Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.93 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài nhóm 6:
Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại
và những giá trị, hạn chế của nó

Sinh viên thực hiện : Dương Hoàng Hiệp
STT : 55
Lớp : Đêm 5 – Khóa 21
Giáo viên hướng dẫn: TS. Bùi Văn Mưa
CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
TP. Hồ Chí Minh, 2012
SVTH :DƯƠNG HOÀNG HIỆP 2 LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5

CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 6
SỐ
THỜI
GIAN
ĐỊA
ĐIỂM
NGƯỜI
VẮNG
NỘI DUNG THỐNG NHẤT
1 18h00
11/01/11
(thứ Tư)
Lớp học Nguyễn
Đức
Hồng


- Phổ biến định dạng bìa, trang giấy, cỡ
chữ, số trang, dàn bài… mà thầy đã u
cầu. Thống nhất cách viết tên các triết
gia là Xơcrát, Platơng chứ khơng phải
là Socrate, Platon.
- Chương 1 phải bao gồm cả phần
“điều kiện lịch sử ra đời, phát triển”
và “các đặc điểm cơ bản” nhằm giúp
đọc giả hiểu rõ chi tiết hơn về đề tài.
- Mỗi thành viên phải tìm những nguồn
tài liệu cho dàn bài để phục vụ cho
ngày họp nhóm tiếp theo.
2 18h00
17/01/11
(thứ Ba)
Trà sữa
Âm 18 độ
- số 74,
Võ Văn
Tần, quận
3
Nguyễn
Đức
Hồng
- Chi tiết hóa dàn bài chương 2 của dàn
bài vì đây là phần khó tìm tài liệu nhất.
Bước đầu, nhóm đã phác thảo nên 7 ý
kiến về giá trị và 5 ý kiến về hạn chế.
- Loại bỏ một số tài liệu tham khảo từ
một số trang web có độ tin cậy thấp như

: mạng Việt Nam
/forum.php; diễn đàn sinh viên đại học
Lao động – Xã hội http://sinhvienulsa.
info/showthread.php?t=216;…
- Mỗi thành viên phải bổ sung thêm nhà
xuất bản, năm xuất bản cho tài liệu đem
vào họp nhóm như “Câu chuyện triết
học của Will Durant”,…và tên tác giả
SVTH :DƯƠNG HỒNG HIỆP 1 LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5

CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
trong trang web như “Kỷ yếu hội thảo
triết học 2011”,…
3 18h00
01/02/12
(thứ Tư)
Lớp học - Phân chia công việc cụ thể cho từng
thành viên, tránh tình trạng phân bì
công sức và mất đoàn kết trong nhóm:
+ Nguyễn Ngọc Hiếu & Nguyễn Đức
Hoàng : điều kiện lịch sử ra đời, phát
triển và các đặc điểm cơ bản.
+ Dương Quang Hiếu & Nguyễn Đức
Sĩ Hoàng : những tư tưởng cơ bản.
+ Dương Hoàng Hiệp : giá trị “phản
bác trường phái ngụy biện” và “tạo
nền tảng cho trường phái triết học
duy tâm sau này”.
+ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh : giá trị “là
động lực thúc đẩy khoa học phát

triển” và “tạo nền tảng vững chắc cho
đạo đức”.
+ Lư Kỳ Hảo : giá trị và hạn chế của
“quan niệm về chính trị - xã hội”.
+ Bùi Thúy Hằng & Trần Thị Hoa : giá
trị về “mỹ học” và hạn chế “còn rời
rạc và chưa được hệ thống hóa”.
+ Phạm Thị Ngọc Hạnh : giá trị “phép
biện chứng chất phác” và hạn chế
“rơi vào duy tâm và thần bí”.
4 18h00
09/02/12
(thứ
Sáu)
Hội quán
Kinh tế -
số 36,
Trần Cao
- Sau khi tham khảo ý kiến của thầy về
phần “điều kiện lịch sử ra đời, phát
triển và các đặc điểm cơ bản”, nhóm 6
thống nhất rút gọn thành “hoàn cảnh
SVTH :DƯƠNG HOÀNG HIỆP 2 LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5

CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
Vân,
quận 3
ra đời” và không quá nửa trang giấy.
- Chia sẻ tài liệu và thông tin bằng văn
bản hoặc mail đường link web cho một

số thành viên gặp khó khăn trong việc
tìm tài liệu về phần được giao phó.
5 18h00
21/02/12
(thứ Ba)
Hội quán
Kinh tế -
số 36,
Trần Cao
Vân,
quận 3
- Do có một số ý trùng lặp trong bài
làm, nhóm 6 cùng thống nhất loại bỏ
các ý như giá trị “về mỹ học”, hạn chế
“còn rời rạc, chưa được hệ thống hóa”.
- Sau quá trình tìm hiểu sâu sắc về đề
tài, để tôn trọng ý kiến cá nhân, mỗi
thành viên có thể loại bỏ hoặc sáng tạo
thêm những ý kiến khác vào tiểu luận.
- Thống nhất ngày gửi bài in và file
mềm cho nhóm trưởng là 24/02/2012.
Các thành viên đã nộp bài và thống nhất những ý kiến trên :
51. Bùi Thúy Hằng
52. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
53. Phạm Thị Ngọc Hạnh
54. Lư Kỳ Hảo
55. Dương Hoàng Hiệp (trưởng nhóm)
56. Nguyễn Ngọc Hiếu
57. Dương Quang Hiếu
58. Trần Thị Hoa

59. Nguyễn Đức Hoàng
60. Nguyễn Đức Sĩ Hoàng
SVTH :DƯƠNG HOÀNG HIỆP 3 LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5

CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
MUÏC LUÏC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 – NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY TÂM
KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI 2
I. Hoàn cảnh ra đời 2
II. Những tư tưởng cơ bản 2
1. Xôcrát 2
2. Platông 4
CHƯƠNG 2 – NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY
TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI 8
I. Những giá trị 8
1. Thực hiện đơn đặt hàng của lịch sử 8
2. Đạo đức lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại được đề cập và đặt nền tảng
vững chắc 9
3. Tạo nền tảng triết lý cho những người Thiên Chúa và Do Thái giáo 9
4. Phác thảo nên những nét vẽ đầu tiên của phép biện chứng chất phác 10
5. Tạo động lực thúc đẩy khoa học của nhân loại phát triển 11
6. Quan niệm về chính trị – xã hội được áp dụng nhiều nơi trên thế giới 11
II. Những hạn chế 12
1. Mang đầy màu sắc duy tâm thần bí 12
2. Quan niệm về đạo đức duy lý còn nhiều hạn chế 13
3. Quan niệm về chính trị - xã hội chứa đầy tính bảo thủ và mâu thuẫn 13
KẾT LUẬN 15
CHÚ THÍCH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
SVTH :DƯƠNG HOÀNG HIỆP LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5


CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
MÔÛ ÑAÀU
Trong lịch sử văn minh thế giới, văn minh Hy Lạp với phong thái đặc sắc và
thành tựu tuyệt vời của mình đã tạo nên một ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với
phương Tây nói riêng và toàn thể nhân loại nói chung. Hy Lạp cổ đại chính là cái
nôi của nền văn minh phương Tây. Và yếu tố gây nên ảnh hưởng sâu sắc nhất đối
với nền văn minh phương Tây có lẽ chính là bộ môn khoa học liên quan đến tâm
linh nhân loại – đó là triết học. Lịch sử Hy Lạp cổ đại có rất nhiều trường phái
triết học đua nhau phát triển. Trong đó, những triết gia vĩ đại như Xôcrát [Socrate
(469 – 399 TCN)], Platông [Platon (427 – 347 TCN)] đã để lại cho hậu thế
những tư tưởng bất hủ về chủ nghĩa duy tâm khách quan của mình. Họ chính là
những người góp phần đưa nền triết học thế giới từ giai đoạn cổ điển phát triển
thành chủ nghĩa duy vật khoa học hiện đại.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại coi trọng vấn đề con người
nhưng lại dựa hẳn vào một thế lực hoàn toàn đối lập với thế giới tự nhiên, đó là
“ý niệm tuyệt đối”. Việc này rõ ràng là rất kỳ lạ và hấp dẫn. Thông qua việc tiến
hành nghiên cứu, tham khảo những quyển sách như : 1) Bùi Văn Mưa chủ biên,
Triết học – Phần 1 – Đại cương về lịch sử triết học (tài liệu dùng cho học viên
cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học của trường Đại
học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh), 2011; 2) Tô Mộng Vi, Tìm lại nền văn
minh Hy Lạp cổ đại, Nguyễn Kim Dân biên dịch, NXB Lao động, 2010; 3) Will
Durant, Câu chuyện triết học, Trí Hải và Bửu Đích biên dịch, NXB Văn hóa
thông tin, 2008; cùng một số trang web, tài liệu khác, tiểu luận này hy vọng
giải đáp phần nào những thắc mắc của đọc giả về những tư tưởng cơ bản, giá trị
và hạn chế của trường phái triết học này.
Tuy nhiên, với tính chất là một tiểu luận cùng với lượng tài liệu tham khảo
quá ít ỏi, tiểu luận này chắc chắn không thể trình bày một cách đầy đủ và chi tiết
như đọc giả mong đợi. Rất mong quý đọc giả thông cảm và tham khảo tài liệu
này cho những nghiên cứu, khảo sát tỉ mỉ về sau. Xin chân thành cảm ơn!

SVTH :DƯƠNG HOÀNG HIỆP 1 LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5

CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
CHƯƠNG 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ
NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI
I. HỒN CẢNH RA ĐỜI :
Theo cách nhìn của các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại, sự ra đời của triết học
phải có những điều kiện sau: trước hết là sự kinh ngạc, tức là có cảm giác kinh
ngạc khi nhìn thấy một sự vật nào đó, có năng lực đặt ra câu hỏi và nghiên cứu
cùng tận vấn đề; thứ hai là sự nhàn nhã, tức là có những điều kiện vật chất đáp
ứng cho việc theo đuổi hoạt động trí não; thứ ba là sự tự do, tức là tự do suy nghĩ.
Do đó, sự hình thành của các thành bang Hy Lạp (từ thế kỷ VIII TCN), sự phát
triển của chế độ chiếm hữu nơ lệ, một xã hội tương đối tự do dân chủ cùng với
một tơn giáo giáo điều, hà khắc, khơng có hệ thống đã tạo tiền đề cho sự ra đời
và phát triển cao độ của triết học Hy Lạp cổ đại [5, trang 196]. Trong đó, chủ
nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại xuất hiện vào khoảng thế kỷ V TCN.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại cho rằng ý thức, tinh thần nói
chung như “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối”, “tinh thần thế giới” là cái có trước, tồn
tại khách quan bên ngồi con người [8]. Nó thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và
phương pháp luận của giai cấp chủ nơ thống trị. Nó là cơng cụ lý luận để giai cấp
này duy trì trật tự xã hội, củng cố vai trò thống trị của mình, chống lại nền dân
chủ Aten và hệ thống triết học triết học của trường phái ngụy biện, trường phái
ngun tử luận.
II. NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN :
Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại do Xơcrát đặt nền móng và
sau đó được Platơng, học trò của ơng, hồn thiện. Có ý kiến cho rằng “chỉ thị của
thần linh” là điểm mấu chốt thật sự để giải đáp những bí ẩn của nó. Chúng ta hãy
cùng tìm hiểu những tư tưởng cơ bản của Xơcrát và Platơng để làm rõ vấn đề
trên.
SVTH :DƯƠNG HỒNG HIỆP 2 LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5


CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
1. Xôcrát :
Xôcrát xuất thân trong một gia đình khá giả ở Aten. Ông không viết một tác
phẩm nào, chúng ta biết về ông chủ yếu qua các tác phẩm của Platông và Arixtốt
[Aristotle (384 – 322 TCN)]. Ông là nhà triết học “đối thoại” vì đối với ông, chỉ
có văn nói mới sống động, còn những gì người ta viết ra thì đã bị khô cứng.
Khác với các triết gia khác, ông không chủ trương nghiên cứu các hiện
tượng tự nhiên vì theo ông, chúng đã được thần thánh an bài, con người không có
khả năng khám phá được sự sáng tạo ra giới tự nhiên của thần thánh và cũng
không thể cải đổi được giới tự nhiên theo ý mình. Dành phần lớn vào việc nghiên
cứu về con người, về đạo đức, về nhân sinh quan, Xôcrát cho rằng triết học
không có gì khác hơn là sự nhận thức của con người về chính bản thân mình.
Xôcrát tìm cách khám phá ra các chân lý chung cho con người trong các
cuộc đàm thoại. Theo ông, để có đàm thoại được, những người tham gia cuộc
đàm thoại phải có “ngôn ngữ chung” nhất định. Ngôn ngữ đó mang tính khách
quan và nhờ đó, con người mới khám phá ra chân lý một cách đích thực mà ai
cũng phải thừa nhận. Theo ông, ngoài yếu tố chủ quan, ý thức của con người
trong cuộc đàm thoại còn có một nội dung khách quan, có tri thức phổ biến mang
tính tổng quát. Đó là tri thức chung mà mỗi con người chúng ta có được bằng nỗ
lực của mình. Xôcrát cho rằng tri thức chung đó là chân lý khách quan thu được
trong các cuộc đàm thoại mà ai cũng phải thừa nhận nên ý kiến chủ quan của mỗi
người không phải là tiêu chuẩn của chân lý. Theo ông, khám phá ra chân lý đích
thực về bản chất sự vật tức là phải hiểu nó có khái niệm, nếu không có khái niệm
xem như không có tri thức. Đây là một vấn đề được lý luận rõ ràng và có logic dễ
thuyết phục.
Đạo đức học của Xôcrát mang tính chất duy lý, ông thừa nhận đạo đức và
tri thức thống nhất làm một. Xôcrát cho rằng hiểu biết là cơ sở của điều thiện,
ngu dốt là cội nguồn của cái ác; và chỉ có cái thiện phổ biến mới là cơ sở của đạo
đức, mới là tiêu chuẩn của đạo đức; ai tuân theo cái thiện phổ biến thì người đó

mới có đạo đức và muốn theo cái thiện phổ biến thì phải hiểu được nó, muốn
SVTH :DƯƠNG HOÀNG HIỆP 3 LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5

CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
hiểu được nó phải thông qua các cuộc tranh luận, tọa đàm, luận chiến tìm ra chân
lý theo cách thức mà về sau được gọi là phương pháp Xôcrát. Phương pháp này
gồm bốn bước. Một là “mỉa mai”, tức là nêu ra những câu hỏi mẹo, hỏi vặn, hỏi
châm biếm nhằm làm cho đối phương sa vào mâu thuẫn. Hai là “đỡ đẻ tinh
thần”, tức là giúp đối phương thấy được con đường để tự mình khám phá ra đến
chân lý. Ba là “quy nạp”, tức là xuất phát từ những hiểu biết riêng lẻ khái quát
lên thành những hiểu biết phổ biến, từ những hành vi đạo đức riêng lẻ tìm ra cái
thiện phổ biến của mọi hành vi đạo đức. Bốn là “định nghĩa”, tức là chỉ ra hành
vi thế nào là đạo đức, quan hệ thế nào là đúng mực. Bốn bước này quan hệ chặt
chẽ với nhau trên bước đường tìm kiếm tri thức chân thật giúp con người sống
đúng với tư cách và phận sự của mình trong đời sống xã hội.
Về chính trị, Xôcrát chủ trương việc trị nước không nên do nhiều người mà
phải do những nhà thông thái có tài năng và đạo đức, nói một cách khác là do
một số quý tộc. Chủ trương đó rõ ràng là trái với nguyên tắc cơ bản của chế độ
dân chủ của Aten. Năm 399 TCN, ông bị đưa ra xét xử ở Aten và bị kết tội
truyền bá học thuyết kỳ quặc đầu độc thanh niên và làm hại đến chế độ dân chủ
và sự tồn tại của quốc gia và bị xử tử bằng thuốc độc.
Chủ nghĩa duy tâm Xôcrát thể hiện trước hết việc tách các khái niệm ra khỏi
chủ thể nhận thức. Theo ông, khái niệm chỉ là kết quả của những nỗ lực tinh
thần, không đơn giản là hiện tượng chủ quan, mà là một hiện thể khách quan siêu
thoát nào đó của lý tính. Khái niệm tồn tại tự thân và không lệ thuộc vào tồn tại
của sự vật, con người. Ông đã phác thảo nên những nét đầu tiên của chủ nghĩa
duy tâm khách quan để Platông về sau đẩy nó lên trình độ một hệ thống.
2. Platông :
Platông sinh trưởng trong một gia đình chủ nô quý tộc, là người xây dựng
nên Viện hàn lâm Aten và viết nhiều tác phẩm như “Biện hộ cho Xôcrát”, “Đối

thoại”, “Bữa tiệc”, “Chế độ cộng hòa”, Luật pháp”,…
SVTH :DƯƠNG HOÀNG HIỆP 4 LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5

CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
Platông chịu ảnh hưởng bởi ba nguồn gốc tư tưởng: tư tưởng của Xôcrát về
cái phổ biến, cái chung làm cơ sở cho đạo đức; học thuyết của Pácmênít
[Parmenide (500 – 449 TCN)], trường phái Êlê, về sự tồn tại duy nhất, bất biến;
tư tưởng của Pytago [Pythagore (571 – 497 TCN)] về những con số được xem là
bản chất chân thật của sự vật. Dựa vào ba nguồn gốc trên, trong đó chủ yếu vẫn
là tư tưởng của Xôcrát, Platông đã xây dựng nên chủ nghĩa duy tâm khách quan
lần đầu tiên trong lịch sử triết học Hy Lạp đạt đến sự hoàn chỉnh, nhất quán và
triệt để.
* Thuyết ý niệm:
Đây chính là hạt nhân trong tư tưởng triết học của Platông. Ông đã chia thế
giới ra thành thế giới ý niệm và thế giới sự vật. Thế giới ý niệm là lý tính, tồn tại
trên trời, mang tính phổ biến, chân thực, tuyệt đối, bất biến, vĩnh hằng và duy
nhất. Thế giới sự vật là cảm tính, tồn tại dưới đất, mang tính cá biệt, ảo giả,
tương đối, khả biến, thoáng qua và đa tạp. Ông coi ý niệm là cái sản sinh, có
trước, là nguyên nhân, bản chất và khuôn mẫu của sự vật; coi sự vật là cái được
sản sinh, có sau và là cái bóng được mô phỏng, sao chép lại từ ý niệm; đồng thời,
bất cứ sự vật nào cũng xuất hiện từ ý niệm và có quan hệ ràng buộc với ý niệm.
Bằng thuyết ý niệm, Platông đã lý giải sự sinh thành thế giới sự vật, con
người và hoạt động của linh hồn. Theo ông, sự sinh thành thế giới sự vật xảy ra
gắn liền với bốn yếu tố cơ bản là tồn tại (ý niệm), không tồn tại (vật chất), con số
(tỷ lệ) và sự vật cảm tính. Chính sự tồn tại của ý niệm thông qua quan hệ tỷ lệ
của các con số tác động vào sự không tồn tại của vật chất sinh ra sự vật cảm tính.
* Quan niệm về con người và linh hồn:
Platông cho rằng con người là sự kết hợp của thể xác khả tử (được cấu
thành từ đất, nước, lửa, không khí và là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn) với
linh hồn bất tử. Linh hồn của con người là sản phẩm của linh hồn vũ trụ được

