Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.04 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
****
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI NHÓM 6:
CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP
CỔ ĐẠI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ
NGƯỜI THỰC HIỆN: LƯ KỲ HẢO
STT: 54
LỚP CAO HỌC: KHÓA 21-ĐÊM 5
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
TP.HCM, 2012
CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN
HY LẠP CỔ ĐẠI
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1:NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY TÂM
KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI 2
1.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI : 2
1.2. NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN 2
CHƯƠNG 2:NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY TÂM
KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI 7
1.1. NHỮNG GIÁ TRỊ: 7
2.2. NHỮNG HẠN CHẾ: 11
KẾT LUẬN 14
CHÚ THÍCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
SVTH: LƯ KỲ HẢO LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5
CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN
HY LẠP CỔ ĐẠI
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA


MỞ ĐẦU
“Không có cơ sở văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì cũng không có
châu Âu hiện đại được”. Lời nhận xét trên của Ăngghen cho chúng ta thấy những
đóng góp vô cùng quan trọng của văn minh Hy Lạp cổ đại trong sự hình thành và
phát triển của nền văn minh châu Âu ngày. Trong thời kỳ phát triển xán lạn, nền
văn minh Hy Lạp cổ đại đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ và đỉnh cao là nền
triết học mà Hy Lạp cổ đại để lại cho nền văn minh thế giới.
Triết học Hy Lạp cổ đại với rất nhiều trường phái đã để lại những kho tàng
tư tưởng quý giá cho nhân loại. Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến vai trò của
chủ nghĩa duy tâm khách quan trong giai đoạn này mà đại diện tiêu biểu của nó
là Xôcrát và Platông .
Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ coi trọng vấn đề con người, đề
cao “ý niệm tuyệt đối” và thể hiện lập trường chính trị chống lại nền dân chủ
Atenvà hệ thống triết học duy vật của trường phái nguyên tử luận.
Để thực hiện bài tiểu luận này, tác giả đã tham khảo các tài liệu như 1) Bùi
Văn Mưa chủ biên, Triết học – Phần 1 – Đại cương về lịch sử triết học (tài liệu
dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết
học của trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh), 2011; 2) Norman
F.Cantor, Nền văn minh thế giới cổ đại, Kiến Văn và Khắc Vinh biên dịch, NXB
Lao Động Xã Hội, 2008; 3) Tô Mộng Vi, Tìm lại nền văn minh Hy Lạpcổ đại,
Nguyễn Kim Dân biên dịch, NXB Lao động, 2010; 4) Vũ Dương Minh chủ biên,
Lịch sử văn minh thế giới cổ đại, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2011; 5) Will
Durant, Câu chuyện triết học, Trí Hải và Bửu Đích biên dịch, NXB Văn hóa
thông tin, 2008; cùng một số trang web, tài liệu khác…
SVTH: LƯ KỲ HẢO LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5
Trang 1
CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN
HY LẠP CỔ ĐẠI
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
Mặc dù tác giả đã rất cố gắng, song bài tiểu luận này chắc chắn không thể

tránh được những thiếu sót và hạn chế do nguồn tài liệu tham khảo có hạn. Tác
giả rất mong nhận được những ý kiến phê bình của quý đọc giả.
CHƯƠNG 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA
CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP
CỔ ĐẠI
1.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI :
Lịch sử Hy Lạp cổ đại sớm trải qua nhiều biến động lớn với các cuộc chiến
tranh tranh giành quyền lực, dẫn đến sự hình thành, suy vong và phát triển của
nhiều tiểu quốc. Trong suốt quá trình đó, cùng với điều kiện thiên nhiên thuận
lợi, các tiểu quốc này sớm trở thành các trung tâm văn hóa thương mại, hình
thành và củng cố chế độ chiếm hữu nô lệ [2, trang 89]. Chế độ chiếm hữu nô lệ
tạo ra sự phân hóa lao động, đề cao lao động trí óc, sự giao thương cho phép
nhiều luồng tư tưởng chung đụng và gặp gỡ nhau, sự phát triển về kinh tế tạo
điều kiện cho con người có thời gian suy ngẫm, nghiên cứu, cuộc đấu tranh bảo
vệ lợi ích giai tầng buộc mỗi con người phải có quan điểm sống phù hợp với
hoàn cảnh mới… Từ những thai nghén ấy của thời đại, triết học đã ra đời. Một
trường phái triết học lớn thời bấy giờ là chủ nghĩa duy tâm khách quan do Xôcrát
đặt nền móng vào thế kỷ V TCN và được học trò của ông, Platông, hoàn thiện
sau này.
1.2. NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN
Trường phái duy tâm khách quan thể hiện lập trường chính trị của tầng lớp
chủ nô bảo thủ chống lại nền dân chủ Aten và hệ thống triết học duy vật của
trường phái nguyên tử luận [2, trang 105]. Trường phái này cho rằng “tinh thần
tuyệt đối” hay “ý niệm tuyệt đối” là cái có trước và quyết định sự tồn tại của thế
SVTH: LƯ KỲ HẢO LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5
Trang 2
CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN
HY LẠP CỔ ĐẠI
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
giới vật chất, tự nhiên, xã hội và tư duy con người [1, trang 9]. Đại diện tiêu biểu

