Trường Đại Học Chu Văn An GVHD: Hoàng Ngọc Mai
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG QUẢNG
CÁO VÀ ĐẦU TƯ THẮNG THẮNG
Tên viết bằng tiếng nước ngoài: THANG THANG INVESTMENT AND
ADVERTISING COMMUNICATION JOINT STOCK COMPANY
Tên công ty viết tắt : THANG THANG JSC
Ngày thành lập : 29/2/2008
Giấy chứng nhận ĐKKD số 4103009502 do Sở kế hoạch và đầu tư TPHCM cấp.
Vốn điều lệ : 1.800.000.000 VND
Mã số thuế : 0305539420
Địa chỉ trụ sở chính: 40/34 Lữ Gia, Cư xá Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, TPHCM.
Phân xưởng 1 : 6/7B Tô Ký, Xã Thới Tam Thôn, H.Hóc Môn.
Phân xưởng 2 : 19/2T Tô Ký, Xã Trung Chánh, H. Hóc Môn.
Phòng sơn : 6/11F Tô Ký, Xã Thới Tam Thôn, H.Hóc Môn.
Điện thoại : (08) 3866 9893 - 6296 5232
Fax : (08) 6296 5233
Email :
Website : www.winwingift.org
I. GIỚI THIỆU QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
- Năm 1993: Khởi đầu từ hai xưởng sản xuất đồ nhựa, quy mô nhỏ lẻ tại Hóc môn,
cung cấp cho khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Năm 1995: Phát triển quy mô hơn, cung cấp đồ nhựa công-nông nghiệp. Phân
phối mạnh hai tỉnh miền Nam và miến Trung. Bên cạnh đó phát triển ra thị trường
miền Bắc.
SVTT: Lê Huỳnh Phương Trinh - 1 -
Trường Đại Học Chu Văn An GVHD: Hoàng Ngọc Mai
- Quy mô sản xuất ngày càng phát triển.
- Ngày 20/03/2006, thành lập Công Ty TNHH Dịch vụ - Đào tạo Phát Trí do bà
Võ Thị Lai làm giám đốc.
- Ngày 29/02/2008: Đổi tên thành Công ty Cổ Phần Truyền thông Quảng Cáo &
Đầu Tư Thắng Thắng do ông Trương Đại Thành làm chủ tịch hội đồng quản trị.
● Các sản phẩm chủ yếu:
- Công ty trực tiếp sản xuất quà tặng với 2 phân xưởng ngành nhựa cùng đội ngũ
công nhân lành nghề, thiết kế chuyên nghiệp và in ấn quà tặng bằng nhiều máy
móc: Máy kéo lụa, Máy in lăn, Máy in tampon…đã cho ra đời các mặt hàng chủ
lực như: máy tập thể dục, quạt, ghế nhựa, khung hình, móc khóa, đồng hồ, mũ bảo
hiểm…
● Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:
- Bán sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng thông qua việc giới thiệu đến những
sản phẩm nhựa mà công ty sản xuất được. Ví dụ như: khung hình, nón bảo
hiểm…
- Dịch vụ môi giới sản phẩm giữa khách hàng và nhà cung ứng sản xuất, in ấn đối
với những sản phẩm mà công ty không trực tiếp sản xuất được.
- Ngoài ra công ty còn có đầu tư tài chính với những dự án khả thi, có tiềm năng
sinh lợi cao.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY:
CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ
SVTT: Lê Huỳnh Phương Trinh - 2 -
Trường Đại Học Chu Văn An GVHD: Hồng Ngọc Mai
● Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý của cơng ty, có quyền nhân danh cơng
ty trước pháp luật, thực hiện việc bầu ra Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám
đốc.
● Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc: điều hành cơng việc kinh
doanh hàng ngày của cơng ty theo đúng quy định của pháp luật, điều lệ cơng ty.
● Ban kiểm sốt : thực hiện giám sát Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong
việc quản lý và điều hành cơng ty. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp,tính trung thực
SVTT: Lê Huỳnh Phương Trinh - 3 -
P. SALES VÀ
MARKETING
P. HÀNH
CHÁNH
NHÂN SỰ
P. KẾ TỐN
TÀI CHÍNH
P. SALES VÀ
MARKETING
TRỢ LÝ TỔNG
GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
KIÊM TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM
SỐT
P. CHĂM
SĨC
KHÁCH
HÀNG
PHỊNG
THIẾT KẾ
P. SALES &
MARKETING
QUẢN ĐỐC
PHÂN
XƯỞNG
TRƯỞNG
PHÂN
XƯỞNG 2
BỘ PHẬN KỸ
THUẬT
TRƯỞNG
PHÂN
XƯỞNG 1
Hóa đơn
GTGT
Biên lai…
-Bảng
kê CP sxc.
BỘ PHẬN
KỸ THUẬT
BỘ PHẬN
KỸ THUẬT
TRƯỞNG
PHỊNG
SƠN
Trường Đại Học Chu Văn An GVHD: Hoàng Ngọc Mai
và mức độ cẩn trọng trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh,trong công tác
kế toán thống kê và lập báo cáo tài chính.
● Trợ lý Tổng giám đốc: hỗ trợ Tổng giám đốc trong việc điều hành kinh doanh
hàng ngày .
● Phòng Sales và Marketing: thực hiện công tác Marketing và quản trị Marketing,
đàm phán ký kết hợp đồng với khách hàng.
