Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện bảo lâm, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.7 KB, 84 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ
Giáo viên hướng dẫn là Cô Đoàn Bích Hạnh. Các nội dung nghiên cứu và kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ
công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục
vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các
nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử
dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ
chức khác, và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước hội đồng thẩm định, cũng như kết quả luận văn của mình.
Hà Nôi, ngày 4 tháng 6 năm 2014
Tác giả
Vi Văn Dũng
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, thầy cô, bạn bè…để tôi có thể hoàn
thành đề tài của mình, tôi xin cám ơn:
Gia đình tôi, nhất là mẹ và em tôi luôn giúp đỡ quan tâm, chia sẻ giúp đỡ,
sát cánh và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và thực
hiện khóa luận.
Tôi xin cám ơn giáo viên hướng dẫn cô Đoàn Bích Hạnh đã tận tình hướng
dẫn chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận.
Tôi xin cám ơn tất cả cán bộ, nhân viên, giáo viên Trường Đại học Nông
Nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện tốt nhất trong quá trình tôi học tập
nghiên cứu tại trường.
Tôi xin cám ơn tập thể cơ quan, ban, ngành: UBND huyện Bảo Lâm –
Cao Bằng, Chi cục Thống kê, Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Bảo Lâm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi hoàn


thành khóa luận này.
Xin cám ơn bạn bè và tập thể lớp K55-KTC đã cùng tôi chia sẻ mọi khó
khăn trong suốt quá trình học tập.
Một lần nữa xin gửi lời cám ơn tới tất cả những sự giúp đỡ của tập thể, cá
nhân đã âm thầm ủng hộ giúp đỡ tôi trong quãng thời gian đã qua.

Tác giả khóa luận
Vi Văn Dũng
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜi cẢm ơn ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC BIỀU ĐỒ vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: MỞ ĐẦU 2
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.2.1 Mục tiêu chung: 4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 4
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Các khái niệm liên quan 5
2.1.2 Các bộ phận cấu thành kinh tế nông nghiệp 6
2.1.3 Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 7

2.1.4 Vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 9
2.1.5 Các nhân tố tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 10
2.2 Cơ sở thực tiễn 11
2.2.1 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số nước thế giới
11
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 20
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
iii
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 20
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 20
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 23
3.1.3 Đánh giá tiềm năng của huyện 35
3.2 Phương pháp nghiên cứu 36
3.2.1 Chọn địa điểm nghiên cứu 36
3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 37
PHẦN IV: THỰC TRẠNG CHUYỂN DICH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP HUYỆN BẢO LÂM
GIAI ĐOẠN (2009 – 2013) 37
4.1 Thực trạng chuyển dich cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Bảo Lâm 38
4.2.1 Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành trồng trọt 42
4.2.2 Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành chăn nuôi 51
4.2.3 Chuyển dịch cơ cấu nội ngành thủy sản 59
4.3 Đánh giá chung 63
4.3.1 Những thành tựu 63
4.3.2 Những hạn chế 64
4.3.3 Nguyên nhân 64
4.4 Định hướng và giải pháp 65
4.4.1 Định hướng phát triển 65
4.4.2 Giải pháp 72
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
5.1 Kết luận 75

5.2 Kiến nghị 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
3. NÔNG NGHIỆP HÀN QUỐC TRÊN ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN 77
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 tình hình phân bổ và sử dụng lao động của huyện Bảo Lâm qua 3 năm
24
Bảng 3.2 Tình hình cở sở hạ tầng vật chất kỹ thuật của huyện Bảo Lâm 26
Bảng 3.3 bảng tình hình sử dụng đất đai của huyện giai đoạn 2011-2013 30
Bảng 3.4 bảng giá trị sản xuất của huyện 3 năm 2011-2013 33
Bảng 4.1 bảng thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Bảo Lâm 39
Bảng 4.2 bảng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế nông nghiệp huyện Bảo
Lâm giai đoạn 2009-2013 41
Bảng 4.2.1 bảng cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt Bảo Lâm giai đoạn
2009-2013 43
Bảng 4.2.2 bảng cơ cấu sản lượng trồng trọt huyện Bảo Lâm giai đoạn 2009-
2013 45
Bảng 4.2.3 bảng cơ cấu diện tích gieo trồng nông nghiệp của huyện Bảo Lâm
giai đoạn 2009-2013 47
Bảng 4.2.5 bảng cơ cấu số lượng vật nuôi ngành chăn nuôi của huyện Bảo Lâm
giai đoạn 2009-2013 55
Bảng 4.2.6 Bảng cơ cấu giá trị và cơ cấu ngành thủy sản huyện Bảo Lâm giai
đoạn 2009 – 2013 ( đơn vị triệu đồng) 59
Bảng 4.2.7 bảng cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện Bảo Lâm 2009-
2013 61
Bảng 4.2.8 bảng cơ cấu sản lượng thủy sản của huyện Bảo Lâm 2009-2013 62
3. NÔNG NGHIỆP HÀN QUỐC TRÊN ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN 77
v
DANH MỤC BIỀU ĐỒ
Biểu 3.3 biểu đồ cơ cấu tình hình sử dụng đất của huyện Bảo Lâm 31

