rơi xung quanh thùng chứa rác
- Bảo hộ lao động an toàn cho công nân thu gom rác gồm: găng tay, quần áo,
ủng….
Nhân công cần thiết cho hoạt động vận hành, bảo dưỡng hệ thống thu gom và vận
chuyển CTR bao gồm:
- 69 người thu gom rác bằng xe đẩy tay
- 13 đội ( mỗi đội 2 người ) cho việc điều khiển xe nén ép rác mới.
1.4.2.2 Quy trình xử lý, chôn lấp tại bãi rác
a. Giám sát và kiểm soát tại bãi chôn lấp
Vận hành BCL chất thải được đặt trực tiếp dưới sự kiểm soát của người
phụ trách bãi rác. Người phụ trách bãi chôn lấp CTR sẽ chịu trách nhiệm thực hiện
cung cấp kế hoạch vận hành và báo cáo lên công ty
Nhân viên vận hành phải chôn lấp CTR gồm:
- 01 người phụ trách
- 02 nhân viên văn phòng kiêm ghi trọng lượng rác đưa vào bãi hàng ngày.

- 02 bảo vệ kiêm kiểm tra phân loại tính chất rác, hướng dẫn đổ vào các ô thích
hợp
- 02 người vận hành thiết bị BCL
- 02 người vận hành hệ thống xử lý nước rác
b. Kiểm tra chất đưa tới bãi chôn lấp
Rác thải nguy hại phát sinh từ công nghiệp được các nhà sản xuất tự thu gom
và vận chuyển tới bãi chôn lấp phải được công ty TNHH Nhà nước môi trường
và công trình đô thị Huế thông qua. Việc kiểm tra từng loại chất thải nguy hại từ
mỗi ngành công nghiệp xem có được chấp nhận chôn tại bãi chôn lấp hay không
cũng được thực hiện bởi công ty TNHH Nhà nước môi trường và công trình đô thị
Huế.
c. Vận hành ô chôn lấp, xử lý chất thải rắn
- Đổ và phủ rác:
Chất thải rắn đô thị chỉ được đổ vào các ô rác đô thị. Tương tự như vậy, CTR
nguy hại sẽ chỉ được đổ vào ô rác nguy hại.
Không một loại rác nào được đổ trong điều kiện có nước. Tất cả các ô rác
sẽ được duy trì trong điều kiện khô ráo. Nước sinh ra trong các ô rác đang hoạt động
sẽ được đưa đến hệ thống xử lý nước rác.
Rác sẽ được đổ lên bề mặt ô và được đầm nén thành từng lớp. Chiều cao mỗi
lớp không quá 2m.
Rác đô thị sẽ được phủ một lớp đất dày 150mm sau mỗi ngày vận hành. Rác thải
nguy hại sẽ được phủ ngay một lớp đất lên trên và được phủ lại lớp đất dày 200mm
vào cuối ngày vận hành.
- Lớp phủ ngoài cùng:
Lớp phủ ngoài cùng sẽ được phủ ngay trên mỗi ô rác sau khi chiều cao rác đạt
tới cao trình thiết kế.
- Trồng cây:
Việc trồng cây sẽ được thực hiện khi mỗi ô chôn lấp CTR được hoàn thành. Cây
bụi hoặc cỏ sẽ được trồng trên lớp phủ ngoài cùng để chống xói mòn và tăng khả
năng bốc hơi.

Các loại cây khác cũng có thể được trồng nhưng chỉ những cây có rễ nông
là được chọn để tránh sự đâm thủng của rễ qua lớp phủ ngoài cùng ( tạo sư xâm
nhập của nước mưa vào các ô rác ).
d. Các vận hành khác
Người phụ trách bãi chôn lấp CTR sẽ đảm bảo rằng BCL hoạt động dưới mọi
điều kiện thời tiết. Mặc dù vậy nếu tình hình thời tiết bất lợi, không cho phép thực
hiện vận hành một cách an toàn hay thích hợp thì có thể đóng cửa tạm thời.
Tất cả các con đường đến BCL sẽ được xây dựng và bảo dưỡng sao cho ô tô có
thể đi được trong mọi điều kiện thời tiết.
1.5. Ý NGHĨA KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN
Dự án sẽ đem lại những lợi ích về kinh tế - xã hội như sau:
- Cải thiện điều kiện vệ sinh xung quanh các hộ gia đình, đường phố, khu
chợ và các khu công cộng.
- Giảm khối lượng chất thải rắn ra những khu đất trống, cống và bờ biển từ đó
góp phần cải thiện điều kiện sống, sức khỏe cho cộng đồng.
- Tăng thu nhập từ hoạt động du lịch cho Lăng Cô ( nhiều khách du lịch hơn
và tăng thời gian khách lưu lại ).
- Tạo công ăn việc làm cho đội ngũ công nhân thu gom, vận hành bãi rác
và những người dân địa phương thông qua việc nhặt rác.
1.6. TIẾN ĐỘ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
Công trình bãi chôn lấp CTR thuộc Tiểu dự án Lăng Cô dự kiến thực hiện trong
vòng 15 tháng, bắt đầu từ tháng 9 năm 2011 và hoàn thành vào quý III năm 2012.
Toàn bộ kế hoạch thực hiện được tóm tắt trong bảng 1.1 dưới đây:
Bảng 1.1: Tóm tắt kế hoạch triển khai công trình bãi chôn lấp chất thải rắn
STT Các hạng mục Thời gian thực hiện
01 Mời thầu Tháng 5 / 2011
02 Tuyển chọn nhà thầu và trao thầu Tháng 9 / 2011
03 Xây dựng và bàn giao công trình Tháng 12 / 2012
1.7. CHI PHÍ ĐẦU TƯ
Tổng chi phí đầu tư cho hạng mục công trình bãi chôn lấp CTR là 3.015.000

