Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

bài giảng phân tích lợi ích chi phí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.89 KB, 7 trang )

9/8/2009
1
Chương 4:
PHÂN TÍCH LỢI ÍCH - CHI PHÍ
ThS. Đỗ Gioan Hảo
9/8/2009 2
Nội dung
1. Khái niệm
2. Nguyên tắc
3. Những tính toán cơ bản.
4. Các chỉ tiêu đánh giá.
5. Dự án công – những khác biệt
6. Lợi ích và chi phí của dự án công
7. Những cạm bẫy hay sai lầm khi phân tích
9/8/2009 3
1. Khái niệm
Bạn đang đứng trước một cơ hội, bạn có thực
hiện nó không?
Câu trả lời là …
• Cái bạn nhận được chính là lợi ích …
• Cái bạn phải bỏ ra chính là giá trị mất đi, gồm
2 phần (a) chi phí bằng tiền; và (b) chi phí cơ
hội
Như vậy một dự án chính là một quyết định lựa
chọn hi sinh hiện tại để đạt đến tương lai.
9/8/2009
2
9/8/2009 4
1. Khái niệm (tt)
Khi bạn cân nhắc để đi đến quyết định người ta
gọi đó là một dự án tư (private plan). Vì cái


bạn nhận được và cái bạn bỏ ra chỉ có ý nghĩa
đối với cá nhân bạn.
Nhưng khi xã hội phải làm điều đó, người ta gọi là
dự án công (public plan). Vì cái nhận được và
cái bỏ ra được xem xét trên giác độ toàn xã
hội.
Nguyên tắc chung: chỉ có những dự án mà lợi ích
do nó đem lại lớn hơn chi phí phải bỏ ra để
thực hiện nó mới là dự án có hiệu quả và
được chấp nhận
9/8/2009 5
1. Khái niệm (tt)
Nếu so sánh hai tình trạng: có và không có dự án,
người ta tính toán lợi ích tăng thêm và chi phí
tăng thêm, do vậy nguyên tắc lựa chọn dự án
là “lợi ích biên phải lớn hơn chi phí biên của
việc thực hiện nó”
Nhưng làm thế nào để áp dụng nguyên tắc trên?
Cần Phân tích lợi ích và chi phí.
Xét trên giác độ xã hội, phân tích lợi ích và chi phí
thể hiện sự phân bổ nguồn lực xã hội một
cách hiệu quả.
9/8/2009 6
2. Nguyên tắc phân tích
Phân tích lợi ích – chi phí hình thành một quy trình
có tính hệ thống nhằm đánh giá một quyết
định chi tiêu công.
Quy trình gồm:
• Bước 1: Liệt kê tất cả các chi phí và lợi ích
được đánh giá.

• Bước 2: Lượng hóa chúng dưới dạng tiền tệ.
• Bước 3: Chiết khấu dòng lợi ích ròng (net
benefit flow) để so sánh với số tiền hiện tại mà
ngân sách cần bỏ ra để tài trợ cho dự án.
9/8/2009
3
9/8/2009 7
2. Nguyên tắc phân tích (tt)
Lợi ích? Đó là cái mà xã hội nhận được, trực tiếp hay
gián tiếp; tùy vào mục đích của dự án.
ví dụ: …
Chi phí? đó là những lợi ích xã hội mất đi trực tiếp
hay gián tiếp (chú ý đến chi phí cơ hội) khi dự án
được chấp thuận.
ví dụ: …
Chiết khấu? Vì lợi ích và chi phí của dự án xảy ra
không đồng thời, mà tiền tệ lại mất giá theo thời
gian nên chúng chỉ có thể được so sánh nếu quy
về cùng một thời điểm với suất chiết khấu thích
hợp.
Ví dụ: ….
9/8/2009 8
2. Nguyên tắc phân tích (tt)
Lưu ý rằng: phân tích lợi ích và chi phí không phải
là cách duy nhất để giải quyết vấn đề quyết
định đầu tư, vì không phải mọi thứ đều có thể
quy ra tiền tệ:
Ví dụ: hàng hóa công vô hình như an ninh quốc
gia, một con đường hoa ngày tết … mang lại
lợi ích bao nhiêu? Không thể có câu trả lời

thỏa đáng !!!
9/8/2009 9
3. Các tính toán cơ bản
Giá trị hiện tại (PV) và giá trị tương lai (FV), với r là
tỷ suất chiết khấu và i là số đơn vị thời gian từ
hiện tại đến tương lai (thời hạn phù hợp với tỷ
suất chiết khấu)
Suy ra
9/8/2009
4
9/8/2009 10
3. Các tính toán cơ bản (tt)
Nếu một dòng tiền tệ phát sinh ở mỗi thời kỳ với
giá trị là R
i
(i = 0,n) trong suốt giai đoạn thì giá
trị hiện tại của nó bằng:
Nếu nền kinh tế có lạm phát với tỷ lệ lạm phát mỗi
thời kỳ là π thì thu nhập danh nghĩa của kỳ thứ
i là R
i
(1+π)
i
. Suất chiết khấu danh nghĩa là
(1+π)
i
(1+r)
i
. Giá trị hiện tại của dòng tiền là:
9/8/2009 11

