Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

sử dụng nguồn lao động tỉnh bắc ninh giai đoạn 2001-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 130 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






NGUYỄN NGỌC DIỆP



SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG TỈNH BẮC NINH
GIAI ĐOẠ N 2001 – 2011




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ






Thái Nguyên – 2013






ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





NGUYỄN NGỌC DIỆP



SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG TỈNH BẮC NINH
GIAI ĐOẠ N 2001 – 2011


Chuyên ngành : Địa lí học
Mã số : 60.31.05.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Sơn





Thái Nguyên – 2013






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu trích dẫn có
nguồn gốc rõ ràng. Kết quả trong luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất cứ công trình
nghiên cứu nào khác.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Tác giả luận văn



Nguyễn Ngọc Diệp




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
MỤC LỤC

Trang

Trang bìa phụ
Lời cam đoan i
Mục lục ii
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt iii
Danh mục các bảng iv
Danh mục các hình v
Danh mục các bản đồ vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2
3. Giới hạn của đề tài 2
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 3
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài 5
6. Những đóng góp của luận văn 7
7. Cấu trúc đề tài 7
NỘI DUNG 8
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG NGUỒN
LAO ĐỘNG 8
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 8
1.1.1. Một số vấn đề về nguồn lao động 8
1.1.2. Quan niệm về sử dụng lao động 13
1.1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến sử dụng nguồn lao động 19
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 24
1.2.1. Khái quát vấn đề sử dụng nguồn lao động ở Việt Nam 24
1.2.2. Khái quát nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động ở Đồng
Bằng Sông Hồng. 31
Tiểu kết chương 1 36
Chƣơng 2: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ THỰC TRẠNG SỬ
DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG TỈNH BẮC NINH TRONG GIAI ĐOẠN
2001 – 2011 37



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
2.1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỬ DỤNG NGUỒN LAO
ĐỘNG Ở BẮC NINH 37
2.1.1. Các nhân tố kinh tế - xã hội 37
2.1.2. Các nhân tố tự nhiên 53
2.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG TỈNH BẮC NINH
GIAI ĐOẠN 2001 – 2011 56
2.2.1. Nguồn lao động 56
2.2.2. Thực trạng sử dụng nguồn lao động tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001 – 2011 69
2.2.3. Thực trạng vấn đề việc làm ở Bắc Ninh giai đoạn 2001-2011 84
Tiểu kết chương 2 93
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
ĐẾN NĂM 2020 96
3.1. ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG TỈNH BẮC NINH
ĐẾN NĂM 2020 96
3.1.1. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc đến năm 202096
3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của Bắc Ninh . 98
3.2. ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG NGUỒN L AO ĐỘNG TỈNH BẮC NINH
ĐẾN NĂM 2020 99
3.2.1. Dự báo về dân số tỉnh Bắc Ninh 99
3.2.2. Dự báo về nguồn lao động và chất lƣợng nguồn lao động 101
3.2.3. Định hƣớng sử dụng nguồn lao động 102
3.3. CÁC GIẢI PHÁP VỀ SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG HIỆU QUẢ104
3.3.1 Giải pháp phát triển kinh tế 104
3.3.2. Giải pháp về nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động 107
3.3.3. Các giải pháp khác 113

KẾT LUẬN 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
PHỤ LỤC


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BN
Bắc Ninh
CCKT
Cơ cấu kinh tê
CCLĐ
Cơ cấu lao động
CN – XD
Công nghiệp – xây dựng
DV
Dịch vụ
DN
Doanh nghiệp
GB
Gia Bình
HĐKT
Hoạt động kinh tế
KVNN
Khu vực nhà nƣớc
KVNNN

Khu vực ngoài nhà nƣớc
KVCVĐTNN
Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
LT
Lƣơng Tài

Lao động
N- L- NN
Nông – lâm – ngƣ nghiệp
QV
Quế Võ
TS
Từ Sơn
TD
Tiên Du
TT
Thuận Thành
YP
Yên Phong





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 1.1: Tỷ lệ tham gia lực lƣợng LĐ của dân số từ 15 tuổi trở lên
theo giới tính, thành thị/ nông thôn của cả nƣớc năm 2011 25
Bảng1.2: TLTN và thiếu việc làm của LLLĐ trong độ tuổi năm 2011
phân theo vùng 27
Bảng 1.3. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nƣớc ta giai đoạn
1999 – 2011 (Đơn vị:%) 29
Bảng 1.4: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế nƣớc ta giai đoạn
2001 – 2011 30
Bảng 1.5: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh
tế đã qua đào tạo phân theo vùng 32
Bảng 2.1: Tốc độ tăng, giảm bình quân dân số ở thành thị và nông thôn
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 – 2011 40
Bảng 2.2: Dân số và tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2001 – 2011 41
Bảng 2.3: Tổng sản phẩm xã hội theo giá so sánh 1994 của cả nƣớc,
ĐBSH và Bắc Ninh giai đoạn 2001 – 2011 44
Bảng 2.4: Cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2001 - 2011 44
Bảng 2.5: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp giá thực tế phân
theo ngành của Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2011 45
Bảng 2.6: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo khu vực kinh tế tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn 2001 – 2011 46
Bảng 2.7: Dân số, nguồn lao động và tỉ lệ lao động tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2001-2011 56
Bảng 2.8: Dân số trong độ tuổi lao động thành thị, nông thôn năm 2011 58
Bảng 2.9: Cơ cấu lao động đã qua đào tạo nghề ở Bắc Ninh năm 2011 60