USD, bao gồm:
- Lưu giữ chất thải rắn: 308.000 USD
- Xử lý và chôn lấp CTR: 1.132.000 USD
- Thiết bị thu gom và thiết bị BCL: 1.262.000 USD
- Thu hồi đất và bồi thường: 313.000 USD
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ -
XÃ HỘI
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1 Địa chất – Địa chất công trình
2.1.1.1 Địa chất
Khu vực xây dựng công trình nằm trong đới kiến tạo là địa khối KonTum,
khối đá kết tinh tiền Cambri của nền Indosini. Các thành tạo địa chất gặp ở khu vực
như sau:
- Hệ tầng Long Đại ?(03 – S1 1d): có thành phần chủ yếu là cát kết bị ép, cát kết
dạng quarzit hạt vừa xen kẹp đá phiến và bột kết serixit.
- Hệ tầng Tân Lâm ( Dl – 2tl): có thành phần thạch học chủ yếu là cuội kết, sạn
kết, lớp tiếp trên là cát kết, bột kết màu đỏ gạch với các lớp đá phiến sét.
- Phức hệ Hải Vân ( aT3 hv): có 2 pha xâm nhập và pha đá mạch. Pha 1 gồm
melanogranit biotit, granit biotit sẫm màu hạt vừa – lớn, granit 2 mica dạng porphyr,
pha 2 có granit 2 mica sáng màu, hạt nhỏ - vừa, granit alaskit. Pha đá mạch gồm
granit aplit hạt nhỏ, sáng màu giàu turmalin và granat, pegmatit muscovit – turmalin.
- Các trầm tích Holosen (QIV): gồm các trầm tích sông, vùng trũng giữa núi
và đới chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, đặc trưng bởi tướng sông và sông
lũ. Thành phần gồm cuội, sỏi cát phân bố dọc theo các lưu vực sông, suối và các
vùng trũng giữa các núi với bề dày không lớn.
2.1.1.2 Địa chất công trình
Theo kết quả khoan thăm dò của USCo thuộc Bộ xây dựng, tháng 12 năm 2006.
Địa tầng tại khu vực xây dựng bãi chôn lấp CTR được phân chia thành 7 lớp đất theo
thứ tự từ trên xuống dưới như sau:
- Lớp 1: Đất ruộng, đất lấp gồm sét pha, cát pha, màu xám đen, xám vàng, xám

xanh.
- Lớp 2a: Cát hạt nhỏ, màu xám vàng, xám trắng; rời rạc.
- Lớp 2b: Cát hạt thô vừa, màu xám xanh, xám vàng, rời rạc – chặt vừa; đôi chổ
lẩn ít sỏi sạn.
- Lớp 3: Sét pha, màu xám trắng; trạng thái dẻo mềm.
- Lớp 4: Bùn sét- sét pha, màu xám xanh, xám đen; dẻo chảy- chảy.
- Lớp 5: cát hạt thô vừa, màu xám xanh, xám trắng; chặt vưà.
- Lớp 6: Cát pha, màu xám xanh, xám vàng; trạng thái dẻo.
2.1.2.Địa hình
Khu vực xây dựng bải chôn lấp chất thải rắn nằm ở sát chân núi, diện tích
dự kiến xây dựng 26,7 ha với 2 kiểu địa hình.
Địa hình đồi núi bao bọc phía Bắc,Tây Bắc và Tây Nam với độ cao trên 200m
như núi Phước Tượng 229m, Ông Bang 273m, … núi ở đây không cao nhưng khá
dốc.
Địa hình đồng bằng mở rộng theo hướng Đông Bắc là khu vực canh tác và khu
dân cư ở thôn Nam Phước (khu kinh tế mới). Đồng bằng ở đây bằng phẳng và thấp
dần về phía Đông Bắc.
2.1.3. Khí hậu
Là công trình xây dựng bãi chôn lấp CTR vì vậy điều kiện khí hậu thời tiết tại
khu vực xây dựng là khá quan trọng khi xây dựng giải pháp giảm thiểu tác động đến
môi trường phù hợp.
2.1.3.1. Nhiệt độ không khí
Biến trình nhiệt độ không khí năm ở khu vực Lộc Thuỷ cũng như toàn huyện Phú
Lộc thuộc dạng biến trình nhiệt độ của vùng nhiệt đới gió mùa - biến trình đơn gồm
một cực đại vào mùa hè và một cực tiểu vào mùa đông. Cực tiểu thường xuất hiện
vào tháng I và nhiệt độ trung bình khoảng 20 độ C và cực đại thường xuất hiện vào
tháng VI với nhiệt độ trung bình trên 29 độ C
Khu vự nghiên cứu có nền tảng nhiệt độ tương đối lớn quanh năm. Biên độ nhiệt
năm khoảng 9 - 10 độ C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối thường xảy ra vào tháng I, II
với tần suất khoảng 80%, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối thường xảy ra vào tháng IV, V,

