Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

phân tích thực trạng môi trường kinh doanh của việt nam,những cơ hội, thách thức , điểm mạnh,điểm yếu của ngành thủy sản việt nam hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.63 KB, 27 trang )

KHOA KINH TẾ
Mục lục:
I.Mở đầu
II.Phương pháp nghiên cứu
1.Mô hình SWOT
2. Vận dụng mô hình SWOT trong xây dựng xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào
thị trường TG.
III.Cơ hội và thách thức
IV.Thế mạnh
1.Tiềm năng ngành.
2.Đáp ứng tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu
3.Phát triển thị trường
4.Ứng dụng một số công nghệ cao
V.Điểm yếu
1.Về nguyên liệu
2.Tiềm lực tài chính
3.Chi phí kiểm nghiệm
4.Cung cách làm ăn
5.Môi trường
6.Trình độ quản lý, khoa học công nghệ
7.Xây dựng và quảng bá thương hiệu
VI. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở VN.
1.Tổ chức lại sản xuất
2.Tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu vào thị trường
3.Phát triển nguồn nhân lực
4.Nghiên cứu biển
5.Bảo vệ môi trường
SV: Trịnh Thị Ngàn MSSV:1154011335
1
KHOA KINH TẾ
6.Nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng mặt hàng thủy sản


7.Tăng cường sự hỗ trợ từ phía nhà nước
8.Phát triển các hình thức hợp tác, liên doanh
9.Đa dạng hóa thị trường và chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu.
VII.Kết luận
VIII.Tài liệu tham khảo
SV: Trịnh Thị Ngàn MSSV:1154011335
2
KHOA KINH TẾ
I.Mở đầu:
Trong những năm qua, từ sau khi đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, từ nền kinh tế kế
hoạc hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, kinh tế
đất nước đã có những bước phat triển vượt bậc.cùng với chiến lược kinh tế hội nhập
và phát triển do Nhà nước đặt ra, thương mại quốc tế trở thành một bộ phận quan
trọng có vai trò quyết định đến sự phát triển của quốc gia. Vì vậy việc giao lưu
thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu hàng hóa dịch vụ nói riêng là mục tiêu
phát triển kinh tế hàng đầu của nước ta.
Trong đó có ngành nuôi trồng, khai thác và xuất khẩu thủy sản.Nghề khai thác
thủy sản đã được hình thành từ lâu đời. nguồn lao động có kinh nghiệm đánh bắt và
nuôi trồng, giá nhân công thấp hơn so với khu vực và thế giới. Hiện nay nhà nước
đang coi thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn do đó có nhiều chính sách đầu tư
khuyến khích để đẩy mạnh sự phát triển của ngành.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn và vướng mắc đặt ra cho thủy sản
nước ta đó là hoạt động tự cấp, tự túc, công nghệ thô sơ lạc hậu, sản phẩm tạo ra chất
lượng chưa cao. Nguồn lao động tuy đông nhưng trình độ văn hóa kỹ thuật không
cao, lực lượng đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ, hầu hết chỉ dựa vào kinh nghiệm do đó khó
theo kịp sự thay đổi của điều kiện tự nhiên và nhu cầu thị trường. cuộc sống của lao
động trong nghề còn nhiều vất vả, bấp bênh do đó không tạo được sự gắn bó với
nghề.
Nhưng cơ bản có thể khẳng định VN có tiềm năng dồi dào để phát triển ngành
thủy sản thành một ngành kinh tế quan trọng.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thương mại quốc tế đang có xu
hướng tăng tốc độ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất. Điều này dẫn
đến tỷ trọng của kim ngạch xuất nhập khẩu trong tổng sản phẩm quốc nội của các
quốc gia ngày càng gia tăng. Trước xu hướng đó thì vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu,
SV: Trịnh Thị Ngàn MSSV:1154011335
3
KHOA KINH TẾ
thâm nhập thị trường nước ngoài là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của
ngành hàng và của nền kinh tế nói chung. Điều đó đ̣i hỏi phải có chiến lược kinh
doanh rõ ràng, phù hợp và hiệu quả.
Chiến lược kinh doanh thương mại quốc tế là một tập hợp các mục tiêu, bước đi và
các biện pháp để thực hiện mục tiêu một cách thống nhất. Chiến lược kinh doanh
thương mại quốc tế gắn liền với việc khai thác các lợi thế so sánh và gia tăng khả
năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
Để xây dựng chiến lược kinh doanh, các nhà quản lí phải tiến hành phân tích môi
trường kinh doanh, đánh giá thực trạng để đề ra các mục tiêu phù hợp và có các giải
pháp để thực hiện mục tiêu với hiệu quả cao nhất.
Trước thực trạng đầy biến động của môi trường kinh doanh tại VN,câu hỏi đặt ra cho
các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản VN đó là: “trước những thời cơ ,thách thức mà
thị trường tạo ra, bên cạnh các lợi thế song những điểm yếu vẫn tồn tại,liệu rằng vị
thế của doanh nghiệp Việt sẽ như thế nào?”
SV: Trịnh Thị Ngàn MSSV:1154011335
4
KHOA KINH TẾ
II.Phương pháp nghiên cứu:
Môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài. Môi
trường bên trong là tổng hợp các yếu tố nội tại của mặt hàng, của doanh nghiệp như:
điểm mạnh, điểm yếu Môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố kinh tế, chính trị,
pháp luật đem đến những cơ hội, thách thức tác động khách quan đến sự phát triển
của ngành hàng, hay của doanh nghiệp. Việc phân tích môi trường kinh doanh là việc

