Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

TÍNH CÔNG BẰNG VÀ TÍNH TỰ TRỊ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (973.41 KB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH
LỚP: 08QK4
BÀI TIỂU LUẬN MÔN
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
TÍNH CỘNG
ĐỒNG VÀ
TÍNH TỰ TRỊ
NHÓM: 16
Vũ Hoàng Quang Chương
Phạm Thò Kiều Nữ
Trần Anh Việt
Lê Kim Thơ
MỤC LỤC
CHƯƠNG I.Nông thôn việt nam và văn hóa làng xã
I.Nông thôn Việt Nam
1. Thời kì trung đại và cận đại
2. Thời hiện đại
II.Văn hóa làng xã Việt Nam
1.Tổ chức cộng đồng
2.Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
3. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
CHƯƠNG II.Tính cộng đồng và tính tự trò:
I.Tính cộng đồng trong làng xã Việt Nam
II.Tính tự trò – làng xã khép kín
III.Tính cộng đồng – tính tự trò ưu và nhược điểm
CHƯƠNG III.Làng Nam Bộ
Chú giải
(1) Giáp : Là hình thức tổ chức dựa trên truyền thống nam giới, nó xuất hiện
khá muộn vào đời Lý Thánh Tông (1041) với mục đích là để tiện cho việc thu


thuế. Giáp có các đặc điểm: chỉ có nam giới mới được tha gia vào giáp,giáp
có tính cha truyền con nối, cha ở giáp nào, con ở giáp ấy.(sách cơ sở văn hóa
Việt Nam –trang 92-tác giả Trần Ngọc Thêm)
(2)Cải lương hương chính: Năm 1904 ở Nam Kì và 1921 ở Bắc Kì, thực dân
Pháp ban bố những nghò đònh nhằm cải tổ lại bộ máy hành chính cấp xã -
chính sách Cải lương hương chính. (sách cơ sở văn hóa Việt Nam –trang 97-
tác giả Trần Ngọc Thêm)
CHƯƠNG I
NÔNG THÔN VÀ VĂN HÓA LÀNG XÃ VIỆT NAM
I.NÔNG THÔN VIỆT NAM :
Nông thôn Việt Nam là danh từ chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, ở
đó người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp.
Ở Việt Nam, cho đến năm 2003, có đến 74% dân số sống ở vùng nông
thôn.Chính vì thế cuộc sống và tổ chức nông thôn ảnh hưởng mạnh mẽ đến
toàn xã hội. Ngay cả những Việt Kiều sống ở các nước văn minh, tiên tiến
nhất trên thế giới , vẫn giữ nhiều nét đặc biệt của nông thôn Việt Nam.
1- Thời kì trung và cận đại
Xét về mặt tổ chức xã hội , làng xã và quốc gia Việt Nam là hai đối tượng
quan trọng nhất đối với người Việt và được tổ chức chặt chẽ nhất .
Theo huyết thống , thì ở nông thôn Việt Nam, gia tộc đóng vai trò rất quan
trọng. Nếu phương Tây coi trọng vai trò của cá nhân thì phương Đông coi
trọng vai trò của gia đình và gia tộc. Nhưng nếu xét ở phương Đông với nhau,
Trung Quốc xem gia đình nặng hơn gia tộc thì ở Việt Nam gia tộc lại quan
trọng hơn gia đình. Mỗi gia tộc đều có Trưởng họ(hay còn gọi là tộc trưởng),
nhà thờ họ , gia phả, giỗ họ….Cùng theo đó người dân Việt Nam còn có phong
tục thờ cúng tổ tiên :Người đàn ông lớn nhất trong gia đình chòu trách nhiệm
thờ cúng tổ tiên(nếu người ở vai không còn sống), chỉ khi người này mất đi thì
viêc thờ cúng sẽ chuyển sang người con trai lớn(đích tôn). Nếu người đàn ông
không có con trai thì việc thờ cúng sẽ chuyển sang người chú ké cận và
nguyên tắc trên lại áp dụng cho gia đình người chú.