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


v
Bảng 2.10: Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động phân theo nhóm tuổi của
Bắc Ninh và cả nƣớc năm 2011 62
Bảng 2.11: Tỉ lệ nguồn lao động của khu vực nông thôn và thành thị tỉnh
Bắc Ninh năm 2001 - 2011 63
Bảng 2.12. Phân bố nguồn lao động theo khu vực thành thị và nông thôn
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001 – 2011 66
Bảng 2.13: Tỉ lệ dân số không hoạt động kinh tế của Bắc Ninh phân theo
lý do không làm việc và theo giới tính năm 2011 68
Bảng 2.14: Lao động và tỉ lệ lao động đang làm việc phân theo loại hình
kinh tế ở Bắc Ninh giai đoạn 2001 – 2011 70
Bảng 2.15: Lao động đang làm việc theo ngành kinh tế ở Bắc Ninh giai
đoạn 2001 -2011 72
Bảng 2.16. Lao động trong ngành nông - lâm - thủy sản 75
Bảng 2.17. Lao động làm việc trong ngành công nghiệp - xây dựng ở
Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2011 77
Bảng 2.18. Lao động hoạt động trong các doanh nghiệp ở Bắc Ninh giai
đoạn 2005 - 2011 81
Bảng 2.19 : Số doanh nghiệp và lao động trong các doanh nghiệp tỉnh
Bắc Ninh phân theo huyện, thị năm 2011 81
Bảng 2.20: Nhóm dân số HĐKT của Bắc Ninh giai đoạn 2001-2011 84
Bảng 2.21. Số lƣợng và tỉ trọng LĐ có việc làm phân theo
ngành kinh tế của Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2011 85
Bảng 2.22. Tỉ trọng lao động có việc làm chia theo giới tính và loại hình
kinh tế tỉnh Bắc Ninh năm 2011 86
Bảng 2.23: Lực lƣợng LĐ Bắc Ninh chia theo đơn vị hành chính năm 2011 87
Bảng 2.24: Số lƣợng và tỉ lệ ngƣời thất nghiệp chia theo giới tính và
nhóm tuổi ở Bắc Ninh năm 2011 91



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
Bảng 3.1: Dự báo số dân của cả nƣớc, Đồng Bằng Sông Hồng và tỉnh Bắc
Ninh trong giai đoạn 2014 – 2034 99
Bảng 3.2: Dự báo về tốc độ gia tăng dân số của cả nƣớc, ĐBSH và tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn 2014-2034 99
Bảng 3.3: Dự báo về số lƣợng nguồn lao động và tỉ lệ nguồn lao động
trên tổng số dân, theo giới tính của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2014-2034 100




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Biểu đồ tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm của
lực lƣợng lao động ở Đồng bằng sông Hồng năm 2011 33
Hình 1.2: Biểu đồ Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của Đồng
bằng sông Hồng giai đoạn 2001 – 2011(%) 34
Hình 2.1: Biểu đồ tốc độ tăng tổng sản phẩm xã hội của Bắc Ninh 43
Hình 2.2: Biểu đồ tỉ lệ lao động trong độ tuổi so với tổng số dân của các
huyện, thị của tỉnh Bắc Ninh năm 2011 57
Hình 2.3: Biểu đồ tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của Bắc Ninh từ năm
2001 đến năm 2011 59
Hình 2.4: Biểu đồ mật độ lao động phân theo các huyện, thị
của Bắc Ninh năm 2011 64

Hình 2.5: Biểu đồ cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế của cả nƣớc,
Đồng bằng sông Hồng và tỉnh Bắc Ninh năm 2011 71
Hình2.6: Biểu đồ cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Bắc Ninh giai
đoạn 2001 - 2011 73
Hình 2.7: Tỉ lệ các doanh nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở Bắc
Ninh năm 2005, 2011 82
Hình 2.8. Lao động trong các doanh nghiệp phân theo ngành 83
kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2011 83
Hình 2.9: Biểu đồ tỉ lệ nguồn lao động ở thành thị và nông thôn của cả
nƣớc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Ninh năm 2011 88
Hình 2.10: Biểu đồ tỉ lệ thất nghiệp của Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2011 90
Hình 2.11: Biểu đồ số ngƣời thiếu việc làm và số ngƣời không có việc
làm tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001 – 2011 92
Hình 2.12: Biểu đồ tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn tỉnh
Bắc Ninh 96


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Trang
Bản đồ 1: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh 38
Bản đồ 2: Bản đồ các yếu tố ảnh hƣởng đến sử dụng nguồn lao động
của Bắc Ninh 42
Bản đồ 3: Bản đồ hiện trạng sử dụng nguồn lao động tỉnh Bắc Ninh 74