giai đoạn 2010-2013 31
Biểu 4.1: biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Bảo Lâm 2009-2013 40
Biểu 4.2 Biểu đồ cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp 42
Biểu 4.2.3 biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng nông nghiệp huyện Bảo Lâm
giai đoạn 2009-2013 49
Biểu 4.2.4 biểu đồ cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi của huyện Bảo Lâm 53
giai đoạn 2009-2013 53
Biểu 4.2.5 biểu đồ cơ cấu số lượng vật nuôi của huyện Bảo Lâm 57
giai đoạn 2009-2013 57
3. NÔNG NGHIỆP HÀN QUỐC TRÊN ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN 77
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GT Giá trị
GTSX Giá trị sản xuất
SL Sản lượng
CN Công nghiệp
NN Nông nghiệp
DV Dịch vụ
DT Diện tích
LN Lâm nghiệp
TS Thủy sản
SX Sản xuất
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
vii
LỜI MỞ ĐẦU
Nông nghiệp nước ta trong nhiều năm qua đã góp phần to lớn vào công
cuộc đổi mới đất nước, góp phần cải thiện đời sống của người dân. Đặc biệt
trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới việc phát huy được sức mạnh của
mình sẽ là yếu tố sống còn của một nền kinh tế hội nhập. Với lợi thế điều kiện
tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và truyền thống lâu đời về canh

tác nông nghiệp, chúng ta đang phát huy và tận dụng thế mạnh của mình,
những việc chúng ta đã làm đối với nền nền nông nghiệp trong những năm
qua đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần thay đổi bộ mặt nông
nghiệp nông nghiệp nông thôn, tuy nhiên bên canh những thành tựu đã đạt
được chúng ta còn rất nhiều hạn chế và khiếm khuyết, so với nền nông nông
nghiệp của các qua gia trong khu vực chúng ta còn có một khoảng cách khá
xa. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là yêu cầu được đạt ra để
làm sao chúng ta phát huy và tận dụng được mọi lợi thế sẵn có của vùng, địa
phương và áp dụng được những tiến bộ khoa học sẽ là bước đi quan trọng
giúp rút ngắn khoảng cách với các nền nôn nghiệp tiên tiến trong khu vực.
1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt là nền kinh tế đang từng bước
hiện đại và hội nhập với nền kinh tế. Thực tiễn cho thấy phát triển kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, nâng cao chất lượng và hiệu quả,
tăng sức cạnh tranh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư phải phát huy
sức mạnh và lợi thế so sánh của đất nước, gắn với nhu cầu của thị trường nội
địa và thị trường quốc tế, nhu cầu của người dân và an ning quốc phòng ngày
một cao đã làm tăng sức mua của thị trong nước và ngoài nước.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục
nhấn mạnh: “phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững,
phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy
mạnh cơ giới hóa, áp dụng công nghệ hiện đại (nhất là công nghệ sinh học);
bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp
tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên môn hóa, khu nông nghiệp công
nghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn”. Chính vì vậy trong quá trình lãnh đạo
Đảng ta luôn quan tâm, đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp, đưa nông
nghiệp từng bước công nghiệp hóa và hiện đại hóa, trong đó nội dung cơ bản

chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản
xuất hàng hóa tập trung gắn liền với các khu công nghiệp chế biến công nghệ
cao và gần thị trường. Áp dụng các tiễn bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng năng
suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng nhanh tỷ trọng giá trị
sản phẩm và lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ…
Trong những năm qua cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn về cơ bản đã
chuyển sang sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nhưng kết quả đạt được chưa xứng với tiềm năng của một nước nông nghiệp
nhiệt đới gió mùa nhiều lợi thế như: cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm;
2
chưa đáp ứng đúng như cầu và yêu cầu của thị trường đặc biệt là các thị
trường lớn như EU, Mỹ, Nhật; sản xuất nhiều nơi còn nhỏ lẻ, lạc hậu, thiếu
bền vững và khả năng canh tranh của nhiều nông phẩm còn thấp. Tỷ lệ nghèo
đói và tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp ở nông thôn còn cao như hiện
nay, không có sự giàu có của nông dân thì không có sự giàu có của quốc gia,
không có hiện đại hóa nông thôn thì không có hiện đại của một quốc gia. Do
vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, theo hướng sản xuất
hàng hóa chuyên môn hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa có vị trí vai trò quan
trọng trong thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo công ăn, việc làm, xóa đói giảm
nghèo, xây dựng nông thôn hiện đại, giàu đẹp góp phần đưa nước ta thành
nước công nhiệp, hiện đại, giàu đẹp văn minh.
Bảo Lâm là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng,
huyện có diện tích tự nhiên là 902 km
2
, huyện có 13 xã và 1 thị trấn, dân số
56.696 người (năm 2013), có 9 dân tộc đang định cư, chiếm tới 45% là dân
tộc Hmông, 25% Tày, 15% Nùng, còn lại là Lô Lô, Sán Chỉ, Dao, Kinh, Hoa,
Quý Châu. Trong những năm qua thực hiện đường lối lãnh đạo của Đảng và
chủ trương, chính sách của nhà nước, nền kinh tế - xã hội của huyện đã có
nhiều thay đổi, chuyển biến rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp, nông thôn, cơ sở hạ tầng, nông thôn từng bước được đầu tư, đa dạng
hóa cây trồng vật nuôi và áp dụng tiễn bộ khoa học và kỹ thuật vào sản xuất,
bước đầu đã làm cho đời sống của người dân được nâng cao rõ rệt. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế của huyện khá cao bình quân 14%.
*Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, song nhìn
chung, chuyển dịch kinh tế nông nghiệp nông thôn còn chậm, cơ cấu một số
vùng mang tính tự phát, chưa gắn với quy hoạch, chất lượng hàng hóa chưa
cao, chưa tận dụng hết lợi thế đất đai, sinh vật, tỷ trong cơ cấu kinh tế nông
nghiệp còn cao trên 90% Thực tế đó chưa tương xứng với tiềm năng của
3
huyện. Vì vậy tôi nghiên cứu đề tài: “chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
của Huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung:
Nghiên cứu về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của
huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp của huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
- Đưa ra một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp trên địa bàn huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề liên quan đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Bảo
Lâm, tỉnh Cao Bằng.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: đề tài nghiên cứu một số nội dung cơ bản chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện.