của trường phái này thời bấy giờ là Xôcrát và Platông.
1.1.1. Xôcrát (469 – 399 TCN)
Xôcrát xuất thân trong một gia đình khá giả ở Aten. Ông không để lại cho
đời tác phẩm nào vì ông thường xuyên chỉ đàm thoại mà không viết. Chúng ta
chỉ biết về ông qua các học trò của ông và những nhà tư tưởng khác.
Quan điểm triết học của Xôcrát chủ trương nghiên cứu về con người, về
nhân bản và về đạo đức. Ông cho rằng triết học không có gì khác hơn là sự tự
nhận thức của con người về chính mình. Theo ông, không nên đặt vấn đề nghiên
cứu tự nhiên bởi vì giới tự nhiên đã được thần thánh an bài [1, trang 215].
Tư tưởng triết học của Xôcrát chủ yếu bàn về đạo đức con người. Ông thừa
nhận đạo đức con người và tri thức thống nhất như một chỉnh thể. Có hiểu biết
mới có đạo đức, không có hiểu biết thì không có đạo đức. Ông cho rằng chỉ có
“cái thiện phổ biến” mới là tiêu chuẩn của đức hạnh. Muốn tuân theo nó, con
người trước hết phải hiểu nó. Muốn hiểu nó, phải có phương pháp tìm ra chân lý.
Chân lý là chân lý khách quan thu được thông qua tranh luận, tọa đàm, luận
chiến
1
mà ai cũng phải thừa nhận. Khám phá ra chân lý đích thực của sự vật hiện
tượng tức là phải hiểu nó ở mức độ khái niệm. Không có khái niệm là không có
tri thức [1, trang 216].
Về chính trị, Xôcrát chủ trương rằng những nhà lãnh đạo đất nước phải là
những những nhà thông thái có tài năng và đạo đức. Việc trị nước do nhiều người
thực hiện là một sai lầm. Chủ trương này đã chống lại những nguyên tắc cơ bản
của chế độ dân chủ của Aten và đã dẫn đến cái chết của ông vào năm 399 TCN
[7, trang 245].
1
Phương pháp này về sau được gọi là phương pháp Xôcrát, gồm bốn bước: Một là “mỉa mai”, tức là nêu
ra những câu hỏi mẹo, hỏi vặn, hỏi châm biếm nhằm làm cho đối phương sa vào mâu thuẫn. Hai là “đỡ đẻ
tinh thần”, tức là giúp đối phương thấy được con đường để tự mình khám phá ra đến chân lý. Ba là “quy
nạp”, tức là xuất phát từ những hiểu biết riêng lẻ khái quát lên thành những hiểu biết phổ biến, từ những