Ngoài ra một số dân cư hoặc phần lớn dân cư có nghề khác ngoài nghề
nông . Những người có cùng nghề này tập hợp với nhau để tạo thành phường
với các loại nghề nghiệp khác nhau như: phường gốm, phường chài, phường
mộc, phường phèo, phường tuồng…
Về mặt tổ chức hành chính thì nông Việt Nam được chia thành các đơn vò cơ
bản là làng và thôn. Thông thường một xã gồm một làng nhưng cũng có xã
gồm một vài làng. Mỗi thôn gồm một xóm, cũng có thôn gồm một vài xóm.
Về dân cư thi chia làm hai loại :dân chính cư(nội tòch) và dân ngụ cư(ngoại
tòch).
2- Thời hiện đại
Làng Việt Nam thời kì hiện đại đã có những sự thay đổi nhất đònh so
với làng Trung và Cận đại.
Truyền thống gia tộc vẫn còn giữ được ảnh hưởng, nhưng do ngày nay,
người dân nông thôn có xu hướng thoát li ra các thành phố lớn hoặc di cư đến
những vùng khác có điều kiện sinh sống làm ăn thuận lợi hơn , nên vai trò gia
đình đã dàn nổi trội hơn . Cũng do việc di cư mà thành phần dân cư của làng
xã ngày nay đa dạng hơn. Ví dụ như: Trước kia ở vùng Tây Nguyên chỉ có số
ít người sinh sống, chủ yếu là người dân tộc bản xứ, còn bây giờ thì người dân
ở mọi miền(Hà Tây, Bình Đònh, Vũng Tàu, Hà Tónh, Quảng Ngãi, ……) cũng
có sinh sống và làm ăn ở đây: , tính chất cùng huyết thống đã bò giảm mạnh.
Vai trò của chính quyền xã hiện nay
được công nhận là nằm trong hệ thống
quản lý nhà nước đã và đang dần dà làm
mất đi vai trò của hệ thống chính quyền
làng theo kiểu cũ. Ngày nay, người đứng
dầu một làng trưởng làng (thôn) hay trưởng bản(ở miền núi). Nhưng vai trò
của họ không lớn lắm.
Về đặc tính của nông thôn Việt Nam thời hiện đại thì các hương ước và
lệ tục ngày nay tuy còn có ảnh hưởng nhất đònh tới công việc của làng, nhưng
luật pháp nhà nước mới là yếu tố quyết đònh chính trong quan hệ cộng đồng .

Về mặt cấu trúc , làng ngày nay đã thưa dần hình ảnh của lũy tre làng ,cổng
làng , giếng nước làng . Đình làng không còn đóng vai trò quan trọng như
trước đây, nó chỉ còn thuần túy là nơi để thờ cúng hay giao lưu, gặp gỡ trong
những ngày lễ hội.
II.VĂN HÓA LÀNG XÃ VIỆT NAM:
1.Tổ chức cộng đồng
Văn hóa Việt Nam được đúc kết qua hàng ngàn năm lòch sử.Các phong
tục như nhuộm răng,ăn trầu,các lễ hội như:lễ hội chùa Hương,giỗ tổ Hùng
Vương,Hội Lim,hội xuống đồng của người Tày.Ở các dân tộc miền núi có
ngày hội tình yêu,đến mỗi dòp Xuân về những đôi trai gái tập trung lại họ
chơi các trò chơi như ném Còn,hát Đối…,lễ hội Đâm Trâu ở Tây Nguyên,lễ
hội đua thyền…
Cộng đồng người Việt cũng được tổ chức theo các đơn vò cơ bản là
làng.Làng là một tổ chức khá khép kín. Làng thường có đình làng là nơi thờ
cúng các vò thành hoàng và hội họp dân làng, nơi tổ chức các lễ hội quan
trọng.Làng được bao bọc bởi lũy tre làng và có cổng làng,trong làng còn có
cây đa, có thể có chùa. Những người đứng đầu làng được mọi người tôn
kính,thường là những người già cả, người có tiền . Làng thường có những luật
tục . Làng biểu hiện tất cả những nét tốt đẹp cũng như không hay của văn
hóa Việt Nam thời phong kiến.
Làng là những đơn vò tương đối nhỏ của những cộng đồng người đònh cư
làm nông nghiệp.Khởi thủy làng Việt Nam được lập nên bởi hai hay ba họ .
Do vậy ,mối quan hệ cơ bản nhất, quan trọng nhất,chặt chẽ nhất của quan hệ
làng xã là mối quan hệ của những người cùng họ,cùng huyết thống ,cùng tổ
tiên ï .Vì vậy ,làng có ý nghóa đối với các thành viên vì nó là cội rễ ,nguồn
gốc ,quê hương là do có mối quan hệ huyết thống.Quan hệ huyết thống vừa là
chỗ dựa tinh thần của mỗi cá nhân,vừa giúp đỡ, tương trợ mỗi khi cần sự giúp
đỡ,ảnh hưởng tới hành vi tính cách của con người,chính mối quan hệ dòng họ
tạo nên tinh thần tương thân ,tương ái,trong sản xuất nông nghiệp hay trong
đời sống xã hội,nhu cầu liên kết các dòng họ trong làng sớm nảy sinh và càng

