Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam - Đh ngoại thương 2010.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 97 trang )

1

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ 5
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ MÔI TRƢỜNG KINH
DOANH VÀ MÔI TRƢỜNG KINH DOANH CỦA NGÀNH CÔNG
NGHIỆP ĐIỆN TỬ ......................................................................................... 6
1.1. Tổng quan chung về môi trƣờng kinh doanh ........................................ 6
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 6
1.1.2. Các yếu tố cấu thành môi trường kinh doanh ...................................... 7
1.1.2.1. Yếu tố kinh tế ........................................................................................ 7
1.1.2.2. Yếu tố thể chế ....................................................................................... 8
1.1.2.3. Yếu tố văn hóa – xã hội ........................................................................ 9
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá môi trường kinh doanh...................................... 9
1.1.4. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh ... 10
1.1.4.1. Sự phát triển kinh tế thị trường trong nước ....................................... 10
1.1.4.2. Xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ............................... 11
1.1.4.3. Yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ .............................................. 12
1.2. Tổng quan chung về môi trƣờng kinh doanh ngành công nghiệp điện
từ ..................................................................................................................... 12
1.2.1.Tổng quan về ngành công nghiệp điện tử ........................................... 12
1.2.1.1. Khái niệm ........................................................................................... 12
1.2.1.2. Đặc điểm ............................................................................................ 13
1.2.2. Tổng quan về môi trường kinh doanh ngành công nghiệp điện tử . 15
1.2.2.1. Khái niệm ........................................................................................... 15
1.2.2.2. Vai trị của mơi trường kinh doanh với ngành công nghiệp điện tử.. 16
1.3. Kinh nghiệm một số nƣớc nhằm hồn thiện mơi trƣờng kinh doanh
cho ngành công nghiệp điện tử và bài học cho Việt Nam.......................... 17
1.3.1. Thái lan ................................................................................................. 17




1


2

1.3.1.1. Khái quát ngành công nghiệp điện tử Thái Lan ................................ 18
1.3.1.2. Những chính sách nhằm hồn thiện mơi trường kinh doanh mà Thái
Lan đang sử dụng ............................................................................................ 19
1.3.2. Trung Quốc .......................................................................................... 20
1.3.2.1. Khái quát ngành công nghiệp điện tử Trung Quốc ........................... 20
1.3.2.2. Những chính sách nhằm hồn thiện môi trường kinh doanh mà Trung
Quốc đang sử dụng ......................................................................................... 21
1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam .......................................... 22
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG KINH
DOANH CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM ........... 24
2.1. Thực trạng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam .............................. 24
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ..................................................... 24
2.1.1.1. Khái qt q trình phát triển ngành cơng nghiệp điện tử thế giới .. 24
2.1.1.2. Khái quát quá trình phát triển của ngành công nghiệp điện tử Việt
Nam ................................................................................................................. 25
2.1.2. Thực trạng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam ............................. 28
2.1.2.1. Hoạt động sản xuất và lắp ráp .......................................................... 28
2.1.2.2. Hoạt động thương mại xuất nhập khẩu ............................................. 31
2.2. Đánh giá thực trạng môi trƣờng kinh doanh của ngành công nghiệp
điện tử ở Việt Nam ........................................................................................ 34
2.2.1. Đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh của Việt Nam theo tiêu
chuẩn xếp hạng của World Bank .................................................................. 34
2.2.1.1. Thực trạng môi trường kinh doanh của Việt Nam ............................. 35

2.2.1.2. Đánh giá những cải thiện về môi trường kinh doanh Việt Nam ........ 41
2.2.2. Đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh ngành cơng nghiệp điện
tử qua mơ hình cạnh tranh 5 nguồn lực của Michael Porter ..................... 43
2.2.2.1. Những vấn đề về nguồn cung của ngành CNĐT................................ 43
2.2.2.2. Những vấn đề về nguồn tiêu thụ của ngành CNĐT ........................... 46
2.2.2.3. Nguy cơ từ những công ty sắp gia nhập ............................................ 47


2


3

2.2.2.4. Sản phẩm thay thế .............................................................................. 48
2.2.2.5.Cạnh tranh nội bộ ngành .................................................................... 49
2.3. Đánh giá môi trƣờng kinh doanh của ngành công nghiệp điện tử Việt
Nam ................................................................................................................. 51
2.3.1. Những thành tựu đạt được .................................................................. 51
2.3.2. Những khó khăn cịn hạn chế ............................................................. 52
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN MƠI TRƢỜNG KINH
DOANH NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM .................... 55
3.1. Quan điểm và định hƣớng phát triển ................................................... 55
3.1.1. Quan điểm phát triển ........................................................................... 55
3.1.2. Mục tiêu phát triển ............................................................................... 56
3.1.3. Định hướng phát triển ......................................................................... 56
3.2. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hồn thiện mơi trƣờng kinh
doanh của ngành cơng nghiệp điện tử......................................................... 58
3.2.1. Đối với Chính phủ ................................................................................ 58
3.2.1.1. Hồn thiện mơi trường pháp lý .......................................................... 58
3.2.1.2. Hồn thiện các chính sách thuế ......................................................... 59

3.2.1.3. Đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng .................................................... 60
3.2.1.4. Thu hút và sử dụng FDI có hiệu quả ................................................. 60
3.2.1.5. Giải pháp nâng cao trình độ khoa học cơng nghệ ............................. 62
3.2.1.6. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................... 62
3.2.1.7. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ............................................... 63
3.2.2. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành điện tử ................ 65
3.2.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển .......................................................... 65
3.2.2.2. Xác định thị trường mục tiêu ............................................................. 66
3.2.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực..................................................................... 67
KẾT LUẬN .................................................................................................... 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 70



3


4

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Công nghiệp điện tử Thái Lan ........................................................... 22
Bảng 2: Tổng sản lượng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam ..................... 31
Bảng 3: Tổng giá trị xuất khẩu hàng điện tử................................................... 31
Bảng 4 : Báo cáo xếp hạng môi trường của WB năm 2008 – (2009) ............. 35
Bảng 5: Tình hình thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam ................................. 36
Bảng 6: Tình hình thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam ................................. 38
Bảng 7: Xếp hạng vay vốn một số quốc gia trong khu vực ASEAN ............. 39
Bảng 8 : Những cải thiện gần đây đối với môi trường kinh doanh ................ 42
Bảng 9: Mối quan hệ giữa ngành công nghiệp phụ trợ và lắp ráp hàng điện tử
......................................................................................................................... 44

Bảng 10 :Chỉ số năng lực cạnh tranh ngành CNĐT các nước Đông Á 20002007 ................................................................................................................. 50



