Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

từ ngữ chỉ đất rừng và con người trong truyện đất rừng phương nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 171 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM









TỐNG THỊ LOAN




TỪ NGỮ CHỈ “ĐẤT RỪNG” VÀ “CON NGƢỜI”
TRONG TRUYỆN ĐẤT RỪNG PHƢƠNG NAM




LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC






THÁI NGUYÊN - 2013




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM








TỐNG THỊ LOAN


TỪ NGỮ CHỈ “ĐẤT RỪNG” VÀ “CON NGƢỜI”
TRONG TRUYỆN ĐẤT RỪNG PHƢƠNG NAM

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 60 22 01 02


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TẠ VĂN THÔNG




THÁI NGUYÊN - 2013


THÁI NGUYÊN - 2013

i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.

Tác giả luận văn




Tống Thị Loan





ii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Thầy Tạ Văn Thông, người đã hướng dẫn
tôi viết luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo đã giảng dạy, khoa Sau đại học,
Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên, đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Sau cùng, xin cảm ơn gia đình, người thân, đồng nghiệp và các học viên
Cao học Ngôn ngữ K19 đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và viết
luận văn.

Thái Nguyên, ngày 02 tháng 4 năm 2013
Tác giả


Tống Thị Loan



i


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng iv
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 11
1.1. Một số khái niệm về ngữ pháp và ngữ nghĩa 11
1.1.1. Ngữ pháp 11
1.1.1.1. Từ và ngữ (hay đoản ngữ) 11
1.1.1.2. Sự phân loại từ và ngữ trong tiếng Việt 18
1.1.2. Ngữ nghĩa 19
1.1.2.1. Nghĩa là gì? 19
1.1.2.2. Trường nghĩa là gì? 20
1.2. Ngôn ngữ và văn học 21
1.2.1. Ngôn ngữ - chất liệu sử dụng trong văn học 21
1.2.2. Ngôn ngữ vừa là phương tiện truyền tải, vừa là đích hướng tới của
văn học 23
1.3. Ngôn ngữ và văn hoá 24
1.3.1. Văn hoá là gì? 24
1.3.2. Ngôn ngữ vừa là một thành tố văn hoá, vừa là phương tiện để phản
ánh, lưu giữ và phát triển nhiều thành tố văn hoá khác 27
1.4. Vài nét về vùng đất phương Nam 29
1.5. Giới thiệu về nhà văn Đoàn Giỏi và truyện Đất rừng phương Nam 31

1.5.1. Nhà văn Đoàn Giỏi 31
1.5.2. Truyện Đất rừng phương Nam 32
1.5.2.1. Hoàn cảnh ra đời và cốt truyện 32
ii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1.5.2.2. Không gian và thời gian nghệ thuật trong Đất rừng phương Nam 33
1.5.2.3. Các lớp nhân vật trong Đất rừng phương Nam 34
1.5.2.4. Sự đánh giá đối với Đất rừng phương Nam 34
TIỂU KẾT 35
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ “ĐẤT RỪNG”
VÀ “CON NGƢỜI” TRONG ĐẤT RỪNG PHƢƠNG NAM 36
2.1. Khái quát về các từ ngữ chỉ “đất rừng” và “con người” trong Đất rừng
phương Nam 36
2.2. Các từ ngữ chỉ “đất rừng” và “con người” xét về mặt cấu tạo 40
2.2.1. Các từ chỉ “đất rừng” và “con người” 40
2.2.2. Các kiểu danh ngữ chỉ “đất rừng” và “con người” 42
2.3. Các từ ngữ chỉ “đất rừng” và “con người” xét về mặt ngữ nghĩa 45
2.3.1.Các từ ngữ chỉ “đất rừng” 45
2.3.1.1. Các từ ngữ chỉ sự vật “hữu sinh” 45
2.3.1.2. Các từ ngữ chỉ sự vật “vô sinh” 54
2.3.1.3. Các địa danh 55
2.3.2. Các từ ngữ chỉ “con người” 57
TIỂU KẾT 59
CHƢƠNG 3. CÁC TỪ NGỮ CHỈ “ĐẤT RỪNG” VÀ “CON NGƢỜI”
VỚI HÌNH TƢỢNG NGHỆ THUẬT TRONG ĐẤT RỪNG
PHƢƠNG NAM 60
3.1. Các từ ngữ chỉ “đất rừng” với những vẻ đẹp và sự giàu có của phương Nam 60
3.1.1. Thế giới động vật 63

3.1.2. Thế giới thực vật 65
3.1.3. Thế giới “vô sinh” 66
3.1.4. Các địa điểm 68
3.2. Các từ ngữ chỉ “con người” với những quan hệ, dáng vẻ, cách cư xử
và phong tục tập quán…ở phương Nam 72
iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3.3. Các từ ngữ chỉ “đất rừng” và “con người” với không khí những ngày
đầu kháng chiến chống Pháp ở phương Nam 82
3.4. Các từ ngữ chỉ “đất rừng” và “con người” với những bước đường trôi
nổi phiêu lưu của nhân vật “tôi”- An trên con đường đến với du kích quân
kháng chiến 94
3.5. Các từ ngữ chỉ “đất rừng” và “con người” với cái “tôi” nghệ thuật của
nhà văn Đoàn Giỏi 101
TIỂU KẾT 102
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
PHỤ LỤC -1-
iv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Một số từ ngữ xuất hiện với tần số cao trong tác phẩm 37
Bảng 2.2: Các từ chỉ “đất rừng” và “con người” xét về cấu tạo 41
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát danh ngữ chỉ “đất rừng” và “con người”
trong tác phẩm 43