● Phòng chăm sóc khách hàng :
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
- Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất từ đó có được khách
hàng trung thành và khai thác nguồn khách tiềm năng.
● Phòng Kế toán Tài chính :
- Công việc hạch toán tổng hợp tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách
chính xác, kịp thời, có hệ thống.
- Lập kế hoạch tài chính, kế hoạch sử dụng vốn có hiệu quả, tổ chức việc quản lý,
cân đối và đề nghị bổ sung vốn kịp thời để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh
doanh được liên tục.
● Phòng hành chánh nhân sự :
- Quản lý và điều động cán bộ, công nhân viên theo sự phân công của cấp trên.
- Thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, tiền lương cho cán bộ công nhân viên.
- Quản lý cơ sở vật chất.
- Soạn thảo các văn bản, quyết định quàn lý và theo dõi việc tổ chức,việc thực
hiện các quyết định đã ban hành.
- Biên tập văn bản, quản lý văn bản, lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ.
● Quản đốc phân xưởng : quản lý việc sản xuất của 2 phân xưởng và 1 phòng sơn.
● Bộ phận kỹ thuật : bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp, sửa chữa,hướng dẫn sử dụng
nhằm đạt được công suất tối đa.
SVTT: Lê Huỳnh Phương Trinh - 4 -
Trường Đại Học Chu Văn An GVHD: Hoàng Ngọc Mai
III. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG
QUẢNG CÁO & ĐẦU TƯ THẮNG THẮNG:
1. Tổ chức bộ máy kế toán:
1.1 Hình thức tổ chức:
- Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung, toàn bộ công việc ghi
chép và tổng hợp được thực hiện ở phòng kế toán của công ty, còn ở các bộ phận
khác chỉ thực hiện công việc báo sổ.
- Mô hình tổ chức kế toán tập trung tại công ty đã phát huy được ưu điểm là công
việc tổ chức bộ máy gọn nhẹ, tiết kiệm, việc xử lý và cung cấp thông tin nhanh
nhạy, giúp cho ban giám đốc dễ dàng kiểm soát và cập nhật thông tin phục vụ cho
quá trình quản lý.
1.2 Sơ đồ bộ máy kế toán:
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TÓAN
● Kế toán trưởng:
- Là người trực tiếp tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán và đưa ra những
phương hướng để quản lý phần mềm của công ty sao cho mọi phát sinh được đáp
ứng kịp thời, điều tiết tài chính của công ty, giải quyết và điều hành mọi hoạt
động của phòng kế toán.
SVTT: Lê Huỳnh Phương Trinh - 5 -
KẾ TÓAN TRƯỞNG
KẾ TÓAN TỔNG HỢP
KẾ
TÓAN
HÀNG
HÓA
KẾ
TÓAN
CÔNG
NỢ
KẾ
TÓAN
THANH
TÓAN
THỦ
QUỸ
THỦ
KHO
KẾ
TÓAN
XUẤT
KÊ
Trường Đại Học Chu Văn An GVHD: Hoàng Ngọc Mai
- Kiểm tra tổng hợp báo cáo quyết toán của Công ty đảm bảo tính chính xác kịp
thời phục vụ cho công tác phân tích tài chính hoạt động kinh doanh.
- Tham mưu cho ban giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh và phân
tích hiệu quả kinh tế trong từng thời điểm.
- Thực hiện công tác hậu kiểm tra lương và giải quyết các phiếu chỉnh của
CBCNV trong công ty.
- Lập báo cáo tài chính kịp thời theo tháng, quý, năm và xác định kết quả kinh
doanh của công ty.
- Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc và trước pháp luật về
công việc trực thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của Kế Toán Trưởng. Kế
toán trưởng phải thực hiện các chính sách, chế độ tài chính của nhà nước.
● Kế toán tổng hợp:
- Thực hiện hạch toán tổng hợp, lập chứng từ kế toán của các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh lien quan, Giám soát kiểm tra các khỏan chi phí, tạm tính các chi phí
lương, thưởng doanh số tháng, quý, năm cho khách hàng.
- Nhận xét đánh giá, phân tích các báo cáo tổng hợp, chi tiết về tình hình hoạt
động kinh doanh tài chính của công ty.
- Thay mặt Kế toán Trưởng giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính kế toán
khi Kế toán Trưởng vắng mặt. Thực hiện các công việc khác do Kế toán trưởng
hoặc BGĐ phân công.
● Kế toán hàng hóa:
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý toàn bộ những chứng từ phát sinh lien quan đến
nghiệp vụ nhập xuất về hàng hóa.
- Căn cứ tính chất nghiệp vụ phát sinh lien quan đến xuất nhập hàng hóa để hoạch
toán, định khoản các nghiệp vụ kế toán.
- Cuối tháng lập bảng kê hóa đơn hàng hóa bán ra, báo cáo tình hình sử dụng hóa
đơn chậm nhất ngày 08 tây hàng tháng phải nộp, ngoài ra lập báo cáo trên theo
định kỳ quý, năm.
SVTT: Lê Huỳnh Phương Trinh - 6 -
Trường Đại Học Chu Văn An GVHD: Hoàng Ngọc Mai
- Lưu trữ chứng từ sổ sách liên quan đến hàng hóa một cách khoa học dễ truy xuất
đồng thời thực hiện các công việc khác do Kế toán Trưởng phân công.
●Kế toán xuất kê:
- Nhiệm vụ xuất kê các đơn hàng khi phòng kinh doanh đưa phiếu xuất kho, cuối
ngày in bảng kiểm kê để đối chiếu kế toán kê và thủ kho ( bắt buộc số chênh lệch
luôn bằng không).
