PHÒNG GD&ĐT TIÊN YÊN
TRƯỜNG THCS ĐÔNG NGŨ
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn thi: Lịch sử (lớp 6)
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề bài :
Câu 1: (2 điểm).
Nêu cơ sở kinh tế hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây.
Câu 2: (3 điểm).
Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang và nêu nhận xét.
Câu 3: (4 điểm).
Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần năm 218 TCN.
Câu 4: (1 điểm).
Qua cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần năm 218 TCN, em có suy nghĩ gì
về tinh thần chiến đấu của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt.
Hết
ĐÁP ÁN –BIỂU ĐIỂM.
Câu 1:( 2 điểm).Đúng mỗi ý được 1 điểm.
- Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, trên các bán đảo ven bờ Địa Trung Hải hình
thành 2 quốc gia cổ đại phương Tây là Hi lạp và Rô ma.
- Điều kiện tự nhiên ở phương Tây không thuận lợi cho việc trồng lúa, cư dân trồng
các loại cây lâu niên, làm nghề thủ công. Nhờ có nhiều cảng nên kinh tế ngoại thương
phát triển. Họ mang các sản phẩm thủ công sang Lưỡng Hà, Ai Cập rồi mua về súc
vật, lúa mì.
Câu 2: (3 điểm).
- Vẽ sơ đồ: (2 điểm).
- Nhận xét: (1điểm). Nhà nước Văn Lang tuy còn đơn giản chưa có luật pháp và
quân đội nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước.
Câu 3: (4 điểm). Đúng mỗi ý được1 điểm.
* Diễn biễn cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần 218 TCN.
- Đầu thế kỉ II TCN đất nước Văn Lang không còn bình yên như trước nữa.Ở
phương Bắc nhà Tần thống nhất trung nguyên chuẩn bị xâm lược nước ta.
- Năm 218 TCN quân Tần đánh xuống phương Nam để mở rộng lãnh thổ, sau 4
năm quân Tần kéo xuống phía Bắc Văn Lang.
- Nhân dân Tây Âu và Lạc Việt chiến đấu anh dũng, không chịu đầu hàng. Họ đưa
Thục Phán lên làm chỉ huy cuộc kháng chiến.
- Dưới sự chỉ huy của Thục Phán cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, quân Tần phải
bãi binh rút về nước, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
Câu 4: (1 điểm).Người Tây Âu và Lạc Việt đã thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ nền
độc lập dân tộc.
- Tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường, sáng tạo trong cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược.
PHÒNG GD&ĐT TIÊN YÊN
TRƯỜNG THCS ĐÔNG NGŨ
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn thi: Lịch sử (lớp 7)
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề bài :
Câu 1: (2 điểm).
Trình bày các giai đoạn phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
Câu 2: (3 điểm).
Thành tựu về kinh tế của nước ta dưới thời Lý.
Câu 3: (5 điểm).
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ diễn ra như thế nào?
Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nhân dân ta?
Hết
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM.
Câu 1: ( 2 điểm). Đúng mỗi ý 1 điểm.
- Giai đoạn: từ nửa sau thế kỉ X- đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển thịnh vượng
của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á với sự ra đời của nhiều vương quốc như
Pagan( Mi-an-ma) thế kỉ XI, Lạn Xạng( Lào) thế kỉ XIV, Su-khô- thay( Thái Lan) thế
kỉ XIII.
- Giai đoạn: Từ nửa sau thế kỉ XVIII các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước
vào thời kì suy yếu, trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây.
Câu 2: ( 3 điểm). Đúng mỗi ý 1 điểm.
- Nông nghiệp: rất phát triển, mùa màng bội thu, đời sống nhân dân ổn định. Các
vua tổ chức lễ cày tịch điền, khuyến khích khai khẩn đất hoang, làm thủy lợi, ban
hành đạo luật cấm giết hại trâu bò.
- Thủ công nghiệp: Nghề chăn tằm, ươm tơ, làm đồ gốm, dệt vải, xây dựng cung
điện phát triển. Nghề làm đồ trang sức, vàng bạc, giấy, in bản gỗ, đúc đông, rèn sắt
được mở rộng.
