Bài giảng Nhập môn Tài chính – Tiền tệ
GV : Huỳnh Quốc Khiêm Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
***
BÀI GIẢNG
NHẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
(Thời lượng : 60 tiết)
Giảng viên : Huỳnh Quốc Khiêm
Sinh viên : ……………………………………………………………… … Lớp : ……………….……
Năm học : 2011 - 2012
Chương 1 : ĐẠI CƯƠNG TIỀN TỆ
Chương 2 : TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH
Chương 3 : NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Chương 4 : TÍN DỤNG
Chương 5 : NGÂN HÀNG
Chương 6 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Chương 7 : CUNG CẦU TIỀN TỆ
Chương 8 : LÃI SUẤT
Chương 9 : LẠM PHÁT
Chương 10 : CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Bài giảng Nhập môn Tài chính – Tiền tệ
GV : Huỳnh Quốc Khiêm Trang 2
Chương 1 : ĐẠI CƯƠNG TIỀN TỆ
I. NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ :
1. Sự ra đời của tiền tệ :
+ Tiền tệ là một phạm trù kinh tế khách quan. Tiền tệ phát sinh, tồn tại và phát triển gắn
liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa.
+ Vào thời kỳ đầu của chế độ cộng sản nguyên thủy, người ta tự cung tự cấp cho nhau
số sản phẩm ít ỏi thu về sau một ngày săn bắt, hái lượn. Do vậy, quan hệ trao đổi vẫn chưa
xuất hiện.
+ Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và những
cải tiến trong kỹ thuật dần tạo ra chủng
loại và số lượng hàng hóa nhiều hơn trước rất nhiều. Do đó, hoạt động trao đổi hàng hóa có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng với bản thân mỗi người trong xã hội thời bấy giờ.
+ Phương thức trao đổi trực tiếp (H-H) đòi hỏi cần phải c
ó sự phù hợp về thời gian, địa
điểm và quan trọng hơn hết là nhu cầu của các bên trao đổi.
+ Phương thức trao đổi gián tiếp (H-T-H) thông qua vật trung gian đã khắc phục được
những nhược điểm của phương thức trao đổi trực tiếp.
+ Vật trung gian đó được khai sinh dưới cái tên “tiền tệ”. Sự ra đời của vật trung gian
trao đổi đánh dấu giai đoạn mở đầu cho
sự xuất hiện của tiền tệ, đồng thời cũng là bước
chuyển hóa từ nền kinh tế đổi chác sang nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ.
2. Lịch sử phát triển của tiền tệ :
+ Vào thời kỳ đầu, các loại “tiền tệ” sơ khai được trao đổi ở các địa phương khác nhau
là rất khác nhau.
+ Dần về sau, những đặc tính của vật trung gian trao đổi được đòi hỏi cao hơn : dễ phân
biệt, bền vững, ổn định về lượng sẵn có, giá trị nội tại ít biến động. Kể từ đó, kim loại (đặc biệt
là vàng và bạc) đã được chọn làm loại t
iền tệ phổ biến.
+ Từ cuối thế kỷ thứ 7, đồng Dinar của Đế chế Ả Rập dần trở thành đồng tiền của
thương mại quốc tế.
+ Năm 1284, Cộng hòa Venice phát hành đồng tiền vàng Ducat. Đồng tiền này đã trở
thành chuẩn mực cho tiền xu Châu Âu trong suốt 600 năm sau đó.
Bài giảng Nhập môn Tài chính – Tiền tệ
GV : Huỳnh Quốc Khiêm Trang 3
+ Sang thế kỷ 16 – 17, các ngân hàng đã bắt đầu phát hành giấy bạc được đảm bảo
bằng vàng, khả hóa sang vàng và lưu hành song song với tiền đúc bằng vàng và bạc của Nhà
nước.
+ Sau Thế chiến I, các nước đã ngăn cấm các ngân hàng thương mại phát hành giấy
bạc khả hoán, nghiêm cấm việc chuyển đổi từ giấy bạc sang vàng, và cưỡng bức lưu hành
giấy bạc bất khả hoán.
+ Kể từ sau năm
1971, sự tồn tại của tiền giấy khả hoán trong lưu thông thật sự chấm
dứt. Các quốc gia đều áp dụng chế độ tiền giấy bất khả hoán và có đồng tiền pháp định của
riêng mình.
3. Khái niệm tiền tệ :
+ Theo Marx, tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, độc quyền giữ vai trò là vật ngang giá
chung để phục vụ cho quá trình trao đổi và lưu thông hàng hóa.
+ Theo quan điểm hiện đại, tiền tệ là bất kỳ vật gì có thể dung để trao đổi lấy hàng hóa
và dịch vụ một cách hiệu quả nhằm thỏa mãn nhu cầu nhiều mặt của bản thân người sở hữu
nó và mang tính dễ thu nhận.
4. Bản chất của t
iền tệ :
+ Tiền tệ thực chất cũng chỉ là một loại hàng hóa, nhưng nó đã tách ra khỏi thế giới
hàng hóa và trở thành một loại hàng hóa đặc biệt.
+ Thuộc tính của hàng hóa : giá trị và giá trị sử dụng.
5. Tính chất của tiền tệ :
+ Tính dễ nhận biết
+ Tính khả phân
+ Tính lâu bền
+ Tính dễ vận chuyển
+ Tính khan hiếm
+ Tính đồng nhất
+ Tính được chấp nhận rộng rãi
Bài giảng Nhập môn Tài chính – Tiền tệ
GV : Huỳnh Quốc Khiêm Trang 4
II. CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ :
1. Hóa tệ (Tiền thực) :
+ Hóa tệ (Commodity Money) là loại tiền tệ bằng hàng hóa. Đây là hình thái đầu tiên của
tiền tệ và được sử dụng trong một thời gian dài.
+ Phân loại : hóa tệ phi kim loại, hóa tệ kim loại.
2. Tín tệ (Dấu hiệu giá trị) :
+ Tín tệ (Token Money) là loại tiền tệ mà bản thân nó không có giá trị, song nhờ sự tín
nhiệm của mọi người và quy ước của xã hội mà nó được lưu dùng.
