Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA NÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.07 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI
CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH
GVHD : TS. Bùi Văn Mưa
Người thực hiện: Lâm Vũ Duy
Khánh
STT: 77 Nhóm: 8
Lớp: Đêm 5 Khóa: K21
TP. HỒ CHÍ MINH
1
NĂM 2012
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương 1: Những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh
1.1Những đặc điểm cơ bản của Triết học phương tây thời cận đại
1.2 Những tư tưởng cơ bản của Ph. Bêcơn
1.2.1 Vài nét về Ph.Bêcơn
1.2.2 Những định hướng xây dựng triết học và khoa học mới
1.2.3 Quan niệm về thế giới và con người
1.2.4 Quan niệm về nhận thức và phương pháp nhận thức
1.2.5 Quan niệm về chính trị xã hội
1.3 Những tư tưởng cơ bản của Tôma Hốp xơ
1.3.1 Lý luận về triết học tự nhiên
1.3.2 Lý luận về triết học xã hội
1.4 Những tư tưởng cơ bản của Giôn Lốccơ
1.4.1 Lý luận về cảm giác và kinh nghiệm
1.4.2 Lý luận về đặc tính của sự vật
Chương 2: Những giá trị và hạn chế chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh


2.1 Những giá trị
2.1 Những hạn chế
Kết luận
2
LỜI MỞ ĐẦU
Khi bóng đêm của đêm trường Trung cổ bị những ánh sáng bình minh của
nền văn minh công nghiệp chiếu rọi thì Tây Âu đã có những bước chuyển dữ dội,
chuyển sang thời kỳ phục hưng thời đại phục sinh những giá trị của nền văn hoá cổ
đại Hy Lạp.
Sang thời cận đại (thế kỷ XVII - XVIII) ở các nước Tây Âu là thời kỳ giai
cấp tư sản đã dành được chính quyền, phương thức sản xuất tư bản được xác lập
và trở thành phương thức sản xuất thống trị, nó đã tạo ra những vận hội mới cho
khoa học, kĩ thuật phát triển mà trước hết là khoa hoc tự nhiên - thực nghiệm.
Vào thế kỷ XVII, Anh là quốc gia tư bản lớn nhất ở Tây Âu. Nước Anh có
sự phát triển cao, rực rỡ về kinh tế xã hội, khoa học và văn hóa. Tư tưởng triết
học thời kỳ này có sự phát triển mới về chất, hình thức biểu hiện phong phú.
Triết học Anh hay chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh thời kỳ này chính là ngọn
cờ lý luận của giai cấp tư sản Anh. Các nhà triết học tiêu biểu của chủ nghĩa duy
vật kinh nghiệm Anh phải kể đến là Ph. Bêcơn, T. Hốpxơ và G. Lốccơ.
Thật sự khi nhắc đến chủ nghĩa kinh nghiệm anh hay Bêcơn, nghĩ ngay
đến một người đã đưa châu Âu thoát khỏi bóng đêm thời Trung Cổ hàng nghìn
năm, đưa khoa học vào đúng vị trí xứng đáng.
Các tài liệu tham khảo chính bao gồm Triết học - Phần 1, Phần 2 [1], [2];
Câu chuyện triết học [4]; Lịch sử triết học [5], Lịch sử triết học [6]. Trong đó nội
dung chính bao gồm Những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm
Anh và những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh.
3
Chương 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH
1.1 Những đặc điểm cơ bản của Triết học phương tây thời cận đại

