Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

từ hán việt trong các văn bản chính luận của chủ tịch hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.85 KB, 112 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







VŨ ĐÌNH TUẤN







TỪ HÁN VIỆT TRONG CÁC VĂN BẢN
CHÍNH LUẬN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH





LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ











Thái Nguyên - 2013





ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







VŨ ĐÌNH TUẤN





TỪ HÁN VIỆT TRONG CÁC VĂN BẢN
CHÍNH LUẬN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH



Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60.22.01.02


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Khang








Thái Nguyên - 2013



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Văn Khang, người

thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Ngữ văn, Khoa Sau Đại
học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cùng các thầy giáo ở Viện Ngôn ngữ
học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ
tôi hoàn thành khóa học.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đã động viên khích lệ
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2013
Tác giả luận văn




Vũ Đình Tuấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho
phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả


Vũ Đình Tuấn







Xác nhận của trƣởng khoa chuyên môn






Xác nhận của cán bộ hƣớng dẫn









GS.TS. Nguyễn Văn Khang















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Đóng góp của luận văn 5
7. Cấu trúc luận văn 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN. KHÁI QUÁT VỀ VĂN CHÍNH LUẬN
CỦA HỒ CHÍ MINH 6
1.1. Những cơ sở lí luận liên quan đến đề tài 6
1.1.1 Hiện tượng vay mượn của từ trong tiếng Việt 6
1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán – Việt 6
1.1.3 Những đặc điểm chủ yếu của từ Hán Việt 12
1.1.4 Vai trò của từ Hán Việt trong sáng tác văn học 22

1.1.5 Văn chính luận là gì 26
1.2 Hồ Chí Minh và các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh 27
1.2.1. Hồ Chí Minh (1890 – 1969) 27
1.2.2. Những tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh 28
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ HÁN VIỆT TRONG VĂN CHÍNH
LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH 30
2.1. Đặc điểm chung của từ Hán Việt trong văn chính luận Hồ Chí Minh . 30
2.1.1. Số từ Hán Việt trên tổng số các từ của toàn tác phẩm 30
2.1.2. Từ Hán Việt trong tổng số các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh 34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
2.1.3 Từ Hán Việt trong từng loại tác phẩm 35
2.2 Đặc điểm hình thức của các từ Hán Việt trong văn chính luận của Chủ
tịch Hồ Chí Minh 38
2.2.1. Khái quát chung về các từ Hán Việt xét về mặt cấu tạo 38
2.2.2. Từ Hán Việt là những từ đơn âm tiết 39
2.2.3 Từ Hán Việt là những từ phức 42
2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của những từ Hán Việt trong văn chính luận của
Hồ Chí Minh 50
2.3.1 Khái quát chung 50
2.3.2. Trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm chính trị 50
2.3.3. Trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm kinh tế 52
2.3.4. Trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm quân sự 53
2.3.5. Trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm văn hoá 55
2.3.6. Trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm đạo đức 56
2.4. Tiểu kết chương 2 58
Chƣơng 3 VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT TRONG
VĂN CHÍNH LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH 59
3.1 Hồ Chí Minh với việc sử dụng từ Hán Việt trong văn chính luận 59

3.1.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về từ ngoại lai trong tiếng Việt 59
3.1.2. Hồ Chí Minh với việc sử dụng từ Hán Việt trong việc viết cho ai 59
3.1.3 Hồ Chí Minh với việc sử dụng từ Hán Việt để viết về cái gì 69
3.2 Những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong vệc sử dụng từ Hán Việt 75
3.2.1 Khái quát chung 75
3.2.2 Từ Hán Việt Nguyên khối và những từ ghép giữa một yếu tố Hán
với một yếu tố Việt 77
3.3 Tiểu kết chương 3 78
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Vay mượn từ vựng là hiện tượng ngôn ngữ học xã hội phổ biến của mọi
ngôn ngữ, Tiếng Việt cũng không phải là một loại trừ . Khi nghiên cứu và phân tích
về tiếng Việt các nhà ngôn ngữ học đã cho thấy, khoảng 70% ngôn ngữ bắt nguồn
từ yếu tố Hán. Điều này cũng không mấy khó hiểu, trải qua hàng ngàn năm lịch sử,
giữa hai dân tộc Hán và Việt đã có sự tiếp xúc về mặt ngôn ngữ. Các từ có nguồn
gốc từ tiếng Hán đã hoà chung với dòng chảy của những từ thuần Việt tạo nên một
vốn từ vựng tiếng Việt phong phú, có sức sống mãnh liệt và sức biểu cảm cao. Vì
thế, trong các tác phẩm viết bằng tiếng Việt, từ Hán Việt chiếm một số lượng đáng
kể và có vai trò quan trọng.
Là nhà cách mạng, nhà văn hóa, Hồ Chí Minh đã sử dụng tiếng Việt một
cách sáng tạo và tài tình trong tác của mình, trong đó có cách dùng từ Hán Việt.

Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890, tại Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An,
một Vùng quê nghèo nhưng giầu truyền thống cách mạng. Cả thân phụ và thân mẫu
đều có những ảnh hưởng rất lớn tới Hồ Chí Minh. Sinh ra trong thời loạn lạc( đất
nước bị kẻ thù xâm lược) nên Hồ Chí Minh sớm có ý tưởng ra đi tìm đường cứu
nước. Ngày 5/6/1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Người đã ra đi tìm con đường cứu
nước giải phóng dân tộc Việt Nam. Trong quá trình bôn ba, Hồ Chí Minh đã qua
nhiều nước ở Châu Âu, Châu Phi và làm nhiều nghề để kiếm sống. Sau hơn 30 năm
bôn ba ngày 28/1/1941, Người trở về Tổ quốc tiếp tục hoạt động cách mạng cùng
với đồng chí, đồng bào. Sinh thời Hồ Chí Minh chưa bao giờ nhận mình là nhà thơ
nhà văn, nhưng do hoàn cảnh tác động, Người đã để lại một sự nghiệp văn chương
đồ sộ được chia làm 3 mảng: Văn chính luận, truyện và kí, thơ ca. Đặc điểm sử
dụng từ Hán Việt trong văn chính luận của Hồ Chí Minh như thế nào đến nay chưa
có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh và hệ thống. Trong khi đó lớp từ Hán Việt
trong văn chính luận của Hồ Chí Minh được sử dụng như một biện pháp nghệ thuật
và đã trở thành một phong cách riêng.
Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Từ Hán Việt trong các văn bản
chính luận của chủ tịch Hồ Chí Minh.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
2. Lịch sử vấn đề
- Ngôn ngữ là tài sản quý báu của nhân loại, là người bạn đồng hành của
con người, không có ngôn ngữ sẽ không có nền văn minh nhân loại hôm nay. Ngôn
ngữ từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học. Việc nghiên cứu về
từ vựng là một khía cạnh nhỏ trong việc nghiên cứu ngôn ngữ. Khi nghiên cứu về từ
vựng ngữ nghĩa người ta đã chỉ ra: Các đơn vị của từ vựng; ý nghĩa của từ và ngữ;
các lớp từ vựng; vấn đề hệ thống hoá từ vựng. Một trong những người nghiên cứu
thành công về vấn đề này là các tác giả: Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật,