- Phạm vi không gian: trên địa bàn huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
- Phạm vi thời gian: 5 năm (2009 – 2013)
4
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm liên quan
* Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế hiểu một cách đầy đủ là một tổng thể hệ thống kinh tế bao
gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau
trong những khoảng không gian và thời gian nhất định, được thể hiện cả về
mặt tĩnh và định lượng, cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, phù hợp với mục
tiêu được xác định của nền kinh tế.
Về mặt bản chất: cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận
kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng với mỗi quan hệ hữu cơ tương
đối ổn định hợp thành.
*Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Kinh tế nông nghiệp bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp là
lĩnh vực sản xuất vật chất nhằm đáp ứng những nhu cấu thiết yếu về lương
thực thực phẩm cho nhân dân, làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp va
là nguồn hàng cho xuất khẩu.
Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là đại lượng kinh tế phản ánh số lượng
các bộ phận cấu thành trong ngành (các chuyên ngành trong nông nghiệp) và
mối quan hệ tỷ lệ của từng chuyên ngành trong toàn ngành nông nghiệp (được
tính theo giá trị tổng sản lượng).
a. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là một tổng thể các mối quan hệ tỷ lệ về số lượng tương
đối ổn định của các bộ phận của nền kinh tế trong những điều kiện thời gian
và không gian nhất định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự tác động làm thay
đổi dần tỷ trọng của từng ngành kinh tế, từng thành phần kinh tế, tỷ trọng lao
động của từng ngành trong tổng thể nền kinh tế.

5
Chuyển dich cơ cấu kinh tế của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ
thường được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng các ngành trong tổng sản phẩm nội
địa (GDP) của quốc gia hay vùng đó.
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng
của các thành các trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản trong tổng sản
phẩm nông nghiệp. Hay là là sự thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp từ trạng
thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với yêu cầu thị trường và sự phát
triển của nông nghiệp. Sự thay đổi trạng thái của nông nghiệp được biểu hiện
ở hai mặt cơ bản sau:
- Thay đổi số lượng các bộ phận hợp thành ngành nông nghiệp, ngành cũ
mất đi, ngành mới xuất hiện. Sự thay đổi này kéo theo sự thay đổi tỷ trọng
từng bộ phận trong toàn bộ ngành nông nghiệp.
- Số lượng các bộ phận không hợp thành không thay đổi nhưng tỷ trọng
các bộ phận thay đổi do tốc độ phát triển khác nhau.
2.1.2 Các bộ phận cấu thành kinh tế nông nghiệp
Nông nghiệp là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế theo nghĩa
rộng nông nghiệp bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Đồng
thời trong từng nhóm ngành lại được phân chia thành các bộ phận nhỏ.
- Nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) được phân chia thành trồng trọt và chăn
nuôi. Ngành trồng trọt được phân chia thành: cây lương thực, cây công
nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu…Ngành chăn nuôi bao gồm: gia súc, gia
cầm
- Ngành lâm nghiệp bao gồm rừng trồng, rừng tự nhiên, khoanh nuôi tái
sinh, khai thác rừng tự nhiên
- Ngành ngư nghiệp bao gồm: đánh bắt, nuôi trồng thủy sản…
6
2.1.3 Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.1.3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