Thế kỷ XVII-XVIII ở Tây Âu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát
triển mạnh đã làm cho mâu thuẫn với phương thức sản xuất phong kiến ngày
càng gay gắt, làm cho khoa học tự nhiên có sự phát triển nhảy vọt. Sự phát triển
về kinh tế - xã hội, văn hoá như trên đã làm cho tư tưởng triết học thời kỳ này có
sự phát triển mới về chất, hình thức biểu hiện phong phú.
Từ thế kỷ XVII, nước Anh đã đạt tới sự phát triển thịnh vượng về kinh tế,
xã hội, văn hóa và khoa học thực nghiệm. Do ảnh hưởng của sự phát triển ấy mà
tính duy vật, duy giác là một trong những đặc trưng của triết học Anh thế kỷ
XVII. Mặt khác, do ảnh hưởng tư tưởng tôn giáo, thế giới quan của các nhà duy
vật Anh cũng thiếu triệt để.
Trường phái triết học Anh được Ph.Bêcơn đặt nền móng, T. Hốpxơ theo
khuynh hướng kinh nghiệm và G. Lốccơ đẩy mạnh theo khuynh hướng duy giác.
1.1Những tư tưởng cơ bản của Ph. Bêcơn (Francis Bacon)
1.2.1 Vài nét về Ph. Bêcơn (1561-1626)
- Sinh ra trong gia đình quý tộc cao cấp, tại thành phố Luân Đôn. Ông là
đại biểu tư tưởng của tầng lớp quý tộc cấp tiến.
- Các tác phẩm nổi tiếng của ông về văn học và triết học: Giải thích thiên
nhiên, Phê bình triết học, Sợi chỉ của mê lộ, Công cụ mới, Mô tả quả cầu tri thức,
Về các nguyên lý, Atlantis mới….
- Là người sáng lập ra chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và khoa học
thực nghiệm. Lịch sử triết học phương tây chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư
tưởng của ông.
Quan điểm triết học của ông có những nội dung cơ bản sau:
1.2.2 Những định hướng xây dựng triết học và khoa học mới
Bêcơn xây dựng triết học và khoa học mới xuất phát từ 2 cơ sở là: “tri
thức là sức mạnh” và “lý luận thống nhất với thực tiễn”.
4
Bêcơn hiểu triết học theo hai cách:
- Theo nghĩa rộng, triết học mới phải là khoa học của mọi khoa học, hoặc
là cơ sở của mọi khoa học.

- Theo nghĩa hẹp, triết học là bộ phận cơ bản nhất trong tổng thể các khoa
học.
Ông cho rằng con người cần phải thống trị, phải làm chủ giới tự nhiên.
Điều đó có thực hiện được không hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết của con
người. Bêcơn cho rằng tri thức là sức mạnh, sức mạnh là tri thức. Do đó cần có
một khoa học mới lấy giới tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu nhằm biến tự
nhiên thành “giang sơn” của con người. Khoa học mới là lý luận thống nhất với
thực tiễn. Mục đích của triết học mới và khoa học mới là xây dụng các tri thức lý
luận chặt chẽ, khắc phục lòng tin mù quáng.
Bêcơn xác định nhiệm vụ của triết học mới bao gồm :
- Nhiệm vụ tối thượng là tăng cường quyền lực tinh thần để thống trị giới
tự nhiên, chấn hưng đất nước, khắc phục lợi ích cho con người.
- Nhiệm vụ trước mắt là đại phục hồi cho khoa học bằng cách cải tạo toàn
bộ tri thức hiện có, xóa bỏ những sai lầm chủ quan, sử dụng hiệu quả tư duy khoa
học để khám phá ra trật tự của thế giới khách quan.
5
Các khoa học lý thuyết hay là
triết học theo nghĩa rộng
Triết học thứ nhất hay
triết học theo nghĩa hẹp
Các khoa học khác: pháp
quyền, đạo đức…
Thần học
tự nhiên
Nhân bản
học
Triết học tự
nhiên, các khoa
học tự nhiên và
triết học thực tiễn

- Nhiệm vụ khoa học mới là là khám phá ra các quy luật của thế giới, chứ
không đi tìm nguyên nhân cuối cùng. Ph. Bêcơn là bác bỏ triết học Kinh viện,
phủ nhận uy quyền của giáo hội và coi nhiệm vụ của khoa học là làm tăng quyền
lực của con người đối với tự nhiên, là mục đích của tri thức.
Từ những định hướng này, ông đã xây dựng một hệ thống triết học về
khoa học của mình, thể hiện:
1.2.3 Quan niệm về thế giới và con người
Quan niệm về thế giới
Ph. Bêcơn phát triển quan niệm duy vật thời cổ đại của Arixtốt cho rằng
chỉ cần vật chất là lý giải được thế giới. Thế giới tự nhiên tồn tài khách quan, đa
dạng và thống nhất:
- Tính khách quan: thế giới tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc
vào tình cảm, uy tín, nhận thức (cái chủ quan) của con người. Triết học và khoa
học không thể biết cái gì về thế giới vật chất khách quan đó.
- Tính đa dạng: được lý giải một cách đúng đắn và đầy đủ nhờ vào quan
niệm về vật chất, về hình dạng, về vận động. Mọi cái trên thế giới tồn tại từ ba
nguyên nhân:
+ Vật chất là các phần tử rất nhỏ, có tính chất khác nhau.
+ Hình dạng là nguyên nhân làm cho các sự vật trở thành khác nhau, là lý
do đầy đủ để sự vật xuất hiện, là bản chất chung của các sự vật cùng loại, là quy
luật chi phối sự vận động của chúng.
+ Vận động là bản năng là sinh khí của sự vật, là thuộc tính quan trọng
nhất của vật chất. Ph. Bêcơn cho rằng có 19 dạng vận động, trong đó hình dạng
là dạnh vận động mà nhờ vào nó các phần tử vật chất cấu thành sự vật, và đứng
im cũng là dạng vận động.
- Tính thống nhất: vật chất, hình dạng, vận động thống nhất với nhau nên
nhận thức bản chất của sự vật vật chất là khám phá ra hình dạng, là vạch ra các
quy luật vận động chi phối chúng.
Quan niệm về con người
6