được củng cố để chống lại thiên tai,bảo vệ an ninh trật tự phòng chống cướp
bóc từ bên ngoài,từ đây hình thành nên tinh thần đoàn kết,tương trợ, tính tập
thể hòa đồng,yêu nước, nếp sống dân chủ bình đẳng của người Việt.
Đơn vò xã hội nhỏ hơn làng là các gia đình . Khác người phương tây,gia đình ở
Việt Nam được hiểu là một gia đình lớn, gồm có nhiều thế hệ có quan hệ
máu mủ ruột thòt cùng chung sống . Gia đình được tổ chức theo thứ bậc chặt
chẽ, người dưới phải có hiếu và kính trọng người trên, người trên có nghóa vụ
phải chăm lo và dạy dỗ con cháu nên người.
2.Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên:
Vì nền tảng văn hóa là nông nghiệp nên người Việt có quan niệm ứng
xử hài hòa với thiên nhiên. Kinh thành Huế được xây dựng theo quan niệm
hòa hợp với cảnh quan xung quanh.
Người Việt có hiểu biết lớn về thiên nhiên, đặc biệt là về điều kiện tự
nhiên thích hợp cho nông nghiệp.Người Việt có nhiều kinh nghiệm trong việc
chống chọi với thiên nhiên để phát triển nông nghiệp . Trong bất cứ môi
trường nào, con người đều chòu ảnh hưởng , chi phối bởi điều kiện tự
nhiên,môi trường sống và điều kiện sinh hoạt. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đó,
con người không thể chống lại nó, cải tạo nó một cách thuần thục mà phải
thích nghi với môi trường sống để điều hòa nhòp sống của mình. Với môi
trường tự nhiên đắp đê phòng lũ lụt được phản ánh rõ nét trong chuyện cổ
tích “Sơn Tinh, Thủy Tinh” không chỉ con người Việt Nam, mà hầu như tất cả
các cộng đồng dân tộc quốc gia trên thế giới đều phải tìm hiểu, lựa chọn thích
nghi để tồn tại. Và quá trình đó đã nảy sinh những yếu tố văn hóa mà ta gọi
là “văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên”. Và những yếu tố văn hóa đó đã
thể hiện rất rõ trong sinh hoạt của con người.
Đó là việc con người đã sử dụng những sản phẩm của tự nhiên như: tre nứa
gỗ lạt, mây tre măng trúc để làm nhà, thức ăn , thức uống khai thác ở sông
suối, đánh bắt cá ở biển để chế biến thức ăn trong bữa ăn. Đặc biệt, có những
sản vật nổi tiếng được chế biến từ cá, tôm , cua, ốc,….
Trong kiến trúc nhà cửa : con người đã biết nhắm hướng nhà ,hướng