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong các nguồn lực để phát triển kinh tế thì nguồn lao động có ý nghĩa
vô cùng đặc biệt. Lịch sử nhân loại đã chứng minh vai trò quyết định của lao
động đối với phát triển kinh tế xã hội. Nguồn lao động không chỉ tạo ra của cải
vật chất nuôi sống con ngƣời mà còn sáng tạo ra công nghệ, thiết bị và sử dụng
chúng vào quá trình sản xuất.
Việt Nam là nƣớc có quy mô dân số đông (đứng thứ 14 trên thế giới)
với số dân năm 2011 là 90,5 triệu ngƣời. Trong đó, số ngƣời trong độ tuổi lao
động chiếm 56,7%. Trong cơ cấu lao động của nƣớc ta, lao động trong lĩnh vực
nông – lâm – ngƣ nghiệp chiếm tỉ lệ lớn (48,7%), lao động trong lĩnh vực công
nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ chƣa cao đã gây lên sức ép lớn lên vấn đề việc
làm. Theo số liệu thống kê năm 2011, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 3,6%, ở
nông thôn là 1,71%, thời gian lao động đƣợc sử dụng ở nông thôn là 81,7%. Vì
vậy, việc phân công lao động, tạo việc làm cho lao động ở Việt Nam là nhiệm
vụ hết sức cấp thiết. Qúa trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đòi hỏi nƣớc ta
phải phân tích, đánh giá đúng, đầy đủ đặc điểm của nguồn lao động. Trên cơ sở
đó xác định phƣơng hƣớng và giải pháp hợp lí sử dụng hiệu quả nguồn lực này.
Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, nơi
có dân số tập trung đông và tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, tuy nhiên vấn đề lao
động và việc làm vẫn còn nhiều bất cập. Dân số của tỉnh hiện nay là 1034,2
nghìn ngƣời, thuộc loại quy mô dân số trung bình nhƣng mật độ dân số là 1257
ngƣời/km
2
, thuộc loại cao của cả nƣớc. Diện tích nhỏ bé, mật độ dân số đông,
số ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn 540,6 nghìn ngƣời (62,6% dân

số) đã gây sức ép cho vấn đề lao động, việc làm của tỉnh. Quá trình công
nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện sự hẫng hụt về
nguồn lao động, nhất là nguồn lao động có tay nghề kĩ thuật cao.
Luận văn với đề tài “ Nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động tỉnh
Bắc Ninh trong giai đoạn 2001 – 2011” với mong muốn tìm hiểu sự thay đổi


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2

trong vấn đề sử dụng nguồn lao động Bắc Ninh từ năm 2001 đến nay. Qua đó,
đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của tỉnh
trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan vấn đề lí luận và thực tiễn về nguồn lao động, sử
dụng nguồn lao động, luận văn làm rõ thực trạng sử dụng nguồn lao động và
vấn đề việc làm của tỉnh Bắc Ninh. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm sử dụng hợp lí nguồn lao động và giải quyết việc làm của tỉnh trong
những năm tới.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về sử dụng nguồn lao động.
- Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới sử dụng nguồn lao động tỉnh Bắc
Ninh
- Nghiên cứu thực trạng sử dụng nguồn lao động ở Bắc Ninh trong giai
đoạn 2001 -2011
- Trên cơ sở định hƣớng nguồn lao động, đề xuất một số giải pháp nhằm
sử dụng hợp lí nguồn lao động Bắc Ninh trong các giai đoạn tiếp theo.

3. Giới hạn của đề tài
3.1. Giới hạn về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề chủ yếu về số lƣợng, chất
lƣợng, sự phân bố nguồn lao động cũng nhƣ việc sử dụng nguồn lao động theo
ngành nghề, theo khu vực kinh tế và theo thành phần kinh tế của tỉnh Bắc Ninh.
Đồng thời, nghiên cứu về những vấn đề nổi bật về việc làm của tỉnh.
3.2. Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu:
Không gian nghiên cứu là địa bàn tỉnh Bắc Ninh với 8 đơn vị hành
chính: TP Bắc Ninh, TX Từ Sơn, huyện Gia Bình, huyện Lƣơng Tài, huyện
Thuận Thành, huyện Tiên Du, huyện Yên Phong, huyện Quế Võ.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3

3.3. Thời gian nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu chủ yếu của đề tài là giai đoạn 2001 -2011
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm lãnh thổ
Mỗi lãnh thổ đều có những đặc điểm riêng biệt về tự nhiên, kinh tế - xã
hội. Việc sử dụng quan điểm này nhằm đánh giá sự phân hóa các đối tƣợng địa
lí trên lãnh thổ nghiên cứu, thấy đƣợc mức độ tập trung hay phân tán các đối
tƣợng nghiên cứu. Nguồn lao động của tỉnh Bắc Ninh cũng phân bố khác nhau
giữa các huyện, thị và thành phố trong toàn tỉnh. Từ đó, sẽ chi phối tới việc sử
dụng nguồn lao động ở mỗi huyện, thị và thành phố cũng khác nhau. Bởi vậy
việc vận dụng quan điểm này là rất cần thiết.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp
Vấn đề lao động và sử dụng nguồn lao động là một vấn đề kinh tế xã hội