4


5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tên thông thƣờng

Tên viết tắt

Môi trường kinh doanh

MTKD

Chủ thể kinh tế

CTKT

Kinh tế thị trường

KTTT

Công nghiệp điện tử

CNĐT


Doanh nghiệp

DN

Doanh nghiệp nhà nước

DNNN

Công nghệ thông tin

CNTT

Trách nhiệm hữu hạn

TNHH

Hiệp hội doanh nghiệp điện tử

VEIA

Việt Nam
Business Monitor International

BMI

Nhập một nửa linh kiện

SKD


Nhập tất cả các linh kiện

CKD

Nhập một phần linh kiện

IDK



5


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào năm 2009, các doanh nghiệp công nghiệp điện tử của Việt Nam
đang đối mặt với cả hai khó khăn lớn cùng lúc: cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu
mức tối đa theo hiệp định tự do theo ngành (theo cam kết WTO) và cam kết mở cửa
thị trường bán lẻ, phân phối. Theo đó, sẽ bãi bỏ trợ cấp với hàng thay thế nhập
khẩu, bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu, bãi bỏ các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Riêng cam kết chung quy định, giảm mức thuế nhập khẩu bình qn của sản phẩm
cơng nghiệp từ 16,1% xuống 12,6% trong vòng 5-7 năm; cắt giảm ngay đối với các
mặt hàng đang có thuế suất cao trên 20% và 30%, trong đó gồm nhiều loại máy
móc, thiết bị điện, điện tử. Những yếu tố trên sẽ tác động tích cực, thúc đẩy doanh
nghiệp trong nước huy động mọi nguồn lực, thay đổi công nghệ và tăng sức cạnh
tranh.
Vào ngày 7/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 153/2004/QD
– TTg ban hành Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam nhằm mục tiêu trở

thành nước công nghiệp vào năm 2020. Một trong những ngành sản xuất công
nghiệp sẽ chiếm vị trí then chốt đó là cơng nghiệp điện tử. Tuy nhiên đến thời điểm
năm 2010, những đóng góp của ngành cơng nghiệp điện tử vẫn cịn rất nhiều hạn
chế, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Theo một thống kê từ Bộ Công
Thương trong tổng số doanh thu gần 3 tỉ đô la Mỹ do ngành công nghiệp này mang
lại, xuất khẩu đạt trên 2 tỉ đô la Mỹ nhưng 95 - 98% doanh thu xuất khẩu thuộc về
các doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi1 . Cịn các sản phẩm điện tử của
Việt Nam dù xuất khẩu với số lượng lớn nhưng giá trị gia tăng lại rất thấp và chỉ
đứng ở giai đoạn đầu (gia công, lắp ráp sản phẩm) trong chuỗi giá trị sản xuất tồn
cầu.

1

Cơng nghiệp điện tử Việt Nam: cần tập trung
/>
đầu



theo

chiều



1

sâu;



2

Trong Hội nghị đánh giá thực trạng công nghiệp điện tử Việt Nam tổ chức
ngày 8/6/2009 tại Hà Nội đã nêu lên một hiện thực: Mặc dù luôn đƣợc tuyên bố
chú trọng quan tâm phát triển, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin, nhƣng
chƣa một lần điện tử Việt Nam có đƣợc một chiến lƣợc phát triển tồn diện 2.
Điều này khiến các doanh nghiệp khơng có một hành lang định hướng phát triển
cho mình, khơng có cơ sở để các cơ quan chức năng duyệt triển khai các dự án.
Thậm chí phải chịu những bất hợp lý có ngun nhân từ sự khơng đồng nhất về
chính sách như khung thuế cho linh kiện và sản phẩm nguyên chiếc của máy tính.
Chính những lý do đó cần địi hỏi phải có sự đánh giá về mơi trường kinh
doanh của ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam trong thời gian qua. Chỉ trên cơ
sở môi trường kinh doanh thuận lợi thì mới xây dựng được chiến lược kinh doanh
phù hợp cho các doanh nghiệp. Đó chính là nền tảng cốt lõi, và chỉ khi giải quyết
được vấn đề đó thì mới có thể đặt ra niềm tin cho ngành công nghiệp điện tử của
Việt Nam sẽ phát triển có định hướng. Tổng hợp các lý do nêu trên, nhóm đề tài
quyết định chọn :‟‟ Đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh của ngành công
nghiệp điện tử Việt Nam’’ làm nội dung nghiên cứu.
3. Tổng quan nghiên cứu
Do xác định công nghiệp điện tử là một trong những ngành chiến lược của
Việt Nam trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên những
kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện ra, do vậy đã có khá
nhiều các nghiên cứu của các nhà khoa học nhằm đưa ra một giải pháp để cải thiện
vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu hay tham gia vào mạng lưới sản xuất
tồn cầu. Có thể kể đến một số nghiên cứu như sau: Đề tài cấp Bộ của nhóm
PGS.TS Nguyễn Hồng Ánh (ĐH Ngoại Thương) – Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn
cầu (Global value chain) và khả năng tham gia của các doanh nghiệp ngành điện tử
của Việt Nam hay LATS kinh tế của Hoàng Thị Hoan (2005) – Nâng cao năng lực

2


Ngành điện tử Việt Nam được ưu tiên nhưng khơng có chiến lược, />

2


3

cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế.
Và để một ngành phát triển thì cần phải xây dựng một mơi trường kinh
doanh thuận lợi, đây là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến chính sách phát triển
một ngành. Trong đó có thế kể đến một số nghiên cứu như sau: GS.TS. Nguyễn
Đình Giao (1996 )chủ biên - Phát triển mơi trường kinh doanh thuận lợi cho các
doanh nghiệp công nghiệp và chế biến thực phẩm hoạt động có hiệu quả’’ hay
LATS khoa học kinh tế của Ngô Kim Thanh (2005) – Biện pháp chủ yếu nhằm hồn
thiện mơi trường kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp nhà nước sản xuất
hàng tiêu dùng ở Việt Nam.
Tuy nhiên cho đến thời điểm này, trong q trình tìm hiểu nhóm đề tài nhận
thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu về mơi trường kinh doanh của ngành công
nghiệp điện tử Việt Nam.
4. Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công
nghiệp điện tử. Với mục tiêu phân tích và đánh giá thực trạng môi trường kinh
doanh của ngành trong thời gian vừa qua nhằm đưa ra những giải pháp góp phần
vào nâng cao hiệu quả của ngành công nghiệp điện tử.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thông qua những số liệu từ báo cáo Mơi trường Kinh doanh được World
Bank (WB) và tập đồn tài chính IFC, Báo cáo Chỉ số Tự do Kinh tế (IEF) của tổ
chức Heritage Foundation và Báo cáo Chỉ số Cạnh tranh Toàn cầu (GCI) của Diễn

đàn Kinh tế Thế giới (WEF) kết hợp những số liệu phân tích SWOT về cơng nghiệp
điện tử của Business Monitor International, nhóm đề tài đã tổng hợp và phân tích
theo 10 chỉ tiêu chính của WB đưa ra.
Do nội dung nghiên cứu về mơi trường kinh doanh ngành nên ngồi những
yếu tố khách quan tác động từ bên ngồi cịn có những yếu tố nội tại ảnh hưởng đến
các doanh nghiệp. Vì vậy, phương pháp phân tích được thực hiện một cách phổ biến



3


4

hiện nay là mơ hình Five Forces của M. Porter nhắm đánh giá những yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động của những doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử.
Trên cơ sở những khó khăn cịn tồn tại, nhóm đề tài đưa ra một số giải pháp
nhằm cải thiện môi trường kinh doanh ngành công nghiệp điện tử.