Ngành là một tổng thể các đơn vị kinh tế thực hiện một loạt các chức năng
trong hệ thống phân công lao động xã hội. Ngành phản ánh một loạt hoạt
động nhất định của con người trong quá trình sản xuất xã hội, nó được phân
theo tính chất và đặc điểm của công nghệ, đặc tính của sản phẩm sản xuất ra
và chức năng của nó trong quá trình tái sản xuất.
Trong một vùng lãnh thổ bao giờ cũng phát triển nhiều ngành kinh tế. Mỗi
vùng lãnh thổ nông nghiệp bao giờ cũng có nhiều ngành với mối quan hệ mật
thiết với nhau. Chính vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong
nông nghiệp chính là làm thay đổi các quan hệ tỵ lệ giữa các ngành trong
GDP của vùng đó.
Các ngành trong cơ cấu kinh tế kinh tế nông thôn ra đời và phát triển dựa
trên phân công lao động xã hội. Như vậy phân công theo ngành là cơ sở hinhg
thành các ngành và cơ cấu ngành. Chính vì vậy chuyển dịch cơ cấu ngành trong
cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là một quá trình chuyển từ trạng thái cơ
cấu cũ sang cơ cấu mới phù hợp hơn với sự phát triển của khoa học công nghệ,
nhu cầu thị trường và nhằm sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực của vùng.
2.1.3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ
Sự phân công lao động theo ngành kéo theo sự phân công lao động theo
lãnh thổ, đó là hai mặt của quá trình gắn bó hữu cơ với nhau, thúc đẩy nhau
phát triển. Sự phân công lao động theo ngành bao giờ cũng diễn ra trên một
lãnh thổ nhất định. Vì vậy cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ chính là sự bố trí
các ngành sản xuất và dịch vụ theo không gian cụ thể nhằm khai thác tiềm
năng và lợi thế so sánh của từng vùng. Xu thế chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh
thổ là theo hướng đi vào chuyên môn hóa, tập trung sản xuất hàng hóa và dịch
vụ, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung có hiệu quả cao,
7
mở rộng mối quan hệ với các vùng chuyên hóa khác, gắn với cơ cấu kinh tế
của từng vùng với cả nước.
2.1.3.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế
Cơ cấu thành phần kinh tế là nội dung quan trọng của quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng.
Trong nông nghiệp và nông thôn tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác
nhau tùy theo từng quốc gia. Các thành phần kinh tế cơ bản như: kinh tế quốc
doanh, tập thể, tư nhân, hộ gia đình. Trong đó kinh tế hộ gia đình và kinh tế
trang trại là lực lượng trực tiếp tạo ra các sản phẩm nông sản cho nền kinh tế
và kinh tế hộ tự chủ đang chuyển dịch từ tự cung, tự cấp sang sản xuât hàng
hóa và từng bước tăng tỷ lệ hộ kiêm và chuyên ngành nghề công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ.
Do đó chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế chính là thay đổi các đơn vị
sản xuất kinh doanh, xem thành phần kinh tế nắm vai trò tự chủ trong việc tạo
ra các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu cho xã hội.
Trong nhiều năm qua Đảng, nhà nước ta luôn khẳng định việc chuyển nền
kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa dưới sự quản lý của nhà nước và coi trọng sự phát triển kinh tế nhiều
thành phần. Cho nên xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế các thành phần kinh
tế, trong đó kinh tế hộ tự chủ là đơn vị sản xuất kinh doanh, lực lượng chủ
yếu, trực tiếp tạo ra các sản phẩm nông, lâm, thủy sản cho toàn xã hội.
Vì vậy, để có thể sản xuất hàng hóa lớn, nông nghiệp nông thôn nước ta
không chỉ dừng ở kinh tế hộ sản xuất hàng hóa nhỏ mà còn phải đi lên phát
triển kinh tế hộ sản xuất lớn, kiểu mô hình kinh tế trang trại.
Do đó, luật kinh tế trang trại phải có những thay đổi phù hợp với thời cuộc.
8
2.1.4 Vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
a. Đối với kinh tế
Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu nông nghiêp sẽ giúp phát huy tiềm năng về
điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái của các đia phương.
Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sẽ loại bỏ các ngành không còn
phù hợp, không mang lại giá trị hoặc giá trị thấp. Nghĩa là chuyển dịch cơ cấu
kinh tế sẽ giúp tăng giá trị lợi nhuận, năng suất. Nhờ đó sản phẩm xuất khẩu
sẽ có giá trị và mang về nhiều ngoại tệ hơn.

Thứ ba, giúp hình thành và phát triển các ngành mới có khả năng ứng dụng
tiến bộ khoa học, chuyên môn hóa hơn, tập trung hơn, chuyển dịch cơ câu
nông nghiệp là một phần của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xa hơn là tự động hóa thì
nông nghiệp cũng phải công nghiệp để giảm sức lao động và tăng xuất, khi
các điều kiện khác khó có thể thay đổi thì thay đổi khoa học kỹ thuật là biện
pháp hữu hiệu nhất.
Thứ tư, tạo cơ hội cho các ngành phụ trợ như dịch vụ nông nghiệp, công
nghiêp chế biến hình thành và phát triển. Khí một ngành mới, ra đời cần có
đầu vào mới và đầu ra mới thì chúng sẽ hình thành thì trường đầu vào mới và
đầu ra mới thì đó là sẽ giúp các dịch vụ bổ trợ cho nó ra đời, và công nghiệp
chế biến mới để chế biến đầu ra đó.
Thứ năm, theo xu thế chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tập
trung và chuyên môn hóa sẽ hình thành các vùng nguyên liệu sẽ là yếu tố tập
trung thu hút đầu tư công nghiệp chế biến.
b. Đối với xã hội
Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu đồng nghĩa với chuyển dịch lao động, sẽ
giúp giải quyết việc làm và cung cấp nhiều lao động cho các ngành công
nghiệp và dịch vụ khác.
9
Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi
rõ rệt,vì đồng hành với đó giao thông cơ sở hạ tầng, y tế, trường học sẽ được
xậy dựng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người nông dân.
2.1.5 Các nhân tố tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
a. Điều kiện tự nhiên: ở những vị trí địa lý khác nhau và khí hậu khác nhau
việc xác định cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng khác nhau. Xác định cơ cấu
kinh tế nông nghiệp cũng đồng nghĩa với việc xác cơ cấu kinh tế nông nghiệp
ở các vùng có điều kiện tự nhiên và khí hậu khác nhau. Do đó cơ cấu kinh tê
nông nghiệp của một vùng lãnh thổ bao giờ cũng dựa trên vị trí địa lý và khí
hậu của từng vùng đó. Nhưng trong vài năm trở lại đây với công nghệ mới