phức tạp, chịu sự chi phối và tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Vì vậy, để
đảm bảo kết quả nghiên cứu đƣợc khách quan, khoa học thì việc tìm hiểu,
nghiên cứu vấn đề nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động nhất thiết phải
sử dụng quan điểm tổng hợp.
4.1.3. Quan điểm hệ thống
Quan điểm này đòi hỏi khi nghiên cứu về vấn đề sử dụng nguồn lao
động tỉnh Bắc Ninh phải đặt nó trong quan hệ với các điều kiện tự nhiên – tài
nguyên thiên nhiên và các điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau của tỉnh. Có
nhƣ vậy, mới đánh giá đƣợc chính xác và đầy đủ về nhân tố này. Nghiên cứu về
vấn đề sử dụng nguồn lao động là phải xem xét vấn đề trên nhiều khía cạnh
nhƣ lao động, sức lao động, dân số hoạt động kinh tế, dân số không hoạt động
kinh tế…Ngoài ra quan điểm này còn đƣợc thể hiện ở sự kết hợp số liệu thống
kê với các kiến thức lí thuyết khi đánh giá về vấn đề sử dụng nguồn lao động
của tỉnh.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4

4.1.4.Quan điểm phát triển bền vững
Do vấn đề lao động – việc làm luôn nằm trong xu thế vận động, phát
triển không ngừng, điều đó đòi hỏi việc đánh giá, sử dụng hiệu quả nguồn lao
động phải dựa trên quan điểm phát triển bền vững. Không chỉ đánh giá việc sử
dụng lao động có hiệu quả hay không mà còn phải dự kiến xu hƣớng phát triển
và đề ra giải pháp phát triển gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,
môi trƣờng, với công bằng và tiến bộ xã hội.
4.1.5. Quan điểm viễn cảnh, lịch sử
Mỗi giai đoạn lịch sử mang một sắc thái, một đặc điểm riêng. Vì vậy,
khi đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn lao động cần phải dựa trên quan điểm

lịch sử cụ thể. Tức là việc đánh giá phải dựa vào những điều kiện thời gian và
không gian cụ thể. Những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau sẽ tạo ra sự khác biệt
trong sử dụng hiệu quả nguồn lao động ở mỗi địa phƣơng cũng khác nhau. Trên
cơ sở đó, ta có thể dự đoán xu hƣớng trong tƣơng lai.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Đây là phƣơng pháp truyền thống đƣợc sử dụng trong nghiên cứu Địa lí
kinh tế xã hội. Trong nghiên cứu vấn đề lao động và sử dụng nguồn lao động ở
tỉnh Bắc Ninh, việc thu thập tài liệu là hết sức quan trọng và cần thiết. Phƣơng
pháp này yêu cầu khi nghiên cứu đề tài cần phải thu thập, tìm hiểu đầy đủ tài
liệu (văn liệu, số liệu thống kê…). Ngoài ra, còn thu thập tài liệu bằng tranh
ảnh từ khảo sát thực tế, sách báo, trang web…Điều này chứng tỏ nguồn thu
thập tài liệu rất phong phú và đa dạng.
4.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đƣợc thực hiện sau khi đã thu
thập đƣợc tài liệu. Việc sử dụng phƣơng pháp này có ý nghĩa quan trọng trong
việc xử lí các tài liệu, số liệu. Thông qua đó, nguồn tài liệu đƣợc xử lí phù hợp
với thực tế khách quan và là cơ sở cho việc phân tích, tổng hợp, đối chiếu ở các
bƣớc tiếp theo.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5

4.2.3. Phương pháp thống kê
Đây là phƣơng pháp rất phổ biến trong nghiên cứu địa lí kinh tế - xã hội,
nhất là trong nghiên cứu thực tiễn sản xuất. Dựa vào số liệu đã thu thập từ
phòng thống kê và các phòng ban của tỉnh cùng các tài liệu đã đƣợc công bố để
tính toán các thông số cần thiết phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài.

4.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Đây là phƣơng pháp đặc trƣng nhất của nghiên cứu địa lí. Bản đồ là bức
tranh mô tả khu vực nghiên cứu, thể hiện tất cả các đối tƣợng và mối liên hệ
giữa chúng. Trong đề tài này, tác giả sử dụng bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh,
bản đồ hiện trạng sử dụng nguồn lao động của tỉnh Bắc Ninh.
Hệ GIS cho phép chồng xếp các thông tin địa lí để thấy đƣợc những nét
đặc trƣng riêng của các đối tƣợng địa lí
Luận văn sử dụng phần mềm Mapinfo, để tính toán, thiết kế, biên tập
bản đồ cho đề tài.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các biểu đồ, đồ thị, bảng biểu để minh họa,
phản ánh thực trạng lao động tỉnh Bắc Ninh trong các ngành sản xuất, các
ngành kinh tế và các khu vực kinh tế.
4.2.5. Phương pháp thực địa kết hợp với ý kiến chuyên gia
Đây đƣợc xem là phƣơng pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc thực
hiện đề tài. Để có những số liệu bổ sung và có những luận cứ đánh giá thực
trạng kinh tế - xã hội và nguồn lao động, ngoài những số liệu đã thống kê đƣợc,
việc xin ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực này và việc phỏng vấn nhân dân và
cán bộ lãnh đạo, tiến hành thực địa giúp cho việc nghiên cứu đề tài đƣợc thuận
lợi hơn.
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc,
những vấn đề có liên quan đến nguồn lao động và sử dụng lao động đƣợc nhiều
nhà khoa học, nhiều ban ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng nghiên cứu và
tìm hiểu ở nhiều khía cạnh khác nhau.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6