6.Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tổng quan chung về môi trường kinh doanh Việt Nam
theo 10 tiêu chí đánh giá của World Bank (WB), bên cạnh việc đánh giá môi trường
kinh doanh ngành công nghiệp điện tử theo yếu tố cạnh tranh 5 nguồn lực của
Michael Porter.
Một trong những nhân tố cũng ảnh hưởng đến MTKD của ngành cơng
nghiệp điện tử chính là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành. Tuy nhiên, hiện
nay các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất còn nhỏ lẻ và gặp nhiều khó khăn khi
chưa xác định được chiến lược phát triển, do đó những tác động của DN đến MTKD
ngành là khá hạn chế. Và chỉ khi hồn thiện được MTKD quốc gia kết hợp với
những chính sách phát triển ngành thì các DN mới có điều kiện để xác định hướng

đi cho mình. Do đó, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào 2 nhân tố ảnh hưởng lớn đó
là :MTKD quốc gia và MTKD ngành CNĐT.
7. Kết quả nghiên cứu dự kiến
Dựa trên tìm hiểu thực tế về tình hình phát triển của ngành cơng nghiệp điện
tử ở Việt Nam, nhóm đề tài mong muốn đạt được một số kết quả sau :
- Đánh giá môi trường kinh doanh của ngành công nghiệp điện tử ở Việt
Nam hiện nay ra sao.
- Qua những khó khăn cịn tồn tại, tìm hiểu lý do để giải thích cho câu hỏi :
vì sao một ngành cơng nghiệp đầy tiềm năng và được đưa ra là một trong những
ngành mũi nhọn trong công cuộc xây dựng đất nước lại chưa đạt được kết quả
tương xứng.



4


5

- Từ những điều kiện thuận lợi, nhóm tác giả muốn xây dựng một môi
trường kinh doanh thuận lợi nhằm cải thiện vị trí của ngành cơng nghiệp điện tử
trong chuỗi giá trị tồn cầu, đồng nghĩa với việc tìm giải pháp để nâng cao giá trị
gia tăng của mặt hàng này.
8. Kết cấu đề tài
Chƣơng 1: Tổng quan chung về môi trƣờng kinh doanh và môi trƣờng
kinh doanh của ngành công nghiệp điện tử
Chƣơng 2: Đánh giá thực trạng môi trƣờng kinh doanh của ngành công
nghiệp điện tử Việt Nam
Chƣơng 3: Giải pháp hồn thiện mơi trƣờng kinh doanh cho ngành công
nghiệp điện tử Việt Nam




5


6

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ MÔI TRƢỜNG
KINH DOANH VÀ MÔI TRƢỜNG KINH DOANH CỦA
NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ
1.1. Tổng quan chung về môi trƣờng kinh doanh
1.1.1. Khái niệm
Môi trường được hiểu một cách đơn giản là tập hợp các yếu tố, điều kiện gắn
liền với một không gian hữu hạn cho sự tồn tại và phát triển của một chủ thể hay
một hệ thống hữu sinh nào đó như mơi trường khơng khí, mơi trường văn hóa, mơi
trường sống….3 Tuy nhiên môi trường kinh doanh (MTKD) là một khái niệm đặc
thù có quan hệ chặt chẽ với đời sống kinh tế.
MTKD là khái niệm có nội hàm rộng và đa dạng. Tùy theo lĩnh vực hay giác
độ xem xét khác nhau, người ta có thể đưa ra những định nghĩa hoặc cách phân loại
khác nhau. MTKD xét theo quan điểm phạm vi, quy mơ có MTKD của một DN,
một ngành, một quốc gia, một khu vực hay thế giới. Nhưng nếu xét về chức năng
hay tính chất nó lại gồm mơi trường kinh tế, mơi trường văn hóa, mơi trường khoa
học – công nghệ, môi trường thể chế…do vậy, hiện nay có rất nhiều các quan niệm
khác nhau về MTKD, nhưng tựu chung lại có thể khái quát thành các quan niệm
sau:
Quan niệm thứ nhất: MTKD là tổng hợp những yếu tố, điều kiện mà
chủ thể kinh tế (CTKT) sử dụng để tiến hành tồn bộ q trình sản xuất và kinh

3


TS. Võ Tá Tri (2007), Luận văn Tiến sĩ - Môi trường kinh doanh thương mại nước ta hiện nay.


6


7

doanh4. Đó là tổng thể những điều kiện bên trong và bên ngoài CTKT, nhằm đảm
bảo cho hoạt động được bình thường và có hiệu quả. Ưu điểm của quan điểm này là
đã xác định được các yếu tố, điều kiện của MTKD, đặc biệt nó chỉ rõ được các yếu
tố bên trong và bên ngồi có tác động đến tồn bộ q trình sản xuất kinh doanh của
CTKT.
Quan điểm thứ hai: MTKD là tập hợp các yếu tố, điều kiện thiết lập
nên khung cảnh sống của một chủ thể, hay tập hợp các CTKT trong nền Kinh tế thị
trường (KTTT).5 Quan điểm này nhấn mạnh đến các điều kiện mang tính khách
quan ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các CTKT.
Quan điểm nay làm rõ được tính chất, mức độ tác động của các yếu tố, điều kiện
của MTKD đối với các CTKT, sự tác động khách quan với mức độ gián tiếp hay
trực tiếp. Nhưng thực tế có một bộ phận rất quan trọng hình thành MTKD vốn là
sản phẩm có tính chất chủ quan như luật pháp, chính sách ban hành, đường lối phát
triển kinh tế xã hội của một quốc gia, khu vực… Bên cạnh đó ngồi các yếu tố
ngoại sinh thì cịn có các yếu tố nội sinh ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi CTKT.
Theo quan điểm của nhóm đề tài: MTKD là sự kết hợp, tác động qua lại lẫn
nhau giữa các yếu tố, điều kiện bên trong và bên ngoài phù hợp các yêu cầu nội
tại nền kinh tế thị trường với những cơ chế nhất định, tác động trực tiếp hay gián
tiếp đến hoạt động kinh doanh của mọi CTKT.
1.1.2. Các yếu tố cấu thành môi trường kinh doanh
1.1.2.1. Yếu tố kinh tế

Các yếu tố kinh tế thường phản ánh những đặc trưng của một hệ thống kinh
tế mà trong đó các đơn vị kinh doanh hoạt động. Nó bao gồm một tổ hợp rộng lớn
với những nội dung, điều kiện như: quy mô, phạm vi thị trường; khả năng cung ứng
hàng hóa dịch vụ của người sản xuất hay người kinh doanh thương mại; quy mơ
tính chất của nhu cầu xã hội; tăng trưởng kinh tế, tình hình cạnh tranh thị trường, sự
biến động của hàng hóa, dịch vụ; cơ cấu nền kinh tế…Nói chung đó là tất cả các
4

Ngơ Đình Giao (1996), Phát triển môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp cơng nghiệp và
chế biến thực phẩm hoạt động có hiệu quả, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
5

PGS.TS Trần Văn Chu (2006), DN Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ, NXB Thế giới.