làm cần thiết để xác định rõ các mục tiêu của chiến lược, tạo điều kiện cần thiết để
xây dựng và thực hiện chiến lược thành công cũng như điều chỉnh chiến lược trong
những trường hợp cần thiết.Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thì mô hình SWOT
là thích hợp hơn cả.
1. Mô hình SWOT
Mô hình SWOT chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với
ngành hàng, doanh nghiệp từ đó kết hợp phát triển các loại chiến lược, đề xuất các
giải pháp để phát huy những điểm mạnh, khai thác những cơ hội, tối thiểu hoá những
điểm yếu và hạn chế những thách thức để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, lợi
nhuận lớn và tránh được các rủi ro. Các loại chiến lược là: chiến lược thế mạnh-cơ
hội (SO); chiến lược điểm yếu-cơ hội (WO); chiến lược thế mạnh-đe doạ (ST); chiến
lược điểm yếu-đe doạ (WT). Ngoài ra còn có các chiến lược mở rộng kết hợp nhiều
yếu tố như: SOT, SWT, OWT, SWOT.
Các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu là các yếu tố bên trong (môi trường bên trong) c̣n
các yếu tố cơ hội, thách thức (môi trường bên ngoài). Sự kết hợp các yếu tố bên
trong và bên ngoài là vấn đề cơ bản nhất và khó khăn nhất của việc xây dựng và sử
SV: Trịnh Thị Ngàn MSSV:1154011335
5
KHOA KINH TẾ
dụnh ma trận SWOT. Điều này đ̣i hỏi phải có sự phán đoán tốt về mối quan hệ giữa
các yếu tố.
2.Vận dụng mô hình SWOT trong xây dựng xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
vào thị trường TG.
Cũng như sử dụng mô hình SWOT để phân tích môi trường kinh doanh của mặt
hàng bất kỳ, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra thế mạnh của hàng thuỷ
sản Việt Nam như: điều kiện tự nhiên, chất lượng sản phẩm, phong phú mặt hàng ;
điểm yếu về nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, về tŕnh độ khoa học kỹ thuật ;
những cơ hội cho hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường TG như: xu hướng tiêu
dùng gia tăng, những ưu đăi cũng như thách thức đặt ra cho hàng thuỷ sản như
thách thức từ hệ thống pháp luật TG, khoảng cách về văn hoá kinh doanh Trong

các chương tiếp theo sẽ phân tích sâu hơn từng yếu tố trên và sự đánh giá kết hợp các
yếu tố đó trên cơ sở vận dụng mô hình SWOT.
III.Cơ hội và thách thức:
SV: Trịnh Thị Ngàn MSSV:1154011335
6
KHOA KINH TẾ
Lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản của VN đang phải đối mặt với những thách
thức không nhỏ trước ngưỡng cửa gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Cả cơ hội và thách thức đối với ngành thủy sản đều liên quan đến vấn đề thị
trường khi có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn mạnh như: Trung Quốc, Thái Lan,
Inđônêxia…….
Khi nền kinh tế VN ngày càng hội nhập sâu rộng thì vấn đề thị trường xuất khẩu
lại càng nổi lên như một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả sản xuất và
xuất khẩu.
Trên thực tế, trong thời gian qua, ngành thủy sản VN đã phải đối mặt với vấn đề
này.
Năm 2012, ngành thủy sản nước ta dự kiến giá trị xuất khẩu đạt 6,5 tỷ USD, tăng
20 đến 25% so năm 2011. Tuy nhiên, hết quý I, hầu hết các doanh nghiệp đều cho
rằng, năm 2012 sẽ là năm rất khó khăn của ngành thủy sản khi phải đối mặt nhiều
vấn đề lớn.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 2-2012, xuất
khẩu thủy sản ước đạt 400 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hai tháng đầu năm
lên 763 triệu USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2011. Song, theo số liệu của
Tổng cục Hải quan, những tháng đầu năm, hầu hết các thị trường chủ lực của xuất
khẩu thủy sản Việt Nam lại sụt giảm khá mạnh. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang
EU giảm 35%, Mỹ giảm 17,5%, Nhật Bản giảm 6,8%, Hàn Quốc giảm 4,8% và
Trung Quốc giảm 5,9%. Khó khăn về thị trường đang làm cho các doanh nghiệp phải
tìm cách chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường ngách và thị trường mới.
Một trong những điểm yếu lớn nhất của các ngành hàng xuất khẩu của VN hiện
nay là vấn đề thương hiệu: đây cũng là một thách thức lớn nữa mà ngành thủy sản

đang phải đối mặt. Các mặt hàng thủy sản của VN hiện được xuất khẩu thông qua
các nhà nhập khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau. Một số sản
SV: Trịnh Thị Ngàn MSSV:1154011335
7
KHOA KINH TẾ
phẩm có chất lượng cao đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường quốc tế với thương hiệu
của riêng mình, nhưng số đó vẫn còn rất ít.
Việc sử dụng thương hiệu của nhà nhập khẩu trung gian, trên thực tế, cũng là hình
thức giúp đẩy mạnh xuất khẩu đối với nhiều doanh nghiệp, nhưng xét về lâu dài thì
đây không phải là một biện pháp đem lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên, điều đáng nói là thị trường lại chưa phải vấn đề khiến doanh nghiệp
căng như dây đàn trong lúc này mà điểm mấu chốt thuộc về những yếu tố phát sinh
từ trong nước. Trong đó, thiếu nguyên liệu, vấn đề cốt lõi của ngành thủy sản Việt
Nam từ nhiều năm nay được coi là nỗi lo lớn nhất của doanh nghiệp. từ đầu năm
2011 đến nay, các DN CBTSXK còn gặp phải những khó khăn, thách thức mới.
Trong đó, khó khăn lớn nhất là chi phí đầu vào tăng đột biến, trong khi giá đầu ra
không tăng, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Theo báo cáo của ngành thủy sản, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp chế biến
chỉ hoạt động từ 50 đến 60% công suất do thiếu nguyên liệu.
*Vẫn cần mở rộng thị trường
Mặc dù, thủy sản Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường Mỹ và EU, tuy nhiên,
hiện suy thoái kinh tế khiến thị trường Mỹ ,EU ngày càng khắt khe hơn với hàng hóa
nhập khẩu, đặc biệt là hàng “made in Việt Nam”.
Bên cạnh đó, Mỹ và EU còn áp dụng thêm những quy định mới như chống đánh
bắt cá bất hợp pháp; Kiểm soát ký sinh trùng trong sản phẩm thủy sản dùng làm thực
phẩm khiến cho việc xuất khẩu sang thị trường này càng trở nên khó khăn hơn.
Theo các chuyên gia kinh tế, chính sách siết chặt tín dụng tại Mỹ và các nước châu
Âu đang thực hiện đã ít nhiều tác động đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị
trường này. Và muốn có tín hiệu khả quan hơn thì không còn cách nào khác là phải
chờ đợi sự mở rộng hạn mức tín dụng của ngân hàng để doanh nghiệp có nguồn tài