Trên phạm vi toàn quốc, nƣớc ta đã có khá nhiều công trình nghiên cứu
về lao động, việc làm nhƣ: tác giả Nguyễn Hữu Dũng và Đinh Văn Bình với
các bài viết: “Chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam” và “Thị trƣờng lao
động và vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam ” đã đƣa ra những giải pháp
chiến lƣợc để giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Tác phẩm “ Thị trƣờng
lao động Việt Nam, định hƣớng và phát triển” (2002) của Nguyễn Thị Lan
Hƣơng đã nêu đƣợc các khái niệm, hiện trạng sử dụng lao động Việt Nam, định
hƣớng phát triển thị trƣờng này trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nƣớc… Hay Ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình và Trung tâm
nghiên cứu dân số - nguồn lao động của Bộ lao động thƣơng binh và xã hội với
đề tài: “ Một số vấn đề dân số, nguồn nhân lực và việc làm ở Việt Nam”, tháng
5/1996 đã khái quát những vấn đề cơ bản nhất của dân số - lao động - việc làm
ở Việt Nam nhằm mô tả các mối quan hệ phức tạp giữa các biến số này. Nhƣng
đề tài chỉ nhận diện thực trạng mà chƣa đề ra giải pháp cấp bách cho vấn đề
dân số, lao động và việc làm. Khoa địa lí trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội có
nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề lao động, việc làm của GS. TS Nguyễn
Viết Thịnh, GS. TS Lê Thông, GS. TS Đỗ Thị Minh Đức, PGS. TS Nguyễn
Minh Tuệ…
Vấn đề sử dụng nguồn lao động của Bắc Ninh từ khi tái lập tỉnh đến nay
chƣa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu, mới chỉ có các công trình điều
tra mẫu về lao động – việc làm do Sở lao động, thƣơng binh và xã hội và Cục
thống kê làm. Đồng thời có một số luận văn tốt nghiệp nghiên cứu về vấn đề
này nhƣ: “ Thực trạng nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bắc Ninh” của
Nguyễn Thị Bình năm 2006 đã nêu lên các nhân tố ảnh hƣởng tới nguồn lao
động, thực trạng sử dụng lao động ở Bắc Ninh từ khi tái lập tỉnh năm 1996 đến
năm 2005, đồng thời đƣa ra một số định hƣớng về vấn đề lao động, việc làm
của tỉnh.
Vì vậy, nghiên cứu đề tài “ Sử dụng nguồn lao tỉnh Bắc Ninh trong giai
đoạn 2001 – 2011” nhằm tìm hiểu một cách đầy đủ hơn về các vấn đề nguồn



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7

lao động, việc làm cũng nhƣ đề ra các giải pháp về vấn đề việc làm, góp phần
nâng cao đời sống nhân dân là một việc cần thiết và quan trọng, nhất là trong
bối cảnh toàn cầu hóa và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ nhƣ
ngày nay.
6. Những đóng góp của luận văn
- Kế thừa, đúc kết và cập nhật cơ sở lý luận và thực tiễn về dân số,
nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động để vận dụng vào điều kiện của tỉnh
Bắc Ninh.
- Phân tích đƣợc những thế mạnh và hạn chế của các điều kiện tự nhiên
và kinh tế xã hội tác động đến việc sử dụng nguồn lao động.
- Làm rõ đƣợc thực trạng sử dụng nguồn lao động của tỉnh Bắc Ninh
trong giai đoạn 2001 – 2011.
- Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm sử dụng nguồn lao động hợp lí
và hiệu quả ở tỉnh Bắc Ninh.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn gồm có 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về sử dụng nguồn lao động.
Chương 2: Các nhân tố và thực trạng sử dụng nguồn lao động ở Bắc
Ninh trong giai đoạn 2001 – 2011.
Chương 3: Định hƣớng sử dụng nguồn lao động tỉnh Bắc Ninh và các giải
pháp sử dụng nguồn lao động.




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8

NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Một số vấn đề về nguồn lao động
1.1.1.1. Khái niệm nguồn lao động
Trong quá trình phát triển của xã hội, nhân tố con ngƣời đóng vai trò
quyết định, quan trọng nhất. Nó vừa là chủ thể, đồng thời cũng là động lực phát
triển xã hội. Ở mỗi quốc gia, trong tất cả những nguồn lực phát triển, thì nguồn
lực con ngƣời luôn luôn đƣợc đánh giá, tìm hiểu phân tích trong các quá trình,
các chiến lƣợc phát triển kinh tế. Một nƣớc cho dù có tài nguyên thiên nhiên
phong phú, máy móc kĩ thuật hiện đại nhƣng không có những con ngƣời có
trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có thể đạt đƣợc sự
phát triển nhƣ mong muốn.
Nhƣ vậy, trƣớc khi bàn về khái niệm “ nguồn lao động”, cần tìm hiểu
khái niệm “ nguồn lực con ngƣời”. Khái niệm “ nguồn lực con ngƣời” đƣợc sử
dụng tƣơng đối rộng rãi kể từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX đến nay. Theo ý
kiến của một số nhà khoa học tham gia chƣơng trình KX – 07 “con ngƣời Việt
Nam – mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” do TS Nguyễn
Quang Ngọc làm chủ biên: nguồn lực con ngƣời cần đƣợc hiểu là số dân và
chất lƣợng con ngƣời bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ,
năng lực và phẩm chất [18]. Theo Phạm Văn Đức: nguồn lực con ngƣời chỉ khả
năng và phẩm chất của lực lƣợng lao động. Đó không chỉ là số lƣợng và khả
năng chuyên môn mà còn cả trình độ văn hóa, thái độ đối với công việc và
mong muốn tự hoàn thiện của lực lƣợng lao động xã hội [dẫn theo18]. Trong

