Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TIỂU LUẬN CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA NÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.11 KB, 15 trang )

Tiểu luận triết học. SVTH: Dương Tấn Kha – STT: 75
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Đề tài:
1
SVTH: Dương Tấn Kha
STT: 75
Lớp: CHKT - Đêm 5 – Khóa 21
GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa
Tiểu luận Triết học. SVTH: Dương Tấn Kha – STT: 75
Mục Lục
Lời mở đầu 1
Chương 1: Những tư tương cơ bản của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh2
I.1. Những tư tưởng triết học cơ bản của Francis Bacon (F. Bacon) 2
I.1.1. Quan niệm của F. Bacon về bản chất, nhiệm vụ của triết học và khoa học
2
I.1.2. Quan niệm của F. Bacon về thế giới 3
I.1.3. Nhận thức và phương pháp luận 3
I.1.4. Quan niệm về con người, tôn giáo và chính trị - xã hội 4
I.2. Những tư tưởng triết học cơ bản của Thomas Hobbs (T. Hobbs) 5
I.2.1. Quan niệm của T. Hobbs về bản chất, nhiệm vụ của triết học và khoa học
5
I.2.2. Quan niệm của T. Hobbs về thế giới 6
I.2.3. Nhận thức và phương pháp luận 6
I.2.4. Quan niệm về con người, tôn giáo và chính trị - xã hội 6
I.3. Những tư tưởng triết học cơ bản của John Locke (J. Locke) 7
I.3.1. Nhận thức và phương pháp luận 7
I.3.2. Quan niệm của J. Locke về con người, tôn giáo và chính trị - xã hội 8
Chương 2: Những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh9
II.1. Những giá trị của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh 9


II.2. Những hạn chế của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh 9
Kết luận 11
Tài liệu tham khảo 12
2
Lời mở đầu
Từ thế kỷ XVII, nước Anh đạt được sự phát triển thịnh vượng về kinh tế
và xã hội, trở thành một trong những cường quốc tư bản lớn nhất Tây Âu thời
bấy giờ. Giai cấp tư sản Anh ngày càng khẳng định vai trò của mình trong
đời sống xã hội đất nước. Cuộc cách mạng tự sản Anh đã làm rung chuyển cả
châu Âu và báo hiệu một thời kỳ lịch sử mới đã bắt đầu.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nước Anh đạt được sự phát triển
rực rỡ về khoa học và văn hóa. Các nhà triết học Anh thế kỷ XVII là ngọn cờ
lý luận của giai cấp tư sản Anh trước và sau cách mạng. Triết học trong thời kỳ
này thiên về duy vật và duy cảm, đề cao vai trò đặc biệt của kinh nghiệm và
cảm tính trong nhận thức. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về chủ nghĩa duy vật
kinh nghiệm Anh để làm rõ vai trò, những thành tựu và hạn chế của nó đối với
triết học Anh cũng như đối với nền triết học thế giới.
Chương 1: Những tư tương cơ bản của chủ nghĩa duy vật
kinh nghiệm Anh.
I.1. Những tư tưởng triết học cơ bản của Francis Bacon (F. Bacon).
F. Bacon (1561 – 1626) là nhà triết học vĩ đại thời cận đại. Ông là ông tổ
của chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học thực nghiệm. Bắt đầu từ F. Bacon,
lịch sử triết học phương Tây đã bước sang một giai đoạn mới với những màu sắc
riêng.
F. Bacon sinh ra trong một gia đình quý tộc Anh. Mặc dù sống ở Anh
thời kỳ trước cách mạng tư sản nhưng ông vẫn nhiệt tình ủng hộ những cải cách
tư sản nhằm phát triển đất nước, ủng hộ sự phát triển của khoa học và triết học
Anh. Những tác phẩm lớn của ông là: “Đại phục hồi các khoa học” (1605),
“Công cụ mới” (1620). [5,264]
I.1.1. Quan niệm của F. Bacon về bản chất, nhiệm vụ của triết học và

