Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

tổng thông nông huyện thạch lâm tỉnh cao bằng thế kỷ xix

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.39 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
--------------

TRẦN THỊ THANH T

TổNG THÔNG NÔNG
HUYệN THạCH LÂM TỉNH CAO BằNG THế Kỷ
XIX
Chuyên ngành

: Lịch sử Việt Nam

MÃ số

: 60.22.03.13

Luận văn thạc sĩ lịch sử

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học : PGS.TS Đàm Thị uyên

Thái Nguyên, năm 2014

S húa bi Trung tõm Hc liu

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố ở bất cứ
cơng trình khoa học nào.



Tác giả

Trần Thị Thanh Tú

Xác nhận
Ban chủ nhiệm khoa Lịch sử

Xác nhận
Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS Hà ThịThu Thủy

PGS.TS Đàm Thị Uyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn khoa học
PGS.TS Đàm Thị Uyên cùng các thầy cô trong tổ Lịch sử Việt Nam - khoa
Lịch sử trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình, động viên khích lệ tác giả trong suốt q trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Trong thời gian đi thực tế luận văn tại các làng xã, tác giả đã nhận được
sự giúp đỡ của các già làng, trưởng bản, huyện ủy, UBND huyện Thông
Nông tỉnh Cao Bằng. Tác giả xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình, bạn
bè đã giúp đỡ trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Trần Thị Thanh Tú

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HN

Hà Nội

M.s.th.t
Nxb

Mẫu, sào, thước, tấc
Nhà xuất bản

PGS

Phó giáo sư

TS

Tiến sĩ

TTLTQGI

Trung tâm lưu trữ Quốcgia I


Tr

Trang

UBND

Uỷ ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan………………………………………………………………………….i
Lời cảm ơn…………………………………………………………………….ii
Mục lục……………………………………………………………………….iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt………………………………………iv
Danh mục các bảng…………………………………………………………....v
.................................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1.
................................................................................................................................ 7
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên......................................................................................................... 7
1.2. Lịch sử hành chính tổng Thơng Nơng huyện Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng 12
1.3. Các thành phần dân tộc ......................................................................................13
1.3.1. Dân tộc Tày ........................................................................................... 14
1.3.2. Dân tộc Nùng ........................................................................................ 15
1.3.3. Dân tộc Dao........................................................................................... 16
1.3.4. Dân tộc H'Mông .................................................................................... 17

1.3.5. Dân tộc Kinh ......................................................................................... 18
CHƢƠNG 2. RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ TỔNG THƠNG NƠNG THỀ KỶ XIX ....21
2.1. Tình hình ruộng đất .............................................................................................21
2.1.1. Ruộng đất ở Thơng Nơng thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) . 21
2.1.2 Ruộng đất ở Thông Nông thế kỷ XIX theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ...... 29
2.1.3. So sánh tình hình ruộng đất của Thơng Nơng thế kỷ XIX.................... 34
2.2. Tình hình hoạt động kinh tế ..............................................................................43
2.2.1. Nơng nghiệp .......................................................................................... 43
..................................................................................... 51
.................................................................................... 53
2.2.4 Thương nghiệp. ...................................................................................... 58
CHƢƠNG 3. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ VĂN HĨA TỔNG THÔNG
NÔNG HUYỆN THẠCH LÂM TỈNH CAO BẰNG THẾ KỶ XIX ............................. 62
3.1 Tình hình chính trị - xã hội .................................................................................62
3.2. Văn hóa .................................................................................................................65
3.2.1. Văn hóa vật chất .................................................................................... 65
3.2.2. Tục lệ xã hội .......................................................................................... 72
................................................................................... 81
............................................................................................................................................. 94
................................................................................................................ 96
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Thành phần các dân tộc huyện Thông Nông ..................................... 22
Bảng 2: Thống kê địa bạ năm Gia Long 4(1805) .......................................... 23
Bảng 3: Quy mô sở hữu ruộng tư tổng Thông Nông (1805) .......................... 24
Bảng 4: Bình quân sở hữu và bình qn thửa tổng Thơng Nơng (1805) .................. 25

Bảng 5: Tình hình giới tính trong sở hữu tư (1805)..................................................... 26
Biểu đồ 2.1: Tình hình phụ canh theo địa bạ Gia Long 4(1805) ................... 28
Bảng 6: Tình hình tư hữu ruộng đất của các chức sắc (1805) ........................ 29
Bảng 7: Quy mô sở hữu của các nhóm họ thời Gia Long 4(1805) ................. 30
Bảng 8: Thống kê địa bạ năm Minh Mệnh 21(1840) ...................................... 31
Bảng 9: Quy mô sở hữu ruộng tư thời Minh Mệnh 21(1840)......................... 32
Bảng 10: Bình quân sở hữu và bình qn thửa tổng Thơng Nơng (1840) ............... 33
Bảng 11: Tình hình giới tính trong sở hữu tư (1840) .................................................. 34
Biểu đồ 2.2: Tình hình phụ canh theo địa bạ Minh Mệnh 21(1840) ............... 36
Bảng 12: Tình hình tư hữu ruộng đất của các chức dịch (1840)..................... 37
Bảng 13: Tình hình tư hữu ruộng đất của các nhóm họ (1840) ...................... 39
Bảng 14: Thống kê ruộng đất theo địa bạ tổng Thông Nông .......................... 45
Biểu đồ 2.3: Quy mô sở hữu ruộng tư tổng Thông Nông .............................. 46
Biểu đồ 2.4 : Tình hình sở hữu theo giới tính và phụ canh............................. 48
Bảng 15: Quy mô sở hữu của các chức dịch tổng Thông Nông ..................... 50
Bảng 16: Quy mô sở hữu của các nhóm họ. ................................................... 51

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khu vực mi

núi và trung du giữ một v t hết sức quan trọng trong

tiến trình lịch s dân tộc cả v kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Khơng
chỉ là nơi giàu tài ngun khống sản, với n
bản sắc, mi


văn hóa phong phú, đậm đà

núi và trung du cịn là địa bàn có v tr chiến lược trọng yếu

trong việc giữ gìn và bảo vệ vùng biên cương của Tổ quốc. Đặc biệt là
vùng biên ải phia Bắc, nhất là các tỉnh vùng Đông Bắc (Cao Bằng, Bắc
Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang) vừa là cửa ngõ vào Việt
Nam, vừa có đia hình hiểm yếu

qn sự.