luận án tiến sĩ triết học “Nguồn lực con ngƣời trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc”, tác giả Đoàn Văn Khái xác định “Nguồn lực con ngƣời
là khái niệm chỉ số dân, cơ cấu dân số và nhất là chất lƣợng con ngƣời với tất
cả các đặc điểm và sức mạnh của nó trong sự phát triển xã hội”.[14]


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9

Có thể thấy, nguồn nhân lực bao gồm cả nguồn lao động trong đó, hay
nguồn lao động là khái niệm thu nhỏ của nguồn nhân lực.
Nguồn lao động đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ dân số có khả
năng lao động mà bộ phận chủ yếu là những ngƣời trong độ tuổi lao động và
những ngƣời ngoài tuổi lao động.[31]
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc thì nguồn lao động là bộ phận dân
số trong tuổi lao động theo quy định của pháp luật. [ dẫn theo 16]
Theo khái niệm nguồn lao động sử dụng trong điều tra mẫu quốc gia về
lao động – việc làm của tổng cục thống kê Việt Nam năm 2011: nguồn lao
động gồm những ngƣời từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những ngƣời trong
độ tuổi lao động có khả năng lao động nhƣng đang không có việc làm (thất
nghiệp) hay đang làm nội trợ cho gia đình hoặc chƣa có nhu cầu làm việc. [23]
Tùy theo thể trạng dân số và quy định của từng vùng, từng quốc gia, dân
số trong độ tuổi lao động sẽ đƣợc giới hạn khác nhau. Tuổi lao động nhìn
chung đƣợc giới hạn từ 15 tuổi đến 60 hay 65 tuổi.
Ở nƣớc ta, theo Điều 145 Bộ Luật lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994
và Điều 50 khoản 1 điểm a Luật bảo hiểm xã hội quy định độ tuổi nghỉ hƣu nhƣ
sau: nam nghỉ hƣu từ 60 tuổi, nữ nghỉ hƣu từ 55 tuổi. (Tuổi lao động nam từ 15
đến 60, tuổi lao động nữ từ 15 đến 55). Điều 6 Luật lao động quy định: Ngƣời
lao động là ngƣời ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và giao kết hợp đồng

lao động. [21]
Tuy nhiên trên thực tế cho thấy, nhóm dân số không thuộc nhóm tuổi
lao động vẫn tiếp tục tham gia vào lực lƣợng lao động của xã hội. Chính vì thế,
không thể xét nguồn lao động chỉ trong độ tuổi lao động.
Nhƣ vậy, xem xét tình hình thực tế của Việt Nam, luận văn sử dụng
quan niệm nguồn lao động của Tổng cục thống kê Việt Nam.
Trong thực tế, không phải ai trong nguồn lao động đều tham gia vào các
quá trình lao động hay các hoạt động kinh tế. Do đó, nguồn lao động đƣợc chia
làm hai: dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10

1.1.1.2 Các thành phần của nguồn lao động
a) Dân số hoạt động kinh tế
Theo Bộ lao động và thƣơng binh xã hội, nhóm dân số hoạt động kinh tế
hay còn gọi là lực lƣợng lao động bao gồm toàn bộ những ngƣời từ đủ 15 tuổi
trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhƣng có nhu cầu làm việc
trong một khoảng thời gian xác định.[1]
Nhƣ vậy, dân số hoạt động kinh tế tại nƣớc ta không chỉ tính trong
nhóm dân số trong độ tuổi lao động mà còn tính cả nhóm ngƣời ngoài độ tuổi
lao động nhƣng vẫn tham gia lao động.
Trong nhóm dân số hoạt động kinh tế chia ra 2 nhóm nhỏ: dân số hoạt
động kinh tế thƣờng xuyên và dân số hoạt động kinh tế không thƣờng xuyên.
Dân số hoạt động kinh tế thƣờng xuyên: là những ngƣời đủ 15 tuổi trở
lên có tổng số ngày làm việc lớn hơn hoặc bằng 183 ngày trong 1 năm. [23]
Dân số hoạt động kinh tế không thƣờng xuyên: là những ngƣời đủ 15
tuổi trở lên có tổng số ngày làm việc nhỏ hơn 183 ngày trong 1 năm. [23]

