Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT NHỮNG GÍA TRỊ VÀ HẠN CHẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.05 KB, 16 trang )

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT
GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1 NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN 4
CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ VÀ NHỮNG HẠN CHẾ TƯ TƯỞNG ARISTOTE 11
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
1
MỞ ĐẦU
Ngược dòng lịch sử thời gian , trở về đất nước Hy Lạp cổ đại vào khoảng thế kỷ
VI-V (BC), có thể nói Hy Lạp cổ đại là một đất nước có một nền văn minh phát triển
mạnh mẽ và rực rỡ về mọi mặt kinh tế, chính trị, tri thức và đặc biệt là triết học, đây là
một dấu ấn vàng son của lịch sử triết học phương Tây và cũng nền tảng của triết học nhân
loại. Trong thời vàng son của nền văn minh Hy Lạp cổ đại, Aristote được C. Mác đánh
giá là nhà thông thái “Nhà tư tưởng vĩ đại nhất”, được các nhà triết gia xem là “vị thầy
của những người hiểu biết”.
Những tác phẩm của Aristote lên đến hàng trăm cuốn. Trước hết là những tác
phẩm về luận lý dạy các cách xếp đặt và phân loại các ý nghĩ. Rồi đến các tác phẩm khoa
học như vật lý học, thiên văn học, khí tượng học, vạn vật học, những sách nói về sự phát
triển và suy tàn, về linh hồn, về cơ thể sinh vật, về cử động và về sự sinh đẻ. Loại thứ ba
là những sách dạy về cách viết văn và làm thơ. Loại thứ tư là những sách về triết lý như
đạo đức học, chính trị học và siêu hình học. Toàn thể các tác phẩm của ông có thể xem là
một bộ bách khoa của Hy Lạp. Dưới thời trung cổ, một ngàn năm sau khi Aristote qua đời
người ta còn hăng say dịch lại các tác phẩm của ông để theo đó mà hướng dẫn tư tưởng.
Aristote còn là cha đẻ của nhiều học thuyết và nhiều ngành học có ảnh hưởng lớn
cả đến nền văn minh nhân loại suốt nhiều thế kỷ sau ông. Những thành tựu của ông giúp
thúc đẩy khoa học tự nhiên phát triển, tuy nhiên cũng không ít những quan niệm sai lầm
của ông đã khiến cho loài người phải lạc lối suốt hàng trăn năm. Do đó, người viết chọn
đề tài “Giá trị và hạn chế tư tưởng Aristote” với mục đích tìm hiểu về tri thức mà


Aristote để lại cho nhân loại cũng như những hạn chế trong tư tưởng của ông thời bấy
giờ
Bằng những kiến thức tiếp thu được trên lớp học và phương pháp học tập theo
nhóm, người viết đã cố gắng dùng phương pháp khảo cứu và trích dẫn tài liệu để trình bày
những sự hiểu biết nhỏ nhoi của mình về tư tưởng triết học và nền học thuật của Aristote.
Tuy nhiên với kiến thức ít ỏi về một môn học vô cùng mới mẽ và rộng lớn, người viết đã
2
cố gắng khái quát hệ thống tư tưởng chính của ông ở các lĩnh logic học, vật lý, siêu hình
học, logic học, đạo đức và chính trị
3
CHƯƠNG 1 NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN
I. Sơ lược tiểu sử bản thân
“Aristote sinh tại Stagira tại tiểu quốc Macédoine cách Athènes 200 dặm, vào năm
384 tTL. Cha của ông làm nghề thầy thuốc, bạn thân của quốc vương Macédoine
Amyntas. Ông này là tổ phụ của Alexandre đại đế. Ông học với Platon vào khoảng từ 8
đến 20 năm, con số 20 năm có lẽ đúng hơn nếu ta xét ảnh hưởng của Platon trong các tác
phẩm của Aristote. Người ta có thể tưởng tượng rằng thời kỳ sống với Platon là một thời
kỳ lý tưởng trong cuộc đời Aristote. Một môn đệ thông minh xuất chúng được ở gần một
giáo sư toàn năng” [1,Will Durant, Trí Hải và Bửu Đích dịch, Câu chuyện Triết học, Tr
28] . Platon công nhận rằng Aristote là một môn đệ thông minh xuất chúng, hiếu học vì
Aristote là một trong những người đầu tiên trong lịch sử nhân loại biết sưu tầm những tài
liệu viết tay thời bấy giờ để lập thành một thư viện
Về sau, Aristote được mời về triều đình để dạy cho thái tử Alexandre. Theo một
vài sử gia Alexandre coi Aristote như cha ruột của mình. Sự thành công của Alexandre có
lẽ một phần nào do ảnh hưởng của Aristote và người ta thường so sánh thiên tài của
Aristote trong lãnh vực triết lý với thiên tài của Alexandre trong lãnh vực chính trị. Cả hai
vĩ nhân này đều có công với nhân loại: một bên thống nhất thế giới, một bên thống nhất
triết lý.
