Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI & NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.69 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Nền triết học phương Tây ra đời vào giai đoạn 600 – 430 trước Công
nguyên và trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng với lịch sử của nhân loại.
Nếu như ở thời kỳ trung cổ, nền triết học phương Tây rơi vào thời kỳ đen tối khi
nó trở thành một bộ môn của thần học và chỉ có nhiệm vụ củng cố niềm tin cho
tôn giáo thì đến thời Phục hưng, triết học đã được khôi phục và giữ một vai trò
hết sức quan trọng trong nền kinh tế, chính trị của các nước đang hình thành và
phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Quan niệm coi triết học là “
người mẹ” của các ngành khoa học đã được khôi phục và phát triển rực rỡ thành
quan điểm coi triết học là “ khoa học của các ngành khoa học” ở thời kỳ Cận
đại. Đóng góp cho sự phát triển của triết học thời kỳ này là bốn trường phái triết
học tiêu biểu: trường phái duy vật kinh nghiệm-duy giác, trường phái duy lý –tư
biện, trường phái duy tâm-bất khả tri, triết học khai sáng và chủ nghĩa Pháp. Trong
đó, trường phái duy lý tư biện có vai trò hết sức quan trọng và ảnh hưởng to lớn
đến sự phát triển của triết học nhân loại với các triết gia tiêu biểu là René
Descartes, Baruc Xpinôda, Gôtphơriet Vinhem Lépnít. Quan niệm đề cao lý
tính, cố gắng hệ thống hóa toàn bộ tri thức mà con người đạt được lúc bấy giờ
dựa trên cơ sở phương thức tư duy lý luận đã góp phần tạo nên nhiều thành tựu
khoa học vĩ đại cho nhân loại đặc biệt là trong ngành toán học, vũ trụ học, sinh lý
học…Bên cạnh đó, quan niệm này còn ảnh hưởng không nhỏ đến mọi lĩnh vực
trong đời sống xã hội, đặc biệt là lối tư duy lý tính đã trở thành một phong cách,
một lối sống đặc trưng cho xã hội Tây phương. Con người không hài lòng với
những gì đang hiện hữu, đang diễn ra mà luôn hoài nghi để từ đó không ngừng
sáng tạo ra những thành tựu khoa học mới. Chính vai trò tạo ra một cuộc cách
mạng trong lịch sử tư tưởng triết học đó, người viết đã chọn nghiên cứu đề tài :
“Chủ nghĩa duy lý tư biện phương Tây thời cận đại và những giá trị, hạn chế của
nó”. Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu chính là sách Triết học Phần 1-Đại cương về
lịch sử triết học của TS Bùi Văn Mưa và các sách, trang web khác, đề tài sẽ làm
sáng rõ hơn những ưu điểm có thể ứng dụng vào thực tế cuộc sống và tư duy lý luận
đồng thời tìm ra những khuyết điểm để khắc phục và hoàn thiện.
1


CHƯƠNG 1
NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI.
1.1. SƠ LƯỢC VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ, XÃ HỘI, KHOA HỌC
TRIẾT HỌC DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI
Thời kì cận đại là thời kì phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả các mặt
của đời sống xã hội. Đó là sự phát triển tiếp tục của chủ nghĩa tư bản, của khoa
học và tư tưởng, trong đó có chủ nghĩa duy vật triết học, nhưng với những đặc
điểm mới. Khác với thời kì Phục hưng, thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) ở các
nước Tây Âu là thời kì giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi về chính trị trước
giai cấp phong kiến, đây cũng là thời kì phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
được xác lập và trở thành phương thức sản xuất thống trị Tây Âu.
