Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Văn hóa trong phê bình theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.71 KB, 3 trang )

Văn hóa trong phê bình
theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
PHẠM HOÀNG DIỆP
Tạp chí Hà Nội ngàn năm
Tự phê bình và phê bình cốt là để phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm để tư tưởng và hành
động được đúng hơn và tốt hơn để làm việc có hiệu quả hơn. Như vậy cũng có nghĩa: tự phê bình
và phê bình là hành vi văn hóa vì vậy nó phải được thực hiện đúng như bản chất của nó. Qua các
phân tích nghiên cứu thì quan điểm phê bình có văn hóa của Hồ Chí Minh là:
Phê bình thẳng thắn, khách quan và xây dựng.
Phê bình với tâm trong sáng, tấm lòng bao dung và tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Phê bình được thực hiện một cách dân chủ, công khai.
Phê bình có phương pháp và nghệ thuật.
Hồ Chí Minh nhận thấy rằng: người đời không phải là thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết
điểm, điều quan trọng là phải mạnh dạn nhận khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa. Người ví việc
che giấu khuyết điểm giống như “giấu giếm bệnh tật trong mình không dám uống thuốc để bệnh
ngày càng nặng thêm nguy hiểm đến tính mạng”, bởi vậy “thang thuốc hay nhất là tự phê bình và
phê bình” trong đó phải phê bình mình trước rồi phê bình người sau như người xưa đã dạy: “Tiên
trách kỷ hậu trách nhân”.
Thái độ văn hóa trong phê bình và tự phê bình là thành khẩn, trung thực và xây dựng. Mạnh dạn
công khai tự phê bình, có khuyết điểm gì nói bằng hết cho dù đó là việc làm khó khăn đau đớn vì
thừa nhận cái sai, cái dốt, cái kém của mình là sợ mất thể diện, uy tín, địa vị. Khi được người khác
phê bình phải vui vẻ tiếp thu với thái độ thực sự cầu thị chứ không phải chỉ nhận lỗi qua loa hoặc
tìm cách bao biện cho khuyết điểm của mình rồi lại “chứng nào tật nấy”. Khi phê bình người khác
phải thành khẩn, đúng mực, có sao nói vậy, không nên “ít suýt ra nhiều”. Phê bình có văn hóa là
phê bình có tính xây dựng, không lợi đụng phê bình để bới móc, nói xấu lẫn nhau, không phê bình
lung tung, hồ đồ, vô trách nhiệm. Phê bình không chỉ dừng lại ở việc vạch ra khuyết điểm mà còn
phải đưa ra biện pháp sửa chữa. Thái độ đúng đắn trong phê bình mà Hồ Chí Minh nêu ra là “lý lẽ
phân minh, nghĩa tình đầy đủ”. Khi phê bình phải thật sự khách quan, công tâm chứ không phải
“yêu nên tốt ghét nên xấu” để dẫn tới tình trạng cùng phe cánh thì bao che, không cùng phe cánh
thì bới móc.
Tự phê bình và phê bình phải xuất phát từ tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Càng yêu thương thì