II. Logic học
Giá trị của Aristote là ở chỗ ông đã phát minh môn học mới, hoàn toàn không dựa

vào các tác phẩm từ trước để lại. Lối suy luận của người Hy Lạp trước thời Aristote
không được minh bạch, chính Aristote đã chấn chỉnh tình trạng này bằng cách đặt ra
những quy luật cho sự suy luận. Lôgíc có nghĩa là nghệ thuật và phương pháp suy nghĩ tư
duy chính xác hay logic. Đó là phương pháp của tất cả các khoa học , tất cả các nghệ
thuật kể cả âm nhạc. Lôgíc học là một khoa học vì nó có thể được trình bày dưới nhiều
định luật giống như các định luật vật lý và hình học, nó cũng là một nghệ thuật vì nó tập
cho tư tưởng quen với lối suy nghĩ chính xác. Aristotle được coi như cha đẻ của môn
4
logic học hình thức. Với tác phẩm Organon (công cụ chung của triết học, toán học, khoa
học cụ thể và của các lĩnh vực tƣ duy hay hoạt động cụ thể khác) ông đã khái quát những
hình thức cơ bản của tư duy: khái niệm, phán đoán, suy luận ; tìm ra những qui luật cơ
bản của logic hình thức: đồng nhất, phi mâu thuẫn, bài trung và những qui tắc cơ bản của
phép tam đoạn luận. Logic học hình thức của Aristote được công nhận và tồn tại kéo dài
suốt thời kì trung cổ
Aristote là người khám phá ra các qui luật cơ bản của tư duy logic như qui luật
đồng nhất, qui luật cấm mâu thuẫn, qui luật loại trừ cái thứ 3. Ông khẳng đình hình thức
của tư duy là sự phản ánh các hình thức tồn tại của sự vật. Ông đã đưa ra một hệ thống
phạm trù gồm 10 phạm trù: bản chất, chất lượng, số lượng, vị trí, thời gian, quan hệ, tình
trạng chiếm hữu, hành động và chịu đựng. Theo Aristotle, những phạm trù này là sự phân
loại các khái niệm được dùng trong nhận thức khoa học. Chúng là những cách thức biểu
hiện chuyên biệt của bất cứ sự vật nào tồn tại.
Trong Logic học của mình, Aristotle quan niệm rằng để chuyển những suy tư của
chúng ta về sự tồn tại và hoạt động của sự vật thì ngôn từ chính là phương tiện truyền tải
quan trọng nhất. Do đó, ngôn ngữ chính là công cụ để phát biểu những tư duy khoa học.
Vì thế logic học là sự phân tích về ngôn ngữ, về tiến trình suy luận và về cách thức mà
ngôn ngữ và suy luận liên quan đến thực tại. Do rất quan tâm đến sự chặt chẽ của hệ
thống lý luận và thích thú với cắt nghĩa chứng minh, Aristotle đã khai triển về cách suy
luận diễn dịch và hình thành nên học thuyết Tam đoạn luận. “Aristote đã đưa ra một ví
dụ rất nổi tiếng:Mọi người đều phải chết, mà Socrate là người, vậy, Socrate phải chết hay
ví dụ mọi kim loại đều dẫn điện, mà đồng là kim loại, vậy đồng đẫn điện. 2 ví dụ trên có

nội dung khác nhau nhưng chúng đều có cấu tạo chung theo hình thức tam đoạn luận” [2,
Võ Văn Thắng, Kỹ năng tư duy có logic, Tr 5]
III. Siêu hình học
Theo quan niệm tryền thống, thuật ngữ metaphysics chỉ đơn thuần ghi nhận thứ tự
sắp xếp các bộ sách trong thư viện của Aristotle. Do các bộ sách đề cập đến các lãnh vực
siêu hình được xếp phía sau các bộ sách vật lý (physics), chúng được biết đến với biệt
ngữ meta physics (phía sau vật lý). Giả thuyết này được Andronicus đưa ra, tác giả này là
5
người đã biên tập và hệ thống hoá các tác phẩm của Aristotle, đồng thời mang đến cho
chúng ta thuật ngữ "metaphysics". Trong số các tác phẩm của Aristotle, quyển "Triết học
đầu tiên" (First philosophy) đề cập đến sự tồn tại của Thượng Đế, bản chất của thực tại và
nguyên lý nhân quả, v.v Vượt ra khỏi khuôn khổ vật chất và hiện tượng giới, một số tác
phẩm xem xét, giới thiệu những suy tưởng và chiêm nghiệm về Thực Tại Tối Hậu - đối
tượng nghiên cứu của bộ môn siêu hình học
Aristote luôn tìm hiểu về nguồn gốc vũ trụ. Ông làm việc liên tục để đi tìm một sự
giải thích về vũ trụ – một thứ giải thích gọi được là tối hậu và phổ quát, hoặc bao trùm tất
cả, đây là bản chất của siêu hình học. Ông dựa vào thuyết nguyên nhân làm cơ sở giải
thích cho môn siêu hình học, “ông cho rằng tồn tại nói chung xuất phát từ bốn nguyên
nhân cơ bản: vật chất (vật liệu), hình thức (hình dạng), vận động (thao tác), và mục đích
(cứu cánh) trong đó hình thức và vật chất giữ vai trò quyết định. Tuy nhiên ông cho rằng
hình thức có vai trò quyết định hơn so với vật chất (nhất nguyên luận duy tâm), bởi vì nếu
không có hình thức thì vật chất chỉ là khả năng thụ động chứ không phải là hiện thực.