khoa học.
Theo F. Bacon, triết học là nền tảng của các cuộc cách tân đất nước. Ông
chịu ảnh hưởng của quan niệm coi triết học là khoa học của các khoa học.
F. Bacon hiểu triết học theo hai cách:
• Theo nghĩa rộng, triết học hầu như đồng nhất với các khoa học
chứa đựng mọi khoa học khác.
• Theo nghĩa hẹp, triết học là bộ phận cơ bản nhất trong tổng thể các
khoa học. Nhưng hiểu theo nghĩa này thì triết học cũng bao gồm các
khoa học khác.
Nhiệm vụ của triết học là “đại phục hồi các khoa học”, nghĩa là phải cải tạo
toàn bộ các tri thức mà con người đạt được thời đó. F. Bacon cho rằng khoa học
đem lại lợi ích cho thể nhân loại chứ không cho riêng ai. Bằng khoa học,
con người tiếp cận với thế giới.
Đánh giá cao vai trò của tri thức lý luận trong việc cải tạo xã hội, F. Bacon
khẳng định “tri thức là sức mạnh”. Từ đó ông đi đến kết luận rất cách mạng:
“hiệu quả và sự sáng chế thực tiễn là người bảo lãnh và ghi nhận tính chân lý của
triết học”. Muốn chinh phục tự nhiên thì con người phải ghi nhận các quy luật
của nó, vận dụng và tuân theo các quy luật của nó. [5,267]
Nhiệm vụ khoa học mới là khám phá ra các quy luật của thế giới, chứ
không đi tìm nguyên nhân cuối cùng.
I.1.2. Quan niệm của F. Bacon về thế giới.
F. Bacon cho rằng giới tự nhiên tồn tài khách quan, đa dạng và thống
nhất.
a) Tính khách quan.
Thế giới tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào tình cảm, uy tín,
nhận thức (cái chủ quan) của con người. Triết học và khoa học không thể biết cái
gì về thế giới vật chất khách quan đó.
b) Tính đa dạng.
- Tính đa dạng được lý giải một cách đúng đắn và đầy đủ nhờ vào quan
niệm về vật chất, về hình dạng, về vận động.

- Vật chất là các phần tử rất nhỏ, có tính chất khác nhau.
- Hình dạng là nguyên nhân làm cho các sự vật trở thành khác nhau, là lý
do đầy đủ để sự vật xuất hiện, là bản chất chung của các sự vật cùng loại, là quy
luật chi phối sự vận động của chúng.
- Vận động là bản năng, là sinh khí của sự vật, là thuộc tính quan trọng
nhất của vật chất. F. Bacon cho rằng có 19 dạng vận động, trong đó hình dạng là
dạnh vận động mà nhờ vào nó các phần tử vật chất cấu thành sự vật, và đứng im
cũng là dạng vận động.
a) Tính thống nhất.
Vật chất, hình dạng, vận động thống nhất với nhau nên nhận thức bản chất
của sự vật, vật chất là khám phá ra hình dạng, là vạch ra các quy luật vận động
chi phối chúng.
I.1.3. Nhận thức và phương pháp luận.
a) Quan niệm về nhận thức.
F. Bacon cho rằng quá trình nhận thức xảy ra bắt đầu từ thế giới
khách quan, thông qua kinh nghiệm cảm tính, tiến đến tư duy lý tính để xây dựng
các tri thức khách quan về thế giới.
Cảm giác kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức: khoa học
phải là khoa học thực nghiệm sử dụng tư duy tổng hợp và phương pháp quy nạp
để khái quát các dữ kiện do kinh nghiệm mang lại nhằm khám phá ra các
quy luật, bản chất của thế giới khách quan, đa dạng và thống nhất.
Tri thức khoa học luôn mang tính khách quan, hoàn toàn không phụ thuộc
vào tình cảm, ý chí, lợi ích chủ quan của con người.
a) Quan điểm về phương pháp nhận thức.
F. Bacon cho rằng từ trước đến nay, tư duy cũ chỉ sử dụng chủ yếu
phương pháp con nhện và phương pháp con kiến. Đây là phương pháp nhận thức
sai lầm. Và ông khắc phục hai phương pháp này bằng tư duy mới là nhà khoa
học phải là nhà khoa học thực nghiệm biết sử dụng điêu luyện phương pháp con
ong.
F. Bacon đưa ra phương pháp lập bảng (có mặt ghi dấu +, vắng mặt