Nguyễn Minh Thuyết và GS.TS Vadim B.Kasevic.
- Như chúng ta đều biết từ Hán Việt là sản phẩm của quá trình tiếp xúc quy
mô sâu rộng trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt giữa hai dân tộc Hán và Việt trên
nhiều lĩnh vực. Chính sự tiếp xúc Hán - Việt đã hình thành nên cách đọc Hán Việt.
Cách đọc Hán Việt là kết quả của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Hán và
tiếng Việt. Tuy nhiên, có rất nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh vấn đề từ Hán
Việt. Vì vậy, việc nghiên cứu từ Hán Việt là một công việc không thể thiếu trong
vấn đề nghiên cứu từ ngữ nói chung. Nghiên cứu từ Hán Việt là một đề tài được
nhiều tác giả quan tâm chú ý. Dưới đây, chúng tôi xin liệt kê những công trình
nghiên cứu thành công về vấn đề từ Hán Việt: Tác giả Phan Ngọc với công trình
Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt , Nxb Đà Nẵng, 1984; Tác giả Đặng Đức Siêu với công
trình nghiên cứu Dạy học từ Hán - Việt ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục,
2000; Các tác giả Nguyễn Quang Ninh(chủ biên), Đào Ngọc, Đặng Đức Siêu,
Lê Xuân Thại với công trình nghiên cứu Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt
và mở rộng vốn tư Hán - Việt, Nxb Giáo dục, 2001; Tác giả Hoàng Trọng Canh
với công trình nghiên cứu Từ Hán Việt và cách dạy học từ Hán Việt ở tiểu học,
Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009 Bên cạnh những công trình này còn có các bài
nghiên cứu về từ Hán - Việt, gắn liền với vấn đề giảng dạy tiếng Việt, trong đó
nổi bật lên là các bài viết như: Từ Hán - Việt và vấn đề dạy học từ Hán - Việt
trong nhà trường phổ thông (Nguyễn Văn Khang, Tạp chí ngôn ngữ, số 1/1994);
Dạy và học từ Hán - Việt ở trường phổ thông (Trương Chính, Tiếng Việt, Số
7/1989); Xung quanh vấn đề dạy và học từ ngữ Hán - Việt ở trường phổ thông (


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Lê Xuân Thại, Tạp chí ngôn ngữ, Số 4/1990), Trong các công trình nghiên cứu
và những bài viết trên, các tác giả đã khái quát lại những đặc điểm cơ bản của từ
Hán Việt và đưa ra những phương pháp cụ thể về dạy - học từ Hán Việt trong

nhà trường phổ thông để đạt kết quả cao nhất. Đây chính là tài sản vô giá mà các
nhà nghiên cứu đã khổ công tìm kiếm giúp cho chúng ta học tập và giảng dạy tốt
phần từ Hán Việt ở trường phổ thông.
Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời
hoạt động cách mạng của mình, Người đã tìm ra con đường giải phóng cho dân
tộc Việt Nam. Ngoài việc tìm ra con đường giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh còn
để lại cho nền văn học Việt Nam một sự nghiệp văn chương khá đồ sộ bao gồm (
văn chính luận, truyện kí và thơ ca). Vì vậy, việc nghiên cứu ngôn ngữ trong các
tác phẩm văn chương của Hồ Chí Minh là một điều cần thiết. Ngoài những công
trình nghiên cứu chung về toàn bộ cuộc đời của Hồ Chí Minh, thì việc nghiên
cứu ngôn ngữ cũng được nhiêu tác giả đề cập đến trong các vấn đề sau: Nghiên
cứu về phong cách văn chương Hồ Chí Minh, nghiên cứu về liên kết độ dài trong
các văn bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghiên cứu về câu và việc sử dụng câu
trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh.
Riêng vấn đề nghiên cứu về việc sử dụng từ Hán Việt trong sáng tác
của Hồ Chí Minh là một vấn đề thú vị nhưng chưa có một công trình nghiên
cứu nào hoàn thiện và thành hệ thống. Đặc biệt là việc sử dụng từ Hán Viết
trong các tác phẩm văn chính luận lại càng ít. Chính từ những lí do trên,
chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu về Từ Hán Việt trong các văn bản chính luận
của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là, thông qua việc khảo sát, nghiên cứu từ Hán
Việt trong các văn bản chính luận của chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần nghiên
cứu về từ Hán Việt nói riêng, vốn từ trong tiếng Việt nói chung, đồng thời góp
phần vào nghiên cứu phong cách ngôn ngữ của chủ tịch Hồ Chí Minh.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn cần đề ra những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa kiến thức về từ mượn nói chung và từ Hán Việt nói riêng.
- Giới thiệu đôi nét về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và thể loại văn
chính luận và việc sử dụng từ Hán Việt trong các văn bản chính luận.
- Tiến hành khảo sát việc sử dụng từ Hán Việt trong các văn bản chính luận
của Hồ Chí Minh.
- Phân tích chỉ ra vai trò của hệ thống từ Hán Việt trong những bài văn
chính luận của Hồ Chí Minh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các văn bản chính luận của chủ tịch Hồ Chí Minh gồm: Là những bức thư
(Thư gửi Tổng thư ký Quốc tế nông dân, Thư gửi Tổng thư kí Hội những người hồi
hương từ Đông Dương, Thư gửi Ph. Bi-u, Thư gửi đồng chí Mác Ti, Thư gửi ông Phen
và ông Becna, Thư gửi đồng chí Sôta ( liên đoàn chống đế quốc ở Becslin), Thư gửi
ông Phen, Thư gửi những người hồi hương, Thư gửi ông Đặng Thai Mai, Thư gửi các
chiến sĩ dân quân du kích, Thư gửi nha bình dân học vụ, Thư gửi nông dân thi đua canh
tác, Thư chúc tết năm 1951); Văn chính luận là các tác phẩm tuyên ngôn (Tuyên ngôn
độc lập, Tuyên ngôn của hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức); Văn chính luận là lời kêu
gọi, lời hiệu triệu (Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi nhân dịp kỉ niệm 6
năm toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi nhân dịp kỉ niệm cách mạng tháng Tám và
ngày độc lập, Lời kêu gọi nhân dịp kỉ niệm Nam Bộ kháng chiến, Lời kêu gọi cả nước
tiến lên đánh thắng giặc Mĩ xâm lược, Lời kêu gọi nhân dịp phát động phong trào sản
xuất và tiết kiệm, Lời hiệu triệu đoàn kết tất cả các bậc phụ lão); Văn chính luận là các
bài báo và bài trả lời phỏng vấn (Những tội ác của chủ nghĩa quân phiệt, Tội ác của chủ
nghĩa thực dân, Trả lời bọn De Gaulle).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống từ Hán Việt trong các văn bản chính luận của chủ tịch Hồ Chí