7


8

vấn đề nội dung kinh tế đã hoặc sẽ xảy ra trong nền KTTT, hình thành cơ hội
chung hay thách thức đối với các hoạt động kinh doanh.
Trên một mức độ nào đó, một bộ phận khơng kém phần quan trọng của cấc
yếu tố kinh tế đó là các chính sách kinh tế của nhà nước như các chính sách tài
chính, tiền tệ, thuế, chính sách kinh tế đối ngoại, về tỷ giá hối đoái…được coi như
là sự nhận thức và tác động chủ quan, tích cực của Nhà nước trước những tất yếu
khách quan của nền KTTT.
Yếu tố kinh tế là yếu tố căn bản nhất cấu thành nội dung của MTKD với
những tương tác của hàng loạt các yếu tố xảy ra thậm chí khơng chỉ trong một
ngành, quốc gia mà còn trong khu vực ma còn trên một khơng gian rộng hơn mang

tính quốc tế gắn liền với nền kinh tế mở.
1.1.2.2. Yếu tố thể chế
Theo quan điểm của GS.TS Nguyễn Đình Phan6, yếu tố thể chế bao gồm:
„‟phần mềm‟‟ đó là chính sách, cơ chế quản lý, các quy định thỏa ước của cộng
đồng địa phương và „‟phần cứng‟‟ đó là bộ máy tổ chức quản lý nhà nước.


Nhóm các chính sách, cơ chế quản lý, các quy định thỏa ước: tác

động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của các CTKT. Trong nhóm này hệ
thống các quy định pháp lý có vai trị đặc biệt quan trọng. Chúng là các chuẩn mực
chung được thừa nhận, là căn cứ để các CTKD tổ chức thực hiện các hoạt động của
mình, là căn cứ để phân xử các tranh chấp trong quá trình kinh doanh. Đồng thời là
công cụ để nhà nước tiến hành điều tiết nền kinh tế vận hành theo hướng mà mình
dự kiến. Trên cơ sở ban hành các văn bản pháp lý, kết hợp với việc phân tích, đánh
giá tình hình trong và ngồi nước, Chính phủ, các ban ngành xây dựng các chiến
lược và chính sách phát triển kinh tế xã hội phù hợp với tình hình đất nước.


Nhóm tổ chức quản lý nhà nước: để đưa ra những chính sách, các quy

định thỏa ước cần địi hỏi phải có các cơ quản quản lý có trách nhiệm trong việc xây
dựng nội dung và đưa ra các biện pháp thực thi. Đây là một yếu tố quan trọng đòi
hỏi phải được đặc biệt chú ý, vì chỉ trên cơ sở hình thành các cơ quan chủ quản với
6

GS.TS. Nguyễn Đình Phan: Về môi trường thể chế nhằm phát triển các hoạt động dịch vụ và sản xuất phi
nông nghiệp ở nông thơng, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.



8


9

cơng việc phù hợp thì mới đảm bảo cho hệ thống được hoạt động một cách ổn định
và phát triển.
Hai nhóm yếu tố trên phải tương thích với nhau, tác động tích cực tạo điều
kiện thuận lợi cho các CTKT hoạt động có hiệu quả, đảm bảo quyền lợi cho các
CTKT. Chỉ trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất giữa hai nhóm thể chế
thì mới đảm bảo cho hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội…của một quốc gia hoạt
động an toàn và vững mạnh.
1.1.2.3. Yếu tố văn hóa – xã hội
Một trong những yếu tố tác động đến KTKD bên cạnh nhóm yếu tố về kinh
tế và thể chế thì khơng thể bỏ qua yếu tố về văn hóa – xã hội. Chính yếu tố này đã
tác động qua lại một cách mạnh mẽ khiến cho tầng mức MTKD có thể thay đổi theo
hướng tích cực hay tiêu cực. Văn hóa xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự
phát triển kinh tế, sự tương tác giữa hai bên diễn ra phức tạp với các nhân tố chủ
quan và khách quan tác động, một trong đó có thể kể đến như: cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, các yếu tố tự nhiên…
Yếu tố văn hóa – xã hội sẽ là cơ sở để hình thành các hình thái kinh tế, để từ
đó MTKD sẽ phát triển theo các khác nhau. Tùy thuộc vào mỗi quốc gia với thể chế
chính trị văn hóa mà sẽ có những chính sách đưa ra phù hợp nhằm thúc đẩy MTKD,
phù hợp với xu hướng phát triển đặt ra.
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá môi trường kinh doanh
Để đánh giá được môi trường kinh doanh ra sao cần phải dựa trên những tiêu
chí nhất định, điều này phụ thuộc vào tính chủ quan của các CTKT trong cuộc điều
tra hoặc rà sốt lại những chính sách tạo lập mơi trường kinh doanh, bên cạnh việc
phân tích những số liệu của các báo cáo có được. Dựa trên những báo cáo phân tích
này mà các tổ chức có những tiêu chí khác nhau để đánh giá mơi trường kinh doanh

của một quốc gia nói chung hay các đối với các ngành, DN nói riêng. Một số báo
cáo với những chỉ tiêu đánh giá khác nhau.


Báo cáo chỉ số cạnh tranh toàn cầu GCI của Diễn đàn kinh tế thế

giới (WEF):


9


10

thì dựa trên những số liệu thống kê được cơng bố rộng rãi tại mỗi quốc gia,
và cả những số liệu khảo sát được cung cấp bởi các đối tác là các viện nghiên cứu
về kinh tế, các tổ chức kinh doanh tại địa phương và các công ty đa quốc gia lớn
trên thế giới. Báo cáo của WEF nhằm cung cấp một bức tranh tổng thể về những
yếu tố đang tác động đến môi trường kinh doanh của mỗi nền kinh tế, cũng như khả
năng của mỗi quốc gia đạt được sự bền vững trong tăng trưởng và phát triển.


Báo cáo chỉ số tự do kinh tế IEF của tổ chức Heritage Foundation:

chủ yếu dựa vào những chính sách và môi trường vĩ mô để đánh giá mức độ can
thiệp của chính phủ vào các hoạt động doanh nghiệp, và là một chỉ số trung bình
của mười yếu tố bao quát nhiều chủ điểm khác nhau của nền kinh tế như chính sách
thương mại, chính sách tài khóa, tiền tệ, luồn vốn vào ra, đầu tư nước ngồi, tài
chính và ngân hàng, giá cả và tiền lương, luật sở hữu và thị trường phi chính thức.