hành vi đạo đức riêng lẻ tìm ra cái thiện phổ biến của mọi hành vi đạo đức. Bốn là “định nghĩa”, tức là chỉ
ra hành vi thế nào là đạo đức, quan hệ thế nào là đúng mực [2, trang 106].
SVTH: LƯ KỲ HẢO LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5
Trang 3
CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN
HY LẠP CỔ ĐẠI
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
Sau khi Xôcrát qua đời, các học trò của ông đã phân hóa theo những xu
hướng khác nhau. Nổi bật trong đó là xu hướng phát triển mặt duy tâm khách
quan mà người học trò xuất chúng của ông, Platông, là đại biểu.
1.1.2. Platông (427-347 TCN):
Platông sinh ra trong một gia đình chủ nô quý tộc ở Aten, là một nhà triết
học duy tâm khách quan kiệt xuất nhất thời Hy Lạp cổ đại và cũng là đại biểu
trung thành của tầng lớp chủ nô quý tộc [2, trang 105]. Ông chịu ảnh hưởng bởi
tư tưởng của Xôcrát về cái phổ biến, tư tưởng của trường phái Êlê, Pácmênít về
sự tồn tại duy nhất bất biến và lý luận về con số của trường phái Pitago.
1.1.1.1. Thuyết ý niệm:
Platông chia thế giới ra thành thế giới ý niệm và thế giới sự vật. Thế giới ý
niệm là thế giới của lý tính, tồn tại trên trời, mang tính phổ biến, chân thực, tuyệt
đối, bất biến, vĩnh hằng và duy nhất. Thế giới sự vật là cảm tính, tồn tại dưới đất,
mang tính cá biệt, ảo giả, tương đối, khả biến, thoáng qua và đa tạp. Ý niệm là
cái sản sinh, có trước, là nguyên nhân, bản chất và khuôn mẫu của sự vật. Sự vật
là cái được sản sinh, có sau và là cái bóng được mô phỏng, sao chép lại từ ý niệm
[1, trang 106].
Platông xây dựng bốn khái niệm cơ bản: tồn tại (thế giới của các ý niệm),
không tồn tại (vật chất), thế giới của những sự vật cảm tính và con số (những
quan hệ toán học). Ông cho rằng sự tồn tại của ý niệm thông qua quan hệ tỷ lệ
của các con số tác động vào vật chất (không tồn tại) mà sinh ra sự vật cảm tính
[2, trang 107].
Ý niệm, theo Platông, là các tri thức đã được khách quan hóa. Sự tồn tại của

thế giới ý niệm cũng không phải là thuần nhất mà là tổng thể của nhiều ý niệm
khác nhau (khác với Pácmênít). Ông cũng khẳng định cái không tồn tại (vật chất)
cũng có thực, là một khía cạnh của tồn tại (ý niệm) [1, trang 222].
SVTH: LƯ KỲ HẢO LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5
Trang 4
CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN
HY LẠP CỔ ĐẠI
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
1.1.1.2. Quan niệm về con người và linh hồn:
Platông cho rằng con người là sự kết hợp của thể xác khả tử với linh hồn bất
tử. Linh hồn của con người là sản phẩm của linh hồn vũ trụ được Thượng đế tạo
ra từ lâu. Chúng ngự trị trên các vì sao trời, khi nhập vào thể xác của con người,
thì quên hết quá khứ. Linh hồn của con người bao gồm ba bộ phận: cảm tính, ý
chí và lý trí; hoạt động theo ba khía cạnh: dục vọng, tình cảm, nhận thức; thể
hiện ba phẩm hạnh: điều độ, can đảm, khôn ngoan, trong đó chỉ có lý trí là bất tử
[2, trang 107].
1.1.1.3. Quan niệm về nhận thức:
Platông cho rằng nhận thức chân lý là sự hồi tưởng lại (trực giác thần bí)
của linh hồn bất tử (lý trí) về những gì nó đã từng chiêm ngưỡng được trong thế
giới ý niệm nhưng lãng quên. Linh hồn nhận thức chân lý bằng cách đàm thoại
trực tiếp với nhau để hồi tưởng lại. Công cụ nhận thức chân lý là tranh luận và va
chạm giữa những ý kiến riêng để thừa nhận ý kiến chung. Nhận thức chân lý
(khám phá ra các ý niệm) hoàn toàn diễn ra bên ngoài hoạt động cảm tính của
con người vì hoạt động cảm tính chỉ mang lại kiến giải sai lầm về thế giới sự vật
[2, trang 108].
1.1.1.4. Quan niệm về đạo đức:
Platông cho rằng sống hạnh phúc là sống có đạo đức. Sống có đạo đức là
làm điều thiện. Hành vi hướng thiện là hành vi hướng đến những ý tưởng tuyệt
đối khách quan thuộc về thế giới ý niệm ở trên trời. Muốn sống hạnh phúc thì
phải dùng lý trí để chiêm nghiệm những ý tưởng và khắc phục những dục vọng