ghi dấu -, có mặt nhiều ghi nhiều dấu +). Sau này S. Minlo đã hệ thống hóa thành
4 phương pháp Minlo (phương pháp tương đồng, khác biệt, đồng biến và
phần dư) để khám phá ra mối liên hệ nhân quả mang tính quy luật chi phối các
sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. [6]
Theo F. Bacon đòi hỏi quá trình nghiên cứu - nhận thức đúng đắn cần phải
trải qua bốn bước:
- Dựa vào giác quan, thông qua quan sát, thí nghiệm, tiếp cận thế giới
tự nhiên đa dạng và sinh động để thu được những tài liệu kinh nghiệm cảm tính.
- So sánh, đối chiếu, hệ thống hóa, tổng hợp những tài liệu kinh nghiệm
cảm tính này để xây dựng các sự kiện khoa học và phát hiện ra mối quan hệ
nhân quả giữa chúng.
- Bằng quy nạp khoa học, khái quát các sự kiện khoa học, phát hiện ra
mối liên hệ nhân quả, xây dựng giả thuyết khoa học để lý giải các hiện tượng
đang nghiên cứu, từ giả thuyết này rút ra các hệ quả tất yếu của chúng.
- Bằng những quan sát, làm thì nghiệm mới, kiểm tra các hệ quả đó, nếu
đúng thì giả thuyết khoa học trở thành nguyên lý, định luật tổng quát (của
khoa học thực nghiệm), nếu sai thì lập lại giả thuyết mới.
I.1.4. Quan niệm về con người, tôn giáo và chính trị - xã hội.
a) Quan niệm về con người.
F. Bacon cho rằng con người là sản phẩm của thế giới, nó bao gồm thể
xác và linh hồn và đều được cấu tạo từ vật chất. Khoa học nghiên cứu con người
và linh hồn là khoa học tự nhiên.
Theo ông, linh hồn con người gồm linh hồn cảm tính và linh hồn lý tính.
Vì thế, một mặt con người rất gần gũi với động vật, nhưng mặt khác con người
lại là một cái gì đó rất siêu phàm.
b) Quan niệm về tôn giáo.
Với quan niệm về con người như trên nên ngoài các hoạt động chính trị,
khoa học, nghệ thuật,… thì con người còn cần đến tôn giáo. Con người cần
tôn giáo để vượt qua những lúc mềm yếu, bất lực. [5,280]
Theo ông tôn giáo đem lại cho con người niềm tin nhưng tôn giáo

không được cản trở các hoạt động khoa học, nghệ thuật của con người.
a) Quan niệm về chính trị xã hội.
F. Bacon đòi hỏi phải xây dựng một nhà nước tập quyền đủ mạnh để
chống lại mọi đặc quyền, đặc lợi của tầng lớp quý tộc bảo thủ.
Phát triển một nền công nghiệp thương nghiệp dựa trên sức mạnh của
tri thức khoa học và tiến bộ khoa học.
Ông chủ trương cải tạo xã hội bằng con đường khai sáng khoa học
kỹ thuật, giáo dục và đào tạo mà không cần sự đấu tranh của nhân dân.
I.2. Những tư tưởng triết học cơ bản của Thomas Hobbs (T. Hobbs).
T. Hobbs (1558 – 1679) là nhà triết học nổi tiếng, đại biểu của chủ nghĩa
duy vật Anh thế kỷ XVII. Ông sinh ra trong một gia đình linh mục ở một vùng
nông thôn nước Anh. Ngay từ nhỏ ông đã theo học và thông thạo tiếng Latinh,
tiếng Hy Lạp cổ. Trong thời gian nổ ra cách mạng tư sản Anh (1642 – 1648), ông
cùng nhiều bạn bè lưu vong sang Pháp và nhiều nước khác. Đây cũng là thời kỳ
ông viết nhiều tác phẩm triết học nhất. [5,280]
I.2.1. Quan niệm của T. Hobbs về bản chất, nhiệm vụ của triết học và
khoa học.
Cũng như F. Bacon, T. Hobbs cho rằng “tri thức là sức mạnh”, do vậy phải
tăng cường phát triển các khoa học, nhất là triết học. Lý luận triết học phải
phục vụ thực tiễn của con người vì nó giúp con người hiểu biết về các sự vật.
T. Hobbs là người cụ thể hóa và phát triển các quan niệm duy vật của F. Bacon
trong việc giải quyết các vấn đề xã hội.
I.2.2. Quan niệm của T. Hobbs về thế giới.
Theo T. Hobbs thì giới tự nhiên không do thượng đế hay thần thánh tạo ra,
nó đã tồn tại và sẽ tiếp tục tồn tài có trước con người.
Giới tự nhiên là toàn thể các vật thể riêng lẻ và chỉ có các vật thể riêng lẻ
mới tồn tại khách quan, mọi sự vật đều quy về quan hệ số lượng cơ học,
toán học. Vì thế T. Hobbs cho rằng giới tự nhiên là một thế giới không
thuộc tính, không màu sắc. Đây là một bước lùi so với bức tranh thế giới nhiều
tính chất nhiều màu sắc của F. Bacon.

