Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA NÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.15 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài nhóm 8:
Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và những giá trị, hạn chế.

TP. Hồ Chí Minh, 2012
Sinh viên thực hiện : Lê Nguyễn Thanh Huyền
STT : 72
Lớp : Đêm 5 – Khóa 21
Giáo viên hướng dẫn: TS. Bùi Văn Mưa
LỜI MỞ ĐẦU 2
LỜI MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa duy vật biện chứng Anh thời phục hưng-cận đại đã có những bước
phát triển đáng kể, phần nào đưa triết học trở lại con đường đúng đắn sau đêm dài lạc
lối.
Trước đây, ở giai đoạn đêm trường trung cổ nếu triết học trở thành triết học-
thần học, thành công cụ phục vụ, chứng minh, củng cố sức mạnh của Nhà thờ và
nghiên cứu các vấn đề viển vông thì ở giai đoạn sau, thời cận đại, với sự đóng góp
của Ph.Bêcơn, T.Hốpxơ, G.Lốccơ, triết học đã có những bước tiến trong cách thức, tư
tưởng, phương pháp và mục đích nghiên cứu. Những tư tưởng của triết học thời kỳ
này đã góp phần chống lại chủ nghĩa duy tâm tôn giáo tồn tại hàng trăm năm, các
quan niệm về khoa học, cách nhìn nhận thế giới, phương pháp luận mới đã góp phần
đưa triết học trở lại con đường phát triển đúng đắn hơn, giữa vai trò quan trọng trong
việc phát triển triết học sau này, đặc biệt là triết học Mác.
Với mong muốn làm rõ hơn những đóng góp, giá trị cũng như mặt hạn chế
của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh, với các tài liệu tham khảo chính như 1) Bùi
Văn Mưa (chủ biên), Triết học – Phần 1 – Đại cương về lịch sử triết học (tài liệu
dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học
của trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh), 2011; 2) Bùi Thanh Quất, Vũ
Tình, Lịch sử triết học, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2001, cùng một số tài liệu, trang


web khác cùng với các kiến thức đã có, nghiên cứu thêm, em đã mạnh dạn và hào
hứng khi tiến hành thảo luận và nghiên cứu đề tài này.
2
MỤC LỤC
Chương I: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT
KINH NGHIỆM ANH
1.1.NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA PH.BÊCƠN
1.1.1. Vài nét về Ph.Bêcơn (1561 - 1626)
Sinh ra trong gia đình quý tộc cao cấp, ông là đại biểu tư tưởng của cấp lớp
quí tộc cấp tiến.
Là người sáng lập ra chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm anh và khoa học thực
nghiệm, là “ông tổ của chủ nghĩa duy vật anh” (theo C.Mác). Lịch sử triết học
phương tây chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng của ông.
Những tác phẩm lớn của ông là: Đại phục hồi các khoa học (1605), Công cụ
mới (1620),…
1.1.2.Những định hướng xây dựng triết học và khoa học mới
Ph.Bêcơn xây dựng triết học và khoa học mới xuất phát từ 2 cơ sở là : tri thức
là sức mạnh và lý luận thống nhất với thực tiễn.
Theo Ph.Bêcơn thì triết học mới phải là khoa học của mọi khoa học, hoặc là
cơ sở của mọi khoa học. Khoa học mới là lý luận thống nhất với thực tiễn. Mục đích
của triết học mới và khoa học mới là xây dụng các tri thức lý luận chặt chẽ, khắc
phục lòng tin mù quáng.
Ông xác định nhiệm vụ của triết học mới bao gồm :
Nhiệm vụ tối thượng là tăng cường quyền lực tinh thần để thống trị giới tự
nhiên, chấn hưng đất nước, khắc phục lợi ích cho con người.
Nhiệm vụ trước mắt là đại phục hồi cho khoa học bằng cách cải tạo toàn bộ tri
thức hiện có, xóa bỏ những sai lầm chủ quan, sử dụng hiệu quả tư duy khoa học để
khám phá ra trật tự của thế giới khách quan, tiến đến xây dựng một hình ảnh về thế
giới tư duy giống như nó tồn tại trong hiện thực.