+ Phân loại :
- Tín tệ kim loại
- Tiền giấy : tiền giấy khả hoán, tiền giấy bất khả hoán
3. Tiền mặt : tiền mặt (Cash) là loại tiền vật chất, được quy định một cách cụ thể về hình dáng,
kích thước, trọng lượng, màu sắc, tện gọi.
4. Bút tệ (Tiền ghi sổ) : bút tệ (Bank Money) là loại tiền tệ được tạo ra khi phát tín dụng thông
qua tài khoản ngân hàng, bút tệ không có hình thái vật chất, nó chỉ là những con số được thể
hiện trên tài khoản ngân hàng.
III. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ :
1. Chức năng thước đo giá trị : Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền được sử
dụng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác
2. Chức năng phương tiện trao đổi :
+ Chức năng phương tiện lưu thông : tiền tệ làm phương tiện lưu thông khi tiền tệ làm
môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa, sự vận động của tiền tệ gắn liền với sự vận động của
hàng hóa, phục vụ cho sự dịch chuyển quyền sở hữu hàng hóa từ chủ thể này sang chủ thể
khác.
+ Chức năng phương tiện thanh toán : tiền tệ làm phương tiện thanh toán khi sự vận
động của tiền tệ tách rời hoặc độc lập tương đối so với sự vận động của hàng hóa, phục vụ
cho quan hệ mua bán hàng hóa, thực hiện các khoản dịch vụ và giải trừ các khoản nợ.
3. Chức năng phương tiện tích lũy :
Bài giảng Nhập môn Tài chính – Tiền tệ
GV : Huỳnh Quốc Khiêm Trang 5
+ Chức năng phương tiện tích lũy giá trị : tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện tích
lũy giá trị khi tiền tệ tạm thời về trạng thái nằm im để dự trữ giá trị, thực hiện các chức năng
trao đổi trong tương lai.
+ Chức năng tiền tệ thế giới : tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực
hiện 4 chức năng : thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện
tích lũy ở phạm vi ngoài quốc gia.
IV. VAI TRÒ CỦA TIỀN TỆ :
1. Góp phần thúc đẩy tính hiệu quả của nền kinh tế : tiền tệ đóng vai trò chất bôi trơn cho
guồng máy sản xuất và lưu thông hàng hóa. Khi mức độ tiền tệ hóa càng cao thì hoạt động
giao lưu kinh tế càng diễn ra thuận lợi và trôi chảy.
2. Công cụ tích lũy và tập trung vốn cho xã hội : tiền tệ giúp các chủ thể trong nền kinh tế
thực hiện mục tiêu tích lũy tập trung vốn dễ dàng và tiện lợi, phục vụ nhu cầu mở rộng tái sản
xuất và chi tiêu.
3. Góp phần phát triển quan hệ kinh tế quốc tế : với chức năng tiền tệ thế giới, tiền tệ đã trở
thành công cụ hữu ích giúp một quốc gia mở rộng các quan hệ kinh tế của mình ra thế giới,
đồng thời thu hút các nguồn lực vào quốc gia mình.
4. Công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế : tiền tệ được sử dụng làm công cụ tham chiếu để xây
dựng các chính sách kinh tế vĩ mô như : chính sách tài khóa, chính sách kinh tế đối ngoại,
chính sách tiền tệ,… qua đó tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô.
V. CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ :
1. Khái niệm : Chế độ tiền tệ là tổng hòa những quy định về hình thức tổ chức lưu thông tiền
tệ của một quốc gia do Luật pháp Nhà nước quy định, trong đó các yếu tố khác nhau của lưu
thông tiền tệ được kết hợp với nhau một cách thống nhất.
2. Nội dung của chế độ tiền tệ :
a. Phương tiện tiền tệ : phương tiện tiền tệ là những phương tiện lưu thông và phương tiện
thanh toán do Nhà nước quy định, tùy thuộc vào những điều kiện khách quan về kinh tế và tập
quán dùng tiền của người dân, bao gồm : tiền đúc, tiền giấy và tiền điện tử.
b. Đơn vị tiền tệ : đơn vị tiền tệ còn gọi là tiêu chuẩn giá cả của đồng tiền. Khi quy định đơn vị
tiền tệ, Nhà nước cần phải quy định rõ 3 yếu tố sau đây :
Tên gọi và ký hiệu đơn vị tiền tệ :
Bài giảng Nhập môn Tài chính – Tiền tệ
GV : Huỳnh Quốc Khiêm Trang 6
- Tên gọi đồng tiền do Nhà nước quy định.
- Ký hiệu đơn vị tiền tệ được mã hóa theo tiêu chuẩn ISO 4217 của Tổ chức Tiêu
chuẩn hóa quốc tế (ISO)
Hàm kim lượng : là trọng lượng kim loại quý (vàng, bạc) được ấn định theo pháp luật
nước sở tại cho một đơn vị tiền tệ.
Kết cấu đơn vị tiền tệ : trên cơ sở đơn vị tiền tệ được Pháp luật quy định, Nhà nước
sẽ phát hành tiền vào lưu thông theo bội số hoặc ước số của đơn vị tiền tệ.
c. Cơ chế đúc tiền : là toàn bộ những quy định của Nhà nước bằng Luật pháp có liên quan
đến chế độ đúc tiền và lưu thông tiền đúc.
+ Phân loại :
Cơ chế đúc tiền tự do
Cơ chế đúc tiền hạn chế
Áp dụng cho tiền đúc đủ giá.
Tiền được đúc theo tiêu chuẩn do Nhà
nước ấn định.
Áp dụng cho tiền đúc không đủ giá.
Nhà nước nắm độc quyền trong việc đúc
tiền.
d. Cơ chế phát hành tiền giấy : Ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất có quyền phát
hành tiền tệ, còn việc in ấn tiền sẽ do các cơ quan chuyên trách đảm nhận.
3. Các chế độ tiền tệ trên thế giới :
a. Chế độ song bản vị :
+ Chế độ song bản vị là chế độ tiền tệ mà Pháp luật quy định 2 kim loại (vàng – bạc, bạc
– đồng) đồng thời làm kim loại bản vị.
+ Tiền tệ bản vị được tự do đúc và có hiệu lực pháp lý chi trả vô hạn định trong phạm vị
quốc gia và quốc tế.