chính tái đầu tư, ổn định sản xuất từ thị trường này.
SV: Trịnh Thị Ngàn MSSV:1154011335
8
KHOA KINH TẾ
IV. Thế mạnh của thủy sản Việt Nam
1. Tiềm năng của ngành.
1.1 Điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lí của Việt Nam là niềm mơ ước của rất nhiều các quốc gia trên thế giới.
Với 3260 km bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên trải qua 13 vĩ độ từ 823’ vĩ độ bắc
đến 2129' vĩ độ bắc. Diện tích vùng nội thủy và lănh hải của Việt Nam rộng 226000
km và vùng biển đặc quyền kinh tế trên một triệu km rộng gấp 3 lần diện tích đất
liên.
Trên vùng biển Việt Nam có trên 4000 hòn đảo, trong đó có nhiều đảo lớn như:
Cô Tô, Cát Bà, Phú Quốc… là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch đồng thời
đã, đang và sẽ được xây dựng thành một tuyến căn cứ cung cấp các dịch vụ hậu cần,
chu chuyển sản phẩm cho các đội tàu khai thác hải sản, đồng thời là nơi cư trú của
tàu thuyền trong mùa mưa băo.
Ngoài ra nước ta c̣n có 660 ngh́n ha vùng nước lợ, đây là môi trường giàu chất
dinh dưỡng cho thực vật thủy sinh Là nơi cư trú, sinh sản, sinh trưởng của tôm he,
tôm nương, tôm rảo, tôm vàng, cá đối, cá vược, cá tráp, cá trai, cá bớp, cua biển…
1.2 Nguồn lợi thủy sản :
Biển Việt Nam có trên 2000 loài cá trong đó có khoảng 130 loài có giá trị kinh tế.
Theo những đánh giá mới nhất trữ lượng cá trong toàn vùng biển là 4,2 triệu tấn
trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm bao gồm 850 ngh́n tấn cá
đáy và 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ và 120 nghìn tấn cá nổi đại dương.
Bên cạnh cá biển c̣n có nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1600 loài giáp xác, sản
lượng cho phép khai thác hàng năm là 50-60 ngh́n tấn/năm, loài có giá trị kinh tế cao
là tôm biển, tôm hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ, khoảng 2500 loài động vật thân mềm
SV: Trịnh Thị Ngàn MSSV:1154011335
9

KHOA KINH TẾ
trong đó có ý nghĩa kinh tế lớn nhất là bạch tuộc, sản lượng cho phép khai thác hàng
năm là 60-70 nghìn tấn/năm.
Từ năm 2000 đến nay nuôi trồng thủy sản đă trở thành nghề sản xuất phổ biến
trong cả nước và chiếm vị trí quan trọng hàng đầu đưa xuất khẩu thủy sản tăng nhanh
trong thời gian qua. Năm 2004, sản lượng thủy sản nuôi trồng khai thác nội địa đạt
1427000 tấn tăng 165,3% so với năm 1998. Trong đó tập trung vào phát triển các đối
tượng có giá trị xuất khẩu cao và có khả năng về thị trường như tôm sú, cá tra, cá
basa… Nuôi tôm sú phát triển nhanh về quy mô, năng suất và sản lượng, đưa sản
lượng tôm nuôi từ 25000 tấn năm 1998 lên khoảng 295000 tấn năm 2004. Cá tra, cá
basa ngày càng phát triển, năm 2004 đạt khoảng 300000 tấn đưa kim ngạch xuất
khẩu sản phẩm này lên gần 240 triệu USD.
Như vậy, tiềm năng của thủy sản Việt Nam còn rất lớn đảm bảo nguồn nguyên liệu
phong phú, dồi dào cho ngành chế biến thủy sản Việt Nam. Điều đó tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp tập trung vào đổi mới công nghệ, tạo ra những sản phẩm thủy
sản chế biến chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính nói
chung và thị trường Mỹ, EU nói riêng.
2. Sản phẩm đă đáp ứng tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu
Bộ thủy sản đă ban hành hàng loạt các tiêu chuẩn ngành về điêù kiện đảm bảo an
toàn vệ sinh của tàu cá, cảng cá, chợ cá, cơ sở thu mua, cơ sở sản xuất nước đá, sơ
chế thủy sản, kho lạnh, cơ sở bán lẻ… Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn an toàn
vệ sinh thực phẩm tương đương với tiêu chuẩn cuả các nước nhập khẩu. Công tác
kiểm tra, kiểm soát về an toàn vệ sinh thực phẩm đă được chuyển đổi từ kiểm tra sản
phẩm cuối cùng sang quản lí và thực hiện các biện pháp về an toàn vệ sinh thực
phẩm theo hệ thống xuyên suốt từ khâu sản xuất nguyên liệu đến thu mua và chế
biến xuất khẩu.
SV: Trịnh Thị Ngàn MSSV:1154011335
10
KHOA KINH TẾ
Với sự nỗ lực của các cơ quan quản lí cùng các doanh nghiệp, tháng 11/1999