vật chất thấp hèn, giúp linh hồn thoát khỏi gông cùm của nhà tù thể xác. Như
vậy, theo Platông, con người không thể tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình ở
dưới trần gian và chỉ có thể đạt được hạnh phúc trong thế giới ý niệm [2, trang
108].
SVTH: LƯ KỲ HẢO LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5
Trang 5
CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN
HY LẠP CỔ ĐẠI
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
1.1.1.5. Quan niệm về chính trị - xã hội:
Dựa trên thuyết linh hồn, Platông cho rằng ba bộ phận cấu thành linh hồn sẽ
hình thành ba loại người trong xã hội. Loại thứ nhất bao gồm các triết gia. Loại
thứ hai bao gồm các chiến binh. Loại thứ ba là những nông dân, thợ thủ công,
thương gia… Ông không coi nô lệ là con người mà xem họ là động vật biết nói.
Theo ông, xã hội cần phải duy trì các hạng người khác nhau này
1
và hình thức
cộng hòa là nhà nước lý tưởng để duy trì trật tự xã hội đó.
Ông lên án chế độ tư hữu là nguồn gốc của điều ác, làm tha hóa xã hội, làm
cho nhà nước không thể hoàn thành vai trò của mình. Do đó, nhất thiết phải loại
bỏ chế độ tư hữu để xây dựng chế độ công xã với tài sản chung, cha mẹ chung,
con cái chung… theo một chuẩn mực trong tuyển chọn để chọn ra thành phần
tinh túy nhất của xã hội.
1
Trong tác phẩm "Chế độ cộng hòa", ông nêu ra rằng nhà nước lý tưởng được cầm quyền lãnh đạo bởi
các nhà hiền triết. Tầng lớp này không nên có tài sản riêng, không nên có gia đình và sống tập thể để
không nảy sinh lòng tham lam, vị kỷ và tránh được sự lo lắng về cuộc sống. Tầng lớp thứ hai là các chiến
sĩ bảo vệ Tổ quốc. Tầng lớp thứ ba là số công dân, còn lại tức là nông dân, thợ thủ công, lái buôn Tầng
lớp này có nhiệm vụ cung cấp của cải cho nhà nước và cung phụng hai tầng lớp trên. Họ có thể có gia
đình và tài sản riêng, nhưng các nghề nghiệp đều do nhà nước quản lý.

SVTH: LƯ KỲ HẢO LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5
Trang 6
CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN
HY LẠP CỔ ĐẠI
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
CHƯƠNG 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA
CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP
CỔ ĐẠI
Như đã trình bày ở trên, trường phái duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại
được xây dựng và phát triển đến đỉnh cao bởi Xôcrát và Platông. Do vậy, những
giá trị và hạn chế của trường phái triết học này chính là những đóng góp và hạn
chế trong tư tưởng của từng người.
2.
1.1. NHỮNG GIÁ TRỊ:
2.
2.1.
2.1.1. Đơn đặt hàng của lịch sử
Trường phái duy tâm Hy Lạp cổ đại khởi đầu dưới hình thức ngụy biện và
lập thành một trường phái gọi là phái ngụy biện. Phái ngụy biện cho rằng không
có chân lý khách quan mà chỉ có nhận thức chủ quan hoặc chủ nghĩa tương đối
mà thôi.
Những nguỵ luận gia kể trên bằng tài ăn nói đã làm tan rã niềm tin của dân
chúng Aten đối với các vị thần thánh và những điều khoản luân lý căn cứ vào sự
thưởng phạt của các vị thần thánh. Do đó, hành vi của họ không thể kiểm soát
nếu không bị pháp luật ràng buộc. Một chủ nghĩa cá nhân lan tràn và làm suy yếu
đức tính của người Aten khiến cho nước này trở nên một món mồi ngon của liên
bang các nước lân cận [8, trang 25].
Trong thời khắc quan trọng đó đã hình thành phong trào triết học mới mà
những người đứng đầu là Xôcrát, Platông. Hai ông cho rằng chân lý và ý niệm
tuyệt đối là tồn tại thực sự, đồng thời nâng tầm lập luận các vấn đề đạo đức –