+ Phân loại :
Chế độ bản vị song song
Chế độ bản vị kép
Tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng
bạc được lưu thông tự do theo giá trị thực
tế của chúng trên thị trường.
Tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng
bạc được lưu thông theo tỷ giá bắt buộc
do Nhà nước quy định (tỷ giá pháp định)
+ Quy luật Gresham :”Tiền xấu trục xuất tiền tốt ra khỏi lưu thông”
b. Chế độ đơn bản vị :
Bài giảng Nhập môn Tài chính – Tiền tệ
GV : Huỳnh Quốc Khiêm Trang 7
+ Chế độ đơn bản vị là chế độ tiền tệ, trong đó lấy một thứ kim loại quý (vàng, bạc) làm
kim loại bản vị.
+ Tiền tệ bản vị được đúc tự do và đóng vai trò thống trị.
+ Phân loại :
Chế độ bản vị bạc :
- Chế độ bản vị bạc là chế độ tiền tệ của một quốc gia lấy bạc làm thước đo giá trị
và phương tiện lưu thông tiền tệ.
- Cuối thế kỷ 19, chấm dứt việc đúc bạc thành tiền bạc.
Chế độ bản vị vàng cổ điển :
- Vàng được chọn làm kim loại bản vị và được đúc tự do.
- Các dấu hiệu giá trị như giấy bạc ngân hàng được đổi ra vàng theo giá trị danh
nghĩa của nó tiền giấy khả hoán.
- Vàng được tự do nhập, xuất giữa các quốc gia.
Chế độ bản vị vàng mới :
- Chế độ kim đỉnh bản vị : vàng chỉ được đúc thành thoi, tiền giấy không thể trực
tiếp đổi lấy vàng, mà chỉ được đổi lấy vàng thoi theo luật định.
- Chế độ kim hoán bản vị : tiền giấy chỉ được đổi ra vàng thông qua một ngoại tệ
mạnh như : GBP, FRF, USD, …
c. Chế độ ngoại tệ bản vị :
+ Chế độ ngoại tệ bản vị là chế độ quy định đơn vị tiền tệ quốc gia được xác định bằng
một ngoại tệ mạnh.
+ Áp dụng từ năm 1944 đến năm 1971 thì hoàn toàn sụp đổ.
+ Phân loại :
Chế độ tiền tệ theo khu vực :
- Đồng tiền dẫn đầu được dùng để thanh toán phổ biến trong nội khối.
- Các nước thành viên tích lũy dự trữ ngoại hối tại NHTW nước dẫn đầu.
Bài giảng Nhập môn Tài chính – Tiền tệ
GV : Huỳnh Quốc Khiêm Trang 8
- Đồng tiền các nước thành viên neo vào đồng tiền nước dẫn đầu.
Chế độ bản vị dollar Mỹ :
- Sau Thế chiến II, Mỹ là nước thắng trận và nền kinh tế phát triển vượt bậc.
- Dollar Mỹ là đồng tiền mạnh, giá trị ổn định và phổ dụng.
- Hiệp định tiền tệ Bretton Woods đã hợp pháp hóa vị trí thống trị của USD.
Chế độ tiền tệ tập thể :
Quyền rút vốn đặc biệt - SDR Đồng tiền chung Châu Âu - EURO
+ Là đơn vị tiền tệ ghi sổ do Quỹ tiền tệ
quốc tế IMF phát hành cho các nước
thành viên.
+ Mã ISO 4217 : XDR
+ Khi mới phát hành : 1 XDR = 1,34 USD
+ Từ 07/1974 đến 12/1980 : giá trị của
SDR được xác định theo rổ tiền tệ bao
gồm 16 loại tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong thương mại quốc tế.
+ Từ 1981 đến 1999 : rổ tiền tệ bao gồm
DEM, FRF, GBP, JPY, USD.
+ Từ 1999 đến nay : rổ tiền tệ gồm EUR,
GBP, JPY, USD.
+ Là đơn vị tiền tệ chính thức của 15
quốc
gia thành viên Liên minh Châu Âu, của 6
quốc gia và cùng lãnh thổ không thuộc
EU.
+ Mã ISO 4217 : EUR
+ Ký hiệu thông dụng : €
+ Từ 1999 đến 2002 là giai đoạn quá độ
để chuẩn bị cho việc phát hành EUR tiền
mặt.
+ 01/01/2002 : EUR tiền giấy và tiền kim
loại được chính thức phát hành.
4. Chế độ tiền tệ ở Việt Nam :
+ Phương tiện tiền tệ : tiền kim loại, tiền cotton, tiền polymer, tiền điện tử, …
+ Đơn vị tiền tệ : đồng, ký hiệu đ, mã ISO 4217 : VND, 1 đồng = 10 hào = 100 xu.
+ Ngân hàng trung ương là cơ quan độc quyền phát hành tiền thông qua các kênh :
ngân sách nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại, nghiệp vụ thị trường mở,…
+ Lưu hành tiền giấy bất khả hoán, phát hành tiền dựa trên cơ sở hàng hóa.
+ Đang trong tình trạng dollar hóa cao.
Bài giảng Nhập môn Tài chính – Tiền tệ
GV : Huỳnh Quốc Khiêm Trang 9
Chương 2 : TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH
I. KHÁI QUÁT SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH :
1. Khái niệm tài chính : Tài chính là tổng thể các quan hệ kinh tế, gắn liền với việc phân phối
tổng sản phẩm quốc dân và các nguồn lực tài chính thông qua việc tạo lập, sử dụng các quỹ
tiền tệ nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định.
+ Hai tiền đề thúc đẩy sự ra đời của tài chính :
- Tiền đề tiên quyết : nền sản xuất hàng hóa và tiền tệ
- Tiền đề định hướng : sự xuất hiện của Nhà nước
2. Sự ra đời và phát triển của tài chí
nh :
+ Vào đầu thời kỳ công xã nguyên thủy, mặc dù quá trình phân phối diễn ra trong các bộ
lạc nhưng vẫn chưa có hoạt động của tài chính.
+ Cuối thời kỳ công xã nguyên thủy, bắt đầu có phân công lao động xã hội, hàng hóa
phát triển, tiền tệ ra đời nhân tố tiền đề cho các quan hệ phân phối thuộc phạm trù tài chính.