Thượng đế tạo ra. Chúng ngự trị trên các vì sao rồi dùng cánh bay xuống nhập
vào thể xác của con người, lúc ấy nó quên hết quá khứ. Linh hồn của con người
bao gồm ba bộ phận: cảm tính, ý chí và lý trí; trú ngụ tạm thời ở ba chỗ trong cơ
SVTH :DƯƠNG HOÀNG HIỆP 5 LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5

CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
thể (từ rốn trở xuống, trong lồng ngực, trong đầu óc), hoạt động theo ba khía
cạnh (dục vọng, tình cảm, nhận thức), thể hiện ba phẩm hạnh (điều độ, can đảm,
khôn ngoan), trong đó chỉ có lý trí là bất tử. Hoạt động cở bản của linh hồn là
nhận thức. Nhận thức chân lý (ý niệm) là cơ sở để con người có được hành vi
đạo đức và hành vi đạo đức là chỗ dựa cho các hoạt động chính trị - xã hội.
* Quan niệm về nhận thức:
Nhận thức, theo Platông, là sự hồi tưởng lại (trực giác thần bí) của linh hồn
bất tử (lý trí) về những gì nó đã từng chiêm ngưỡng được trong thế giới ý niệm
nhưng lãng quên. Linh hồn nhận thức bằng cách đàm thoại trực tiếp với nhau để
làm thức tỉnh lại các ý niệm trong bản thân mình. Tranh luận, va chạm giữa các ý
kiến riêng khác hay thậm chí trái ngược nhau để tiến đến sự thừa nhận những ý
kiến chung; chúng là biện pháp khám phá ra các ý niệm phổ biến, vĩnh hằng,
chân thực và là công cụ để nhận thức chân lý. Nhận thức chân lý là khám phá ra
ý niệm tồn tại sẵn trong linh hồn con người. Đó là nhiệm vụ dành riêng cho tư
duy lý luận thuần túy. Nhận thức chân lý hoàn toàn diễn ra bên ngoài hoạt động
cảm tính của con người vì hoạt động cảm tính chỉ mang lại kiến giải sai lầm về
thế giới sự vật.
* Quan niệm về đạo đức:
Xuất phát từ đạo đức học duy lý, Platông cho rằng sống hạnh phúc là sống
có đạo đức. Sống có đạo đức là làm điều thiện. Hành vi hướng thiện là hành vi
không dựa trên khoái lạc, lợi thú chủ quan mà là hướng đến những ý tưởng tuyệt
đối khách quan thuộc về thế giới ý niệm ở trên trời. Con người chỉ nhận thức
được những ý tưởng này bằng lý trí.
Platông cho rằng con người muốn sống hạnh phúc thì phải dùng lý trí để

chiêm nghiệm những ý tưởng và khắc phục những dục vọng vật chất thấp hèn,
giúp linh hồn thoát khỏi gông cùm của nhà tù thể xác. Dục vọng phải phục tùng
trái tim, trái tim phải làm theo khối óc là điều kiện tiên quyết để sống hạnh phúc.
Như vậy, theo Platông, con người không thể tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình
ở quanh mình, dưới trần gian và con người chỉ có thể đạt được hạnh phúc trong
SVTH :DƯƠNG HOÀNG HIỆP 6 LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5

CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
thế giới ý niệm, ở trên trời, sau khi chết. Quan niệm về đạo đức đầy tính chất duy
tâm thần bí của Platông là cơ sở cho nền đạo đức Thiên chúa giao sau này.
* Quan niệm về chính trị - xã hội:
Platông rất căm ghét chế độ dân chủ. Ông cho rằng ở Aten, "bình dân được
tự do quá trớn", thậm chí chó ngựa lừa cũng muốn làm gì thì làm không theo sự
chỉ huy của chủ [6, trang 246]. Ở Aten, dân tự do và nô lệ, công dân và ngoại
kiều, thầy giáo và học trò, người nhiều tuổi và ít tuổi đều không phân biệt. Hơn
nữa lúc bấy giờ, đạo đức tốt đẹp không được đề cao, chủ nghĩa lợi kỷ thịnh hành
và sự phân hóa giàu nghèo càng trầm trọng. Vì vậy, Platông nêu ra một mẫu hình
nhà nước lý tưởng để làm thay đổi tình hình ấy.
Trong tác phẩm "Chế độ cộng hòa", ông nêu ra rằng nhà nước lý tưởng do
ba tầng lớp họp thành. Thứ nhất, các nhà hiền triết là tầng lớp cầm quyền lãnh
đạo. Tầng lớp này không nên có tài sản riêng, cũng không nên có gia đình vì dễ
nảy sinh lòng tham lam vị kỷ. Những nhà hiền triết cầm quyền nên sống tập thể,
như vậy có thể tránh được sự lo lắng về cuộc sống. Tầng lớp thứ hai là các chiến
sĩ. Tầng lớp này có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Họ cũng không nên có gia đình và
tài sản. Tầng lớp thứ ba là số công dân, còn lại tức là nông dân, thợ thủ công, lái
buôn Tầng lớp này có nhiệm vụ cung cấp của cải cho nhà nước và cung phụng
hai tầng lớp trên. Họ có thể có gia đình và tài sản riêng, nhưng các nghề nghiệp
đều do nhà nước quản lý.
Con cái của mọi người cũng thuộc về nhà nước. Cha mẹ không biết con cái,
con cái cũng không biết cha mẹ. Những đứa trẻ sơ sinh nếu yếu đuối thì giết đi,

còn những đứa trẻ khỏe mạnh thì đem đến nhà nuôi trẻ để nuôi nấng. Còn nô lệ
thì không được coi là một tầng lớp, nhưng trong nhà nước của Platông vẫn có nô
lệ, hơn nữa Platông hết sức nhấn mạnh sự phân biệt giữa chủ và nô lệ, ông nói:
"Cần phải biết rằng nô lệ vĩnh viễn không thể trở thành bạn của chủ, vì những
người vô tích sự không thể thàn bạn của những người đứng đắn, dẫu rằng họ
cũng giữ một chức vụ đáng kính như nhau". Về sau Platông còn viết tác phẩm
SVTH :DƯƠNG HOÀNG HIỆP 7 LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5

CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
“Luật pháp”, tuy lời lẽ có mềm dẻo hơn nhưng tư tưởng tập quyền và chế độ
công hữu thì không thay đổi [6, trang 247].
SVTH :DƯƠNG HOÀNG HIỆP 8 LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5

CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
CHƯƠNG 2: NHỮNG GIÁ TRỊ - HẠN CHẾ CỦA CHỦ
NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI
I. NHỮNG GIÁ TRỊ:
Chúng ta vừa tìm hiểu những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy tâm khách
quan Hy Lạp cổ đại. Như vậy, rốt cuộc đã ẩn chứa sức mạnh gì đằng sau những
tư tưởng ấy. Vì sao cho đến tận ngày hơm nay, con người vẫn phải nghiên cứu về
nó? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những giá trị ngàn đời của chủ nghĩa duy
tâm khách quan Hy Lạp cổ đại:
1. Thực hiện đơn đặt hàng của lịch sử:
Trường phái duy tâm Hy Lạp cổ đại lúc đầu xuất hiện dưới hình thức ngụy
biện và lập thành một trường phái gọi là phái ngụy biện. Tính chất duy tâm chủ
yếu của phái ngụy biện là cho rằng khơng có chân lý khách quan mà chỉ có nhận
thức chủ quan hoặc chủ nghĩa tương đối mà thơi.
Đại biểu đầu tiên của trường phái ngụy biện là Prơtagơrát [Protagoras (485
– 410 TCN)]. Ơng cho rằng mọi nhận thức đều có tính chủ quan, "con người là
thước đo của mọi sự vật", có nghĩa là chủ trương mỗi cá nhân đều có thể căn cứ

vào trực giác của mình để giải thích thế giới. Một đại biểu khác là Giorơgiát
(487-380 TCN), cho rằng "tồn tại khơng tồn tại". Nếu có cái gì thực sự tồn tại
chăng nữa thì cũng khơng thể dùng ngơn ngữ để diễn tả được, vì ngơn ngữ khơng
đủ để diễn tả tư tưởng. Từ đó ơng kết luận chân lý là khơng có [6, trang 244].
Và dĩ nhiên là thuyết tương đối, thái độ hồi nghi và chủ nghĩa cá nhân của
trường phái ngụy biện đã làm dấy lên 1 làn sóng phản đối đương thời. Một số
người Hy Lạp bảo thủ còn cho rằng điều đó dường như dẫn đến tình trạng vơ
chính phủ và vơ thần. Nếu chân lý và những điều tốt hay cơng lý chỉ mang tính
tương đối với ý nghĩ chợt nảy ra trong tâm trí của một con người thì tơn giáo,
những nền tảng đạo đức, nhà nước hay xã hội đều khơng thể duy trì được lâu dài.
Kết quả của sự thú nhận đó là sự ra đời và phát triển của phong trào triết học mới
SVTH :DƯƠNG HỒNG HIỆP 9 LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5

CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
mà những người đứng đầu là Xôcrát, Platông [3, trang 161]. Chủ nghĩa duy tâm
khách quan của hai ông cho rằng chân lý và ý niệm tuyệt đối là thực sự tồn tại,
đồng thời nâng sự lý giải vấn đề đạo đức – chính trị lên trình độ khái niệm,
chứng minh tính chất khách quan của đức hạnh, chính trị, pháp quyền để đối lập
với chủ nghĩa tương đối của trường phái ngụy biện.
2. Đạo đức lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại được đề cập và đặt nền
tảng vững chắc:
Bắt đầu từ Xôcrát, đề tài con người trở thành một trong những vấn đề trọng
tâm nghiên cứu của triết học Hy Lạp. Luận điểm nổi tiếng “hãy nhận thức chính
mình” có ý nghĩa xây dựng nên những khái niệm về chuẩn mực đạo đức chung
của con người. Đạo đức đòi hỏi biết ý thức về cái thiện và đức hạnh nói chung.
Nó phải trở thành khoa học về sự hoàn thiện phẩm chất con người.
Xuất phát từ việc thừa nhận tri thức khách quan, Xôcrát đi đến khẳng định
tính khách quan của các chuẩn mực đạo đức. Khác với các nhà ngụy biện, ông
coi cái thiện và cái ác là hoàn toàn khác biệt nhau, cũng như không đồng nhất
hạnh phúc với cái lợi, mà coi hạnh phúc là đức hạnh. Chỉ có người nào biết đức

hạnh là gì mới thực sự được hạnh phúc. Cái ác và bất hạnh là kết quả của sự
không hiểu biết cái thiện. Con đường đi đến tri thức cũng chính là con đường
hoàn thiện nhân cách đạo đức của con người, con đường hướng con người tới cái
thiện và hạnh phúc.
Như vậy, nhận thức chân lý, tri thức là nên tảng đạo đức học của ông. Công
lao của ông là đã bước đầu nhận thấy mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong
hoạt động đạo đức của con người. Sự đóng góp của Xôcrát đã làm nên một bước
chuyển mới: nền triết học Hy Lạp cổ đại thay đổi từ nguyên lý vũ trụ sang
nguyên lý nhân minh. Để tôn vinh những giá trị của tư tưởng Xôcrát đối với sự
phát triển trong lịch sử, triết học Hy Lạp cũng đã lấy ông làm tiêu chí để phân kỳ.
3. Tạo nền tảng triết lý cho những người Thiên Chúa và Do Thái giáo:
SVTH :DƯƠNG HOÀNG HIỆP 10 LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5

CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
Quan niệm về con người và linh hồn của Platông được những người Thiên
Chúa và một số người Do Thái giáo rất ngưỡng mộ. Platông cho rằng bản chất
con người như hai nhánh rẽ vào linh hồn và thể xác. Hai thực thể này nhập chung
vào nhau khi con người được sinh ra đời. Khi chết, linh hồn tách ra khỏi thể xác
và bay trở về với Thượng đế. Khoảng nửa thế kỷ sau cái chết của chúa Jesus
(năm 37 sau Thiên chúa), những lời thuyết giảng của Chúa Jesus được viết lại
theo hình thức triết lý của Platông và chi phối toàn bộ thần học Cơ Đốc đến thế
kỷ thứ 13 và ngày nay phần nào vẫn còn phổ biến [4, trang 36].
Ý niệm về thiên đàng và địa ngục cùng những huyền thoại mà Platông đề ra
cũng đã được giáo hội Thiên chúa giáo áp dụng nhằm thực hiện nền đạo đức và
các thủ đoạn chính trị của mình. Cả nghìn năm dân chúng châu Âu đã được cai
trị mà không cần dùng đến vũ lực, họ sẵn sàng chấp nhận sự cai trị ấy và không
bao giờ đòi hỏi tham gia trực tiếp vào bộ máy chính quyền [7, trang 20].
4. Phác thảo nên những nét vẽ đầu tiên của phép biện chứng chất phác:
Phép biện chứng chất phác mới chỉ là những suy luận, phỏng đoán của trực
giác mà chưa được chứng minh một cách chặt chẽ và chưa là hệ thống tri thức lý

luận vững chắc về sự vận động và phát triển. Khi nhận định về phép biện chứng
chất phác trong nền triết học cổ đại Hy Lạp, Ph. Ăngghen đã viết “Những nhà
triết học Hy Lạp đều là những nhà biện chứng bẩm sinh” [1, trang 43]. Với
Xôcrát, một đóng góp quan trọng cho tư tưởng phương Tây là phương pháp truy
vấn biện chứng, được biết đến dưới tên gọi là “phương pháp Xôcrát” hay
“phương pháp bác bỏ bằng lôgíc” (elenchus). Ông đã áp dụng phương pháp này
chủ yếu cho việc kiểm nghiệm các khái niệm quan trọng về mặt đạo đức như tốt
đẹp – công bằng, cái thiện – cái ác, cái tốt – cái xấu,…Để giải quyết một vấn đề,
ông dẫn dắt người đối thoại đến với chân lý bằng tư duy lôgíc và khả năng biện
luận thuyết phục, có cơ sở, có chứng cứ. Đó là phép biện chứng của khái niệm
hay biện chứng chủ quan.
SVTH :DƯƠNG HOÀNG HIỆP 11 LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5

CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
Thuyết ý niệm và các quan niệm triết học của Platông cũng chứa đựng
nhiều yếu tố biện chứng. Thông qua các khái niệm đối lập và phương pháp đối
chiếu những mặt đối lập, ông giải quyết thấu đáo mối quan hệ giữa vận động –
đứng im, hữu hạn – vô hạn, liên tục – gián đoạn, tồn tại – hư vô,…[2, trang 23].
Sau này, các triết gia của triết học cổ điển Đức (cuối thế kỷ XVIII – đầu thế
kỷ XIX) cũng đã tiếp thu những tư tưởng biện chứng quý báu trong di sản triết
học Hy Lạp, phát triển thêm và xây dựng nên phép biện chứng mới như một học
thuyết triết học về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển xảy ra trong thế giới.
Đó là phép biện chứng tư duy – một cống hiến vĩ đại cho kho tàng tư tưởng của
nhân loại và là một cội nguồn của triết học Mác.
5. Tạo động lực thúc đẩy khoa học của nhân loại phát triển:
Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại đã có ảnh hưởng vô cùng sâu
sắc đến nền triết học nói riêng và sự phát triển tổng thể văn hóa Châu Âu nói
chung. Đặc biệt là nhận thức luận, triết học toán học và tư tưởng giáo dục toán
học của ông, dưới điều kiện xã hội Hy lạp đương thời, đã có một tác dụng thúc
đẩy mạnh mẽ đối với sự hình thành của khoa học và sự phát triển của toán học.

Theo Platông, đối tượng nghiên cứu của toán học phải là những quan hệ vĩnh
hằng bất biến trong thế giới quan niệm lý tính có thể nhận biết được, chứ không
phải là những biến động vô thường trong thế giới vật chất không thể cảm thụ. Vì
vậy, đối tượng nghiên cứu của toán học phải là những con số trừu tượng và
những hình vẽ lý tưởng.
Vào thế kỷ III TCN, Platông đã thành lập học phái của mình ở Aten. Rất coi
trọng toán học, ông chủ trương bồi dưỡng khả năng tư duy lôgích thông qua môn
hình học, bởi vì hình học mang lại cho con người ấn tượng trực quan, thể hiện sự
trừu tượng của quy luật lôgích trong các hình cụ thể. Những học trò của Platông
cũng góp phần không kém vào việc phát triển sơ khai nền toán học. Chẳng hạn
như Eudoxus, người đã sáng tạo ra “Phép so sánh”, và Arixtốt, người đặt nền
SVTH :DƯƠNG HOÀNG HIỆP 12 LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5

CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
móng về lôgích hình thức. Tư tưởng lôgích của Arixtốt đã mở ra con đường cho
hệ thống lôgích chặt chẽ trong bộ môn hình học sau này [5, trang 165].
6. Quan niệm về chính trị – xã hội được áp dụng nhiều nơi trên thế giới:
Trong suốt 1000 năm, Âu châu bị đặt dưới quyền cai trị của một giai cấp
không khác gì giai cấp cầm quyền lý tưởng mà Platông đã mô tả. Trong thời kỳ
trung cổ, người ta thường phân chia dân chúng thành ba giai cấp: cần lao, quân
nhân và giáo sĩ. Giao cấp giáo sĩ, mặc dù chỉ là thiểu số, đã nắm trong tay tất cả
quyền hành và đã cai trị một cách gần như tuyệt đối một phần nửa lãnh thổ Âu
châu. Giai cấp giáo sĩ này cũng không bị ràng buộc vì nếp sống gia đình và trong
nhiều trường hợp, họ được hưởng nhiều tự do trong vấn đề luyến ái mà Platông
chủ trương nên dành cho giai cấp lãnh đạo [7, trang 19].
Ngoài ra, ở Nga Xô, sau cách mạng tháng 10 năm 1917, những nhà lãnh đạo
cộng sản cũng đã sống cuộc đời mà Platông đã mô tả. Họ là một thiểu số, cấu kết
với nhau với nhau bằng một niềm tin mãnh liệt. Họ sợ sự khai trừ khỏi đảng hơn
là sợ cái chết, hoàn toàn hiến thân cho đảng, chết vì đảng không khác gì các
thánh tử đạo. Họ sống một cuộc đời giản dị đơn sơ trong khi cầm quyền cai trị

một nửa diện tích Âu châu. Nói tóm lại, khi đề ra quan niệm về chính trị - xã hội
của mình, Platông không coi đó là một quan niệm hão huyền và xa rời thực tế [7,
trang 20].
II. NHỮNG HẠN CHẾ:
Những giá trị bất hủ kể trên đã chứng tỏ Xôcrát và Platông là những nhà triết
học vĩ đại. Khi sáng tạo nên những tư tưởng của mình, hai ông cũng chỉ nhằm
mong muốn con người sống tốt hơn, sống hạnh phúc hơn và hướng đến một quốc
gia có trật tự và “lý tưởng”. Tuy nhiên, chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ
đại đã ra đời cách đây hàng ngàn năm lịch sử. Liệu nó có còn phù hợp với thời
đại ngày nay? Sau đây, chúng ta hãy cùng điểm qua những mặt hạn chế của nó :
1. Mang đầy màu sắc duy tâm và thần bí:
SVTH :DƯƠNG HOÀNG HIỆP 13 LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5

CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
Theo Arixtốt, về mặt bản thể luận, việc Platông chia thế giới ra thành thế
giới ý niệm và thế giới sự vật là thiếu cơ sở và đầy mâu thuẫn. Bởi vì ý niệm là
cái tồn tại bên ngoài và độc lập với sự vật thì không thể làm bản chất cho sự vật
được. Hơn nữa, ý niệm là cái trừu tượng, phi cảm tính thì không thể làm khuôn
mẫu cho sự vật cảm tính được. Còn về mặt nhận thức luận, việc Platông coi ý
niệm là cái có trước và độc lập so với sự vật thì ý niệm (khái niệm) cũng không
thể được dùng để nhận thức sự vật được. Arixtốt cho rằng bản chất phải nằm
ngay trong bản thân sự vật và phải được nhận thức của con người khái quát thành
cái chung dưới dạng khái niệm, quy luật, phạm trù. Do đó, khái niệm, quy luật,
phạm trù không phải là cái có trước, sinh ra và quyết định sự tồn tại của sự vật.
Tóm lại, chủ nghĩa duy tâm khách quan đã duy tâm khi cho rằng “ý niệm”,
“tinh thần thế giới” là cái có trước, sản sinh ra thế giới tự nhiên và thần bí ở chỗ
không giải thích được “ý niệm” ấy đã sản sinh ra thế giới tự nhiên bằng cách nào.
2. Quan niệm về đạo đức duy lý còn nhiều hạn chế:
Xôcrát đã cho rằng đạo đức và tri thức thông nhất làm một, người nào thông
hiểu được cái thiện phổ biến thì mới có đạo đức. Còn Platông coi hạnh phúc của

con người gắn liền với thế giới ý niệm và ở trên trời. Do đó, khi phủ nhận những
quan điểm trên, Arixtốt cho rằng hạnh phúc thật sự của con người phải gắn liền
với cuộc sống trần gian, gắn liền với bản tính tự nhiên của mình. Hạnh phúc của
con người không chỉ bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan như sự khôn ngoan của
lý trí, đức hạnh trong hành vi, sự khoái lạc trong trạng thái…mà còn bị chi phối
bởi các điều kiện khách quan như tiền bạc, sức khỏe, tình bạn, xã hội công
bằng…Như vậy, theo Arixtốt, đời sống đạo đức, hạnh phúc của con người không
nằm trong thế giới ý niệm trên trời, mà nằm trong thế giới hiện thực, dưới đất,
nơi trần gian; đồng thời, chúng cũng phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, nhu cầu
của từng người trong cộng đồng xã hội.
3. Quan niệm về chính trị - xã hội chứa đầy tính bảo thủ và mâu thuẫn:
SVTH :DƯƠNG HOÀNG HIỆP 14 LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5

CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
Thứ nhất, người ta cho rằng Platông đã phân loại con người thành những
giai cấp không khác gì nhà côn trùng học phân loại các côn trùng. Ngoài ra, ông
coi nô lệ không phải là con người mà chỉ là động vật biết nói. Rõ ràng, thuật
chính trị của Pla tông thiếu sự tế nhị mềm dẻo, nó đề cao trật tự nhưng lại không
đề cao sự tự do [7, trang 21].
Thứ hai, nhiều luận điểm khác cũng chỉ trích Platông dựa trên yếu tố kinh
tế. Trong chính thể Platông, giai cấp lãnh đạo có quyền chính trị và quyền điều
khiển nhưng họ không có quyền lực kinh tế. Do đó, một số người thắc mắc là
làm sao giai cấp lãnh đạo có thể giữ vững được quyền hành nếu không kiểm soát
được những lực lượng kinh tế? Thực tế đã cho thấy giáo hội Thiên chúa giáo La
Mã đã có một thời oanh liệt một phần là do lãnh thổ ở trạng thái nông nghiệp,
những nhà nông thường dễ mê tín vì nghề nghiệp của họ lệ thuộc rất nhiều vào
thiên nhiên. Nhưng khi các điều kiện kinh tế thay đổi, nền kinh tế kỹ nghệ bắt
đầu thay thế nền cho nền kinh tế nông nghiệp thì quyền lực của giáo hội bắt đầu
sút giảm. Quyền lực chính trị phải luôn luôn được điều chỉnh để ăn khớp với tình
trạng kinh tế. Giai cấp cầm quyền của Platông dù nắm trong tay tất cả quân lực