Ph. Bêcơn cho rằng con người là sản phẩm của thế giới, nó bao gồm thể
xác và linh hồn và đều được cấu tạo từ vật chất. Ngoài ra ông thừa nhận sự hiện
hữu của linh hồn thực vật và linh hồn động vật. Khoa học nghiên cứu con người
và linh hồn là khoa học tự nhiên.
1.2.4 Quan niệm về nhận thức và phương pháp nhận thức
Một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt ở thời cận đại đó là vấn
đề nhận thức luận và phương pháp luận. Bêcơn đã dành một vị trí thích đáng để
bàn về những nội dung này.
Quan niệm về nhận thức
- Ph. Bêcơn cho rằng quá trình nhận thức xảy ra bắt đầu từ thế giới khách
quan, thông qua kinh nghiệm cảm tính, tiến đến tư duy lý tính để xây dựng các tri
thức khách quan về thế giới.
- Cảm giác kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức: khoa học
phải là khoa học thực nghiệm sử dụng tư duy tổng hợp và phương pháp quy nạp
để khái quát các dữ kiện do kinh nghiệm mang lại nhằm khám phá ra các quy
luật, bản chất của thế giới khách quan, đa dạng và thống nhất.
- Tri thức khoa học luôn mang tính khách quan, hoàn toàn không phụ
thuộc vào tình cảm, ý chí, lợi ích chủ quan của con người.
Lý luận về ảo tưởng:
Theo Bêcơn quá trình nhận thức của con người bị chi phối bởi những yếu
tố chủ quan như mắc phải các ảo tưởng (ảo tưởng loài, hang động, thị trường và
nhà hát) nên mắc sai lầm. Và trong các ảo tưởng này thì ảo tưởng nhà hát là nguy
hiểm nhất, đưa đến nhận thức con người sai lầm nhất.
- Ảo tưởng loài (IDOLA TRIBUS): những nhận thức sai lầm do loài
người thường xuyên nhầm lẫn bản chất trí tuệ của mình với bản chất khách quan
của sự vật nên dễ dàng gán cho sự vật những ý tưởng của mình, biến chúng thành
thước đo chân lý, thước đo giá trị của sự vật.
7
Để loại trừ ảo tưởng này, con người trong nhận thức phải tôn trọng tính
khách quan, không được duy ý chí, chủ quan áp đặt tư tưởng của mình cho các

đối tượng.
- Ảo tưởng hang động (IDOLA SPECUS): thực chất là ảo tưởng loài
nhưng nó được biểu hiện ở mỗi con người cụ thể. Do có những đặc điểm sinh lý
riêng biệt, hoàn cảnh giáo dục, nghề nghiệp khác nhau…làm khúc xạ tầm nhìn,
đẻ ra những phán đoán về mọi cái theo bản thân mình hay theo bè nhóm cảm
tính.
Ảo tưởng này được gọi là hang động vì Bêcơn xem trí tuệ của con người
méo mó như hang động của Platôn, cái ta cảm nhận được không phải là bản chất,
chỉ là bản sao giống như ảo tưởng tưởng rằng nhốt được mặt trăng vào trong
chậu nước.
- Ảo tưởng thị trường (IDOLA FORI): ảo tưởng này xuất hiện do thường
xuyên sử dụng những danh từ trống rỗng để giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày.
Đó còn do sự ngộ nhận sử dụng các thuật ngữ khoa học chưa thật chính xác. Vì
thế phải phải bỏ thói quen dựa vào các quan niệm đang lưu hành và có thái dộ
phê phán đối với các thuật ngữ mơ hồ không chính xác.
- Ảo tưởng nhà hát (IDOLA THEATRI): sai lầm bắt nguồn do chúng ta
quá tin vào người xưa, diễn ra trước mắt người ta như diễn ra trên sân khấu. Quá
khứ chỉ là một thời kỳ ấu trĩ của loài người chứ không phải là một thời hoàng
kim.
Và để khắc phục những các ảo tưởng này, phải khách quan hóa hoạt động
nhận thức. Điều này được thực hiện bằng cách tiếp cận trực tiếp thế giới tự nhiên
mà không thông qua uy tín, sách vở, lòng tin, tín điều…mà tiếp cận bằng quan
sát, làm thí nghiệm, hoàn thiện công cụ nhận thức, sử dụng phép quy nạp khoa
học, biết tổng hợp và khái quát hóa một cách đúng đắn các tài liệu kinh nghiệm
cảm tính.
Quan điểm về phương pháp nhận thức
8
- Về phương pháp luận, theo Bêcơn cần phải rà soát những phương pháp
trước đây để từ đó kế thừa và triển khai phương pháp mới.
- Từ trước đến nay con người chủ yếu sử dụng hai phương pháp là phương