con người có thể canh tác trên những vùng đất chưa bao giờ trước giám mơ,
đó là các hoang mạc khô cằn, vùng nước mặn
b. cơ sở vật chất, hạ tầng nông thôn
Cơ sở vật chất hạ tầng tác động mạnh mẽ đến việc hình thành và các
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Nó mở ra những triển vọng to lớn
trong việc hình thành các ngành mới,
c. Trình độ dân trí: đây có thể nói là yếu tố cốt lõi làm ảnh hưởng mạnh nhất
tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Vì nhân tố này là do văn hóa chi
phối nên nó ảnh hưởng tới toàn bộ tộc hay quốc gia đó là khó cải tạo nhất
trong các loại nhân tố, nếu dân tộc đó ham học hỏi, hiểu biết thị trường thì nơi
đó nông nghiệp sẽ được phát triển. Còn ngược lại nơi nào có phong tục tập
quán canh tác thấp kém, du canh du cư thì dân tộc hoặc vùng đó sẽ khó có thể
phát triển tốt được nông nghiệp.
d. Trình độ khoa học kĩ thuật: nơi nào, vùng nào, quốc gia nào có trình độ kỹ
thuật canh tác cao, khoa học tiên tiến thì nơi đó sản xuất ra nông nghiệp có
chất lượng và sản lượng cao, và có thể biến các vùng khô cằn thành những
nơi canh tác tuyệt vời.
10
e. Con người: con người nhân tố chi phối tất cả và là nhân tố chủ quan chi
phối toàn bộ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự hợp lý, hiệu quả, nhanh
chậm là do con người chi phối. Bợi vậy mới nói con người là “nguồn lực của
mọi người lực”.
Một quốc gia lấy nguồn lực con người là trung tâm thì quốc gia đó sẽ phát
triển, điển hình như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore
f. Chính sách phát triển nông nghiệp của nhà nước
Các chính sách phát triển kinh tế của nhà nước ảnh hưởng rất lớn tới việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, các chính sách ảnh hưởng tới phân
vùng kinh tế, tới hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Các
chính sách của nhà nước có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số
nước thế giới
Chúng ta sẽ xem xét một trong những thành tựu mà nhờ chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp mà một số quốc gia trên thế giới đạt được, qua đó
chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm và hiểu thêm ý nghĩa của chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
2.2.1.1 Kinh nghiệm đổi mới nông nghiệp của Hàn Quốc
Hàn Quốc là quốc gia mới nổi của châu Á có nền kinh tế phát triển đứng
thứ ba châu Á và thứ 10 thế giới về GDP. Sau Chiến tranh Triều Tiên, kinh tế
Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất
thế giới trở thành một trong những nước giàu nhất. Cuối thế kỷ 20, Hàn
Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tếnhanh nhất trong
lịch sử thế giới hiện đại. GDP (PPP) bình quân đầu người của đất nước đã
nhẩy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỉ lục 10.000 USD vào năm
1995 và 25.000 USD vào năm 2007. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ
cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất
11
nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về
kinh tế của Hàn quốc như là "Huyền thoại sông Hán", đến nay huyền thoại
này vẫn tiếp tục. Hàn Quốc cũng là một nước phát triển có sự tăng trưởng
kinh tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi năm -
một phân tích gần đây nhất bởi Goldman Sachs năm 2007 đã chỉ ra Hàn Quốc
sẽ trở thành nước giàu thứ 3 trên thế giới vào năm 2025 với GDP bình quân
đầu người là 52.000 USD và tiếp 25 năm sau nữa sẽ vượt qua tất cả các nước
ngoại trừ Hoa Kỳ để trở thành nước giàu thứ hai trên thế giới, với GDP bình
quân đầu người là 81.000 USD.
Những thành tựu trên đạt được của kinh tế Hàn Quốc được góp một phần
không nhỏ bởi nông nghiệp. Hàn Quốc có 21% diện tích đất trồng trọt với đặc
trưng về khí hậu và địa lý của khu vực gió mùa với sự tập rõ rệt lượng mưa
vào mùa hè và cấu tạo đất giữ nước tốt. Trên cơ sở đặc trưng này mà nghề

