Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Logic nội tại Khách quan của Chủ Nghĩa Mac - Leenin - 3 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.41 KB, 6 trang )


họ, giải thích vai trò lịch sử thế giới của giai cấp công nhân với tính cách là giai
cấp cách mạng triệt để, tiêu biểu cho lực lượng sản xuất mới và phương thức sản
xuất mới trong tương lai, vượt chủ nghĩa tư bản. Trong thời kỳ này, qua nghiên
cứu và thực tiễn, các ông đ• khắc phục được phép biện chứng duy tâm, và sự hạn
chế của chủ nghĩa duy vật siêu hình, hình thành những cơ sở của chủ nghĩa duy vật
biện chứng.
Quá trình phát triển thế giới quan của Mác là một quá trình không đơn giản, mà nó
được gắn với sự phát triển của khoa học và thực tiễn chính trị – x• hội. Đó là một
qúa trình thống nhất hai mặt, cải biến theo chủ nghĩa duy vật cái nội dung hợp lý
của phép biện chứng duy tâm của Hêghen và giải thích theo phép biện chứng cách
giải quyết duy vật vấn đề cơ bản của triết học, khắc phục phép siêu hình. Đó là một
quá trình đồng thời khắc phục phép biện chứng duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu
hình, đặt nền móng cho chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Triết học của Mác khác về chất với triết học của Phoi ơbắc và Hêghen. Phép biện
chứng của Hêghen là phép biện chứng ý niệm. Hêghen chỉ mới phỏng đoán phép
biện chứng của sự vật trong phép biện chứng của ý niệm. Đối lập với Hêghen, Mác
và Ănghen cho rằng phép biện chứng của khái niệm chỉ là sự phản ánh phép biện
chứng của thế giới khách quan trong ý thức của con người. Lời mở đầu tác phẩm
Phê phán triết học pháp quyền của Hêghen đăng trong Niên giám Pháp - Đức
tháng 2 –1844, đ• thể hiện rõ sự chuyển biến của Mác từ chủ nghĩa duy tâm sang
chủ nghĩa duy vật biện chứng. Mác từng viết: tác phẩm đầu tiên mà ông dành để
giải quyết những nghi ngờ đ• có trong ông là sự phân tích có phê phán triết học
pháp quyền của Hêghen. Mác còn viết: nghiên cứu của ông đ• dẫn ông đến kết

luận rằng, những quan hệ pháp quyền, cũng như các hình thức nhà nước, không thể
hiểu từ bản thân chúng, từ cái gọi là sự phát triển chung của tình thần con người,
mà ngược lại, chúng ta có nguồn gốc từ những quan hệ vật chất của đời sống.
Cũng trong Lời mở đầu này, Mác đ• giải thích trên cơ sở chủ nghĩa duy vật vấn đề
nhà nước, pháp quyền, triết học, tôn giáo. Khác với những nhà triết học trước Mác,
ông đ• hiểu một cách hoàn toàn mới những nhiệm vụ của triết học do ông đề ra,


ông đ• coi triết học là thứ vũ khí để cải tạo thế giới, nó có nhiệm vụ phục vụ cho
thực tiễn đấu tranh chính trị – x• hội. Cung với việc phê phán triết học pháp quyền
của Hêghen, Mác đ• phê phán trên quan điểm chính trịt thực tiễn cái mà nhà nước
đương thời, cái hiện thực “tồn tại là hợp lý” của Hêghen, Mác đ• kiên quyết phủ
định cả cái hình thức đang tồn tại của ý thức pháp quyền và nền chính trị Đức đang
tồn tại lúc đó. Đồng thời, Mác nhấn mạnh đến ý nghĩa to lớn của tư tưởng tiên tiến
trong cải tạo x• hội và nhà nước. Ông chỉ ra sự tất yếu phải phát triển những tư
tưởng tiên tiến trong quần chúng nhân dân, để nó trở thành một động lực thúc đẩy
sự tiến bộ x• hội. Luận chứng một cách duy vật vai trò của lý luận tiên tiến trong
mối quan hệ của nó với thực tiễn cách mạng, Mác viết “ Vũ khí của sự phê phán cố
nhiên không thể thay thế được sự phên phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có
thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng
vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”
ý nghĩa lớn lao của Lời mở đầu trong tác phẩm Phê phán triết học pháp quyền của
Hêghen là ở chỗ, lần đầu tiên, Mác đ• phát biểu với tư cách là nhà các mạng, trực
tiếp hướng tới giai cấp vô sản, với tính cách là l•nh tụ của quần chúng nhân dân, và
coi triết học của ông là triết học của giai cấp vô sản, là vũ khí tư tưởng của cuộc