chính trị lên trình độ khái niệm, khẳng định tính chất khách quan của chân lý,
SVTH: LƯ KỲ HẢO LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5
Trang 7
CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN
HY LẠP CỔ ĐẠI
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
đức hạnh, chính trị, pháp quyền để đối lập với chủ nghĩa tương đối của trường
phái ngụy biện [4, trang 161].
2.1.2. Đạo đức, con người lần đầu tiên được đề cập trong lịch sử triết
học nhân loại
Trước Xôcrát cũng có đã có nhiều triết gia như Talét, Hêraclít, Pácmênít,
Dênông, Pitago hay Empêđôcơlơ… Tuy nhiên, họ chỉ hướng về vật lý, bàn về
khởi nguyên của thế giới, truy tìm bản thể của sựa vật ở thế giới bên ngoài. Riêng
với Xôcrát, ông cho rằng con người quan trọng và quý giá hơn tất thảy sự vật.
Ông băn khoăn con người là gì, con người sẽ đi đến đâu? Ông dành phần lớn thời
gian chuyên chú và tâm hồn con người. Ông cho rằng triết học không gì khác
hơn là sự tự nhận thức về chính bản thân mình, “con người hãy nghiên cứu chính
mình”. Bắt đầu từ Xôcrát, đề tài con người trở thành một trong những chủ đề
trọng tâm nghiên cứu của triết học phương Tây [1, trang 215].
Ông cho rằng một nền đạo đức thực tiễn không thể căn cứ vào một giáo lý
mơ hồ. Ngược lại, có thể tạo dựng một nền luân lý hoàn toàn không lệ thuộc thần
học, hoàn toàn thích hợp với người có tôn giáo cũng như không có tôn giáo thì xã
hội có thể được ổn định mà không cần đến thần học [8, trang 25].
2.1.3. Tạo nền tảng triết lý cho những người Thiên Chúa và một số
người Do Thái giáo
Thuyết ý niệm của Platông đã tạo cơ sở tiền đề cho triết lý của Thiên chúa
giáo sau này. Năm 37 SCN, những lời thuyết giảng của chúa Giêsu được viết lại
theo hình thức triết lý của Platông và chi phối toàn bộ thần học Cơ Đốc đến thế
kỷ XIII [5, trang 36].
Giáo hội Thiên chúa giáo đã áp dụng những ý niệm về thiên đàng và địa

ngục cùng những huyền thoại mà Platông đề ra để thực hiện nền đạo đức và các
thủ đoạn chính trị của mình. Suốt chiều dài thiên niên kỷ, dân chúng châu Âu đã
SVTH: LƯ KỲ HẢO LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5
Trang 8
CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN
HY LẠP CỔ ĐẠI
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
ngoan ngoãn chịu sự cai trị với niềm tin tuyệt đối vào vào bộ máy chính quyền
[8, trang 20].
2.1.4. Phép biện chứng sơ khai lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử
triết học của nhân loại:
Trường phái duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại đã sớm sử dụng phép biện
chứng, mặc dù chỉ chỉ dừng lại ở mức biện chứng sơ khai, trong lập luận đi đến
chân lý của họ.
Bắt đầu từ Xôcrát với phương pháp truy vấn biện chứng được biết dưới tên
gọi “phương pháp Xôcrát”. Ông đã sử dụng phương pháp này trong lập luận tìm
kiếm các khái niệm quan trọng như tốt đẹp – công bằng, cái thiện – cái ác…Bằng
tư duy lôgíc, ông đưa người đối thoại từ chỗ nhận thấy cái sai, đạt đến cái đúng,
khái quát thành cái chung có ý nghĩa phổ biến và làm thế nào cho đúng với cái
thiện phổ biến đó. Phương pháp đó là phép biện chứng của khái niệm hay biện
chứng chủ quan [2, trang 11].
Trong lập luận của mình về thuyết ý niệm và linh hồn của Platông, ta có thể
tìm thấy nhiều yếu tố biện chứng. Phương pháp đialéctic của Platông bao gồm cả
phương pháp đối lập những ý kiến, những khái niệm theo từng cặp để nhận ra
chân lý [1, trang 225]. Ông sử dụng phép biện chứng thông qua các khái niệm
đối lập, thông qua phương pháp đối chiếu các mặt đối lập, Platông sử dụng giải
quyết mối quan hệ giữa vận động – đứng im, hữu hạn – vô hạn, liên tục – gián
đoạn, tồn tại – hư vô…[2, trang 23].
Phép biến chứng của Xôcrát và Platông đã tạo nền tảng cho các triết gia của
triết học cổ điển Đức (cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX) tiếp tục phát triển