Bảng 2.4: Các từ ngữ chỉ các lớp động vật và bộ phận cơ thể động vật
trong tác phẩm 46
Bảng 2.5: Các từ ngữ chỉ các lớp thực vật và bộ phận thực vật trong tác phẩm 50
Bảng 2.6: Các từ ngữ chỉ sự vật “vô sinh” 54
Bảng 2.7: Một số địa danh có tần số xuất hiện cao trong tác phẩm 56
Bảng 2.8: Bảng phân loại về các từ ngữ chỉ “con người” trong tác phẩm 58
Bảng 3.1: Một số từ ngữ chỉ thực vật xuất hiện trong tác phẩm với tần
số cao 65
Bảng 3.2: Một số từ ngữ chỉ thế giới “vô sinh” xuất hiện với tần số cao 67
Bảng 3.3: Một số từ ngữ chỉ địa điểm xuất hiện với tần số cao trong tác phẩm 69
Bảng 3.4: Các từ ngữ chỉ “con người” trong tác phẩm 77
Bảng 3.5: Các từ ngữ dùng để gọi tên “con người” trong tác phẩm 78
Bảng 3.6: Các từ ngữ dùng để chỉ tên riêng của “con người” trong tác phẩm 81
Bảng 3.7: Các từ ngữ chỉ tên riêng “con người” có tần số cao trong tác phẩm 91



1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong nghiên cứu từ vựng - ngữ nghĩa của một ngôn ngữ, sự tìm hiểu các
từ ngữ được liên kết với nhau nhờ có một hoặc một số thành tố nghĩa chung -
các từ ngữ trong một trường nghĩa - đã được xem là một công việc rất có ý
nghĩa, cần dành cho sự quan tâm đặc biệt. Một mặt, nó giúp hiểu rõ những đặc
trưng và quan hệ mang tính hệ thống về cơ cấu nghĩa, về sự phát triển nghĩa
của các từ ngữ trong từ vựng của ngôn ngữ đang xét, mặt khác giúp hiểu được
phần nào quan hệ giữa hiện thực và lối tri nhận, cách liên tưởng của cộng đồng

người nói, qua việc định danh hay sự ghi nhận bằng phương tiện ngôn ngữ, đối
với các sự vật hiện tượng của hiện thực này.
1.2. Truyện Đất rừng phương Nam (xuất bản lần đầu năm 1957) của Đoàn
Giỏi là một tác phẩm rất nổi tiếng, đã được xem là một trong những tiểu thuyết
Việt Nam viết cho thiếu nhi hay nhất, được viết với một cốt truyện phiêu lưu
với nhiều tình tiết bất ngờ, oái oăm, bi tráng , nhưng nhiều chỗ lại rất trữ tình
nên thơ. Đất rừng phương Nam không chỉ thể hiện vẻ đẹp giàu có đến kì lạ của
thiên nhiên vùng cực Nam đất nước, cũng như cuộc sống của nhiều tầng lớp
người suốt hai triền sông Tiền và sông Hậu, vào đến rừng U Minh, với những
phong tục tập quán, cách sinh hoạt đặc sắc và cả những nét tính cách riêng của
con người vùng sông nước Nam Bộ, mà còn thu hút bạn đọc bởi tình người sâu
sắc trên từng trang tác phẩm. Tác phẩm đã được dựng thành phim (có tên là
Đất Phương Nam, năm 1997), với bài hát trong phim rất nổi tiếng của nhạc sĩ
Lư Nhất Vũ: Bài ca đất phương Nam
Trong số các nhân tố làm nên sự thành công của tác phẩm, không thể
không kể đến tài năng sử dụng tiếng Việt, trong đó có các từ ngữ thuộc các
trường nghĩa khác nhau, của nhà văn Đoàn Giỏi.
1.3. Ai đã một lần đọc Đất rừng phương Nam hay xem phim Đất Phương
Nam đều khó có thể quên cảnh rừng đước, sân chim, rắn, cá sấu, và cảnh sông
2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

nước mênh mang , cùng những nhân vật như bé An, thằng Cò, chú Võ Tòng,
dì Tư Béo, Tư Mắm, ông Hai Đó là tất cả những gì thuộc “đất rừng” và “con
người” của vùng đất cực Nam này, vào một thời cách đây hơn nửa thế kỉ, là
hiện thực được phản ánh sinh động nhất trong truyện. Trong Đất rừng phương
Nam, các nhân vật và cảnh vật nói trên đã được kể bằng một ngôn từ nghệ
thuật rất khéo léo, gợi hình gợi cảm. Vậy các lớp từ ngữ thuộc trường “đất
rừng” và “con người” trong tác phẩm có những đặc điểm gì, những nét văn

hóa nào của phương Nam được phản ánh qua các từ ngữ này ? Đó là những
câu hỏi thú vị dành cho độc giả, trong đó có tác giả của luận văn này.
Với những lí do trên, đề tài “Từ ngữ chỉ “đất rừng” và “con ngƣời”
trong truyện Đất rừng phƣơng Nam” đã được chọn làm hướng nghiên cứu
trong luận văn .
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nhận thức được ý nghĩa của việc chỉ ra các đặc điểm của trường từ vựng -
ngữ nghĩa của một ngôn ngữ, cho đến nay nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm
tìm hiểu vấn đề này, khi nghiên cứu từ vựng - ngữ nghĩa nói chung của tiếng
Việt. Có thể kể đến những chuyên khảo được sử dụng như giáo trình được
giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng nói chung của các tác giả
Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Mai Ngọc Chừ, Diệp
Quang Ban, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến Ở từng công trình nghiên
cứu, các tác giả đã tìm hiểu từ vựng - ngữ nghĩa của tiếng Việt, trong đó có đề
cập đến trường từ vựng - ngữ nghĩa ở những mức độ khác nhau .
Có thể kể đến một số công trình sau:
- Nguyễn Văn Tu (1976), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Hà Nội.
- Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục ,
Hà Nội.
- Mai Ngọc Chừ (2003), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- Nguyễn Thiện Giáp (2003), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- Nguyễn Thiện Giáp (2010), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Trong nghiên cứu các trường từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, không thể
không kể đến các công trình có thể xem là tiêu biểu của các tác giả Đỗ Hữu
Châu và Nguyễn Thiện Giáp.

- Cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt (Đỗ Hữu Châu, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 1999) gồm 312 trang, được chia năm phần riêng có liên kết chặt chẽ với
nhau theo trục “từ vựng - ngữ nghĩa”. Phần mở đầu, phần thứ nhất và phần thứ
hai nghiên cứu các đơn vị từ vựng như những chỉnh thể hình thức (phần I) và ý
nghĩa (phần II) - cũng là sự nghiên cứu các đơn vị tách biệt của từ vựng; phần
thứ ba và thứ tư nghiên cứu toàn bộ từ vựng như hệ thống của những đơn vị
tách biệt trên; và phần thứ năm có tính chất là phần ứng dụng và thử nghiệm.
Trong cuốn giáo trình đồ sộ này, Đỗ Hữu Châu đã dành ra cả chương IX
thuộc phần thứ ba - hệ thống từ vựng hệ thống ý nghĩa để nói về các trường
nghĩa. Trong chương IX tác giả đã nêu khái niệm “trường nghĩa” và cách phân
loại các trường nghĩa căn cứ vào hai quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ học mà
F.de Saussure đã chỉ ra là quan hệ hình tuyến (quan hệ ngang) và quan hệ trực
tuyến (quan hệ dọc), theo đó chia trường nghĩa thành hai loại: trường nghĩa
ngang (trường nghĩa tuyến tính) và trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến).
Trong trường nghĩa dọc có hai trường nghĩa nhỏ là trường biểu vật và trường
biểu niệm. Phối hợp trường nghĩa ngang và trường nghĩa dọc ta có trường
nghĩa liên tưởng.
- Cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học (Nguyễn Thiện Giáp - chủ biên, Đoàn
Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2010) cũng dành sự
chú ý cho trường từ vựng - ngữ nghĩa. Cụ thể: trong chương bốn: Từ vựng,
mục B: Ý nghĩa của từ và ngữ, VII - Trường nghĩa [tr.108-112], Nguyễn Thiện
Giáp đã trình bày một số cách hiểu về trường nghĩa:
Lí thuyết trường nghĩa ra đời vào mấy chục năm gần đây. Tư tưởng cơ
bản của lí thuyết này là khảo sát từ vựng một cách hệ thống. Có nhiều cách
4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

hiểu khác nhau về khái niệm trường nghĩa, nhưng có thể quy vào hai khuynh
hướng chủ yếu:

a, Khuynh hướng thứ nhất quan niệm trường nghĩa là toàn bộ các khái
niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện. Đại diện cho khuynh hướng này là
L.Weisgerber và J.Trier. Hai ông chịu ảnh hưởng nhiều của học thuyết về
“hình thái bên trong của ngôn ngữ” của H.Humbold mà theo quan niệm của tác
giả này, là cái phản ánh “tinh thần” của một dân tộc nào đó. Đây là một quan
điểm có những hạn chế nhất định khi nhìn nhận mối quan hệ giữa trường khái
niệm và trường từ vựng, tức là bình diện nội dung và bình diện biểu hiện.
b, Khuynh hướng thứ hai cố gắng xây dựng lí thuyết trường nghĩa trên
cơ sở các tiêu chí ngôn ngữ học. Trường nghĩa không phải là phạm vi các khái
niệm nào đó nữa mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ lẫn nhau về nghĩa.
Những trường nghĩa được xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ có thể được phân biệt
thành những kiểu khác nhau:
- “Trường từ vựng - ngữ pháp”
- “Trường cấu tạo từ”
- “Trường từ vựng - cú pháp”
- Kiểu trường nghĩa phổ biến nhất là cái được gọi là “nhóm từ vựng -
ngữ nghĩa”. Tiêu chuẩn để thống nhất các từ thành một nhóm từ vựng - ngữ
nghĩa có thể rất khác nhau. Chẳng hạn, có thể dựa vào sự tồn tại của các từ
khái quát, biểu thị các khái niệm ở dạng chung nhất, trừu tượng nhất và trung
hòa. Bên cạnh những nhóm từ vựng - ngữ nghĩa với các từ khái quát như trên,
người ta còn tập hợp các từ thành một nhóm từ vựng - ngữ nghĩa trên cơ sở
một khái niệm chung có mặt ở trong mỗi một từ của nhóm này. Có người còn
xếp cả từ loại và tiểu loại vào những nhóm từ vựng - ngữ nghĩa bởi vì các từ
thuộc vào một từ loại hoặc một tiểu loại cũng có cùng một ý nghĩa khái quát
chung. Những loại đồng nghĩa, trái nghĩa thực chất cũng là một kiểu đặc biệt
của các nhóm từ vựng - ngữ nghĩa.
5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Đặc biệt, người ta cũng coi là trường nghĩa cả những kết cấu ngữ nghĩa
của các từ đa nghĩa. Giữa các nghĩa khác nhau của một từ đa nghĩa thường có
một yếu tố ngữ nghĩa chung, tạo nên cái gọi là trục ngữ nghĩa. Toàn bộ các
nghĩa khác nhau của một từ tạo ra một trường nghĩa nhỏ nhất
2.2. Những nghiên cứu về Đoàn Giỏi và Đất rừng phƣơng Nam
Qua sự tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay chưa có một công trình nghiên
cứu chuyên sâu, hệ thống, toàn diện về Đoàn Giỏi và truyện Đất rừng phương
Nam cả về mặt lí luận văn học, lẫn trên bình diện ngôn ngữ học. Hiện chỉ có
một số bài lẻ tẻ đăng trên các trang Web và trong một vài cuốn sách. Theo kết
quả sưu tập được đến thời điểm này, có những tài liệu liên quan đến Đoàn Giỏi
và Đất rừng phương Nam như sau:
- Về tác giả Đoàn Giỏi:
1. Đỗ Thành Nam (2010), Nhà văn của núi cả, cây ngàn - Tư liệu văn hóa
- CAND.com.vn,
ngày 09/11/2010. Bài viết giới thiệu một vài nét về cuộc đời, sự nghiệp của
nhà văn Đoàn Giỏi; Những lời phát biểu của nhà văn Anh Đức, của nhà báo
Hàm Châu đã đánh giá cao về tài năng viết văn của Đoàn Giỏi và tác phẩm của
ông trong sự khâm phục và mến mộ của độc giả.
2. Đoàn Giỏi, tác giả và tác phẩm (8/4/2012),
/>htm.Bàsi .
Bài viết đã khẳng định Đoàn Giỏi là con đẻ và là kết tinh của văn hóa
phương Nam, là người đã hiến trọn vốn tinh thần và cảm hứng sáng tạo của
mình cho những người dân phương Nam. Dù bất cứ ở đâu, đồng nghiệp, bạn
bè, độc giả thương mến và ai đã từng tiếp xúc với ông đều có chung cảm giác:
nhớ nhà văn Đoàn Giỏi.
3. Trong tập tiểu luận - phê bình Tiếng vọng những mùa qua (NXB Trẻ,
2004), , tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân nhận định
6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