Nhiệm vụ khoa học mới là là khám phá ra các quy luật của thế giới, chứ không

đi tìm nguyên nhân cuối cùng.
1.1.3.Quan niệm về thế giới và con người
 Quan niệm về thế giới
3
Ph.Bêcơn khẳng định sự tồn tại của thế giới là không thể nghi ngờ
Do chịu ảnh hưởng bởi ảnh hưởng của các nhà triết học duy vật cổ Hy Lạp,
ông cho rằng giới tự nhiên tồn tại khách quan, đa dạng và thống nhất:
 Tính khách quan : thế giới tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào tình
cảm, uy tín, nhận thức( cái chủ quan) của con người. Triết học và khoa học không
thể biết cái gì về thế giới vật chất khách quan đó.
 Tính đa dạng: được lý giải một cách đúng đắn và đầy đủ nhờ vào quan niệm về
vật chất, về hình dạng, về vận động. Vật chất là các phần tử rất nhỏ, có tính chất
khác nhau. Hình dạng là nguyên nhân làm cho các sự vật trở thành khác nhau.
Vận động là bản năng là sinh khí của sự vật, là thuộc tính quan trọng nhất của vật
chất. Ph.Bêcơn cho rằng có 19 dạng vận động, và đứng im cũng là dạng vận động.
 Tính thống nhất: vật chất,hình dạng, vận động thống nhất với nhau nên nhận thức
bản chất của sự vật vật chất là khám phá ra hình dạng, là vạch ra các quy luật vận
động chi phối chúng.
 Quan niệm về con người
Ph.Bêcơn cho rằng con người là sản phẩm của thế giới, nó bao gồm thể xác và
linh hồn và đều được cấu tạo từ vật chất. khoa học nghiên cứu con người và linh hồn
là khoa học tự nhiên.
Ông khẳng định rằng, không chỉ thể xác mà cả linh hồn của con người đều là
vật chất. Linh hồn con người giống như vật chất hay lửa, biết cảm giác, tồn tại trong
bộ óc, vận động theo dây thần kinh và mạch máu trong cở thể người. Tiếp thu các
quan niệm của Arixtốt về con người, Ph.Bêcơn chia linh hồn thành các dạng “linh
hồn thực vật”, “linh hồn động vật” và lý tính. Hai phần đầu thuộc về linh hồn cảm
tính có cả ở thực vật và động vật, còn phần linh hồn lý tính thì có nguồn gốc từ
thượng đế. Vì xuất phát từ cả hai nguồn gốc nói trên (tức cả giới tự nhiên và Thượng
đế) nên bên cạnh các hoạt động chính trị, khoc học, nghệ thuật,…con người còn cần

đến tôn giáo.
1.1.4.Quan niệm về nhận thức và phương pháp nhận thức
 Quan niệm về nhận thức
4
Ông cho rằng quá trình nhận thức xảy ra bắt đầu từ thế giới khách quan, thông
qua kinh nghiệm cảm tính, tiến đến tư duy lý tính để xây dựng các tri thức khách
quan về thế giới.
Cảm giác kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức: Khoa học phải
là khoa học thực nghiệm sử dụng tư duy tổng hợp và phương pháp quy nạp để khái
quát các dữ kiện do kinh nghiệm mang lại nhằm khám phá ra các quy luật, bản chất
của thế giới khách quan, đa dạng và thống nhất.
Tri thức khoa học luôn mang tính khách quan, hoàn toàn không phụ thuộc vào
tình cảm, ý chí, lợi ích chủ quan của con người.
Lý luận về ảo tưởng: Theo Ph.Bêcơn quá trình nhận thức của con người bị chi
phối bởi những yếu tố chủ quan như mắc phải các ảo tưởng( ảo tưởng loài, hang
động, thị trường và nhà hát) nên mắc sai lầm. Và trong các ảo tưởng này thì ảo tưởng
nhà hát là nguy hiểm nhất, đưa đến nhận thức con người sai lầm nhất.