trồng lúa có truyền thống lâu đời tại đây. Trong những năm cuối thế kĩ XX,
người nông dân đã đa dạng hóa giống cây trồng vật nuôi như trồng các loại
rau quả, gia súc, hoa màu giá trị cao. Hiện nay các sản phẩm chủ yếu của
nông nghiệp Hàn Quốc là: lúa gạo, lúa mì, lúa mạch, khoai và rau tươi. Tỷ
trọng nông nghiệp trong GNI giảm xuống còn 4%. Nông dân có 8 triệu người,
chiếm 8,3% dân số. Mặc dù tỷ trọng nông nghiệp rất nhỏ bé, nhưng các ngành
công nghiệp liên quan như nhiên liệu đầu vào, phân bón, hóa chất, vận tải,
chế biến thức ăn, dịch ăn uống đạt tỷ trọng 14%. Tỷ trọng giảm dần qua các
năm, song sản lượng trong các ngành này liên tục tăng. năng xuất lúa gạo đạt
5,16 tấn/ha, năng suất lúa mạch là 2,9 tấn/ha, Sản lượng của lúa mỳ và lúa
mạch là 271 000 tấn , sản lượng rau vào khoảng 11 tiệu tấn. Về chăn
nuôi, năm 2001, Hàn Quốc có khoảng 1,4 triệu con bò thịt, 548 000 con bò
sữa, 8 720 000 con lợn, 102 triệu con gà. Sản lượng cao nhưng lượng các
trang trại chăn nuôi lại giảm. Nếu năm 1980 cả nước có hơn 2 triệu trang trại
thì đến năm 2001 chỉ còn khoảng 469 000 trang trại. Điều này cho thấy các
12
trang trại chăn nuôi ở Hàn Quốc hiện nay được đầu tư với quy mô lớn, hiện đại,
cho năng suất cao. Còn đối với ngành lâm nghiệp, Hàn Quốc là nước nhập khẩu
gỗ. Nguồn gỗ tự cấp trong nước chỉ chiếm 6%. Năm 2001, Hàn Quốc nhập tổng
cộng 7,1 triệu m
3
gỗ với giá trị vào khoảng 1,7 tỷ USD. Tuy nhiên, các sản
phẩm lâm sản khác như nấm thông, hạt dẻ lại có sản lượng cao và dùng để xuất
khẩu. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 210 triệu USD.
Có thể nói rằng, thành công của hàn quốc trong việc phát triển nông thôn
và nông nghiệp Hàn Quốc gắn liền với thành công của phong trào Saemaul.
Trong tiếng Hàn, Saemaul là sự kết hợp của “sae” có nghĩa là mới và maul
nghĩa là nông nghĩa là ngôi làng. Saemaul là phát triển hoặc cải cách cộng
đồng thành một nơi tốt đẹp hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn, không chỉ về vật chất
mà cả tinh thần cho thế hệ mai sau.

Vào những năm 60 của thế kỉ trước, nông thôn Hàn Quốc còn hết sức lạc hậu
đời sống vô vàn khó khăn. Cả nước có đến 74% dân số thuộc nhóm nghèo đói và
chỉ có 20% dân số tiếp cận với điện, nhưng thiên tai lũ lụt triền miên, người dân
Hàn Quốc phải gánh chịu và tự khắc phục hậu quả. Lũ lụt năm 1969, là một trận
lũ lịch sử có sức phá hoại rất lớn, người dân Hàn Quốc phải tu sửa lại nhà cửa,
đường xá, mà không có sự hỗ trợ của chính phủ. Điều này, làm cho tổng thống
đương nhiệm Park Chung Hee suy nghĩ là làm sao phát triển kinh tế vùng nông
thôn và ông nhận ra rằng, sự trợ giúp của chính phủ cũng vô nghĩa nếu người
dân không tự giúp chính mình, hơn nữa khuyến khích nội lực trong cộng đồng
nông thôn và mở rộng hợp tác là chìa khóa phát triển nông thôn, ý tưởng này
chính là nền tảng cho phong trào Saemaul.
Trong quá trình tiến hành phong trào Saemaul canh tân nông thôn, Chính
phủ đã vạch ra đường lối chỉ đạo thực tiễn là “đi từng bươc, đừng nhiều quá,
quá nhanh”; đối với chính quyền không gượng ép người dân và tất cả các dự
án phải có tác dụng nâng cao lợi ích chung cùng lợi ích của nông dân. Trong
13
việc khuyến khích nông dân, chính quyền sẽ giúp đỡ và ưu tiên trợ giúp
những người chứng tỏ tinh thần cao về tự lực và hợp tác.
Với đường lối chỉ đạo như vậy, Chính phủ đã lien tục chỉ điều chỉnh chính
sách hộ trợ phát triển đề phù hợp với tình hình thực tiễn. Năm 1971, các dự án
phát triển nông thôn thực hiện hỗ trợ cho 33 nghìn làng với mỗi làng là 300
bao xi măng. Đất đai và công lao động do người dân trong chính các làng tự
đóng góp. Đến năm 1972, chiến lược đầu tư đã được điều chỉnh, Chính phủ
đã lựa chọn một nữa số làng đã thực hiện tốt hơn để tiếp tục hỗ trợ trong 33
nghìn làng của năm 1971. Nhưng nhà nước đã tăng cường đầu tư cho các làng
1 tấn thép và tăng thêm 500 bao xi măng.
Để khuyến khích của hoạt động của từng làng, Chính quyền thực hiện việc
đánh giá, sắp xếp cho các làng theo 3 nhóm: nhóm làng tích cực nhất, nhóm
làng trung bình và nhóm làng cơ bản. Bằng việc trao thưởng cho mỗi làng
2000 đô la nếu được thăng nhóm xếp hạng nhờ đẩy nhanh quá trình nông thôn