Việt Nam đă chính thức được công nhận vào danh sách các nước xuất khẩu thủy sản
vào EU với 18 doanh nghiệp. Đến nay đă nâng lên 153 đơn vị có code xuất khẩu đi
EU chiếm 38,7% trong tổng số cơ sở chế biến hiện có, khoảng 300 đơn vị áp dụng
HACCP đủ tiêu chuẩn xuất hàng vào Mỹ. Những doanh nghiệp này có giá trị kim
ngạch xuất khẩu chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.
Những nỗ lực đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn thực
phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ của riêng Nhà nước mà từ các doanh nghiệp,
sản phẩm thủy sản Việt Nam đă và đang tiến xa hơn và có thể xâm nhập và chiếm
lĩnh thị trường thủy sản Mỹ,EU.
3. Phát triển thị trường.
3.1 Phong phú về mặt hàng.
Bên cạnh việc tăng cường sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng, các doanh
nghiệp c̣n quan tâm đa dạng hóa các mặt hành xuất khẩu. Song song với việc tiếp tục
phát triển tốt các mặt hàng chủ lực, nhiều mặt hàng mới đă xuất hiện đáp ứng các yêu
cầu tiêu dùng từ b́nh dân đến xa xỉ ở các thị trường khác nhau. Các sản phẩm từ tôm
vẫn tăng về sản lượng và giữ vị trí chủ lực, chiếm khoảng 50% giá trị kim ngạch xuất
khẩu hàng năm, tỷ trọng giá trị các sản phẩm tăng nhanh qua các năm, từ 14,06%
năm 1998 đến nay lên đến trên 22,84%. Các mặt hàng cua ghẹ, nhuyễn thể, thủy sản
phối chế cũng tăng lên đáng kể. Mặt hàng khô đă có sự tăng lên mạnh mẽ về giá trị
và sản lượng: năm 1998 sản lượng hàng khô là dưới 6000 tấn th́ 11 tháng năm 2004
đă đạt 27742 tấn với giá trị trên 90 triệu USD.
Với số lượng các mặt hàng ngày càng tăng thủy sản Việt Nam có thể đáp ứng nhu
cầu đa dạng của ngưới tiêu dùng Mỹvà EU, ngoài tôm đông lạnh còn nhiều mặt hàng
tươi sống như cá ngừ đại dương, cá thu, của cùng nhiều loại chế biến khác với giá trị
tương đối ổn định.
SV: Trịnh Thị Ngàn MSSV:1154011335
11
KHOA KINH TẾ
3.2.Mở rộng thị trường.
Những kết quả đạt được trong xuất khẩu thủy sản những năm qua không thể tách

rời với việc tập trung chỉ đạo công tác thị trường. Nhà nước và doanh nghiệp tiến
hành nhiều hoạt động xúc tiến thương mại: hội thảo về thị trường, tham dự hội chợ
quốc tế về thủy sản, cung cấp thông tin về thị trường, tuyên truyền quảng cáo sản
phẩm thủy sản Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạp chí chuyên
ngành quốc tế, bước đầu đưa thương mại điện tử vào ngành thủy sản … Nhờ đó ta đă
h́nh thành thế chủ động và cân đối về thị trường, không lệ thuộc vào thị trường
trường truyền thống Nhật Bản, giảm tỷ trọng các thị trường trung gian, bước đầu
giành được vị trí quan trọng trên các thị trường lớn có yêu cầu khắt khe về chất
lượng và an toàn vệ sinh như Mỹ, EU.
Cơ cấu của các thị trường đă có sự thay đổi, thị trường Nhật vẫn là thị trường lớn
nhưng giảm về tỷ trọng: năm 1998 là 42,30% năm 2003 xuống c̣n 26,3%, đứng thứ 2
là Mỹ. Năm 2004 do tác động của vụ kiện bán phá giá tôm nên thị trường Mỹ lùi
xuống vị trí thứ 2 và Nhật Bản lại chiếm ngôi đầu bảng. Tuy nhiên sau kết luận cuối
cùng về việc kiện bán phá giá tôm của doanh nghiệp Việt Nam thì thị trường Mỹ sẽ
được khôi phục lại vị trí của nó và ngày càng trở thành thị trường quan trọng.
Như vậy với việc mở rộng phát triển thị trường, sản phẩm thủy sản Việt Nam
ngày càng có tiếng vang trên thị trường thế giới. Do đó khi vào thị trường Mỹ,EU
những thị trường nhiều biến động ta có thể linh hoạt chủ động đối phó với những
biến động đó, không làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu thủy sản. Không
ngừng giữ vững và nâng cao thị phần trên các thị trường truyền thống đồng thời mở
rộng phát triển các thị trường tiềm năng tạo nên sự phát triển cân đối, bền vững cho
sản phẩm thủy sản Việt Nam.
4. Đã có một số công nghệ cao trong chế biến và nuôi trồng
SV: Trịnh Thị Ngàn MSSV:1154011335
12
KHOA KINH TẾ
Rào cản lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ,EU hiện nay là
Mỹ và EU đă đưa ra các quy định về tiêu chuẩn chất lượng ngặt nghèo mà những
quy định này chủ yếu đối với các sản phẩm có nguồn gốc nuôi trồng. Vì vậy để đảm
bảo chất lượng cho hàng thủy sản xuất khẩu thì công tác nuôi trồng phải được xem là

một quá trình đòi hỏi phải làm tốt ở tất cả các khâu: từ chuẩn bị khu nuôi, công tác
giống, thức ăn, quá trình chăm sóc, theo dơi bệnh trong quá trình nuôi, thu hoạch và
vận chuyển đến khu chế biến.
Hiện nay ngành thủy sản đă tập trung nghiên cứu công nghệ sản xuất giống những
đối tượng có giá trị xuất khẩu như tôm sú, tôm rảo, tôm càng xanh, cá tra, cá basa, rô
phi đơn tính… trong đó một số đối tượng đă đi vào sản xuất đại trà. Đồng thời cũng
đă nhập khẩu công nghệ sản xuất giống và nuôi nh bào ngư, điệp, tôm thể chân
trắng… bước đầu có kết quả khả quan.
Cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành chế biến thủy sản phát triển khá nhanh. Năm
2000 cả nước có 272 cơ sở chế biến thủy sản, trong đó có 246 cơ sở chế biến đông
lạnh, 65 dây chuyền IQF, với tổng công suất cấp đông là 2000 tấn/ngày. Cuối năm
2002 tổng số doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh là 235 với tổng công suất là
3147 tấn/ngày. Phân chia theo vùng như sau miền Bắc 4%, miền Trung 27,2%, miền
Nam 68,8%. Nh vậy các cơ sở chế biến về cơ bản đă được xây dựng theo quy hoạch.
Đa số các cơ sở chế biến đều có nhà xưởng, nhà kho, trang thiết bị, dụng cụ vệ sinh,
hệ thống xử lí nước thải, trang thiết bị kiểm tra sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn chất
lượng. Nhiều cơ sở tiến hành sản xuất theo phương thức công nghiệp. Việc áp dụng
hệ thống quản lí chất lượng và các quy định về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
ngày càng phổ biến.
Qua việc phân tích các điểm mạnh của hàng thủy sản Việt Nam chóng ta thấy rơ
được những ưu thế của sản phẩm. Từ những lợi thế về điều kiện tự nhiên, đa dạng
hóa về sản phẩm… cho đến những nỗ lực đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng
SV: Trịnh Thị Ngàn MSSV:1154011335
13
KHOA KINH TẾ
sản phẩm, hàng thủy sản Việt Nam có thể tự tin bước vào thị trường Mỹ. Nếu phát
huy được những lợi thế này để nâng cao năng lực cạnh tranh th́ hàng thủy sản Việt
Nam sẽ ngày càng tiến xa hơn nữa không chỉ trên thị trường Mỹ mà c̣n nhiều thị
trường lớn khác nữa.
V. Điểm yếu kém của hàng thủy sản Việt Nam