Huyện Thơng Nơng nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Cao Bằng cách
trung tâm thị xã Cao Bằng 50 km theo đường tỉnh lộ 204, là địa bàn cư trú
của các dân tộc cùng sinh sống chủ yếu gồm: Tày, Nùng, Dao, H’Mông,
Kinh. Đây là một trong những huyện khó khăn của cả nước, lại là vùng
giáp biên giới với Trung Quốc nên việc phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh
cho đồng bào các dân tộc trong huyện là vấn đề cần quan tâm và đặt ra
nhiều khó khăn, thách thức. Chính vì vậy, việc phát triển kinh tế, văn hóa,
ổn định chính trị là nhiệm vụ đặt ra cho toàn huyện. Tuy nhiên, với truyền
thống đồn kết, u nước, giàu lịng nhân ái, anh dũng trong chiến đấu,
sáng tạo trong lao động của nhân dân các dân tộc trong huyện và dưới sự
lãnh đạo các cấp ủy chính quyền thực hiện cơng cuộc đổi mới của đất nước
theo xu hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nên cho đến ngày nay huyện
Thơng Nơng tỉnh Cao Bằng đã có những bước phát triển về kinh tế, đang
dần từng bước thốt ra khỏi khó khăn, góp phần vào sự phát triển chung
của đất nước ta.
Tỉnh Cao Bằng nói chung, tổng Thơng Nơng, huyện Thạch Lâm nói
riêng đã được các nhà nghiên cứu đề cập. Tuy nhiên, một số vấn đề vấn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

đ như: Địa chính, địa bạ, kinh tế, phong tục tập qn... chưa được nghiên
cứu có hệ thống, tồn diện.
Từ nhận thức trên, tôi đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Tổng
Thông Nông huyện Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng thế kỷ XIX”. Qua nghiên
cứu, đề tài mong muốn làm rõ tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa của tổng
Thông Nông huyện Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng ở thế kỷ XIX. Từ đó, so
sánh với các địa phương khác để rút ra những nét đặc trưng riêng của
Thông Nông tỉnh Cao Bằng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay chưa có
. Tuy nhiên, các nguồn tài liệu ở những lĩnh
vực và khía cạnh nào đó cũng đã ít nhiêu nhắc đến địa danh của Thông
Nông một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Đầu tiên, phải kể đến cuốn Cao Bằng thực lục của Nguyễn Hữu Cung
viết năm Gia Long thứ 9 (1810) do Cao Huy Giu dịch, Nguyễn Hữu Cung
(1757-1820) quê ở xã Bắc Khê, tổng Xuất Tính, châu Thạch Lâm, trấn Cao
Bằng (nay thuộc xã Canh Tân, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng). Cao
Bằng thực lục đã nhắc đến một vài nét về vị trí, địa lý, sơng núi, tập quán,..
của tổng Thông Nông thuộc huyện Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng.
Thứ hai là Cao Bằng tạp chí nhật tập của Bế Huỳnh. Bế Huỳnh
(1857-1930) quê ở xã Tĩnh Oa, châu Thạch Lâm (nay thuộc xã Dân Chủ,
Hòa An, Cao Bằng). Cao Bằng tạp chí nhật tập là một trong ba tập của
Cao Bằng tạp chí. Tác phẩm viết về địa danh, sông núi, hang động, nguồn
gốc, sắc tộc và phong tục của địa phương.
Thứ ba là


do Tỉnh ủy - UBND tỉnh Cao

Bằng biên soạn và xuất bản năm 2000. Đây là tài liệu viết về vị trí địa lý,
địa hình, lịch sử tộc người, các hoạt động kinh tế chủ yếu, phong tục tập
quán… của Thông Nông tỉnh Cao Bằng với những nét sơ lược nhất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Thứ tư là Lịch sử tỉnh Cao Bằng do Tỉnh Uỷ Cao Bằng phối hợp với
Viện sử học Việt Nam biên soạn và xuất bản năm 2009. Cuốn sách đã
giành 40 trang trong tổng số 1223 trang để viết về Cao Bằng dưới triều
Nguyễn. Tuy đã đề cập đến vấn đề chính sách quản lý hành chính, kinh tế
và xã hội Cao Bằng trong thế kỷ XIX nhưng do nguồn tư liệu còn hạn chế
(thiếu nguồn tư liệu địa bạ và tư liệu thực tế địa phương) nên việc tái hiện
chưa được đầy đủ…

. Tuy nhiên, đây chỉ là công trình nghiên cứu về sinh kế của một
tộc người huyện Thơng Nơng chứ chưa đề cập tồn diện đến các dân tộc
trong huyện, cũng như các lĩnh vực khác.
Cuối cùng là cuốn Huyện Quảng Hòa (tỉnh Cao Bằng) từ khi thành
lập đến giữa thế kỷ XIX của PGS.TS Đàm Thị Uyên, do Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2011. Sách đã bước đầu đặt vấn đề nghiên
cứu tồn diện một đơn vị hành chính cấp châu, huyện ở Cao Bằng
Như vậy, cho đến nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu tồn
diện về tổng Thơng Nơng thế kỷ XIX. Bởi vậy, còn nhiều vấn đề chưa
được làm sáng tỏ như vị trí địa lý, nguồn gốc dân tộc, chế độ sở hữu ruộng
đất, văn hóa – xã hội… cùng những biến động chính trị qua các thời kỳ lịch
sử. Song thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước là những ý kiến gợi mở

quý báu, tạo điều kiện cho chúng tôi tiếp tục đi sâu tìm hiểu mảnh đất này.
3. Đối tƣợng, mục đích và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu các vấn đề
có liên quan đến tình hình ruộng đất, kinh tế, văn hóa vật chất và văn hóa
tinh thần của cư dân các dân tộc ở Thông Nông (Cao Bằng) thế kỷ XIX.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