Thời kỳ cận đại nổi bật 4 trường phái triết học tiêu biểu: trường phái duy vật
kinh nghiệm-duy giác, trường phái duy lý –tư biện, trường phái duy tâm-bất khả tri,
triết học khai sáng và chủ nghĩa Pháp. Tuy nhiên bài tiểu luận chỉ trình bày về
trường phái duy lý-tư biện. Đây là trường phái triết học-siêu hình học đề cao lý tính,
cố gắng hệ thống hóa toàn bộ tri thức mà con người đạt được lúc bấy giờ dựa trên cơ
sở phương thức tư duy lý luận, nhằm giúp con người thoát ra khỏi cách nhìn thiển
cận về thế giới. Nó được Đềcáctơ đặt nền móng, Xpinôda và Lépnít phát triển theo
khuynh hướng duy vật và duy tâm khác nhau. [1, Trang 144].
1.2. NHỮNG TRIẾT GIA TIÊU BIỂU
1.2.1. Rơnê Đềcactơ
René Descartes (1596–1650) là triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người
Pháp, ông được một số người xem là cha đẻ của chủ nghĩa duy lý cận đại, cha đẻ
của triết học hiện đại. Học thuyết triết học của Descarter toát lên tinh thần duy lý,
tìm kiếm và sử dụng các phương pháp chỉ đạo lý trí để nhận thức đúng đắn thế
giới. Có thể chia triết học của ông thành hai bộ phận là Siêu hình học và Khoa
học. Trong siêu hình học, Descarter là nhà nhị nguyên luận ngã về phía duy tâm;
nhưng trong khoa học ông lại là nhà duy vật siêu hình máy móc nổi tiếng.
Descarter không chỉ là người khôi phục lại mà còn đưa truyền thống duy lý

2
Phương Tây lên đỉnh cao. Ông đã đặt nền móng vững chắc cho khoa học lý
thuyết, lịch sử triết học, khoa học và văn minh tinh thần của Phương Tây chịu
ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng của ông [1,trang 145].
 Siêu hình học: Trong siêu hình học của Descarter nổi bật những tư tưởng
sau:
- “Nghi ngờ phổ biến” – nguyên tắc xuất phát để xây dựng triết học và khoa
học mới:[1, trang 145]
+ Descarter đòi hỏi phải xây dựng triết học mới. Triết học mới phải
được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, triết học là tổng thể tri thức
của con người về các lĩnh vực; còn theo nghĩa hẹp, triết học là siêu hình
học-cơ sở thế giới quan của con người. Triết học mới phải bàn về khả
năng và phương pháp đạt được tri thức đúng đắn, vì vậy, nhiệm vụ của nó
trước hết là phải khắc phục chủ nghĩa hoài nghi, và sau đó là xây dựng các
nguyên tắc chỉ đạo các ngành khoa học khám phá ra các quy luật của giới
tự nhiên, xây dựng các chân lý khoa học, giúp con người chinh phục giới
tự nhiên, phục vụ lợi ích cho mình. Nói vắn tắt, triết học mới là triết học
gắn liền với khoa học nhằm làm chủ tư duy, nâng cao trình độc lý luận
cho con người
+ Descarter cho rằng, cơ sở của chân lý là lý tính, và để nhận thức đúng
cần phải nghi ngờ phổ biến – nghi ngờ mọi cái, kể cả cái mà người đời
cho là chân lý ta cũng phải nghi ngờ; tức nghi ngờ mang tính phương pháp
luận để không mắc sai lầm và có được niềm tin chắc chắn trong nhận
thức. Với nguyên tắc nghi ngờ trên, Descarter đề cao tư duy lý tính và coi
thường kinh nghiệm, cảm tính trong hoạt động nhận thức; vì vậy ông đã
xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa duy lý thời cận đại. Theo ông, mọi cái tồn
tại chỉ có thể trở thành chân lý khi chúng được đưa ra phán xét dưới tòa án
của lý tính nhằm tự bào chữa cho sự tồn tại của chính mình. Nghi ngờ phổ
biến, vì vậy, là cơ sở phương pháp luận của triết học Descarter. Quan
điểm duy lý này của Descarter có ý nghĩa tích cực trong quá trình đấu

tranh chống chủ nghĩa giáo điều, chống lại lòng tin vô căn cứ. Tuy nhiên
cũng giống như Ph. Becon, người chỉ thấy một mặt của quá trình nhận
3
thức – mặt lý tính; do đó cơ sở phương pháp luận này cũng mang tính siêu
hình, phiếm diện ( phương pháp siêu hình tư biện).