Bên cạnh những điểm mạnh hàng thủy sản Việt Nam vẫn c̣n rất nhiều điểm yếu
kém. Đất nước ta đang trong quá tŕnh đổi mới CNH- HĐH, cũng như các ngành khác
thủy sản Việt Nam đang phải từng bước khắc phục những yếu kém, tồn tại để nâng
cao năng lực cạnh tranh.
1. Về nguyên liệu
Tuy nuôi trồng và khai thác thủy sản được quan tâm và phát triển nhưng việc phát
triển nguyên liệu ở nhiều nơi còn mang tính tự phát, dễ nảy sinh tác hại đối với môi
trường ảnh hưởng lớn đến phát triển thủy sản bền vững.
Sản xuất nguyên liệu và bảo quản sau thu hoạch về cơ bản chưa đáp ứng các tiêu
chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Giá tôm giống cao, giá thức ăn nuôi tôm cũng
cao đă làm tăng giá thành nguyên liệu, khi tỷ trọng giá nguyên liệu thường chỉ chiếm
đến 90% giá thành sản phẩm. Giá nguyên liệu cao đă làm giảm khả năng cạnh tranh
của sản phẩm tôm Việt Nam đặc biệt khi thị trường thế giới biến động, giá xuất khẩu
giảm.
Trong khi đó, việc thu mua nguyên liệu chế biến của các DN đang ngày càng khó
khăn. Chuyện thiếu nguyên liệu của các DN CBTSXK không mới. Tuy nhiên, do
không giải quyết rốt ráo, nên tình trạng này ngày càng diễn ra nghiêm trọng.
Từ đầu năm đến nay, các nhà máy CBTSXK đa phần chỉ hoạt động chừng trên 60%
SV: Trịnh Thị Ngàn MSSV:1154011335
14
KHOA KINH TẾ
công suất do không đủ nguyên liệu. Hiện có nhiều DN “đứng ngồi không yên” vì đến
thời hạn giao hàng nhưng thiếu nguyên liệu sản xuất.
Để đối phó với việc thiếu nguyên liệu, một số phải thu mua nguyên liệu ngoài tỉnh
hoặc nhập khẩu từ nước ngoài.
Nguyên liệu nhập khẩu luôn có mức giá cao hơn từ 5-10% so với giá trong nước,
nhưng giúp DN chủ động sản xuất, ổn định thị trường và giữ được khách hàng.
Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp ổn định lâu dài, vì đến một thời điểm nào đó
thì các nước xuất khẩu nguyên liệu cũng sẽ dừng xuất khẩu nguyên liệu thô. Hơn
nữa, việc nhập khẩu nguyên liệu đòi hỏi DN phải có tiềm lực tài chính mạnh để thu

mua nguyên liệu dự trữ và đầu tư kho lạnh bảo quản. Mặt khác, DN phải có khách
hàng và thị trường tiêu thụ ổn định, phải tính toán hợp lý trong sản xuất kinh doanh
thì mới có hiệu quả cao.
Điểm yếu thì có rất nhiều, nhưng rõ nhất là sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất
nguyên liệu và khu vực chế biến xuất khẩu. Nói rõ hơn, khu vực sản xuất nguyên liệu
chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa theo kịp được khu vực chế biến xuất khẩu
Sự mất cân đối này xuất phát từ nhiều yếu tố, như trình độ tổ chức sản xuất chưa
cao, sản lượng và chất lượng cũng như sự phối hợp giữa hai khu vực còn yếu.
Bên cạnh đó, trình độ quản trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp thủy sản VN còn
rất thấp so với các đối thủ cạnh tranh,
2. Tiềm lực tài chính:
Do chênh lệch giữa lãi suất vay tiền đồng và ngoại tệ khá lớn nên các doanh nghiệp
tiếp tục kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước cho gia hạn thời gian được vay ngoại tệ
đến cuối năm 2013",
Vasep cho biết, lãi suất cho vay tiền đồng cao cùng với chính sách thắt chặt tín dụng
tiền tệ từ phía ngân hàng là nguyên nhân khiến không ít doanh nghiệp thủy sản gặp
khó khăn, số lượng doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, phá sản gia tăng mạnh.
SV: Trịnh Thị Ngàn MSSV:1154011335
15
KHOA KINH TẾ
Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2012, cả nước chỉ có khoảng 600 doanh nghiệp
tham gia xuất khẩu thủy sản, giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Điều này chúng tỏ xu hướng sàng lọc và tái cơ cấu doanh nghiệp thủy sản vẫn đang
diễn ra mạnh mẽ. Dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra khi mà số lượng doanh
nghiệp gặp khó khăn về vốn ngày càng nhiều (không tiếp cận được nguồn vốn vay
lãi suất thấp); chi phí sản xuất gia tăng; thị trường tiêu thụ còn nhiều bất ổn”,
Theo đánh giá của VASEP, nếu như những khó khăn về vốn không nhanh chóng
được giải quyết thì tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản trong năm
2013 còn gặp nhiều khó khăn hơn.
Cụ thể, VASEP dự báo trong năm 2013 nhập khẩu nguyên liệu phục cho chế biến và