- Thương nghiệp: Việc trao đổi buôn bán được mở rộng hơn trước, hình thành các
chợ. Trong đó Vân Đồn là nơi buôn bán tấp nập, sầm uất và có vị trí chiến lược
quan trọng.
Câu 3 : ( 5 điểm).
* Diễn biến: ( 3điểm). Đúng mỗi ý được 0.5 điểm.
- Tháng 1/1258: 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào xâm lược nước ta. Quân giặc theo
đường sông Thao tiến xuống Bạch Hạc, rồi đến Bình Lệ Nguyên thì bị quân ta chặn
lại.
- Do thế giặc mạnh, vua Trần tạm rời kinh thành Thăng Long xuôi về Thiên Mạc
(Hà Nam). Nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương "vườn không nhà trống" để
đánh giặc.
- Quân Mông Cổ kéo vào Thăng Long điên cuồng tàn phá kinh thành, rơi vào tình
thế khó khăn về lương thực.
- Nắm được thời cơ quân đội nhà Trần mở cuộc phản công ở Đông Bộ Đầu.
- Ngày 29/1/1258, quân Mông Cổ thua trận rời khỏi Thăng Long đến vùng Quy
Hóa lại bị quân Trà Bổng chặn đánh, quân địch hốt hoảng tháo chạy về nước.
- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ kết thúc thắng lợi.
* Nhận xét: ( 2 điểm)
- Cuộc kháng chiến thể hiện sự đúng đắn sáng tạo trong đường lối đánh giặc của
quân dân nhà Trần, thực hiện chủ trương vườn không nhà trống, chớp thơì cơ phản
công tiêu diệt quân xâm lược.
- Thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước của nhân dân
ta.
PHÒNG GD&ĐT TIÊN YÊN
TRƯỜNG THCS ĐÔNG NGŨ
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2012 – 2013.
Môn thi: Lịch sử (lớp 8)
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề bài.
Câu 1: (3 điểm).
Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại
bùng nổ mạnh mẽ? Nét mới của phong trào này là gì?
Câu 2: ( 4 điểm).
Trình bày cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 và sự thành lập Công xã Pa-ri.
Câu 3: (3 điểm).
Nêu nguyên nhân và kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai 1939 - 1945.
Hết
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM.
Câu 1: ( 3 điểm).Đúng mỗi ý được1 điểm.
- Thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga 1917 và sự kết thúc của chiến tranh thế
giới thứ nhất đã mở ra một thời kì mới của phong trào độc lập ở khu vực châu Á.
Phong trào lên cao và lan rông khắp khu vực, tiêu biểu ở một số nước: Trung Quốc,
Việt Nam, Ấn Độ
- Nét mới của phong trào: Giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành
độc lập, các Đảng cộng sản được thành lập ở nhiều nước và giữ vai trò lãnh đạo phong
trào cách mạng.
Câu 2: ( 4 điểm)
* Cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871: ( 2 điểm)
- Ngày 18/3/1871: Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông mác nhưng gặp phải sự phản
kháng mạnh mẽ của nhân dân dân Pa-ri.
- Quân Chi-e bị bao vây, binh lính ngả về phía cách mạng, âm mưu chiếm đồi
Mông mác của Chi-e bị thất bại.
- Cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871 giành thắng lợi, nhân dân làm chủ Pa-ri.
- Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới lật đổ chính quyền của giai
cấp tư sản đưa giai cấp vô sản lên nắm quyền.
* Sự thành lập công xã Pa-ri 1871: ( 2điểm)
- Ngày 26/3/1871: Nhân dân tiến hành bầu cử hội đồng công xã Pa-ri.
- Ngày 28/3/1871: Hội đồng công xã thành lập, 86 đại biểu trúng cử hầu hết là công
nhân, trí thức đại diện cho nhân dân Pa-ri.
Câu 3: ( 3 điểm).Đúng mỗi ý được 1 điểm.