VII chiếm tần suất 70 - 80%.
2.1.3.2. Độ ẩm không khí
Xã Lộc Thuỷ có độ ẩm không khí khá cao, độ ẩm tương đối trung bình năm đạt từ
83 - 87%. Thời kỳ độ ẩm không khí thấp nhất kéo dài đến 5 tháng (IV - VIII) với giá
trị đạt 73 - 83% và độ ẩm tăng nhanh bắt đầu từ tháng IX và duy trì ở mực độ cao
cho đến tháng III năm sau.
Trong thời kỳ gió Tây Nam khô nóng xuất hiện thì độ ẩm có thể xuống đến dưới
30% (IV, VII).
2.1.3.3. Khả năng bốc hơi
Tổng lượng bốc hơi ở khu vực này giao động từ 900 - 1000 mm bằng 30 - 40%
tổng lượng mưa năm. Biến trình bốc hơi ngược lại cới biến trình của lượng mưa, thời
ký mưa ít nhất là thời kỳ lượng bốc hơi lớn nhất và ngược lại.
2.1.3.4. Phân bố lượng mưa
Lượng mưa trung bình trong khu vực đều trên 2.700 mm, có nơi lên đến
3.800mm. Do có sự chi phối của hoàn lưu hios mùa và do hoạt động của các hình thế
thời tiết nên lượng mưa biến đổi theo thời gian.
2.1.3.5. Bão và áp thấp nhiệt đới
Trung bình hàng năm ở khu vực này có khoảng 0,87 cơn bão đổ bộ trực tiếp.
Thời gian bị ảnh hưởng của bão là tháng VIII, tháng IX, tháng X.
2.1.4. Thuỷ văn
2.1.4.1. Nước mặt
Do địa hình khu vực dốc nghiêng, khu vực nghiên cứu nằm trong lưu vực sông
Bù Lu. Sông Bù Lu được bắt nguồn từ dãy Bạch Mã nơi có độ cao tuyệt đối 500m
chảy theo hướng Nam Tây Nam - Bắc Đông Bắc. Dòng chính của sông Bù Lu dài
khoảng 17km, diện tích lưu vực khoảng 118km
2
và độ dốc bình quân lòng sông
58,8m/km.
2.1.4.2. Nước ngầm
Mực nước ngầm ổn định ở độ sâu từ - 0,3m đến - 0,7m nguồn cung chủ yếu là

nước mưa và nước mặt. Nước mặt tập trung trong ao nhỏ, mương máng và ruộng
lúa.
2.1.5. Sinh vật
2.1.5.1. Thực vật
- Thảm thực vật tự nhiên trong khu vực này chủ yếu là cây trảng cỏ, cây bụi thứ
sinh được hình thành từ rừng bị khai thác kiệt cây gỗ, phân bố sườn nam của núi
Phước Tượng. Thảm này gồm các loại cây gỗ nhỏ và thuộc lá rộng thường xanh. Với
loại thành phần chủ yếu là họ Sim, Cam Chanh…
- Rừng trồng: Chủ yếu là Tràm hoa vàng, được trồng trên các triền núi, chân núi
Phước Tượng.
- Hệ thống nông nghiệp bao gồm cây lúa nước, sắn, lạc…
2.1.5.2. Động vật
Khu vực này có một số loài sóc, chồn….
- Chim: cò, cu cu, chèo bẻo….
- Cá: chình, trèng…
2.2. HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG
2.2.1. Môi trường không khí và tiếng ồn
- Chất lượng không khí: tương đối tốt nhung khi thực hiện dự án cần phải chú ý
và có các giải pháp thích hợp để tráng gây ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung
quanh.
- Về tiếng ồn: Nguồn phát sinh tiếng ồn chủ yếu từ sinh hoạt hằng ngày của người
dân, các loại phương tiện giao thông….
2.2.2.Môi trường nước
- Nồng độ các kim loại nặng không vượt tiêu chuẩn cho phép song có
giá trị tương đối cao. Người dân trong khu vực đang sử dụng nguồn nước này cho
sinh hoạt và ăn uống hàng ngày, việc sử dụng lâu ngày sẽ gây tích tụ và ảnh hưởng
đến sức khỏe người dân
- Nước đều có giá trị vi sinh vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, nguyên
nhân có thể do đây là khu kinh tế mới nên người dân còn nghèo và thiếu các
hố xí tự hoại, vì vậy ít nhiều đã ảnh hưởng tới nguồn nước mặt của khu vực. Đây là