Và để khắc phục những các ảo tưởng này, phải khách quan hóa hoạt động
nhận thức. điều này được thực hiện bằng cách tiếp cận trực tiếp thế giới tự nhiên mà
không thông qua uy tín, sách vở, lòng tin, tín điều…mà tiếp cận bằng quan sát, làm
thí nghiệm, hoàn thiện công cụ nhận thức, nhân cách cá tính cá nhân của từng con
người, và đặc biệt là biết sử dụng phép quy nạp khoa học, biết tổng hợp và khái quát
hóa một cách đúng đắn các tài liệu kinh nghiệm cảm tính.
 Quan điểm về phương pháp nhận thức
Ph.Bêcơn cho rằng từ trước đến nay , tư duy cũ chỉ sử dụng chủ yếu phương
pháp “con nhện” và phương pháp “con kiến”, đây là phương pháp nhận thức sai lầm.
Ông khắc phục hai phương pháp này bằng tư duy mới là nhà khoa học phải là nhà
khoa học thực nghiệm biết sử dụng điêu luyện phương pháp “con ong”. Ông đưa ra
phương pháp lập bảng( có mặt ghi dấu +, vắng mặt ghi dấu-, có mặt nhiều ghi nhiều
dấu +).

Theo Ph.Bêcơn đòi hỏi quá trình nghiên cứu - nhận thức đúng đắn cần phải
trải qua ba bước:
 Dựa vào giác quan, thông qua quan sát, thí nghiệm, tiếp cận thế giới tự nhiên
đa dạng và sinh động để thu được những tài liệu kinh nghiệm cảm tính.
5
 So sánh, đối chiếu, hệ thống hóa, tổng hợp những tài liệu kinh nghiệm cảm
tính này để xây dựng các sự kiện khoa học và phát hiện ra mối quan hệ nhân
quả giữa chúng.
 Bằng quy nạp khoa học,khái quát các sự kiện khoa học, phát hiện ra mối liên
hệ nhân quả, xây dựng giả thuyết khoa học để lý giải các hiện tượng đang
nghiên cứu, từ giả thuyết này rút ra các hệ quả tất yếu của chúng.
Ph.Bêcơn đòi hỏi quá trình nhận thức phải xuất phát từ kinh nghiệm cảm tính,
còn kinh nghiệm cảm tính xuất phát từ thế giới khách quan. Ông coi nguyên tắc
khách quan là nguyên tắc hàng đầu của khoa học và triết học mới để nhận thức đúng
đắn thế giới. Ông cũng coi tư duy tổng hợp và phép quy nạp khoc học là những công
cụ hiệu quả đủ để xây dựng khoa học thực nghiệm và chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm
nhằm khám phá ra các quy luật của thế giới và bắt nó phục vụ lợi ích cho chính mình.
1.1.5.Quan niệm về chính trị xã hội
Là một nhà tư tưởng kiệt xuất của tầng lớp quý tộc cấp tiến, Ph.Bêcơn chủ
trương một đường lối chính trị phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản và chuẩn bị cho sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản. Ông đòi hỏi phải xây dựng một nhà nước tập quyền
đủ mạnh để chống lại mọi đặc quyền, đặc lợi của tầng lớp quý tộc bảo thủ.
Phát triển một nền công nghiệp thương nghiệp dựa trên sức mạnh của tri thức
khoa học và tiến bộ khoa học.
Ông chủ trương cải tạo xã hội bằng con đường khai sáng khoa học kỹ thuật,
giáo dục và đào tạo mà không cần sự đấu tranh của nhân dân.
1.2.NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA TÔMA HỐPXƠ
1.2.1.Vài nét về Tôma Hốpxơ (1588 - 1679)
Ông sinh ratrong một gia đình linh mục ở nông thôn nước Anh.
Là người kế tục sử nghiệp triết học của Ph.Bêcơn

Các tác phẩm lớn: Về con người, Về công dân, Léviafan,…
1.2.2. Lý luận về triết học tự nhiên
 Quan điểm về tự nhiên:
6
Hốpxơ coi giới tự nhiên không do Thượng đế hay thần thánh tạo ra, nó đã tồn
tại và sẽ tồn tại có trước con người. Giới tự nhiên là toàn thể các vật thể riêng lẻ và
chỉ có các vật thể riêng lẻ mới tồn tại thật sự khách quan.