* Nguyên nhân:
- Sau CTTG1 các nước đế quốc tiếp tục nảy sinh những mâu thuẫn gay gắt về thị
trường và thuộc địa.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 làm xuất hiện chủ nghĩa phát xít với
âm mưu gây chiến tranh để phân chia thị trường thế giới. Trên thế giới hình thành hai
khối quân sự đối lập nhau là Anh, Pháp, Mĩ và khối phát xít Đức, Nhật, Italia.
- Chính sách thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ tạo điều kiên cho CNPX gây chiến tranh.
* Kết cục:
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của chủ nghĩa phát
xít Đức, Nhật, Italia.
- Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch
sử loài người: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại gấp 10 lần so với
chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Chiến tranh kết thúc với những thay đổi căn bản của tình hình thế giới.
PHÒNG GD&ĐT TIÊN YÊN
TRƯỜNG THCS ĐÔNG NGŨ
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2012 – 2013.
Môn thi: Lịch sử (lớp 9)
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề bài.
Câu 1: (3 điểm).
Nêu hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN. Em biết gì về mối
quan hệ Việt Nam – ASEAN?
Câu 2: (2 điểm).
Trình bày các xu thế phát triển của thế giới ngày nay.
Câu 3: (5 điểm).
Thành tựu cơ bản và ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ 1945
đến nay.
Hết
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM.
Câu 1:(3 điểm).Hoàn cảnh, mục tiêu hoạt động của ASEAN.
* Hoàn cảnh: (1 điểm)
- Sau khi giành độc lập một số nước Đông Nam Á có nhu cầu hợp tác, phát triển về
kinh tế- xã hội.
- Ngày 8/8/1967: Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN) đã được thành lập tại
Băng Cốc-Thái Lan với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-
pin, Xin-ga-po, Thái Lan.
*Mục tiêu hoạt động: ( 1điểm).
- Phát triển kinh tế - văn hóa thông qua những hợp tác giữa các nước thành viên,
trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
* Liên hệ: (1điểm)
Câu 2:( 2 điểm). Đúng mỗi ý 0,5 điểm.
* Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển theo các
xu hướng:
- Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
- Sự tan rã của trật tự hai cưc I-an-ta và thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế
giới đa cực nhiều trung tâm.
- Các nước điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Nhiều khu vực lại xảy ra nhưng vụ xung đột quân sự, hoặc nội chiến giữa các phe
phái.
Câu 3: (5 điểm). Đúng mỗi ý 0,5 điểm.
* Thành tựu cơ bản của cách mạng khoa học- kĩ thuật: (3,5điểm)
- Khoa học cơ bản: Đạt những phát minh lớn trong lĩnh vực toán học, vật lý, sinh
học.Tháng 3/1997 tạo ra con cừu bằng phương pháp sinh sản vô tính.Tháng 6/2000
công bố bản đồ ghen người.
- Công cụ sản xuất mới: Sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống
máy tự động.
- Năng lượng mới: Tìm ra nhiều nguồn năng lượng mới như nguyên tử, mặt trời,
thủy triều…
- Vật liệu mới: Tìm ra chất dẻo pôlime, chất titan sử dụng trong hàng không và vũ
trụ.
- Cách mạng xanh: Tìm ra những giống lúa mới, năng xất cao chống sâu bệnh, giải
quyết vấn đề lương thực của các nước.
- Giao thông vận tải và thông tin liên lạc: Máy bay siêu âm khổng lồ. tàu hỏa tốc độ
cao, phát sóng vô tuyến hiện đại qua vệ tinh.
- Chinh phục vũ trụ: + Năm 1957: Phóng vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ.
+ Năm 1961: Con người bay vào vũ trụ.
+ Năm 1969: Con người đặt chân lên mặt trăng.
* Ý nghĩa: ( 1,5 điểm)
- Là mốc đánh dấu trong lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại.
- Tạo ra những thay đổi lớn trong cuộc sống con người về sản xuất, năng suất lao
động. Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống. Cơ cấu dân cư thay đổi, lao động
trong nông nghiệp, công nghiệp giảm, lao động dịch vụ tăng.
- Đưa con người bước sang một nền văn minh mới: văn minh trí tuệ.