Báo cáo mơi trường kinh doanh do tổ chức World Bank và tập đoàn

tài chính IFC : dựa trên các cuộc điều tra từ các công ty tư vấn luật, đánh giá mức
độ thuận lợi của môi trường kinh doanh các quốc gia thông qua việc rà soát những
quy định pháp luật thúc đẩy hoặc kìm hãm các hoạt động doanh nghiệp trong từng
lĩnh vực như thành lập doanh nghiệp, tuyển dụng và sa thải lao động, thực thi hợp
đồng, vay vốn, đóng cửa kinh doanh, thương mại quốc tế, cấp giấy phép, đóng cửa
kinh doanh, bảo vệ nhà đầu tư và đăng kí bất động sản. Như vậy, báo cáo khơng
tính đến các yếu tố như các chính sách vĩ mơ, chất lượng cơ sở hạ tầng hay biến
động tiền tệ...


Các bản báo cáo của Business International Monitor về môi trường

kinh doanh của các ngành hay các DN sản xuất trong ngành. Trên cơ sở phân
tích SWOT BMI đã đánh giá từ các yếu tố chủ quan , khách quan tác động đến đối
tượng ngành hay các DN hoạt động trong ngành. Đây là một trong những báo cáo
có đánh giá đến tác động của những một môi trường kinh doanh hiệu quả.
1.1.4. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh
1.1.4.1. Sự phát triển kinh tế thị trường trong nước



10


11

Đối với mỗi quốc gia thì đây là yếu tố cơ bản nhất quyết định xu hướng vận

động của MTKD. Đặc biệt khi nền kinh tế thị trường phát triển, điều này cũng đồng
nghĩa với việc sẽ có nhiều chủ thể tham gia thị trường, tiềm năng nâng cao giá trị
gia tăng của các ngành khiến cho sự cạnh tranh cũng trở nên gay gắt. Sự phát triển
kinh tế trong nước là điều kiện để hấp thụ tốt các yếu tố tích cực từ bên ngồi, đồng
thời tăng khả năng canh tranh, tác động lại những yếu tố bên ngoài.
Với nền kinh tế bao gồm nhiều chủ thể và các mối quan hệ đan xen, thì sự
liên kết phát triển kinh tế thị trường trong nước sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến
MTKD của quốc gia đó. Những chính sách được đưa ra với mục đích cải thiện
MTKD thì nhóm đối tượng tác động chủ yếu là các DN hoạt động trong một quốc
gia. Bởi vậy có thể nói rằng, có mối quan hệ tác động qua lại bền chặt giữa nền
KTTT với MTKD. Nền kinh tế có phát triển chỉ trên cơ sở MTKD thuận lợi, tạo
điều kiện cho các DN hoạt động, sản xuất, kinh doanh, và khi MTKD tốt thì thị
trường đó mới lớn mạnh và đi lên.
1.1.4.2. Xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Hiện nay tồn cầu hóa là một xu thế tất yếu của thời đại, không chỉ do
những yếu tố như : sự phân bố không đều về các yếu tố sản xuất, sự phân công lao
động quốc tế, thương mại quốc tế….‟‟tồn cầu hóa‟‟ cịn do những nhân tố mới, nó
bắt nguồn từ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và nền KTTT hiện đại như sự tăng
trưởng thị trường tài chính tồn cầu, sự mở rộng liên kết kinh tế thế giới, vai trị của
các cơng ty đa quốc gia như là nhân tố kết dính các nền kinh tế riêng biệt thành một
hệ thống kinh tế toàn cầu, vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay gắt.
Việc tham gia các tổ chức khác nhau như EU, khu vực thương mại tự do Bắc
Mỹ (NAFTA), Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), diễn đàn hợp tác kinh tế
Châu Á – Thái Bình Dương (APEC)…đã tác động rất lớn đến MTKD của mỗi
nước. Từ những cơ chế thông thống và tự do hóa trao đổi giao thương giữa các
quốc gia, bên cạnh sự hợp tác kết hợp những ưu đãi trong quan hệ hợp tác giữa các
nước đã khiến cho tình hình MTKD của mỗi nước cần phải thay đổi cho phù hợp.
Với sự tác động từ các yếu tố bên trong và bên ngoài đã thúc đẩy các nước cần cải



11


12

thiện MTKD để thu hút các nhà đầu tư nước ngồi, khuyến khích nền kinh tế phát
triển hơn.
1.1.4.3. Yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ
Sự bùng nổ công nghệ thông tin đã khiến cho nhiều nước đạt tới đỉnh cao
của tri thức với việc biết áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật nhằm phát triển
kinh tế. Chính điều này đã thúc đẩy sự tự do hóa, tạo ra mối liên kết linh hoạt giữa
các nguồn lực ở các quốc gia khác nhau. Do đó, MTKD cũng sẽ chịu những tác
động nhằm thay đổi để phù hợp với xu hướng thế giới, nâng cao vị trí nhằm gia tăng
sự cạnh tranh.
Với những quốc gia biết tận dụng khoa học kỹ thuật thì nhanh chóng sẽ
chiếm lĩnh được tri thức, phát triển vững mạnh nền kinh tế. Bởi vậy mà kéo theo
MTKD cũng sẽ thay đổi và phải đáp ứng được với những yếu cầu đặt ra của mỗi
quốc gia. Với những chiến lược phát triển riêng mà mỗi quốc gia sẽ xây dựng cho
mình những chính sách, hệ thống pháp lý, cơ cấu quản lý…khác nhau. Điều này ảnh
hưởng trực tiếp đến MTKD mỗi quốc gia.

1.2. Tổng quan chung về môi trƣờng kinh doanh ngành công nghiệp điện
từ
1.2.1.Tổng quan về ngành công nghiệp điện tử
1.2.1.1. Khái niệm
Theo Dumer (1983) 7: công nghiệp điện tử là việc tạo ra, thiết kế, sản xuất,
và kinh doanh các thiết bị như radio, TV, âm thanh nổi, máy tính, bán dẫn, bóng
bán dẫn, và mạch tích hợp…Ngành điện tử thế giới ra đời và phát triển gắn liền với
sáng kiễn vĩ đại về chất bán dẫn (semi conductor). Có thể nói ngành CNĐT ngày
nay trở thành ngành cơng nghiệp của tất cả các ngành công nghiệp. Linh kiện chủ

đạo trong các thiết bị điện tử là chất bán dẫn đã nổi lên với tầm ảnh hưởng cục bộ
đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội.
Ngành công nghiệp ra đời với phát minh của ống điện tử hai nguyên tố
(1904) do John Ambrose Flemming, và ống ba nguyên tố (1906) của Lee De Forest
7