xuất khẩu sẽ tăng 30% so với năm 2012 với kim ngạch nhập khẩu đạt 65 – 70 triệu
đô la Mỹ/tháng. Trong khi đó, xuất khẩu thủy sản sang một số thị trường chính giảm
mạnh, chẳng hạn, xuất sang EU dự báo giảm 12 – 15% so với năm 2012; kim ngạch
xuất khẩu thủy sản sang Nhật trong năm 2013 dự báo giảm 1,5 – 2% so với năm
2012.
Riêng đối với các nước châu Á, xuất khẩu thủy sản dự báo chỉ tăng từ 10 -20%
trong năm 2013.
3. Chi phí kiểm nghiệm:
Theo Vasep, hiện nay chi phí kiểm nghiệm lô hàng trước khi xuất khẩu đang trở
thành gánh nặng đối với doanh nghiệp khi mức phí phải trả tăng trung bình 1,5-2 lần
so với trước đây. Việc lấy mấu kiểm nghiệm lô hàng cùng các biện pháp, thủ tục
kiểm soát trước khi xuất khẩu đã khiến đa phần các lô hàng xuất khẩu của doanh
nghiệp phải chờ từ 7-10 ngày là một bất lợi lớn, nhất là trong thời điểm doanh nghiệp
khó khăn về vốn, tín dụng như hiện nay đồng thời làm giảm tính cạnh tranh so với
các nước xuất khẩu thủy sản tương tự như Việt Nam . Vì vậy các doanh nghiệp kiến
nghị hay đổi cách tiếp cận kiểm soát.
SV: Trịnh Thị Ngàn MSSV:1154011335
16
KHOA KINH TẾ
4. Cung cách làm ăn:
Tiềm năng lớn nhưng ngành xuất khẩu chủ lực này của Việt Nam hiện vẫn tồn tại
nhiều hạn chế. Cụ thể tôm Việt Nam đã xuất khẩu vào 82 thị trường, trong đó 80%
khối lượng và giá trị xuất khẩu tập trung vào 10 thị trường hàng đầu như Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Hàn Quốc… Tuy nhiên, giá xuất khẩu luôn thấp so với các nước khác.
Đó là do cung cách làm ăn của các doanh nghiệp Việt Nam chưa chuyên nghiệp,
không đảm bảo thời điểm giao hàng. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp ký hợp đồng
nhưng không quan tâm đến năng lực thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp mình.
5. Môi trường:
Các yếu tố môi trường cơ bản trong chế biến thủy sản Việt Nam bao gồm phế liệu
và chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải và mùi trong chế biến thủy sản. Thực tế cho

thấy, cứ sản xuất 1 tấn sản phẩm đông lạnh xuất khẩu, tôm thịt sẽ thải ra môi trường
0,75 tấn phế thải, cá phi lê thì cho 1,8 tấn, nhuyễn thể không đầu cho 0,45 tấn,
nhuyễn thể hai mảnh vỏ là 8 tấn. Bên cạnh đó, lượng chất thải lỏng trong chế biến
thủy sản được coi là vấn đề nghiêm trọng nhất. Nước thải từ các nhà máy chế biến
thủy sản có các chỉ số ô nhiễm cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn nước thải công
nghiệp loại B.
Nước thải chế biến thủy sản gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không
được xử lý. Nhưng do phần lớn các cơ sở được xây dựng trước khi Luật Bảo vệ môi
trường ra đời, điều kiện tài chính hạn hẹp, trong khi công nghệ và thiết bị xử lý lại
đắt tiền, đồng thời, do công tác tư vấn, quản lý môi trường chưa làm tốt, chưa
nghiêm. Mặt khác, do chi phí xử lý nước thải lớn và chi phí này lại không mang lại
lợi nhuận trực tiếp, nên còn nhiều cơ sở chế biến thủy sản chưa thực sự tuân thủ các
quy định về xử lý nước thải, gây ô nhiễm môi trường cục bộ khi thiếu sự kiểm tra,
giám sát của các cơ quan chức năng.
SV: Trịnh Thị Ngàn MSSV:1154011335
17
KHOA KINH TẾ
Theo báo cáo, hiện trạng hệ thống xử lý nước thải của các doanh nghiệp, có 338
doanh nghiệp (chiếm 84,08%) có hệ thống xử lý nước thải, vẫn còn 64 doanh nghiệp
(15,92%) chưa có hệ thống xử lý nước thải
6.Trình độ quản lý, khoa học công nghệ:
Trình độ công nghệ và kỹ thuật sản xuất, chế biến và bảo quản tuy có cải tiến
nhưng vẫn còn thấp so với các nước cung xuất khẩu khác như: Thái Lan , Inđônêxia,
Trung Quốc,đã làm giảm lợi thế so sánh của xuất khẩu thủy sản VN.
Trình độ quản lý còn nhiều hạn chế về cả kiến thức và kinh nghiệm cạnh tranh trên
thị trường quốc tế,công tác dự báo nhu cầu,nghiên cứu kỹ đặc điểm nhu cầu. truyền
thống văn hóa, yêu cầu kỹ thuật của thị trường còn bỏ ngỏ làm hạn chế tốc độ mở
rộng thị trường.bên cạnh đó kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ tranh chấp
thương mại còn nhiều hạn chế,đó cũng là vấn đề nan giải của ngành thủy sản nước ta
hiện nay.

7. Xây dựng và quảng bá thương hiệu:
Đây là 1 vấn đề mang tính chiến lược và cần được đầu tư lâu dài nhưng các doanh
nghiệp lại chưa có kế hoạch và chương trình xúc tiến thương mại trên thị trường
nước ngoài.và việc mất thương hiệu là điề dễ xảy ra( điển hình là nước mắm Phú
Quốc). Các doanh nghiệp còn ít tham gia vào các hội chợ triển lãm để chủ dộng tìm
kiếm khách hàng do đó nhiều khi để mất hợp đồng xuất khẩu vào tay các đối thủ
cạnh tranh.Điều này cần được nhanh chóng khắc phục để khẳng định thương hiệu
thủy sản VN và phát triển thị trường.
SV: Trịnh Thị Ngàn MSSV:1154011335
18
KHOA KINH TẾ
VI.Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam
*)Thứ nhất: Tổ chức lại sản xuất.
Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu
thụ ở tất cả các lĩnh vực và đối tượng sản phẩm; trọng tâm là khai thác biển, nuôi tôm
nước lợ, cá tra, ba sa, nhuyễn thể hai mảnh vỏ; tạo sự gắn kết, chia sẻ lợi nhuận, rủi
ro giữa người sản xuất nguyên liệu và doanh nghiệp chế biến thủy sản.
Đối với nuôi trồng thủy sản: Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các doanh
nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản trong nước với nhau và với các doanh nghiệp
nước ngoài
Thu hút mạnh đầu tư từ các doanh nghiệp, phát triển các mô hình tổ chức kinh tế
hợp tác, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ và người nuôi. Xây
dựng các vùng nuôi công nghiệp sản xuất hàng hóa lớn. Xây dựng và đẩy mạnh việc
kiện toàn hệ thống thú y thủy sản từ trung ương đến địa phương.
Đối với khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: thành lập các đoàn tàu
công ích hoạt động trên 4 ngư trường trọng điểm: Vịnh Bắc Bộ, Biển Đông, Đông
Nam bộ và Tây Nam bộ để hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã khai thác thủy sản sản
SV: Trịnh Thị Ngàn MSSV:1154011335
19
KHOA KINH TẾ