Minh về những vấn đề sau: về cấu tạo từ; về ngữ nghĩa; về mặt ngữ dụng học. Tư
liệu được rút ta từ “ Hồ Chí Minh toàn tập” NXB chính trị Quốc gia.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê phân loại: Dựa và các tác phẩm văn chính luận của
Hồ Chí Minh để khảo sát các từ Hán Việt, sau đó đưa ra bảng thống kê các từ Hán
Việt được sử dụng theo một số tiêu chí nhất định.
- Phương pháp phân tích diễn ngôn: Phương pháp này được sử dụng để làm
nổi bật nghệ thuật sử dụng từ Hán Việt trong văn chính luận của Hồ Chí Minh nói
riêng và trong sáng tác văn chương nói chung.
- Ngoài ra, người viết còn phối hợp và sử dụng các phương pháp, thủ pháp
khác khi cần thiết như: phân tích, tổng hợp, khái quát,
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là sự tiếp nối những công trình khoa học nghiên cứu về chủ tịch
Hồ Chí Minh đặc biệt ở lĩnh vực ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu
chúng tôi cố gắng tìm ra những điểm mới trong việc sử dụng từ Hán Việt, một lĩnh
vực chưa được nghiên cứu đầy đủ và thành một hệ thống.
Luận văn bước đầu nghiên cứu về từ Hán Việt trong các văn bản chính
luận của Hồ Chí Minh, góp phần làm rõ hơn quan điểm của chủ tịch Hồ Chí minh
về việc đấu tranh chống lạm dụng ngôn ngữ ngoại lai vào tiếng Việt.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, thư mục tham khảo, luận văn gồm các
chương sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận. Khái quát về văn chính luận của Hồ Chí Minh
Chƣơng 2: Đặc điểm của từ Hán Việt trong văn chính luận của Hồ Chí Minh.

Chƣơng 3: Vai trò của việc sử dụng từ Hán Việt trong văn chính luận của
Hồ Chí Minh.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN. KHÁI QUÁT VỀ VĂN CHÍNH LUẬN
CỦA HỒ CHÍ MINH

1.1. Những cơ sở lí luận liên quan đến đề tài
1.1.1 Hiện tƣợng vay mƣợn của từ trong tiếng Việt
Hiện tượng vay mượn nhìn chung diễn ra ở hầu hết các ngôn ngữ trên toàn thế
giới. Bản chất của vay mượn là làm cho vốn từ vựng trở nên phong phú hơn, trang trọng
hơn. Vay mượn do không có, thiếu. Với nội dung “thiếu thì vay mượn”, “thiếu cái gì thì
vay mượn cái đó”, trong vốn từ của một ngôn ngữ nếu thiếu các đơn vị từ vựng thì về lý
thuyết (hay nguyên tắc) có thể vay mượn từ vựng của ngôn ngữ đang có. Thứ hai có sẵn
rồi nhưng vẫn vay mượn. Bên cạnh việc vay mượn do thiếu (không có) như đã nêu ở
trên, còn có một số kiểu vay mượn nữa, đó là vay mượn các đơn vị từ vựng nước ngoài
mà bản thân hệ thống từ vựng của ngôn ngữ đó đã có từ biểu thị. Ví dụ hệ thống vốn từ
tiếng Việt du nhập cả những từ có nghĩa tương đương với những từ sẵn có trong tiếng
Việt để lập thành các nhóm đồng nghĩa. Ví dụ như: chết / hi sinh / từ trần; nhớ / tưởng /
tưởng niệm; buồn / sầu / sầu não, [20 - tr 28]
Bê-li-cốp và Ni-côn-xki cho rằng, hiện tượng “có nhưng vẫn vay” thường
chỉ thấy ở các ngôn ngữ phương Đông và giải thích “kiểu vay mượn đó [có từ tương
đương] chứa đựng sắc thái biểu cảm đáng kể và như vậy nó có khả năng là rõ cho
ngay cả các từ đã sẵn có”. Qua những vấn đề trên đã cho thấy, tiếng Việt cũng
không phải là một loại trừ. Hiện tượng vay mượn trong tiếng Việt cũng khá phổ

biến. Khi nghiên cứu về tiếng Việt, các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ đã phát hiện có
nhiều ngôn ngữ ngoại lai trong tiếng Việt như: Hán, Anh, Pháp, Nga. [20 - tr 28]
1.1.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán – Việt
- Những nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp xúc Hán – Việt:
Từ Hán Việt là sản phẩm của một quá trình tiếp xúc quy mô, sâu rộng
trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt giữa hai dân tộc Hán – Việt trên nhiều lĩnh
vực. Chính sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán đã hình thành nên cách đọc Hán
- Việt. Nhưng sự tiếp xúc quy mô, lưu lại ảnh hưởng sâu đậm bắt đầu tính từ khi