đất, tránh hướng gió độc, đón lấy hướng mặt trời, hay xây dựng nhà cửa gần
sông suối để tiện nước sinh hoạt, trồng trọt.
Một đặc điểm kiến trúc nhà cửa, là các kiến trúc đều được thuận phong
thủy .Đó là sự hài hòa giữa thế đất, thế núi, nguồn nước … Điều này thể hiện
rất rõ trong kiến trúc kinh thành như thành Thăng Long, núi nhà Hồ , kinh
thành Huế … hay trong thuyết tam tài của người dân là : “thiên – đòa – nhân” .
Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của con người còn được thể
hiện trong cách ăn mặc của người dân. Đó là cách ứng xử mùa nào thức ấy
,mùa hè mặc chất liệu vải mát, mùa đông mặc chất liệu vải giữ nhiệt …
Hay trong kinh nghiệm sản xuất trò thủy . Dự báo thời tiết,mùa nào thì
trồng cây nào cho thích hợp … Tuy nhiên, hiện nay, do môi trường cơ chế thò
trường, con người đã xâm hại tự nhiên quá lớn,để rồi tự lãnh hậu quả là
những trận lũ lụt khủng khiếp,động đất, sóng thần … Vì thế , để được thiên
nhiên giúp đỡ ,mọi người hãy tự nhận thức sự cần thiết của môi trường tự
nhiên , hãy bảo vệ và xây dựng để môi trường ngày càng tốt đẹp hơn.
3.Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội
Người Việt Nam ngay từ nhỏ đã được dạy dỗ theo các chuan mực đạo
đức của dân tộc và của đạo Khổng, trong đó chú trọng việc tu thân dưỡng
tính, lấy chữ nhân làm trọng, kính trên nhường dưới , luôn rèn luyện để có thể
cống hiến thật nhiều cho đất nước và chăm lo cho gia đình . Đến thời hiện
đại, Chủ tòch Hồ Chí Minh đã nâng các quan điểm đạo dức xa xưa lên một
tầm cao mới, với các lời dặn như: “Trung với nước, hiếu với dân” (ngày xưa
là “Trung quân ái quốc”)
Người Việt Nam có tinh thần “tôn sư trọng đạo” . Người Việt xem cha
mẹ có công sinh thành ra mình , còn thầy cô có công dưỡng dục mình nên
người: “Mùng mộtTết cha, mùng hai Tết chú , mùng ba Tết thầy”. Những
nghề nghiệp được tôn phong bằng chữ “sư”(thầy) là những nghề nghiệp được
người Việt tôn kính: võ sư, thầy giáo, thầy thuốc…Việt Nam có ngày Nhà
Giáo Việt Nam 20/11
Việt nam thời phong kiến “trọng nam khinh nữ”, điều này gây nhiều

bất hạnh cho người phụ nữ. Phụ nữ phải thực hiện “tam tòng tứ đức”. Sau khi
lập nước năm 1945, Chính phủ công nhận chính thức quyền bình đẳng nam nữ
. Hồ Chí Minh viết tặng chò em phụ nữ tám chữ vàng “anh hùng , bất khuất,
trung hậu , đảm đang”. Và câu danh ngôn “trên bước đường thành công
không có dấu chân kẻ lười biếng”.
CHƯƠNG II
TÍNH CỘNG ĐỒNG VÀ TÍNH TỰ TRỊ
I.TÍNH CỘNG ĐỒNG TRONG TỔ CHỨC LÀNG XÃ VIỆT NAM :
Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là sân đình - bến nước – cây đa.
cây đa-giếng nước-sân đình
1-Sân đình:
Việc tổ chức nông thôn đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau tạo
nên tính cộng đồng làng xã.Tính cộng đồng là sự liên kết thành viên trong
làng lại với nhau – nó là đặc trưng dương tính, hướng ngoại.Việt Nam ta vốn
có nền văn minh lúa nước.Dân cư sống tụ tập .Đơn vò nhỏ nhất của một cộng
đồng như vậy được gọi là Làng.Bất kỳ một làng quê nào ở Việt Nam cũng có
một ngôi đình .Đình làng là ngôi nhà công cộng của làng quê thời xưa, dùng
làm nơi thờ Thành Hoàng và họp việc làng.Đình làng là sự kết tinh trí tuệ,
công sức, sự thònh vượng của làng xã, niềm kiêu hãnh của làng xã, nơi chứng
kiến và diễn ra các hoạt động lớn nhỏ của cả làng … là nơi các chàng trai, cô
gái gửi gắm, bày tỏ tâm tình.
Đó là một ngôi nhà to ,rộng được dựng bằng những cột lim tròn to
thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn.Vì, kèo,xà ngang, xà dọc của đình
cũng làm toàn bằng gỗ lim.Tường đình xây bằng gạch.Mái đình lợp ngói mũi
hài ,bốn góc có bốn đầu đao cong.Trên nóc đình là hai con rồng chầu mặt
nguyệt.Sân đình được lát gạch.Trước đình có hai cột trụ cao vút ,trên đình
được tạo hình con Nghê. Trong đình ,gian giữa có bàn thờ ,thờ một vò thần
của làng gọi là Thành Hoàng.Một chiếc trống cái cũng được để trong đình để
đánh vang lên theo nhòp ngũ liên thúc giục dân làng về đình tụ họp bàn tính
công việc làng.Đình làng với kiến trúc đặc sắc từ kỹ thuật dựng lắp đến nghệ