về tác giả Đất rừng phương Nam: “Có mảnh đất sinh ra những nhà văn, và
ngược lại, có nhà văn từ trang viết đã biến miền quê riêng của mình thành
miền quê chung thân thuộc trong tâm tưởng bao người Với Đoàn Giỏi, tôi
nghĩ rằng ông đã đón nhận được cái hạnh phúc đó…Ông đã đem đến cho bạn
đọc cả nước những hiểu biết và tình cảm về một vùng đất mà trước đó xa
ngái, hoang sơ trong hình dung của mọi người. Ông đã xây dựng những nhân
vật lòng đầy nghĩa khí mà tinh tế và giàu chất văn hóa…”.
4. Huỳnh Mẫn Chi (2008), Đoàn Giỏi và những áng văn của đất, của
rừng phương Nam,
/>t&sid=3461.
Bài viết gồm hai phần giới thiệu về nhà văn Đoàn Giỏi và sự nghiệp của ông:
I. Cuộc đời chìm nổi
II.Sự nghiệp văn chương
5. Hoàng Phủ Ngọc Tường (2011), Đoàn Giỏi và chuyện “sữa cọp”,
/>cop.html. Bài viết là một kỉ niệm của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong lần đầu
tiên được trò chuyện cùng Đoàn Giỏi. Tác giả ấn tượng rất sâu sắc về buổi trò
chuyện có nói đến “sữa cọp” đó, và ông đã coi Đoàn Giỏi là một vị “sư phụ”
từ khi bắt đầu công việc viết lách của đời mình.
6. Emvatho home -> Đoàn Giỏi (2006), Kỉ niệm ngày sinh nhà văn
Đoàn Giỏi Đất rừng phương Nam vẫn hiện đại,

Bài viết gồm những nội dung sau:
- Giới thiệu nhà văn Đoàn Giỏi
- Cảm nhận từ văn Đoàn Giỏi
- Đất rừng phương Nam xuất thế.
7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


- Về tác phẩm Đất rừng phƣơng Nam:
1. Lê Hồng Thiện, Nhà văn Đoàn Giỏi viết “Đất rừng phương Nam”
nhanh như thế nào?, http://tin tức .xalo.vn/00…, www.sggp.org.vn
Bài viết khẳng định tài năng của Đoàn Giỏi: Ông chỉ viết Đất rừng
phương Nam trong khoảng thời gian chưa đầy một tháng với số lượng hơn 100
trang. Dù viết vội mà truyện vẫn hay, có lẽ là do hình ảnh quê hương đã ngấm
vào máu, vào từng câu chữ của ông cùng tình yêu quê hương luôn thường trực
trong lòng tác giả.
2. Đất rừng phương Nam (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
8/4/2012.
Bài viết đã giới thiệu Đất rừng phương Nam là tiểu thuyết của nhà văn
Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của một cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu
thuyết là các tỉnh miền Tây Nam Bộ - Việt Nam vào những năm 1945, sau khi
thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ. Bài viết gồm 4 phần: Tóm tắt
nội dung; Chương; Điện ảnh; Tham khảo
3. Giới thiệu sách hay, mục Đất rừng phương Nam của Đoàn
Giỏi(07/01/2007). http:// forum.quancoconline.com.
Bài viết có đôi lời giới thiệu về quyển sách Đất rừng phương Nam, đánh
giá đây là một quyển sách tuyệt vời, rất hấp dẫn đối với độc giả cả trong và
ngoài nước.
4. Câu trả lời hay nhất do người đọc bình chọn, http://
vn.answers.yahoo.com. Http:// hoinhavanvietnam.vn/news.asp cat=…
Bài viết đã khẳng định Đất rừng phương Nam chính là tác phẩm nổi bật
nhất trong quá trình sáng tác của nhà văn Đoàn Giỏi. Trong bài viết có sự giới
thiệu khái quát về giá trị của tác phẩm; điện ảnh; thành tựu nghệ thuật; và
ngoài lề.
5. Cuốn Từ điển văn học - bộ mới (Đỗ Đức Hiểu chủ biên, Nguyễn Huệ
Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá, Nxb Thế giới, 2003) đã giới thiệu và đánh
8