Ông coi động vật và cả con người đều là những cỗ máy phức tạp, mà hành vi
và hoạt động của chúng hoàn toàn do sự tác động từ bên ngoài gây nên.
Theo Hốpxơ, có sự khác biệt nhất định giữa các vật thể phi linh hồn và các cỗ
máy tự động có linh hồn. Hốpxơ phủ nhận sự tồn tại linh hồn như một thực thể tinh
thần bất tử, chỉ thừa nhận thể xác (vật thể) và những hoạt động mang tính tự nhiên co
học của nó. Hốpxơ khẳng định rằng, Thượng đế và lòng tin tôn giáo chỉ là những sản
phẩm của trí tưởng tượng dồi dào của con người.
Ông chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa duy vật siêu hình máy móc chủ nghĩa và
quan niệm vô thần.
 Quan niệm về nhận thức:
Hốpxơ cho rằng, mọi quá trình nhận thức đều dựa vào ý tưởng (biểu tượng hay
quan niệm), còn ý tưởng đều có cội nguồn từ cảm giác về thế giới bên ngoài. Sau đó,
nhờ vào thao tác tích cực của trí tuệ mà từ các ý tưởng này nảy sinh các ý tưởng khác.
Khoa học tự nhiên là khoa học thực nghiệm, nó chủ yếu sử dụng phương pháp
quan sát, thí nghiệm và quy nạp để khảo sát mối liên hệ giữa các sự vật riêng lẻ và
tính chất ngẫu nhiên, cá biệt của chúng, vì vậy, nó chỉ mang lại tri thức hiển nhiên,
chắc chắn, nghĩa là không phát hiện ra mối liên hệ tất yếu.
Muốn có những tri thức chắc chắn, hiển nhiên phải dự vào ngôn ngữ. Hốpxơ
khẳng định chân lý không phải là tính chất gắn liền với các sự vật riêng lẻ mà là tính
chất của các suy diễn về sự vật do tư duy của chúng ta tiến hành.
Hốpxơ đứng trên các quan điểm siêu hình khi chia cắt các hoạt động nhận thức
thống nhất của con người ra làm hai loại tách biệt nhau. Chính chủ nghĩa duy danh đã
đưa Hốpxơ đến gần thuyết bất khả tri.

1.2.3.Lý luận về triết học xã hội
7
Xuất phát từ quan niệm coi con người là một thể thống nhất giữa cái tự
nhiên và cái xã hội, Hốpxơ cho rằng có hai trạng thái tồn tại của xã hội loài người là
trạng thái tự nhiên và trạng thái công dân.
Trong trạng thái tư nhiên, bản tính tự nhiên của con người là tính ích kỉ và
hiếu chiến thống trị, con người chỉ biết thỏa mãn mọi khát vọng cho riêng mình mà
chà đạp tất cả.
Theo ông, con người bình đẳng với nhau vế mặt tự nhiên, tuy nhiên sự
bình đẳng này chỉ mang lại bất hạnh cho con người. Để thoát khỏi tính trạng này, con
người buộc phải từ bỏ quyền được làm tất cả, thông qua việc kí các khế ước xã hội.
Từ đó, trạng thái tự nhiên sẽ nhường chỗ cho trạng thái công dân.
Trong trạng thái công dân, bản tính tử nhiên của con người bị ức chế bởi
khế ước xã hội. Dựa trên sự thống trị của bản tính xã hội, con người lập ra nhà nước
cùng bộ máy chính phủ. Nhà nước trừng phạt một cách công minh và chính xác
những ai vi phạm các khế ước. Hơn nữa, nhà thờ phải phục tùng nhà nước.
1.3.NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA GIÔN LỐCCƠ
1.3.1.Vài nét về Giôn Lốccơ (1672 - 1704)
Sinh ra trong một gia đình công chức Anh, Lốccơ là đại biểu duy cảm điển
hình của chủ nghĩa duy vật Anh.