- Mục đích nghiên cứu: Thực hiện đề tài “Tổng Thông Nông huyện
Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng thế kỉ XIX” trên cơ sở nguồn tư liệu có được, tác
giả mong muốn góp phần phản ánh một cách khoa học, chân thực về đặc
điểm tự nhiên, xã hội và phản ánh một cách đầy đủ về các mặt chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội của Thơng Nơng tỉnh Cao Bằng thế kỷ XIX.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Tác giả tập trung nghiên cứu tổng Thông Nông theo
địa danh lãnh thổ thế kỷ XIX với 9 xã: An Dương, Đa Năng, Lương Can,
Lương Năng, Lương Y, Thông Nông, Thông Sơn, Trùng Khôn.
Về thời gian: Thế kỷ XIX dưới triều Nguyễn.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
- Nguồn tài liệu
Tài liệu chung: Đó là những bộ Quốc sử, địa chí như Đại Nam thực
lục, Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh dư địa chí, các chuyên khảo
nghiên cứu về làng xã, thơn bản, về các dân tộc có liên quan đến tổng
Thông Nông, các bài đăng trên tạp

Tài liệu điền dã: Qua đi điền dã thực tế tại địa phương thu thập tài
liệu do chính quyền địa phương cung cấp, và các đợt điên dã tại xã, bản
nơi cư trú các dân tộc Tày, Nùng…đang sinh sống, đồng thời đối chiếu

với những kiến thức lý thuyết để đảm bảo tính khách quan, trung thực
chúng tơi đã có được những tư liệu cân thiết để hoàn thành tốt đ tài này.
Tài liệu địa bạ: 12 đơn vị địa bạ trong đó có 7 đơn vị địa bạ niên đại
Gia Long 4 và 5 đơn vị địa bạ niên đại Minh Mạng 21. Các địa bạ nêu trên
hiện đang lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc Gia I – Hà Nội. Đây là cơ sở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

để tơi có làm rõ tình hình ruộng đất, tổ chức làng bản cũng như kết cấu
kinh tế, xã hội của Thông Nông (Cao Bằng) thế kỷ XIX.
- Phương pháp nghiên cứu: Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài tôi
sử dụng các phương pháp như: Phương pháp lịch sử, phương pháp logic,
phương pháp điền dã dân tộc học. Đồng thời, đề tài sử dụng phương pháp
khai thác tư liệu thành văn kết hợp với phương pháp điền dã dân tộc học,
vừa quan sát trực tiếp nơi cư trú, phỏng vấn nhân chứng, vừa thu thập báo
cáo của chính quyền và các ban ngành cấp xã, huyện để xác minh các tư
liệu nghiên cứu. Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân
tích, xử lí các thơng tin đã khai thác, trình bày trong đề tài; kết hợp với
phương pháp đối chiếu, so sánh, phương pháp tổng hợp bằng hệ thống các
bảng biểu. Đặc biệt c

ến khâu giám đinh tư liệu nhất là việc khảo sát

cụ thể đia bạ viết bằng chữ Hán ở hai thời điểm 1805 và 1840, khai thác
hâu hết các thông tin của các cặp đia bạ.
5. Đóng góp của đề tài
Thơng qua việc tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này đề tài bước đầu khơi
phục một cách có hệ thống bộ mặt tổng Thông Nông trong một giai đoạn

lịch sử cụ thể, mối quan hệ tộc người, loại hình kinh tế xã hội, thiết chế
chính trị xã hội, các hoạt động kinh tế, những nét văn hóa truyền thống gắn
với địa phương trong thời kỳ lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam. Đặc biệt,
đề tài đưa ra những số liệu nghiên cứu về tình hình ruộng đất ở thế kỉ XIX
thơng qua các tài liệu địa bạ Gia Long 4, Minh Mạng 21. Từ đó có cái nhìn
khái qt và chính xác về tình hình ruộng đất của tổng Thơng Nơng huyện
Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng thế kỷ XIX.
Luận văn còn là tài liệu tham khảo bổ ích cho q trình học tập bộ
mơn lịch sử địa phương, góp phần hiểu biết về Thơng Nơng (Cao Bằng) nói
riêng và đất nước Việt Nam nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bản đồ, phụ lục, nội
dung chính của đề tài chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về tổng Thông Nông huyện Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng
Chương 2: Tình hình kinh tế tổng Thơng Nơng thế kỷ XIX.
thế kỷ XIX

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

CHƢƠNG 1

1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên


Thơng Nông là một huyện vùng cao biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của
tỉnh Cao Bằng, trung tâm huyện lỵ cách trung tâm tỉnh lỵ 50 km theo
đường tỉnh lộ 204. Phía Bắc giáp huyện Nà Pị (tỉnh Quảng Tây, Trung
Quốc), phía Nam giáp huyện Ngun Bình, phía Đơng giáp huyện Hà
Quảng và Hịa An, phía Tây giáp huyện Bảo Lạc [ 46, tr 865].
Địa phận của Thông Nông trải dài từ 22o40'58” - 22o57'25”vĩ độ Bắc
(từ làng Nan xã Bình Lãng đến làng Yai xã Cần Yên), 105o50'21” 106o
, phân cách mãnh liệt
với các đỉnh nhọn tai mèo. Thông Nơng có đặc điểm địa hình thấp dần từ
Bắc xuống Đơng Nam và được chia làm 3 loại hình:
Thứ nhất: Địa hình lịng máng kéo dài từ phía Bắc xuống phía Nam của
huyện, dọc theo sơng Dẻ Rào phân bố tập trung trên địa bàn bốn xã Cần
Yên, Lương Can, Lương Thông, Đa Thông và thị trấn Thông Nông. Đây là
vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, được hình thành do sự bồi đắp phù
sa từ con sông Dẻ Rào. Nhờ lượng phù sa bồi đắp nên đây là vùng thuận lợi
cho canh tác, sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước của bà con trong vùng.
Vùng này cung cấp 70% lương thực cho tồn huyện.
Thứ hai: Địa hình lưng chừng, trên các sườn núi dốc thoải, phân bố tập
trung trên địa bàn các xã Thanh Long, Bình Lãng, Vị Quang có xen kẽ các
bãi bằng thung lũng hẹp. Vùng địa hình này chiếm 15% tổng số diện tích tự
nhiên của huyện.
Thứ ba: Địa hình núi cao được phân bố tập trung ở các xã Yên Sơn,
Thanh Long, Bình Lãng, Ngọc Động, Lương Can chiếm 65% diện tích đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

tự nhiên. Có dãy núi Bảo Lạc - Tắp Ná, đây là dãy núi đá vôi hiểm trở miền
biên giới Việt Nam, Trung Quốc. Dãy núi khởi đầu từ Bảo Lạc xun qua