- Ngoài ra kế toán kê giải quyết các đơn hàng khi khách hàng khu vực thành phố
trả về.
● Thủ kho:
- Nhiệm vụ là nhập hàng và xuất hàng dựa vào những đơn hàng mà kế toán xuất
kê đưa xuống. Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kê xuất hàng theo đúng kệ, đúng lô,
đúng số lượng, theo từng đơn hàng. Cuối ngày thủ kho phải kiểm kê hàng hóa và
đối chiếu kế toán kệ. Bảo quản hàng hóa, chất xếp đúng theo quy định dễ lấy, dễ
kiểm tra, thực hiện các công việc khác do Kế toán Trưởng phân công.
●Kế toán thanh toán:
- Khi phát sinh nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, kế toán lập phiếu thu, chi gồm 3 liên
dồng thời ghi vào sổ kế toán để theo dõi lượng tiền mặt biến động hằng ngày và
nhập số liệu vào máy.
- Đối với tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi chep vào sổ tiền gửi hàng tất cả các hoạt
động lên quan đến thu chi tiền gửi ngân hàng. Khi nhận được chứng từ của ngân
hàng gửi đến, kế toán đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo kịp thời xử lí chênh
lệch( nếu có).
- Cuối tháng kế toán sẽ đối chiếu sổ phụ ngân hàng, với tiền gửi ngân hàng của
doanh nghiệp.
- Căn cứ vào sổ kế toán tiền mặt và sổ tiền gửi ngân hàng, kế toán lập phiếu kế
toán cho các hoạt động đã phát sinh trong tháng.
● Kế toán công nợ:
- Theo dõi chi tiết công nợ phải thu phải trả khác.
SVTT: Lê Huỳnh Phương Trinh - 7 -
Trường Đại Học Chu Văn An GVHD: Hoàng Ngọc Mai
- Theo dõi các khỏan vay ngắn hạn, dài hạn, đối chiếu công nợ nội bộ, kiểm tra
các chương trình khuyến mãi, chi phí lien quan hàng hóa.
- Cuối tháng kế toán công nợ dựa vào sổ chi tiết của từng người mua, người bán
lập bảng tổng hợp tình hình thanh toán với người mua, người bán. Sau đó, gửi
bản kiểm kê chi tiết hóa đơn kèm các chứng từ thanh toán. Bảng tổng hợp tình
hình thanh toán với người mua, người bán cho kế toán tổng hợp. Kế toán tổng hợp
sẽ lập phiếu kế toán cho các hoạt động đã xảy ra trong tháng, tập hợp phiếu kế
toán vào sổ đăng kí phiếu kế toán, vào sổ cái tài khỏan 131,331.
- Thực hiện công việc khác do kế toán trưởng phân công.
● Thủ Quỹ:
- Thực hiện thu chi tiền mặt theo chứng từ thu chi tiền mặt của kế toán thanh toán
lập, thực hiện thu chi tiền mặt theo đúng đối tượng ghi trên phiếu thu chi và kiểm
đếm tiền chính xác.
- Cuối ngày đối chiếu số phát sinh hằng ngày với kế toán thanh toán, xác định tồn
quỹ và kiểm quỹ thực hiên.
- Định kỳ đối chiếu với kế toán hàng hóa khối lượng nhập xuất.
► Công ty có một đội ngũ cán bộ chuyên ngành về lĩnh vực kế toán. Hầu hết
nhân viên phòng kế toán đều là nhân viên lâu năm nên rất quen thuộc với công
việc, có kinh nghiệm xử lý thông tin, phong cách làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt,
luôn có sự phối hợp nhịp nhàng và ăn ý.
2. Tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ kế toán:
2.1 Các chính sách kế toán:
●Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền:
- Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền
đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn
không quá 3 tháng kể từ ngày mua, dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền xác
định cũng như không có nhiều rủi ro trong việc chuyển đổi.
SVTT: Lê Huỳnh Phương Trinh - 8 -
Trường Đại Học Chu Văn An GVHD: Hoàng Ngọc Mai
- Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán:
Trong năm, các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ liên quan đến các tài khoản
thuộc loại doanh thu, chi phí, tài sản cố định, hàng tồn kho được ghi sổ kế toán
bằng Đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
● Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho :
- Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm
chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để
có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
- Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và được
hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được ghi nhận khi giá gốc lớn hơn giá trị thuần
có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của
hàng tồn kho trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần
thiết cho việc tiêu thụ chúng.
● Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ :
- Tài sản cố định được thể hiện theo nguyên giá trừ hao mòn lũy kế. Nguyên giá
tài sản cố định bao gồm toàn bộ các chi phí mà Công ty phải bỏ ra để có được tài
sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các
chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá tài sản cố
định nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử
dụng tài sản đó. Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên được ghi nhận là chi
phí trong kỳ.
- Khi tài sản cố định được bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao lũy kế được
xóa sổ và bất kỳ khoản lãi lỗ nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào thu
nhập hay chi phí trong kỳ.
- Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian
hữu dụng ước tính
SVTT: Lê Huỳnh Phương Trinh - 9 -
Trường Đại Học Chu Văn An GVHD: Hoàng Ngọc Mai
● Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:
- Nguyên tắc ghi nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần,vốn khác
của chủ sở hữu.
- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch đánh giá lại tài sản.
- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá.
- Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối.
● Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:
- Khi bán hàng hóa, thành phẩm doanh thu được ghi nhận khi phần lớn rủi ro và
lợi ích gắn liền với việc sở hữu hàng hóa đó được chuyển giao cho người mua và
không còn tồn tại yếu tố không chắc chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán
tiền, chi phí kèm theo hoặc khả năng hàng bán bị trả lại.
- Khi cung cấp dịch vụ, doanh thu được ghi nhận khi không còn những yếu tố
không chắc chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền hoặc chi phí kèm
theo. Trường hợp dịch vụ được thực hiện trong nhiều kỳ kế toán thì việc xác định
doanh thu trong từng kỳ được thực hiện căn cứ vào tỷ lệ hoàn thành dịch vụ tại
ngày cuối kỳ.
- Tiền lãi, cổ tức được ghi nhận khi Công ty có khả năng thu được lợi ích kinh tế
từ giao dịch và doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Tiền lãi được ghi
nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất từng kỳ. Cổ tức được ghi nhận khi cổ đông
được quyền nhận cổ tức.
2.2 Chế độ kế toán:
- Chế độ kế toán áp dụng theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam (QĐ
15/2006 QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC).
- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung.
3. Tổ chức hệ thống chứng từ, sổ sách báo cáo kế toán:
► Công tác kế toán ở đơn vị bao gồm các giai đoạn sau:
SVTT: Lê Huỳnh Phương Trinh - 10 -
Trường Đại Học Chu Văn An GVHD: Hoàng Ngọc Mai
- Lập chứng từ.
- Ghi sổ.
- Lập các báo cáo kế toán.
3.1 Tổ chức hệ thống chứng từ:
- Công ty sử dụng một số loại chứng từ gốc được lập trực tiếp ngay sau khi nghiệp
vụ kinh tế phát sinh hoặc vừa hoàn thành. Bao gồm:
+ Các chứng từ không được dùng để ghi vào sổ sách kế toán: Lệnh chi tiền
mặt, lệnh xuất kho hàng mẫu các chứng từ này dùng để truyền đạt những chỉ
thị hoặc mệnh lệnh công tác nào đó.
+ Các chứng từ dùng để làm cơ sở để ghi vào sổ sách kế toán: hóa đơn GTGT,
phiếu chi, phiếu thu, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, giấy báo có, giấy báo nợ
ngân hàng
3.2 Tổ chức hệ thống sổ kế toán:
● Các loại sổ kế toán:
- Hình thức kế toán công ty sử dụng là hình thức Nhật ký chung gồm có các loại
sổ kế toán sau:
+ Sổ nhật ký chung: dùng để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo trình tự thời
gian và quan hệ đối ứng tài khoản của các nghiệp vụ đó, làm căn cứ để ghi vào sổ
cái.
+ Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ
phát sinh của từng tài khoản tổng hợp. Số liệu của sổ cái cuối tháng được dùng để
ghi vào Bảng cân đối số phát sinh và từ đó ghi vào Bảng cân đối kế toán.
+ Sổ nhật ký đặc biệt: Bao gồm Sổ nhật ký thu, Sổ nhật ký chi, Sổ nhật ký mua,
Sổ nhật ký bán. dùng để ghi chép riêng cho từng nghiệp vụ thu, chi, mua, bán.
Chứng từ gốc trước hết được ghi vào sổ nhật ký đặc biệt, sau đó cuối tháng tổng
hợp số liệu của Sổ Nhật ký đặc biệt ghi một lần vào sổ cái.
SVTT: Lê Huỳnh Phương Trinh - 11 -
Trường Đại Học Chu Văn An GVHD: Hoàng Ngọc Mai
+ Các sổ kế toán chi tiết: Bao gồm Sổ chi tiết quỹ tiền mặt, Sổ chi tiết tiền gửi
ngân hàng, Sổ chi tiết vật tư, Sổ chi tiết tài sản cố định, Sổ chi tiết thanh toán với
người mua, Sổ chi tiết thanh toán với người bán, Sổ chi tiết bán hàng, Sổ chi phí
sản xuất kinh doanh, Sổ chi tiết nguồn vốn kinh doanh. Các sổ này dùng để ghi
chi tiết các việc đã ghi trên sổ kế toán tổng hợp nhằm phục vụ yêu cầu của công
tác kiểm tra và phân tích. Chứng từ gốc được ghi vào sổ kế toán chi tiết cuối tháng
căn cứ vào các sổ chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản tổng
hợp để đối chiếu với sổ kế toán phân loại chung.
● Trình tự ghi chép kế toán theo hình thức sổ kế toán Nhật ký chung:
GHI CHÚ:
+ Ghi hàng ngày
+ Ghi cuối tháng hoặc định kì
+ Quan hệ đối chiếu kiểm tra
- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung
theo trình tự thời gian sau đó căn cứ vào sổ nhật ký chung để ghi sổ cái. Kế toán có sử
dụng sổ nhật ký đặc biệt là sổ nhật ký thu, sổ nhật ký chi, sổ nhật ký mua và sổ nhật ký
bán; hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc ghi nghiệp vụ phát sinh vào các sổ nhật ký
đặc biệt có liên quan, cuối tháng tổng hợp các nghiệp vụ trên sổ nhật ký đặc biệt và lấy
số liệu tổng hợp ghi một lần vào sổ cái.