một nguyên nhân quan trọng gây các bệnh về đường ruột, đặc biệt là bệnh tiêu chảy.
Do đó cần phải có các biện pháp xử lí trước khi sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.
2.2.3 Môi trường đất
- Chất lượng đất ở khu vực xung quanh bãi chôn lấp CTR có hàm lượng chất hữu
cơ và N,P,K thấp được xếp vào loại đất nghèo chất dinh dưỡng. Vì đất ở khu vực
nghiên cứu là đất pha cát.
2.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
2.3.1 Tình hình kinh tế
Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của xã được tăng trưởng và phát triển. Cơ cấu
kinh tế đã chuyển hướng theo đúng tinh thần của nghị quyết Đảng bộ xã lần thứ X
đưa ra. Các chương trình trọng điểm được tỉnh, huyện tiếp tục đầu tư trên địa bàn,
đời sống của nhân dân ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ
vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2.3.2. Sự phát triển các ngành kinh tế
Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2006 và phương hướng
nhiệm vụ phát triển kinh tế năm 2007 của Ủy ban nhân dân xã Lộc Thủy cho biết
sự phát triển của các ngành kinh tế của xã trong năm qua như sau:
2.3.2.1.Nông nghiệp
- Tổng diện tích gieo trồng của xã là 1024,7 ha/1100 ha, đạt 93,2% so với kế
hoạch đề ra.
- Ngành chăn nuôi của xã tiếp tục được giữ vững và phát triển
2.3.2.2 Lâm nghiệp
- Công tác trồng rừng và chăm sóc rừng đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng
trăm lao động của địa phương, với mức thu nhập 700 – 800 nghìn đồng/tháng, góp
phần nâng cao đời sống của nhân dân
2.3.2.3 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
- Các ngành nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của xã đã duy trì và phát
triền ngày càng vững chắc như: nghề nấu dầu tràm, mộc dân dụng, khai thác tài
nguyên như đá chẻ, đá hộc
- Ngoài ra, các ngành nghề truyền thống như nón lá, đan lát thường xuyên được

duy trì và đã góp phần giải quyết nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao
đời sống cho nhân dân
2.3.2.4 Thương nghiệp – dịch vụ
Thương nghiệp, dịch vụ - du lịch của xã có bước phát triển khá với nhiều loại
hàng hóa đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của nhân
dân
2.3.3 Các công trình văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, hạ tầng
Ở địa bàn thực hiện dự án có các công trình văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng,
hạ tầng sau:
- 01 trường THCS
- 02 trường tiểu học
- 11 lớp học mẫu giáo
- 01 chợ
- 01 Bưu điện văn hóa xã
- 01 Nhà thờ Thiên chúa giáo
- 03 chùa
- 01 trạm y tế xã
- 01 ga đường sắt
- Tuyến quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn xã
- Nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã được bê tông hóa.
2.3.4 Các di tích lịch sử, văn hóa
Qua điều tra khảo sát cũng như tham khảo các tài liệu liên quan thì ở địa bàn xã
Lộc Thủy không có một di tích lịch sử văn hóa nào.
CHƯƠNG III - ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG
3.1.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
3.1.1.1. Trong giai đoạn thi công
Trong giai đoạn xây dựng nguốn gây tác động được thực hiện chủ yếu thông
qua bảng sau:
(Bảng 1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng)

3.1.1.2. Trong giai đoạn vận hành
- Chất thải rắn tại:
+ Các phương tiện vận chuyển CTR từ các nơi về bãi chôn lấp
+ Sinh hoạt hằng ngày của lực lượng công nhân trực tiếp thu gom vận chuyển
rác
+ Bùn thải sau khi xử lí
+ Bùn phát sinh từ các bể tự hoại
+ Dụng cụ lao động, thiết bị bảo hộ lao động và các hóa chất làm vệ sinh
- Nước thải:
+ Từ nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp… của nhà điều hành
+ Nước rỉ rác từ các ô chôn lấp rác
=> lượng nước thải này có thể tác động đến chất lượng nước ngầm và nước mặt.
- Khí thải và bụi:
STT Các hoạt động Nguồn gây tác động
1 Giải phóng và san lấp mặt bằng Xe ủi san lấp mặt bằng; xe xúc lật đào đất,
đá, xe tải vận chuyển đất đá, cát
2 - Xây dựng lán trại cho công
nhân trong thời gian thi công
- Xây dựng bãi tập kết nguyên
vật liệu phục vụ thi công
Chất thải rắn sinh hoạt, khí thải từ các máy
móc xây dựng, nước thải từ các hoạt động
của công nhân
3 Xây dựng các khu chôn lấp rác Máy xúc, máy thi công đào đất, đá
4 Xây dựng nhà điều hành tại bãi chôn
lấp rác
Máy móc thiết bị phục vụ tại công trường
gây ô nhiễm không khí
Chất thải rắn phát sinh trong khu vực thi
công