Thơng Nơng, đi qua Ngun Bình, chạy suốt miền tây Thạch An [25, tr23].
Điều đó, làm cho địa hình của Thơng Nơng bị chia cắt hiểm trở, giao thơng
đi lại khó khăn. Hệ thống núi ở Thơng Nơng có núi đá và núi đất, trong đó
núi đá vơi chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Các dãy núi cao chạy theo hướng tây
bắc – đông nam đã làm cho địa hình châu Thạch Lâm bị chia cắt, hiểm trở,
giao thơng đi lại gặp nhiều khó khăn.
Ngồi ra, ở Thơng Nơng cịn có các núi Phja Rân ở Tắp Ná có độ cao
1200m, núi Phja Lác ở Lũng Vảy có độ cao 1000m so với mặt nước biển.
Cùng với đó cịn có nhiều hang động đẹp như hang Pác Ngườm tại xóm
Bua Thượng xã Bình Lãng. Hang đá có dịng nước từ xã Thanh Long chảy
qua núi đá vôi, chảy ra Bua Thượng tạo ra những vòm hang với nhiều nhũ
đá lấp lánh trơng giống như hình ơng tượng, bà tiên, những hàng ruộng bậc
thang, hình coi voi, con vượn hay hang Ngườm Cảng, nằm ngay trên
đường mòn giữa đèo Lát Khuy. Đây là một di chỉ khảo cổ mà các nhà khảo
cổ học đang nghiên cứu, hang có cửa vào ở phía Bắc, trong hang rộng,
người đi lại dễ dàng, độ cao khoảng 2,5m, chia ra làm hai nhánh, độ sâu
khoảng 200m, có những nhũ đá rủ xuống tạo thành những hình thù đặc
biệt, đẹp mắt, có những hịn đá hình rìu, hình búa.. cịn nhiều hang khác
như hang Tấc Kít, hang Bản Ngắm, hang Dẻ Cóoc, hang Bó Ngù, hang Bó
Thẩu, hang Lũng Bủng... Ở Thơng Nơng cũng có nhiều thác nước đẹp như
thác Phja Khao, thác Nặm Đông, từ xa trông như dải lụa trắng vắt trên lưng
chừng núi. Đồng thời, với địa hình núi cao xen kẽ các thung lũng, tạo nên
nhiều ngọn đèo trong huyện. Đèo cao nhất là đèo Mã Quỷnh chạy dài từ
huyện vào UBND xã Đa Thơng, cịn có đèo Bó Đin chạy dài từ UBND xã
Đa Thơng lên xóm Bản Ruồm, Nà Pài, Cốc Khuyết.
Trên cơ sở địa hình trên, tổng Thơng Nơng có hai loại đất phổ biến đó
là đất feralit và đất phù sa. Đất feralit trên núi cao thích hợp trồng các cây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


/>

lâu năm và lâm sản, đây là cơ sở hình thành thảm thực vật với những rừng
cây um tùm, rậm rạp, cung cấp cho cư dân địa phương nhiều lâm sản. Các
loại gỗ quý như lim, táu, nghiến, cáng lò, bồ đề; các loại cây hương liệu và
thuốc quý…Trên các núi đất đồng bào còn trồng các loại cây ăn quả, tạo
thành những sản vật của địa phương; Đất phù sa: tập trung theo dọc các con
sông lớn và suối, nhờ lượng đất này bồi đắp tạo nên những cánh đồng màu
mỡ, đem lại năng suất cũng như chất lượng lúa cao, gạo Thơng Nơng ngon
có tiếng "thóc Thơng Nơng, bơng Bảo Lạc"
Do vị trí địa lý quy định nên khí hậu của Thơng Nơng mang đặc điểm
gió mùa rõ rệt. Theo Đại Nam nhất thống chí: Ở Thạch Lâm “mùa xuân
còn rét, mùa hè mưa nhiều, mùa thu rất nóng, mùa đơng rất lạnh… có lam
chướng" [25, tr 406]. Cụ thể là đất liền vùng chân rừng, nhiều sương mù
chướng khí, mặt trời lên cao 2, 3 trượng sương núi mới tan, từ thu đến mùa
đông đều như thế. Mùa xn nhiều gió Đơng Bắc, tháng 3 trời cịn rét.
Tháng 4 thời tiết ấm dần. Tháng 5, 6 nắng nóng, mưa nhiều, sơng suối dâng
tràn, sau mưa từ 3 đến 5 ngày mới rút hết. Tháng 7, tháng 8 lui nóng, đêm
đến lạnh dần. Tháng 9, tháng 10 trời thường âm u. Tháng 11,12 gió bắc, rét
đậm, thỉnh thoảng có mưa tuyết… [43,tr 657]. Thời tiết tổng Thơng Nơng
lúc này cũng khơng nằm ngồi hiện tượng đó của huyện Thạch Lâm.
Khí hậu Thơng Nơng vẫn phân biệt hai mùa là mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm, thời tiết nóng nực
nhiệt độ trung bình trên 20oC cao nhất là 35oC, mưa nhiều lượng mưa
khoảng 1700mm – 1800mm, năm cao nhất có thể lên tới 2000mm, do điều
kiện núi cao lại dốc nên đôi khi xảy ra lũ vào tháng 7, tháng 8 trong năm
gây ra sụt lở nguy hiểm đến tính mạng của người dân và ngập úng ở những
thung lũng khơng có chỗ thốt nước, ảnh hưởng khơng nhỏ tới năng suất
các loại cây trồng ở vùng ngập lụt. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng
3 năm sau, mùa này ít mưa, thường chịu ảnh hưởng của gió mùa đơng bắc,

nhiệt độ trung bình khoảng từ 9 o đến 15o C có năm rét dưới 0oC. Vào mùa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