thêm và xây dựng được phép biện chứng mới như một học thuyết triết học về
mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển xảy ra trong thế giới [2, trang 176].
SVTH: LƯ KỲ HẢO LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5
Trang 9
CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN
HY LẠP CỔ ĐẠI
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
2.1.5. Tạo động lực thúc đẩy khoa học của nhân loại phát triển:
Triết học toán học và tư tưởng giáo dục toán học của Platông, dưới điều
kiện xã hội Hy Lạpđương thời, đã có một tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ đối với sự
hình thành của khoa học và sự phát triển của toán học. Vào thế kỷ III TCN,
Platông đã thành Viện hàn lâm ở Aten, trường đại học tổng hợp đầu tiên ở châu
Âu. Ông chủ trương bồi dưỡng khả năng tư duy lôgíc thông qua môn hình học,
bởi vì hình học mang lại cho con người ấn tượng trực quan, thể hiện sự trừu
tượng của quy luật lôgíc trong các hình cụ thể. Những học trò của Platông cũng
góp phần không kém vào việc phát triển sơ khai nền toán học [6, trang 165].
2.1.6. Những tư tưởng tiến bộ trong quan niệm về chính trị – xã hội
Tư tưởng chính trị của Platon đã thể hiện được giá trị thực tế, không phải
một chương trình hảo huyền, không thể ứng dụng. Trong suốt chiều dài lịch sử,
có nhiều ví dụ đã minh chứng điều này. Trong thời kỳ trung cổ kéo dài gần 1000
năm, châu Âu bị đặt dưới quyền cai trị của gia cấp giáo sĩ. Giai cấp này, “mặc dù
chỉ là một thiểu số đã nắm trong tay tất cả quyền hành và đã cai trị một cách gần
như tuyệt đối một phần nửa lãnh thổ Âu châu. Giai cấp giáo sĩ này được lên cầm
quyền không phải do sự tấn phong của dân chúng mà chính là do công trình
nghiên cứu học hỏi, nếp sống đạo đức và giản dị” [8, trang 19]. Đó là một giai
cấp không khác gì giai cấp lãnh đạo mà Platon đã mô tả.
Platon thể hiện tư tưởng tiến bộ trong vấn đề nam nữ bình quyền. Theo
Platon, không có sự phân chia nam nữ nhất là trong giáo dục. Con gái cũng có cơ
hội học tập và vươn lên đỉnh cao chính trị như con trai. “Nếu một người đàn bà
tỏ ra có khả năng trong lãnh vực chính trị, hãy để cho bà ta làm chính trị. Nếu

một người đàn ông có khả năng rửa chén, hãy để cho ông ta rửa chén.” [8, trang
17]
Platon chủ trương một chính thể quý tộc dân chủ. Nhóm người lãnh đạo sẽ
là những nhóm người ưu tú, bất kể xuất thân. Dù là con của vua chúa hay thứ dân
đều bắt đầu ngang nhau. Nếu con vua chúa mà không có khả năng vẫn sẽ bị đào
SVTH: LƯ KỲ HẢO LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5
Trang 10
CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN
HY LẠP CỔ ĐẠI
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
thải, nếu con thứ dân mà học hỏi và tài năng vẫn sẽ có cơ hội vươn lên. “Đây là
nền dân chủ của học đường, một nền dân chủ trăm ngàn lần đẹp đẽ hơn nền dân
chủ của thùng phiếu.” [8, trang 16]. Có thể thấy nhiều bằng chứng lịch sử cho
thấy giá trị khi đất nước được lãnh đạo bởi tầng lớp ưu tú. Trong lịch sử Trung
Quốc, đời vua Minh Thái Tổ là một ví dụ. “Minh Thái Tổ tay không dựng
nghiệp lớn, đánh đuổi được người Mông Cổ, giành lại quyền tự chủ của người
Hán. Bản thân không có một tấc đất nương thân, nhưng qua tự lực phấn đấu mà
khai sáng được giang sơn Đại Minh gần 300 năm” [9]. Trong suốt 30 năm cai trị
đất nước, vua Minh Thái Tổ đã thi hành những chính sách sáng suốt ổn định tình
hình chính trị, cải thiện đời sống kinh tế nhân dân.
2.2. NHỮNG HẠN CHẾ:
2.2.1. Mang đầy màu sắc duy tâm và thần bí:
Việc Platông chia thế giới ra thành thế giới ý niệm và thế giới sự vật là thiếu
cơ sở và đầy mâu thuẫn. Bởi vì ý niệm là cái tồn tại bên ngoài và độc lập với sự
vật thì không thể làm bản chất cho sự vật được. Ý niệm, do tính trừu tượng của
nó, cũng không thể làm khuôn mẫu cho sự vật cảm tính được. Về mặt nhận thức
luận, việc Platông coi ý niệm là cái có trước và độc lập so với sự vật thì ý niệm
(khái niệm) cũng không thể được dùng để nhận thức sự vật được. Arixtốt cho
rằng bản chất phải nằm ngay trong bản thân sự vật và phải được nhận thức của
con người khái quát thành cái chung dưới dạng khái niệm, quy luật, phạm trù.