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc (-179) nhất là lúc nhà Hán đặt nên đô hộ ở
Giao Chỉ, Cửu Chân (-111). Đến 938 khi Ngô Quyền đại thắng quan Nam Hán, đưa
lại nền độc lập cho nước nhà thì đợt tiếp xúc này mới thực sự chấm dứt.
Theo tài liệu lịch sử, khảo cổ,… ta thấy có ba nhân tố đã đưa đến sự tiếp
xúc lâu dài, liên tục và sâu rộng này:
Thứ nhất - nhân tố chính trị: Bộ máy chính quyền của người Hán – nhìn
trên những nét lớn - vẫn luôn luôn đi theo một hướng duy nhất đó là một bộ máy
thống trị ngoại bang. Dưới sự cai trị của nhà Hán, lúc đầu, chính quyền đô hộ
phương Bắc mới tập trung quyền lực ở cấp trung ương, nhưng càng ngày càng cố đi
sâu xuống tận cơ sở, với chính sách “Hán hóa” để bóp nghẹt tinh thần quật khởi của
người Việt. Đặc biệt từ khi Mã Viện dập tắt được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thì
bộ máy cai trị ngoại bang đã siết chặt hoàn toàn xuống tận quận, huyện. Đến thời
nhà Đường, bộ máy đô hộ đã xuống tận làng xã.
Thứ hai - nhân tố xã hội: Với sự hỗ trợ của bộ máy chính quyền ngày càng
thắt chặt như trên, trong gần một nghìn năm Bắc thuộc, các bộ phận, các lực lượng xã
hội khác cũng từng đợt, từng đợt một, kéo vào nước ta bằng nhiều con đường khác
nhau. Người Hán đã dần thâm nhập vào các mặt hoạt động quan trọng của xã hội, văn

học, sống trà trộn với người Việt Nam và chi phối đến nhiều hoạt động quan trọng của
xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Đó là những Kiều nhân sang sinh sống ở Việt Nam với
nhiều tầng lớp xã hội, mục đích và lí do khác nhau. Vì thế chính sách “Hán hóa” dân
tộc Việt ngày càng có tác động sâu sắc đến xã hội nước ta. Đó còn là sự tác động mang
tính chất qua lại hai chiều khi các binh lính là cư dân người Việt bị bắt phải đi lính cho
chính quyền nhà Hán. Đây là nhân tố thứ hai là cho đợt tiếp xúc này thêm ảnh hưởng
sâu đậm, nhất là ở những nơi lỵ sở, cư dân tập trung đông đúc.
Thứ ba - quan trọng là sự truyền bá nền văn hoá Hán trong toàn vùng và sự
ra đời của một tầng lớp quyền quý người Việt tham gia góp phần tuyên truyền
cho ngôn ngữ, văn tự Hán. Lúc Triệu Đà kéo quân sang xâm lược thì Âu Lạc
đang ở vào giai đoạn có sự phân hoá xã hội và có sự hình thành của một cơ cấu
nhà nước đầu tiên trên cơ sở của những điều kiện nội tại của nó, với việc bị thu
hút và phạm vi ảnh hưởng cả Trung Quốc, có thể nói rằng giai đoạn lịch sử này


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
là giai đoạn xã hội Âu Lạc chuyển biến dần, đi và một quá trình phong kiến lâu
dài. Chính cơ sở kinh tế xã hội này đã tạo điều kiện cho việc dễ dàng tiếp thu
nền văn văn học Hán, làm cho ảnh hưởng của nền văn học này ngày càng thấm
sâu vào xã hội Việt Nam, thúc đẩy xã hội Việt Nam càng đi nhanh hơn vào con
đường phong kiến hoá. Lực lượng góp phần đắc lực nhất cho quá trình Hán hoá
này trước hết phải kể đến bộ máy thống trị do quan lại Trung Quốc nắm và tầng
lớp đông đảo các kiều nhân người Hán (trong đó có một bộ phận rất có uy thế).
Nhưng càng về sau vai trò của tầng lớp phong kiến, tầng lớp quyền quý Việt
Nam dần dần trở thành một vai trò không thể không kể đến.
Đến thời kỳ này, nền văn học Hán nói chung và nền ngôn ngữ văn tự
Hán nói riêng đã có một ảnh hưởng quyết định trên địa bàn Việt Nam nhất là ở
những nơi trung tâm của chính quyền đô hộ. Và đến thời kỳ này trong giai cấp

phong kiến Việt Nam cũng đã xuất hiện một tầng lớp khá đông đảo Nho giáo,
Phật giáo, Đạo giáo. Đây chính là một lực lượng sau khi dành được độc lập đã ra
sức bảo vệ, duy trì những gì tiếp thu được trước đó về mặt văn học; nhất là về
mặt ngôn ngữ, văn tự và đã góp phần đắc lực trong việc củng cố tuyên truyền
cho vai trò của văn ngôn và chữ Hán.
- Những quan niệm về từ Hán Việt:
Xuất phát từ nhiều quan niệm khác nhau về cái gọi là cách đọc Hán Việt,
cho nên cũng có nhiều ý kiến khác nhau nhằm giải đáp cho câu hỏi “từ Hán Việt là
gì?” hay “thế nào là từ Hán Việt?”
Tác giả Nguyễn Như Ý - Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, 2003: “Từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập vào hệ
thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và
ngữ nghĩa của tiếng Việt, còn gọi là từ Việt gốc Hán”.[39 - tr 369]
Tác giả Nguyễn Văn Khang - Từ ngoại lai trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục,
2007: “tất cả những từ Hán có cách đọc Hán Việt đã có ít nhất một lần sử dụng
trong tiếng Việt như một đơn vị từ vựng trong văn cảnh giao tiếp thì đều được coi là
từ Hán Việt”. [20 - tr 131]


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Tác giả Phan Ngọc - Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả, Nxb
Thanh niên, Hà Nội, 2000: “Xét về mặt lịch sử, một từ Hán Việt là một từ được viết ra
bằng chữ khối vuông của Trung Quốc nhưng lại phát âm theo cách phát âm Hán Việt,
người Việt vẫn dùng để đọc mọi văn bản viết bằng chữ Hán, dù đó là của người Hán
hay của người Việt. Xét về chữ, thì chỉ có chữ Hán mà không có chữ Hán Việt. Hán
Việt chỉ là cách phát âm riêng của người Việt về chữ Hán”. [29 - tr 11]
Tác giả Đặng Đức Siêu - Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông: “Từ
Hán Việt là kết quả của quá trình giao lưu tiếp xúc ngôn ngữ - văn hóa Việt Hán