pháp con nhện và phương pháp con kiến. Cả hai phương pháp này đều bộc lộ hạn
chế, vì vậy ông đề xuất phương pháp con ong.
- Phương pháp quy nạp là phương pháp tối ưu để nhận thức, khám phá
những bí mật của đối tượng nhận thức. Bản chất của phương pháp này là xuất
phát từ những sự kiện riêng biệt sau đó tiến dần lên những nguyên lý phổ biến,
khẳng định bản chất của sự vật.
- Ông coi khoa học trước kia đã mắc phải hoặc là "chủ nghĩa giáo điều"
khi nhà khoa học rút ra một hệ thống nguyên lý từ những khái niệm riêng của
mình; hoặc là mắc phải "chủ nghĩa kinh nghiệm" khi nhà khoa học chỉ ra sức thu
thập những sự kiện và không suy nghĩ đến ý nghĩa của chúng. Để đạt tới tri thức
chính xác, phải cải cách phương pháp: trước hết phải gột sạch được những sai
trái, sau đó chuyển qua phương pháp nhận thức của khoa học mới.
- Bêcơn đưa ra phương pháp lập bảng (có mặt ghi dấu +, vắng mặt ghi
dấu-, có mặt nhiều ghi nhiều dấu +). Sau này Milơ đã hệ thống hóa thành 4
phương pháp Milơ (phương pháp tương đồng, khác biệt, đồng biến và phần dư)
để khám phá ra mối liên hệ nhân quả mang tính quy luật chi phối các sự vật hiện
tượng trong thế giới khách quan.
Theo Bêcơn đòi hỏi quá trình nghiên cứu - nhận thức đúng đắn cần phải
trải qua bốn bước:
- Dựa vào giác quan, thông qua quan sát, thí nghiệm, tiếp cận thế giới tự
nhiên đa dạng và sinh động để thu được những tài liệu kinh nghiệm cảm tính.
- So sánh, đối chiếu, hệ thống hóa, tổng hợp những tài liệu kinh nghiệm
cảm tính này để xây dựng các sự kiện khoa học và phát hiện ra mối quan hệ nhân
quả giữa chúng.
9
- Bằng quy nạp khoa học, khái quát các sự kiện khoa học, phát hiện ra mối
liên hệ nhân quả, xây dựng giả thuyết khoa học để lý giải các hiện tượng đang
nghiên cứu, từ giả thuyết này rút ra các hệ quả tất yếu của chúng.
- Bằng những quan sát, làm thì nghiệm mới, kiểm tra các hệ quả đó, nếu
đúng thì giả thuyết khoa học trở thành nguyên lý, định luật tổng quát (của khoa

học thực nghiệm), nếu sai thì lập lại giả thuyết mới.
1.2.5 Quan niệm về chính trị xã hội
- Bêcơn chủ trương một đường lối chính trị phục vụ lợi ích cho giai cấp tư
sản và chuẩn bị điều kiện để phát triển mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản.
- Đòi hỏi phải xây dựng một nhà nước tập quyền đủ mạnh để chống lại
mọi đặc quyền, đặc lợi của tầng lớp quý tộc bảo thủ.
- Phát triển một nền công nghiệp thương nghiệp dựa trên sức mạnh của tri
thức khoa học và tiến bộ khoa học.
- Chủ trương cải tạo xã hội bằng con đường khai sáng khoa học kỹ thuật,
giáo dục và đào tạo mà không cần sự đấu tranh của nhân dân.
1.3 Những tư tưởng cơ bản của Tôma Hốpxơ (Thomas Hobbs) (1588 - 1679)
Là nhà triết học duy vật máy móc của Anh. Tư tưởng của ông là kế tục sự
nghiệp của Bêcơn, chủ trương phát triển triết học và khoa học, lấy tri thức phục
vụ thực tiễn cải tạo thế giới vì lợi ích con người. Ông chia triết học ra thành "triết
học tự nhiên" nghiên cứu các vật thể tự nhiên, "triết học thông thường" nghiên
cứu xã hội và con người. Ông là nhà duy vật cơ học điển hình, luôn coi cơ học và
toán học là mẫu mực của tư duy khoa học.
1.3.1 Lý luận về triết học tự nhiên
Quan điểm về tự nhiên: Hốpxơ cho rằng thế giới vật chất tồn tại khách
quan, không do thần thánh tạo ra và không phụ thuộc vào ý thức của con người.
Thế giới vật chất là thế giới những vật thể riêng lẻ, đều được quy về quan hệ số
lượng cơ học, toán học, nên là thế giới không có thuộc tính, không màu sắc. Ông
không thừa nhận sự tồn tại khách quan về sự đa dạng của thế giới, đó chẳng qua
10
là đặc tính tri giác của con người. Ông thừa nhận thế giới vật chất luôn luôn vận
động và quy mọi vận động về vận động cơ học.
Ông coi động vật và cả con người nữa đều chỉ là những cỗ máy phức tạp,
phủ nhận sự tồn tại linh hồn như một thực thể tinh thần bất tử và thừa nhận thể
xác với những hoạt động mang tính tự nhiên cơ học. Do đó, ông kết luận rằng
Thượng đế và lòng tin tôn giáo chỉ là những sản phẩm của trí tưởn tượng dồi dào