Mọi vật thể, mọi tính chất và sự thay đổi diễn ra trong chúng đều là kết quả
do vận động cơ học.
I.2.3. Nhận thức và phương pháp luận.
T. Hobbs cho rằng, mọi quá trình nhận thức đều dựa trên ý tưởng, mọi
ý tưởng đều có cội nguồn từ cảm giác về thế giới bên ngoài.
Quá trình nhận thức chỉ là những thao tác trên những cảm giác về những
sự vật riêng lẻ trong thế giới nên sản phẩm mà nhận thức mang lại chỉ
kinh nghiệm tri thức về những sự kiện mang tính sự kiện, đơn nhất hay đang
xảy ra.
T. Hobbs khẳng định chân lý không phải tính chất gắn liền với các vật
riêng lẻ mà là tính chất của các suy diễn về sự vật do tư duy chúng ta tiến hành.
I.2.4. Quan niệm về con người, tôn giáo và chính trị - xã hội.
Theo T. Hobbs, vấn đề trung tâm của triết học là vấn đề con người. Nhiều
tác phẩm của ông như: “Về con người” (1658), “Về người công dân” (1642),…
chuyên bàn về vấn đề này. Nhưng con người đồng thời là một vật thể tự nhiên,
vừa là một vật thể đạo đức và tinh thần, cho nên triết học được phân ra thành
triết học tự nhiên và triết học đạo đức, hay còn gọi là triết học xã hội.
Theo T. Hobbs thì con người và cả động vật là những cỗ máy phức tạp,
hành vi hoạt động đều do sự tác động ở bên ngoài gây nên. Cảm giác của
linh hồn không ảnh hưởng đến chuyển động và sức đẩy trong bộ óc hay trái tim.
Có sự khác biệt nhất định giữa các vật thể phi linh hồn và các cỗ máy tự động có
linh hồn. T. Hobbs đã phủ nhận sự tồn tại linh hồn như một thực thể tinh thần
bất tử, ông chỉ thừa nhận thể xác và những hoạt động mang tính cơ học của nó.
Đối với T. Hobbs, các vấn đề chính trị - xã hội được đặt lên hàng đầu.
Khác với F. Bacon, T. Hobbs khẳng định thần học là lĩnh vực thuộc về tôn giáo,
còn triết học là hoạt động trí tuệ của con người nhằm khám phá ra bản chất của
sự vật. Tất cả các lĩnh vực như hình học, vật lý, đạo đức,… đều chỉ là các
lĩnh vực khác nhau của triết học.
I.3. Những tư tưởng triết học cơ bản của John Locke (J. Locke).
J. Locke sinh năm 1632 trong một gia đình công chức Anh. Ông là