diễn ra hàng ngàn năm, trong đó chủ trương “chủ động” và “Việt hóa” là đường
hướng chủ đạo, bộc lộ rõ tài chí thông minh sáng tạo của tổ tiên ta”. [33 - tr 6]
Tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến - Cơ sở
ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005: “Từ Hán Việt là những
từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn 2 (từ đời Đường trở về sau)
mà người Việt đã đọc âm chuẩn (Trường An) của chúng theo hệ thống ngữ âm
của mình”. [13 - tr 214]
Như vậy có rất nhiều quan điểm khác nhau về từ Hán Việt. Trước hết, tác
giả luận văn hoàn toàn nhất trí với những quan điểm trên. Bởi nó được xuất phát từ
những khía cạnh, góc nhìn và cách giải quyết khác nhau. Từ đó, chúng ta có thể
phát biểu một cách khái quát về khái niệm từ Hán Việt như sau:
Từ Hán Việt là những từ mượn Hán, được đọc theo cách đọc Hán Việt và
nhập vào kho từ vựng tiếng Việt.
- Quá trình du nhập của từ Hán Việt
Sự gần kề về địa lí, sự tương đồng về phương thức hoạt động sản xuất và tổ
chức đời sống xã hội đã tạo điều kiện thuật lợi cho việc hình thành các mối quan hệ giao
hảo giữa người Việt cổ và tổ tiên Hán tộc. Chính vì vậy, quá trình du nhập, định hình và
hoạt động của lớp từ ngữ gốc Hán gắn bó với các hoàn cảnh lịch sử thuộc các giai đoạn
khác nhau của lịch trình tiếp xúc giao lưu ngôn ngữ, văn hoá Hán - Việt. Sự du nhập và
phổ biến ngôn ngữ văn tự Hán ở nước ta diễn ra trong một hoàn cảnh đặc biệt, bằng
những phương thức khác biệt và diễn tiến theo những phương hướng riêng qua từng giai
đoạn, từng thời kì lịch sử khác nhau. Quá trình này diễn ra theo hai giai đoạn:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Giai đoạn 1: Bắt đầu vào khoảng thế kỉ I, II sau Công nguyên và kết thúc
vào khoảng thế kỉ X. Ban đầu việc du nhập và phổ biến ngôn ngữ - văn hoá Hán là
một chủ trương quan trọng trong chính sách đồng hoá người bản địa của đế chế

phương Bắc. Nó được chính quyền đô hộ thực thi ráo riết với nhiều âm mưu, thủ
đoạn, cách thức khác nhau, nhưng kết quả đạt được rất ít. Tuy nhiên giai đoạn này,
do cuộc sống cộng cư, sự tiếp xúc giao lưu văn hoá - ngôn ngữ giữa hai bên Việt -
Hán vẫn diễn ra theo phương hướng chủ đạo là Việt hoá, nên một số lượng lớn từ
ngữ Hán đã thâm nhập và xuất hiện trong hoạt động ngôn ngữ của người Việt cổ
sau khi đã bị Việt hoá trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Như vậy giai đoạn này việc tiếp nhận và Việt hoá từ ngữ Hán nhằm làm
giàu cho tiếng Việt đã được khai triển rộng rãi.
Giai đoạn 2: Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV: Giai đoạn này đã có nhiều sự đổi
mới về số lượng và chất lượng. Thời kì này, vị trí của Nho giáo đã được xác lập,
nền Hán học ở nước ta bước vào thời kì thịnh vượng. Đó cũng là cơ sở khoa học để
lớp từ ngữ Hán Việt hoạt động một cách chuẩn xác và có hiệu quả hơn.
Tác giả Nguyễn Tài Cẩn trong cuốn Nguồn gốc và quá trình hình thành
cách đọc Hán Việt cho rằng quá trình tiếp xúc Hán Việt bắt đầu vào khoảng đầu
Công nguyên và có thể chia ra làm hai giai đoạn sau:
Giai đoạn 1 kéo dài đến hết thế kỉ VI - VII. Giai đoạn này chỉ lưu lại lẻ tẻ một
số cách đọc gọi là cổ Hán Việt mà không thành hệ thống. Giải thích điều này, tác giả
cho rằng, “trong suốt 9 thế kỉ sau Công nguyên, cách đọc Hán Việt ở Việt Nam là một
cách đọc luôn luôn gắn liền với những sự biến đổi xảy ra trong tiếng Hán”. [7]
Giai đoạn 2 là giai đoạn cuối Đường, Ngũ đại. Đây là giai đoạn để lại cách
đọc Hán Việt hệ thống, lưu lại một ảnh hưởng sâu đậm tồn tại mãi đến ngày nay.
Theo ý kiến của tác giả Phan Ngọc trong cuốn Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và
chữa lỗi chính tả, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2000. [29]
- Quá trình hình thành cách đọc Hán Việt diễn ra như sau:
Cách đọc Hán - Việt là kết quả của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng
Hán và tiếng Việt. Tuy nhiên có rất nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh vấn đề
quá trình hình thành cách đọc Hán - Việt này.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11
Tác giả Đặng Đức Siêu trong cuốn Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ
thông quan niệm như sau:
Sự gần kề về địa lí, sự tương đồng về phương thức hoạt động sản xuất và tổ
chức đời sống xã hội đã tạo điều kiện thuật lợi cho việc hình thành các mối quan hệ
giao hảo giữa người Việt cổ và tổ tiên Hán tộc. Chính vì vậy, quá trình du nhập,
định hình và hoạt động của lớp từ ngữ gốc Hán gắn bó với các hoàn cảnh lịch sử
thuộc các giai đoạn khác nhau của lịch trình tiếp xúc giao lưu ngôn ngữ, văn hoá
Hán - Việt. Sự du nhập và phổ biến ngôn ngữ văn tự Hán ở nước ta diễn ra trong
một hoàn cảnh đặc biệt, bằng những phương thức khác biệt và diễn tiến theo những
phưong hướng riêng qua từng giai đoạn, từng thời kì lịch sử khác nhau. Quá trình
này diễn ra theo hai giai đoạn:
Tác giả Nguyễn Tài Cẩn trong cuốn Nguồn gốc và quá trình hình thành
cách đọc Hán Việt cho rằng quá trình tiếp xúc Hán Việt bắt đầu vào khoảng đầu
Công nguyên và có thể chia ra làm hai giai đoạn.
Theo ý kiến của tác giả Phan Ngọc trong cuốn Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt
và chữa lỗi chính tả, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2000.
Quá trình hình thành cách đọc Hán Việt diễn ra như sau:
Bắt đầu từ thế kỉ thứ 1 TCN: Lúc đó người Việt và người Mường còn là một
tộc người chung và ngôn ngữ của họ lúc bấy giờ là tiếng Việt - Mường. Khi chữ Hán
chưa vào nước ta một cách ồ ạt thì người Việt Mường đã tiếp thu tiếng Hán “theo cách
phát âm của người đương thời” và trong quá trình phát âm như thế, họ cũng có những
sai lệch nhất định [29]. Tình hình này tiếp diễn đến thế kỉ VII và nó để lại trong cả
tiếng Việt và tiếng Mường một số từ đơn tiết và tác giả gọi đó là từ Hán cổ:
Ví dụ:
Danh từ: buồng, buồm, đời, thơ,
Động từ: buộc, múa, mong, khoe,
Tính từ: vuông, khớp, muộn,
Sang thế kỉ VII nhà Đường cai trị Việt Nam và người Việt lại đọc chữ Hán