+ Quá trình phân công lao động xã hội dẫn đến sự hình thành giai cấp và Nhà nước ra
đời. Để duy trì quyền lực của Nhà nước, thuế dưới hình thức hiện vật đã ra
đời khơi mào
cho phạm trù tài chính.
+ Thời kỳ phong kiến và tư bản chủ nghĩa, kinh tế hàng hóa – tiền tệ phát triển mạnh và
các thể chế Nhà nước đã hoàn thiện phạm trù tài chính được định hình một cách rõ nét.
II. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH :
1. Khái niệm nguồn tài chính, quỹ tiền tệ :
a. Nguồn tài chính : là khả năng tài chính mà các chủ thể trong nền kinh tế có thể khai thác,
sử dụng nhằm thực hiện các mục đích của mình. Bao gồm :
- Bộ phận của cải xã hội mới tạo ra trong kỳ
- Phần tích lũy quá khứ của xã hội và dân cư
- Bộ phận của cải chuyển vào và ra quốc gia
- Tài nguyên quốc gia cho thuê, nhượng bán có thời hạn
Bài giảng Nhập môn Tài chính – Tiền tệ
GV : Huỳnh Quốc Khiêm Trang 10
b. Quỹ tiền tệ : là một lượng nhất định các nguồn tài chính được dùng cho một mục đích nhất
định. Bao gồm :
- Quỹ tiền tệ của Nhà nước
- Quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ
- Quỹ tiền tệ của các tổ chức tài chính trung gian
- Quỹ tiền tệ của khu vực dân cư
- Quỹ tiền tệ của các tổ chức chính trị - xã hội
2. Biểu hiện bên ngoài của tài chính :
+ Hoạt động thu, chi bằng tiền của các chủ thể trong nền kinh tế
+ Sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong xã hội
3. Bản chất của tài chính :
+ Tài chính là những mối quan hệ kinh tế trong phân phối
+ Tài chính là sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế
+ Tài chính là công cụ đắc lực giúp Nhà nước quản lý nền kinh tế
4. Các mối quan hệ tài chính : các mối quan hệ kinh tế thuộc phạm trù tài chính bao gồm các
quan hệ dưới hình thái giá trị sau đây :
Nhà nước – Các tổ chức kinh tế
Nhà nước – Các cơ quan quản lý nhà nước
Nhà nước – Dân cư
Giữa các tổ chức kinh tế với nhau
Nội bộ các tổ chức kinh tế
III. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH :
1. Chức năng phân phối : Phân phối tài chính là sự phân chia tổng sản phẩm quốc dân theo
những tỷ lệ và xu hướng nhất định cho tiết kiệm và tiêu dùng nhằm tích tụ, tập trung vốn để
đầu tư phát triển kinh tế và thỏa mãn các nhu cầu chung của Nhà nước, xã hội và cá nhân.
Bài giảng Nhập môn Tài chính – Tiền tệ
GV : Huỳnh Quốc Khiêm Trang 11
+ Bao gồm 2 khâu : phân phối lần đầu và phân phối lại.
+ Đối tượng phân phối : là của cải xã hội dưới hình thức giá trị, là các nguồn tài chính,
tiền tệ đang vận động độc lập với tư cách là phương tiện thanh toán và phương tiện cất giữ
trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
+ Chủ thể phân phối : Nhà nước, doanh nghiệp, các hộ gia đình, các tổ chức xã hội, …
+ Kết q
uả quá trình phân phối : hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ với các mục đích
đã xác định trước.
2. Chức năng giám đốc : Giám đốc tài chính là quá trình kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài
chính nhằm phát hiện những ưu điểm để phát huy, những tồn tại để khắc phục trong quá trình
phân phối tài chính.
+ Đối tượng : các quan hệ phân phối trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
+ Chủ thể giám đốc cũng chính là các chủ thể phân phối.
+ Nội dung :
Giám đốc tài chính trong quá trình thành lập và thực hiện kế hoạch ngân sách
nhà nước.
Giám đốc tài chính trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế dựa trên
cơ sở
chế độ hạch toán kinh tế và hợp đồng kinh tế.
Giám đốc tài chính trong quá trình cấp phát, cho vay và thanh toán vốn đầu tư
xây dựng cơ bản.
IV. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG :
1. Khái niệm : Hệ thống tài chính là tổng thể các hoạt động tài chính trong các lĩnh vực khác
nhau của nền kinh tế quốc dân, nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau trong việc hình thành và
sử dụng các quỹ tiền tệ.
2. Tài chính công : Tài chính công phản ánh các quan hệ kinh tế trong phân phối nguồn tài
chính quốc gia giữa các cơ quan công quyền với các chủ thể khác trong nền kinh tế nhằm thực
hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
+ Đặc điểm của tài chính công :
Gắn liền với sở hữu nhà nước, quyền lực chính trị.
Bài giảng Nhập môn Tài chính – Tiền tệ
GV : Huỳnh Quốc Khiêm Trang 12
Chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng.
Hiệu quả của hoạt động thu chi tài chính không lượng hóa được.
Phạm vi hoạt động rộng.
3. Tài chính doanh nghiệp : là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập,
phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
nhằm đạt tới mục tiêu nhất định.
+ Chức năng :
Huy động các nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Đóng vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh.
Là công cụ giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
4. Tài chính quốc tế : là hệ thống những q
uan hệ kinh tế nảy sinh giữa nhà nước hoặc các tổ
chức của nhà nước với các nhà nước khác, các tổ chức của các nhà nước khác, các công dân
nước ngoài và với các tổ chức quốc tế, gắn liền với dòng lưu chuyển hàng hóa và tiền vốn trên
thế giới theo những nguyên tắc nhất định.
5.Thị trường tài chính : là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các
nguồn tài chính thông qua những phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định.
+ Phân loại : thị trường tiền tệ và thị trường vốn
6.Tài chính cá nhân và hộ gia đình : Tài chính dân cư là ngân quỹ của từng hộ gia đình, hình
thành chủ yếu từ các khoản thu nhập, tiền lương do lao động hay sản xuất kinh doanh, từ
nguồn thừa kế, biếu tặng, … được sử dụng chủ yếu để trang trải các nhu cầu thiết yếu trong
cuộc sống và có thể đầu tư.
