Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đánh giá nguồn thu NSNN từ phát hành trái phiếu chính phủ Việt Nam ra thị trường Tài chính Quốc tế trong thời gian qua.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.54 KB, 11 trang )

Tiểu luận môn học Tài chính Nhà nước Việt Nam GVGD: ThS. Hoàng Thị Xinh
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nền kinh tế thế giới đang phát triển không ngừng, vị thế của các nước
dần thay đổi bởi tốc độ phát triển của các quốc gia mới nổi, nơi mà nền kinh tế hứa hẹn
những cơ hội đầu tư tiềm năng. Với những lợi thế chưa được khai thác như nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động dồi dào đang được đào tạo chuyên
nghiệp và hoàn thiện hơn và nhu cầu về vốn đang được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, các
quốc gia đang phát triển luôn luôn tìm mọi cách để thu hút và sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn huy động được. Bên cạnh việc khai thác nguồn vốn đầu tư trong nước, cần
phải huy động nguồn vốn từ nước ngoài bằng các hình thức khác nhau để đáp ứng nhu
cầu phát triển đất nước. Cùng với các hình thức huy động vốn hiện hữu như vay nợ hỗ
trợ phát triển chính thức ODA; nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI; các hình
thức vay thương mại tín dụng xuất khẩu… Do vậy, việc nghiên cứu để tiến tới phát hành
trái phiếu chính phủ ra thị trường trái phiếu quốc tế tạo ra một kênh huy động vốn mới là
rất cần thiết có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển kinh tế và chuẩn bị từng bước tham
gia vào thị trường vốn quốc tế của Việt Nam. Sau đây là đề tài: “Đánh giá nguồn thu
NSNN từ phát hành trái phiếu chính phủ Việt Nam ra thị trường Tài chính Quốc tế
trong thời gian qua” hướng mọi người có cái nhìn cận cảnh hơn về nguồn thu NSNN từ
phát hành trái phiếu chính phủ Việt Nam ra thị trường Tài chính Quốc tế.
I. Lý luận:
1. Khái niệm trái phiếu:
Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành
(người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản
tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho
vay ban đầu khi nó đáo hạn.
Người phát hành là người đi vay, người nắm giữ trái phiếu là người cho vay, trái
tức chính là tiền lãi vay.
Phát hành trái phiếu là một biện pháp hiệu quả giúp người phát hành tài trợ cho
các khoản đầu tư dài hạn của mình bằng nguồn vốn bên ngoài.
2. Trái phiếu chính phủ:
Trái phiếu chính phủ là những trái phiếu do chính phủ phát hành nhằm mục đích


bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích, hoặc làm công cụ điều
tiết tiền tệ.
Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và cũng là
loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. Do đặc điểm đó, lãi suất của trái phiếu chính phủ
được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của các công cụ nợ khác có
cùng kỳ hạn.
3. Trái phiếu quốc tế:
Thị trường trái phiếu quốc tế là thị trường giao dịch các khoản vốn thông qua
việc mua bán các chứng khoán nợ diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Những trái phiếu được
phát hành chính thức và được giao dịch mua bán trên các trung tâm tài chính quốc tế
được gọi là trái phiếu quốc tế bao gồm:
SVTH: Phạm Thu Sương Trang 1
Tiểu luận môn học Tài chính Nhà nước Việt Nam GVGD: ThS. Hoàng Thị Xinh
- Trái phiếu chính phủ
- Trái phiếu chính quyền địa phương
- Trái phiếu công ty.
Khi chính phủ phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế thì trái phiếu đó được gọi
là trái phiếu quốc tế của chính phủ.
4. Đặc điểm của Trái phiếu chính phủ Việt Nam trên thị trường Tài chính Quốc tế:
- Đối tượng phát hành là: Trái phiếu chính phủ Việt Nam
- Chủ thể phát hành là Chính phủ Việt Nam, cụ thể là Bộ Tài Chính
- Khách thể: là quốc gia trên thị trường Tài chính Quốc tế
- Trái phiếu chính phủ trên thị trường Tài chính Quốc tế không trực tiếp phụ thuộc
vào thị trường vốn trong nước. Giá cả của nó được xác định trên cơ sở điều kiện của
thị trường vốn quốc tế và hệ số tín nhiệm của chủ thể phát hành (chính phủ Việt
Nam). Đặc điểm này phản ánh đúng mối quan hệ về giá vốn theo lý thuyết về nền
kinh tế mở.
- Trái phiếu được mua bán trao đổi bằng nhiều loại ngoại tệ khác nhau. Điều này đi
đôi với một số rủi ro mà trái phiếu nội địa không có, như rủi ro tỷ giá, rủi ro quốc
gia…