theo âm Đường và có nhiều điểm khác âm Hán cổ.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Từ thế kỉ X, chữ Hán là công cụ quan trọng nhất để xây dựng nhà nước,
việc học chữ Hán ngày càng phát triển và từ đây dẫn đến sự hình thành cách phát
âm Hán Việt, đó là cách phát âm chữ Hán của đời Đường.
1.1.3 Những đặc điểm chủ yếu của từ Hán Việt
Để tiến hành nhận diện được từ Hán Việt, chúng ta căn cứ vào một số đặc
điểm sau:
a. Đặc điểm về cấu tạo của từ ngữ Hán Việt
Căn cứ vào số lượng âm tiết từ ngữ Hán Việt được chia thành 2 loại: Từ
đơn âm tiết và từ đa âm tiết.
- Đặc điểm cấu tạo từ Hán Việt đơn âm tiết:
Từ Hán Việt đơn âm tiết là những từ được biểu thị bằng một từ (một văn tự
bằng ngữ âm) chiếm một số lượng lớn trong hệ thống từ Hán Việt.
Những từ Hán Việt đơn âm tiết thường có nghĩa từ vựng gọi tên những sự
vật, đặc điểm, tính chất mà tiếng Việt chưa có để gọi tên, nên khi đi vào kho từ
vựng tiếng Việt chúng vẫn giữ được khả năng hoạt động tự do. Những từ Hán Việt
đơn tiết khi vào tiếng Việt, tuy cũng gặp những xung đột đồng âm và đồng nghĩa
với từ tiếng Việt, nhưng vẫn trở thành từ hoạt động tự do bên cạnh từ tiếng Việt là
không nhiều và phần lớn các đơn vị đó đã có sự phân công hoặc thay đổi ít nhiều về
nghĩa để tạo ra giá trị riêng.
Đại bộ phận từ Hán Việt đơn tiết trong tiếng Việt là danh từ:
Danh từ chỉ người: ông, bà, quan, dân,
Danh từ chỉ động vật: hổ, báo, phượng,
Danh từ chỉ thực vật: tùng, trúc, cúc, mai,
Danh từ chỉ đồ vật: quần, sách, bút,

Còn những tính từ và động từ loại này khi đi vào tiếng Việt, khả năng hoạt
động độc lập rất ít.
Những từ Hán đơn tiết nêu trên trở thành từ Hán Việt đơn tiết hoạt động tự
do trong tiếng Việt như đã nêu trên, nhìn chung chúng rất quen thuộc, cho nên cảm
thức tự nhiên của người Việt thường cho các từ đó là thuần Việt.
- Đặc điểm cấu tạo từ Hán Việt đa âm tiết:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Trong lớp từ Hán Việt xét về mặt số lượng các yếu tố cấu tạo, từ đa âm tiết
chiếm số lượng lớn hơn hẳn so với từ đơn tiết (mà phần lớn là từ song tiết).
Dựa vào phương thức cấu tạo, từ đa âm tiết Hán Việt được chia thành hai
loại từ ghép và từ láy.
.) Từ ghép
Có hai cách cấu tạo từ ghép Hán Việt:
ghép phân nghĩa (ghép chính phụ)
ghép hợp nghĩa (ghép đẳng lập)
Từ ghép phân nghĩa (từ ghép chính phụ).
Đây là loại từ ghép mà nghĩa của thành tố này quy định, hạn chế, bổ sung
nghĩa cho thành tố kia để tạo nên một nghĩa hoàn chỉnh. Các nét nghĩa của hai thành
tố gắn bó hữu cơ với nhau.
Từ ghép chính phụ gồm hai loại:
Từ ghép có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng .
Từ ghép có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
Từ ghép có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
Ví dụ: ái quốc, thất vọng, tận tâm, tận lực,
Những từ ghép loại này có số lượng ít, yếu tố chính đứng trước có các tính
chất từ loại khác nhau:

Yếu tố chính là tính từ: nhiệt tình, yên thân, khổ tâm, khốn cực,
Yếu tố chính là động từ: tận tâm, tốt nghiệp, khai sinh, thưởng thức,
Từ ghép có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau
Ví dụ: thanh niên, tác phẩm, tối tân, ưu đãi, ác nghiệt,
Những từ ghép loại này có số lượng rất lớn, yếu tố chính đứng sau có các
tính chất từ loại khác nhau:
Yếu tố chính là danh từ: học sinh, nhân loại, tác phẩm, quốc ca, quốc kỳ,
hải quân,
Yếu tố chính là tính từ: tối tân, tương phản, tàn nhẫn, bạo tàn, tương tự,
Yếu tố chính là động từ: cao hứng, hoan nghênh, lợi dụng, bình phục, du kích,
Từ ghép phân nghĩa (từ ghép chính phụ).


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Đây là loại từ ghép mà nghĩa của thành tố này quy định, hạn chế, bổ sung
nghĩa cho thành tố kia để tạo nên một nghĩa hoàn chỉnh. Các nét nghĩa của hai thành
tố gắn bó hữu cơ với nhau.
Ví dụ:
Các từ có yếu tố trái nghĩa: sinh tử, động tĩnh, nam nữ, lợi hại,
Các từ có yếu tố đồng nghĩa, gần nghĩa, hoặc cùng trường nghĩa: cô
độc, hưng thịnh, gian ác, vĩ đại, cao thượng, phân phát, thịnh vượng, hân hoan,
lương thiện,…
Trật tự của các yếu tố trong từ ghép đẳng lập thường là cố định, nhưng cũng
có một số từ có thể đảo trật tự các yếu tố mà nghĩa vẫn không thay đổi:
Ví dụ: chung thuỷ = thuỷ chung; biệt li = li biệt, trang điểm = điểm trang,
hoàng kim = kim hoàng, tranh đấu = đấu tranh, giản đơn = đơn giản, tăng gia = gia
tăng, tha thiết = thiết tha,…
Trong từ ghép Hán Việt còn có loại từ ghép trùng lặp đó là những từ được

cấu tạo bởi hai đơn vị có kết cấu âm tiết và ý nghĩa nội tâm hoàn toàn giống nhau,
sau khi được lắp ghép thành một chỉnh thể trở thành một từ ghép song âm.
Ví dụ: gia gia, xứ xứ, nhân nhân, thường thường,…
Những từ được cấu tạo theo kiểu này thường được dùng để biểu thị sự
toàn thể, toàn bộ, khắp lượt, liên tục, lặp di lặp lại,… Chúng đi vào tiếng Việt
bằng hình thức sao phỏng; như kiểu kết hợp: người người làm việc thiện, nhà
nhà làm việc thiện,…
.) Từ láy
Theo quan niệm hiện tại thì một từ được coi là từ láy phải thỏa mãn những
điều kiện sau:
Phải gồm từ hai thành tố trở lên (chủ yếu là hai thành tố)
Các thành tố trong từ láy có quan hệ về ngữ âm với nhau.
Nghĩa của từ láy có giá trị gợi tả, biểu cảm
Tuy nhiên thực tế còn có rất nhiều từ ít nhiều gợi lên mối quan hệ ngữ âm
như: hoang mang, ấm ức, khổ sở, đường hoàng,… cũng có vẻ như là từ láy. Vì tuy