7.Tài chính của các tổ chức xã hội : Tài chính của các tổ chức xã hội bao gồm : tài chính của
các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ, đảng phái chính trị, hiệp hội nông dân, hội
bảo trợ … hình thành từ sự đóng góp hội phí, ủng hộ trong và ngoài nước … nhằm mục đích
tiêu dùng cho hoạt động của tổ chức đó.
Bài giảng Nhập môn Tài chính – Tiền tệ
GV : Huỳnh Quốc Khiêm Trang 13
8.Tài chính trung gian : Tài chính trung gian là các quan hệ kinh tế phát sinh trong nền kinh tế
xã hội nhằm đạt tới mục tiêu nhất định, bao gồm các lĩnh vực như : tín dụng, bảo hiểm, các tổ
chức tài chính trung gian, …
V. VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH :
1. Công cụ phân phối sản phẩm quốc dân :
+ Thông qua 2 khâu phân phối đã hình thành nên những nguồn lực tài chính cho các
khâu của hệ thống tài chính.
+ Thông qua phân phối của tài chính, hàng loạt các quan hệ cân đối của nền kinh tế như
: cân đối tích lũy – tiêu dùng, cân đối tiết kiệm – đầu tư, … được xác lập và thích ứng với từng
giai đoạn phát triển của đất nước.
+ Điều tiết thu nhập giữa các địa phương, các ngành, … đảm bảo tính công bằng xã hội
trong việc phân phối cá
c nguồn thu nhập.
2. Công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế :
+ Tác động để các quan hệ kinh tế vận động theo định hướng của Nhà nước.
+ Hướng dẫn các hoạt động kinh doanh phù hợp với các chính sách kinh tế.
+ Kiểm soát và điều chỉnh các quan hệ kinh tế nhằm thích ứng với những biến động của
nền kinh tế.
VI. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA :
1. Khái niệm : Chính sách tài chính quốc gia là tổng hợp các chính sách kinh tế vĩ mô có liên
quan đến sự vận động của các dòng vốn, tiền tệ và các nguồn lực tài chính, qua đó tác động
vào các hoạt động của nền kinh tế theo hướng mà Nhà nước đã định. Bao gồm :
- Chính sách tài khóa
- Chính sách tiền tệ
- Chính sách đối với thị trường vốn
- Chính sách tỷ giá
2. Mục tiêu của chính sách tài chính quốc gia :
Bài giảng Nhập môn Tài chính – Tiền tệ
GV : Huỳnh Quốc Khiêm Trang 14
+ Khai thác mọi nguồn lực tài chính, khả năng tiềm tàng sẵn có trong nền kinh tế quốc
dân để đẩy mạnh phát triển kinh tế.
+ Động viên mọi nguồn lực tài chính của đất nước để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.
+ Ngăn ngừa nguy cơ tái lạm phát, ổn định sức mua đồng tiền, bình ổn giá, nâng cao
mức sống người dân.
+ Đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả trong cơ cấu kinh tế nhiều thàn
h phần.
+ Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính thống nhất, đáp ứng được yêu cầu đổi mới đất
nước.
3. Chính sách tài khóa : là các chính sách của Chính phủ nhằm tác động lên định hướng phát
triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong thu nhập – chi tiêu của Chính phủ và thuế
khóa.
4. Chính sách tiền tệ : là tổng thể các biện pháp quản lý vĩ mô của Nhà nước, thông qua các
công cụ như : lãi suất, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, … để hỗ trợ đồng tiền quốc
gia nhằm : kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá, đạt mức toàn dụng lao động và tăng trưởng kinh
tế.
Chương 3 : NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC :
1. Khái niệm : Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực
hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
+ Một số khái niệm khác : Ngân sách nhà nước là
- Bản dự trù thu chi tài chính của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định.
- Quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, kế hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước.
- Những quan hệ kinh
tế phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng
các nguồn tài chính khác nhau.
Bài giảng Nhập môn Tài chính – Tiền tệ
GV : Huỳnh Quốc Khiêm Trang 15
2. Khái niệm năm tài khóa : Năm tài khóa, hay “tài khóa”, là khoảng thời gian có độ dài tương
đương một năm (12 tháng, hoặc 52 – 53 tuần) dùng cho công tác kế hoạch ngân sách của tổ
chức hoặc quốc gia.
3. Bản chất ngân sách nhà nước : Ngân sách nhà nước là tổng thể các quan hệ kinh tế giữa
Nhà nước và các chủ thể trong xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước tạo lập và sử dụng
các nguồn tài chính quốc gia nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý kinh tế, xã hội
của nhà nước.
4. Đặc điểm ngân sách nhà nước :
+ Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính
trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành theo luật định.
+ Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi
ích chung, lợi ích công cộng.
+ Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất trong nền kinh tế quốc dân,
được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó được chi dùng cho những mục đíc
h
đã định.
II. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC :
1. Khái niệm thu ngân sách nhà nước : là những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân
sách để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Bao gồm :
- Thuế, phí và lệ phí
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước
- Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân
- Các khoản viện trợ
- Các khoản thu khác theo quy định của Pháp luật hiện hành
2. Đặc điểm thu ngân sách nhà nước :
+ Thu ngân sách nhà nước là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Mọi khoản thu của Nhà nước đều được thể chế hóa
bởi các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước.
Bài giảng Nhập môn Tài chính – Tiền tệ
GV : Huỳnh Quốc Khiêm Trang 16
+ Thu ngân sách nhà nước phải căn cứ vào tình hình thực của nền kinh tế, biểu hiện ở
các biến số vĩ mô như : GDP, giá cả, thu nhập, lãi suất, …
3.Thuế :
a. Khái niệm : Thuế là số tiền thu từ các công dân, hoạt động, giao dịch hay tài sản, nhằm huy
động tài chính cho chính quyền để tái phân phối thu nhập và điều tiết các hoạt động kinh tế - xã
hội.
b. Lý do đánh thuế :
+ Mọi hoạt động của chính quyền đều cần phải có nguồn tài chính để chi, trong đó
nguồn quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất là nguồn thu từ thuế.