thuật chạm khắc trên các vì, bẩy, kẻ đã trở thành tinh hoa của nghệ thuật
kiến trúc truyền thống.
Trong làng, ngôi đình chứa vò trí tâm linh đặc biệt .Đình làng không chỉ
là nơi thờ Thành Hoàng làng,mà còn là nơi sinh hoạt chung của cộng
đồng Đình làng là:
+Trung tâm hành chính:mọi công việc đều diễn ra ở đây, hội đồng kỳ
mục, lý dòch làm việc ở đây, thu sưu thuế,giam giữ và xử tội người vi phạm lệ
làng …
+Trung tâm tôn giáo : Thế đất, hướng đình cũng được xem là quyết
đònh vận mệnh của cả làng, đình cũng là nơi thờ Thành Hoàng làng.
+Trung tâm văn hóa :là nơi tổ chức các lễ hội văn hoa của làng như hội
đấu vật,đánh cờ, hát chèo vv… vào các dòp lễ, tết hay lúc công việc đồng
ruộng đã hết, đình làng cũng là nơi trai gái đến tuổi lập gia đình hẹn hò với
nhau.
+Trung tâm về mặt tình cảm : Nói đến làng nghóa là nghó đến cái đình
với tất cả những tình cảm gắn bó thânn thương nhất :
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
Đình làng Việt Nam là công trình kiến trúc văn hoá , tác phẩm mỹ thuật
mang đậm tính dân tộc dân gian , gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần.
2- Bến nước – giếng nước:
. (sách cơ sở văn hóa Việt Nam –trang 97-tác giả Trần Ngọc Thêm)
Ban đầu đình làng là nơi tập tư tập của tất cả mọi người, sau này đó chỉ là nơi
tụ tập của nam giới (giáp)
(1)
trong làng. Phụ nữ chuyển đến chùa làng và quần
tụ lại nơi bến nước (ở những làng không có sông chảy qua thì có giếng nước.
Bến nước là danh từ chung chỉ nơi cung cấp nước phục vụ nhu cầu sinh
hoạt có tính tập thể, công cộng … ở đồng bằng. Hoặc những mạch nguồn phát
lộ, nguồn suối ở các vùng cao.

Bến nước (giếng nước ) là nơi sinh hoạt tập thể của mọi người trong
làng,của các chò em phụ nữ từ rửa rau, vo gạo, lấy nước, giặt giũ, tới trò
chuyện, tâm tình.Đặc biệt ở các dân tộc miền núi,bến nước là nơi có vai trò
quan trọng,những nguồn mạch phát lộ, chảy tự nhiên cho chất lượng tốt, cung
cấp nước ăn cho cả buôn làng. Để lấy nước người ta dùng các ống tre, nứa đã
được chọc thông qua các mắt hứng từ mạch phát lộ và đua dòng nước chảy tự
nhiên ra ngoài để người dùng có thể hứng được.Xung quanh bến nước luôn có
hệ thống cây rừng giữ nước và được coi như rừng thiêng của buôn làng, những
ai dám chặt cây hoặc làm ô nhiễm nguồn nước thường bò phạt rất nặng.
Hiện nay,hoà nhập với cuộc sống văn minh, bến nước chỉ còn tồn tại ở
một số vùng dân tộc thiểu số. Tuy phần lớn các làng bản đều có giếng nước
nhưng phần lớn người dân vẫn không bỏ được tập quán sử dụng nước ăn từ
bến nước và việc đi lấy nước , tắm giặt , sinh hoạt nơi bến nước vẫn là một
bản sắc dân tộc đặc sắc được gìn giữ với hình ảnh đẹp của những cô sơn nữ
thong thả hứng nước từ các ống nước chứa nay vào các quả bầu khô dùng để
chứa nước, bỏ vào gùi đay hay cảnh nhộn nhòp tắm giặt,rửa rau,vo gạo, lấy
nước,trò chuyện của già trẻ, gái trai trong làng mỗi chiều sau ngày lao động
vất vả.
Đó là một nét đẹp khó quean trong tâm thức người Việt, một nét văn
hoá đặc trưng của thôn xóm, làng bản.Biểu tượng truyền thống của tính cộng
đồng làng xã.
3-Cây đa:
Cây đa cổ thụ mọc um tùm ở đầu làng, gốc cây có miếu thờ lúc nào
cũng khói hương nghi ngút – đó là nơi hội tụ của thánh thần :
Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề
sợ thần sợ cả cây đa
Cây đa cậy thần , thần cậy cây đa
Cây đa, gốc cây có quán nước, còn là
nơi nghỉ chân gặp gỡ của những
người đi làm đồng, những khách qua