D. W. A. Dummer, Electronics Inventions and Discoveries (1983);


12


13

De Forest, Lee, 1873-1961.8 Những sáng chế đã dẫn đến sự phát triển của đài phát
thanh thương mại trong những năm 1920. Năm 1947, ngành công nghiệp điện tử
được thực hiện một bước tiến quan trọng khi John Bardeen, Walter Brattain và
William Shockley đã phát minh ra bóng bán dẫn tranzito, ba ga-, trạng thái rắn thiết
bị điện tử được sử dụng để khuếch đại và chuyển đổi. Đây là trạng thái rắn tương tự
với ống điện tử triode; các bóng bán dẫn đã thay thế các ống điện tử cho hầu như tất
cả các ứng dụng phổ biến.
Mạch tích hợp, được xây dựng vào những năm 1950, cho phép tích hợp của
một số mạch vào trong một mạch, và giới thiệu những thiết bị tương tự vào những
năm 1960 đã gia tăng số lượng thơng tin mà có thể được lưu trữ trên một chip
silicon duy nhất.
Ngành công nghiệp điện tử đã có những bước tiến tuyệt vời từ những năm
1970 bao gồm sự xuất hiện laser và điện tử quang học, điện tử kỹ thuật số, và điện
tử vi sóng. Tiến bộ trong lĩnh vực điện tử cũng đóng một vai trị quan trọng trong sự
phát triển của công nghệ vũ trụ và truyền thông vệ tinh; khánh thành một cuộc cách
mạng trong ngành cơng nghiệp máy tính đã dẫn đến sự ra đời của máy tính cá nhân;

kết quả là sự ra đời của robot máy tính hướng dẫn tại các nhà máy ; các hệ thống
sản xuất để lưu trữ và truyền dữ liệu điện tử. Nhiều sáng kiến, như transistor, có
nguồn gốc trong nghiên cứu quân sự, mà cần thiết ngày càng phức tạp thiết bị điện
tử cho chiến tranh công nghệ cao hiện đại.
1.2.1.2. Đặc điểm
Mặc dù ra đời chậm hơn so với nhiều ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên
ngành công nghiệp điện tử lại phát triển nhanh và mạnh nhất trong vòng 30 năm trở
lại đây. Ngành cơng nghiệp điện tử có một số đặc điểm sau:


Công nghiệp điện tử là ngành công nghiệp hiện đại có cơng nghệ cao,

ứng dụng nhiều kết quá nghiên cứu khoa học tiên tiến: CNĐT được xây dựng dựa
trên các thành tựu tiên tiến nhất trong lĩnh vực vật lý bán dẫn, quang học và công
nghệ laser…Điều này thấy rõ qua công nghệ chế tạo các mạch tích hợp lớn như bộ
8

/>

13


14

vi xử lý, một trong những bộ phận quan trọng của các thiết bị điện tử tin học. các
bộ vi xử lý hiện có trên thị trường là kết quả của nhiều cải tiến liên tiếp về công
nghệ trong ngành công nghiệp chế tạo bán dẫn. các công nghệ chế tạo bán dẫn mới
nhất được đưa vào chế tạo bộ vi xử lý như công nghệ làm tăng số lượng
transitor/chip, công nghệ cấu trúc khoảng cách giữa các thành phần tử trong bộ vi
xử lý…



Cơng nghiệp điện tử có tốc độ phát triển rất nhanh cả về số lượng lẫn

chất lượng: Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường cùng với làn sóng đổi mới cơng
nghệ và nhanh chóng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất vào sản xuất
đã thúc đẩy CNĐT phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. khả năng đổi
mới liên tục và đưa nhanh sản phẩm vào thị trường đã trở thành ưu thế cạnh tranh
quan trọng. khoảng thời gian từ khi đưa sản phẩm ra thị truwongf cho đến ngày bị
thay thê ngày càng rút ngắn. sự phát triển như vũ bão của CNTT trong thời gian qua
cũng là kết quả của các tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực điện tử.


Cơng nghiệp điện tử là ngành địi hỏi có sự đầu tư lớn, thu lợi nhuận

cao. Cạnh tranh thị trường gay gắt, và độ rủi ro cao: Với những cấu trúc phức tạp
và sự vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã khiến cho ngành công nghiệp
điện tử cần phải có nguồn vốn lớn để đầu tư; nghiên cứu và phát triển sản phẩm, thị
trường; đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm mục đích phục vụ cho quá trình sản xuất sản
phẩm; bên cạnh những quảng cáo, tiếp thị cho sản phẩm…Tuy đòi hỏi một lượng
vốn lớn ban đầu nhưng đây là ngành tạo ra lợi nhuận lớn. Chính những tiện ích của
các thiết bị điện tử khi áp dụng công nghệ cao đã khiến cho nhu cầu về mặt hàng
này ngày càng gia tăng. Chính những giá trị gia tăng thu về là lớn, đã khiến cho rất
nhiều nước tham gia vào mạng lưới sản xuất hàng điện tử khiến cho thị trường càng
trở nên gay gắt.


CNĐT có xu hướng chuyển dịch cơng nghệ từ các nước phát triển

sang có nước đang phát triển nơi có nguồn nhân cơng dồi dào và rẻ: Tồn cầu hóa

đang trở thành xu hướng phát triển của thế giới. theo xu hướng tồn cầu hóa, để
tăng khả năng cạnh tranh và có lợi nhuận cao, các nước có nền CNĐT phát triển


14


15

dịch chuyển việc sản xuất sản phẩm có cơng nghệ thấp sang các nước đang phát
triển có nguồn lao động dồi dào, giá nhân cơng rẻ. nhờ đó các nước đang phát triển
có điều kiện và cơ hội tiếp thu công nghệ, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực nhằm
phát triển sản phẩm công nghệ cao.
1.2.2. Tổng quan về môi trường kinh doanh ngành công nghiệp điện tử
1.2.2.1. Khái niệm
Theo quan điểm của Jauch và Glueck (1988)9: Môi trường kinh doanh của
ngành công nghiệp điện tử là tập hợp những điều kiện bên trong và bên ngồi có
ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của các
doanh nghiệp hoạt động trong ngành trên cơ sở được chia ra bởi các tầng mức khác
nhau. Bao gồm :


Tầng mức môi trường nội tại là một số yếu tố tác động bên trong

ngành, mà các yếu tố này có thể kiểm sốt được. Nó có thể bao gồm các yếu tố
cung cầu, sản phẩm thay thế, hay đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay gián tiếp….


Tầng mức mơi trường bên ngồi liên quan đến các yếu tố ngành (điều


kiện chung cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động của ngành), quốc gia (hệ thống
các yếu tố rộng và bao quát những ngành hoạt động khác nhau của nền kinh tế như
ngân hàng, giáo dục, thương mại, công nghiệp, …), khu vực và thế giới (các điều
kiện ảnh hưởng đến quốc gia).
Tầng mức mơi trường bên ngồi các DN sẽ khơng thể kiểm sốt được mà chỉ
có thể phản hồi hoặc tương tác lại. Do vậy, các DN trong ngành CNĐT sẽ phải tự
điều chỉnh những thành tố môi trường nội tại để nắm bắt được những cơ hội cũng
như để đối mặt với những thách thức từ mơi trường bên ngồi.
Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu hiện tại định nghĩa môi trường kinh
doanh chỉ bao gồm những yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp.