- “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại” : dù dựa trên phương pháp nghi ngờ phổ
biến, nhưng Descarter không đi đến chủ nghĩa hoài nghi mà là bác bỏ nó
và xây dựng nguyên lý cơ bản của toàn bộ hệ thống siêu hình học duy lý
của mình – nguyên lý “ Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”. Dựa trên nguyên lý
cơ bản này, ông xây dựng hệ thống siêu hình học của mình. Đối với ông
siêu hình học phải là học thuyết chặt chẽ về Thượng Đế, về giới tự nhiên
và con người, để từ đó rút ra các nguyên tắc giúp chỉ đạo hoạt động bản
chất của con người – hoạt động nhận thức của linh hồn lý tính [1, trang
146].
- Lý luận về Thượng Đế, giới tự nhiên và con người:
+ Trình bày các chứng minh về sự tồn tại của Thượng đế: theo ông,
Thượng đế thật sự tồn tại, bởi vì mọi dân tộc, mọi con người đều nghĩ về
Thượng đế; hơn nữa, sự tồn tại của Thượng đế là cái đảm bảo chắc chắn
cho sự tồn tại của giới tự nhiên cũng như của vạn vật sinh tồn trong nó,
đảm bảo cho sự tồn tại của thể xác và năng lực nhận thức vô tận của con
người [1, trang 147].
+ Coi vạn vật trong giới tự nhiên chỉ có thể được tạo thành từ hai thực
thể tồn tại độc lập nhau: thực thể tinh thần phi vật chất với thuộc tính biết
suy nghĩ, tạo thành mọi ý nghĩ, quan niệm, tư tưởng và các thực thể vật
chất phi tinh thần với quãng tính, tạo thành các sự vật có thể đo được theo
cac đặc tính không gian, thời gian [1, trang 147].
+ Coi con người là một sự vật đặc biệt được tạo thành từ hai thực thể
trên, nó vừa có linh hồn bất tử vừa có cơ thể khả tử; là một sinh vật chưa
hoàn thiện nhưng có khả năng đi đến hoàn thiện, là bậc thang trung gian
giữa Thượng đế và hư vô, nên con người vừa cao siêu, không mắc sai lầm

vừa thấp hèn, có thể mắc sai lầm [1, trang 147].
- Lý luận về linh hồn: Linh hồn con người không chỉ bao gồm lý trí mà còn
có cả ý chí. Lý trí mang lại khả năng nhận thức sáng suốt, đúng đắn. Ý chí
mang lại khả năng chọn lựa, phán quyết ( khẳng định hay phủ định), khả
năng tự do giải quyết. Hoạt động bản chất của linh hồn con người là nghi
ngờ, tức suy nghĩ, tư duy [1, trang 147].
4
- Quan niệm về nhận thức: Xuất phát từ quan niệm coi hoạt động bản chất
của linh hồn là nhận thức, và mọi chân lý đều bắt nguồn từ linh hồn lý tính
( trí tuệ), Descarter cho rằng: nhận thức là quá trình linh hồn lý tính xâm
nhập vào chính mình để khám phá ra tư tưởng bẩm sinh ( các nguyên lý,
quy luật của logic hay của toán học ) chứa đựng trong mình và sử dụng
chúng để tiếp cận thế giới; Trực giác – năng lực linh cảm của linh hồn lý
tính mang lại những ý niệm rõ ràng, rành mạch, hiển nhiên là hình thức
nhận thức tối cao khám phá ra các tư tưởng bẩm sinh đó[1, trang 148].
- Các nguyên tắc phương pháp luận nhận thức: Theo ông, có 4
nguyên tắc phương pháp luận nhận thức:[1, trang 148].
• Một là, chỉ coi chân lý là những gì rõ ràng, rành mạch, không gợn
một chút nghi ngờ nào cả (nhờ vào trực giác).
• Hai là, phải chia đối tượng phức tạp thành các bộ phận đơn giản
cấu thành để tiện lợi trong việc nghiên cứu.