SVTT: Lê Huỳnh Phương Trinh - 12 -
SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ thẻ kế tóan
chi tiết
Bảng cân đối số phát
sinh
SỔ CÁI
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ nhật ký
đặc biệt
Bảng tổng hợp
chi tiết
Chứng từ kế toán
Trường Đại Học Chu Văn An GVHD: Hoàng Ngọc Mai
- Cuối tháng tổng hợp số liệu của sổ cái và lấy số liệu của sổ cái ghi vào bảng cân
đối phát sinh các tài khoản tổng hợp.
- Đối với các sổ kế toán chi tiết thì sau khi ghi sổ nhật ký phải căn cứ vào các
chứng từ gốc ghi vào các sổ kế toán chi tiết liên quan, cuối tháng cộng sổ kế toán
chi tiết của từng tài khoản để đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh.
- Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng các số liệu, bảng cân đối số phát sinh được
dùng làm căn cứ để lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác.
► Gần đây công ty đã áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính theo Quyết định
số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006.
● Trình tự ghi sổ sách kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính:
► Công tác kế toán trên máy vi tính tại công ty đem lại những thuận lợi và hiệu
quả rất cao so với công tác kế toán thủ công trước kia, tuy nhiên nếu không cẩn
thận thì rất dễ bị mất dữ liệu, và nếu như mất điện thì kế toán không thể làm được
gì.
SVTT: Lê Huỳnh Phương Trinh - 13 -
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
Phần mềm
kế toán
Máy vi tính
Sổ kế toán (tổng
hợp và chi tiết)
Báo cáo tài chính
Báo cáo kế toán
quản trị
Nhập liệu
In sổ, báo cáo vào cuối kỳ
Đối chiếu
Ghi chú:
Trường Đại Học Chu Văn An GVHD: Hoàng Ngọc Mai
CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM:
1. Chi phí sản xuất:
1.1 Khái niệm:
- Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa
phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất ra sản phẩm.
1.2 Phân loại chi phí sản xuất:
+ Theo yếu tố: Chi phí sản xuất phát sinh có cùng nội dung kinh tế được xếp chung vào
1 yếu tố bất kể nó phát sinh ở bộ phận nào, dùng để sản xuất sản phẩm gì.
Theo qui định hiện nay chi phí sản xuất phân thành 5 yếu tố:
- Chi phí nguyên vật liệu.
- Chi phí nhân công.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí bằng tiền khác.
+ Theo khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
+ Ngoài 2 cách phân loại trên, chi phí sản xuất còn được phân loại theo một số tiêu thức
khác:
- Chi phí ban đầu và chi phí chuyển đổi.
- Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
SVTT: Lê Huỳnh Phương Trinh - 14 -
Trường Đại Học Chu Văn An GVHD: Hoàng Ngọc Mai
- Chi phí bất biến và chi phí khả biến.
- Chi phí chờ phân bổ và chi phí trích trước.
- ……….
2. Giá thành sản phẩm:
2.1 Khái niệm:
► Có nhiều khái niệm về giá thành sản phẩm (sp):
- Các tác giả Cộng Hòa Dân Chủ Đức: “Giá thành sản phẩm là những hao phí lao động
bằng tiền và lao động sống ( dưới hình thức tiền lương) và lao động vật hóa cũng như
chi phí bằng tiền khác để chuẩn bị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, lao vụ của doanh
nghiệp” .
- Từ điển thuật ngữ tài chính tín dụng của Bộ Tài Chính: “ Giá thành sản phẩm là toàn
bộ hao phí lao động vật hóa ( nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, khấu hao TSCĐ và
công cụ nhỏ ) và lao động sống trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, kinh doanh, được tính
bằng tiền cho 1 sản phẩm, 1 đơn vị công việc, hoặc 1 dịch vụ sau một thời kì, thường là
đến ngày cuối tháng” .
► Từ những khái niệm trên, giá thành sản phẩm có những đặc trưng sau :
- Bản chất của giá thành là chi phí – chi phí có mục đích – được sắp xếp theo yêu cầu
của nhà quản lý .
- Giá thành thể hiện mối tương quan giữa chi phí với kết quả đạt được trong từng giai
đoạn nhất định .
2.2 Phân loại giá thành :
+ Theo thời điểm xác định :
► Đối với doanh nghiệp sản xuất giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại :
- Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho
tổng sản phẩm kế hoạch dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch.
- Giá thành định mức: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho
1 đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch .
► Giữa giá thành kế hoạch và giá thành định mức có mối quan hệ với nhau như
sau:
Giá thành kế hoạch = Giá thành định mức x sản phẩm theo kế hoạch
SVTT: Lê Huỳnh Phương Trinh - 15 -
Trường Đại Học Chu Văn An GVHD: Hoàng Ngọc Mai
- Giá thành thực tế: là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc chế tạo sản
phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và kết quả sản xuất kinh doanh thực tế đạt
được.
+ Theo nội dung cấu thành giá thành:
► Giá thành sản phẩm được chia thành 2 loại:
- Giá thành sản xuất: là toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượng công việc,
sản phẩm hoàn thành.
☺ Đối với doanh nghiệp sản xuất thì giá thành sản xuất gồm 3 khoản mục chi phí:
- 10Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
- Giá thành toàn bộ: là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến một khối lượng sản phẩm
hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ xong sản phẩm .
☺Giá thành toàn bộ còn gọi là giá thành đầy đủ và được tính như sau:
Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí ngoài sản xuất
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM:
1. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng giá thành:
Cơ sở để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là:
+ Đặc điểm về tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
+ Yêu cầu và trình độ của cán bộ hạch toán.