- Trái phiếu chính phủ trên thị trường Tài chính Quốc tế được giao dịch ở nhiều
trung tâm tài chính khác nhau trên thế giới, nên việc mua bán trao đổi diễn ra không
ngừng không nghỉ, kể cả việc mua bán trên trên thị trường thứ cấp, hoặc thị trường
OTC…
II. Thực trạng của việc phát hành trái phiếu Chính phủ Việt Nam trên thị trường
quốc tế trong những năm gần đây:
Trước nhu cầu huy động vốn ngày càng lớn của đông đảo doanh nghiệp, đặc biệt
là các tổng công ty lớn, trong khi đó thì trái phiếu chính phủ phát hành trong nước trong
giai đoạn vừa qua lại ít thành công, nguyên nhân chính là từ lãi suất và sự biến động tỷ
giá. Do đó, việc phát hành trái phiếu quốc tế được coi là kênh huy động đầy hứa hẹn. Và
kết quả thực tế đã cho thấy việc phát hành trái phiếu quốc tế ở Việt Nam là kênh huy
động rất thành công. Ngay sau khi Trung Quốc phát hành trái phiếu lần đầu tiên ra thị
trường thế giới năm 1994, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính bắt tay vào nghiên cứu,
học hỏi kinh nghiệm để xây dựng đề án này. Do những biến động của thị trường Tài
chính - Tiền tệ thế giới, đề án đã nhiều lần bị trì hoãn do chưa hội đủ các điều kiện thuận
lợi. Năm 2005, thời cơ đã đến khi các yếu tố chín muồi: Kinh tế trong nước phát triển,
nợ nước ngoài ở mức an toàn, thị trường tài chính thế giới ổn định cộng với nhu cầu vốn
cho đầu tư phát triển ngày một lớn.
Tính cho đến nay, Việt Nam đã 2 lần phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường
quốc tế:
1. Đợt phát hành đầu tiên:
Thời điểm: Vào ngày 27/10/2005
Địa điểm: Tại New York
Lãi suất của TPCPVN: 7,125%/năm - thời hạn là 10 năm
Ngoại tệ giao dịch: USD
SVTH: Phạm Thu Sương Trang 2
Tiểu luận môn học Tài chính Nhà nước Việt Nam GVGD: ThS. Hoàng Thị Xinh
Kết quả: Đã thành công rất mỹ mãn khi các nhà đầu tư quốc tế đặt mua với số
tiền lên tới 4,5 tỷ USD, cao gấp 6 lần trị giá chào là 750 triệu USD. Trái phiếu chính phủ
phát hành lần đầu tiên của Việt Nam ra thị trường quốc tế được Tạp chí Tài chính quốc