5 Xây dựng xưởng sửa chữa, gara, nhà
bảo vệ
Đất, đá, vữa xi măng rơi vãi
6 - Xây dựng hệ thống thu gom và
thoát nước mưa
- Trồng cây xanh quanh khu vực
bãi chôn lấp
- Xây dựng hàng rào bảo vệ
Các xe chở nguyên vật liệu và các thiết bị
máy móc phục vụ cho việc xây dựng, lắp
đặt các công trình thiết bị
Chất thải rắn phát sinh sau khi hoàn thành
các hạng mục
7 Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý
nước rỉ rác
Các phương tiện , thiết bị máy móc phát
sinh ra các loại khí thải, chất thải rắn phát
sinh trong quá trình đào đất đá
8 Sinh hoạt của công nhân tại công
trường
Chất thải rắn, nước thải phát sinh trong
sinh hoạt hàng ngày của công nhân
+ Khí thải và bụi có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người dân và gây ô nhiễm môi
trường không khí
+ Nguồn phát sinh
Chất khí và bụi phát sinh trong quá trình đổ rác vào các ô chôn lấp:
• Trong quá trình xử lí
• Do phân hủy rác thải
• Từ các phương tiện giao thông
3.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

3.1.2.1. Trong giai đoạn xây dựng
- Tiếng ồn từ động cơ của các phương tiện giao thông, các thiết bị, máy móc thi
công
- Xói mòn, bồi lắng các thuỷ vực thuộc thôn Nam Phước, xã Lộc Thuỷ, huyện
Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Trượt lở đất đá do vận hành các thiết bị, máy móc có trọng tải lớn
- Biến dạng các thảm thực vật trong quá trình xây dựng các công trình, làm suy
giảm đa dạng sinh học trong khu vực dự án
- Ảnh hưởng đến cảnh quan do hoạt động san lấp mặt bằng
- Suy thoái nguồn nước ngầm do khai thác quá mức
- Tai nạn lao động trong khi thi công
3.1.2.2. Trong giai đoạn vận hành
- Tiếng ồn từ các phương tiện vận chuyển rác ra vào bãi chôn lấp, các hạng mục
cơ sỏ hạ tầng phục vụ dự án, xe ủi rác và vận hành BCL
- Hoạt động khai thác quá nước ngầm làm suy giảm chất lượng, trữ lượng nguồn
nước ngầm trong khu vực dự án
- Ảnh hưởng đến đa dạng sinh học khu vực xung quanh công trình
- Ảnh hưởng đến điều kiện vi khí hậu của khu vực
3.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG
3.2.1. Trong giai đoạn xây dựng
(Bảng 2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng)
STT Đối tượng bị tác động Quy mô tác động
1 Cảnh quan Cảnh quan khu vự thay đổi do hoạt động đào,
đắp, san lấp mặt bằng
2 Thảm thực vật 15ha hoa màu cây cối bị phá bỏ
3 Đất đai, nước mặt và nước ngầm 22ha đất thuộc xã Lộc Thuỷ, huyện Phú Lộc
dùng để xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn
4 Các công trình đã xây dựng Ô nhiễm bụi và các chấn động ảnh hưởng đến
các công trình đã xây dựng
5 Tác động đến môi trường xã hội ảnh hưởng dến sức khoẻ của người dân, tắc