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

giá về Đoàn Giỏi và Đất rừng phương Nam, trong mục từ Đoàn Giỏi. Cụ thể là
trong tác phẩm đã :
- Giới thiệu về cuộc đời, con người và sự nghiệp văn chương của Đoàn Giỏi.
- Đánh giá Đất rừng phương Nam là tác phẩm thành công nhất của Đoàn
Giỏi. Đây là một trong những cuốn truyện hay của văn học Việt Nam viết cho
thiếu nhi. Truyện được dịch và giới thiệu tại nhiều nước, được dựng thành
phim. Câu chuyện đưa ta về với phong cảnh, cuộc sống mang màu sắc và
hương vị đặc biệt Nam Bộ, thông qua cuộc phiêu lưu của một chú bé trong thời
kì kháng chiến chống Pháp.
Qua việc tìm hiểu các bài viết nói trên, có thể thấy các tác giả đã tập
trung khẳng định một cách khái quát các giá trị của tác phẩm và tài năng của
Đoàn Giỏi. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống
về nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong Đất rừng phương Nam nói chung, cũng
như về các lớp từ ngữ chỉ “đất rừng” và “con người” trong truyện. Thực tế này
là một gợi ý cho chúng tôi lựa chọn và bắt tay vào thực hiện đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phát hiện, miêu tả những đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của các từ
ngữ chỉ sự vật thuộc “đất rừng” và “con người” trong Đất rừng phương Nam
của Đoàn Giỏi, chỉ ra vai trò của việc sử dụng các từ ngữ này trong tác phẩm,
phần nào phong cách của tác giả và một số đặc điểm văn hóa của vùng đất
phương Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định những cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài. Tìm hiểu về nhà
văn Đoàn Giỏi và sự nghiệp văn học của ông.
- Khảo sát, thống kê và phân loại các từ ngữ chỉ “đất rừng” và “con
người” trong Đất rừng phương Nam.
- Miêu tả những đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ

“đất rừng” và “con người” trong Đất rừng phương Nam.
9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- Chỉ ra hiện thực được phản ánh và cái nhìn của tác giả, một số nét văn
hóa đất phương Nam, qua việc sử dụng lớp từ ngữ chỉ “đất rừng” và “con
người” trong Đất rừng phương Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tác phẩm Đất rừng phương Nam
của Đoàn Giỏi, xuất bản năm 2010 (tái bản), gồm 20 chương, 332 trang, khổ
13 x 19 cm, Nxb Thời đại, Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn nghiên cứu chỉ là các từ ngữ chỉ sự vật (các danh từ
và danh ngữ) thuộc trường nghĩa “đất rừng” và “con người” trong tác phẩm
Đất rừng phương Nam, chỉ về mặt hình thức cấu tạo và ngữ nghĩa. Các từ ngữ
thuộc loại khác và các mặt khác của từ ngữ trong tác phẩm sẽ không được xem
xét, chẳng hạn đó là: các từ ngữ chỉ động tác, tính chất hoặc các từ ngữ thuộc
các trường nghĩa khác hoặc mặt ngữ dụng của các từ ngữ này
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê - phân loại: Phương pháp này được sử dụng để
tìm hiểu các quy luật xuất hiện của các từ ngữ chỉ sự vật thuộc “đất rừng” và
“con người” trong Đất rừng phương Nam, theo những mục đích miêu tả, phân
tích và đánh giá khác nhau.
- Phương pháp miêu tả : được sử dụng với các thủ pháp phân tích và
tổng hợp, nhằm chỉ ra những đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của lớp từ ngữ
cần nghiên cứu, những quy luật chung về các mối quan hệ và vai trò của việc
sử dụng chúng trong tác phẩm.
- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa: được sử dụng khi xác định các nét

nghĩa chung và riêng của các từ ngữ chỉ sự vật thuộc trường nghĩa “đất rừng”
và “con người” cũng như các tiểu trường nghĩa trong các trường nghĩa nói trên
của tác phẩm.
10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6. Đóng góp của luận văn
6.1. Về lí luận
Các kết quả của luận văn có thể đóng góp thêm tư liệu và cách nhìn
nhận trong việc tìm hiểu hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa của một ngôn ngữ nói
chung và của tiếng Việt nói riêng, đặc biệt là trong nghiên cứu ngôn từ nghệ
thuật và các phong cách ngôn ngữ.
6.2. Về thực tiễn
Với mục đích hướng tới việc tìm hiểu sâu sắc về vai trò của việc sử dụng
ngôn từ (ở đây là những đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ sự
vật thuộc “đất rừng” và “con người” trong Đất rừng phương Nam, cùng những
nét văn hóa được phản ánh qua các từ ngữ này), các kết quả luận văn có thể là
cơ sở cho việc tìm hiểu các giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn
học nói chung của Đất rừng phương Nam nói riêng, cũng như các tác phẩm
văn học khác được viết trong một thời đoạn của lịch sử dân tộc, hoặc các công
trình viết về cảnh vật và con người trên một vùng đất nước.
Vì vậy, kết quả luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho giáo viên và
học sinh trong nhà trường, đặc biệt dưới góc nhìn ngôn ngữ học, khi cần đọc -
hiểu tác phẩm văn chương.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn
gồm các chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lí thuyết và thực tiễn
Chƣơng 2: Đặc điểm của các từ ngữ chỉ “đất rừng” và “con người”

trong Đất rừng phương Nam
Chƣơng 3: Các từ ngữ chỉ “đất rừng” và “con người” với hình tượng
nghệ thuật trong Đất rừng phương Nam