này bắt đầu xuất hiện sương mù kéo dài từ đêm đến 9h sáng hơm sau. Ở
vùng cao thường có hiện tượng sương muối và nước đóng băng. Do khí hậu
lạnh lại hay xảy ra sương muối nên mùa này các loại cây trồng vật nuôi
không phát triển được và hay xảy ra dịch bệnh.
Sông suối của Thông Nông nhỏ nhưng có dộ dốc lớn. Con sơng lớn
nhất là sơng Dẻ Rào là một nhánh của sông Bằng Giang, bắt nguồn từ biên
giới Việt - Trung, chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam qua các xã Đa
Thông, Lương Can, Lương Thông, Cần Yên với chiều dài 36 km, bốn mùa
đều có nước nhất là vào mùa lũ [23, tr 24]. Lưu lượng nước khá đều là
nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt, sản xuất của vùng, và có tiềm
năng để phát triển thủy điện. Ngồi ra, cịn có các con sông khác như con
sông Tả Mây xã Lương Can, chảy từ Róc Rươi, giáp thị trấn ngày nay, qua
nhiều làng bản chảy ra Pò Dạng, Kéo Tằm, về Trương Lương (huyện Hịa
An). Sơng rộng khoảng 30m, sâu khoảng 6m… Bên cạnh đó, cịn có những
con suối, khe nước nhỏ như suối Phja Bủng, suối Bản Đâu (Vị Quang),
suối Khuổi Thẩu, suối Bó Đăng (xã Lương Can) và các khe suối Ngọc
Động, Thanh Long cũng góp phần cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất
của nhân dân. Tuy nhiên, vào các tháng mùa khô thường thiếu nước, nước
sinh hoạt và nước tưới tiêu chủ yếu phải phụ thuộc vào lượng nước mưa
cịn vào mùa mưa lượng nước khơng thốt kịp gây nên tình trạng ngập úng
lịng máng và sụt lở đất.
Về tài nguyên thiên nhiên, theo thống kê của UBND huyện Thơng
Nơng năm 2012 tồn huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 36.049 ha
chiếm 4,7% tổng diện tích của tỉnh Cao Bằng. Cơ cấu đất đã đưa vào sử

dụng (gồm đất lâm nghiệp, nông nghiệp, chuyên dụng, đất ở) là 17.397 ha
chiếm 49% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có đất lâm nghiệp chiếm 40% ,
đất chưa sử dụng 18.651 ha chiếm 51% tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là
tiềm năng cần được quy hoạch, khai thác hợp lý, phát huy thế mạnh góp
phần phát triển kinh tế trên địa bàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Thơng Nơng có một số khống sản q như quặng, boxit, atimon…
“Hàm lượng nhơm có trong quặng boxit ở địa bàn huyện chiếm tỷ lệ tương
đối lớn trong toàn tỉnh, có khả năng sản xuất alumin, bột đá mài và xi măng
alumin” [46, tr 72], tập trung chủ yếu ở các xã Yên Sơn, Thanh Long. Đất
thịt pha sét là nguyên liệu sản xuất gạch ngói phân bố ở nhiều xã nhưng tập
trung ở vùng lịng máng.
Rừng ở huyện Thơng Nơng khá phong phú, rừng tự nhiên có 14.413
ha, rừng trồng mới 80 ha, độ che phủ 47%. Rừng ở đây được chia làm hai
loại: Rừng trên núi đất, đồi đất và rừng trên núi đá vôi. Rừng của Thông
Nông có nhiều loại gỗ quý như lim, sến, táu, nghiến, cáng lò, bồ đề.. dùng
để làm nhà cửa và các vật dụng gia đình; các loại cây hương liệu và thuốc
quý như sa nhân, hà thủ ô, tam thất, mộc nhĩ, nấm hương,…; Các loại rau,
thực phẩm như măng, rau ngót rừng, rau dền, củ nâu, củ chàm,… Mây, tre,
vầu, nứa, trúc,…thì nhiều vơ kể. Rừng vừa là nơi cung cấp nguyên liệu để
sản xuất, vừa giúp điều hòa nguồn nước, chống lũ, bảo vệ đất đai cũng như
bảo vệ đa dạng sinh học.
Như vậy, với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên mang lại cho Thông
Nông khá nhiều thuận lợi. Đó là thế mạnh trong sản xuất lâm nghiệp, tài
nguyên rừng khá phong phú và đa dạng. Dưới lịng đất có những khống
sản q như quặng boxit, chiếm tỷ lệ lớn trong tỉnh tạo điều kiện cho

Thông Nơng phát triển kinh tế khai khống nếu được đầu tư. Tuy nhiên,
với đặc điểm địa hình và khí hậu cũng gây ra nhiều khó khăn trong sản xuất
cũng như trong sinh hoạt của người dân. Giao thông đi lại khó khăn chỉ có
75km đường ơtơ cịn lại là đường đất, cơ sở vật chất còn yếu nên cho đến
nay huyện Thông Nông vẫn là một huyện nghèo của tỉnh Cao Bằng. Chính
vì vậy, huyện cần được sự quan tâm, đầu tư hơn nữa của các cấp, các ban
ngành trong huyện và tỉnh ủy tỉnh Cao Bằng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

1.2. Lịch sử hành chính tổng Thơng Nơng huyện Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng
Vào thế kỷ XIX, đất Thông Nông là một tổng của châu Thạch Lâm
trấn Cao Bằng. Theo thống kê trong Tên làng xã Việt Nam nửa đầu thế kỉ
XIX châu Thạch Lâm có 14 tổng là tổng: "Hà Đàm, Tĩnh Oa, Hà Quảng,
Tượng An, Phù Dúng, Hoa Phố, Thơng Nơng, Thượng Pha, Kim Pha, Trà
Lĩnh, Phục Hịa, Lại Sơn, Xuất Tính và Nhượng Ban”
Năm 1831, Minh Mệnh đã thực hiện cuộc cải cách hành chinh trong
cả nước: chia đơn v hành chinh thành các cấp tỉnh, châu, huyện, tổng, xã.
Minh Mệnh đổi trấn Cao Bằng làm tỉnh, tháng 3 năm 1834 đổi các châu:
Thạch Lâm, Thượng Lang, Hạ Lang, Quảng Uyên thuộc Cao Bằng làm
huyện. Thông Nông là một tổng của huyện Thạch Lâm. Năm 1837, quan
tỉnh Cao Bằng tâu “Hai tổng Hà Quảng, Thông Nông huyện Thạch Lâm
thuộc hạt ấy, số đinh điền tuy không nhiều nhưng rừng núi rộng rãi, đường
đi nhiều ngả, xin chiểu theo đường đất xa gần chia làm bống tổng: Hà
Quảng, Quảng Trù, Thông Nông, Lương Năng”. Vua Minh Mệnh chuẩn y
lời tấu. [29, tr 223]
Đến thế kỉ XIX, thực dân Pháp sau khi xâm lược và bình định nước
ta, chúng lại đổi huyện thành châu, tổ chức lại các đơn vị hành chính, tách