đại biểu duy cảm điển hình của chủ nghĩa duy vật Anh. Heghen nói: “Khoa học
nói chung và nhất là các khoa học kinh nghiệm, bởi nguồn gốc của mình,
phải mang ơn phương pháp của J. Locke”. Ngoài ra, J. Locke còn là nhà kinh tế -
chính trị học. Triết học của ông là cơ sở phương pháp luận của nhà kinh tế -
chính trị học tư sản cổ điển trước C. Mac. [5,280]
I.3.1. Nhận thức và phương pháp luận.
J. Locke tiếp tục kinh nghiệm luận duy vật của F. Bacon và có sự
phát triển thêm. Kế thừa tư tưởng của F. Bacon cho rằng mọi nhận thức đều
bắt đầu từ kinh nghiệm, J. Locke phát triển thêm: mọi kinh nghiệm đều
bắt nguồn từ cảm giác. Cảm giác được hình thành khi con người tiếp cận với
thế giới xung quanh. Đó là căn cứ đầu tiên và có ý nghĩa quyết định tới toàn bộ
nhận thức. Song, khi lập luận về kinh nghiệm, J. Locke đã không đứng vững trên
lập trường duy vật. Ông cho rằng có hai loại kinh nghiệm là kinh nghiệm
bên ngoài và kinh nghiệm bên trong. Kinh nghiệm bên ngoài là kết quả của sự
tập hợp các cảm giác phát sinh do sự tác động của sự vật khách quan lên
giác quan của con người; nó có nguồn gốc từ thế giới vật chất khách quan. Còn
kinh nghiệm bên trong là kết quả của sự tập hợp các cảm giác bên trong
con người hay những phản xạ, những cảm xúc cá nhân không liên quan gì tới
sự vật khách quan. J. Locke khẳng định: không có tư tưởng bẩm sinh, mọi
nhận thức đều sinh ra trong kinh nghiệm và từ kinh nghiệm. Trong trí tuệ con
người không có cái gì mà trước đó lại không có trong cảm giác, trong
kinh nghiệm.
Theo J. Locke, tập hợp những kinh nghiệm sẽ là xuất hiện đời sống
tâm lý, đời sống tư tưởng của con người. Ông phân chia tư tưởng con người
thành 2 loại là tư tưởng giản đơn và tư tưởng phức tạp. Ông còn phân chia
đặc tính của một sự vật thành đặc tính có trước và đặc tính có sau. Đặc tính
có trước như vận động, đứng im, khối lượng, mật độ… là những đặc tính
khách quan, không phụ thuộc vào cảm giác của con người, chúng không thể
mất đi dù sự vật có biến đổi. Còn đặc tính có sau là những đặc tính như màu sắc,
âm thanh, mùi vị… Đó là đặc tính dễ biến đổi vì nó tùy thuộc vào cảm giác

chủ quan của mỗi người. [4,227-228]
I.3.2. Quan niệm của J. Locke về con người, tôn giáo và chính trị - xã hội.
Locke xem bản chất con người là lý trí và khoan dung. Ông cũng cho rằng
con người là ích kỷ và đầy ham muốn. Locke tin tưởng vào Chúa trời, nhưng ông
không cho Chúa một vị trí nào trong tâm tưởng hay trái tim của con người. Chính
hành vi và ý chí của con người mới là điều Locke quan tâm và ông cũng là
cha đẻ của ngành tâm lý học hiện đại.
Quan điểm về tôn giáo của Locke là phải khoan dung. Một xã hội mới
muốn thực hiện tốt chức năng của nó cần phải thống nhất không phải bằng một
tôn giáo mà bằng lòng khoan dung.
Theo ông, chức năng của một chính quyền dân sự hợp lẽ là phải bảo vệ
quyền tự nhiên của con người, tức là quyền của mỗi công dân được sống, được
tự do, có sức khỏe và của cải. Dạng nhà nước tốt nhất chính là quyền lực của
hệ thống chính quyền được hạn chế bằng cách chia thành các nhánh và mỗi
nhánh có quyền hạn riêng đủ cần thiết để thực hiện chức năng của mình. Ông cho
rằng một hệ thống nhà nước cần có quyền xét xử độc lập mà việc ra quyết định
được thực hiện chỉ dựa trên duy nhất hiến pháp của cả quốc gia. [9]
Chương 2: Những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy vật
kinh nghiệm Anh.
II.1. Những giá trị của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh.
Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh là thế giới quan của giai cấp tư sản,
có chức năng chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng tư sản. Các nhà
triết học duy vật kinh nghiệm đề cao vai trò của triết học và khoa học trong việc
nhận thức quy luật và sức mạnh tự nhiên, giúp con người làm chủ tự nhiên.
Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh chống lại chủ nghĩa kinh viện,
khôi phục và phát triển truyền thống duy vật cổ đại trong thời kỳ mới. Những
tư tưởng duy vật kinh nghiệm có ý nghĩa lớn chống lại chủ nghĩa duy tâm
tôn giáo.
Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh dựa trên 2 tư tưởng chủ đạo: tri thức
là sức mạnh và lý luận phải gắn liền với thực tiễn. Đây là lý luận đúng đắn