9

Jauch, L. R and W.F. Glueck (1988), Strategic Management and Business Policy, 3rd ed., NY: McGrawHill


15


16

Theo Robin Wood (2000)

10

cho rằng : Môi trường kinh doanh của ngành

công nghiệp điện tử là một tập hợp các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, cơng nghệ
và được gọi là phân tích PEST (Political, Economic, Socio-cultural, Technology)
hoặc STEP (Social, Technological, Political, Economic). Những yếu tố này nằm

ngoài tầm kiểm sốt và có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của các DN điện tử.
Theo VCCI (2008)11 đã thu hẹp khái niệm hơn nữa khi cho rằng môi trường
kinh doanh chủ yếu là các chính sách, quy định mà chính phủ áp dụng để điều tiết
các hoạt động kinh doanh của ngành công nghiệp điện tử, kể cả hoạt động sắp xếp
về mặt tổ chức xung quanh của doanh nghiệp.
Như vậy, có khá nhiều các khái niệm về mơi trường kinh doanh nhưng
những chủ điểm chính bao gồm các thủ tục hành chính, quản lý, các chính sách hỗ
trợ/ can thiệp của nhà nước, khả năng tiếp cận các nguồn lực…là những nhân tố
chính tác động đến hoạt động của các DN trong phạm vi một quốc gia, cũng như có
sự gắn bó mật thiết với thể chế cũng như pháp luật, quy định của chính phủ đối với
khu vực DN.
1.2.2.2. Vai trị của mơi trường kinh doanh với ngành công nghiệp điện tử
Một MTKD thuận lợi là nhân tố quan trọng nhằm thúc đẩy sự gia nhập nhằm
của các DN. Chính điều này đã tạo nên sự cạnh tranh khiến cho ngành ngày càng
phát triển. Đó là tác động ngược khi chính yếu tố các DN đã có ảnh hưởng đến
MTKD vậy tác động thuận của MTKD sẽ đóng vai trị to lớn như thế nào đối với
ngành CNĐT.


MTKD thuận lợi là điều kiện để thu hút các đối tượng gia nhập

ngành. Bên cạnh những DN đang sản xuất và kinh doanh, đã xây dựng được chỗ
đứng cho riêng mình thì với nhận định đây là thị trường tiềm năng với MTKD tốt,
sẽ có các DN mới cũng sẽ tham gia hoạt động. Chính điều này sẽ góp phần vào việc
củng cố vị trí chiến lược của ngành so với các ngành công nghiệp khác.

10

Robin Wood (2000): Managing Complexity: How Businesses Can Adapt and Prosper in the Connected
Economy, Economist Books

11
VCCI (2008), Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ, NXB chính trị quốc gia 62008


16


17



MTKD là nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực hiện các

chiến lược kinh doanh, chính sách phát triển của mỗi DN. DN chỉ phát triển khi đã
xây dựng được một chiến lược cụ thể, rõ ràng, có định hướng. Với một MTKD tạo
điều kiện cho các mặt hàng, các sản phẩm khác nhau. Trên cơ sở đó, các DN sẽ lựa
chọn và đưa ra những chính sách phát triển phù hợp


MTKD ngành điện tử của một quốc gia có nhiều điểm nổi bật sẽ tạo

điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư lớn từ nước ngoài. Đây là một ngành địi hỏi
có sự đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng và cơng nghệ. Do đó MTKD thuận lợi với những
cơ chế thơng thống và khuyến khích, sẽ thúc đẩy sự đầu tư từ các nước khác, đặc
biệt đối với các nước đang phát triển thì đây là một cơ hội lớn trong việc tiếp nhận
và chuyển giao công nghệ. Từng bước thực hiện đi tắt đón đầu để theo kịp với các
nước phát triển


MTKD thuận lợi sẽ góp phần nâng cao vị thế của các quốc gia trong


mạng lưới sản xuất toàn cầu. Trong xu thế hội nhập, tự do hóa quốc tế, ngày nay
các mặt hàng điện tử không chỉ đơn thuần sản xuất ở một quốc gia, mà nó được
chuyển giao và sản xuất ở nhiều nước khác nhau với sự chuyên môn hóa cao. Chính
điều này đã chứng tỏ nếu MTKD ngành của quốc gia mà thuận lợi sẽ là một trong
những yếu tố quan trọng để nước đó tham gia mạng lưới sản xuất tồn cầu. Và dần
nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu với những giai đoạn đem lại lợi nhuận
lớn.

1.3. Kinh nghiệm một số nƣớc nhằm hồn thiện mơi trƣờng kinh doanh
cho ngành cơng nghiệp điện tử và bài học cho Việt Nam
Theo lý luận đã được nêu ở phần đầu, MTKD là sự tổng hòa những yếu tố
bên trong và ngồi DN, do đó để đánh giá MTKD của một ngành thì cần phải dựa
trên nhiều yếu tố. Nhưng hiện nay, có khá nhiều báo cáo cho rằng nhân tố ảnh
hưởng mạnh mẽ nhất đến MTKD là các chính sách được đưa ra, do đó do tính chất
hạn chế của đề tài, nhóm nghiên cứu chỉ đi sâu nghiên cứu về những chính sách mà
Thái Lan và Trung Quốc đã thực hiện nhằm cải thiện MTKD ngành CNĐT.
1.3.1. Thái lan


17


18

1.3.1.1. Khái quát ngành công nghiệp điện tử Thái Lan
Các nước có nền cơng nghiệp điện tử phát triển hầu hết đều phát triển mạnh
mẽ và gặt hái nhiều thành công chủ yếu nhờ vào mối liên hệ, liên kết hợp tác giữa
các nhà sản xuất linh kiện và các nhà lắp ráp các sản phẩm thiết bị. Nhất là trong
q trình tồn cầu hóa, khi mà các yếu tố về mặt thể chế thơng qua tự do hóa, sự