càng phải thăng thắn phê bình, có như vậy mới thực sự giúp nhau tiến bộ. Tránh thái độ đối với
những người mắc sai lầm, khuyết điểm như đối với “hổ mang thuồng luồng” hoặc sử dụng phê
bình như là những thủ đoạn, tiểu xảo để “dìm” nhau, làm mất uy tín của nhau.
Phê bình phải được thực hiện một cách dân chủ, công khai. Muốn dân chủ tốt thì cán bộ phải
gương mẫu tự phê bình và phê bình. Thực hiện dân chủ trong phê bình tốt nhất là bằng phương
pháp tác động ba chiều từ trên xuống, từ dưới lên, từ ngoài (Đảng) vào: Cấp trên phê bình chưa đủ.
Đồng chí, đồng sự phê bình, chưa đủ phải hoan nghênh quần chúng phê bình nữa thì sự phê bình
mới hoàn toàn. Phê bình phải công khai tránh thái độ “trước mặt không nói, soi mói sau lưng” hay
“trong Đảng im tiếng, ngoài Đảng lắm mồm”. Hồ Chí Minh cũng xác định rõ đối tượng của phê
1
bình “là công việc chứ không phải là người” để loại trừ những thái độ thù hận, trả đũa hay mặc
cảm đố kỵ.
Tự phê bình và phê bình còn được Hồ Chí Minh coi là thứ “vũ khí thần diệu” để Đảng thường
xuyên trong sạch vững mạnh. Muốn sử dụng được thứ “vũ khí” này thì cần phải nắm vững kỹ
thuật và cao hơn nữa là phải có nghệ thuật. Phương pháp và nghệ thuật phê bình thể hiện ở quan
điểm biện chứng trong sự nhìn nhận đánh giá con người (tức là nhìn nhận con người trong sự vận
động và phát triển), biết phối hợp một cách hài hòa giữa tình và lý trong hành vi và thái độ ứng xử
giữa con người với con người, có khả năng kết hợp giữa cái riêng, cá thể với cái chung, tập thể, xã
hội, biết vận dụng quy luật đấu tranh giữa các mặt đối lập đúng – sai, tốt xấu…
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân ra ba thái độ khác nhau về tự phê bình và phê bình:
“Một là, những đồng chí giác ngộ chính trị cao thì tự phê bình rất thật thà và kiên quyết sửa chữa
khuyết điểm. Khi phê bình người khác các đồng chí ấy thành khẩn, đối với những người có khuyết
điểm nặng mà không chịu sửa chữa thì các đồng chí ấy đấu tranh không nể nang.
Hai là, một số người thì phê bình, giáo dục mấy cũng không sửa đối, “cứ ì ra”.
Ba là, một số người khá đông có thái độ tự phê bình thì quá yếu, không mạnh dạn công khai tự phê
bình, không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của mình, thường tìm những khó khăn khách quan
để tự biện hộ. Đối với người khác thì các đồng chí ấy rất “macxit nhưng đối với bản thân mình thì
sợ mất thể diện, mất uy tín”.
Hiện nay, bên cạnh một số ít cán bộ đảng viên mạnh dạn tự phê bình và phê bình thì thái độ phổ
biến vẫn là né tránh hoặc qua loa, hình thức và thường có xu hướng đổ lỗi cho sự hạn chế về nhận

thức, kể cả với những vi phạm nghiêm trọng làm thất thoát tài sản rất lớn của Nhà nước. Những
thái độ như “trông trước ngó sau nghe ngóng hùa theo, đón ý cấp trên để phê bình cho “trúng”…
vẫn là trào lưu chính. Nguyên nhân là vì người thì sợ ảnh hưởng đến việc thăng quan tiến chức,
đến quyền lợi kinh tế, người thì sợ phê bình người khác rồi họ lại sẽ phanh phui những khuyết
điểm của mình, một số người thì chủ trương “dĩ hòa vi qúy”, “mũ ni che tai”, “ngậm miệng ăn
tiền”. Có người thì sợ bị trù dập nên nhẫn nhục, chịu đựng, an phận. Một số phần tử cơ hội khác lại
lợi dụng phê bình để công kích, những người mình không ưa, kéo bè, kéo cánh để “giải quyết,
thanh toán, hạ bệ” nhau gây ra mất đoàn kết nội bộ. Hiện nay, công tác phê bình, tự phê bình vẫn
trong tình trạng hình thức “mưa phùn, gió nhẹ” nên rất ít hiệu quả. Điều này lý giải vì sao trong
những năm qua rất nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng xảy ra nhưng ít được phát hiện trong quá
trình tự phê bình và phê bình ở tại các cấp ủy Đảng cơ sở mà chủ yếu do tố giác của quần chúng,
do các cơ quan nghiệp vụ và báo chí phanh phui.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X vừa qua, Đảng ta đã nhận định: “Tình trạng nể nang, né
tránh không dám nói thẳng nói thật đang là căn bệnh của nhiều tổ chức Đảng, một số cấp ủy và cán
bộ chủ chốt chưa thật sự gương mẫu trong công tác và sinh hoạt. Nguyên tắc công khai minh bạch
trong hoạt động của hệ thống chính trị chưa được coi trọng”.
Để khắc phục tình trạng trên, cần xử lý nghiêm minh những biểu hiện thành kiến, trù dập người
dám phê bình. Cần có những hình thức kỷ luật thích đáng đối với những người lợi dụng phê bình
để đạt mục đích tự tư tự lợi, để gây chia rẽ mất đoàn kết nội bộ, để phá hoại Đảng. Cũng cần phải
phê phán thái độ phê bình theo lối “vuốt ve”, xu nịnh cán bộ lãnh đạo… Tất cả những thái độ trên
đây biểu hiện sự thiếu văn hóa trong tự phê bình và phê bình.
Việc tìm hiểu khía cạnh văn hóa trong phê bình theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp
chúng ta hiểu thấu đáo hơn những chỉ dẫn của Người, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta
2
ngày càng thật sự trong sạch vững mạnh về chính trị tư tưởng và tổ chức, gắn bó mật thiết với
nhân dân, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu mạnh mẽ của cán bộ, đảng viên trong giai
đoạn cách mạng mới, mau chóng hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
3

×