thì cũng không thoát khỏi sự lệ thuộc vào giai cấp sản xuất đã nuôi dưỡng họ.
Cuối cùng, với quan niệm cần phải xóa bỏ sở hữu tư nhân, phải xây dựng
chế độ sở hữu công xã với tài sản chung, cha mẹ con cái chung,…tuy với một lý
tưởng tốt nhưng thật sự, Platông đã cũng ngấm ngầm phá vỡ nền móng xã hội lý
tưởng mà ông sắp xây cất. Platông khinh thường sức mạnh của tập tục đã được
xây dựng lâu đời như phong tục độc thê và không tiên liệu được tánh ghen tuông
tự nhiên của đàn ông, tình mẫu tử của đàn bà. Do đó, một khi đời sống gia đình
bị phá vỡ thì những điều kiện cho một nếp sống đạo đức cũng tan biến. Ngoài ra,
chế độ cộng sản cũng sẽ làm cho tinh thần trách nhiệm bị lu mờ, khi tất cả của
cải đều thuộc quyền sở hữu của tất cả mọi người thì sẽ không còn ai lo giữ gìn
của cải ấy nữa. Nó buộc dân chúng sống cuộc đời tập thể nghĩa là giết chết sự
độc đáo cá nhân và sự tự do của đời tư [7, trang 20]. Mặc khác, chế độ cộng sản
này lại mâu thuẫn với chính chế độ đẳng cấp và sự bất bình đẳng trong xã hội
SVTH :DƯƠNG HOÀNG HIỆP 15 LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5

CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
như đã nêu ở trên. Ông vừa kêu gọi phải xây dựng cho bằng được nhà nước cộng
hòa lý tưởng nhưng lại vừa ra sức bảo vệ cho bằng được lợi ích và địa vị của tầng
lớp chủ nô quý tộc, chống lại nhà nước dân chủ Aten.
SVTH :DƯƠNG HOÀNG HIỆP 16 LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5

CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
KEÁT LUAÄN
Là một hình thức của chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy tâm khách quan
Hy Lạp cổ đại cũng được khai sinh và góp phần vào cuộc đấu tranh không khoan
nhượng với chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học. Nó cho rằng ý thức, tinh
thần là cái có trước và quyết định giới tự nhiên. Nhưng ý thức, tinh thần đó
không phải là ý thức cá nhân mà là tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc
lập với con người, quyết định sự tồn tại của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Nói đến chủ nghĩa duy tâm, người ta thường cho rằng nguồn gốc xã hội của

nó là các lực lượng xã hội, giai cấp phản tiến bộ và nguồn gốc nhận thức của nó
là sự tuyệt đối hoá một mặt của quá trình nhận thức (mặt hình thức), tách nhận
thức, ý thức ra khỏi thế giới vật chất. Tuy nhiên, với tiểu luận này, chúng ta phần
nào đã nghiên cứu chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại với một tinh
thần hiểu đúng nguyên lý “đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập”, đan
xen và kế thừa, “không chỉ thấy cây mà còn thấy cả rừng”.
Đối mặt với những nhà triết học vĩ đại như Xôcrát và Platông, mỗi dân tộc
đều phải cúi mình thán phục. Mặc dù tồn tại những tư tưởng hạn chế do phản
ứng với tình trạng chính trị - xã hội Hy Lạp đương thời nhưng hai ông đã tiến
hành nghiên cứu sâu sắc nội tâm con người, đặt nền móng cho những chuẩn mực
đạo đức, nâng sự lý giải vấn đề đạo đức – chính trị lên trình độ khái niệm. Đặc
biệt, phương pháp tiếp cận chân lý, nghệ thuật tranh luận sáng tạo dẫn dắt linh
hồn nhận thức đến với “thế giới ý niệm” của chủ nghĩa duy tâm khách quan đã có
một giá trị sâu sắc. Đó là mầm mống của phép biện chứng chủ quan, biện chứng
của các khái niệm. Để rồi lần đầu tiên trong lịch sử tư duy nhân loại, các nhà triết
học cổ điển Đức kế thừa những tư tưởng biện chứng quý báu ấy, đã trình bày một
cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phương pháp biện chứng
duy tâm. Và cuối cùng, đến lượt C.Mác và Ph.Ăngghen đã gạt bỏ tính chất thần
bí, tư biện và xây dựng phép biện chứng duy vật, một công cụ khoa học vĩ đại để
con người nhận thức và cải tạo thế giới.
SVTH :DƯƠNG HOÀNG HIỆP 17 LỚP CAO HỌC: K21-ĐÊM 5

CH NGHA DUY TM KHCH QUAN HY LP C I GVHD : TS. BI VN MA
CHU THCH VAỉ TAỉI LIEU THAM KHAO
* Sỏch tham kho :
[1] : Bựi Vn Ma ch biờn, Trit hc Phn 1 i cng v lch s trit
hc (ti liu dựng cho hc viờn cao hc v nghiờn cu sinh khụng thuc chuyờn
ngnh trit hc ca trng i hc kinh t thnh ph H Chớ Minh), 2011.
[2] : inh Ngc Thch, Lch s trit hc phng Tõy (dựng cho hc viờn
cao hc khụng thuc chuyờn ngnh trit hc ca trng i hc Khoa hc xó

hi v Nhõn vn i hc Quc gia thnh ph H Chớ Minh), 2010.
[3] : Edward McNall Burns, Vn minh phng Tõy - Lch s v vn húa,
NXB T in bỏch khoa, 2010.
[4] : Norman F.Cantor, Nn vn minh th gii c i, Kin Vn v Khc
Vinh biờn dch, NXB Lao ng Xó Hi, 2008.
[5] : Tụ Mng Vi, Tỡm li nn vn minh Hy Lp c i, Nguyn Kim Dõn
biờn dch, NXB Lao ng, 2010.
[6] : V Dng Minh ch biờn, Lch s vn minh th gii c i, NXB
Giỏo Dc Vit Nam, 2011.
[7] : Will Durant, Cõu chuyn trit hc, Trớ Hi v Bu ớch biờn dch,
NXB Vn húa thụng tin, 2008.
* Trang web tham kho:
[8] : Wikipedia
/>[9] : Phan Th Cam , Cuc i v ni dung trit hc ca Platon ,
/>dhoi-va-noi-dung-triet-hoc-cua-platon .
SVTH :DNG HONG HIP LP CAO HC: K21-ấM 5

×