nghẽn giao thông, tệ nạn xã hội Tác động mang
tính tạm thời gián đoạn
6 Công nhân làm việc tại công trường Ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân tham gia
xây dựng tại công trường, tác dộng tạm thời gián
đoạn
=> Nhận xét: Trong giai đoạn xây dựng, sẽ có nhiều đối tượng bị tác động với các
quy mô và cường độ khác nhau, tuy nhiên những tác động này diễn ra trong một thời
gian và hoàn toàn có thể được ngăn chặn, giảm thiểu khi có các biện pháp được thực
hiện một các có hiệu quả.
3.2.2. Trong giai đoạn vận hành
(Bảng 3. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn vận hành)
3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.3.1. Trong giai đoạn trước xây dựng
- Chất thải rắn: Mức độ tác động lên môi trường không đáng kể
- Nước thải: Mức độ tác động lên môi trường không đáng kể
- Khí thải: Mức độ tác động lên môi trường không đáng kể
- Tác động do đền bù, giải tỏa: Giai đoạn ngoài xây dựng gây tác động đến
quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực, ảnh hưởng tới đời sống nhân dân
nằm trong diện giải tỏa, thu hồi đất xây dựng như mất đất, mất nhà, thay đổi việc
làm, thay đổi nghề nghiệp.
STT Đối tượng bị tác động Quy mô bị tác động
1 Nhân viên làm việc tại bãi chôn lấp chất
thải rắn
Ảnh hưởng đến công nhân viên trực tiếp và gián
tiếp làm việc tại bãi chôn lấp
2 Môi trường không khí xung quanh khu
vực bãi chôn lấp
- Bán kính ảnh hưởng chưa đực xác định
- Mức độ tác động tuỳ thuộc vào kỹ thuật
xử lý rác thải có đảm bảo hay không

3 Môi trường nước( nước mặt và nước
ngầm)
Do sự rò rỉ nước rác hoặc nước rác sau xử lý
chưa đạt yêu cầu. Ảnh hưởng đến chất lượng
nguồn nước và sức khoẻ người dân sống trong
khu vực do sử dụng nước trong sinh hoạt
4 Ảnh hưởng đên các hệ sinh thái trong
khu vực
Do nguồn nước bị ô nhiễm gây nên các hiện
tượng như phú dưỡng Ảnh hưởng đến cây
trồng và hệ động thực vật dưới nước khu vực
xung quanh bãi chôn lấp
5 Người dân sống xung quanh bãi chô lấp
chất thải rắn
- Ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân
sống xung quanh khu vực dự án do chịu
ảnh hưởng của mùi hôi từ sự phân huỷ
rác thải, ô nhiễm không khí và bụi trong
quá trình vận chuyển rác thải đến bãi
chôn lấp, tác động lâu dài
- Mức độ tác động rất đáng kể nếu không
có biện pháp xử lý nước rỉ rác và chất
thải rắn thích hợp
6 Mất mỹ quan khu vực Do rác và nước rỉ rác rơi vãi từ các xe chở rác.
Gây ảnh hưởng dọc theo tuyến đường vào bãi
rác và khu vực bãi chôn lấp.
3.3.2. Trong giai đoạn thi công xây dựng
3.3.2.1. Chất thải rắn
- Bao gồm: xi măng, gạch, cát, đá, gỗ vụn, nguyên vật liệu… và rác thải sinh
hoạt của công nhân tại khu vực công trường

- CTR có khối lượng tương đối lớn, tuy nhiên chúng sẽ được xử lí:
+ Gạch, cát, đá, gỗ… được dùng dùng để san lấp các chỗ trũng, tại khu vực dự
án
+ Rác thải sinh hoạt của công nghiệp sẽ được thu gom đúng quy định
3.3.2.2. Nước thải
- Nước thải sinh hoạt của công nhân tại công trường:
+ Chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng, các chất hữu cơ, các chất
dinh dưỡng và vi sinh
+ Cần được xử lý tiếp tục trước khi thải ra môi trường
- Ô nhiễm do nước mưa:
+ Nước mưa chảy tràn trên diện tích công trình có thể gây nên các tác động
tiêu cực cục bộ như: gây ứ đọng, ngập úng và sinh lầy, cuốn theo rác thải, cặn dầu
mỡ trên khu vực dự án
+ Lượng nước mưa này sẽ được thu gom bằng các mương dẫn tạm trong thi
công nên các tác động của các chất ô nhiễm do nước mưa chảy tràn tới chất lượng
môi trường nước mặt là không đáng kể
3.3.2.3. Khí thải
Các phương tiện giao thông vận chuyển đất, đá, nguyên nhiên vật liệu, thiết bị,
máy móc công nghệ và hoạt động của các thiết bị máy móc thi công xây dựng sẽ tác
động trực tiếp đến công nhân thi công và môi trường không khí xung quanh
3.3.2.4. Ô nhiễm bụi
- Lực lượng thi công trực tiếp tại công trình sẽ bị tác động lớn do ô nhiễm bụi,
ảnh hưởng đến sức khỏe và năng lực làm việc nếu không có các trang bị bảo hộ lao
động
- Đối với khu dân cư, do khu vực dự án dân cư đã được di dời nên tác động do
bụi là không đáng kể
=> Chủ đầu tư cần có biện pháp để khống chế ô nhiễm bụi
3.3.2.5. Môi trường đất
- San lấp mặt bằng gây xáo trộn, hủy hoại thảm thực vất và làm tăng nguy cơ
xói mòn, bạc màu đất