Từ những cơ sở trên, đối tượng tập hợp chi phí có thể xác định là từng phân
xưởng, từng giai đoạn công nghệ, từng sản phẩm, nhóm sản phẩm hoặc theo từng đơn
đặt hàng .
Đối tượng tính giá thành là những sản phẩm, công việc hoặc lao vụ cần thiết
phải tính giá thành . Xác định đúng đối tượng tính giá thành là cơ sở tổ chức hạch toán
chi phí sản xuất .Đăng ký, phân loại, ghi chép trên các chứng từ ban đầu các chi phí sản
xuất theo các đối tượng tính giá thành.
2. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh(CP SXKD):
SVTT: Lê Huỳnh Phương Trinh - 16 -
Trường Đại Học Chu Văn An GVHD: Hoàng Ngọc Mai
Là hệ thống những cách thức được sử dụng để tổng hợp và phân bổ các CP SX
theo các khoản mục giá thành và theo các đối tượng tập hợp chi phí như: giai đoạn công
nghệ, phân xưởng, sản phẩm , công trình, đơn đặt hàng….
3. Kỳ tính giá thành:
- Kỳ tính giá thành là thời điểm cần thiết phải tính giá thành . Việc xác định các kỳ tính
giá thành trong doanh nghiệp phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm hoạt động của doanh
nghiệp và yêu cầu hạch toán .
- Đối với những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn, sản phẩm hoàn thành
và nhập kho liên tục, kỳ tính giá thành được xác định là hàng tháng vào ngày cuối tháng
- Tính toán giá thành hàng tháng sẽ giúp việc cung cấp thông tin về chi phí được kịp
thời và phát huy được tác dụng trong việc quản lý và kiểm tra của kế toán .
4. Giới thiệu tổng quát sơ đồ kế toán CPSX và tính Zsp:
Theo phương pháp kê khai thường xuyên :
152 621 154 155
Tập hợp CP NVLtt Kết chuyển Z sản phẩm hoànthành
334, 338 622
Tập hợp CPNCtt Kết chuyển
214, 334, 338 627
Tập hợp CP SXC Kết chuyển
5. Hạch toán chi phí sản xuất theo từng khoản mục:
5.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: (TK sử dụng 621)
621
SVTT: Lê Huỳnh Phương Trinh - 17 -
Trường Đại Học Chu Văn An GVHD: Hoàng Ngọc Mai
Phát sinh tăng Phát sinh giảm,
Phân bổ và kết chuyển vào TK tính Z sp
● Trình tự hạch toán: Việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tiến hành
theo sơ đồ sau :
151, 152 621 152
(1) (3)
111, 112, 331 154
(2) (4)
Ghi chú:
(1) Xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất trực tiếp .
(2) Mua nguyên vật liệu chuyển giao trực tiếp cho sản xuất .
(3) Nguyên vật liệu dùng không hết trả lại kho .
(4) Cuối kỳ, kết chuyển ( phân bổ ) chi phí NVL cho các đối tượng tính giá thành có
liên quan .
Nợ 154 a
Có 621 a
● Phương pháp phân bổ CP NVL sản xuất :
- Nguyên liệu, vật liệu chính sử dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nhưng không
thể xác định trực tiếp mức tiêu hao thực tế cho từng loại sản phẩm ( hoặc đối tượng chịu
chi phí ) thì kế toán phải tiến hành phân bổ theo tiêu thức phù hợp .
- Các tiêu thức có thể sử dụng : định mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm, hệ số phân
bổ được qui định, tỷ lệ với trọng lượng sản phẩm được sản xuất….
- Mức phân bổ chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính dùng cho từng loại sản phẩm được
xác định theo công thức tổng quát sau :
SVTT: Lê Huỳnh Phương Trinh - 18 -
Trường Đại Học Chu Văn An GVHD: Hoàng Ngọc Mai
Mức phân bổ CP Tổng trị giá NVL chính
nguyên vật liệu thực tế xuất sử dụng Khối lượng của từng
chính cho từng = *đối tượng được xác định
đối tượng (đt) Tổng khối lượng của các đt được theo 1 tiêu thức nhất định
xác định theo 1 tiêu thức nhất định
5.2 Chi phí nhân công trực tiếp: (TK 622)
622
Phát sinh tăng Phát sinh giảm,
Phân bổ và kết chuyển vào tài khoản tính Zsp
● Trình tự hạch toán :
334 622 154
(1) (3)
335
(2)
338
Ghi chú :
(1) Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương được quy nạp cho các đối
tượng chịu chi phí có liên quan .
(2) Trích trước tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất .
(3) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp và các khoản trích theo lương vào TK
154 để tính giá thành lúc cuối kỳ .
Nợ 154 b
Có 622 b
● Phương pháp phân bổ chi phí nhân công trực tiếp :
SVTT: Lê Huỳnh Phương Trinh - 19 -
Trường Đại Học Chu Văn An GVHD: Hoàng Ngọc Mai
Mức phân bổ được xác định như sau :
Tổng số tiền lương công nhân
Mức phân bổ CP tiền lương trực tiếp của các đối tượng Khối lượng
của công nhân trực tiếp cho = * phân bổ của từng
từng đối tượng . Tổng khối lượng phân bổ theo đối tượng
tiêu thức sử dụng.