Hình thức là thực chất tồn tại, là bản chất tích cực của sự vật, nó chứa trong mình sự vận
động và mục đích. Nhờ tích cực của hình thức mà mọi sự vật vận động được, còn sự vận
động của sự vật là một quá trình khách quan diễn ra theo những trình tự xếp đặt trước, tức
có mục đích của Thượng đế” [3, Bùi Văn Mưa chủ biên, Sách Triết học phần I Đại cương
về lịch sử triết học, Tr 111]
“Aristote cho rằng tất cả mọi vật trong vũ trụ đều tiến hoá do một sức mạnh nội
tâm. Mỗi một thực thể có thể được xem như một hình thể do một nguyên thể mà phát sinh
ra. Ví dụ con người là hình thể, do đứa trẻ là nguyên thể phát sinh. Đứa trẻ là hình thể do

bào thai là nguyên thể phát sinh. Bào thai là hình thể do noãn châu là nguyên thể phát
sinh. Nếu chúng ta đi lần mãi vào nguồn gốc của nguyên thể chúng ta sẽ tìm thấy một ý
niệm về nguyên thể mà không có hình thể (tức là Thiên chúa)” [4,Will Durant, Trí Hải và
Bửu Đích dịch, Câu chuyện Triết học, Tr 28].
IV. Vật lý học
Aristote lấy siêu hình học làm cơ sở luận để xây dựng môn Vật lý học mang tính tự
nhiên, bàn về vũ trụ, giới tự nhiên và quá trình vận động của chúng. Ông xây dựng thuyết
6
vận động cho rằng “giới tự nhiên là toàn bộ các sự vật, quá trình luôn vận động có liên hệ
với nhau và được cấu thành từ một bản thể vật chất. Vận động không thể bị tiêu diệt và
cũng không thể tách ra khỏi sự vật, quá trình tự nhiên” [5, Bùi Văn Mưa chủ biên, Sách
Triết học phần I Đại cương về lịch sử triết học, Tr 111]
Vào thế kỷ thứ IV TCN, Aristote đã viết quyển "Vật Lý học" đầu tiên của nhân
loại. Phương pháp trình bày của Aritxtote trong cuốn sách này khác hẳn ngày nay. Trong
sách hoàn toàn không có công thức toán học và không có thí nghiệm. Ông đi đến kết luận
bằng cách lập luận và bằng trực giác.
- Công nhận sự tồn tại khác quan của vật chất. Nhưng vật chất (ví dụ: chất đá) mới
chỉ là tiềm năng của vật thật, muốn trở thành vật thật (ví dụ: pho tượng), vật chất phải có
thêm hình thức nữa. Mỗi vật thật đều là sự thống nhất của vật chất và hình thức.
- Phủ nhận chân không vì nếu có chân không thì không có sức cản nên tốc độ mọi
vật đều lớn vô hạn và mọi vật đều rơi với vận tốc như nhau. Điều đó là vô lý vì theo ông
vật nặng phải luôn rơi nhanh hơn vật nhẹ.