tế và các nhà đầu tư khu vực châu Á đánh giá là trái phiếu phát hành thành công nhất của
năm 2005 và được Tạp chí Tài chính quốc tế trao giải thưởng “trái phiếu quốc tế phát
hành thành công nhất trong năm 2005”. Đợt phát hành trái phiếu quốc tế này đã tạo bước
ngoặt đặc biệt và tạo nền tảng quan trọng cho các đợt phát hành sau vì sự thành công của
đợt phát hành này đã có ý nghĩa tác động đến các nhà đầu tư quốc tế để họ xây dựng các
hạn mức tín dụng đầu tư vào Việt Nam trong tương lai đồng thời đã nâng cao hệ số tín
nhiệm cho trái phiếu Chính phủ Việt Nam trên thị trường trái phiếu quốc tế, mở ra kênh
huy động vốn dài hạn cho các doanh nghiệp cũng như Chính phủ Việt Nam trong thời
gian sau này. Ở đợt phát hành lần này, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam
(Vinashin) là doanh nghiệp đầu tiên đã được lựa chọn giải ngân.
Là một nền kinh tế mới phát triển nên VN có mức tăng trưởng kinh tế mạnh, luôn
ở mức trên dưới 10%. Mức tăng trưởng này lớn gấp nhiều lần so với nhiều cường quốc
kinh tế. Bên cạnh đó mức lãi suất khá hấp dẫn ở con số trên dưới 7% với thời hạn 10
năm khiến trái phiếu quốc tế do VN phát hành luôn là mối quan tâm đầu tư của nhiều tổ
chức quốc tế. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực củng cố uy tín trước khi phát hành trái phiếu
quốc tế, trong bối cảnh lạm phát và sự định giá thấp đồng tiền ở Việt Nam có thể ảnh
hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư. Kết quả là trái phiếu chính phủ của Việt Nam đã
thu hút được sự quan tâm từ những luồng vốn chất lượng.
2. Đợt phát hành thứ hai:
Sau 4 năm vắng bóng, Việt Nam đã đánh dấu sự trở lại thị trường quốc tế bằng
đợt phát hành trái phiếu Chính phủ thời hạn 10 năm. Đợt giao dịch trái phiếu này đã diễn
ra tốt hơn so với những đợt phát hành trái phiếu của các quốc gia trong khu vực như
Indonesia và Philippines hồi đầu tháng.
Thời điểm phát hành là vào ngày 26/01/2010 giờ Hồng Kông, Việt Nam đã phát
hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu Chính Phủ thời hạn 10 năm trên thị trường quốc tế
đáo hạn năm 2020 với lợi tức 6,95%.
Kết quả: Trong tổng số trái phiếu phát hành, 56% từ các nhà đầu tư Mỹ, 28% từ
các nhà đầu tư châu Á và 16% từ các nhà đầu tư Châu Âu. Về cơ cấu nhà đầu tư, các quỹ
đầu tư và công ty quản lý tài sản mua 73%, các quỹ bảo hiểm và hưu trí mua 10%, ngân
hàng 7% và các nhà đầu tư khác. Trái phiếu được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán

Singapore và đáo hạn vào ngày 29/1/2020…
Để có được kết quả đó, đoàn công tác của Chính phủ Việt Nam do Lãnh đạo Bộ Tài
chính làm trưởng đoàn với sự tham gia của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư
pháp phối hợp với Tổ hợp bảo lãnh bao gồm Barclays Capital, Citi, Deutsche Bank thực
hiện đợt quảng bá và phát hành trái phiếu tại các thị trường Châu Á (Hongkong), thị
trường Châu Âu (London) và thị trường Châu Mỹ (Boston, New York) từ ngày
18/01/2010 đến 25/01/2010. Với nỗ lực của công tác quảng bá, chào bán trái phiếu
(Roadshow) của Nhà phát hành và Tổ hợp bảo lãnh, đợt phát hành đã thành công tốt đẹp,
đạt được mục tiêu mà Chính phủ đề ra.
SVTH: Phạm Thu Sương Trang 3
Tiểu luận môn học Tài chính Nhà nước Việt Nam GVGD: ThS. Hoàng Thị Xinh
Nguyên nhân của đợt phát hành Trái phiếu chính phủ Việt Nam ra thị trường Tài
chính Quốc tế trong năm 2010: Do phát hành trái phiếu trong nước thời gian qua không
hiệu quả. Cụ thể, trái phiếu quốc tế do Việt Nam phát hành thành công nhưng TPCP
bằng ngoại tệ phát hành trong những đợt gần đây, đặc biệt trong năm 2009 đều không
thu được kết quả như mong muốn, nguyên nhân chính là do vấn đề lãi suất không hấp
dẫn. Đợt phát hành thứ nhất vào tháng 3/2009, 3 lần đấu thầu chỉ huy động được 230,11
triệu USD trong tổng số 300 triệu USD được đưa ra mời thầu. Đợt 2 vào tháng 8/2009,
trái phiếu ngoại tệ kỳ hạn dài số lượng bỏ thầu rất ít. Trong đó, cả 3 phiên chỉ huy động
được 100 triệu USD/100 triệu USD trái phiếu chào bán kỳ hạn 1 năm; 47 triệu USD/100
triệu USD trái phiếu kỳ hạn 2 năm; và 10 triệu USD/50 triệu USD trái phiếu kỳ hạn 3
năm. Đợt phát hành thứ 3, và thứ 4 vào ngày 29/12/2009, kết quả chỉ huy động được 73
triệu USD trong tổng số 200 triệu USD giá trị trái phiếu gọi thầu, đạt 36,5%. Tỷ lệ huy
động thành công có xu hướng giảm dần theo từng đợt phát hành kể từ đầu 2009 đến đầu
năm 2010.
Số tiền thu được từ đợt phát hành 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế này được tập trung
vào các mục tiêu:
(i) Hoàn trả vốn ngân sách Nhà Nước
(ii) Giao Bộ Kế hoạch & Đầu tư phối hợp Bộ Tài chính lựa chọn dự án phù
hợp (dự kiến cho các Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty Hàng hải Việt

Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng Công ty lắp máy Việt Nam đầu tư
bổ sung các dự án lọc hóa dầu Dung Quất, dự án xây dựng thủy điện Xê
Ca Mản 3, nhà máy thủy điện Hủa Na và mua tàu vận tải biển).
Barclays, Citi và Deutsche Bank là 3 tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới đứng ra
bảo lãnh cho đợt phát hành này. Họ tự tin rằng sẽ thu hút được một lượng đặt mua lớn.
Và kết quả cho thấy, lượng tài khoản tham gia đặt mua lên tới 200. Tổng giá trị đăng ký
đạt 2,4 tỉ USD, cao hơn 2,4 lần lượng phát hành.
Đại diện một nhà bảo lãnh nhận định, sau quãng thời gian tạm lắng kể từ lần phát
hành trước, đợt phát hành lần này có thể được coi như “cơ hội ngàn năm” và chúng tôi
không muốn đánh giá thấp diễn biến của nó. Cũng rất có thể các nhà đầu tư nhìn vào
tiềm năng và cho rằng, họ không còn thấy sức hấp dẫn từ Việt Nam. Nhưng cuối cùng,
chúng tôi đã thu hút được các nhà đầu tư có chất lượng tham gia mua trái phiếu.
Lợi tức trái phiếu của Việt Nam trong đợt phát hành này được căn cứ trên 3 tiêu
chí: xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam; tình hình giao dịch của trái phiếu Việt Nam đáo
hạn vào năm 2016 (VN2016) và tình hình thị trường vốn quốc tế tại thời điểm phát hành.
Và đây cũng chính là những nguyên nhân khiến lợi tức trái phiếu của Việt Nam cao hơn
lợi tức trái phiếu có cùng kỳ hạn của Philippines, Indonesia.
Thứ nhất, về xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam, hiện chúng ta được Moody’s xếp
định mức tín nhiệm Ba3, còn Standard & Poor’s xếp ở mức BB. Với mức xếp hạng tín
nhiệm này, chênh lệch giữ lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Việt Nam so với trái
phiếu kho bạc Mỹ cùng kỳ hạn là từ 3,78 - 3,85%.
Bộ Tài chính cho biết, Việt Nam hơn Philippines, Indonesia một bậc theo xếp
hạng của Standard & Poor’s, nhưng lại thua Indonesia một bậc theo xếp hạng của
SVTH: Phạm Thu Sương Trang 4
Tiểu luận môn học Tài chính Nhà nước Việt Nam GVGD: ThS. Hoàng Thị Xinh
Moody’s và hai bậc theo xếp hạng của Fitch. Bên cạnh đó, xếp hạng của Việt Nam lại
thua Philippines về triển vọng theo đánh giá của Moody’s và một bậc theo xếp hạng của
Fitch.
Thứ hai, về giao dịch trái phiếu VN2016, trong thời gian qua, trái phiếu này được
giao dịch với lợi tức trong khoảng từ 6,17 - 6,27%. Và từ ngày 18 - 21/1, tức thời điểm