Ngoài ra, ông còn là một nhà kinh tế-chính trị học.
Tác phẩm lớn: Kinh nghiệm về lý tính con người (1690).
1.3.2.Lý luận về cảm giác và kinh nghiệm
Lốccơ chia cảm giác của con người thành cảm giác bên ngoài và cảm giác bên
trong. Kinh nghiệm cũng có hai loại là kinh nghiệm bên ngoài và kinh nghiệm bên
trong.
Lốccơ coi lý tính cũng là kinh nghiệm.Ông khẳng định: không có cái gì trong
lý tính mà trước đó không có trong cảm tính. Theo ông, tư tưởng bao gồm hai loại là
tư tưởng đơn giản và tư tưởng phức tạp.
3.1 Lý luận về đặc tính của sự vật:

8
Lốccơ phân chia đặc tính của sự vật thành hai loại: Đặc tính có trước mang
tính khách quan và chúng không mất đi. Đặc tính có sau có thể mang tính khách quan
hoặc chủ quan, chúng rất dễ biến đổi và có thể không giống nhau ở những người khác
nhau.
Chương II: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH
NGHIÊM ANH
2.1.NHỮNG GIÁ TRỊ
Ph.Bêcơn với chủ nghĩa kinh nghiệm Anh góp phần chống lại chủ nghĩa kinh
viện, khôi phục và phát triển truyền thống duy vật cổ đại trong thời kỳ. Sau đó,
Hốpxơ và Lốccơ đã phát triển chủ nghĩa kinh nghiệm và khắc phục nó một số mặt
hạn chế của nó.
Những tư tưởng duy vật kinh nghiệm có ý nghĩa rất lớn trong việc chống lại
chủ nghĩa duy tâm tôn giáo thời bấy giờ.
Đã dựa trên 2 tư tưởng chủ đạo: tri thức là sức mạnh và lý luận phải gắn liền
với thực tiễn => đây là lý luận đúng đắn.
Coi triết học là khoa học của mọi khoa học => đã nhận thấy vai trò đặc biệt
quan trọng của khoa học và triết học và sự cần thiết phải đẩy mạnh sự phát triển của
chúng như một nền tảng lý luận của công cuộc phát triển kinh tế của đất nước.
Thế giới tự nhiên tồn tại khách quan => nhìn nhận vấn đề bằng khách quan,
trực giác.
Những đóng góp mới trong việc đặt ra vấn đề hiểu biết qui luật và cải tạo quy
luật (nhận thức và phương pháp luận)
Nhận ra được những sai lầm về các loại ảo tưởng và cần phải hạn chế những
ảo tưởng này.
Triết học Ph.Bêcơn giữ một vai trò lớn trong việc phát triển triết học trước
Mác.
Khắc phục được quan điểm siêu hình trong việc tách rời vật chất, hình dạng,
vận động.
9

Đưa ra phương pháp quy nạp=> khắc phục được một mặt hạn chế của Logic
hình thức.
Cho đến nay, quan niệm của Ph.Bêcơn về “ngẫu tượng” - một trong những
đóng góp nổi bật nhất và hay nhất của triết học Ph.Bêcơn vẫn chưa mất đi ý nghĩa và
giá trị của nó.
Việc đưa ra các ví dụ mẫu mực làm tiền đề cho nhận thức sự vật để từ đó, làm
tiền đề cho nhận thức khoa học nói chung của Ph.Bêcơn thực sự đã gợi mở cho việc
xác định đối tượng của các khoa học và xây dựng mô hình cho từng loại khoa học -
đó là một đóng góp vượt bậc của ông ở thời đại bấy giờ.
Bên cạnh đó không thể không tính đến đóng góp của Hobbes vào sự phát triển
của triết học chính trị cận đại.
Những đóng góp của Hốpxơ trong việc tìm kiếm và khám phá “thế giới của
ngôn từ ", phát hiện tinh thể ngôn ngữ trong kho báu tư duy nhân loại là rất quý giá.