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
không lặp lại bộ phận (hay toàn bộ) ngữ âm, nhưng các từ này lại “gây cảm tưởng
có sự lặp lại về âm”.
Từ láy Hán Việt cũng vậy. Bên cạnh những từ mà quan hệ ngữ âm giữa các
thành tố không có sự lặp lại toàn bộ (hay bộ phận) mà chỉ gợi lên mối quan hệ ngữ
âm như: đường hoàng, bàng hoàng,… chúng ta còn bắt gặp ở đó những từ láy mà
cả hai yếu tố đều có nghĩa trong thụ cảm của người hiểu biết tiếng Hán.
Những từ được gọi là từ láy Hán Việt phải thỏa mãn một điều kiện trước
tiên là: các thành tố tạo nên từ láy là yếu tố Hán Việt. Đó có thể là:
Cả hai thành tố là Hán Việt: đinh ninh, lâm li, độc đoán, đường hoàng, lam
lũ, khang trang, tư lự, do dự,…

Có thể chỉ có một thành tố là yếu tố Hán Việt: biền biệt, khô khốc, hậu hĩ,
não nùng, bạc bẽo, nhục nhã,
Hầu hết những từ láy Hán Việt mà cả hai thành tố là Hán Việt thì đều là
những từ mượn nguyên khối từ tiếng Hán. Đối với những từ láy này: về mặt ngữ âm
có thể thấy có một sự tương ứng khá rõ giữa các từ láy Hán Việt với bản thân chúng
ở trong nguyên ngữ; về mặt ý nghĩa, các thành tố đều có nghĩa và nghĩa của từ láy
Hán Việt trong nguyên ngữ tiếng Hán là do chính các thành tố này tạo thành.
Ví dụ: “phong phú”:
- phong: dồi dào
- phú: giàu
Trong tiếng Hán “phong phú” vừa được dùng làm tính từ với nghĩa
“nhiều, dồi dào”; vừa được dùng làm động từ với nghĩa “làm cho nhiều, làm
cho dồi dào”.
Còn những từ láy chỉ có một thành tố là yếu tố Hán Việt thì đều là những từ
láy được tạo ra trong tiếng Việt. Những từ láy này nhìn chung không nhiều. Đặc
điểm bao trùm lên loại từ láy này là khi tham gia cấu tạo từ láy, các thành tố Hán
Việt đóng vai trò là thành tố chính, “có nghĩa”, còn từ láy được cấu tạo nên thì theo
mô hình của từ láy tiếng Việt.
Ví dụ: khô – khô khốc
biệt - biền biệt


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
bạc – bạc bẽo
hậu – hậu hĩ
b. Đặc điểm về ngữ nghĩa từ ngữ Hán Việt
Các từ ngữ Hán Việt khi được mượn vào tiếng Việt trở thành một bộ phận
của từ vựng tiếng Việt và chúng hoạt động theo quy luật tiếng Việt vì vậy ngữ nghĩa

của các đơn vị gốc Hán có thể thay đổi so với tiếng Hán.
- Sự mở rộng nghĩa, phát triển thêm nghĩa mới:
Rất nhiều những từ ngữ Hán Việt khi đi vào hoạt động hành chức, bên cạnh
nghĩa gốc trong tiếng Hán, còn phát triển thêm nghĩa mới.
Ví dụ:
. Hắc: có nghĩa là đen tối
Vào tiếng Việt, ngoài nghĩa trên còn có thêm hai nghĩa nữa:
Có mùi xông mạnh lên mũi, gây cảm giác khó chịu
Tỏ ra nghiêm cứng rắn đến mức có thể cứng nhắc trong việc giữ nguyên
tắc, làm người dưới quyền phải nể sợ một cách khó chịu
. Đả: có nghĩa là đánh
Vào tiếng Việt, ngoài nghĩa trên còn có các nghĩa sau:
Đả kích bằng lời nói, tranh ảnh. Ví dụ: Bài báo đả thói cửa quyền.
Ăn, uống hoặc ngủ (như đánh). Ví dụ: Hắn đả hết 2 bát cơm.
. Động: có các nghĩa là không đứng yên – đụng đến – hang núi
Vào tiếng Việt, ngoài nghĩa trên còn có các nghĩa sau:
cồn rộng và không cao lắm, thường ở vùng ven biển. Ví dụ: động cát
có những biến đổi trạng thái mạnh mẽ. Ví dụ: biển động dữ dội
có dấu hiệu không bình thường cho thấy tình hình không yên, cần đề phòng.
VD: Thấy động, tên trộm bỏ chạy.
. Đầu: có các nghĩa sau:
phần trên hết của thân mình Ví dụ: cái đầu,…
ném vào, đưa vào Ví dụ: đầu cơ, đầu thai,…
Vào tiếng Việt, ngoài nghĩa trên còn có các nghĩa sau:
Phần có điểm xuất phát của một khoảng không gian của thời gian đối lập
với cuối. Ví dụ: đầu mùa thu, nhà ở đầu sông, những ngày đầu năm, …


