Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC &VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.54 KB, 20 trang )

Trang 1 / 17
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI:
CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN
PHOIƠBẮC &VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ RA
ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC
Học viên thực hiện: HỒ THỊ ĐOAN TRANG
STT: 70 Nhóm:8
Lớp: Ngày 4 Khóa: 22
MSHV: 7701221238
Giảng viên phụ trách: TS.Bùi Văn Mưa
TP.HCM, tháng 12/2012.
Kiểm soát vốn trong mối tương quan với điều hành Bộ ba bất khả thi tại
Ấn Độ và kinh nghiệm cho Việt Nam
Trang 2 / 17
LỜI MỞ ĐẦU
Nhắc đến Triết học thì có thể nói ngay đến Triết học Mác- Lênin với Chủ
nghĩa duy vật hiện đại. Song mỗi một tư tưởng, một vấn đề thành công luôn cần
có một quá trình phát triển lâu dài và những giai đoạn chuyển giao để hoàn thiện
chúng. Thì giai đoạn chuyển giao để đi tới thành công của Triết học Mác như
ngày nay là Triết học cổ điển Đức.Tuy nó chỉlà một giai đoạn lịch sử tương đối
ngắn song đã tạo ra những thành quả kỳ diệu trong lịch sử triết học. Nó đã từng
bước khắc phục những hạn chế siêu hình của triết học duy vật thế kỷ XVII,
XVIII. Và người đã viết chương cuối cùng hùng tráng trên cơ sở của chủ nghĩa
duy vật và vô thần để kết thúc bản giao hưởng “Triết học cổ điển Đức” – Bậc
thầy vĩ đại mà C Mac và Ăngghen công nhận – Không ai khác chính là
PHOIƠBẮC.


Triết học của Phoiơbắc đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục và
phát triển chủ nghĩa duy vật truyền thống; phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm,
đạo Cơ đốc giáo và biết đặt con người vào tâm điểm của phân tích triết học. Triết
học của Phoiơbắc cùng với Hêghen, là tiền đề lý luận của triết học Mác. Mặc dù
có nhiều đóng góp như vậy, nhưng triết học của Ông vẫn còn nhiều hạn chế như
Chủ nghĩa duy vật không triệt để, ảo mộng trong tình yêu, nhân đạo chung chung
trừu tượng, kiên quyết trong tự nhiên…Và với việc khắc phục những hạn chế này
cùng việc tiếp thu những tư tưởng có giá trị đã nâng Triết học lên một tầm cao
mới – Triết học Mác với Chủ nghĩa duy vật hiện đại.
Với Đề tài: “Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc & vai trò của
nó đối với sự ra đời của triết học Mác.”, bài viết sẽ đi sâu vào nghiên cứu
những hạn chế trong Chủ nghĩa nhân bản của Phoiơbắc và Mác – Ăngghen đã
khắc phục những hạn chế đó như thế nào để tạo nên thành công vang dội của
Chủ nghĩa duy vật hiện đại như ngày này. Bên cạnh đó, sau khi nghiên cứu, bài
viết còn muốn đưa ra những bài học mà bản thân tự nhận thấy và muốn áp dụng
vào cuộc sống hiện tại.
Kiểm soát vốn trong mối tương quan với điều hành Bộ ba bất khả thi tại
Ấn Độ và kinh nghiệm cho Việt Nam
Trang 3 / 17
CHƯƠNG 1: CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOI-
Ơ-BẮC
1.1. Lutvích Phoiơbắc (1804-1872):
Lútvích Phoiơbắc là một đại biểu lỗi lạc của nền triết học cổ điển Đức,
nhà duy vật lớn nhất của triết học thời kỳ trước Mác, nhà vô thần, bậc tiền bối
của triết học Mác. Ông sinh năm 1804 trong một gia đình luật sư nổi tiếng ở Đức.