+ Cung ứng hàng hóa công cộng cho công dân, chi tiêu cho phúc lợi xã hội và phát triển
kinh tế.
+ Tái phân phối thu nhập và cân bằng phúc lợi xã hội.
+ Chính quyền đánh thuế nhằm hạn chế một số hoạt động của công dân (vi phạm luật
giao thông, uống rượu, hút thuốc lá,
…)
c.Phân loại thuế :
+ Căn cứ vào đối tượng nộp thuế : thuế trực thu và thuế gián thu
+ Căn cứ vào phạm vi đánh thuế : thuế nội địa và thuế quan
+ Căn cứ vào tỷ lệ đánh thuế : thuế định ngạch và thuế định lệ
+ Căn cứ vào mục đích đánh thuế : thuế thông thường và thuế đặc biệt
4.Phí và lệ phí : Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, mang tính đối giá (phí và lệ
phí thực chất là khoản tiền mà mọi công dân trả cho Nhà nước khi họ hưởng thụ các dịch vụ
do Nhà nước cung cấp) và có tính pháp lý thấp hơn so với thuế.
+ Phân biệt :
Phí Lệ phí
+ Gắn liền với vấn đề thu hồi một phần
hay toàn bộ chi phí đầu tư đối với hàng
hóa dịch vụ công cộng hữu hình.
+ Ví dụ : phí cầu đường
+ Gắn liền với việc thụ hưởng các dịch vụ
hành chính, pháp lý cho các thể nhân và
pháp nhân.
+ Ví dụ : lệ phí công chứng
Bài giảng Nhập môn Tài chính – Tiền tệ
GV : Huỳnh Quốc Khiêm Trang 17
5. Các khoản thu ngân sách nhà nước khác :
+ Thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước
+ Thu từ hoạt động sự nghiệp
+ Thu từ bán, cho thuê tài nguyên, tài sản quốc gia
+ Thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản
6. Yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước :
+ Tổ chức bộ máy thu ngân sách nhà nước
+ Tỷ suất sinh lợi trong nền kinh tế
+ Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên
+ Thu nhập GDP bình quân đầu người
7. Các giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước :
+ Cần phải tái tạo và phát triển các tài sản, tài nguyên dùng cho thuê, nhượng bán.
Không làm cạn kiệt và phá hủy tài sản, tài nguyên vì mục đích trước mắt.
+ Chính sách thuế phải vừa huy động được nguồn thu ngân sách nhà nước, vừa
khuyến khích tích tụ vốn cho doanh nghiệp và dân cư.
+ Dùng ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp vào một số doanh nghiệp quan trọng trong
những lĩnh vực then chốt, nhằm tạo ra nguồn tài chính mới.
+ Nhà nước cần thực hiện chính sách tiết k
iệm, tinh giản bộ máy công quyền, cải cách
hành chính để tích lũy vốn chi cho đầu tư.
III. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC :
1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước : là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà
nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.
Bao gồm :
- Phân phối : cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước để hình thành các loại quỹ trước
khi đưa vào sử dụng.
Bài giảng Nhập môn Tài chính – Tiền tệ
GV : Huỳnh Quốc Khiêm Trang 18
- Sử dụng : trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ ngân sách nhà nước mà không trải
qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng.
2. Nội dung chi ngân sách nhà nước :
+ Theo chức năng nhiệm vụ :
- Chi đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng
- Chi đảm bảo xã hội
+ Theo tính chất kinh tế :
- Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước
- Đầu tư kết cấu hạ tầng
- Phân phối và tái phân phối xã hội
3. Phân loại chi ngân sách nhà nước :
+ Phân loại theo mục đích, nội dung :
- Chi tích lũy
- Chi tiêu dùng
+ Phân loại theo thời hạn, phương thức quản lý :
- Chi thường xuyên
- Chi đầu tư phát triển
- Chi trả nợ, viện trợ
- Chi dự trữ
4. Yếu tố ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước :
+ Chế độ xã hội
+ Khả năng tích lũy của nền kinh tế
+ Mô hình tổ chức của Nhà nước
+ Sự phát triển của lực lượng sản xuất
Bài giảng Nhập môn Tài chính – Tiền tệ
GV : Huỳnh Quốc Khiêm Trang 19
IV. CÂN ĐỐI THU – CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC :
1. Khái niệm cân đối ngân sách nhà nước : Cân đối ngân sách nhà nước là một trong
những cân đối vĩ mô quan trọng của nền kinh tế, là một bộ phận của chính sách tài khóa, phản
ánh sự điều chỉnh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi ngân sách nhà nước nhằm đạt mục
tiêu kinh tế - xã hội mà nhà nước đã đề ra.
2. Các trạng thái của ngân sách nhà nước :
Trạng thái
Thâm hụt
(bội chi)
Cân bằng
Thặng dư
(bội thu)
Cán cân thu - chi Thu < Chi Thu = Chi Thu > Chi
3. Nguyên tắc cân đối thu – chi ngân sách nhà nước :
+ Chi thường xuyên không vượt quá thu thường xuyên
+ Bội chi (nếu có) phải nhỏ hơn chi cho đầu tư phát triển
+ Chỉ vay để bù đắp cho đầu tư phát triển
+ Phải có kế hoạch thu hồi vốn vay để trả nợ
+ Cân đối ngân sách địa phương theo nguyên tắc tổng số chi không vượt quá tổng số
thu.
4. Xử lý bội chi ngân sách nhà nước :
a. Khái niệm : Bội chi ngân sách nhà nước là độ chênh lệch kém hơn giữa tổng số thu (thu từ
thuế và một số khoản không mang tính chất hoàn trả, không kể các khoản vay) và tổng số chi
của ngân sách nhà nước.
b. Nguyên nhân :
+ Chủ quan :
Đổi mới chính sách kinh tế, đang trong tiến trình hội nhập, cắt giảm thuế.
Chính sách kinh tế tác động đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Khách quan :
Tác động của kinh tế thế giới.
Sự biến động của các yếu tố thiên nhiên, môi trường.
Bài giảng Nhập môn Tài chính – Tiền tệ
GV : Huỳnh Quốc Khiêm Trang 20
c. Biện pháp :
+ Tăng thu, giảm chi.