mới, chương trình đã tạo sự chuyển biến rõ rệt nhờ việc phân loại các nhóm
làng trong những năm sau đó.
Mặt khác, nhằm thực hiện có hiệu quả quá trình hỗ trợ cho các làng, nông
thôn mới đặc biệt quan tâm tới yếu tố con người. Trình độ văn hóa của người
dân nông thôn còn rất thấp, cho nên việc phổ biến chính sách gặp không ít
khó khăn. Để khắc phục hạn chế này, các dự án chú trọng vào việc phát triển
đội cán bộ cấp làng, cán bộ địa phương và Chính phủ cũng rất coi trọng việc
xử lý những cán bộ tham nhúng. Tổng thống đương nhiệm Park Chung Hee
đã từng nói trước 20000 sinh viên Đại học Seoul: “…Tôi sẽ đem bắn bất cứ
kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ là một đồng…” và trong quá trình lãnh đạo ông
đã xử lý kiên quyết với tệ tham nhũng.
Song song với việc xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường xá cầu cống, điện,
thủy lợi, nước sạch sinh hoạt …vv. Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc cũng thay
đổi nhờ việc ngói hóa và bê tông hóa nhà ở của người dân. Không những
14
thế, Chính phủ còn chú trọng vào các dự án tăng thu nhập cho nông dân, bằng
việc hỗ trợ và khuyến khích sản xuất, chế biến, kinh doanh nhiều mặt hàng
nông sản, tăng cường các cơ sở đào tạo nghề nông. Cuộc cách mạng xanh
thập niên 70 và cuộc cách mạng trắng thập niên 80 của thế kỉ XX tron lĩnh
vực nông nghiệp đã mang lại những kĩ thuật mới, các giống mới được đưa
vào sản xuất tăng năng xuất chất lượng nông sản.
Tinh thần Saemaul được xây dựng trên 3 trụ cột: Chuyên cần - Tự giác - Hợp
tác. Ba trụ cột đó là những giá trị xuyên suốt quá trình phát triển nông thôn
nói riêng, xã hội Hàn Quốc nói chung, được công nhận đã góp công lớn đưa
GNP bình quân từ 85 USD lên 20.000 USD sau 30 năm phát triển.
Qua kinh nghiệm đổi mới nông nghiệp của Hàn Quốc cho ta thấy những nhà
lãnh đạo của Hàn Quốc đã tấn dụng rất tốt sự tự lực, tự giác của người dân.
2.2.1.2 Kinh nghiệp từ nông nghiệp của Israel
Israel là một quốc gia nằm ở Trung Đông, dọc theo bờ biển Địa Trung Hải,
tiếp giáp với Libăng, Syria, Gióc – đa – ni, và Ai-cập. Nó nằm ở nơi giao

nhau của ba lục địa: châu Á, châu Âu, châu Phi.
Kinh tế Israel là một nền kinh tế đa dạng với quyền sở hữu chủ yếu của
chính phủ và phát triển nhanh nhờ công nghệ cao. Là một đất nước có rất ít
nguồn tài nguyên thiên nhiên, Israel phụ thuộc chủ yếu vào việc nhập
khẩu dầu mỏ, than đá, thực phẩm, kim cương chưa chế biến, và các sản phẩm
đầu vào khác, các trang thiết bị quân sự. Nước này cũng nhận một nguồn viện
trợ trực tiếp đáng kể từ Hoa Kỳ, với khoảng 1,2 tỉ USD mỗi năm kể từ những
năm 1970, sau đó giảm dần từ năm 1995. Năm 2007, viện trợ từ Hoa Kỳ vào
khoảng 0,07% GDP.
Năm 2006, theo số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế, GDP của Israel theo sức
mua tương đương là 195 tỉ USD, còn theo số liệu của Ngân hàng thế giới là
179 tỉ USD. GDP bình quân đầu người là 31.767 USD gần bằng với hầu hết
các nước Tây Âu như Pháp hay Italy, còn theo theo tính toán của IMF năm
15
2006 là 26.200 USD thấp hơn các nước Tây Âu ngoại trừ Hy Lạp, Tây Ban
Nha và Bồ Đào Nha nhưng cao hơn các nước Đông Âu, ngang bằng
với EU Ngành công nghiệp chính bao gồm sản xuất chế biến kim loại, điện
tử, chế biến thức ăn, hóa chất, trang thiết bị vận tải. Israel có ngành sản xuất
kim cương lớn, là một trung tâm sản chế biến và đánh bóng kim cương của
thế giới. Đây cũng là một trung tâm lớn về phát triển phần mềm. Israel còn là
điểm đến du lịch hấp dẫn. Năm 1998,Tel Aviv được Newsweek xếp vào một
trong 10 trung tâm công nghệ có thế lực nhất thế giới. Nhiều tỉ phú Mỹ và các
ông trùm kinh doanh bao gồm Bill Gates,Warren Buffett và Donald Trump đã
ngợi về môi trường kinh doanh ở đây. Israel cũng nổi tiếng như là một trung
tâm Silicon hiện nay.
Nông nghiệp Israel, đất đai canh tác phần lớn là đất sa mạc và núi đá,
không có nhiều nước, nước sinh hoạt và sản xuất được lấy tại sông Jordan và
từ nước mưa, nước biển. Nước tưới nông nghiệp được lấy từ 75% nước thải
sinh hoạt và nước mưa dự trữ để tái sử dụng.
Giữa sa mạc mênh mông mọc lên những vườn cây sum suê trái ngọt. Công