Ông đã theo học ở trường đại học tổng hợp Beclin, tham gia phái Hêghen trẻ. Về
sau chịu ảnh hưởng của các nhà khai sáng pháp TK XVIII, phê phán người thầy
Hêghen của mình, xây dựng hệ thống triết học duy vật riêng của mình – Chủ
nghĩa duy vật nhân bản.
Các tác phẩm triết học lớn của ông là "Những nguyên lý cơ bản của triết học

tương lai" (l843); "Bản chất của cơ đốc giáo", "lịch sử triết học". Trong các tác
phẩm này Phoiơbắc luận chứng cho những quan điểm duy vật của ông.
1.2. Chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc:
1.2.1. Tổng quan:
Vấn đề con người đã phát sinh và tồn tại từ khi triết học mới hình thành,
nhưng phải đến cuối thế kỷ XIX, khi xuất hiện hệ thống triết học của I.Cantơ, các
quan niệm về con người mới được trình bày dưới dạng một học thuyết triết học
với tên gọi nhân học (anthropology). Tiếp thu những giá trị tư tưởng của I.Cantơ
và dựa trên những thành tựu khoa học tự nhiên đương thời, Phoiơbắc có tham
Kiểm soát vốn trong mối tương quan với điều hành Bộ ba bất khả thi tại
Ấn Độ và kinh nghiệm cho Việt Nam
Trang 4 / 17
vọng thiết lập một nền triết học mới – triết học về chính con người - nghiên cứu
các vấn đề về con người để làm sáng tỏ bản chất con người đang tồn tại và giải
quyết vấn đề về mối quan hệ giữa “giới tự nhiên và con người”, giữa “tư duy và
tồn tại” và tạo cho con người một cuộc sống thật sự hạnh phúc trên trần gian.
Coi con người là đối tượng nghiên cứu của triết học và do khoa học
nghiên cứu về bản chất của con người là nhân bản học nên triết học mới đó – triết
học trong tương lai phải là Triết học duy vật nhân bản.
1.2.2. Những quan điểm của Phoiơbắc:
1.2.2.1. Con người thống nhất với giới tự nhiên:
Chân lý, theo Phoiơbắc, không phải là Chủ nghĩa duy vật hay duy tâm
mà chân lý chỉ có thể là nhân bản học, tức là học thuyết về con người.
Vậy con người là gì? Phoiơbắc cho rằng đó là những con người bằng
xương, bằng thịt đang sống và làm việc, là chính bản thân chúng ta chứ không
phải là con người trong trí tưởng tượng. Hơn tất cả các sự vật hiện tượng khác
trong giới tự nhiên, con người là một thực thể sinh vật có cảm giác, biết tư duy,
có ham muốn, có hoài bão, khát vọng, là một bộ phận của tự nhiên mà xét theo
bản chất là có tình thương yêu.
Con người là sản phẩm tất yếu cao nhất của giới tự nhiên; giới tự nhiên là

cơ thể vô cơ của con người. Con người dựa vào giới tự nhiên để thỏa mọi nhu
cầu; giới tự nhiên đã ảnh hưởng đến mọi tâm tư, tình cảm, hiểu biết của con
người, làm cho con người này khác con người kia. Bằng cảm giác, tư duy
conngười nhận thức giới tự nhiên.
Con người mang bản tính vừa cá nhân vừa cộng đồng có bản chất là
yêu.Bản chất con người bộc lộ trong con người hạnh phúc – con người đang sống
trong sự thỏa mãn nhu cầu tự nhiên và sự chan hòa với cộng đồng xã hội; tự do
hành động theo tình cảm, khát vọng, nhu cầu… của mình. Muốn sống hạnh phúc,
con người cần phải cải tạo điều kiện sống sao cho phù hợp với bản tính của mình.