góp phần to lớn vào sự phát triển của triết học.
Các nhà triết học duy vật kinh nghiệm Anh đã nhận thấy vai trò đặc biệt
quan trọng của khoa học, triết học và sự cần thiết phải đẩy mạnh sự phát triển
của chúng như một nền tảng lý luận của công cuộc phát triển kinh tế của
đất nước qua việc coi triết học là khoa học của mọi khoa học.
Các nhà triết học duy vật kinh nghiệm Anh nhìn nhận vấn đề bằng
khách quan và trực giác. Các ông cho rằng thế giới tự nhiên tồn tại khách quan.
Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh đặt ra vấn đề hiểu biết quy luật và
cải tạo quy luật (nhận thức và phương pháp luận).
Các nhà triết học duy vật kinh nghiệm Anh nhận ra được những sai lầm về
các loại ảo tưởng và cho rằng cần phải hạn chế những ảo tưởng này.
Nhận ra hạn chế của các phương pháp cũ như phương pháp con kiến và
phương pháp con nhện các nhà triết học duy vật kinh nghiệm Anh đề nghị và
sử dụng thành thạo điêu luyện phương pháp con ong.
II.2. Những hạn chế của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh.
Đây là thời kỳ khoa học cơ học và chủ nghĩa siêu hình phát triển mạnh mẽ
nên tư tưởng của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh là tư tưởng máy móc
(cơ học) và siêu hình. Các nhà triết học duy vật kinh nghiệm Anh chưa thoát khỏi
cái nhìn máy móc về con người, coi con người như một cái máy, lấy quy luật
cơ học, lấy yếu tố bản năng để giải thích bản chất con người.
Các nhà triết học duy vật kinh nghiệm Anh cho rằng nhà nước là do sự
thỏa thuận giữa các tầng lớp nhân dân lập ra. Họ chưa nhận ra được bản chất của
nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị.
Các nhà triết học duy vật kinh nghiệm Anh đề cao vai trò của nhận thức
cảm tính, của tư duy và thực nghiệm khoa học, chưa nhận thức được tầm
quan trọng của thực tiễn, mối liên hệ giữa nhận thức và thực tiễn.
Vai trò của triết học quan trọng nhưng không phải là khoa học của mọi
khoa học.
Việc nhìn nhận thế giới tồn tại khách quan nhưng loại bỏ hẳn chủ quan là
chưa đúng.

Kết luận
Nhìn chung, mặc dù chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh có những
hạn chế nhất định, tuy nhiên giá trị của nó mang lại cho nền triết học vô cùng
to lớn. Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh nói riêng, triết học phương Tây
thế kỷ XVII – XVIII nói chung được xem là thế giới quan của giai cấp tư sản,
là lá cờ lý luận của giai cấp tư sản. Triết học kinh nghiệm Anh góp phần to lớn
vào thành công của cách mạng tư sản Anh. Triết học Anh trong thời kỳ này
nghiêng về duy vật và duy cảm. Tuy nhiên, do tính chất không triệt để của
cách mạng tư sản Anh nên chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh cũng thiếu
triệt để.
Danh mục tài liệu tham khảo
[1] Bùi Văn Mưa (chủ biên). Triết học - Phần 1 - Đại cương về lịch sử triết học,
Lưu hành nội bộ, 2011.
[2] Bùi Văn Mưa. Triết học và bức tranh vật lý học về thế giới, Nhà xuất bản
Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, 2007.
[3] Bùi Văn Mưa (chủ biên). Triết học-Phần 2-Các chuyên đề về triết học Mác-
Lênin, Lưu hành nội bộ, 2011.
[4] Bùi Thanh Quất, Vũ Tình. Lịch sử triết học, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2001.
[5] Nguyễn Hữu Vui. Lịch sử triết học. Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, 1998.
[6] Bùi Văn Mưa, Bài giảng triết học chương 3: Khái lược về lịch sử triết học
phương Tây.
[7] />[8] />[9] />

×