xuất hiệu quả. Tổ chức các mô hình dịch vụ khai thác trên biển theo hướng khuyến
khích các thành phần kinh tế thành lập các đội tàu cung ứng dịch vụ hậu cần, mua
gom sản phẩm cho các tàu khai thác xa bờ
Đối với chế biến và tiêu thụ sản phẩm: xây dựng cơ chế liên doanh, liên kết giữa
nông ngư dân sản xuất nguyên liệu với các nhà doanh nghiệp (trong và ngoài nước)
trong chế biến thủy sản, đặc biệt trong sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc
thú y thủy sản theo hình thức đa sở hữu để cùng chia sẻ rủi ro, lợi ích giữa các bên.
Quy hoạch phát triển hệ thống nhà máy chế biến và kho lạnh thương mại để tăng
hiệu suất sử dụng, điều tiết được nguồn nguyên liệu ổn định, góp phần điều tiết bình
ổn giá thủy sản trên thị trường và giảm các tổn thất sau thu hoạch.
Tổ chức lại, củng cố, xây dựng mới phát triển lĩnh vực cơ khí đóng sửa tàu
thuyền, sản xuất ngư lưới cụ trên các vùng ngư trường trọng điểm.
Ngoài ra, các doanh nghiệp nên tiến hành liên doanh, liên kết với các đối tác nước
ngoài từ đó hình thành nên các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài,
tạo cho các doanh nghiệp này có thế mạnh về vốn đầu tư, công nghệ cho phép các
doanh nghiệp có thể đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao, đáp ứng
được những đòi hỏi của thị trường cũng như góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh
của hàng thuỷ sản.
*)Thứ hai: Tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu vào thị trường.
Xúc tiến thương mại là khâu then chốt trong việc phát triển mặt hàng, thị trường
nhằm tăng trưởng xuất khẩu. Trong xu thế hội nhập, thị trường trở thành vấn đề sống
còn đối với doanh nghiệp. Tăng cường xúc tiến thương mại phải được thực hiện cả ở
tầm vĩ mô và vi mô.
SV: Trịnh Thị Ngàn MSSV:1154011335
20
KHOA KINH TẾ
Xúc tiến ở tầm vĩ mô nhằm làm cho phù hợp với đặc điểm, tính chất của thị trường
xuất khẩu, thông qua việc giúp các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường bằng các
cuộc khảo sát thị trường, tham gia hội chợ hàng thuỷ sản, thông qua việc tiếp xúc với
các doanh nghiệp. Tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế về giống, nuôi trồng, chế

biến thuỷ sản nhiệt đới, tìm kiếm các cơ hội để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào
nuôi trồng, chế biến thuỷ sản.
Xúc tiến ở tầm vi mô nhằm đào tạo cán bộ có năng lực để làm công tác xúc tiến
thương mại. Các hỗ trợ xúc tiến thương mại của nhà nước thay vì tập trung vào các
thị trường lớn đã bão hòa hoặc có xu hướng suy giảm, nên chú trọng vào các thị
trường mới, hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, thị hiếu tiêu dùng, thông tin
doanh nghiệp nhập khẩu, kênh phân phối…
Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác xúc tiến thương mại để củng cố và phát triển
các thị trường truyền thống, các thị trường lớn (EU, Nhật, Mỹ) và phát triển mở rộng
các thị trường Đông Âu, Trung Đông, Trung Quốc, Hàn Quốc… Ngoài ra, phát triển,
mở rộng thị trường nội địa phục vụ du lịch, các đô thị, khu dân cư lớn
*)Thứ ba: phát triển nguồn nhân lực.
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thủy sản phù hợp với nhu cầu phát triển sản
xuất. Xây dựng trường đại học thủy sản và các cơ sở dạy nghề thủy sản tại vùng
Đồng bằng sông Cửu Long. Ban hành chính sách khuyến khích các cơ sở nghiên
cứu, đào tạo gắn kết với các doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất để đưa nhanh
tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.
SV: Trịnh Thị Ngàn MSSV:1154011335
21
KHOA KINH TẾ
Tập trung đào tạo cán bộ có chuyên môn cao, cán bộ khoa học và cán bộ quản lý; xã
hội hóa trong việc đào tạo lao động nghề cá, hướng tới đào tạo có địa chỉ, theo nhu
cầu thị trường.
Có chính sách ưu tiên đối với đào tạo nguồn nhân lực hoạt động nghề cá trên biển;
đặc biệt các cán bộ khoa học về nguồn lợi, khai thác, cơ khí, đăng kiểm tàu cá. Gắn
kết giữa phát triển nguồn nhân lực với bố trí dân cư và xây dựng làng cá ven biển.
*)Thứ tư: Nghiên cứu biển.
Tập trung cho nghiên cứu biển, nghiên cứu ngư trường, nguồn lợi thủy sản. Có dự
báo thường xuyên cập nhật về ngư trường để hướng dẫn ngư dân hoạt động sản xuất
trên biển.