đường … Nhờ khách qua đường gốc
cây đa đã trở thành cánh cửa sổ liên
thông làng với thế giới bên ngoài.
Ý nghóa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo
dai.Cây đa còn là biểu tượng thần quyền và tâm linh con người .Trong làng,
cây đa có mặt ở nhiều nơi khác nhau nhưng hầu như nó không vắng ở các di
tích, đặc biệt là đình chùa.Dưới gốc đa người Việt thời xưa hay dựng miếu thờ
và lại có lệ khi bình vôi không dùng được nữa, thay vì vất bỏ thì đam treo cây
đa.
II. TÍNH TỰ TRỊ – LÀNG XÃ KHÉP KÍN :
Sản phẩm của tính cộng đồng là một tập thể làng xã mang tính tự trò :
làng nào biết làng ấy ,các làng tồn tại khá biệt lập với nhau và phần nào biệt
lập với triều đình phong kiến.Mỗi làng là một “VƯƠNG QUỐC” nhỏ khép
kín với luật pháp riêng (mà các làng gọi là HƯƠNG ƯỚC) và tiểu triều đình
riêng (trong đó HỘI ĐỒNG KỲ MỤC là cơ lập pháp , lý dòch là cơ quan hành
pháp ,nhiều làng tôn bốn cụ cao tuổi nhất làng làm tứ trụ (là bốn chức quan
cột trụ của triều đình phong kiến).
1-Hương ước:
Cộng đồng tự quản qua hương ước và những chuẩn mực của nó
- Hương ước ra đời để điều tiết các mối quan hệ trong làng và đảm bảo tính
ổn đònh của chúng. Đó là một trong những biểu hiện có tính tự quản ở mỗi
làng .
-Những qui đònh của hương ước chi phối và ảnh hưởng tới cả hoạt động giao
tiếp , hành vi của từng cá nhân trong làng. Người dân không chỉ phải tuân thủ
“phép ma” mà còn bò quy đònh bởi “lệ làng”.Làng là đơn vò tự quản tác động
trực tiếp nhất đến người dân và họ thường làm, thường nghó theo phương thức
ứng xử “phép vua thua lệ làng”.
- Mỗi làng có một bản hương ước riêng,nội dung của nó thể hiện trình độ phát
triển và bản sắc riêng của làng đó. Với những quy đònh chặt chẽ về kinh tế ,
chính trò , văn hóa , giáo dục đặc biệt là các quan hệ ứng xử giữa các hạng

người, giữa mọi người trong làng đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích của
cá nhân.
- Hương ước là các chuẩn mực được cộng đồng đề ra thông qua hoạt động và
giao tiếp đã được chuyển dòch vào tiềm thức mỗi người biến thành tính kỉ
cương, tính tổ chức và tác động đến hành vi của mọi cá nhân trong cộng đồng.
- Hương ước là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành và củng cố tâm lý
cộng đồng làng.
2-Hội đồng kỳ mục:
Hội đồng kỳ mục(HĐKM) là tổ chức tự quản chính trò của làng xã Việt
Nam trước cách mạng tháng Tám 1945.HĐKM được xác lập vào khoảng cuối
thế kỷ 15, sau khi nhà nước phong kiến bãi bỏ chế độ xã quan. Trong bộ máy
quản lý làng xã phong kiến, HĐKM là cơ quan quyền lực của làng xã; có
quyền quyết đònh tất cả những công việt quan trọng liên quan đến làng xã, có
quyền bầu ra cơ quan thực hiện các quyết đònh của HĐKM, cũng như có
quyền điều hành , giám sát hành hoạt động của cơ quan này . Thành viên của
HĐKM là các kỳ mục được lựa chọn trong số những người cao tuổi có uy tín
nhất hoặc những người có phẩm hàm hay bằng cấp cao nhất . Mỗi kỳ mục
được phân công phụ trách một lónh vực hoạt động cụ thể của làng xã , nhưng
mọi công việc đều do HĐKM bàn bạc và quyết đònh tập thể thông qua các kỳ
họp của hội đồng . HĐKM hoạt động không có nhiệm kì hạn đònh và hoàn
toàn độc lập với chính quyền nhà nước nói trên. Từ đầu thế kỉ 20, do chính
sách can thiệp vào lãng xã của thực dân Pháp nên H ĐKM bò biến đổi cả về
tên gọi , tính chất , thành phần tham gia, cả về chức năng nhiệm vụ, quyền
hạn của nó theo chiều hướng trở thành một công cụ thống trò ở cấp cơ sở của
chính quyền thuộc đòa và hoàn toàn phụ thuộc vào chính quyền thực dân –
phong kiến . Cách mạng tháng Tám thành công , hệ thống chính quyền cách
mạng ra đời thì HĐKM hoàn toàn bò xóa bỏ.
3-Lý dòch :
Những người trong bộ máy chính quyền cấp xã thời Nguyễn được duy
trì đến trước Cách mạng tháng Tám 1945.Gồm lí trưởng, phó lý ( xã có nhiều