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


17
Phần ở tận cùng, giống nhau ở hai phía đối lập trên chiều dài của một vật.
Ví dụ: hai bên đầu cầu, nắm hai đầu dây,…
Vị trí hoặc thời điểm thứ nhất, trên hoặc trước tất cả những vị trí, thời điểm
khác. Ví dụ: lần đầu, hàng ghế đầu, tập đầu của bộ phim,…
- Sự thu hẹp nghĩa:
Đây là sự phát triển theo hướng: các yếu tố gốc Hán khi đi vào tiếng
Việt thì tiếng Việt không tiếp nhận tất cả các nghĩa vốn có của nó mà chỉ tiếp nhận
phần nào một số nghĩa, hoặc bớt các nét nghĩa, hoặc hạn chế phạm vi sử dụng từ
Hán Việt với nghĩa cụ thể.
Ví dụ:
. Bì: trong tiếng Hán có nghĩa là “tổ chức mặt bên ngoài của người hay sinh
- thực vật”. Với nghĩa này, bì tương đương với các cách dùng sau trong tiếng Việt:
da của người (nhân bì), da của động vật (trư bì, ngưu bì), vỏ của thực vật (thụ bì).
Nhưng hiện nay trong iếng Việt bì chủ yếu được dùng với nghĩa: da của
động vật: trâu, bò, lợn, gà, đã chết, dùng làm thức ăn.
. Hồng: trong tiếng Hán có nghĩa là đỏ - một loại màu sắc cơ bản. Nhưng
khi vào tiếng Việt lại được dùng để chỉ mức độ từng loại màu đỏ: đỏ hồng, đỏ au,
đỏ chót, đỏ quạch, đỏ hoe, đỏ chói,
. Tống: trong tiếng Hán có nghĩa chỉ một hành động chung là tiễn. Nhưng
khi vào tiếng Việt nó lại được dùng để chỉ một hành động cụ thể: đưa đi, đuổi đi
bằng hành động dứt khoát, mạnh mẽ: tống cổ, tống giam, tống khứ,
. Thổ: trong tiếng Hán mang nghĩa chỉ đất nói chung.
Nhưng khi vào tiếng Việt lại mang nghĩa chỉ tiểu loại: đất để xây dựng nhà
ở, làm vườn hay để trồng trọt (nhưng không phải là ruộng để trồng lúa): thổ canh,
thổ cư,
- Sự biến đổi nghĩa:
Bên cạnh hai khuynh hướng mở rộng và thu hẹp nghĩa thì một số từ tiếng
Hán khi trở thành yếu tố (hoặc từ) Hán Việt thì có xu hướng: nghĩa của chúng
chuyển nghĩa rất xa hoặc thay đổi hẳn so với nghĩa trong tiếng Hán.

Ví dụ:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
. thiên vị (Hán): vốn có nghĩa là ngôi vua; vào tiếng Việt lại có nghĩa là
thiên về phía không công bằng, không vô tư.
Ví dụ: Trọng tài thiên vị đội A
. bàng hoàng: vốn có nghĩa là do dự, không biết đi lối nào; vào tiếng Việt
lại có nghĩa là: choáng váng, bất ổn định nhất thời về tinh thần.
. sa đà: vốn có nghĩa là: vấp ngã vì hờ hững mà bỏ mất thời giờ; vào tiếng
Việt lại có nghĩa là: bị cuốn hút vào việc gì đó đến mức không tự kiểm chế được.
. khốn nạn: vốn có nghĩa là khó khăn; vào tiềng Việt lại có nghĩa là hèn
mạt, không còn chút nhân cách, đáng khinh bỉ, nguyền rủa…
c. Đặc điểm phong cách của từ ngữ Hán Việt
- Tính cố định:
Từ Hán Việt có sự kết hợp bền chắc, mang tính chất cố định.
Ví dụ: So sánh:
“giang sơn” và “sông núi”
“hạnh phúc” và “sung sướng, đủ đầy”
“đê tiện” và “xấu xa, hèn nhát”
Chúng ta thấy rằng: Với các từ Hán Việt, chúng ta không thể đảo vị trí các
yếu tố trong từ hay thêm bất kì yếu tố nào vào được:
sơn giang (-)
phúc hạnh (-)
tiện đê (-)
Nhưng với các từ thuần Việt tương đương, chúng ta có thể đảo vị trí các
yếu tố, thậm chí thêm các yếu tố khác vào:
núi sông (+) sông và núi (+)

đủ đầy, sung sướng (+) sung sướng và đủ đầy (+)
hèn nhát, xấu xa (+) xấu xa và hèn nhát (+)
- Tính đa nghĩa:
Từ Hán Việt thường bao chứa nhiều nghĩa khác nhau: nghĩa gốc, nghĩa
chuyển, nghĩa mở rộng.
Ví dụ:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
Từ “di”: Có các nghĩa sau:
- để lại cho người sau: di chiếu, di chúc, di bút,…
- dời đi nơi khác: di chuyển, di cư, di trú,…
Từ “giải”: Có các nghĩa sau:
- chia ra, tách ra: giải tán, giải tỏa,
- nói cho hiểu rõ: lý giải, phân giải,
- Tính trừu tượng, cổ kính:
Từ Hán Việt tuy cô đọng, súc tích nhưng rất khó hiểu vì nó chứa đựng
nhiều ý tứ sâu sắc. Khi nhắc đến một yếu tố Hán Việt nào đó, chúng ta sẽ liên tưởng
theo nhiều chiều, tới nhiều yếu tố kết hợp với nó; khiến cho chúng ta có cảm giác về
sự tĩnh tại, cổ kính, trừu tượng. Trong khi đó, từ thuần Việt đồng nghĩa lại tạo nên
một hình ảnh rất sống động, cụ thể, gần gũi.
So sánh: thái dương và mặt trời ta sẽ cảm nhận thấy rất rõ điều ấy:
Khi nói đến thái dương, chúng ta cảm thấy có một cái gì đó rất xa xôi, trừu
tượng và rất khó định hình một cách cụ thể. Nhưng nếu nói mặt trời, chúng ta sẽ
tưởng tượng ra ngay trước mắt một sự vật cụ thể, thân thiện, gần gũi mà có thể vẽ
hoặc mô tả bằng ngôn ngữ: mặt trời đỏ rực, mặt trời khuất dần sau những rặng
tre,…. Thậm chí, các em thiếu niên, nhi đồng còn có thể vẽ nên ông mặt trời của
riêng mình: “ cháu vẽ ông mặt trời, miệng ông cười thật tươi, như miệng cười cô

giáo…cháu vẽ ông mặt trời, chùm mây ở cạnh ông…”
Chính đặc điểm này đã tạo nên sự đối lập giữa tính chất tĩnh của từ Hán
Việt với tính chất động của từ thuần Việt:
kiêu ngạo - tỏ vẻ khinh người, tự cao tự đại
nghiêm trang - chỉnh đốn và có vẻ thận trọng
li biệt - lìa cách nhau, kẻ ở người đi
Bên cạnh đó ta thấy rằng, từ Hán Việt đem đến cho chúng ta sắc thái cổ
kính mà từ thuần Việt không có. Sắc thái cổ kính này là do từ Hán Việt dùng để tái
tạo hình ảnh các nhân vật và cuộc sống, không khí xã hội ngày xưa. Đó là các giá trị
phong cách cổ của các từ ngữ Hán Việt chỉ các đối tượng của sự vật mà trong cuộc

×