các tổng Phù Dúng, Tràng An, Hà Quảng và Thông Nông thuộc châu
Thạch Lâm lập châu Hà Quảng. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, châu Hà
Quảng đổi tên gọi thành huyện Hà Quảng, Thông Nông thuộc Hà Quảng.
Các xã cũng bỏ tên cũ và mang tên xã mới như hiện nay.
Năm 1966 theo quyết định số 67 ngày 7/4/1966 của hội đồng chính
phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa, huyện Thơng Nơng được thành lập
từ tổng Thông Nông thuộc huyện Hà Quảng và 2 xã Bình Lãng, n Sơn
thuộc huyện Ngun Bình. Huyện Thơng Nơng lúc này gồm có 8 xã là: Đa
Thơng, Lương Thơng, Cần Yên, Lương Can, Thanh Long, Ngọc Động, Bình
Lãng và Yên Sơn. Đến năm 1981, chia xã Cần Yên thà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Như vậy, sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, đến nay huyện
Thơng Nơng gồm 10 xã và một thị trấn đó là các xã: Đa Thơng, Lương
Thơng, Lương Can, Thanh Long, Ngọc Động, Bình Lãng, Yên Sơn, Cần Yên,
Vị Quang, Cần Nông và thị trấn Thông Nông.
1.3. Các thành phần dân tộc
Là một vùng giáp biên, giao thông đi lại khó khăn, vì thế nên dân số
sinh sống trên địa bàn Thông Nông cũng thưa thớt, bao gồm các dân tộc :
Tày, Nùng thuộc nhóm ngơn ngữ Tày - Thái; Kinh thuộc nhóm ngơn ngữ
Việt - Mường; H'mơng - Dao thuộc nhóm ngơn ngữ Mơng - Dao. Các dân
tộc ở đây cư trú thành từng nhóm khá rõ rệt: đồng bào Tày, Nùng cư trú ở
những thung lũng thấp, tương đối bằng phẳng, đồng bào Dao, H'mông
sống trên triên núi cao, đồng bào Kinh, chủ yếu tập trung ở các trung tâm
xã, th trấn. Theo số liệu điều tra dân số năm 2010 tồn huyện có 23.538
người, mật độ dân số là 65 người/ km. Cụ thể:
Bảng 1: Thành phần các dân tộc huyện Thông Nông

STT

Dân tộc

Số dân

Tỷ lệ (%)

1

Tày

5363

22,7

2

Nùng

7844

33

3

Mơng

3752


16

4

Dao

6269

27

5

Kinh
311
1,3
[Nguồn: Phịng thống kê huyện Thơng Nơng, 2010]

Trên cơ sở tư liệu lịch sử, truyền miệng, khảo sát thực tế các xã huyện
Thông Nông cho biết khái quát về địa bàn cư trú, nguồn gốc, quê quán của
các dân tộc ở Thơng Nơng như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

1.3.1. Dân tộc Tày

". Theo
Cao Bằng tạp chí nhật tập "Từ thời thượng cổ họ là người dân bản địa ở
đây tên gọi là người Tày”, trải qua quá trình lịch sử với nhiều biến động

chính trị bên cạnh một vài dòng họ Tày bản địa lớp cư dân Tày mới đã xuất
hiện. Cũng trong tác phẩm Bế Huỳnh chia người Thổ (Người Tày) thành 4
loại: Thổ Ty (Con cháu công thần triều Lê được phân phong thế tập ở đây),
Phụ Đạo (Người Tày bản địa được triều đình phong làm Phụ Đạo), Thổ
Trước (Dân Tày bản địa) và Biến Thổ (Người ở dưới đồng bằng hoặc đi
việc vua, đi dạy học mà tới, dân tứ xứ đến buôn bán cùng con cháu bề tôi
nhà Mạc) [22, tr 2].

, Lương Can, Lương Thơng …người
Tày ở đây có nhiều dịng họ gốc Việt, theo kiểu người ta thường gọi là
“Kinh già hóa Thổ". Đây là những người gốc Kinh lên sinh sống, làm ăn
hoặc các cơng thần được triều đình cất cử lên lên trông giữ vùng biên
cương… họ lập gia đình theo mơtíp chung là chàng trai Việt lấy cơ gái Tày,
con cháu lớn dần chịu ảnh hưởng của văn hóa, phong tục, tập quán người
Tày do mẹ truyền dạy. Lâu dần họ tự nhận mình là người Tày.
Ngồi ra, người Tày ở Thông Nông cũng như ở Cao Bằng nói
chung cịn có một bộ phận có nguồn gốc từ người Nùng, Hoa đã cố kết với
người Tày. Quá trình tộc người này diễn ra liên tục, đặc biệt sau sự biến
Nùng Trí Cao, người Nùng đã hịa nhập vào cộng đồng người Tày địa
phương để tránh sự truy sát của vương triều Tống, trở thành người Tày bản
địa. Bởi hai tộc người có chung nguồn gốc lịch sử, chung hệ ngơn ngữ và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

có văn hóa về cơ bản giống nhau nên rất dễ diễn ra quá trình cố kết tộc
người. Quá trình đó có thể diễn ra một cách tự nhiên, nhưng cũng có khi
xuất phát từ những chính sách của Nhà nước. Ví dụ, năm 1832, vua Minh
Mệnh ra lệnh" đổi người Nùng Cao Bằng làm người Thổ. Trong dân 4 châu