đấu tranh giai cấp vô sản để cải biến cách mạng đối với x• hội. Mác viết: “Giống
như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khi vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng
thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình”
Khi phê phán triết học của Hêghen về mặt nhà nước và pháp quyền, Mác thực hiện
một thể nghiệm đầu tiên đặc biệt có kết quả là mở rộng chủ nghĩa duy vật sang lĩnh
vực các hiện tượng x• hội. Lần đầu tiên trong lịch sử, ông chỉ ra sức mạnh và hiệu
lực của phép biện chứng duy vật, là phương pháp tạo ra khả năng phát hiện các
quy luật khách quan của sự phát triển x• hội, cho phép giải quyết một cách triệt để
những nhiệm vụ nhận thức không thể giải quyết được nếu đứng trên lập trường của
phép biện chứng duy tâm, hay đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật siêu
hình.
Bởi vậy, ngay trong Lời mở đầu tác phẩm trên, Mác đ• bắt đầu nghiên cứu những

nguyên tắc của phép biện chứng duy vật và quan điểm duy vật lịch sử. Đồng thời
với Mác, Ăngghen cũng đ• nghiên cứu những nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật
lịch sử. Chứng cứ hùng hồn là bài báo Sơ thảo về phên phán kinh tế – chính trị học
cùng đăng trên Niên giám Pháp - Đức số tháng 2 – 1844. Cuộc gặp gỡ đầu tiên của
C.Mác và Ph.Ăngghen diễn ra vào tháng 11-2842, khi Mác làm biên tập viên cho
Báo Rainơ. Tháng 8-1844, tại Pari, trên đường từ Anh về Đức diễn ra cuộc gặp gỡ
thứ hai. Và từ đó, hai ông đ• có mối quan hệ bền chặt, gắn bó trong cả cuộc đời.
Từ đó hai ông cùng làm việc để sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, sáng tạo ra kinh tế chính trị học mác xít và lý luận của chủ
nghĩa x• hội khoa học.
4. ý nghĩa

Với sự ra đời của triết học Mác, vai trò x• hội của triết học cũng như vị trí của triết
học trong hệ thống trị thức khoa học cũng biến đổi.
“Các nhà triết học đ• chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau song vấn đề
là cải tạo thế giới” Luận điểm đó của Mác nói lên sự khác nhau về chất giữa triết
học của ông với các học thuyết triết học trước kia, kể cả những học thuyết triết học
tiến bộ. Tuy vậy, Mác không hề phủ nhận, trái lại Mác đ• đánh giá cao vai trò to
lớn trong sự phát triển x• hội. Chẳng hạn, Mác khâm phục và đánh giá rất cao chủ
nghĩa vô thần triết học của các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVII. Song, mặt hạn chế
về tính thực tiễn là “khuyết điểm chủ yếu” của mọi học thuyết duy vật trước Mác
nên nó chưa trở thành công cụ nhận thức khoa học để cải tạo thế giới bằng cách
mạng. Nay nó đ• được Mác khắc phục, vượt qua và đi tới chủ nghĩa duy vật lịch sử
làm cho chủ nghĩa duy vật trở thành triệt để.
Triết học Mác là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân, một giai cấp tiến
bộ và cách mạng nhất, một giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích cơ bản của nhân
dân lao động và với sự phát triển x• hội. Sự kết hợp lý luận của chủ nghĩa Mác với
phong trào công nhân đ• tạo nên bước chuyển về chất của phong trào, từ trình độ
tự phát lên tự giác. Phép biện chứng mác xít mang tính cách mạng sâu sắc nhất “vì
trong quan niệm tích cực về cái hiện tồn, phép biện chứng đồng thời bao hàm cả

quan niệm về sự phủ định cái hiện tồn đó, sự diệt vong tất yếu của nó, vì mỗi hình
thái đ• hình thành đều được phép biện chứng xét ở trong sự vận động, tức là xét cả
mặt nhất thời của hình thái đó; vì phép biện chứng không khuất phục trước một cái
gì cả về thực chất thì nó có tính chất phê phán và cách mangj”. Sức mạnh “cải tạo
thế giới” của triết học mác xít chính là sự gắn bó mật thiết cuộc đấu tranh cách

mạng của quần chúng nhân dân đông đảo, nhờ đó lý luận “sẽ trở thành lực lượng
vật chất”
Triết học Mác cũng đ• chấm dứt tham vọng ở nhiều nhà triết học duy tâm coi triết
học là “khoa học của các khoa học” đứng trên mọi khoa học. Mác và Ăngghen đ•
xây dựng lý luận triết học của mình trên cơ sở khái quát các thành tựu của khoa
học tự nhiên và khoa học x• hội. Theo Ăngghen, mỗi lẫn có một phát minh vạch
thời đại, ngay cả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, thì chủ nghĩa duy vật không
tránh khỏi phải thay đổi hình thức của nó. Ngược lai, Triết học Mác lại trở thành
thế giới quan khoa học và phương pháp luận chung cần thiết cho sự phát triển của
các khoa học. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học ngày nay càng chứng tỏ sự cần
thiết phải có tư duy biện chứng duy vật và ngược lại phải phát triển lý luận triết
học của chủ nghĩa Mác dựa trên những thành tựu của khoa học hiện đại.
Kết luận
Triết học Mác đã khắc phục sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện chứng
trong lịch sử phát triển của triết học. Mác và Ăngghen đã giải thoát chủ nghĩa duy
vật khỏi tính hạn chế siêu hình, Mác đã làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên hoàn bị
và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức x• hội
loài người: “Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư
tưởng khoa học”
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình triết học- Bộ Giáo dục và đào tạo
2. Giáo trình triết học – Học viện CTQG Hồ Chí Minh
3. Tạp chí Giáo dục lý luận


4. Tạp chí Lý Luận chính trị
5. Tạp chí Cộng sản

×