- Toàn bộ vật chất trong vũ trụ được tạo thành từ 4 yếu tố ban đầu: đất, nước, lửa,
không khí, có thể chuyển hóa lẫn nhau.Các yếu tố này được tác động bởi hai lực: lực hấp
dẫn có xu hướng làm chìm xuống đối với đất và nước, lực nâng có xu hướng làm nâng lên
đối với không khí và lửa. Trong nước, nếu nóng thắng lạnh thì nước trở thành hơi nước,
nếu khô thắng ẩm thì nước trở thành nước đá. Bốn tính chất này luôn đấu tranh với nhau
tạo ra sự chuyển hóa các yếu tố và mọi hiện tượng trong thiên nhiên.Mỗi yếu tố đều có vị
trí tự nhiên của nó trong thế giới. Vị trí tự nhiên của đất là địa cầu , là trung tâm bất động
của thế giới. Vị trí tự nhiên của nước là phần khối cầu bọc ngoài địa cầu. trí tự nhiên của

không khí và lửa là 2 phần khối cầu bọc ngoài nữa. Mặt cầu ngoài cùng là giới hạn vị trí
của lửa, có gắn các sao bất động, đó là giới hạn của thế giới. Mỗi yếu tố khi bị cưỡng đưa
ra khỏi vị trí tự nhiên của nó đều có xu hướng trở về vị trí ban đầu của nó. Đó là nguyên
nhân gây ra chuyển động tự nhiên. Hòn đá rơi từ trên cao xuống hay ngọn lửa bốc lên cao
đều là những chuyển động tự nhiên đưa chúng về vị trí tự nhiên. Một hòn đá lên cao là
chuyển động cưỡng bức, nhưng cuối cùng nó cũng tìm về chuyển động tự nhiên để rơi
xuống.
7
- Thế giới từ Mặt Trăng trở lên là thế giới của trời, trên đó các thiên thể thì nhẵn
nhụi, tròn trịa, chuyển động theo những đường tròn là đường hoàn thiện nhất lấy Trái Đất
làm tâm. Thế giới dưới Mặt Trăng là thế giới trần tục, ở đây các vật chuyển động theo
đường thẳng vì đường thẳng là đường không hoàn thiện. Arsistote đặt nền móng cho
thuyết vũ trụđịa tâm
V. Đạo đức học
Aristotle coi đạo đức là sự mở rộng nhận thức vào lĩnh vực hành vi con người, khi
phủ nhận quan điểm Platon coi hành phúc của con người gắn liền với thế giới ý niệm.
Ông nhấn mạnh con người là một sinh vật như mọi sự vật khác trong thiên nhiên chứ
không phải thần thánh, nó có bản năng sống của nó, có một “mục đích” đặt trưng phải đạt
tới hay một chức năng phải hoàn thành, vì vậy hạnh phúc của nó ở ngay trần gian này chứ
không phải ở một thế giới vĩnh viễn, siêu cảm đầy thần bí như của Platon. Bởi vì con
người cần phải có một “mục đích” đặc trưng thế nên Đạo đức học của Aristote còn được
gọi là Mục đích luận. Ông mở đầu tác phẩm Đạo đức học Nichomachus bằng câu: “Mọi
nghệ thuật và mọi sự tìm tòi, cũng như mọi hành động và mọi sự theo đuổi, đều được
nghĩ là nhằm tới một cái Thiện nào đó…” [6, Will Durant, Trí Hải và Bửu Đích dịch, Câu
chuyện Triết học, Tr 36]. Theo Aristotle, để khám phá điều tốt lành mà con người phải
nhắm tới, chúng ta phải khám phá những chức năng đặc trưng của bản tính con người.
Người tốt theo Aristotle là người hoàn thành chức năng của mình như một con người.
Như vậy có nghĩa là mỗi con người cần vượt lên trên cả sự cảm thông, chia sẻ và tôn
trọng để đến với sống thực, sống đúng với chính mình và sống với cái gì mình đang có
chứ không sống với những thứ mà mình chưa có.

Đạo đức là cái vốn có của con người, trong đó quan trong nhất là phẩm hạnh.
Phẩm hạnh của mỗi con người được biểu hiện trong quan niệm và thái độ đối với hạnh
phúc cũng như những hành động trong điều kiện không có sự giám sát của người khác,
Aristotle chia phẩm hạnh ra làm hai loại:
1) Phẩm hạnh trí tuệ (La vertu intellectuele): là sự khôn ngoan triết học và hiểu
biết, chúng phát sinh và tăng trưởng nhờ dạy dỗ và học tập. Người có phẩm hạnh trí tuệ là
người có tri thức kinh nghiệm, định hướng và làm chủ được trong đời sống của mình.
8
2) Phẩm hạnh luân lý (La vertu morale): mọi phẩm hạnh này đều phát sinh do tập
quán, vì thế có tên gọi là ethike (tiếng Hy Lạp), ethics (tiếng Anh) có nghĩa là Đạo đức
học “một biến dạng của từ ethos, tập quán”. Mọi phẩm hạnh luân lý phải được học và
thực hành, và chúng trở thành đức hạnh qua hành động. Các phẩm hạnh luân lý cốt yếu
là: can đảm, tiết độ, công bằng khôn ngoan, cao thượng, hào phóng, bằng hữu và tự trọng.