thuộc hạt Cao Bằng trước kia có chức gọi là phụ đạo. Vua đã chuẩn cho các
quan trong bộ bàn đổi gọi là người Nùng. Nhưng dân cho rằng người Nùng
là người Trung Quốc xiêu dạt sang. Vậy xin cho tên khác để phân biệt.
Quan tỉnh đem việc tâu lên. Vua bảo rằng: "Đấy cũng là một cơ hội biến
người Di làm người Kinh, liền cho đổi gọi là người Thổ, vẫn phải nộp thuế
bạc như cũ" [26, tr 448].
Tuy chia ra như vậy, nhưng dân tộc Tày vẫn là một cộng đồng khá
thuần nhất và khơng có sự phân chia thành người bản địa hay cộng đồng
hóa, họ cùng nhau đồn kết xây dựng nền văn hóa bản địa của tộc người và
của quê hương.
1.3.2. Dân tộc Nùng
Nguồn gốc của tộc danh Nùng rất có thể bắt nguồn từ dịng họ Nùng,
một trong bốn dịng có thế lực lớn (Nùng, Hoàng, Chu, Vi) ở vùng Tả và
Hữu Giang tức miền đất ở vùng các dân tộc đông bắc Việt Nam và nam
Quảng Tây (Trung Quốc). Sau cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao (vào thế kỷ
XI) chống lại nhà Tống bị thất bại, nhiều người thuộc dòng họ Nùng đã
chạy theo Nùng Trí Cao vào vùng Đặc Ma (Vân Nam, Trung Quốc) hoặc
chạy trốn vào rừng hoặc đổi thành họ Nông để tránh sự khủng bố, tàn sát
của vương triều Tống.
Vào thế kỉ XIX, Cao Bằng có 13 nhóm hay cịn gọi là ngành Nùng
khác nhau. Đó là Nùng Mấn, Nùng Phản Sình, Nùng Giang, Nùng Skít,
Nùng An, Nùng Lòi, Nùng Gửi, Nùng Khen Lài, Nùng Inh, Nùng Chủ,
Nùng Hảm Sích, Nùng Xuồng, Nùng Vảng, trong đó Nùng Mấn và Nùng
Vảng được coi là người Nùng bản địa. Các nhóm Nùng khác đều mới di cư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

sang nước ta sớm nhất là cách ngày nay khoảng từ 300 đến 400 năm, cũng

có nhóm mới sang được mấy đời và ngày nay vẫn còn giữ được mối quan
hệ họ hàng với người đồng tộc ở bên kia biên giới. Các nhóm Nùng này
đều có những nét văn hóa khác nhau mang đặc trưng riêng biệt của nhóm
ngành. Nhưng sau khi vào nước ta, nhiều nhóm Nùng cư trú kề cận hay xen
cài với nhau cho nên những sắc thái văn hóa riêng của nhóm ngành suy
giảm và sắc thái văn hóa chung giữa các nhóm ngành ngày càng được củng
cố và phát triển. Đặc biệt, trong quá trình lịch sử cùng nhau dựng nước mối
quan hệ giữa các nhóm ngành càng trở nên chặt chẽ đưa đến quá trình cố
kết tộc người được đẩy mạnh, tộc người Nùng đã và đang trở thành một tộc
người thống nhất.
Ở Thông Nông hiện nay, dân tộc Nùng chiếm 33% dân số của tồn
huyện, chiếm tỷ lệ đơng nhất trong các dân tộc khác ở huyện. Người Nùng
sống xen kẽ với các dân tộc khác, tập trung tại những khu vực thấp quy tụ
thành từng bản, làng ở thị trấn và các xã Lương Thơng, Đa Thơng, Lương
Can. Nguồn sống chính của người Nùng là làm ruộng và trồng các loại hoa
màu như ngô, khoai cách trồng trọt và công cụ sản xuất giống người Tày.
1.3.3. Dân tộc Dao
Người Dao ở Việt Nam cư trú chủ yếu ở khu vực miền núi, trung du
Bắc Bộ, xen kẽ với các dân tộc anh em khác. Về nguồn gốc lịch sử các nhà
dân tộc học Việt Nam đều khẳng định người Dao có nguồn gốc từ Trung
Quốc, có quan hệ tộc người với các nhóm Dao hiện nay đang sinh sống ở
Hoa Nam và họ chỉ có mặt ở nước ta từ sau thế kỷ XIII. Người Dao di cư
vào Việt Nam theo nhiều thời kỳ, nhiều đường, nhiều nhóm khác nhau và
sớm hơn người Mông. Trong khoảng thời gian này, cùng với quá trình
thiên di vào các tỉnh khác, người Dao ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông,
Quảng Tây – Trung Quốc cũng đã di cư vào các tỉnh Cao Bằng trong đó có
tổng Thơng Nơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


/>

Dân tộc Dao được chia thành nhiều nhóm như Dao Tiền, Dao Thanh
Y, Dao Lô Giang, Dao Đỏ và Dao Quần Chẹt… Ở Cao Bằng, dân tộc Dao
có hai nhóm chủ yếu là Dao Đỏ và Dao Tiền. Người Dao sống ở khắp các
huyện trong tỉnh, đông nhất là ở các huyện miền Tây của tỉnh như Ngun
Bình, Thơng Nơng, Bảo Lạc. Qua tìm hiểu cho thấy, ở Thơng Nơng dân tộc
Dao thuộc một nhóm duy nhất là Dao Đỏ. Ở đây người Dao sinh sống đông
nhất ở xã Cần Nơng, Bình Lãng, n Sơn, Thanh Long. Bên cạnh đó,
người Dao cũng sống xen kẽ với các dân tộc khác ở một số địa bàn thuộc
dạng địa hình lịng máng thuộc các xã như Đa Thông, Lương Can và khu
vực thị trấn Thông Nông.
Người Dao ở đây sống tập trung thành xóm gọi là “lũng” tương
đương với một đơn vị hành chính là xóm. Mỗi lũng có từ 10 - 15 nóc nhà,
trong mỗi lũng có nhiều dịng họ sinh sống. Ở Thông Nông người Dao
thường mang họ Triệu, Trịnh, Lý. Trong quá trình sinh sống, tồn tại và phát
triển, người Dao ở Thơng Nơng đã tạo dựng cho mình những nét riêng về
bản sắc văn hóa khá đa dạng và phong phú.
1.3.4. Dân tộc H'Mông
Người H'Mông ở Cao Bằng nói chung và Thơng Nơng nói riêng đều
có nguồn gốc từ phương Bắc. Theo các nhà dân tộc học Việt Nam thì phần
lớn người H'Mơng ở các tỉnh miền núi phía Bắc đều di cư trực tiếp từ Quý
Châu, Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc) sang. Hiện nay nước ta có
các nhóm H'Mơng:
- H'mơng Đơ hoặc H'mơng Đâu (H'mơng Trắng)
- H'mông Du (H'mông Đen)
- H'mông Si (H'mông Đỏ)
- H'mông Dua (H'mông xanh)
- H'mông Lềnh (H'mông Hoa)
- H'mông Xúa (H'mông Lai)