Tinh thần chống hình thức tri thức kinh viện một cách quyết liệt, ý tưởng kết hợp
nhuần nhuyễn các phương pháp khác nhau trong nghiên cứu khoa học ở ông cũng là
một đóng góp lớn trong thời kỳ này. Song nhiều vấn đề mà ông nêu ra chưa được giải
quyết triệt để, do chịu sự quy định của những điều kiện hiện thực, cũng như giới hạn
trình độ nhận chức chung của thời đại.
Lốccơ đã có những đóng góp lớn không chỉ cho triết học, chính trị, thần học
(về khế ước xã hội, về tự do tôn giáo, về quyền tự nhiên của con người), kinh tế học
và giáo dục, mà còn cho sự nghiệp giải phóng con người trước những ràng buộc của
từng cá nhân và xây dựng thể chế tổ chức chung của xã hội. Ông không những là nhà
tư tưởng khai sáng vĩ đại, mà còn có những đóng góp đáng kể cho chủ nghĩa tự do.
Lốccơ, ông đã chỉ ra sự phân chia quyền lực nhà nước như một sự phân công
lao động hợp lý: lập pháp là quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước và thuộc về
nghị viện. Nghị viện thông qua các đạo luật, còn việc thực hiện chúng là phần việc
của cơ quan hành pháp. Còn dân chúng hay cộng đồng xã hội sẽ giữ quyền phán xử
trong các tranh chấp giữa bộ ba lập pháp - hành pháp - dân chúng. Điều đáng tiếc là
ông chưa nhận thấy thẩm quyền tài phán lẽ ra phải thuộc về một quyền lực độc lập
khác (quyền lực tư pháp) trong hệ thống các cơ quan nhà nước.

10
2.2.NHỮNG HẠN CHẾ
Đây là thời kỳ khoa học cơ học phát triển mạnh mẽ và chủ nghĩa siêu hình nên
tư tưởng của chử nghĩa kinh nghiệm anh là tư tưởng máy móc (cơ học) và siêu hình.
Vai trò của triết học quan trọng nhưng không phải là khoa học của mọi khoa
học( có thể vaò thời kỳ này quan niệm này đúng nhưng hiện nay quan điểm này
không còn đúng nữa, triết học là một trong những môn khoa học và các môn khoa
học khác dựa trên môn học này).
Nhìn nhận thế giới tồn tại khách quan nhưng loại bỏ hẳn chủ quan là không
đúng.
Nhận thức và phương pháp luận nhưng mang chủ nghĩa siêu hình, máy móc,
cơ học ( ảnh hưởng sâu sắc).
Chủ nghĩa duy vật của Ph.Bêcơn là một chủ nghĩa không triệt để. Những quan
điểm chính trị và xã hội của ông phản ánh lợi ích của giai cấp tư sản Anh và tầng lớp
quí tộc mới. Ông cũng không thể thoát khỏi những hạn chế trong thời đại của mình -
thời đại thống trị của tôn giáo và nhà thờ.
Triết học xã hội của T.Hốpxơ có nhiều mặt hạn chế trong quan niệm về bản
chất, nguồn gốc của nhà nước, cũng như về bản chất con người. Ông còn chịu nhiều
ảnh hưởng của chủ nghĩa duy vật tự nhiên trong việc xem xét các hiện tượng xã hội.
Do hạn chế lịch sử, T.Hốpxơ vẫn chưa hiểu được mối liên hệ biện chứng giữa nhận
thức cảm tính và nhận thức lý tính.
T.Hốpxơ có những hạn chế về chủ nghĩa máy móc. Ông xem xét con người
chủ yếu như vật thể (hay cơ thể) tự nhiên, vật lý, còn học thuyết về con người thì bị
quy về cái gọi là vật lý xã hội.
Việc đề cao ngôn ngữ,, xác định đúng vị trí của nó trong lịch sử hình thành xã
hội loài người là cần thiết, song biến điều kiện thành nguyên nhân, lại là hạn chế của
T.Hốpxơ, được ngay chính những người cùng thời vạch ra. T.Hốpxơ chưa làm sáng
tỏ bản chất của ngôn ngữ, mặc dù ông dành cho nó sự quan tâm đặc biệt.