VI. Chính trị - xã hội
Aristotle viết Chính Trị Luận năm 350 trước Thiên Chúa giáng sinh (BC). Cuốn
sách này được xem là căn bản cho Chính trị học Tây phương và ảnh hưởng sâu rộng tới
các tư tưởng gia đời sau. Các lý thuyết gia hiện đại dựa trên nền tảng này mà phê phán lý
thuyết và mô hình chính trị kiểu Aristotle. Nhờ vậy, họ đã phát triển nên các hệ tư tưởng
mới. Vì thế, dù ta đồng ý hay không với lập luận và lý thuyết của Aristotle, hiểu rõ các
nguyên lý căn bản mà Aristotle đã đề ra vẫn là điều cần thiết để có thể hiểu được các nhà
tư tưởng thời Khai sáng và Hậu hiện đại. Trong Chính Trị Luận, Aristotle dùng phương
pháp luận lý quy nạp, đi từ đơn vị xã hội nhỏ nhất là gia đình tới xã hội và cuối cùng là
quốc gia, để tìm ra những đặc tính thiết yếu mà nhà nước phải có để trở thành một nhà
nước lý tưởng. Ngoài phương pháp quy nạp, Aristotle cũng dùng phương pháp so sánh
giữa mô hình nhà nước "lý tưởng" và mô hình nhà nước trong thực tế và đưa ra những
nguyên lý xây dựng một nền chính trị mang lại "điều tốt nhất" cho con người
Aristotle mở đầu Chính Trị Luận bằng lập luận rằng nhà nước, hay cộng đồng
chính trị là cái tốt cao nhất và lý do để nhà nước hiện hữu là để giúp cho công dân sống
một đời sống tốt. Do đó, việc giáo dục công dân trở thành những người dân đạo đức là
điều tối quan trọng. Khi một nước có được những người dân vừa học thức lại vừa đức

hạnh, dĩ nhiên đất nước đó phải trở nên tốt hơn. Ông vận dụng thuyết trung dung để xây
dựng lý luận về nhà nước. “Theo ông, con người không chỉ là sinh thể biết nhận thức, biết
sông có đạo đức mà còn là một vận động chính trị. Con người không thể sống ngoài cộng
đồng, bên ngoài sự giao tiếp. Nhà nước là hình thức giao tiếp cộng động cao nhất, trên cả
gia đình, dòng họ, làng xã. Con người, về bản chất phải thuộc về nhà nước” [7, Bùi Văn
Mưa chủ biên, Sách Triết học phần I Đại cương về lịch sử triết học, Tr 115]
9
Aristote chia nô lệ gồm làm loại: những kẻ sinh ra đã là nô lệ hoặc những kẻ bị
buộc làm nô lệ, Aristotle lập luận những kẻ nào mà trời sinh ra kém thông minh, không
làm gì được khác hơn là chỉ làm những việc lao động chân tay, thì những kẻ ấy trời sinh
ra làm nô lệ; đó là những kẻ không có đủ trí phán đoán khôn ngoan. Aristotle còn cho
rằng đối với những người như vậy có được chủ nhân là điều tốt cho họ. Ngoài ra, những
kẻ chiến bại là những kẻ bị buộc làm nô lệ. Người Hy lạp, trong đó có Aristotle, lý luận
rằng những kẻ chiến bại chắc chắn phải "kém" hơn người chiến thắng chứ nếu không thì
thua làm sao được? Như vậy, bị bắt làm nô lệ thì cũng hợp với luận lý mà thôi. Aristotle
quan niệm: "người nam do bản chất tự nhiên, ngoại trừ trường hợp bị tật bẩm sinh, thích
hợp với vai trò chỉ huy hơn là người nữ; cũng tương tự như với tuổi tác và sự chín chắn
thích hợp với vai trò chỉ huy hơn tuổi trẻ thiếu khôn ngoan." Aristotle không nói "chỉ
huy" cái gì, nhưng nhận định thêm rằng vai trò người chồng đối với vợ cũng giống như
vai trò của nhà lãnh đạo chính trị đối với các công dân, và vai trò của người cha đối với
con cái cũng giống như của nhà vua đối với thần dân. Quan niệm của Aristotle về phụ nữ
cũng là quan niệm của phương Tây về vai trò phụ nữ là lo việc quản trị gia đình
10
CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ VÀ NHỮNG HẠN CHẾ TƯ TƯỞNG ARISTOTE
I. Giá trị tư tưởng Aristote
Aristote là một nhà triết gia được các nhà trí thức đánh giá là siêu việt và vĩ đại
nhất, là vị thầy của những người hiểu biết, chỉ trong thời gian ngắn ông đã có những công
trình nghiên cứu có giá trị để lại đời trong nhiều lĩnh vực như vật lý học, siêu hình học,
sinh học, đạo đức học, tâm lý học…. Giá trị của Aristote là ở chỗ ông đã phát minh môn
học mới, hoàn toàn không dựa vào các tác phẩm từ trước để lại. Lối suy luận của người

Hy Lạp trước thời Aristote không được minh bạch, chính Aristote đã chấn chỉnh tình
trạng này bằng cách đặt ra những quy luật cho sự suy luận. Aristote cho rằng muốn đạt
được chân lý, tránh sai lầm trong quá trình tìm hiểu bản chất, khám phá các qui luật của
hiện thực khách quan thì phải trang bị các phương phátp suy nghĩ đúng đắn. Ông tạo môn
học mới: lôgíc học hình thức – môn học này là nghệ thuật và phương pháp suy nghĩ tư
duy chính xác, là phương pháp suy luận của tất cả các ngành khoa học tự nhiên kể cả lĩnh
vực và âm nhạc
Aristote để lại cho nhân loại hệ thống tri thức đồ sộ và có ảnh hưởng sâu rộng về
nhiều mặt đến đời sống của nhân loại. Với phương châm “Platon là thầy nhưng chân lý
còn quý hơn nhiều” Aristote đã đứng trên quan niệm duy vật tiến bộ phê phán thuyết ý
niệm của Platon. Ông vạch ra tính vô dụng của thuyết ý niệm và tính bịa đặt chứa trong
quan niệm về nhận thức của Platon, phủ nhận sự tồn tại tri thức bẩm sinh trong linh hồn.
Tư tưởng triết học thuần túy của Aristote vạch ra những vấn đề trừu tượng tế nhị nhất
một cách thật đáng ngạc nhiên. Mọi tư tưởng triết học đều được ông khai thông và những
kho tàng tư tưởng dù ở lĩnh vực nào cũng được ông nghiên cứu thành công. Aristote đã
đặt nền móng cho tư tưởng vững chắc và giúp cho thế hệ tương lai dựa vào. Mặt khác
ông đã phát triển sự nghiên cứu sưu tầm hầu hết các tri thức con người trên con đường
tìm chân lý. Chính vì vậy, những nền văn minh kế tiếp đều chịu ảnh hưởng tư tưởng triết
học của ông, những tác phẩm của ông đã được phiên dịch trong suốt quá trình tiến triển
11
của nhân loại và cho dù có trải qua mấy chục thế kỷ nhưng vẫn không bị lu mờ bởi những
tiến bộ khoa học hiện đại
Trước thời Aristote dân cổ Hy Lạp có khuynh hướng giảng giải tất cả những hiện
tượng thiên nhiên như là hành vi của các thần linh, khoa học thời bấy giờ rất thô sơ không
thể xem là khoa học, chỉ có thể coi như một loại thần học. Học giả Renan cho rằng
Socrate đem triết lý cho nhân loại, còn Aristote đem khoa học cho nhân loại. Với bộ óc
bách khoa toàn thư của mình, Aristote đã vươn lên bao quát và nắm bắt được mọi tri thức
khoa học có được lúc bấy giờ. Ông cũng có nhiều nhận xét giá trị về sức nóng của mặt
trời làm bốc hơi nước biển, làm cạn sông ngòi, nước bốc hơi thành mây và rơi xuống
thành mưa, Aristote cũng đã giảng giải một cách thoả đáng sự thành lập các lục địa trên

trái đất, ông cho rằng các lục địa được nảy sinh và dần dần biến mất dưới đáy biển cùng
với tất cả những nền văn minh ở trên ấy trong một sự thay đổi tuần hoàn. Về mặt Sinh
học, ông có những đóng góp hết sức quan trọng như việc phân loại động vật, thực vật và
vạch rõ thứ tự của giới tự nhiên.