Quan niệm về con người trong triết học L.Phoiơbắc như đã trình bày ở
trên, theo đánh giá của A.G.Spirkin, “chính là điểm xuất phát cho những lập luận
của Mác về con người và bản chất con người”. Bởi vì, bằng những quan niệm đó,
Kiểm soát vốn trong mối tương quan với điều hành Bộ ba bất khả thi tại
Ấn Độ và kinh nghiệm cho Việt Nam
Trang 5 / 17
người mở đường cho Chủ nghĩa duy vật nhân bản đã giáng một đòn phá tan mâu
thuẫn giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm khách quan, “đưa một cách không úp
mở chủ nghĩa duy vật trở lại ngôi vua” và khẳng định một cách dứt khoát rằng,
“tự nhiên tồn tại độc lập đối với mọi triết học. Nó là cơ sở trên đó con người
chúng ta – bản thân chúng ta cũng là sản phẩm của tự nhiên - đã sinh trưởng”.
1.2.2.2. Tồn tại và tư duy:
Từ việc quan sát hình thể bên ngoài cũng như mọi hoạt động lao động sản
xuất, hoạt động tinh thần của con người, Phoiơbắc cho rằng: bản chất con người
là một cái gì đó thống nhất toàn vẹn giữa hai phương diện thể xác (tồn tại) và
tinh thần (tư duy). Sự thống nhất này đảm bảo cho sự sống của con người có thể
tồn tại và phát triển như một sinh vật cao nhất, hoàn thiện nhất trong mọi sinh
vật.
Phê phán những quan điểm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm cũng như của
nhị nguyên luận trong việc tách đôi thể xác và tinh thần, tồn tại và tư duy,
Phoiơbắc khẳng định rằng, “quan hệ thực sự của tồn tại đối với tư duy là: tồn tại

– chủ thể (sujective), tư duy – thuộc tính (prelicate). Tư duy xuất phát từ tồn tại,
chứ không phải tồn tại xuất phát từ tư duy…, cơ sở của tồn tại nằm ngay trong
tồn tại, tồn tại chính là cảm tính, là nguyên lý, trí tuệ, là sự tất yếu và chân lý…
bản chất của tồn tại với tư cách một tồn tại chính là bản chất của giới tự nhiên .
1.2.2.3. Tình yêu:
Tình yêu vừa là phương tiện vừa là mục đích của sự hòa hợp xã hội, là
động lực tiến bộ xã hội; con người và tình yêu chỉ là một. Bản chất của con
người là tình yêu và Ông cho rằng: “Chúng ta sẽ không thể là con người nếu
không biết yêu; đứa trẻ chỉ trở thành người lớn khi nó biết yêu; tình yêu phụ nữ
là tình yêu phổ quát, ai không yêu phụ nữ người đó không yêu con người”, “Tình
yêu của đàn ông dành cho đàn bà là tình yêu đích thực”.
Tôn giáo cũng là một tình yêu. Do vậy, thay thế cho thứ tôn giáo tôn sùng
một vị thượng đế siêu nhiên cần xây dựng một thứ tôn giáo mới phù hợp với tình
yêu của con người. Ông cho rằng cần phải biến tình yêu thương giữa con người
Kiểm soát vốn trong mối tương quan với điều hành Bộ ba bất khả thi tại
Ấn Độ và kinh nghiệm cho Việt Nam
Trang 6 / 17
thành mối quan hệ chi phối mọi mối quan hệ xã hội khác, thành lý tưởng xã hội.
Ông khuyên mọi người rằng : “Hãy yêu nhau đi, hãy ôm lấy nhau mà hôn đi”.
1.2.2.4. Tôn giáo:
Tôn giáo là sản phẩm tất yếu của tâm lý cá nhân và bản chất con người.
Người ta ai cũng sợ chết, cần có niềm tin, và an ủi. Bản chất của thần học, do
vậy, chứa đựng trong nhân bản học, là sản phẩm của sự tưởng tượng phong phú
và thể hiện sự mềm yếu, bất lực của con người đối với các vấn đề xã hội.