11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN

1.1. Một số khái niệm về ngữ pháp và ngữ nghĩa
1.1.1. Ngữ pháp
1.1.1.1. Từ và ngữ (hay đoản ngữ)
Từ là một trong số các đơn vị cơ bản nhất của ngôn ngữ. Nó ở vào vị trí
trung tâm của hệ thống ngôn ngữ, là cơ sở để con người tiến hành hoạt động
nhận thức và tạo ra mọi sản phẩm ngôn ngữ (cụm từ, câu, đoạn văn, văn bản)
phục vụ cho nhu cầu giao tiếp. Với vai trò quan trọng ấy mà từ đã, đang và có
thể sẽ vẫn là đối tượng lâu dài, trung tâm của ngôn ngữ học được quan tâm
nghiên cứu. Tuy nhiên có một thực tế là trong nghiên cứu ngôn ngữ, định
nghĩa về từ luôn là một trong những vấn đề phức tạp. Hiện nay đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề định nghĩa từ, đã có tới trên 300 định
nghĩa về từ. Với mỗi mục đích nghiên cứu khác nhau, mỗi nhà nghiên cứu lại
nhấn mạnh tới một phương diện của từ.
Như đã đề cập, từ tiếng Việt tồn tại nhiều tranh luận. Có thể nêu ra một
vài định nghĩa tiêu biểu về từ tiếng Việt như sau:
Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến đã đưa
ra định nghĩa: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền
vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do

trong lời nói để tạo câu.” [23, tr.141]
Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Từ tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa
dùng để tạo câu nói; nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền.” [33, tr. 69]
Tác giả Đỗ Hữu Châu quan niệm: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số
âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm
trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định,
lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu.”[ 15, tr.16]
Cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên lại đưa ra quan niệm:
“Từ là đơn vị ngôn ngữ mà bắt đầu từ nó ngôn ngữ mới thực hiện chức năng
12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

giao tiếp và chức năng tư duy Từ là một đơn vị hai mặt: mặt hình thức và
mặt ý nghĩa. Mặt hình thức theo chúng tôi, là một hợp thể của một số thành
phần : thành phần ngữ âm (còn gọi là ngoại biểu), thành phần cấu tạo (còn
gọi là cấu trúc của từ) và thành phần ngữ pháp.”[62, tr.334-335]
Ta có thể nhận thấy ít nhiều có sự khác nhau trong các định nghĩa từ
tiếng Việt của các nhà Việt Ngữ. Người thì nhấn mạnh vào hình thức ngữ âm
“nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền”, người lại chú ý đến
“chức năng gọi tên”, có người lại tập trung vào mối quan hệ thống nhất giữa
“hình thức, ý nghĩa, ngữ pháp” của từ.
Rõ ràng thật khó có thể đưa ra một định nghĩa về từ tiếng Việt khiến cho
tất cả mọi người đều thoả mãn. Điều này cũng dễ hiểu vì trên thực tế sự phân
biệt rạch ròi giữa từ và ngữ trong tiếng Việt là không thể. Nhưng cho dù không
thể đưa ra một định nghĩa làm thoả mãn tất cả mọi người thì trong cách định
nghĩa về từ tiếng Việt của các nhà nghiên cứu hầu như đã thống nhất:
“Từ tiếng Việt là một đơn vị cơ bản trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt,
có hình thức ngữ âm cố định (bền vững hoặc một khối viết liền) và mang một ý
nghĩa nhất định”

Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng định nghĩa về từ của cuốn Cơ sở
ngôn ngữ học và tiếng Việt:
“Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn
chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời
nói để tạo câu.
Từ có thể có một âm tiết hoặc hai, ba âm tiết trở lên”. [23, tr.141]
Như vậy, đơn vị cấu tạo nên từ của tiếng Việt là “tiếng” ( hay còn gọi
là các “từ tố, thành tố, yếu tố ”). Và để cấu tạo nên từ tiếng Việt có thể bằng
nhiều cách: bằng cách dùng một tiếng, hoặc là tổ hợp các tiếng lại theo một
lối nào đó.
13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các phương thức cấu tạo từ tiếng Việt: Có ba phương thức
+ Từ hoá hình vị là phương thức tác động vào bản thân một hình vị, làm
cho nó có những đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến hình vị thành từ
mà không thêm bớt gì cả vào hình thức của nó. Hay nói cách khác, dùng một
hình vị tạo thành một từ thực chất là cấp cho hình vị cái tư cách đầy đủ của
một từ.
Từ các hình vị: nhà, xe, đi, đẹp, chạy, ăn, ngủ…qua quá trình “từ hoá”
chúng trở thành các từ: nhà, xe, đi, đẹp, chạy, ăn, ngủ.
+ Ghép là phương thức tác động vào 2 hoặc hơn 2 hình vị có nghĩa, kết
hợp chúng với nhau để sản sinh ra một từ mới (mang đặc điểm ngữ pháp và ý
nghĩa như một từ).
Ví dụ: Từ các hình vị: xe, đạp, áo, quần… quá trình ghép ta có các từ:
xe đạp, áo quần…
Biểu đồ của phương thức ghép là:
Hình vị: A, B - Ghép - từ A+B hoặc B+A
+ Láy là phương thức tác động vào một hình vị cơ sở làm xuất hiện một