+ Vay nợ trong nước :
- Tín phiếu kho bạc
- Trái phiếu kho bạc
- Trái phiếu đầu tư
+ Vay nợ nước ngoài :
- Viện trợ phát triển chính thức ODA
- Viện trợ có hoàn lại giữa 2 chính phủ
- Vay ưu đãi từ các định chế tài chính quốc tế
- Phát hành trái phiếu chính phủ ra nước ngoài
+ Phát hành tiền
V. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC & PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC :
1. Khái niệm tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước : Tổ chức hệ thống ngân sách nhà
nước là việc xác định, sắp xếp bố trí các bộ phận cấu thành hệ thống ngân sách nhà nước
nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ thu, chi của từng cấp ngân sách cũng như toàn bộ hệ
thống ngân sách.
2. Nguyên tắc tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước :
+ Thống nhất
+ Độc lập và tự chủ cho các cấp ngân sách
+ Tập trung quyền lực trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cấp chính quyền trong
hoạt động ngân sách.
3. Điều kiện để cấp chính quyền trở thành cấp ngân sách :
+ Nhiệm vụ của cấp chính quyền được giao phó phải tương đối toàn diện trên các lĩnh
vực phát triển hành chính, xã hội và kinh tế trên vùng lãnh thổ mà cấp hành chính đó quản lý.
Bài giảng Nhập môn Tài chính – Tiền tệ
GV : Huỳnh Quốc Khiêm Trang 21
+ Tổng nguồn thu trên vùng lãnh thổ mà cấp chính quyền đó quản lý phải có khả năng
giải quyết được phần lớn chi tiêu của mình.
4. Các mô hình phân cấp ngân sách :
+ Nhà nước liên bang :
- Ngân sách liên bang
- Ngân sách bang
- Ngân sách địa phương
+ Nhà nước đơn nhất :
- Ngân sách trung ương
- Ngân sách địa phương
5. Mô hình phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam :
+ Ngân sách trung ương
+ Ngân sách địa phương : bao gồm
NS tỉnh, TP trực thuộc TW (theo NĐ 1181 – CP ngày 01/08/1967)
NS cấp quận, huyện (theo NĐ 1081 – CP ngày 13/05/1978)
NS cấp phường, xã (theo NĐ 1381 – HĐBT ngày 19/11/1983)
VI. CHU TRÌNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC :
1. Khái niệm chu trình ngân sách nhà nước : Chu trình ngân sách bao gồm toàn bộ hoạt
động của ngân sách từ khi bắt đầu hình thành cho đến khi kết thúc để chuyển sang ngân sách
của tài khóa mới.
2. Hình thành ngân sách nhà nước :
+ Lập dự toán ngân sách
+ Phê chuẩn ngân sách
+ Công bố ngân sách
3. Chấp hành ngân sách nhà nước :
Bài giảng Nhập môn Tài chính – Tiền tệ
GV : Huỳnh Quốc Khiêm Trang 22
+ Cơ quan thuế và hải quan kiể soát nguồn thu
+ Tổng thu ngân sách được nộp vào Kho bạc Nhà nước
+ Chi ngân sách chỉ được nằm trong các khoản đã được dự toán duyệt
4. Quyết toán ngân sách nhà nước :
+ Nhằm phản ánh đúng quá trình lập và chấp hành ngân sách
+ Bộ Tài chính hướng dẫn khóa sổ và lập báo cáo quyết toán ngân sách
+ Đối chiếu số liệu với Kho bạc Nhà nước, cân đối tổng hợp, lập quyết toán ngân sách
trình Chính phủ và Quốc hội phê chuẩn.
Chương 4 : TÍN DỤNG
I. KHÁI NIỆM, CƠ SỞ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TÍN DỤNG :
1. Khái niệm tín dụng :
a. Khái niệm :
- Theo từ gốc Latinh, “creditium” : sự tin tưởng, tín nhiệm
- Theo nghĩa Hán Việt, “tín” là lòng tin, “dụng” là sử dụng
Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc
hiện vật) từ chủ thể sở hữu sang chủ thể sử dụng trên cơ sở phải có sự hoàn trả một lượng giá
trị lớn hơn ban đầu.
b. Đặc trưng của quan hệ tí
n dụng :
+ Chỉ thay đổi quyền sử dụng, không làm thay đổi quyền sở hữu vốn.
+ Quá trình chuyển giao vốn có thời hạn được thỏa thuận giữa các bên tham gia.
+ Chủ sở hữu được nhận thêm một phần thu nhập dưới dạng lợi tức tín dụng
2. Cơ sở ra đời của quan hệ tín dụng :
G
a
b
t
3
đ
4
G
V : Huỳnh
Q
a
. Đặc đi
ể
b
. Đặc đi
ể
+ C
+ C
+ C
+ C
c. Đặc đi
ể
t
hường kh
d. Nhu cầ
u
+ C
+ C
+ N
3
.Quá trì
n
+
C
nguyên th
ủ
+ T
đ
ịnh chế t
à
4
.Bản ch
ấ
Q
uốc Khiêm
ể
m chu ch
u
ể
m chu ch
ó thu nhậ
p
ó thu nhậ
p
ó nhu cầu
ó nhu cầu
ể
m chu c
h
ông cân b
ằ
u
đầu tư,
c
hủ thể thừ
hủ thể thi
ế
hân tố tác
n
h phát tri
ể
C
ho vay n
ặ
ủ
y, kéo dà
i
ín dụng t
ư
à
i chính tr
u
ấ
t của tín
d
u
yển vốn
uyển vốn
p
nhưng c
h
p
nhưng c
h
chi tiêu n
h
chi tiêu n
h
h
uyển vốn
ằ
ng : có lú
c
c
hi tiêu v
à
a vốn : m
u
ế
u vốn : nh
động : yế
u
ể
n của tín
ặ
ng lãi : là
i
sang thời
ư
bản chủ
u
ng gian ra
d
ụng :
Bài giảng
N
t
i
ền tệ củ
a
t
i
ền tệ củ
a
h
ưa có nhu
h
ỉ chi tiêu
m
h
ưng chưa
h
ưng thu n
h
t
i
ền tệ c
ủ
c
NSNN t
ạ
à
sinh
l
ợi
:
u
ốn đồng v
ố
u cầu đi v
a
u
tố kinh tế
dụng :
hình thái
kỳ chiếm
h
nghĩa : k
h
đời.