Việt Nam tổ chức các đợt chào bán trái phiếu, lợi tức dao động ở mức 6,26 - 6,27%.
Trái phiếu VN2016 còn thời gian đáo hạn là 6 năm với mức lợi tức như trên thì
trái phiếu kỳ hạn 10 năm sẽ phải tính thêm độ trội thêm trong khoản 0,75 - 0,8%, theo đó
lợi tức phải ở mức từ 7 - 7,15%. Trong khi đó, trái phiếu của Philippines, Indonesia có
cùng thời gian đáo hạn năm 2016 lại có mức lợi tức thấp hơn từ 1,25 - 1,5% so với trái
phiếu của Việt Nam. Từ ngày 18 - 21/1, mức lợi tức trái phiếu của Philippines dao động
ở mức 4,84 - 4,88%, còn mức lợi tức của trái phiếu Indonesia từ 5,05 - 5,14%.
Như vậy, mức lợi tức này nếu cộng thêm độ trội cho trái phiếu kỳ hạn 10 năm thì
lợi tức trái phiếu của Philippines, Indonesia cũng sẽ không vượt quá 6%, phù hợp với
đợt phát hành trái phiếu của hai nước này trong nửa đầu tháng 1/2010, với mức lợi tức
lần lượt là 5,674% và 6%.
Thứ ba, về tình hình thị trường khi Việt Nam phát hành trái phiếu. Ngày 20/1,
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, sau đó là Nhật, đã tuyên bố các biện pháp thắt chặt
tiền tệ. Điều này làm cho tính thanh khoản của các ngân hàng yếu đi. Cũng trong ngày
20/1, Tổng thống Mỹ Obama công bố kế hoạch cải tổ hệ thống pháp lý ngân hàng khiến
thị trường chứng khoán thế giới giảm mạnh và kéo dài nhiều ngày tiếp theo đó.
Điều này khiến nhu cầu chứng khoán kém đi nhiều so với đầu tháng 1/2010, và
điều này đã ảnh hưởng đến cầu trái phiếu của Việt Nam. Lượng đăng ký mua trái phiếu
đến ngày 21/1 đạt 2 tỷ USD và khi giao dịch chính thức có 2,4 tỷ USD đăng ký mua.
Trong khi đó, các đợt phát hành trái phiếu của Philippines, Indonesia vào nửa đầu tháng
1/2010 đã có lượng đặt mua gấp 5 - 6 lần khối lượng dự kiến phát hành.
Đợt phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế lần 2 này là sự tiếp tục mở ra kênh
huy động vốn trên thị trường quốc tế của Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam
trong thời gian tới cho đầu tư phát triển.
3. Hiệu quả của phát hành trái phiếu chính phủ Việt Nam ra thị trường Tài chính
Quốc tế trong giai đoạn vừa qua:
Phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường quốc tế là một trong ba cách vay
nợ nước ngoài để bù đắp thâm hụt Ngân sách Nhà nước.
- Việc phát hành thành công trong 2 lần đầu bước đầu sẽ là cầu nối giữa thị
trường vốn trong nước với thị trường tài chính quốc tế và tham gia trực tiếp vào thị

trường này trong tương lai. 1 tỷ USD thu về sẽ là một nguồn thu ngoại tệ bổ sung khi
nguồn cung ngoại tệ trong nước đang tương đối căng thẳng do khủng hoảng kinh tế
trong và ngoài nước tác động đến xuất khẩu, kiều hối cũng như thu ngoại tệ từ du
lịch. Việc phát hành trái phiếu quốc tế mở ra một kênh huy động vốn có khả năng
đáp ứng các dự án có quy mô lớn, thời gian dài và nguồn lực hầu như không hạn chế.
Trong bối cảnh các nước đang phát triển có giới hạn về nguồn vốn tiết kiệm, thì
SVTH: Phạm Thu Sương Trang 5

×