5.3 Chi phí sản xuất chung : (TK 627)
627
Phát sinh tăng phát sinh giảm,
CP sxc cố định tính vào giá vốn hàng bán
Phân bổ và kết chuyển CP sxc vào TK tính Z sp
► Trong hệ thống tài khoản hiện hành, chi phí sxc được quy định gồm những khoản
sau :
+ Chi phí nhân viên phân xưởng : gồm chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản
trích theo lương,… phải trả hoặc phải tính cho nhân viên phân xưởng .
+ Chi phí vật liệu : những chi phí vật liệu dùng chung ở phân xưởng : vật liệu dùng sửa
chữa bảo dưỡng TSCĐ, công cụ, dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng .
+ Chi phí dụng cụ sản xuất : khuôn mẫu đúc, dụng cụ cầm tay…
+ Chi phí khấu hao TSCĐ : bao gồm các chi phí khấu hao máy móc thiết bị, phương
tiện vận tải, nhà xưởng, vườn cây lâu năm…
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài : như chi phí về điện, nước, điện thoại, sửa chữa TSCĐ, và
các chi phí mua ngoài khác .
+ Chi phí bằng tiền khác : phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên
như chi phí hội nghị, tiếp khách…
● Trình tự hạch toán :
Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên :
SVTT: Lê Huỳnh Phương Trinh - 20 -
Trường Đại Học Chu Văn An GVHD: Hoàng Ngọc Mai
- Khi xuất vật liệu dùng chung cho phân xưởng như để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ
dùng cho quản lý điều hành hoạt động của phân xưởng, căn cứ phiếu xuất kho ghi:
- Nợ TK 627 / Có TK 152
- Khi xuất công cụ, dụng cụ cho sản xuất có giá trị nhỏ cho hoạt động phân xưởng, bộ
phận sản xuất, căn cứ phiếu xuất ghi :
- Nợ TK 627 / Có TK 153
- Khi xuất công cụ dụng cụ cho sản xuất một lần có giá trị lớn, phải phân bổ dần ghi :
- Nợ TK 142 / Có TK 153
- Khi phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào CP sản xuất chung ghi :
- Nợ TK 627 / Nợ TK 142
- Trích khấu hao máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…
- Nợ TK 627 / Có TK 214
- Chi phí điện, nước, điện thoại….
- Nợ TK 627 / Có TK 331, 111, 112
- Khi tính trước hoặc tính dần chi phí sửa chữa TSCĐ :
-Nợ TK 627
Có TK 335 hoặc Có TK 142
- Khi chi phí sửa chữa TSCĐ thực tế phát sinh ghi :
- Nợ TK 142 hoặc Nợ TK 335
Có TK 331, 241, 111,112
- Nếu phát sinh các khoản giảm chi phí sản xuất chung ghi :
- Nợ các TK 111, 112, 138
Có TK 627
► Cuối kỳ, khi phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào đối tượng hạch toán
chi phí sản xuất hoặc đối tượng tính giá thành :
- Nợ TK 154 c
Có TK 627 c
► Riêng chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào giá thành sản phẩm mà
được ghi nhận vào giá vốn hàng bán .
- Nợ TK 632 d
Có TK 627 ( CPSXC cố định ) d
SVTT: Lê Huỳnh Phương Trinh - 21 -
Trường Đại Học Chu Văn An GVHD: Hoàng Ngọc Mai
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN
334, 338 627 154
CP nhân viên phân xưởng Phân bổ và kết chuyển
152 CP sxc vào TK tính Z
CP vật liệu
153
CP dụng cụ sản xuất
214
CP khấu hao TSCĐ 632
331 CP sxc cố định
CP dịch vụ mua ngoài
111
CP khác trả bằng tiền mặt
● Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung:
Chi phí sxc thực tế phát sinh Số đơn vị của từng
Mức phân bổ CP trong tháng đối tượng tính theo
sxc cho từng = * tiêu thức được lựa chọn
đối tượng Tổng số đơn vị của các đối
tượng được phân bổ tính
theo tiêu thức được lựa chọn
6. Tổng hợp CP sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang :
SVTT: Lê Huỳnh Phương Trinh - 22 -
Trường Đại Học Chu Văn An GVHD: Hoàng Ngọc Mai
6.1 Kế toán tổng hợp CP sản xuất :
Tất cả các chi phí sản xuất có liên quan đến các đối tượng tính giá thành sản
phẩm của ngành sản xuất chính đều được ghi vào tài khoản 154 “ chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang” ( kiểm kê định kỳ thì dùng TK 631 ).
Tài khoản 154 được dùng để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành
sản phẩm, lao vụ ở những doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên
trong hạch toán hàng tồn kho .
SDĐK bên nợ : chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ .
▪ Bên Nợ : Tập hợp các chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản
xuất chung .
▪ Bên Có :
+ Giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành nhập kho .
+ Các khoản giảm chi phí sản xuất .
SDCK : thể hiện chi phí sản xuất của sản phẩm đang chế tạo .
- Chi phí sản xuất phải được tập hợp riêng theo từng đối tượng tính giá thành của từng
phân xưởng sản xuất chính trong sổ chi tiết của TK 154 .
- Các chi phí sản xuất tập hợp cho từng đối tượng tính giá thành phải được phân tích
theo các khoản mục giá thành được quy định :
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .
+ Chi phí nhân công trực tiếp .
+ Chi phí sản xuất chung .
- Căn cứ để ghi các tài khoản mục trên vào sổ chi tiết tài khoản 154 là các bảng phân bổ
có liên quan .