• Ba là, quá trình nhận thức phải xuất phát từ những điều đơn giản,
sơ đẳng nhất, dần dần đến những điều phức tạp hơn.
• Bốn là, phải xem xét toàn diện mọi dữ kiện, tài liệu để không bỏ
sót một cái gì trong quá trình nhận thức.
Như vậy, theo Descarter, quá trình nhận thức đúng đắn phải dựa vào năng
lực trực giác của linh hồn lý tính để khám phá ra những tri thức bẩm sinh chứa
sẵn trong nó. Sau đó, linh hồn lý tính sử dụng hiệu quả tư duy phân tích một cách
toàn diện và phép suy diễn hợp lý ( diễn dịch toán học) để xây dựng mọi tri thức
khoa học lý thuyết; đồng thời, qua đó mà hoàn chỉnh lý trí khúc chiết để phát

triển chủ nghĩa duy lý.
 Khoa học: Trong lĩnh vực khoa học, ông đã bộc lộ thế giới quan duy
vật siêu hình máy móc của mình, tuy nhiên có chỗ thể hiện một số quan điểm
biện chứng vượt trước thời đại [1, trang 149].
1.2.2. BARÚC XPINÔDA
5
Sinh năm 1632 tại Amsterdam. Cha mẹ Do Thái. Học làm thầy giảng Do
Thái và nhiễm các thuyết như tân Platon, Maimonide… Quen biết một số nhà tri
thức Ky Tô giáo, Spinosa nghiên cứu triết học Descartes. Vì tinh thần độc lập,
ông bị giáo hội Do Thái tuyệt thông năm 1656. Ông ẩn thân ở La Haye. Nơi đây
ông trước tác mạnh Tác phẩm xuất sắc nhất của ông là : “ Ethico more
geometrico demonstrate”. Cả đời ông sống nghèo nàn để giữ phẩm cách. Mất
năm 1677 thọ 45 tuổi [2, trang 44]. Xpinôda đã phát triển tiếp tục chủ nghĩa duy
lý-siêu hình học thời cận đại. Mặc dù còn nhiều hạn chế do ảnh hưởng của nên tư
tưởng đương thời nhưng trong hệ thống triết học của ông vẫn bộc lộ được những
yếu tố duy vật, vô thần và biện chứng đáng quý. Có thể tóm tắt những tư tưởng
chủ yếu của ông như sau:
a. Đối tượng của triết Spinosa là cái thiện
b. Phương pháp luận triết của ông cũng giống như của Descartes nặng về
luân lý toán học.
c. Tiêu chuẩn tìm chân lý của ông là trong nột ý tưởng xác thực có sẵn sự
bảo đảm của nó trong khi Descartes nhờ cây cầu Cogito tìm thượng đế.
d. Spinosa chấp nhận nguyên tắc của mọi trật tự siêu hình, mọi trật tự
luân lý là Thượng Đế. Novalis nói ông say sưa Thượng Đế. Nhưng vì
ông quan niệm Thượng Đế không khác biệt mấy với thiên nhiên nên
Bayle nói ông “Vô thần từ trong hệ thống”.
e. Spinosa có chủ trương siêu hình học đặc biệt: Theo ông bản thể tự
hữu, tất yếu duy nhất, vô hạn. Không bản thể nào hơn là Thượng Đế.
Những gì khác là thể cách, là thần thuộc của Thượng Đế. Lý trí trong
thực tế chỉ biết hai thần thuộc vô hạn: Đó là khoảng rộng và tư tưởng,

các vật thể là thể cách hữu hạn của tư tưởng. Linh hồn chỉ là ý tưởng
của thân xác.
f. Về luân lý, Spinosa quan niệm ý chí và trí tuệ là một [2, trang 45].