“Bức tranh của triết học Aristote không chứa nhiều dự đoán thiên tài như những
bức tranh trước đó, song nó dựa vào một vài sự kiện kinh nghiệm, có bàn đến một số vấn
đề thực tế, nên từ đó rút ra những kết luận phù hợp với hiện thực và có giá trị đối với con
người thời bấy giờ. Do bên cạnh các tư tưởng duy tâm và những yếu tố thần bí siêu hình,
bức tranh của Aristote còn chứa đựng yếu tố duy vật và những yếu tố khoa học nên nó
thúc đẩy sự phát triển khoa học tự nhiên lúc bấy giờ” [8, Bùi Văn Mưa, Triết học và bức
tranh Vật lý học về thế giới, Tr 18”. Là một người khổng lồ về tư tưởng, Aristote đã mở
ra một chân trời mênh mông cho khoa học phương Tây phát triển và lý trí Hy Lạp nẩy nở
II. Những hạn chế tư tưởng Aristote
Tuy nhiên do hạn chế của lịch sử trong thời đại này ( thời đại chủ nô) mà trong khi
đó ông lại là nhà tư tưởng giai cấp chủ Hy Lạp nên tư tưởng chính trị của ông cũng thiên
về bảo vệ lợi ích của tầng lớp trung lưu giai cấp chủ nô khinh miệt giai cấp nô lệ. Công
trình nghiên cứu của ông về đạo đức học bị ảnh hưởng quá nhiều về luận lý học, dẫn đến
là một công trình quá khô khan, không đủ sức thúc đẩy con người đến cái thiện. Lý tưởng
của Aristote thiên về đời sống quá thản nhiên, quá ôn hòa, ông là một người của giai cấp
12
thượng lưu nên khi đứng trên lập trường giai cấp, Aristotle đã không coi nô lệ là người và
ông khẳng định đạo đức của họ không giống với đạo đức của chủ nô. Đây chính là điểm
bất hợp lý trong quan niệm đạo đức của Aristotle. Một điểm đặc biệt là những tác phẩm
về đạo đức học của Aristote được 2 trường đại học danh tiếng tại Anh-cát-lợi là Oxford
và Cambridge dùng làm sách giáo khoa. Nhiều thế hệ sinh viên Anh-cát-lợi xem tác phẩm
của Aristote như kinh nhật tụng. Tác phẩm nhan đề là Chính trị luận đã góp phần xây
dựng tư tưởng của người Anh để đem lại một nền chính trị ôn hoà và hữu hiệu. Nếu thay
vì mến chuộng những tác phẩm của Aristote, người Anh lại ham mê và áp dụng những tư
tưởng của Platon thì bộ mặt của thế giới có lẽ đã đổi khác
Những quan điểm về vật lý tự nhiên của Aristote có nhiều sai lầm nghiêm trọng

như: thuyết địa tâm xem Trái đất là trung tâm của vũ trụ hay phủ nhận thuyết chân không
quan điểm vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ, những sai lầm này đã ảnh hưởng tới nền khoa
học tự nhiên mấy trăm năm sau khi ông mất. Ông thường để cho các tư tưởng siêu hình
ảnh hưởng đến các nhận xét khoa học của mình. Đây cũng là một đặc điểm của nền văn
hoá Hy Lạp là các học giả thời ấy thường đi đến kết luận một cách quá hấp tấp. Sự do dự
giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm đã đưa Aristote đến với chủ nghĩa nhị nguyên khi ông
đưa ra thuyết nguyên nhân thay cho thuyết ý niệm. Khi bàn về các vấn đề siêu hình hoc
Aristote chuyển từ lập trường nhị nguyên sang duy tâm, Aristote đã rơi vào mục đích luận
của Thần học. Tại đây, thay vì phải tách xa thuyết ý niệm của Platon thì ngược lại thuyết
nguyên nhân của Aristote lại tiến gần, thậm chí hòa nhập vào thuyết ý niệm của Platon.
Những nghiên cứu về sinh học của Aristote cũng mắc phải những sai lầm như ông
không biết gì về sự hiện hữu của các bắp thịt trong cơ thể, ông không phân biệt động
mạch và tĩnh mạch, ông tưởng rằng khối óc dùng để làm cho máu trở nên lạnh, ông tin
rằng đàn ông có nhiều mảnh xương sọ hơn đàn bà, ông tin rằng người ta chỉ có 8 cặp
xương sườn và đàn bà có ít răng hơn đàn ông. Ông đả kích thuyết cho rằng các sinh vật
đấu tranh để sống và chỉ những sinh vật nào thích hợp nhất mới được tồn tại. Ông cũng
phủ nhận thuyết cho rằng con người trở nên thông minh nhờ dùng 2 tay để làm việc thay
vì để di chuyển. Ông nói rằng cần phải suy nghĩ ngược lại nghiã là con người biết dùng 2
tay để làm việc vì đã trở nên thông minh
13
Tư tưởng của Aristote thuộc về một loại riêng biệt và không có những đặc tính của
những tư tưởng thuần tuý Hy Lạp. Khi ông đến thành Athènes, một thành phố Hy Lạp thì
ông đã là một người trưởng thành. Vì lẽ đó ông không bị ảnh hưởng bởi đặc tính bồng bột
của người Hy Lạp, luôn luôn tìm sự mới lạ trong lãnh vực chính trị, đi từ cải cách này đến
cải cách khác cho đến khi sát nhập vào một chính quyền trung ương. Trái lại Aristote luôn
luôn tìm cách tránh sự quá khích. Đặc tính ôn hoà của ông làm cho tư tưởng ông một đôi
khi có vẻ quá tầm thường. Ông rất sợ những tình trạng hỗn loạn trong xã hội đến nỗi đã
lên tiếng bênh vực chế độ nô lệ. Ông sợ những sự thay đổi và chủ trương một xã hội trung
thành với các tập tục cổ xưa. Ông quên rằng chế độ cộng sản của Platon chỉ áp dụng đối
với giai cấp thống trị, một giai cấp lý tưởng mà Platon đã coi như hoàn toàn giác ngộ,

không còn tham lam vị kỷ. Mặc dù đả kích Platon, Aristote cũng đi đến kết luận gần
giống như Platon khi ông chủ trương rằng các tài sản trong xã hội cần phải đem ra sử
dụng chung. Ông bênh vực quyền sở hữu những ông không thấy rằng quyền sở hữu chỉ có
ích đối với xã hội khi vật sở hữu là những món đồ dùng cá nhân không quan trọng . Trái
lại khi quyền sở hữu cá nhân liên quan đến các phương tiện sản xuất rộng lớn nó sẽ đưa
đến sự tập trung quyền hành quá mạnh và sự bất bình đẳng quá lớn trong xã hội.