- Nước thải, chất thải rắn, dầu mỡ rơi vãi, rò rỉ từ hoạt động của máy móc thiết
bị thi công xây dựng và sinh hoạt của công nhân tại công trường sẽ làm phát sinh
các chất thải gây ô nhiễm môi trường đất
3.3.2.6. Tiếng ồn và rung
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và khu vực dân cư sống xung
quanh
3.3.2.7. Giao thông
- Gia tăng lưu lượng xe trên tuyến đường rẽ gây tắc nghẽn giao thông
3.3.2.8. Sức khỏe và an toàn lao động
Giai đoạn thi công dễ xảy ra tai nạn lao động=) cần có giải pháp thi công phù
hợp và an toàn để hạn chế tai nạn lao động. Công nhân mang các thiết bị bảo hộ lao
động nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động cho bản thân và những người xung
quanh
3.3.2.9. Môi trường xã hội
Công nhân nhiều, đông => các tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến tình hình an ninh
trong khu vực
3.3.2.10. Xói mòn, trượt lở đất
- Tác động đến tài nguyên môi trường ngay tại địa bàn thực hiện dự án và khu
vực xung quanh:
+ Đất đai bị rửa trôi và bạc màu
+ Thay đổi dòng chảy của nước
+ Ô nhiễm môi trường nước mặt
+ Tạo ra bụi ảnh hưởng đến sản xuất, sức khỏe và đời sống người dân xung
quanh
+ Đe dọa tính mạng công nhân và các hộ gia đình xung quanh
+ Làm chậm tiến độ thi công, ảnh hưởng chất lượng các hạng mục công trình
3.3.2.11. Nước ngầm
Các hạng mục công trình phải đào bới sâu sẽ làm suy giảm nguồn nước ngầm
ở khu vực
Bảng 4: Đánh giá tác động môi trường chung trong giai đoạn thi công

Các
hoạt
động
chính
Đối tượng
bị tác động
Giải
phóng
san
lấp
mặt
bằng
Xây
dựng
lán trại
bãi tập
kết
nguyên
vật liệu
Xây
dựng
các ô
chôn
lấp
rác
Xây
dựng
xưởng
sửa
chữa,

gara,
bảo vệ
Xây
dựng
nhà
điều
hành tại
bãi
chôn
lấp
Xây dựng
hệ thống
thu gom
thoát
nước
mưa,hàng
rào, trồng
cây xanh
Xây
dựng hệ
thống
thu gom
nước rỉ
rác
Sinh
hoạt của
công
nhân tại
công
trường

1. Cảnh quan - - - - - - - - -
2. Thảm thực
vật
- - - - - - - - -
3. Các công
trình đã xây
dựng
- - - - - - - - -
4. Đất đai,
nước mặt,
nước ngầm
- - - - - - - - - - - - - - -
5. Vi khí hậu
khu vực dự án
Kr Kr Kr Kr Kr Kr Kr Kr
6. Môi trường
xã hội:
+ Sức khoẻ
người dân
+ Giao thông
+ Tệ nạn xã
hội
- -
- -
0
- -
-
0
- -
-

0
- -
-
0
- -
-
0
- -
-
0
- -
-
0
Kr
0
- -
7. Công nhân
làm việc tại
công trường:
+ Sức khoẻ
+ Việc làm
- -
+
- -
+
- -
+
- -
+
- -

+
- -
+
- -
+
Kr
Kr
Chú thích:
Kr: Không rõ tác động 0 : Không tác động
+ : Tác động tích cực + + : Tác động rất tích cực
- - : Tác động tiêu cực - - : Tác động rất tiêu cực
3.3.3. Trong giai đoạn vận hành
3.3.3.1. Chất thải rắn:
- CTR sinh hoạt + CTR khác
- Lượng CTR này sẽ được thu gom, phân loại và xử lý ngay tại BCL
3.3.3.2. Nước thải
Nước rác nếu không qua xử lý sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đáng kể
đối với môi trường. Cụ thể là:
+ Tạo mùi hôi thối khó chịu cho môi trường xung quanh bãi rác
+ Chứa chất gây ô nhiễm, vi khuẩn, vi trùng gây bệnh, nhiều loại côn trùng,
ruồi, muỗi sinh sôi phát triển, gây ra các nguy cơ lan truyền, dịch bệnh
+ Gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm ở khu vực bãi chôn lấp và khu vực
xung quanh, làm ảnh hưởng đến các loại động thực vật sống trong môi trường này
+ Hệ thống hồ xử lí nước rác sẽ gây ra mùi hôi thối khó chịu gây ảnh hưởng
xấu đến môi trường không khí và sức khỏe của con người
+ Nước mưa chảy qua bề mặt bãi chôn lấp kéo theo các chất gây ô nhiễm
=> Chủ đầu tư cần có các giải pháp để khắc phục tránh gây ảnh hưởng đến chất
lượng nước, đất và các hệ sinh thái xung quanh
3.3.3.3. Khí thải
- Ô nhiễm do khí độc phát sinh từ bãi chôn lấp một số khí như NH