- Ná Mèo (H'mơng nước)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Từ khoảng cuối thế kỷ XVIII đ

thế kỷ XIX trở đi, những

nhóm người Mơng từ Quảng Tây sang ph a Bắc Việt Nam ngày càng đông.
Trong cuốn Cao Bằng tạp chí nhật tập, tác giả Bế Huỳnh cho biết: "Vốn
gốc ở các động thuộc ba tỉnh Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây (Trung
Quốc). Vào cuối thế kỷ XVII, Ngô Tam Quế (ở Trung Quốc) chống lại nhà
Thanh, họ đã tránh loạn sang các tỉnh biên giới nước ta" [22, tr 4], trong đó
có tổng Thơng Nơng của huyện Thạch Lâm. Thêm vào đó, vì nguồn tài
ngun thiên nhiên vùng núi phía Bắc Việt Nam cịn rất dồi dào: đất đai
tốt, sơng suối nhiêu, động thực vật phong phú nên có sự thiên di từ bên kia
biên giới sang. Qua tìm hiểu ở Thông Nông chủ yếu là người H'mông
Trắng và H'mông Hoa, họ sống trên những sườn đồi, sườn núi tập trung
đơng nhất ở các xã Lương Thơng, Bình Lãng, Cần Yên, Yên Sơn.
Đặc điểm cư trú của người H'mông là họ thường chọn "những nơi núi
cao, rừng rậm" mà ở. Đó là những nơi có địa hình hiểm trở, vách núi dựng
đứng hoặc trong các hẻm núi sâu. Nhà cửa có phần đơn sơ, một bộ phận
dân cư cịn sống du canh, du cư, sống bằng nghề phát nương làm rẫy. Đồng
bào H'mông chủ yếu canh tác trên hốc đá, một số ít canh tác trên ruộng bậc
thang. Loại lương thực chủ yếu của người H'mơng là ngơ, ngồi ra cịn
nhiều loại lúa, có tới khoảng hai, ba chuc loại lúa tẻ, lúa nếp. Chăn nuôi
gia súc, lợn, gà, sắn bắn thú rừng, làm các nghề phụ khác như đan lát, trồng
bơng, dệt vải… trong đó nghề săn bắt có vai trị khá quan trọng trong đời
sống của đồng bào. Do sống khá cách biệt trên những sườn núi cao, giao

thơng đi lại khó khăn, nên đời sống của cư dân dân tộc H'mơng cịn thấp,
kém. Chính vì vậy, cần được sự quan tâm đầu tư hơn nữa của các cấp chính
quyền, Đảng và Nhà nước.
1.3.5. Dân tộc Kinh
Người Kinh là bộ phận dân cư có số lượng thấp nhất ở Thông Nông,
sống tập trung ở thị trấn, các phố chợ, làm nghề bn bán kinh doanh. Về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

nguồn gốc, họ từ miền xi lên, có bộ phận là người nông dân nghèo tha
phương cầu thực lên miền núi làm ăn, có bộ phận là quan quân triều đình
phong kiến, hoặc thầy đồ, thầy địa lý, người bn bán… Q trình di cư
của người Kinh đến Thơng Nơng diễn ra liên tục trong lịch sử. Có thể nói,
sau sự biến Nùng Tồn Phúc và Nùng Trí Cao, người Việt bắt đầu đặt chân
đến vùng Cao Bằng nói chung và Thơng Nơng nói riêng. Sau khi vua Lý
Thái Tơng lên dẹp Nùng Tồn Phúc có lẽ đã để lại một vài người thân tín ở
đây để “chiêu an, vỗ về dân chúng". Hiện nay chưa có tài liệu thư tịch nào
nói đến sự xuất hiện của người Kinh ở Thơng Nơng thời Lý, nhưng theo tư
liệu dân gian thì nàng Cầm – vợ của Nùng Trí Cao là người Kinh, con một
vị quan họ Trần trong triều Lý [44, tr18 – 19]. Sau này, anh ruột của bà
tham gia trong cc tiến cơng của Nùng Trí Cao sang đất Tống, ông đã hy
sinh trong trận đánh ở Tống Qủy, nay vẫn còn đền thờ ở xã Cách Linh,
huyện Phục hòa. Hơn nữa, khi quân của Vũ Nhĩ tiến lên Cao Bằng đã đóng
ở Nà Lữ, huyện Thạch Lâm một thời gian để bình ổn vùng biên viễn. Trong
một thời gian ngắn, dấu ấn của người Việt ghi lại ở Cao Bằng không nhiều,
cư dân bản địa vẫn chiếm đa phần nhưng sự giao thoa văn hóa Tày – Nùng
– Việt ở đây đã bắt đầu diễn ra. Qua quá trình lịch sử lâu dài bộ phận người
Kinh di cư đến Thông Nông ngày càng nhiều hơn. Dần dần họ hòa nhập

vào cộng đồng người Tày ở địa phương.
Các hộ người Kinh hiện nay ở Thông Nông quê gốc chủ yếu ở Thái
Bình, Nam Định lên vào những năm 60 của thế kỷ XIX, khi Trung ương
Đảng phát động phong trào nông dân miền xuôi lên tham gia phát triển
kinh tế, văn hóa miền núi góp phần làm tăng dần số lượng người Kinh ở
các tỉnh miền núi nói chung và Thơng Nơng nói riêng.
Nhìn chung, các dân tộc thiểu số ở Thông Nông sống vừa phân tán,
vừa xen kẽ rải rác khắp các xã của huyện. Mặc dù có nguồn gốc, lịch sử
khác nhau nhưng đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

×