Ngoài ra, T.Hốpxơ còn có những hạn chế gắn với một số biểu hiện cực đoan
của chủ nghĩa duy danh. Xuất phát từ truyền thống chống chủ nghĩa duy thực từ cuối

thời trung cổ tại Anh, T.Hốpxơ đi đến chỗ phủ nhận tính khách quan của cái chung.
11
Hạn chế trong quan điểm chính trị – xã hội của T.Hốpxơ cũng là hạn chế lịch
sử tất yếu ở hầu hết các các nhà triết học thế kỷ XVII.
KẾT LUẬN
Giai đoạn từ thế kỉ IV – XIV, xã hội phương Tây bước vào một thời kỳ tăm
tối kéo dài hàng trăm năm. Triết học bước vào một giai đoạn trở thành công cụ phục
vụ để chứng minh cho giáo lý của nhà thờ, nó giúp khẳng định vai trò sàng thế và
kiến tạo trật tự xã hội của Thượng đế. Hơn nữa, triết học phương Tây giai đoạn trung
đại còn mang tính kinh viện, viển vông, xa rời thực tế. Nói cách khác, triết học
không còn là một triết học đúng nghĩa, nó trở thành một công cụ, phương tiện để các
thế lực Nhà thờ, tôn giáo,…lợi dụng cho các mục địch riêng.
Bước sang thời kỳ phục hưng-cận đại, đặc biệt là thời kỳ cận đại với 3 nhà
triết học tiêu biểu là Ph.Bêcơn, T.Hốpxơ, G.Lốccơ triết học đã có những bước tiến
nổi bật trong đối tượng, tư tưởng, phương pháp nghiên cứu triết học. Có thể nói,
chính chủ nghĩa kinh nghiệm Anh với các tư tưởng chủ đạo, phương pháp luận
khách quan đã góp phần chống lại chủ nghĩa kinh viện, sự bành trướng quyền lực
của Nhà thờ, khôi phục và phát triển truyền thống duy vật cổ đại.
Tuy có những hạn chế trong chủ nghĩa siêu hình, máy móc, việc đánh giá quá
cao triết học (khoa học của các khoa học) cũng như các hạn chế do điều kiện hoàn
cảnh, lịch sử nhưng không thể phủ nhận chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh đã góp
phần tách triết học ra khỏi thần học, đưa triết học đi theo hướng đi đúng đắn và góp
phần vào cuộc cách mạng tư tưởng, kinh tế lúc bấy giờ.
Trong thời đại ngày nay, xã hội con người tuy đã phát triển vượt bậc với các
thành tựu khoa học kỹ thuật cũng như sự thay đổi trong chế độ chính trị, tôn giáo,
tuy nhiên chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh nói chung và sự đóng góp của
Ph.Bêcơn, T.Hốpxơ, G.Lốccơ nói riêng đã góp phần đáng kể vào quá trình phát triển
của triết học nhân loại. Một số tư tưởng, quan niệm, phương pháp của triết học thời
kỳ này đến nay vẫn còn giá trị.
CHÚ THÍCH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Văn Mưa (chủ biên). Triết học-Phần 1-Đại cương về lịch sử triết học, Lưu
hành nội bộ, 2011.
[2] Bùi Văn Mưa. Triết học và bức tranh vật lý học về thế giới, Nhà xuất bản Đại
Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, 2007.
[3] Bùi Văn Mưa (chủ biên). Triết học-Phần 2-Các chuyên đề về triết học Mác-
Lênin, Lưu hành nội bộ, 2011.
[4] Will Durant. Câu chuyện triết học qua chân dung Platon, Aristote, Bacon, Kant,
Spinoza, Voltaire, Spencer, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2000.
[5] Bùi Thanh Quất, Vũ Tình. Lịch sử triết học, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2001.
[6] Nguyễn Hữu Vui. Lịch sử triết học. Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, 1998.
WEBSITE THAM KHẢO
/>chinh-quyen.aspx
13
14

×