Ý chí là sức mạnh của ý tưởng nên giá trị luân lý của các ước vọng tùy
vào giá trị của chân lý, của ý tưởng mà chúng ta gán cho đối tượng được ước
muốn. Nếu ta có những ý tưởng bất tương xứng về sự vật thì ta không làm chủ
được sự vật mà lệ thuộc nó. Các ước vọng của ta trở thành tính dục xấu. Nếu ta
6
có những ý tưởng tương xứng do lý trí, thì các ước vọng trở thành nhân đức. Đời
sống luận lý dựa trên những tri thức phân minh. Nếu ta dùng trực giác để ý tưởng
tương xứng với đời sống luận lý của ta còn hoàn toàn hơn. Vạn vật ở trong
Thượng Đế, Trực giác là biết được Thượng đế. Nó sinh ra tình yêu Thượng Đế
bằng tinh thần, là cái tạo ra toàn phúc vĩnh cửu [2, trang 44].
1.2.3. GỐTPHƠRIÉT VINHEM LÉPNÍT
Gottfried W. Leibniz (1646-1716) là một triết gia lỗi lạc, một nhà luận lý
học và nhà toán học – ông phát triển phép tính tích phân và vi phân trong thời kỳ
ông chưa biết tới những nghiên cứu của Newton trong lĩnh vực toán học này.
Ông là nhà triết học đầu tiên nhận thấy trong triết học Phương Tây có hai trào lưu
đối lập nhau là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, và theo ông cả hai trào
lưu này đều có mặt tích cực và hạn chế. [1, Bùi, 154-155]. Ông không hài lòng
về các hệ thống siêu hình học trước đó nên đã xây dựng một hệ thống siêu hình
học mới đóng vai trò nền tảng cho mọi khoa học và hoạt động con người.[1,
trang 154-155].
 Siêu hình học
Theo ông hệ thống siêu hình học mới phải khắc phục được cả chủ nghĩa
nhị nguyên của Siêu hình học Đềcáttơ và chủ nghĩa nhất nguyên của Siêu hình
học Xpinôda. [1, Bùi, 154-155]. Và ông đã dựa vào 11 nguyên lý sau để xây
dựng hai nội dung cơ bản của Siêu hình học mới: nguyên lý về sự khác nhau phổ
biến, về sự đồng nhất, tính liên tục, tính gián đoạn, tính toàn vẹn, tính hoàn thiện,
mối liên hệ giữa khả năng và hiện thực, tính cần thiết tư duy lôgích, cơ sở đầy

đủ, mối liên hệ phổ biến, tính thống nhất giữa cực đại và cực tiểu để xây dựng
hai nội dung cơ bản của Siêu hình học mới: [1, trang 156-157].
Hai nội dung của siêu hình học mới:
+ Đơn tử luận: Ông khẳng định tính đa dạng và thống nhất giữa vật
chất và tinh thần của thế giới; khẳng định tính năng động của sự vật đơn nhất. Từ
đó, ông đưa ra khái niệm về đơn tử-thực thể như là những điểm của Siêu hình
học. Chúng là những đơn vị nhỏ nhất của tinh thần thể hiện trong lớp vỏ vật chất;
chúng vừa cấu thành sự vật vừa làm cho sự vật sống động; nhưng chúng không
có bộ phận, không được sinh ra hay bị diệt vong, không phụ thuộc vào thế giới
7
bên ngoài; chúng vừa độc lập vừa liên hệ với nhau tạo thành một chuỗi vô tận kết
nối các sự vật trên thế giới lại với nhau thành một khối thống nhất tựa như một
cơ thể sống động [1, trang 157]. Đơn tử không chỉ có năng lực hoạt động mà còn
có khả năng nhận thức. Ứng với từng cấp độ phát triển của thế giới có từng nhóm
đơn tử với một mức độ năng động và khả năng nhận thức riêng. [1, trang157].
Quá trình phát triển của các đơn tử từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện luôn tuân theo nguyên tắc hài hòa tiền định, nghĩa là theo sự sắp đặt cùa
Thượng đế [1, trang 157].
+Thần học: Ông cho rằng Thượng đế vừa là đơn tử vừa là đấng sáng tạo
ra các đơn tử khác, là đơn tử của mọi đơn tử, là lý tính siêu thế giới. Giới tự
nhiên, con người chỉ là kết quả sáng tạo của Thượng đế [1, trang 158].