3. Các tính toán cơ bản (tt)
Như vậy: lưu ý khi sử dụng giá trị dòng tiền và tỷ
suất chiết khấu: Phải đồng nhất với nhau
• Nếu dùng giá trị thực của dòng tiền => tỷ suất
chiết khấu phải là tỷ suất thực.
• Nếu tỷ suất chiết khấu là tỷ suất thị trường =>
giá trị dòng tiền phải là giá trị danh nghĩa.
9/8/2009 12
4. Các chỉ tiêu đánh giá dự án công
Một dự án công có chi phí C và lợi ích là B; đây là các giá
trị thực. Giả định tỷ suất chiết khấu thực là r. Chi phí
và lợi ích phát sinh ở mỗi thời kỳ i (I = 0,n).
Các chỉ tiêu đánh giá dự án là:
• NPV (net present value) = giá trị hiện tại thuần.
• Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR – Internal rate of return)
• Tỷ suất lợi ích và chi phí (B/C – Benefit-cost ratio)
9/8/2009
5
9/8/2009 13
Giá trị hiện tại thuần (NPV)
Giá trị hiện tại thuần cho biết: nếu bỏ qua yếu tố
thời gian thì mức sinh lợi tuyệt đối của dự án
là bao nhiêu?
• Một dự án được chấp nhận khi NPV của nó dương.
• Nếu có hai dự án loại trừ nhau thì NPV của dự án nào
dương lớn nhất sẽ được ưu tiên lựa chọn.
• Lưu ý về tỷ suất chiết khấu được lựa chọn (!?) vì điều
này có thể làm cho kết luận sai lệch.
9/8/2009 14
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

Là tỷ suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại của dự
án bằng không. Tỷ suất này càng cao thì khả
năng của dự án còn có lợi trước những thay
đổi càng lớn và như vậy, dự án càng có ưu
thế.
• Khi các dự án có quy mô khác nhau có thể dẫn đến
sai lầm.
• Có khi dự án có nhiều hơn một giá trị IRR>0 như vậy
sẽ rất khó để ra quyết định
9/8/2009 15
Tỷ suất lợi ích – chi phí (B/C)
Là tỷ suất giữa giá trị hiện tại của lợi ích và giá trị
hiện tại của chi phí:
• Khi chỉ số B/C>1 tức là lợi ích đủ bù đắp chi phí: dự án
được xem xét (với điều kiện bỏ qua yếu tố thời gian)
• Khi dự án có B/C càng lớn thì càng dễ được chấp
nhận.
• Chú ý: lợi ích và chi phí nhiều khi bị bỏ sót nên dẫn
đến quyết định sai.
9/8/2009
6
9/8/2009 16
5. Những lưu ý khi phân tích dự án công
1. Tỷ suất chiết khấu dự án công: là tỷ suất chiết
khấu xã hội = chi phí cơ hội của quỹ tiền tệ
được chính phủ đầu tư vào dự án. Tỷ suất này
thường thấp hơn tỷ suất thị trường, vì
• Sự quan tâm đến thế hệ tương lai.
• Thuế phụ quyền.
• Tính kém hiệu quả của thị trường.

9/8/2009 17
5. Những lưu ý khi phân tích dự án công
Chi phí của dự án công chính là giá trị yếu tố đầu
vào được sử dụng ở cơ hội tốt thứ nhì. (không
phải bởi số tiền bỏ ra để có đầu vào ấy).
Lợi ích của dự án công phản ánh phúc lợi xã hội,
sự đánh giá mức độ sẵn lòng chi trả để có
được lợi ích. Chú ý đến:
• Giá trị của thời gian.
• Giá trị của cuộc sống.
Trong dự án công còn một số yếu tố vô hình làm
sai lệch kết quả phân tích, cần chú ý (!!??).
9/8/2009 18
6. Những cạm bẫy
hay sai lầm khi phân tích
1. Phản ứng có tính dây chuyền.
2. Việc làm của người lao động.
3. Sự trùng lắp.
4. Khi thế giới luôn luôn tồn tại rủi ro, cách tốt
nhất là sử dụng các giá trị kỳ vọng (giá trị
tương đương chắc chắn) để tính toán dự án.
9/8/2009
7
Hết chương 4

×