của con người.
Quan điểm về nhận thức: Hốpxơ đã phê phán thuyết ý niệm bẩm sinh của
Đềcáctơ và phát triển kinh nghiệm luận của Ph. BêCơn. Ông cho rằng mọi quá
trình nhận thức đều dựa vào ý tưởng, còn mọi ý tưởng đều có cội nguồn từ cảm
giác về thế giới bên ngoài.
Đối tượng của nhận thức là vật chất cùng với quan hệ số lượng cơ học và
toán học. Con người có thể nhận thức sự vật nhờ cảm giác và lý trí. Cảm giác và
kinh nghiệm là khởi đầu của nhận thức. Khoa học tự nhiên là khoa học thực
nghiệm và chỉ mang lại tri thức xác suất, không chắc chắn. Muốn có những tri
thức chính xác, hiển nhiên chắc chắn, phải dựa vào ngôn ngữ. Ngôn ngữ cho
phép nắm bắt cái chung, mối liên hệ tất yếu.
Chân lý không phải là tính chất gắn liền với các sự vật riêng lẻ mà là tính
chất của các suy diễn về sự vật do tư suy tiến hành. Bản thân sự vật không giả
dối, mà sự giả dối hay chân thực phụ thuộc vào việc nhận định của con người. Tư
duy đi sâu phân tích sự vật để nắm bản chất sự vật nên ngoài phương pháp quy
nạp còn phải có phương pháp suy diễn. Như vậy Hốpxơ đã tách hoạt động nhận
thức của con người ra làm hai loại: cảm giác – kinh nghiệm – quy nạp, tư duy –
lý luận – suy diễn.
1.3.2 Lý luận về triết học xã hội
Hốpxơ coi con người là một thực thể thống nhất của tính tự nhiên và tính
xã hội, trong đó có hai trạng thái tồn tại của xã hội là trạng thái tự nhiên và trạng
thái công dân.
11
- Trạng thái tự nhiên: bản tính tự nhiên thì mọi người sinh ra đều giống
nhau. Song trong cuộc sống, ai cũng có nhu cầu, ai cũng có tính ích kỷ về quyền
lợi riêng của mình, nên đó là tiền đề của các điều ác, của các cuộc chiến tranh. Vì
vậy, loài người cần sáng tạo ra nhà nước dựa vào khế ước xã hội, ở khế ước ấy,
các cá nhân trao quyền bảo vệ mình cho một chính thể độc đoán hay một hội
đồng chấp chính. Kết quả của sự sáng tạo ra nhà nước là làm cho "trạng thái tự
nhiên" của con người chuyển sang "trạng thái công dân".