Số ngƣời có việc làm thƣờng xuyên chiếm tỉ lệ càng cao, điều này
chứng tỏ khả năng phát triển kinh tế của khu vực đó lớn, đồng thời phản ánh
hiệu quả của việc sử dụng lao động.
b) Dân số không hoạt động kinh tế
Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm toàn bộ số ngƣời đủ 15 tuổi
trở lên không thuộc bộ phận có việc làm hoặc không làm việc. [31]
Những ngƣời này không hoạt động kinh tế do những lí do khác nhau
nhƣ: đi học, nội trợ, già cả, mất sức, tàn tật và bao gồm cả những ngƣời không
có nhu cầu làm việc…
1.1.1.3. Chất lượng nguồn lao động
Nguồn lao động của một quốc gia không chỉ đƣợc đánh giá về số lƣợng,
sức khỏe và tỉ lệ giới tính… Một trong những tiêu chí quan trọng đối với ngƣời
lao động và sử dụng lao động chính là trình độ của ngƣời lao động.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11

Trình độ của ngƣời lao động đƣợc phán ánh qua trình độ văn hóa và
trình độ chuyên môn. [31]
Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh trình độ dân trí và học vấn
của dân cƣ, đồng thời đây cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá chất
lƣợng cuộc sống của một quốc gia. [31]
Để xác định trình độ dân trí của dân số ngƣời ta dựa vào thống kê tỉ lệ
ngƣời biết chữ và số năm đi học của những ngƣời từ 15 tuổi trở lên.
Trình độ học vấn đồng thời là thƣớc đo quan trọng để đánh giá chất
lƣợng lao động. Đối với lực lƣợng lao động, trình độ học vấn đƣợc tính bằng
các cấp lớp từ tiểu học đến đại học, sau đại học. Trình độ học vấn của ngƣời lao
động ảnh hƣởng đến chất lƣợng các hoạt động đào tạo nghề, khả năng tiếp thu

công nghệ mới, sự phát triển của các ngành kinh tế… Hiện nay ở nƣớc ta tỉ lệ
dân số trên 15 tuổi biết chữ là 93,5%. Đây là tỉ lệ tƣơng đối cao, điều này tạo
thuận lợi cho việc đào tạo đội ngũ lao động có trình độ và tay nghề. [24]
Trong đội ngũ lao động của quốc gia, có một bộ phận đƣợc gọi là lao
động kĩ thuật. Khái niệm lao động kĩ thuật hiện nay cũng đƣợc tiếp cận từ
nhiều góc độ rộng, hẹp khác nhau. Theo tiến sĩ Đào Chí Dũng, lao động kĩ
thuật (theo nghĩa rộng) là loại lao động qua đào tạo, đƣợc cấp bằng và chứng
chỉ của các bậc đào tạo nói chung [10]. Còn theo nghĩa hẹp, lao động kĩ thuật là
lao động có kĩ thuật mang tính chất thực hành (nghề), để phân biệt với lao động
chuyên môn (hàn lâm). Trên thế giới cũng đã có sự phân biệt tƣơng đối rõ ràng
trong hệ thống đào tạo: đào tạo hàn lâm để cung ứng lao động chuyên môn.
Đào tạo thực hành để cung ứng lao động kĩ thuật mang tính chất thực hành gắn
với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. [dẫn theo 17]
Từ đó, có thể nêu khái niệm lao động kĩ thuật (theo nghĩa hẹp) nhƣ sau:
Lao động kĩ thuật là loại lao động đƣợc đào tạo, đƣợc cấp bằng hoặc chứng chỉ
của các bậc đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp của hệ thống giáo dục
quốc dân, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động và có kĩ năng hành nghề để


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12

thực hiện các công việc có độ phức tạp với các công nghệ khác nhau, trực tiếp
tạo ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phục vụ quốc kế dân sinh.
Nhƣ vậy, tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn là tỉ lệ lao động đƣợc
đào tạo qua các cấp nhƣ sơ cấp nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại
học trở lên trong tổng số lao động.
Khái niệm lao động kĩ thuật theo quan niệm mới phù hợp với chiến lƣợc
phát triển giáo dục 2001 – 2010 mà Chính phủ đã phê duyệt (Quyết định số

201/2001/QĐ – TTg ngày 28/2/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ), chỉ rõ cần
hình thành hệ thống đào tạo kĩ thuật thực hành đáp ứng nhu cầu phát triển kinh
tế - xã hội, trong đó chú trọng đào tạo công nhân kĩ thuật, kĩ thuật viên và nhân
viên nghiệp vụ trình độ cao. Đồng thời, cũng phù hợp với Luật dạy nghề
(2006), đã xác định, hình thành 3 cấp trình độ đào tạo (sơ cấp nghề, trung cấp
nghề, cao đẳng nghề), đáp ứng các nhu cầu khác nhau về nhân lực của các
ngành kinh tế quốc dân. [32]
Lao động kĩ thuật, theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, là bộ phận quan
trọng của nguồn nhân lực và lực lƣợng lao động xã hội; là nguồn nhân lực cốt
lõi tạo ra sản phẩm xã hội và là cơ sở để phát triển xã hội. Đội ngũ này cần
đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng hiệu quả. Nói cách khác, lao động kĩ thuật
đòi hỏi phải đƣợc phát triển. Đó là quá trình biến đổi, nâng cao không ngừng
năng lực xã hội và tính năng động xã hội của ngƣời lao động về mọi mặt (thể
lực, trí lực và nhân cách), đồng thời phát huy có hiệu quả nhất năng lực đó để
phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Trình độ chuyên môn của ngƣời lao động là một trong những nhân tố
quyết định đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Nhất là khi thế giới đang
chuyển mình từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Khi đó,
nguồn lực con ngƣời không chỉ là lực lƣợng sản xuất mà còn là nguồn tài
nguyên vô tận của mỗi quốc gia. Đối với nƣớc ta, trong quá trình công nghiệp
hóa và hiện đại hóa, nguồn lao động có trình độ chuyên môn góp phần không