phát triển của công nghệ thông tin và những lợi thế cạnh tranh đã thúc đẩy hình
thành nên mạng lưới sản xuất tồn cầu thì sự kết nối giữa các DN tham gia ngành là
tất yếu. Tuy nhiên, đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử ở Thái Lan là các
doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử lại hoạt động một cách độc lập, không phụ
thuộc nhau.12Cũng như nhiều nước khác trong khu vực, Thái Lan là nơi sản xuất
chính của các hãng điện tử Nhật Bản, và bị chi phối chủ yếu bởi những DN FDI.
Công nghiệp điện tử Thái Lan bắt đầu phát triển từ những năm 1960 và xuất
khẩu với số lượng lớn từ năm 1980. Hiện nay đã trở thành cơ sở sản xuất điện tử gia
dụng lớn nhất ASEAN với một số điểm đáng chú ý sau:
Về xuất khẩu, sản phẩm điện tử của Thái Lan, đặc biệt là thiết bị bán dẫn,
mạch tích hợp, bảng mạch in và máy tính, phụ thuộc chủ yếu vào thị trường thế
giới. Theo dõi giá trị xuất khẩu ngành có thể nhận ra qui mơ và tốc độ tăng trưởng
thị trường điện tử bởi vì 80% sản phẩm được sản xuất phục vụ xuất khẩu. Trong 5
năm gần đây, cơng nghiệp điện, điện tử đã đóng góp khoảng 1/3 vào tổng kim
ngạch xuất khẩu quốc gia. Thị trường xuất khẩu chính là ASEAN (22%), Mỹ
(20%), Nhật (16%), EU (17%). Hiện nay Thái Lan dẫn đầu về sản xuất máy lạnh,
tủ lạnh, lị viba, máy in, máy photocopy; thứ nhì về phần cứng máy tính và máy fax
chỉ sau Singapore.13
Về cơ cấu, có thể thấy máy tính chiếm tỷ trọng cao nhất tổng sản phẩm điện
tử, chiếm tới 45%, tiếp theo đến bộ phận và linh kiện điện tử chiếm 32%, sản phẩm
điện tử cơng nghiệp chỉ đóng vai trị rất nhỏ bé trong cơ cấu sản xuất của Thái Lan,

12

Hisami Mitarai (2005) – Issues in the ASEAN Electronic and Electronics Industry and Implications for
VietNam
13
Sector Overview - The Electronic Industry In Thailand - Royal Danish Embassy, Bangkok - 23/06/2006



18


19

chỉ từ 1-2%.14
Về đầu tư, Công nghiệp điện tử Thái Lan phụ thuộc chủ yếu vào đầu tư nước
ngoài. Khoảng 80% vốn đăng ký trong ngành này là của nước ngồi đặc biệt là từ
Nhật Bản. Để khuyến khích các cơng ty nước ngồi trong lĩnh vực phần cứng,
chính phủ Thái Lan đã cho các công ty này hưởng ưu đãi thuế trong vịng 8 năm chỉ
cần các cơng ty này đáp ứng được tiêu chuẩn đầu vào R&D và chuyển giao công
nghệ đối với các nhà cung ứng linh kiện của họ. Thái Lan đang nỗ lực nhằm nâng
cao giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp phần cứng bằng việc hỗ trợ về tài
chính, chính sách cho các DN sản xuất ngành hàng này.
1.3.1.2. Những chính sách nhằm hồn thiện mơi trường kinh doanh mà Thái Lan
đang sử dụng
Thái Lan ln thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu hàng điện tử
thơng qua những khuyến khích về thuế quan. Bên cạnh đó, nước này cịn phát triển
các khu công nghiệp, các cơ sở hạ tầng khác đồng thời thực hiện những cải cách
luật pháp bao gồm luật liên quan đến tỷ lệ góp vốn để đảm bảo mơi trường sản xuất
kinh doanh tự do cho các công ty nước ngoài. Điều này đã đưa đến kết quả là một
số lượng lớn các nhà đầu tư với định hướng đầu tư vốn vào Thái Lan từ Nhật Bản
và nhiều quốc gia khác. Thái Lan đã thực hiện rất nhiều chính sách để nhằm phát
triển mơi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tham gia sản xuất
trong ngành.


Thực hiện những chính sách khuyến khích dành cho nhà đầu tư

nước ngoài được Ủy Ban Đầu Tư (BOI) đưa ra nhằm đạt một sự cân bằng giữa các

DN nước ngồi và DN trong nước. Có một đặc điểm nổi bật của hệ thống chính
sách này là chính phủ Thái Lan điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo ưu đãi từng vùng,
theo đó mỗi vùng sẽ có những sự khuyến khích khác nhau cho các nhà đầu tư với
những ưu đãi thuế quan. Điều này đã tạo cho sự cân bằng phát triển công nghiệp
giữa các vùng.

14

Electronics industry in Thailand />

19


20



Khuyến khích những dự án phát triển khoa học và công nghệ, các

dự án nghiên cứu và phát triển nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào
Thái Lan. Song song với đó là thành lập cơ quan Chiến lược Khoa học và Cơng
nghệ Quốc Gia. Trọng tâm chính là hình thành mạng lưới khoa học và cơng nghệ,
xúc tiến việc hợp tác giữa các cơ quan tư nhân và nhà nước bao gồm: DN sản xuất,
nhà cung cấp dịch vụ, các cơ quan tài chính, giáo dục…..


Có những kế hoạch hành động cụ thể nhằm thay đổi cơ cấu ngành

công nghiệp với sự ra đời của Viện Điện và Điện tử (EEI). Viện đóng một vai trị
vơ cùng quan trọng trong việc tạo ra cầu nối giữa khu vực tư nhân và khu vực nhà

nước; cũng như phối hợp lợi ích từ việc hợp tác giữa các DN tư nhân với nhau. Và
những chức năng như thiết lập chính sách cho ngành, dự thảo ngân sách, các dịch
vụ dành cho DN tư nhân cũng đã được chuyển từ Bộ Công nghiệp sang cho Viện
thực hiện.
1.3.2. Trung Quốc
1.3.2.1. Khái quát ngành công nghiệp điện tử Trung Quốc
Trung Quốc với lợi thế chi phí nhân cơng rẻ, năng lực cơng nghệ tương đối
cao, đang là nơi hấp dẫn của nhà đầu tư nước ngoài do đã kết hợp được các yếu tố
sau: bùng nổ thị trường sản phẩm ITC và dịch vụ, khả năng cung cấp năng lực lao
động lành nghề không giới hạn trong lĩnh vực công nghệ thông tin và FDI liên tục
tăng.
Trong lĩnh vực công nghệ điện tử, Trung Quốc đóng vai trị là nhà sản xuất
theo hợp đồng của GNP, chủ yếu sản xuất ra các sản phẩm trung gian, máy tính
nguyên chiếc và thiết bị truyền thông. Hoạt động sản xuất ra các sản phẩm trung
gian đang được đẩy mạnh tại Trung Quốc với mục tiêu hoà nhập vào mạng lưới sản
xuất. Năm 2015, theo dự báo của các nhà sản xuất các mặt hàng điện tử gia dụng,
Trung Quốc sẽ sản xuất ra 1/2 số lượng đầu DVD, máy ảnh kỹ thuật số, 1/3 số ổ đĩa
DVD-ROM, máy tính để bàn và máy tính xách tay, 1/4 số lượng điện thoại di động
và TV màu của cả thế giới.
Hiện nay, Trung Quốc cũng đầu tư lớn vào sản xuất các sản phẩm phần mềm


20


×