- Trạng thái công dân: bản tính tự nhiên của con người bị ức chế bởi bản
tính xã hội. Nhà nước là do con người lập ra để giữ gìn trật tự, điều hành sự phát
triển của xã hội, xử phạt những ai vi phạm lợi ích chung và mỗi công dân phải
tuân theo pháp luật nhà nước. Lý luận về xã hội và nhà nước của Hốpxơ bắt đầu
có những mầm mống của quan niệm duy vật về các hiện tượng xã hội, thể hiện
xu hướng tiến bộ của giai cấp tư sản trong quá trình đấu tranh chống lại thế
quyền phong kiến và thần quyền.
1.4 Những tư tưởng cơ bản của Giôn Lốccơ (John Locke) (1632 – 1704)
Là đại biểu duy cảm điển hình của chủ nghĩa duy vật Anh. Tư tưởng triết
học của Giôn Lốccơ chủ yếu bàn về nhận thức theo tinh thần của chủ nghĩa duy
giác. Ông khẳng định mọi tri thức của con người đều bắt nguồn từ cảm giác, từ
kinh nghiệm, không có tri thức hay năng lực bẩm sinh.
1.4.1 Lý luận về cảm giác và kinh nghiệm
Cũng như Bêcơn, Lốccơ phân chia kinh nghiệm thành hai loại: kinh
nghiệm nội tại (bên trong) và kinh nghiệm ngoại tại (bên ngoài). Kinh nghiệm
ngoại tại là do tác động của vật chất vào giác quan, ngược lại, kinh nghiệm nội
tại là hoạt động riêng lẻ của tâm hồn. Hai nguồn kinh nghiệm trên hoàn toàn độc
lập, phân ly ; do đó, lối nhận thức luận như thế rơi vào nhị nguyên. Và trên cơ sở
này, Béccơli thành lập nên chủ nghĩa duy tâm luận chủ quan.
Quá trình nhận thức thành hai giai đoạn:
12
- Các sự vật tác động vào các giác quan đưa lại cho con người những tư
liệu về đặc tính bên ngoài của các sự vật dưới dạng đơn nhất và tri thức của giai
đoạn này chỉ là những ý niệm đơn giản;
- Trên cơ sở tài liệu cảm tính đem lại, lý tính bắt đầu quá trình so sánh,
phân tích, tạo ra các phạm trù, khái niệm chung và tri thức ở giai đoạn này là
những ý niệm phức tạp.
Sự phân chia như vậy là hợp lý, nhưng ông chỉ thừa nhận mọi sự vật trong
giới tự nhiên tồn tại dưới dạng đơn nhất và tri thức về nó là những ý niệm đơn
giản. Còn các ý niệm phức tạp chỉ là kết quả hoạt động chủ quan của con người.

1.4.2 Lý luận về đặc tính của sự vật
Từ các quan điểm trên, ông đã chia tính chất của các sự vật thành "chất có
trước" là đặc tính khách quan có cái thuộc tính như hình thể, quảng tính, vận
động, cân đo được, còn "chất có sau" là mang tính khách quan nhưng cũng có thể
mang tính chủ quan có các thuộc tính như màu sắc, mùi vị, âm thanh Khi trình
bày nguồn gốc "chất có sau", quan điểm của Lốccơ không nhất quán: khi thì cho
rằng đó là do sự tác động của sự vật khách quan vào các giác quan của con
người; khi thì cho chúng là sản phẩm chủ quan của con người.
Tuy ông phê phán các giáo lý và tổ chức giáo hội, nhưng ông lại thừa
nhận một tôn giáo "tự nhiên", gọi là tự nhiên thần luận.
Do tính chất mâu thuẫn và thỏa hiệp, không triệt để nên triết học của
Lốccơ là điểm xuất phát cho hai trào lưu đối lập nhau ra đời. Các nhà duy vật
Pháp thế kỷ XVIII đã đánh giá cao Lốccơ, đã phát triển duy giác luận của ông,
làm cho nó thoát khỏi những lớp duy tâm phủ bên ngoài. Còn các nhà duy tâm
chủ quan Anh, tiêu biểu là Béccơli thì lại lợi dụng những yếu tố hạn chế trong
duy giác luận của Lốccơ và đưa những yếu tố ấy đến chỗ hoàn toàn phi lý.
13
Chương 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA
CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH
2.1 Những giá trị
- Triết học duy vật kinh nghiệm mà tiêu biểu là triết học Bêcơn giữ một
vai trò lớn trong việc phát triển triết học trước Mác, đưa lịch sử triết học phương
Tây bước sang một giai đoạn mới với những màu sắc riêng.
- Chủ nghĩa kinh nghiệm anh chống lại chủ nghĩa kinh viện, khôi phục và
phát triển truyền thống duy vật cổ đại trong thời kỳ mới là Bêcơn. Bêcơn đặt nền
móng cho trường phái triết học Anh, Tôma Hốpxơ và Giôn Lốccơ phát triển chủ
nghĩa kinh nghiệm Anh theo khuynh hướng kinh nghiệm và duy giác.
- Những tư tưởng duy vật kinh nghiệm có ý nghĩa lớn chống lại chủ nghĩa
duy tâm tôn giáo. Đây là thời kỳ thắng lợi của chủ nghĩa duy vật đối với chủ
nghĩa duy tâm, của những tư tưởng vô thần đối với hữu thần.