N
hập môn Tài
http://ww
w
a
doanh
n
a
cá nhân
,
u
cầu chi ti
ê
m
ột phần
có thu nh
ậ
h
ập không
ủ
a Nhà n
ư
ạ
m thời th
ừ
:
ố
n nhàn r
ỗ
a
y để mở r
ộ
, xã hội ph
tín dụng s
h
ữu nô lệ,
h
ông ngừ
n
chính – Tiền
t
w
.ebook.edu.v
n
n
gh
i
ệp :
,
hộ gia đ
ì
ê
u
ậ
p
đủ
ư
ớc : Cân
đ
ừ
a tiền, có
l
ỗ
i tiếp tục
s
ộ
ng sản x
u
h
ù hợp : lãi
ơ khai nh
ấ
phong kiế
n
n
g mở rộn
g
t
ệ
ì
nh :
đ
ối thu –
c
l
úc NSNN
s
inh lợi
u
ất, kinh d
o
suất, mứ
c
ấ
t, ra đời
t
n.
g
quy mô,
c
hi ngân s
á
tạm thời t
h
o
anh
c
độ rủi ro,
t
ừ cuối th
ờ
chủ thể t
h
Tran
á
ch nhà n
ư
h
iếu tiền.
…
ờ
i kỳ công
h
am gia.
C
g 23
ư
ớc
xã
C
ác
G
s
s
2
G
V : Huỳnh
Q
+ T
í
+ T
í
+ T
í
II. CHỨC
N
1. Phân p
h
+
P
s
ang chủ
t
+
P
s
ang chủ
t
2
.Tạo ra
c
+ C
+ T
i
III. CÁC H
Ì
1. Tín dụ
n
mua bán
c
Q
uốc Khiêm
í
n dụng là
í
n dụng là
í
n dụng là
N
ĂNG CỦ
A
h
ối lại vố
n
P
hân phối
t
t
hể cầu vố
n
P
hân phối
g
t
hể cầu vố
n
c
ác công
c
ông cụ tín
Hối
p
Kỳ p
h
Tín d
i
ền tín dụn
Ì
NH THỨ
C
n
g thươn
g
c
hịu hàng
h
quan hệ c
h
quan hệ c
h
sự vận độ
n
A
TÍN DỤ
N
n
tiền tệ tr
o
tr
ực tiếp :
n
mà khôn
g
g
ián tiếp :
n
thông qu
c
ụ lưu thô
n
dụng :
p
hiếu, Lện
h
h
iếu, trái p
h
ụng thư,
…
g : tiền m
ặ
C
TÍN DỤN
g
mại : là
q
h
óa, thườn
Bài giảng
N
h
uyển nh
ư
h
uyển nh
ư
n
g của tư
b
N
G :
o
ng nền
k
vốn tín d
ụ
g
qua bất
k
vốn tín d
ụ
a các định
n
g tín dụ
n
h
phiếu
h
iếu
…
ặ
t và bút tệ
N
G :
q
uan hệ tín
g có thời
h
N
hập môn Tài
http://ww
w
ư
ợng tạm t
h
ư
ợng tạm t
h
b
ản cho v
a
k
inh tế :
ụ
ng được
k
ỳ tổ chức
ụ
ng được
chế tài ch
n
g và tiền
t
.
dụng giữ
a
h
ạn ngắn.
chính – Tiền
t
w
.ebook.edu.v
n
h
ời vốn trê
h
ời vốn trê
a
y.
trực tiếp
c
trung gian
gián tiếp
c
ính trung
g
tín dụng :
a
các doa
n
t
ệ
n cơ sở s
ự
n cơ sở h
o
c
huyển gi
a
nào.
c
huyển gi
a
g
ian.
n
h nghiệp
v
ự
tin tưởn
g
o
àn trả
a
o từ chủ
t
a
o từ chủ
t
v
ới nhau d
ư
Tran
g
.
t
hể cung
v
t
hể cung
v
ư
ới hình t
h
g 24
v
ốn
v
ốn
h
ức
Bài giảng Nhập môn Tài chính – Tiền tệ
GV : Huỳnh Quốc Khiêm Trang 25
+ Giấy nợ trong quan hệ tín dụng thương mại gọi là thương phiếu (kỳ phiếu thương
mại).
+ Phân loại thương phiếu :
Căn cứ vào chủ thể ký phát Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng
+ Hối phiếu (Bill of Exchange) là một
mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do người
cho vay ký phát, yêu cầu người đi vay trả
một số tiền nhất định sau một thời gian
xác định.
Thương phiếu vô danh :
+ Không ghi tên người thụ hưởng,
người nắm giữ là người thụ hưởng hợp
pháp.
+ Dễ chuyển nhượng, rủi ro cao.
+ Lệnh phiếu (Promissory Note) là một
giấy nhận nợ vô điều kiện do người đi vay
ký phát, cam kết rằng sẽ hoàn trả một số
tiền nhất định khi đến hạn thanh toán cho
người thụ hưởng.
Thương phiếu ký danh :
+ Có ghi tên người thụ hưởng.
+ Có thể chuyển nhượng bằng cách ký
hậu khi còn hạn thanh toán.
Thương phiếu đích danh :
+ Chỉ người có tên trên thương phiếu
mới được thụ hưởng.
+ Không thể chuyển nhượng, độ an
toàn cao.
+ Đặc điểm của thương phiếu :
- Tính trừu tượng
- Tính pháp lý
- Tính lưu thông
+ Ưu, nhược điểm của tín dụng thương mại :
Ưu điểm Nhược điểm
+ Thủ tục nhanh gọn, đáp ứng nhu cầu
vốn cấp bách, đẩy nhanh quay vòng vốn,
nâng cao hiệu quả kinh doanh.
+ Phạm vi hẹp.
+ Quy mô nhỏ.
+ Rất khó xác lập quan hệ tín dụng giữa 2
doanh nghiệp bất kỳ.
2.Tín dụng ngân hàng : là quan hệ tín dụng giữa hệ thống ngân hàng với các chủ thể trong
nền kinh tế.