Nguyên lý nhân bản của triết học Phoiơbắc là xoá bỏ sự tách rời giữa tinh
thần và thể xác do triết học duy tâm và triết học nhị nguyên tao ra. Ông đấu tranh
chống các quan niệm tôn giáo chính thống của đạo thiên chúa, đặc biệt là quan
niệm về Thượng đế. Trái với các quan niệm tôn giáo và thần học cho rằng
Thượng đế tạo ra con người, ông khẳng định chính con người tạo ra Thượng đế.
Ông nói: "Tư tưởng và dụng ý của con người như thế nào thì chúa của con người

như thế. Giá trị của Chúa không vượt quá giá trị con người. Ý thức của Chúa là
tự ý thức của con người, nhận thức của chúa là tự nhận thức của con người".
Tôn giáo vừa là ảo tưởng vừa là mơ ước, khát vọng đời thường của con
người; là sự tha hóa bản chất của con người. Phải lựa chọn: hoặc là tôn giáo – tín
ngưỡng – Thượng đế, hoặc là khoa học nhân bản – tình yêu – Con người.
Ông không xóa bỏ hoàn toàn tôn giáo mà Ông cho rằng: “Con người cần
niềm tin để an ủi mình trong cuộc sống đau khổ là Thay Cơ đốc giáo bằng tôn
giáo mới - tôn giáo của tình yêu vĩnh cữu - phổ quát giữa con người dựa trên tính
nhân bản mà trong đó vai trò Thượng đế được giao cho chính con người”.
1.2.2.5. Nhận thức:
Khách thể của nhận thức là giới tự nhiên và con người chứ không phải lý
tính logic trừu tượng hay thượng đế. Chủ thể của nhận thức là Con người đang
tồn tại có cảm giác và lý trí.
Cảm tính trực quan là nguồn gốc của tư duy lý luận. Tư duy lý luận xử lý
tài liệu cảm tính để khám phá ra chân lý. Chân lý là sự phù hợp của tư tưởng
trong chủ thể với đối tượng được tư tưởng – khách thể.
Kiểm soát vốn trong mối tương quan với điều hành Bộ ba bất khả thi tại
Ấn Độ và kinh nghiệm cho Việt Nam
Trang 7 / 17
Nhờ vào năng lực của cảm giác và lý trí mà con người có thể nhận thức
đầy đủ giới tự nhiên; đó là một quá trình lâu dài, thông qua các cá nhân và các
thế hệ khác nhau. Nếu một người không thể nhận thức được thế giới thì tất cả
mọi thế hệ nối tiếp có thể nhận thức được thế giới quan vô tận.
1.3. Những giá trị và hạn chế của Chủ nghĩa duy vật nhân bản:
1.3.1. Những giá trị:
Phần này đi sâu nghiên cứu những hạn chế và việc đánh giá vai trò của
Chủ nghĩa nhân bản sẽ trình bày rõ hơn ở Chương 2.
1.3.2. Những hạn chế:
1.3.2.1. Không triệt để trong Chủ nghĩa duy vật:
Hạn chế cơ bản, bao trùm toàn bộ Triết học nhân bản là việc tách rời lịch

sử khỏi chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa duy vật còn mang tính máy móc, có đặc
trưng siêu hình, có nghĩa là không biện chứng. Và chủ nghĩa duy vật đó không
triệt để, duy tâm trong cách hiểu về các hiện tượng xã hội:
 Đánh giá thấp vai trò của ý thức do thiếu quan điểm thực tiễn:
Phoiơbắc tuy có đề cập đến thực tiễn, nhưng ông không thấy được thực
tiễn như là hoạt động vật chất cảm tính, có tính năng động của con người. Do đó
ông đã coi thường hoạt động thực tiễn, xem thực tiễn là cái gì có tính chất "con
buôn bẩn thỉu". Chỉ có hoạt động lý luận mới là quan trọng, mới là hoạt động
đích thực của con người.