3
, CO
2
, CO,
H
2
S, CH
4

- Ô nhiễm khí thải từ các hoạt động khác:
+ Từ cả hoạt động vận hành thiết bị bơm nước rác, xưởng sửa chữa và gara…
Tuy nhiên lượng khí thoát ra từ các hạng mục này không đáng kể
+Các phương tiện giao thông
- Tác động của các chất ô nhiễm không khí:
(Bảng 5. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí)
STT Thông số Tác động
1 CH
4
- Gây ngột ngạt, khó thở, mùi khó chịu.
- Dễ gây cháy nổ
2 Bụi - Kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi
- Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hoá
3 Khí axít (SO
x,
NO
x
) - Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu
- SO
2
có thể nhiễm độc qua da làm giảm dự trữ kiềm trong

máu
- Tạo mưa axit tạo ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực
vật và cây trồng
- Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá huỷ vật liệu,bê
tông và các công trình nhà cửa
- Ảnh hưởng xấu đến khí hậu hệ sinh thái
4 Oxít cacbon (CO) - Giảm khả năng vận chuyển ôxi của máu đến các tổ chức, tế
bào
5 Khí Cacbonic
(CO
2
)
- Gây rối loạn hô hấp
- Gây hiệu ứng nhà kính
- Tác hại đến hệ sinh thái
- Tăng khả năng làm biến đổi khí hậu
6 Hydrocacbon Gây nhiễm đọc cấp tính: suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn
giác quan có khi gây tử vong
7 NH
3
- Gây rối loạn hô hấp
- Kích thích mạnh lên mũi, miệng
- Tiếp xúc lâu với nồng độ cao, nguy hiểm đến tính mạng
3.3.3.4. Tiếng ồn
- Tiếng ồn từ xe vận chuyển rác đến bãi chôn lấp và hoạt động lấp đất ở bãi
rác, từ hoạt động của các thiết bị bơm nước rác
- Do bãi rác ở xa khu dân cư nên tiếng ồn không ảnh hưởng đến sinh hoạt của
người dân
- Tiếng ồn ảnh hưởng trực tiếp lên người lao động đang thực hiện nhiệm vụ
nên cần phải có biện pháp chống ồn cho công nhân vận hành thích hợp trong quá

trình làm việc.
3.3.3.5. Ô nhiễm mùi
- Mùi hôi tại: khu vực chôn lấp rác ở các ô rác và khu vực xử lí nước ủ rác
- Nước không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường mà
nó còn tạo ra một bầu không khí khó chịu gây ức chế tinh thần của lao động đang
làm nhiệm vụ cũng như người dân sống xunh quanh khu vực. Ngoài ra khi tiếp xúc
với cơ thể có thể sẽ gây ra một số tác động như:
+ Tác động xấu đến hệ hô hấp và có thể là một trong những nguyên nhân gây
ung thư lá phối
+ Gây ngứa mắt và một số bệnh về da
+ Tiếp xúc lâu sẽ gây bệnh bạch cầu ở trẻ em và ung thư thận
+ Tạo cảm giác khó chịu, gây mất ngủ, tinh thần bất ổn…
=> Như vậy, mùi hôi phát sinh từ hoạt động của bãi rác sẽ có những tác động xấu
đến sức khỏe của người dân cũng như cảnh quan trong khu vực. Do đó, cần có
những biện pháp xử lý và cách thức vận hành bãi rác thích hợp.
3.3.3.6. Xói mòn, trượt lở đất
- Khi có lũ lụt với mực nước cao, nguy cơ sạt lở hoặc vỡ đê bao các ô chôn lấp
vẫn có thể xảy ra. Vị trí dây dựng bãi rác sát với dãy núi ở phía Tây, do đó khi mưa
lớn cũng có thể gây ra sạt lở đất đá từ trên núi xuống.
3.3.3.7. Nước ngầm
- Môi trường nước ngầm tại khu vực dự án nhạy cảm, dễ chịu tác động của các
thành phần ô nhiễm từ bãi rác
- Do tính chất nước ủ rác rất bẩn, các thành phần ô nhiễm đều rất cao nên ảnh
hưởng đến nước ngầm là đáng kể. Chủ dự án phải có các biện pháp chống thấm và
các biện pháp hạn chế tối đa lượng nước rác phát sinh cũng như giải pháp phòng
chống sự cố khi xảy ra lũ lụt với mực nước dâng lớn.
3.3.3.8. Môi trường kinh tế - xã hội
- Bãi chôn lấp CTR đi vào hoạt động sẽ tạo ra cơ hội việc làm cho người dân ở
địa phương thông qua việc nhặt rác. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động sẽ không
tránh khỏi những xung đột giữa người nhặt rác với đội ngũ công nhân vận hành.

×