Thành lập Viện Thủy sản Việt Nam trên cơ sở hợp nhất các Viện nghiên cứu Nuôi
trồng thủy sản 1, 2, 3 và Viện Nghiên cứu hải sản; thành lập mới Viện Thú y thủy
sản và Viện nghiên cứu thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long thuộc Viện.
Có biện pháp thiết thực và phù hợp để thực hiện hợp tác với các nước trong khu vực
và trên thế giới về khoa học công nghệ, kỹ thuật trong khai thác hải sản, cơ khí đóng
tàu, máy tàu, trong thiết lập hệ thống thông tin quản lý nghề cá biển
Xã hội hóa công tác khuyến ngư, phát triển mạng lưới cộng tác viên cơ sở để thực
hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn và trao đổi thông tin về khoa học công
nghệ, kỹ thuật và thị trường đến người sản xuất.
*)Thứ năm: Bảo vệ môi trường.
SV: Trịnh Thị Ngàn MSSV:1154011335
22
KHOA KINH TẾ
Bảo vệ môi trường, bảo vệ tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Đẩy mạnh áp
dụng các công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường để giảm thiểu và xử lý
tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của ngành thủy sản.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và tổ chức quản lý, giám sát cộng đồng để
quản lý môi trường và áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm đối với các cơ sở sản
xuất không tuân thủ quy định của Luật Bảo vệ môi trường để giảm thiểu tình trạng
xả thải tùy tiện của các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Đầu tư hoàn thiện hệ
thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đặc biệt là xử lý chất thải và nước thải trong
quá trình sản xuất để bảo đảm các quy định của Luật Bảo vệ môi trường
*)Thứ sáu: Nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng của mặt hàng thuỷ sản.
Có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển mô hình vùng nuôi trồng thủy
sản tập trung, chính sách về tăng cường quản lý chất lượng và bình ổn giá một số mặt
hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực, chính sách khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật
và các tiêu chuẩn nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản
*)Thứ bảy: Tăng cường sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
Để ngành thuỷ sản hoạt động có hiệu quả thì Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng.
Nhà nước không chỉ điều tiết cho ngành thuỷ sản phát triển đúng hướng, mà còn tạo

ra môi trường kinh doanh thuận lợi. Doanh nghiệp rất cần sự trợ giúp của Nhà nước
trong việc tăng cường khả năng hiểu biết thị trường, khả năng tiếp thị, mở văn phòng
đại diện…
Tăng cường công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà
nước ngành thủy sản từ trung ương đến địa phương.
SV: Trịnh Thị Ngàn MSSV:1154011335
23
KHOA KINH TẾ
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành thủy sản. Hoàn thiện hệ thống
các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, điều kiện trong các lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh thủy sản làm cơ sở quản lý và xã hội hóa một số khâu trong công tác
quản lý nhà nước về thủy sản.
Nhân rộng các mô hình quản lý nhà nước có sự tham gia của cộng đồng, khuyến
khích các mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất chế biến và tiêu thụ; giữa doanh
nghiệp chế biến tiêu thụ và người sản xuất nguyên liệu; sự phối hợp hiệu quả giữa
nhà nước và các tổ chức xã hội nghề nghiệp
Bên cạnh đó, Nhà nước cần có đủ các biện pháp hỗ trợ về tài chính tín dụng để
thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản như miễn giảm thuế xuất khẩu thuỷ sản và
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để chế biến thuỷ sản xuất khẩu, tăng cường hoạt động
tài trợ xuất khẩu và thành lập quỹ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản. Do thuỷ sản
thuộc nhóm hàng mà nguồn cung cấp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, có
tính thời vụ, rủi ro lớn và giá cả biến động thất thường.
Vì vậy, cần có sự tài trợ xuất khẩu của nhà nước, bao gồm tài trợ trước khi giao
hàng, tài trợ trong khi giao hàng và tín dụng sau giao hàng. Tài trợ xuất khẩu ngoài
việc cung cấp vốn cho giao dịch xuất khẩu như trên còn có tác dụng hạn chế những
rủi ro phát sinh trong giao dịch xuất khẩu do đó khuyến khích được các ngân hàng
cung cấp các khoản tín dụng xuất khẩu ở mức lãi suất hợp lý. Nhà nước cần đưa ra
và thực thi các chính sách quản lý, đầu tư thoả đáng để đảm bảo khai thác tốt nguồn
lợi xa bờ cũng như cải tiến kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản để đảm bảo nguồn nguyên
liệu chất lượng cao cung cấp cho hoạt động chế biến thuỷ sản xuất khẩu

*)Thứ tám: Phát triển các hình thức hợp tác, liên doanh.
SV: Trịnh Thị Ngàn MSSV:1154011335
24
KHOA KINH TẾ
Tiếp tục phát triển các hình thức hợp tác, liên doanh trong các lĩnh vực khai thác,
nuôi trồng, cơ khí, hậu cần dịch vụ, chế biến, thương mại thủy sản với các nước
trong khu vực và quốc tế. Tiếp tục đàm phán, hợp tác với các nước trong khu vực về
khai thác thủy sản tại các vùng biển chồng lấn, hợp tác khai thác trên vùng biển các
nước ASEAN; bảo đảm cho ngư dân tránh trú bão trong vùng biển nước ngoài khi
thiên tai, phối hợp tuần tra kiểm soát chung trên biển, bảo đảm an toàn cho ngư dân
hoạt động sản xuất trên biển.
*)Thứ chín: Đa dạng hóa thị trường và chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu.
Những thị trường đáng chú ý có mức tăng trưởng tiêu dùng và có xu hướng ưa
thích các sản phẩm cá tra của Việt Nam như các nước Đông Âu cũ, hoặc Bắc Âu như
Thụy Điển, Bungaria, Romainia, Hungaria, Bỉ, Anh…Các thị trường mới nổi lên như
Bắc Mỹ, Nam Mỹ
Thị trường các nước Hồi giáo cũng đang được xem là một “kênh” tiêu thụ tốt,
giúp các doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa thị trường tiêu thụ. Dân số Hồi giáo
chiếm gần 25% dân số toàn thế giới. Trung bình hàng năm thế giới chi khoảng 442 tỉ
USD để mua thực phẩm, riêng các nước Hồi giáo chi 150 tỉ USD. Vì vậy, xuất khẩu
thủy sản sang các thị trường Hồi giáo thông qua các nước có đông người Hồi giáo
(Malaysia, Inđônêxia…) cũng đang được chú ý. Bên cạnh đó, Bắc Phi và Trung
Đông cũng là những thị trường đầy tiềm năng.
Với những giải pháp trên, đến năm 2020, ngành thủy sản cơ bản được công
nghiệp hóa - hiện đại hoá và tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững, thành
một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có đóng góp 30 - 35% GDP trong khối nông - lâm
- ngư nghiệp và tạo việc làm cho 5,0 triệu lao động nghề cá có thu nhập bình quân
SV: Trịnh Thị Ngàn MSSV:1154011335
25

×