Kiểm soát vốn trong mối tương quan với điều hành Bộ ba bất khả thi tại
Ấn Độ và kinh nghiệm cho Việt Nam
Trang 8 / 17
Do chịu ảnh hưởng của quan điểm siêu hình và do thiếu quan điểm thực
tiễn nên Ông coi nhận thức là một quá trình tĩnh tại, thụ động của chủ thể tiếp
nhận hình ảnh của khách thể; coi thực tiễn mang tính thấp hèn, cần được loại ra
khỏi nhận thức, trục xuất ra khỏi hệ thống triết học; không hiểu hoạt động khoa
học cũng là hoạt động thực tiễn; không thấy được vai trò to lớn của thực tiễn đối
trong quá trình hoàn thiện nhân cách chủ nghĩa, thúc đẩy phát triển sản xuất nói
riêng, xã hội nói chung.Và do không nhìn thấy mối quan hệ biện chứng giữa đời
sống vật chất và đời sống tinh thần, nên ông không thể lý giải được một cách duy
vật quá trình bộ óc của con người sản sinh ra ý thức và tư duy như thế nào.
Nếu như chủ nghĩa duy tâm cường điệu vai trò của ý thức, tư tưởng đến
mức coi ý sinh ra vật chất thì trái lại, chủ nghĩa duy vật trước Mác lại hạ thấp
hoặc phủ nhận vai trò của ý thức, không thấy được sự tác động vô cùng quan
trọng của ý thức đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
 Xem xét Con người một cách trừu tượng:
Quan niệm về con người rất trừu tượng, phi lịch sử (giai cấp, dân tộc); chỉ
quan tâm đến mặt tự nhiên siêu hình mà không chú ý mặt xã hội và điều kiện
chính trị xã hội của con người; xem xét con người với tư cách một cá nhân thuần
tuý, biệt lập, tách khỏi cơ sở tồn tại hiện thực của nó – phương thức sản xuất.

Con người chỉ là một thực thể trừu tượng, bất biến, nghĩa là con người ở bên
ngoài lịch sử, đứng trên giai cấp, dân tộc và thời đại. Ông không xem xét con
người trong mối quan hệ xã hội nhất định, trong những điều kiện sinh hoạt hiện
có của họ, những điều kiện làm cho họ trở thành những con người đúng như họ
đang tồn tại trong thực tế. Tức là, Ông không bao giờ tới được những con người
hành động đang tồn tại thực sự, mà ông vẫn cứ dừng lại ở một sự trừu tượng.
Thực tế, Phoiơbắc đã không phê phán những điều kiện sinh hoạt hiện tại
và cũng “không bao giờ hiểu được rằng, thế giới cảm giác được là tổng số những
hoạt động sống và cảm giác được của những cá nhân họp thành thế giới ấy”. Mác
và Ăngghen đã đưa ra kết luận rằng, “Khi Phoiơbắc là nhà duy vật thì ông không
bao giờ đề cập tới lịch sử; còn khi ông xem xét đến lịch sử thì ông không phải là
nhà duy vật. ỞPhoiơbắc, lịch sử và chủ nghĩa duy vật hoàn toàn tách rời nhau.”
Kiểm soát vốn trong mối tương quan với điều hành Bộ ba bất khả thi tại
Ấn Độ và kinh nghiệm cho Việt Nam
Trang 9 / 17
 Chỉ nhìn thấy sự khác biệt cơ bản giữa con người và các loài động vật khác về
phương diện nhận thức mà không thấy rằng, sự khác biệt đó được bắt đầu từ
hành vi sản xuất vật chất:
Sự khác biệt giữa con người và con vật về phương diện tư duy như quan
niệm của Phoiơbắc chỉ là sự khác biệt mang tính phái sinh mà thôi, còn nguyên
nhân cơ bản của sự khác biệt đó nằm ngay trong đời sống vật chất của con người.