 Khoa học:
- Trong vật ký học, Ông bàn về giới tự nhiên, về không gian, thời gian
vận động: giới tự nhiên là một hệ thống chỉnh thể liên kết vạn vật tồn tại trong
tính đa dạng của mình. Vạn vật trong giới tự nhiên đều được cấu thành từ các
đơn tử -bản chất của vạn vật. Ông đưa ra quan niệm về không gian tương đối và
thời gian tương đối. [1, trang 158].
- Trong nhân bản học, Ông coi con người là sự thống nhất giữa linh hồn
và thể xác. Thể xác chỉ là cái vỏ bên ngoài, linh hồn là cái bản chất tiềm ẩn bên
trong. Ông cũng xem con người là cái máy tự nhiên có tính tổ chức cao do

Thượng đế tạo ra. [1, trang 158].
- Trong nhận thức luận, Ông coi nhận thức là một quá trình tương đối đi
từ những hiểu biết mơ hồ đến hiểu biết chính xác chứ không phải là hành động
trực giác, như Đềcáctơ đã thừa nhận. Ông không thừa nhận sự tồn tại tư tưởng
bẩm sinh, mà chỉ thừa nhận sự tồn tại những khả năng bẩm sinh của con người.
Theo ông nhận thức có hai loại là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhận
thức cảm tính mang lại những chân lý sự kiện, nói về dáng vẻ bên ngoài cũa
những sự vật đơn lẻ. Nhận thức lý tính mang lại những chân lý vĩnh hằng, nói về
bản chất bên trong của sự vật. Tiêu chuẩn của chân lý là tính phi mâu thuẫn. [1,
trang 159].
CHƯƠNG 2
8
NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ
TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI.
2.1. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG
TÂY THỜI CẬN ĐẠI.
Chủ nghĩa duy lý của các triết gia mà tiêu biểu là Descartes qua câu nói
bất hủ “Tôi tư duy nên tôi tồn tại” đã giúp cho nền triết học của phương Tây nói
riêng mà còn cho cả thế giới nói chung phát triển một cách mạnh mẻ. Chính vì sự
nghi ngờ mà con người không an phận với những gì hiện hữu trong tự nhiên,
chấp nhận những gì thiên nhiên đã tạo. Con người không chấp nhận mình phụ
thuộc vào thiên nhiên và những thế lực siêu nhiên chi phối. Con người không chỉ
tin vào khả năng của mình mà bắt thiên nhiên phải phục vụ cho mình qua tư duy
sáng tạo [4, trang 8-9]. Hiện nay, trong tất cả lĩnh vực nào cũng đòi hỏi sự tư
duy, vì tư duy để sáng tạo và sáng tạo để giúp cho con người tồn tại trong xu thế
“toàn cầu hoá”. Với nền kinh tế hội nhập trên thế giới thì sự tư duy để tìm ra
những phát minh mới rất cần thiết. Bên cạnh tư tưởng chủ đạo của chủ nghĩa duy
lý là đề cao nhận thức lý tính, tư tưởng của các nhà triết học duy lý còn để lại cho
đời nhiều giá trị quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Giá trị thứ 1: Đề cao vai trò của lý trí trong lý luận về nhận thức

Chống lại những đạo lý kinh viện của tôn giáo, chống lại lòng tin vô căn
cứ. Nếu như ở thời trung cổ, tư tưởng của Tôma Đacanh là triết học vẫn thấp hơn
thần học, lý trí vẫn thấp hơn lòng tin, bởi vì không phải bất kỳ lòng tin (chân lý
của thần học) nào cũng có thể đạt được bằng con đường của lý trí (chân lý của
triết học) nhưng lý trí thì có thể có được nhờ vào lòng tin. Luận điểm "Cogito,
ergo sum" của R.Đêcactơ, xét trong bối cảnh bấy giờ, có ý nghĩa tích cực: nó
chống lại quan niệm giáo điều, giáo lý nhà thờ, đồng thời nó đề cao vai trò đặc
biệt của lý tính, của trí tuệ con người, coi đó là chuẩn mực đánh giá suy nghĩ và
hành động của con người; nó có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ sự phát triển của khoa
học lý thuyết hồi đó.