làng thì nhiều phó lí ), hương trưởng, khán thủ và xã tuần.Trong thời Pháp
thuộc,chính sách cải long hương chính có điều chỉnh ít nhiều (Cải lương hương
chính
(2)
) Công việc của Lý dòch là đốc thúc sưu thuế , phụ dòch và bắt lính
cho nhà nước , đồng thời có nhiệm vụ bảo vệ an ninh xóm làng, ruộng đồng.
4- Phép vua thua lệ làng :
Sự tồn tại biệt lập của làng xã tạo nên truyền thống “phép vua thua lệ
làng”.Vậy “Phép vua thua lệ làng” là gì?
Câu tục ngữ “phép vua thua lệ làng” gồm hai vế Phép Vua – Lệ Làng .
Hai vế này được liên kết bởi chữ “thua” , tạo thành một thể so sánh, nói lên
mối tương quan giữa phép vua và lệ làng .Tiếng Việt là tiếng đa âm mà
đa thanh nên âm điệu đóng một vai trò khá quan trọng trong những ca dao tục
ngữ . Về mặc âm điệu chữ thua vần với chữ vua , khi đến vế thứ hai lệ
làng để kết thúc câu thì âm thanh trầm xuống .
“Phép vua” là biểu hiện cho tinh thần pháp luật của quốc gia, được các
trạng nguyên – những người có học cao nhất , rồi các quan lại trong triều là
những người được tuyển chọn từ trạng nguyên, cùng vua lập ra các luật lệ,
phép tắt .Lệ là một thứ “luật bất thành văn” , là những tập tục , truyền thống ,
và giao ước của người dân trong làng xã , trong khi phép vua là luật lệ áp
dụng cho cả quốc gia . Vậy mà “phép vua” lại thua cả “lệ làng” . Dù ai ở đâu
tới , dù là người trong làng nay có đổ đạt làm quan to, dù là lệnh trên ban
xuống , khi đã vào trong làng thì cứ lệ làng mà thi hành . Lệ khác với phép
vua ở một điểm rất quan trọng là người dân thường vui vẻ tuân theo nhừng
tập tục của làng xã mình , trong khi đó thường ép mình chấp hành luật lệ nhà
vua. Lý do là vì cư dân sống và làm việc trong các làng, bản, buôn…và hơn
nữa là do các chiếu chỉ do nhà vua ban ra không nhiều và để đến với người
dân cũng phải mất một thời gian dài, do phương tiện giao thông chủ yếu là
ngựa hay chạy bộ. Trong xã hội nông nghiệp phong kiến , xét về mặt nào đó ,
tư duy pháp lý “phép vua thua lệ làng” cũng có mặt tích cực của nó khi các