hình vị láy giống nó toàn bộ hay bộ phận về âm thanh. Các hình vị cơ sở và
hình vị láy tạo thành một từ (mang đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ).
Ví dụ: Phương thức láy tác động vào hình vị xanh cho ta hình vị láy
xanh. Hình vị láy và hình vị cơ sở làm thành từ xanh xanh. Tác động vào hình
vị: đẹp, thưa cho ta hình vị láy: đẽ, lưa. Do đó, ta có các từ đẹp đẽ, lưa thưa.
Biểu đồ của phương thức này là:
Hình vị A – láy - từ AA hoặc AA’ hoặc A’A
Vì thế khi khảo sát từ ngữ chỉ “đất rừng” và “con người” trong truyện
Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi, chúng tôi không cố ý đi sâu phân biệt
rạch ròi giữa các hiện tượng là từ và ngữ trong “Đất rừng phương Nam” mà
coi tất cả chúng là đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Theo Nguyễn Tài Cẩn trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt: khi kết hợp
thành tố với thành tố để tạo thành một tổ hợp tự do, có thể kết hợp theo ba mối
14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

quan hệ chính sau đây: kết hợp theo quan hệ đẳng lập; kết hợp theo quan hệ
tường thuật; kết hợp theo quan hệ chính phụ. Với ba loại quan hệ khác nhau
đó, chúng ta sẽ có 3 loại tổ hợp tự do khác nhau: loại tổ hợp gồm nhiều trung
tâm nối liền với nhau bằng quan hệ đẳng lập gọi là liên hợp, loại tổ hợp gồm 2
trung tâm nối liền với nhau bằng quan hệ tường thuật gọi là mệnh đề và loại tổ
hợp gồm một trung tâm nối liền với các thành tố phụ bằng quan hệ chính phụ
gọi là đoản ngữ (hoặc ngữ).[9, tr.147 -148].
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng định nghĩa về đoản ngữ của cuốn
Ngữ pháp tiếng Việt:
Đoản ngữ (hoặc ngữ) là loại tổ hợp gồm một trung tâm nối liền với các
thành tố phụ bằng quan hệ chính phụ. [9, tr.148].
Như vậy, trong hệ thống các tổ hợp tự do, đoản ngữ chiếm một vị trí
riêng biệt. Nó sẽ đối lập với liên hợp và mệnh đề về mặt quan hệ kết hợp như

trên vừa nói, ngoài ra còn đối lập cả ở một số phương điện khác nữa.
+ Xét về mối tương quan giữa đặc trưng của toàn tổ hợp với đặc trưng
của thành tố thì đoản ngữ cùng liên hợp đứng về một phía coi đặc trưng của
toàn tổ hợp không khác với đặc trưng của thành tố chính của chúng, đối lập
hẳn với mệnh đề coi đặc trưng của toàn tổ hợp hoàn toàn khác với đặc trưng
của từng thành tố chính của nó.
+ Xét về phương diện thành tố chính tham gia vào tổ hợp, đoản ngữ và
mệnh đề lại đứng về một phía, cùng đối lập với liên hợp. Liên hợp là loại tổ
chức chưa dứt khoát, vì số lượng thành tố chính không xác định. Còn đoản ngữ
và mệnh đề thì trái lại, đều là loại tổ hợp có tổ chức dứt khoát, với số lượng
thành tố chính đã được quy định: đoản ngữ bao giờ cũng chỉ có một thành tố
chính, mệnh đề bao giờ cũng phải có hai thành tố trung tâm.
Vì vậy, theo Nguyễn Tài Cẩn xác định: đoản ngữ là một loại tổ hợp tự
do có ba đặc điểm:
- Gồm một thành tố trung tâm và một hay một số thành tố phụ quây
quần xung quanh trung tâm đó để bổ sung thêm một số chi tiết thứ yếu về mặt
ý nghĩa.
15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Ví dụ 1: tỉnh lớn
Ví dụ 2: tỉnh lớn này
Ví dụ 3: tất cả mấy tỉnh lớn này
- Quan hệ giữa trung tâm và thành tố phụ có nhiều kiểu loại chi tiết rất
khác nhau, nhưng nói chung đều thuộc vào loại quan hệ chính phụ.
- Toàn đoản ngữ có tổ chức phức tạp hơn, có ý nghĩa đầy đủ hơn một
mình trung tâm nhưng nó vẫn giữ được các đặc trưng ngữ pháp của trung tâm:
+ Trung tâm thuộc vào từ loại nào thì toàn đoản ngữ cũng vẫn giữ
các đặc trưng của từ loại đó. Vì vậy, có thể căn cứ vào trung tâm để phân loại