Đặt nền móng vững chắc cho khoa học lý thuyết: Sau thời Trung cổ, ở
Tây Âu trí tuệ vẫn tiếp tục phải chịu ảnh hưởng của hai thiên kiến đó là: sự ấn
định của nhà thờ thông qua những tín niệm trở thành những chân lý bất di bất
9
dịch và sự thống trị của Aristote về mặt học thuật. Những điều răn dạy của nhà
thờ và của các triết gia trước kia không còn hấp dẫn ông và ông đã đạp dổ chúng
để xây dựng một ngôi nhà triết học mới. Ông có nhiều giải thích sai lầm về các
hiện tượng vật lý. Tuy nhiên, các giải thích đó cũng có một giá trị nhất định, vì
ông đã dùng những giải thích cơ học thay cho những quan điểm tinh thần mơ hồ
của các tác giả đi trước [4, trang 2-3].
Giá trị thứ 2: Các nhà triết học có những cống hiến to lớn về khoa học, tạo nền
tảng cho sự phát triển của triết học, khoa học và kĩ thuật sau này. Triết học hiện
đại thường được xem là được khởi đầu từ nghiên cứu của René Descartes. Trong
khoa hoc, Descartes đưa ra lý thuyết dòng xoáy – cho rằng vũ trụ được lấp đầy
vật chất, ở các trạng thái khác nhau, xoáy quanh mặt trời. Về quang học,
Descartes đã khám phá ra định luật cơ bản của sự phản xạ: góc tới bằng góc phản
xạ. Trong lĩnh vực toán học, Descartes sáng tạo ra hình học giải tích. Ông cũng
có những đóng góp vào lý thuyết về các đẳng thức. Descartes cũng là người đầu
tiên dùng các chữ cái cuối cùng của bảng chữ cái để chỉ các ẩn số và dùng các
chữ cái đầu tiên của bảng chữ cái để chỉ các giá trị đã biết. Ông cũng đã sáng tạo

ra hệ thống ký hiệu để mô tả lũy thừa của các số (chẳng hạn trong biểu thức x²)
[4, trang 3].
Giá trị thứ 3: Lý luận về con người
Descartes khẳng định, con người được cấu thành từ linh hồn và thể xác.
Theo quan điểm nhị nguyên luận, ông hoàn toàn tách biệt thể xác và linh hồn, coi
chúng có nguồn gốc từ hai thực thể tư duy và quảng tính hoàn toàn tách biệt. Ông
coi linh hồn con người là một thực thể mà bản chất của nó là tư duy, tồn tại
không cần đến và không phụ thuộc vào bất kì một sự vật vật chất nào. Linh hồn
là bất diệt, nó không bị phân huỷ khi con người chết. Con người có được là do
Thượng đế ghép linh hồn vào thể xác. Cơ thể con người là chỗ trú chân tạm thời
của linh hồn khi anh ta sống [8, trang 14].
Giá trị thứ 4: Chủ nghĩa nhân đạo mang sắc thái mới (chủ nghĩa dân chủ) mang
lại hạnh phúc, tự do cho con người từ khả năng chinh phục tự nhiên, chứ không
dừng lại ở lý tưởng như thời kỳ phục hưng. Chính vì tư tưởng đề cao lý trí mà
con người không an phận với những gì hiện hữu trong tự nhiên, chấp nhận những
10
gì thiên nhiên đã tạo. Con người không chấp nhận mình phụ thuộc vào thiên
nhiên và những thế lực siêu nhiên chi phối. Con người không chỉ tin vào khả
năng của mình mà bắt thiên nhiên phải phục vụ cho mình qua tư duy sáng tạo [4,
trang 9].
2.2. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN
PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI.
Hạn chế thứ 1: Chỉ thấy một mặt của quá trình nhận thức-mặt lý tính, do đó cơ
sở phương pháp luận này cũng mang tính siêu hình, phiếm diện (phương pháp
siêu hình tư biện).