14
KẾT LUẬN
Đối với Aristote chúng ta khó có những cảm nghĩ khen hoặc chê một cách nồng
nhiệt vì chính Aristote cũng chủ trương rằng không có cái gì làm chúng ta hăng hái quá
đáng, không có cái gì đáng khen . Aristote có những sai lầm trong quan điểm ở một số
lĩnh vực nhưng điều đó cũng không thể chối bõ được một thực tế là Aristote là người mà
không ai có thể thay thế được trong tiến trình phát triển của loài người. Sau Aristote vài
trăm năm không có bất kì ai nắm vững các ngành khoa học một cách toàn diện như ông.
Aristote đã nêu cao ngọn đuốc văn minh cho nhân loại đồng soi chung. Ông đã đặt nền
móng cho một hệ thống tư tưởng vững chắc và giúp cho các thế hệ tương lai dựa vào đó
để phát triển sự nghiên cứu sưu tầm hầu mạnh tiến trên con đường tìm chân lý. Những
nền văn minh kế tiếp đều mang một món nợ tinh thần đối với Aristote. Những tác phẩm
của ông lần lượt được phiên dịch trong suốt quá trình tiến triển của nhân loại nhất là vào
thế kỷ thứ 5, thế kỷ thứ 10, thứ 13 và thứ 15. Một số tư tưởng của ông đã ngự trị trong
lịch sử văn minh nhân loại hàng chục thế kỷ trước khi bị lu mờ bởi những chứng minh
khoa học
Sau khi viết xong đề tài, người viết cảm nhận được sự thông thái vĩ đại của nhà đại
hiền triết của Hy Lạp nói riêng và của nhân loại nói chung. Chúng ta nên nhớ rằng những
phương tiện nghiên cứu của Aristote vô cùng thô sơ so với những phương tiện nghiên cứu
tối tân của chúng ta ngày nay. Những phương tiện duy nhất mà Aristote đã sử dụng là một
cái thước và một cái compas. Ấy thế mà ông đã đem khoa học đến cho nhân loại, có thể
nói ông đã vẽ nên bức tranh thô sơ đầy màu sắc cho tất cả các lĩnh vực.
Quá trình tìm hiểu tài liệu và viết đề tài về Aristote đã đem lại cho người viết
những kiến thức bổ ích và thú vị. Cách sống, học tập và làm việc của Aristotle thực sự là

tấm gương cho những người muốn tìm hiểu, học hỏi vươn tới thành công. Qua đề tài,
người viết đã thấm thía được muốn thành công trong trong học tập nói riêng và trong
cuộc sống nói chung thì ta phải lao động chăm chỉ, học tập thực sự.
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Văn Mưa chủ biên, Triết học phần I Đại cương về lịch sử triết học
[2] Bùi Văn Mưa, Triết học và Bức tranh Vật lý học về thế giới, Nxb Đại học
quốc gia TP HCM 2011
[3] Will Durant, Trí Hải và Bửu Đích dịch, Câu chuyện triết học
[4] Nguyễn Tiến Dũng, Lịch Sử Triết Học Phương Tây, Nxb Tổng Hợp Tp.HCM,
2006
[5] Nguyễn Hữu Vui, Lịch sử Triết học, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 1998
[6] Võ Văn Thắng, Kỹ năng tư duy logic, 01/2007
[6] Vật lý học của Aristote, truy cập ngày 20/2/2012 từ nguồn
o/index.php?option=com_content&view=article&id=51:vt-ly-hc-
ca-aristote&catid=41:lch-s-vt-ly&Itemid=58
[7] Chính trị luận – Aristote, truy cập ngày 21/12/2012 từ nguồn
/>[8] Triết lý siêu hình, truy cập ngày 22/12/2012 từ nguồn
/>16

×