đoản ngữ thành đoản ngữ của danh từ (danh ngữ), đoản ngữ của động từ, tính
từ (động ngữ, tính ngữ) v.v.
+ Trung tâm có thể giữ một chức vụ gì trong một tổ hợp khác thì toàn
đoản ngữ thường thường cũng có thể đảm nhiệm được chức vụ đó. Nói một
cách khác, đoản ngữ chưa gắn liền với một chức vụ nào cho sẵn, nhất định. Vì
vậy, có thể tách riêng nó ra mà nghiên cứu một cách độc lập với chức vụ cú
pháp. [9, tr.150]
Đoản ngữ có 2 thành tố: thành tố trung tâm (quan trọng không thể lược
bỏ đi được, có vai trò đại diện cho cả toàn đoản ngữ…) và thành tố phụ (có
một hay nhiều thành tố phụ. Có thể có phần phụ trước hoặc phần phụ sau hoặc
có cả hai phần phụ này…) .
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học của Nguyễn Như Ý:
“Ngữ là sự kết hợp hai hoặc nhiều thực từ (không hoặc có cùng với các hư từ
có quan hệ với chúng gắn bó về ý nghĩa và ngữ pháp), diễn đạt một khái niệm
thống nhất, và là tên gọi phức tạp biểu thị các hiện tượng của thực tại khách
quan.”[77, tr.176]
Danh từ và danh ngữ trong tiếng Việt
Với đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Từ ngữ chỉ “đất rừng” và “con
người” trong Đất rừng phương Nam, nên trong phần cơ sở lí thuyết, chúng tôi
chỉ giới hạn ở danh từ và danh ngữ (cụm danh từ) - các đơn vị có vai trò định
danh (cách gọi tên) và có nghĩa thuộc các trường nói trên.
16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Danh từ là gì?
Danh từ là từ loại thuộc thực từ, là những từ biểu thị sự vật (bao gồm cả
người, động vật, thực vật, sự vật, hiện tượng, ).
Danh từ chia thành hai loại: danh từ chung và danh từ riêng.
Danh từ chung bao gồm:

- Danh từ vật thể: chỉ người, động vật, thực vật,
- Danh từ chất thể: chỉ vật xét ở chất thể của chúng
- Danh từ tượng thể: chỉ các khái niệm chỉ vật tưởng tượng
- Danh từ tập thể: chỉ tập hợp các vật thường là đồng nhất được hình
dung thành một khối như: đàn, bầy, lũ, bọn
Như vậy, danh từ chính là kết quả của quá trình định danh (cách gọi
tên) các sự vật, hiện tượng thuộc các phạm trù khác nhau. Mỗi dân tộc với
điểm nhìn khác nhau thì cách gọi tên (định danh) cũng khác nhau và đó chính
là nét đặc trưng văn hoá riêng biệt của mỗi nước.Và qua cách gọi tên các sự
vật, hiện tượng ít nhiều cũng thể hiện được quan niệm, cách nhìn, thói quen và
tình cảm của mình trong đó. Đó chính là một trong những biểu hiện cụ thể của
mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá.
Danh ngữ là gì?
Danh ngữ là đoản ngữ (hay ngữ) có danh từ làm trung tâm.
Ở tiếng Việt, khi dùng danh từ để giữ một chức vụ này hay một chức vụ
khác trong câu, thường người ta còn hay đặt thêm một số thành tố phụ bên
cạnh nó để tạo thành đoản ngữ. Loại đoản ngữ có danh từ làm trung tâm như
thế gọi là danh ngữ.
Về cấu tạo, danh ngữ bao gồm hai phần chính:
+ Bộ phận trung tâm (do danh từ đảm nhiệm) chiếm vị trí nằm giữa
lòng đoản ngữ
+ Các thành tố phụ (định tố) chia làm hai bộ phận: phần đầu của đoản
ngữ (trước trung tâm) và phần sau của đoản ngữ (sau trung tâm).
17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Trong danh ngữ tiếng Việt, không có loại định tố nào có trật tự tự do cả,
khi thì ở trước khi thì ở sau.
Về dạng, danh ngữ có hai dạng: dạng đầy đủ và dạng không đầy đủ.

+ Dạng đầy đủ
Sơ đồ: phần đầu - phần trung tâm - phần cuối.
+ Dạng không đầy đủ: có 3 dạng
- Dạng chỉ có phần đầu và phần trung tâm
Sơ đồ: phần đầu - phần trung tâm –
- Dạng chỉ có phần trung tâm và phần cuối:
phần trung tâm - phần cuối
- Dạng chỉ có phần đầu và phần cuối:
Sơ đồ: phần đầu - phần cuối
Sau đây là một số chú thích cho sơ đồ danh ngữ:
- Phần trung tâm là trung tâm ghép bao gồm hai thành tố T1, T2. Trong
đó, T1 là trung tâm ngữ pháp, là các danh từ đơn vị như: con, cuốn, cân, mét,
lít,…; T2 là trung tâm ngữ nghĩa, là các danh từ sự vật và chất liệu như: màn,
vải, dừa, mít,…
- Phần đầu có 3 vị trí:
+ Vị trí (-1) sát với trung tâm là phó từ “cái” gọi là từ chỉ xuất, định tố.
+ Vị trí (-2) là những từ chỉ phó từ số lượng, số từ (những, các, mọi,
mỗi từng, 1, 2, 3…).
+ Vị trí (-3) là các đại từ chỉ toàn bộ (cả, tất cả, cả thảy, tất thảy,…)
- Phần cuối có nhiều vị trí hơn. Phần đầu của phần cuối là từ hư và phần
cuối của phần cuối danh ngữ phần lớn là từ thực thậm chí có thể phát triển
thành cụm từ độc lập, cụm chính phụ hoặc cụm chủ - vị. Vị trí các thành tố tỏ
ra tự do hơn.
Danh ngữ có thể tồn tại ở các mô hình cấu tạo sau : D1- D2; D1-D2 –
D3; D- T; D1 – D2 – T; D1 - D2 - D3 - T; D1 - D2 - D3-… (trong đó: D là
danh từ; T là từ chỉ tính chất, trạng thái )

×