Khái niệm, quy luật, phạm trù không phải là cái có trước, sinh ra và quyết định
sự tồn tại của sự vật [2 trang 110].
Tóm lại, chủ nghĩa duy tâm khách quan mang tính “duy tâm” là vì cho rằng
“ý niệm”, “tinh thần thế giới” là cái có trước, sản sinh ra thế giới tự nhiên và
mang tính “thần bí” là vì không thể giải thích được “ý niệm” đã sản sinh ra thế
giới tự nhiên bằng cách nào.
SVTH: LƯ KỲ HẢO LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5
Trang 11
CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN
HY LẠP CỔ ĐẠI
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
2.2.2. Quan niệm về đạo đức chỉ mang tính chất duy lý:
Quan niệm về đạo đức của Xôcrát và Platông mang nhiều màu sắc duy lý.
Trong khi đó, bên cạnh phẩm hạnh lý tính còn có phẩm hạnh luân lý. Theo
Arixtốt, phẩm hạnh lý tính là phẩm hạnh của con người có được nhờ vào việc
hiểu thấu và làm theo chân lý (hành động dựa theo cái tất yếu – phổ biến, do
thông qua giáo dục và đạo tạo) còn phẩm hạnh luân lý là phẩm hạnh của con
người có được nhờ vào thói quen làm theo lẽ phải đời thường (hành động không
thái quá, thông qua tập quán lâu đời của cộng đồng) [2, trang 114]. Arixtốt cho
rằng các thái độ ích kỷ hay hy sinh cực độ đều không có tác dụng đối với hầu hết
mọi người mà hãy tìm một biện pháp trung dung. Hơn nữa, hành vi tốt không
phải là kết quả của cảm hứng đột ngột hoặc kìm chế khắc nghiệt, nó là một thói
quen, được điều kiện hoá chậm rãi và đều đặn.
Trái với Platông, Arixtốt cho rằng hạnh phúc thật sự của con người phải gắn
liền với cuộc sống trần gian, gắn liền với bản tính tự nhiên của mình. Hạnh phúc
của con người không chỉ bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan như sự khôn ngoan
của lý trí, đức hạnh trong hành vi, sự khoái lạc trong trạng thái…mà còn bị chi
phối bởi các điều kiện khách quan như tiền bạc, sức khỏe, tình bạn, xã hội công
bằng…Đời sống đạo đức, hạnh phúc của con người không nằm trong thế giới ý
niệm trên trời, mà nằm trong thế giới hiện thực nơi trần gian; Ngoài ra, chúng

cũng phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, nhu cầu của từng người trong cộng
đồng xã hội [2, trang 114].
2.2.3. Hạn chế trong quan niệm về chính trị - xã hội
Bên cạnh những mặt tích cực, tư tưởng chính trị của Platon cũng thể hiện
những hạn chế. Khi chủ trương một chế độ cộng sản ở giai cấp lãnh đạo, trong
đó, “tất cả những đứa con trai đều là anh em, tất cả những đứa con gái đều là chị
em, tất cả những người đàn ông đều là cha, tất cả những người đàn bà đều là
mẹ“, ông đã không tiên liệu được những bản tính tự nhiên của con người như
tính ghen tuông của đàn ông, đàn bà hay tình mẫu tử thiêng liêng [2, trang 17].
SVTH: LƯ KỲ HẢO LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5
Trang 12
CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN
HY LẠP CỔ ĐẠI
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
Chế độ cộng sản của ông là một chế độ gia đình được nới rộng cho toàn dân. Và
như vậy, khi đả kích gia đình, ông đã vô tình phá vỡ nền móng của xã hội lý
tưởng mà ông sắp xây cất.
Platon cũng quá chú trọng vào phân chia giai cấp. Ông cho rằng các giai cấp
như thương nhân, nông dân và thợ thủ công là giai cấp sẽ chấp nhận sự cai trị của
giai cấp ưu tú và chu cấp, nâng đỡ giai cấp lãnh đạo. Ông đã tách biệt sự phụ
thuộc của giai cấp lãnh đạo với giai cấp kiểm soát lực lượng kinh tế. Tuy nhiên,
“quyền lực chính trị phải luôn luôn được điều chỉnh để ăn khớp với tình trạng
kinh tế. Giai cấp cầm quyền của Platon không chóng thì chầy sẽ bị phụ thuộc vào
giai cấp sản xuất đã nuôi dưỡng nó. Dù giai cấp cầm quyền nắm trong tay tất cả
quân lực cũng không thoát khỏi sự lệ thuộc ấy” [2, trang 21].
SVTH: LƯ KỲ HẢO LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5
Trang 13
CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN
HY LẠP CỔ ĐẠI
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