nghệ lọc nước biển thành nước ngọt, hồ nước nhân tạo đã biến sa mạc thành
những cánh đồng hoa. Vốn không hề được thiên nhiên ưu ái, đất sa mạc cằn
cỗi, nhưng Israel có sản lượng nông nghiệp vượt bậc nhờ ứng dụng nền nông
nghiệp công nghệ cao và trở thành vườn sản xuất rau quả mùa đông của châu
Âu. Trong 60 năm qua, kể từ khi lập quốc, thu nhập bình quân của người
Israel đã tăng lên gấp 50 lần, đạt 30.000 USD/năm.
Israel có diện tích 20.000 km
2
nghĩa là chỉ lớn hơn tỉnh Nghệ An, Việt
Nam chút ít. Tuy nhiên Israel được mệnh danh là “thung lũng Silicon” trong
lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước. Chỉ với 2,5% dan số làm nông
nghiệp nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu chừng 3 tỷ USD nông sản, là một
trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Ngạc nhiên hơn, những sản
phẩm từ Arava – một trong những nơi khô hạn nhất thế giới – lại chiếm tới
16
60% tổng sản lượng xuất khẩu rau quả của Israel và 10% tổng sản lượng hoa
xuất khẩu.
Hiện nay hệ thống tưới nhỏ giọt của Israel được sử dụng phổ biến trong
sản xuât nông nghiệp kỹ thuật cao, đây là phương tưới rất tiết kiệm, mà vẫn
đảm bảo cây trồng phát triển tốt. Dọc ngang Israel, ở những thành phố lớn
hay những vùng nông thôn, hoang mạc, hệ thống tưới nước hoàn hảo tới mức
không bỏ phí một giọt nào, 75% hệ thống nước nông nghiệp sử dụng công
nghệ tưới nhỏ giọt, 25% còn lại sử dụng ống dẫn và vòi tưới các loại phun
mưa nhỏ, không hề có chế độ tưới ngập nước. Israel là quốc gia phát minh ra
hệ thống tưới nước nhỏ giọt điều khiển tự động bằng máy tính, kết hợp với
các thiết bị kiểm soát độ ẩm trong đất, có thể tính toán chính xác nhu cầu
nước và tiết kiệm tối đa.
Chúng ta tự hào là nông dân Việt Nam cần cù chịu khó, thông minh sáng
tạo, có truyền thống lâu đời nông nghiệp nhưng nền nông nghiệp vẫn lạc hậu.
Chắc phải mất trăm năm nữa chúng ta mới phát triển được một nền nông

nghiệp như Israel hiện nay.
2.2.1.3 Thực trạng nông nghiệp Việt Nam
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, Việt
Nam vẫn là nước nông nghiệp. Năm 2009, giá trị sản lượng của nông nghiệp
đạt 71.473 nghìn tỷ đồng (giá so sánh với năm 1994), tăng 1,32% so với năm
2008 và chiếm 13,85% tổng giá trị sản phẩm trong nước. Tỷ trọng của nền
kinh tế bị giảm trong những năm gần đây, trong khi các lĩnh vực kinh tế khác
gia tăng. Đóng góp của nông nghiệp vào tạo việc làm còn lớn hơn cả đóng
góp ngành này vào GDP. Trong 2005, có khoảng 60% lao động làm việc
trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Sản lượng nông nghiệp
xuất khẩu chiếm khoảng 30% trong năm 2005 việc tư do hóa sản xuất, đặc
biệt sản xuât lúa gạo, đã giúp Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về sản xuất
17
lúa gạo. Những nông sản quan trọng khác như: cà phê, sợi bông, đậu phộng,
đường, cao su, cũng có sản lượng lớn.
Song bên canh đó nông nghiệp còn tồn tại nhiều hạn chễ:
Nông sản Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm thô, chúng ta sản xuất gạo, cà
phê, hồ tiêu… với sản lượng rất lớn nhưng giá cả trung bình so với các quốc
gia khác. Chúng ta xuất khẩu những sản phẩm thô chưa qua chế biến với giá
thấp và nhập về các sản phẩm tinh với giá cao, do chúng ta chưa có công nghệ
kĩ thuật để chế biến nông sản.
Nông dân chúng ta cũng chưa thực sự quan tâm tới chất lượng sản phẩm, sử
dụng quá lạm dụng các chất kích thước, phân bón, thuốc trừ sâu làm cho nông
sản không an toàn, mà trong bối cảnh đời sống của người dân nâng cao thì
nhu cầu về thực phẩm an toàn ngày càng cao. Do vậy nông sản của chúng ta
rất khó thâm nhập các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật…chúng ta tự
hào là nước nông nghiệp nhưng các ngành dịch vụ, du lịch khách sản chất
lượng cao thường nhập nông sản của Thái Lan, hay các quốc gia có chất
lượng và độ an toàn thực phẩm cao hơn.
Các công nghệ cao chưa được đầu tư đúng mức, sử dụng lực lượng lao động

vẫn còn lớn. Do vậy, thu nhập và đời sống của người nông dân vẫn còn nhiều
khó khăn, nông thôn vẫn còn khá lạc hậu.
Chúng ta có nhữn lợi thế rõ ràng về nông nghiệp như vậy chắc chẵn chúng
ta trong tương lại thì chúng ta sẽ chờ thành cường quốc nông nghiệp cao.
Tương lại thì còn xa, nhưng tương lai thì bắt đầu từ hiện tại do vậy đầu tư cho
nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp từ sản xuất nông nghiệp nhẻ lẻ
sang tập trung, chuyên canh và từng bước hiện đại là cơ sở quan trọng tạo
điều kiện cho nông nghiệp phát triển.
Bảo Lâm là một huyện miền núi nghèo đời sống của người dân phụ thuộc
lớn vào nông nghiệp, đất đai canh tác hạn chế, điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
Trong nhiều năm qua Đảng, các cấp các ngành đã cùng thực hiện nhiều
18

×