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13

nhỏ vào quá trình chuyển biến nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công,
nông nghiệp tiếp thu các thành tựu mới về kinh tế và xã hội.
Ở các nƣớc phát triển, lao động có trình độ chuyên môn chiếm tỉ lệ cao

hơn các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Hiện nay ở nƣớc ta, tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn còn rất thấp,
năm 2011 chiếm 16,1%, lao động chƣa qua đào tạo chiếm tới 83,9%. [23] Với
tỉ lệ này thì chƣa thể đáp ứng đƣợc nhu cầu và tốc độ phát triển kinh tế. Ngoài
ra cần phải kể đến chất lƣợng của công tác đào tạo nghề của nƣớc ta còn hạn
chế so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Nhƣ vậy, có thể nói, bài
toán số lƣợng và chất lƣợng lao động có trình độ chuyên môn nƣớc ta là vấn đề
hóc búa của xã hội.
1.1.2. Quan niệm về sử dụng lao động
1.1.2.1. Khái niệm sử dụng nguồn lao động
Sử dụng nguồn lao động là quá trình thu hút và phát huy lực lƣợng lao
động xã hội vào việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu xã
hội thông qua mối quan hệ xã hội giữa ngƣời bán sức lao động (ngƣời lao động
làm thuê) và ngƣời mua sức lao động, thông qua các hình thức thỏa thuận về
giá cả (tiền lƣơng, tiền công) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một
hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng hay thông qua các dạng hợp đồng
thỏa thuận khác. [ dẫn theo 9]
1.1.2.2. Một số vấn đề sử dụng nguồn lao động
a) Sử dụng nguồn lao động theo ngành nghề
- Sử dụng nguồn lao động trong ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp:
Lao động nông – lâm – ngƣ nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự
nhiên. Năng suất lao động tùy thuộc vào mức độ công nghiệp hóa trong nông
nghiệp (cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa, điện khí hóa) và diễn biến thời
tiết thất thƣờng hàng năm.
Ở những nƣớc phát triển, nông nghiệp phát triển theo hƣớng nông
nghiệp hàng hóa, nên việc áp dụng máy móc, kĩ thuật vào nông nghiệp là phổ


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14

biến. Trình độ thâm canh và chuyên môn hóa cao nên tỉ lệ lao động hoạt động
trong nông nghiệp thấp.
Ngƣợc lại, ở những nƣớc đang phát triển, nhƣ Việt Nam, lao động tập
trung chủ yếu ở khu vực này. Tính chất mùa vụ chi phối mạnh việc làm của lao
động nông nghiệp. Vào thời gian gieo trồng, thu hoạch thì thu hút đông đảo lao
động nhƣng vào lúc nông nhàn, lao động thiếu việc làm, tạo ra tình trạng thất
nghiệp tạm thời. Do đó, trong quá trình sử dụng lao động cần đƣa ra các biện
pháp để tận dụng thời gian nông nhàn cho ngƣời lao động đồng thời tạo ra thu
nhập và tránh các vấn đề về xã hội nảy sinh.
Hiện nay, theo xu hƣớng phát triển kinh tế chung, tỉ lệ lao động trong
nông nghiệp nƣớc ta đang có xu hƣớng giảm dần. Ở nƣớc ta năm 2005 tỉ lệ lao
động nông nghiệp là 55,1%, đến năm 2011 giảm xuống còn 48,4%. Nhƣng tỉ lệ
này vẫn còn cao trong cơ cấu lao động theo ngành kinh tế. Do đó, ngoài việc
nâng cao trình độ chuyên môn cho ngƣời lao động nông nghiệp, còn cần đến sự
phát triển các ngành dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hay công
nghiệp địa phƣơng… tạo việc làm cho nguồn lao động trong thời kì nông nhàn.
- Sử dụng nguồn lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng
Lao động trong công nghiệp – xây dựng là loại hình lao động sản xuất
tiên tiến, sử dụng máy móc hiện đại, năng suất lao động cao.
Với đặc điểm là sản xuất theo dây chuyền, chuyên môn hóa và tự động
hóa ngày càng cao, quy trình công nghệ hiện đại, đòi hỏi ngƣời lao động phải
tuân thủ các thao tác kịp thời và chính xác. Nó tạo cho ngƣời lao động có tác
phong công nghiệp và kỉ luật. Ngoài ra, sản xuất công nghiệp ít phụ thuộc vào
tự nhiên, cũng tạo ra việc làm ổn định và thƣờng xuyên cho ngƣời lao động.
Phát triển công nghiệp sẽ tạo khả năng mở rộng thị trƣờng lao động và
tạo ra nhiều việc làm mới. Vì vậy, tỉ lệ lao động trong ngành này ngày càng
tăng, đặc biệt là những nƣớc đang phát triển, đang trong quá trình công nghiệp
hóa và hiện đại hóa nhƣ nƣớc ta.

×