KẾT LUẬN
Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại là trường phái triết học lớn
thời bấy giờ. Trường phái này chủ trương về sự tồn tại của một “ý niệm tuyệt
đối”, có trước, bất biến và vĩnh hằng chi phối thế giới vật chất, có sau, khả biến,
thoáng qua. Đồng thời, nó thể hiện lập trường chính trị của giai cấp chủ nô quý
tộc chống lại chế độ dân chủ Aten và trường phái nguyên tử luận.
Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng trường phái này đã có những đóng góp
lớn lao cho nền triết học thế giới thông qua những tư tưởng của Xôcrát và
Platông.
Kể từ Xôcrát, lần đầu tiên chủ đề con người được đề cập tới trong triết học
và trở thành chủ đề quan trọng về sau của triết học phương Tây. Ông cũng là
người đầu tiên nhấn mạnh vai trò đặc biệt của khái niệm. Theo đánh giá của
Hêghen, Xôcrát là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại.
Platông, người học trò xuất sắc kế thừa xu hướng duy tâm khách quan của
Xôcrát, là người đầu tiên nêu lên một cách có hệ thống những quan điểm triết
học. Triết học của ông đã đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu bản chất
của khái niệm cũng như trong việc phát triển tư duy lý luận.
Quan điểm triết học và phương pháp biện chứng của hai ông, dù chỉ ở mức
độ sơ khai và biện chứng duy tâm, đã tạo nền tảng cho nhiều nhà triết học, tôn
giáo sau này kế thừa mà đỉnh cao là triết học Hêghen.
SVTH: LƯ KỲ HẢO LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5
Trang 14
CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN
HY LẠP CỔ ĐẠI
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
CHÚ THÍCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] : Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo, Triết học tập 1, Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị
quốc gia, 2011.
[2] : Bùi Văn Mưa, Trần Nguyên Ký, Lê Thanh Sinh, Nguyễn Ngọc Thu, Bùi Bá
Linh, Bùi Xuân Thanh, Triết học – Phần 1 – Đại cương về lịch sử triết học (tài

liệu dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành
triết học của trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh), 2011.
[3] : Đinh Ngọc Thạch, Lịch sử triết học phương Tây (dùng cho học viên cao học
không thuộc chuyên ngành triết học của trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh), 2010.
[4] : Edward McNall Burns, Văn minh phương Tây - Lịch sử và văn hóa, NXB
Từ điển bách khoa, 2010.
[5] : Norman F.Cantor, Nền văn minh thế giới cổ đại (Kiến Văn và Khắc Vinh
biên dịch), NXB Lao Động Xã Hội, 2008.
[6] : Tô Mộng Vi, Tìm lại nền văn minh Hy Lạp cổ đại (Nguyễn Kim Dân biên
dịch), NXB Lao động, 2010.
[7] : Vũ Dương Minh, Lịch sử văn minh thế giới cổ đại, NXB Giáo Dục Việt
Nam, 2011.
[8] : Will Durant, Câu chuyện triết học (Trí Hải và Bửu Đích biên dịch), NXB
Văn hóa thông tin, 2008.
[9]: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Minh Thái Tổ, tại
/>[10] : Phan Thị Cam, Cuộc đời và nội dung triết học của Platon, tại
/>dhoi-va-noi-dung-triet-hoc-cua-platon.
SVTH: LƯ KỲ HẢO LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5
Trang 15

×