Hạn chế thứ 2: Có những quan điểm triết học tiến bộ về lĩnh vực xã hội, nhưng
nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm trong việc giải thích vấn đề
xã hội và lịch sử.
Hạn chế thứ 3: Chịu ảnh hưởng của các quan niệm cơ học, cơ giới nên quan
điểm về thế giới mang tính duy vật siêu hình, máy móc; coi vận động không phải

cái gì khác ngoài sự hoạt động, mà qua đó một vật được chuyển vị trí từ chỗ này
sang chỗ khác; quy toàn bộ các dạng vận động thành vận động cơ học đơn thuần;
không coi vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất mà chỉ xem là biểu hiện cá
biệt của các sự vật một cách bề ngoài.
Hạn chế thứ 4: Không vạch ra mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng và không
xác định đúng đắn nguyên nhân của sự vận động và phát triển. Giữa vận động và
đứng yên chẳng có mối quan hệ gì với nhau.
PHẦN KẾT LUẬN
11
Chủ nghĩa duy lý mà tiêu biểu là tư tưởng của triết gia Descartes qua câu
nói bất hủ “Tôi tư duy nên tôi tồn tại” đã giúp cho nền triết học của phương Tây
nói riêng mà còn cho cả thế giới nói chung phát triển một cách mạnh mẻ. Chính
vì sự nghi ngờ mà con người không an phận với những hiện trong tự nhiên, chấp
nhận những gì thiên nhiên đã tạo. Con người không chấp nhận mình phụ thuộc
vào thiên nhiên và những thế lực siêu nhiên chi phối. Con người không chỉ tin
vào khả năng của mình mà bắt thiên nhiên phải phục vụ cho mình qua tư duy
sáng tạo.
Hiện nay, trong tất cả lĩnh vực nào cũng đòi hỏi sự tư duy, vì tư duy để
sáng tạo và sáng tạo để giúp cho con người tồn tại trong xu thế “toàn cầu hoá”.
Với nền kinh tế hội nhập trên thế giới thì sự tư duy để tìm ra những phát minh
mới rất cần thiết. Và mỗi người ai cũng cần tư duy để không phải lạc hậu giữa
thế giới công nghệ thông tin phát triển như hiện nay nếu không sẽ tự đào thải
mình.
Tư tưởng triết học của ông đã giữ vai trò một khởi nguyên mới, ông đã có
công đấu tranh thống nhất sự thống trị mười mấy thế kỷ của triết học kinh viện,
mở đường cho nền triết học Tây phương ngày nay. Ảnh hưởng của thuyết
Descartes rất lớn lao, có thể nói lịch sử triết học đã gắn liền với lịch sử thuyết
Descartes.
Điểm then chốt của triết học của Descartes qua câu “Tôi tư duy nên tôi tồn
tại” đã đặt nền cho một hướng triết học mới : quan tâm đến mối tương quan,

tương tác giữa chủ thể ý thức - tri thức và đối tượng khách quan mà các hệ thống
triết học phổ thông trước không quan tâm đến vấn đề này. Descartes đã đặt vấn
đề về sự tương xứng giữa thế giới bên ngoài và nội dung của tri thức con người ;
và ông khởi đi từ một tiền đề không thể chối cãi về chủ thể ý thức - tri thức để
xây dựng một hệ thống triết học về sự hiện hữu của thế giới khách quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Mưa, Triết học phần I-Đại cương về lịch sử triết học, Thành
phố Hồ Chí Minh, Năm 2011.
2. Hoàng Xuân Việt, Lược sử Triết học Phương Tây, Nhà xuất bản tổng
hợp thành phố Hồ Chí Minh, Ngày xuất bản 05/04/2004.
12
3. Nguyễn Ước, Đại cương Triết học Tây Phương, Nhà xuất bản Tri
Thức, Ngày xuất bản 01/04/2009.
4. />nghia-duy-ly-trong-triet-hoc-descartes.html.
5. />part=thegioi&opt=triethoc&code=main&mainmenu=kienthuc
6. />7. />8. />Itemid=265&id=376&option=com_content&task=view
13

×