- Đã dựa trên 2 tư tưởng chủ đạo xây dựng triết học: tri thức là sức mạnh
và lý luận phải gắn liền với thực tiễn. Lý luận đúng đắn này giúp khắc phục tính
tư biện giáo điều, xa rời cuộc sống của triết học và khoa học cũ đưa triết học và
khoa học sang một giai đoạn phát triển mới.
- Bêcơn là người đầu tiên đặt ra vấn đề phải nhận thức các qui luật, vận
dụng và tuân theo quy luật. Bằng khoa học con người tiếp cận với thế giới, bằng
cách vận dụng và tuân theo quy luật con người chinh phục tự nhiên.
- Việc coi triết học là khoa học của mọi khoa học cho thấy vai trò đặc biệt
quan trọng của khoa học và triết học và sự cần thiết phải đẩy mạnh sự phát triển
của chúng như một nền tảng lý luận của công cuộc phát triển kinh tế của đất
nước.
- Nhìn nhận vấn đề bằng khách quan, trực giác khi khẳng định thế giới vật
chất tồn tại một cách khách quan. Khoa học không biết gì ngoài thế giới vật chất.
- Khắc phục được quan điểm siêu hình của Arixtốt trong việc tách rời vật
chất, hình dạng, vận động. Vật chất, hình dạng và vận động đều là bản tính của
14
vật chất. Vì thế, vật chất có bản tính tích cực, có sinh khí chứ không phải thụ
động.
- Nhận ra được những sai lầm về các loại ảo tưởng: ảo tưởng loài, ảo
tưởng hang động, ảo tưởng thị trường và ảo tưởng nhà hát. Ý nghĩa tích cực của
những ảo tưởng là ở chỗ không chỉ chống lại các suy luận vô căn cứ của thần
học, kinh viện mà còn đặt cơ sở xã hội cho quá trình nhận thức. Đó là tôn trọng
khách quan, phê phán và không giáo điều. Một ý nghĩa không chỉ thuộc về thời
Cận đại mà cho tất cả các thời đại. Ý nghĩa đã trở thành nguyên tắc của nhận
thức. Để hạn chế và khắc phục những ảo tưởng này cần phải khách quan hóa hoạt
động nhận thức.
- Nhận ra hạn chế của các phương pháp cũ là tư duy, giáo điều và sai lầm:
phương pháp con kiến và con nhện. Để khắc phục hai phương pháp này nhà khoa
học cần sử dụng thành thạo điêu luyện phương pháp con ong. Con ong chọn
phương thức hành động trung gian, nó khai thác vật liệu từ hoa ngoài vườn và

ruộng đồng nhưng sử dụng và biến đổi nó phù hợp với khả năng và chỉ định của
mình. Công việc đích thực của triết học cũng không khác gì công việc đó.
- Khám phá ra phương pháp Quy nạp khoa học, đi từ cái riêng đến cái
chung, từ sự riêng lẻ đi đến những nguyên lý phổ biến. Phương pháp này giúp
khắc phục được một mặt hạn chế của logic hình thức. Vai trò của phương pháp
giúp “người què chạy đúng hướng sẽ nhanh hơn kẻ lành chạy sai đường” hoặc
“phương pháp giống như ngọn đèn soi đường cho lữ khách trong đêm đông”.
- Ba giai đoạn nhận thức của Bêcơn đề ra có ý nghĩa to lớn trong việc
nghiên cứu quá trình nhận thức của con người, đóng góp lớn cho sự phát triển
của khoa học thời cận đại:
+ Dựa vào giác quan thu được những tài liệu kinh nghiệm cảm tính.
+ So sánh, đối chiếu, hệ thống hóa, tổng hợp để xây dựng các sự kiện
khoa học và phát hiện ra mối quan hệ nhân quả giữa chúng.
15
+ Bằng quy nạp khoa học, xây dựng giả thuyết khoa học để lý giải các
hiện tượng đang nghiên cứu, từ giả thuyết này rút ra các hệ quả tất yếu của
chúng. Sau đó kiểm tra các hệ quả đó.
2.2 Những hạn chế
- Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh là Chủ nghĩa duy vật không triệt để.
Triết học của Lốccơ nhượng bộ chủ nghĩa duy tâm. Lốccơ cho rằng kinh nghiệm
bên ngoài là kết quả của sựu tập hợp các cảm giác phát sinh do sự tác động của
sự vật khách quan lên cam giác con người, còn kinh nghiệm bên trong là kết quả
của sự tập hợp các cảm giác bên trong con người. Đây là kẽ hở trong lý luận
nhận thức của ông để Beccơli lợi dụng xây dựng triết học duy tâm.
- Lý luận của Bêcơn không đứng vững trên lập trường duy vật vô thần.
Quan niệm rằng trong con người có cả hai dang linh hồn cảm tính và lý tính. Do
đó con người cần đến tôn giáo để vượt qua những lúc mềm yếu, bất lực. Quan
điểm này thể hiện sự thỏa hiệp của giai cấp tư sản Anh thời đó đối với các vấn đề
tôn giáo.
- Những quan điểm xã hội và chính trị của ông phản ánh lợi ích của giai