▪ Đối với các bán thành phẩm :
+ Nếu mua ngoài để tiếp tục gia công chế biến, sẽ được ghi thành khoản mục
riêng như nguyên vật liệu dùng trực tiếp sản xuất .
+ Nếu được nhập từ 1 phân xưởng khác để tiếp tục gia công chế biến, nó phải
được phân tích thành các khoản mục chi tiết để tính nhập vào các khoản chi phí của
bước chế biến tiếp sau .
▪ Tất cả những chi phí trên khi tập hợp vào TK 154, không phải tất cả đều được tính vào
giá thành sản phẩm . Trong số đó, cần căn cứ vào các chứng từ gốc có liên quan để loại
bớt các chi phí như :
SVTT: Lê Huỳnh Phương Trinh - 23 -
Trường Đại Học Chu Văn An GVHD: Hoàng Ngọc Mai
+ Giá trị NVL phân xưởng lãnh về chưa dùng hết trả lại kho.
+ Giá trị phế liệu nhập kho hoặc bán trực tiếp .
+ Giá trị các sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
+ Số bắt người phạm lỗi bồi thường .
6.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ :
- Theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính chi phí
nguyên vật liệu chính, còn tất cả khoản chi phí khác sẽ tính cho thành phẩm hoàn thành.
7. Phương pháp tính giá thành :
7.1 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ :
- Phương pháp này được áp dụng để tính giá thành đối với những doanh nghiệp có quy
trình chế tạo sản phẩm phức tạp, với cùng 1 loại nguyên vật liệu và điều kiện sản xuất
như nhau, kết quả cho ra nhiều loại sản phẩm khác nhau . Đối tượng tập hợp chi phí sẽ
là nhóm sản phẩm . Để tính được giá thành cho từng loại sản phẩm, người ta căn cứ vào
giá thành kế hoạch.
Quá trình tính giá thành như sau :
Giá thành thực tế nhóm sp = CP SXKDDD + CPSXKD – CPSXKD DD – Khoản làm
Đầu kỳ phát sinh cuối kỳ giảm giá
Giá thành kế hoạch = ∑(sản lượng từng loại sp * Giá thành đơn vị KH từng loại sp )
Tỷ lệ tính giá thành =∑ Giá thành thực tế nhóm sp / ∑ Giá thành kế hoạch nhóm sp
Giá thành thực tế của sp i = Giá thành KH sp i x tỷ lệ tính giá thành
Giá thành đơn vị sp i = Tổng giá thành sp i / số lượng sp i
7.2 Tính giá thành sản phẩm theo chi phí định mức :
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN
152 621 154 155
Tập hợp CP NVLtt Kết chuyển
CP thực tế CP định mức Zsp hoàn thành
334, 338 622 Địnhmức
Tập hợp CPNCtt Kết chuyển
CP thực tế CP định mức
214, 334, 338 627
Tập hợp CP SXC Kết chuyển
CP thực tế CP định mức
SVTT: Lê Huỳnh Phương Trinh - 24 -
Trường Đại Học Chu Văn An GVHD: Hoàng Ngọc Mai
1/ Xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( NVLtt) định mức :
+ Định mức lượng : phản ánh là lượng NVL tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm, kể cả
những hao hụt bình thường mà không thể tránh khỏi .
+ Định mức giá : bao gồm giá mua của 1 đơn vị NVL và toàn bộ các khoản chi phí liên
quan đên việc thu mua NVL, không kể đến bất kỳ khoản chiết khấu nào, hay chính là
giá chuyển giao cuối cùng .
Chi phí NVLtt định mức = Lượng NVLtt đ/mức sử dụng x Đơn giá mua định mức.
2/ Xác định chi phí nhân công trực tiếp (NCtt ) định mức :
+ Định mức lượng: bao gồm thời gian lao động trực tiếp hao phí cho 1 sản phẩm và kể
cả thời gian ngừng nghỉ hợp lý của máy móc, thiết bị cũng như người lao động .
+ Định mức giá : bao gồm tiền lương căn bản cho 1 giờ lao động , các khoản phụ cấp
lương , các khoản trích theo lương .
CP NCtt đm = Số giờ lao động tt đm x Giá định mức cho một giờ lao động tt .
3/ Xác định chi phí sản xuất chung (sxc) định mức :
+ Định mức lượng: CP sxc sẽ được phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức nhất định
như : số giờ máy, số giờ lao động trực tiếp…
+ Định mức giá : được xác định bằng cách:
Đơn giá phân bổ CP sxc = Tổng CP sxc ước tính / Tổng tiêu thức phân bổ ước tính.
► Xác định chi phí sản xuất chung ( sxc ) đơn vị định mức ( đm ) :
Biến phí sxc đơn vị đm =Tổng biến phí sản xuất chung dự toá n / số giờ lao động tt đm
Định phí sxc đơn vị định mức = Tổng định phí sxc dự toán / số giờ lđ tt đm .
- Từ dự toán linh hoạt :
Khả năng sản xuất có thể dao động so với năng lực sản xuất định mức, nên các
doanh nghiệp thường lập dự toán thể hiện sự dao động của chi phí sxc , là bảng kế
hoạch về chi phí sxc cho một số mức độ sản xuất, đó là dự toán linh hoạt về chi phí
sản xuất chung .
Thường dự toán linh hoạt có ít nhất 3 mức sản xuất :
- Lạc quan
- Bình thường
- Bi quan.
SVTT: Lê Huỳnh Phương Trinh - 25 -