luật của vua ban không sát với nhân dân , mà nhân dân lại là đối tượng điều
chỉnh chính của pháp luật. Tuy nhiên , chế độ làng xã tự trò này đã sinh ra nạn
cường hào ác bá do những kẻ có thế lực hay giàu có , thường lũng đoạn chính
quyền hầu áp chế người dân . Vì “phép vua thua lệ làng” , triều đình không
can thiệp đến chuyện cai trò ở làng xã , nên chuyện người dân thấp cổ bé
họng có khi là nạn nhân của những người thế lực này.
Theo Đào Duy Anh , một trong những đặc tính của nền văn hóa nông
nghiệp là lấy gia tộc làm nền tảng xã hội. Vì sống bằng nghề nông , nên lực
lượng nông dân vẫn chiếm đa số. Chính nền kinh tế nông nghiệp này đã sản
sinh ra nền văn hóa khá bảo thủ của ta ngày xưa. Nền văn hóa ấy gồm những
phong tục tập quán đã trở thành một phần đời sống của người dân , khiến cho
người dân ta , qua bao nhiêu biến đổi của thời cuộc , dù ở hoàn cảnh khó
khăn vẫn ẩn nhẫn chòu đựng, nên xã hội ấy tương đối có trật tự , không xảy ra
nhiều biến động như xã hội dựa vào nền kinh tế công nghiệp , vì người dân
thường chỉ thích an cư lạc nghiệp làm ruộng. Chính cái tinh thần hoài cổ ấy
đã khiến xã hội ta tương đối khép kín vào thời bấy giờ, đã không thể tiến bộ
mau chóng như xã hội Tây phương cùng thời. Nhưng cũng chính vì thế dù bò
ngoại bang thống trò, đất nước ta không bò đồng hóa dễ dàng . Lòch sử đã
chứng minh rằng , sau hơn ngàn năm Bắc thuộc, những nét đặc thù của làng
xã ta vẫn còn , ngôn ngữ ta vẫn còn, văn hóa Việt vẫn còn :làng xã đã trở
thành lũy kiên cố để bảo vệ đất nước .
5- Luỹ tre – biểu tượng truyền thống của tính tự trò :
Như đã nói , Làng là đơn vò căn bản của quốc gia. Làng có yên thì quốc
gia mới vững , dân làng có no ấm thì quốc gia mới giàu . Về mặt an ninh,
chông ngoại xâm thì làng đóng vai trò quan trọng bậc nhất . Mỗi làng tự nó tổ
chức tuần phòng , canh giữ bọn cướp , tiêu diệt bọn trộm cắp. Chính làng là
cũng là đơn vò chống xâm lăng. “Giết giặc giữ làng” là câu tổ tiên chúng ta
thường nói . Nhiều nhà văn hóa nhận xét lũy tre làng có vò trí vô cùng quan
trọng . Lũy tre làng không chỉ cho dân làng nguyên vật liệu làm nhà cửa mà
nó lại là một hàng rào phòng thủ vững chắc. Ở Bắc và ở Trung người ta

thường thấy làng có các lũy tre bao bọc chung quanh. Khi tình hình bất an, tối
tối cổng làng đóng lại , bên trong có các dân đinh tuần phòng . Các lũy tre
làng ngăn chặn sức xâm lăng của đòch , không riêng gì về mặt quân sự mà cả
văn hóa , phong tục nữa . Nhờ vậy, mặc dù bò người Tàu đô hộ một ngàn năm
, người Việt vẫn không bò người Tàu đồng hóa , vẫn giữ riêng cho mình được
bản sắc dân tộc , có văn hóa riêng, phong tục, tâp quán riêng mà không phải
cái gì cũng nhất thiết theo người Tàu. Tinh thần dân tộc đó vẫn tồn tại mãi
mãi từ ngàn xưa cho đến bây giờ. Và vì vậy Làng cũng là một mô hình khép
kín , với biểu tượng quyền lực là mái đình, nơi tụ tập giao lưu là bến nước, và
được bao quanh bởi những lũy tre xanh mướt.
Do đặc
điểm của
nghề
nông, tự
cung tự
cấp ,
không cần
đi đâu xa, nên dân trong làng đều an phận trong cái phạm vi lũy tre làng của
mình, và cửa ngõ duy nhất để giao tiếp với thé giới bên ngoài chính là cái
quán nước đầu làng.Đây là nơi để những người dân trong làng có thể trao đổi
buôn bán với nhau về các mặt hàng, sản phẩm mà mình đã làm ra.Nhưng dù
vậy thì người dân trong làng cũng không thể thoát khỏi cái gọi là nếp sống
“Sau lũy tre làng”. Nếp sống sau lũy tre làng rất hẹp nên tầm hiểu biết của
mỗi người cũng khá hạn chế

×