cấp tư sản Anh và tầng lớp quý tộc mới. Chủ trương xây dựng nhà nước tập
quyền mạnh, bảo vệ lợi ích xã hội tư bản. Tư tưởng của Bêcơn biện hộ cho sự
xâm chiếm thuộc địa của thực dân Anh thời bấy giờ.
- Triết học duy vật kinh nghiệm Anh xem vai trò của triết học quan trọng
là khoa học của mọi khoa học. Nhưng quan niệm này đúng nhưng hiện nay quan
điểm này không còn đúng nữa, triết học hiện nay không phải là khoa học của mọi
khoa học. Triết học là một trong những môn khoa học và các môn khoa học khác
dựa trên môn học này.
- Đây là thời kỳ khoa học cơ học phát triển mạnh mẽ và chủ nghĩa siêu
hình nên tư tưởng của chủ nghĩa kinh nghiệm Anh là tư tưởng máy móc (cơ học)
và siêu hình.
- Chủ nghĩa duy vật Anh cho rằng chủ nghĩa khách quan và nguyên tắc
khách quan là giống nhau. Nhìn nhận thế giới tồn tại khách quan nhưng phủ nhận
16
hoàn toàn vai trò của cái chủ quan trong nhận thức, nhận thức phải là “khách
quan thuần túy”.
- Quan điểm về lĩnh vực xã hội nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi quan điểm
duy tâm trong việc giải thích xã hội và lịch sử.
17
KẾT LUẬN
Triết học duy vật kinh nghiệm Anh là triết học duy vật không triệt để khi
không dám công khai xung đột với tôn giáo. Điều này thể hiện tính thoả hiệp
trong triết học duy vật kinh nghiệm Anh. Mặc dù vậy, triết học Anh đã có tác
dụng tích cực đối với sự phát triển của khoa học, nó giáng một đòn rất mạnh vào
uy tín của nhà thờ và giáo hội.
Điều kiện kinh tế - chính trị và khoa học tự nhiên thời cận đại nói chung
và nước Anh thời đó nói riêng đã quy định những đặc trưng về mặt triết học thời
kỳ này:
- Đây là thời kỳ thắng lợi của chủ nghĩa duy vật đối với chủ nghĩa duy
tâm, của những tư tưởng vô thần đối với hữu thần.

- Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này mang hình thức của chủ nghĩa duy vật
siêu hình, máy móc. Phương pháp siêu hình thống trị, phổ biến trong lĩnh vực tư
duy triết học và khoa học.
- Đây là thời kỳ xuất hiện những quan điểm triết học tiến bộ về lĩnh vực
xã hội, nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm trong việc giải
thích xã hội và lịch sử.
Có thể nói chủ nghĩa kinh nghiệm Anh đã mở ra một thời kỳ phát triển
mới cho cả châu Âu, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học. Như Bêcơn đã nói
"Những sự kiện những chiếc tàu nhỏ, như những thiên thể, được dong buồm
quanh khắp địa cầu, chính là niềm hạnh phúc của thời đại chúng ta. Bây giờ
chính là lúc ta sử dụng từ ngữ plus ultra - xa thêm nữa - "nơi mà những người
xưa dùng từ ngữ non plus ultra". Chính Ph. Bêcơn, "tam thức hùng mạnh nhất
của thời đại tân tiến" là người đã "rung chuông triệu tập những đại trí lại cùng
nhau", và công bố châu Âu đã đến tuổi trưởng thành.” [4]
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Văn Mưa (chủ biên). Triết học-Phần 1-Đại cương về lịch sử triết học,
Lưu hành nội bộ, 2011.
[2] Bùi Văn Mưa (chủ biên). Triết học-Phần 2-Các chuyên đề về triết học Mác-
Lênin, Lưu hành nội bộ, 2011.
[3] Bùi Văn Mưa. Triết học và bức tranh vật lý học về thế giới, Nhà xuất bản Đại
Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, 2007.
[4] Will Durant. Câu chuyện triết học qua chân dung Platon, Aristote, Bêcơn,
Kant, Spinoza, Voltaire, Spencer, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2000.
[5] Bùi Thanh Quất, Vũ Tình. Lịch sử triết học, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2001.
(trang từ 218 đến 229)
[6] Nguyễn Hữu Vui. Lịch sử triết học. Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, 1998.
(trang từ 263 đến 291)
19

×