 Hoà tan bản chất tôn giáo vào bản chất con người:
Dành chỗ cho chủ nghĩa duy tâm và thần học khi cho rằng: động lực của
lịch sử là sự thực hiện những khát vọng cá nhân và lịch sử nhân loại là sự thay
thế lẫn nhau của các hình thức tôn giáo.
1.3.2.2. Ảo mộng trong tình yêu:
Ở Ông, con người “hiện thực, cá thể, bằng xương, bằng thịt” chỉ đóng
khung trong tình cảm thôi và hoàn toàn không biết đến những “quan hệ con
người” nào khác, ngoài tình yêu và tình bạn được lý tưởng hoá. Ông đã tuyệt đối
hóa tình yêu và coi tình yêu là bản chất của con người.

Tôn giáo cũng là một tình yêu, là mối quan hệ thương yêu giữa người với
người; mối quan hệ này, cho đến nay, vẫn đi tìm chân lý của nó ở sự phản ánh
huyền ảo của hiện thực - ở sự trung gian của một ông thần hay nhiều ông thần,
tức là những hình ảnh huyền ảo của các thuộc tính của con người - nhưng ngày
nay đã tìm thấy chân lý ấy, một cách trực tiếp không cần có trung gian, trong tình
thương yêu giữa “Tôi” và “Anh”. Và chính vì thế mà theo Phoiơbắc thì cuối cùng
tình yêu nam nữ là một trong những hình thức cao nhất, nếu không phải là hình
thức cao nhất, của việc thực hành tôn giáo mới của ông.
Trong điều kiện của xã hội tư sản Đức thời đó, với sự phân chia giai cấp
thì chủ nghĩa nhân đạo về tình yêu thương con người trở thành chủ nghĩa nhân
đạo trừu tượng, duy tâm.
1.3.2.3. Kiên quyết duy vật trong tự nhiên:
Khi Ông đòi hỏi triết học mới - triết học nhân bản - phải gắn liền với tự
nhiên thì đồng thời đã đứng luôn trên lập trường của chủ nghĩa tự nhiên mà
Kiểm soát vốn trong mối tương quan với điều hành Bộ ba bất khả thi tại
Ấn Độ và kinh nghiệm cho Việt Nam
Trang 10 / 17
không chú ý đến mặt xã hội và điều kiện kinh tế xã hội để xem xét mọi hiện
tượng thuộc về con người và xã hội.
1.3.3. Nguyên nhân của hạn chế:
Ăng-ghen đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên: “Đó là lỗi
tại những điều kiện thảm hại ở Đức hồi đó, những điều kiện đã khiến cho những
ghế giáo sư triết học đều do bọn chiết trung chủ nghĩa chuyên giết rệp chiếm đoạt
hết, còn Phoiơbắc, người vượt tất cả những bọn đó một trời một vực, lại buộc
phải nông dân hoá và rầu rĩ trong một làng nhỏ. Nếu như Phoiơbắc vẫn không
tiếp thu được quan điểm lịch sử về tự nhiên… và đã trút bỏ được tất cả cái gì là
phiến diện trong chủ nghĩa duy vật Pháp, thì đó không phải là lỗi tại ông”.
Chính trong điều kiện xã hội và điều kiện sống như thế, nên chủ nghĩa duy
vật của Ông là không biện chứng và về xã hội cũng không thoát khỏi chủ nghĩa
duy tâm cổ truyền. Ăngghen đã trích lời của Phoiơbắc như sau: “Đi lùi lại đằng

sau tôi hoàn toàn nhất trí với các nhà duy vật chủ nghĩa, nhưng khi tiến lên phía
trước, tôi không nhất trí với họ”.
Kiểm soát vốn trong mối tương quan với điều hành Bộ ba bất khả thi tại
Ấn Độ và kinh nghiệm cho Việt Nam
Nhân đạo chung
chung trừu tượng
Trang 11 / 17
CHƯƠNG 2: SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC MÁC VÀ VAI TRÒ
CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN
PHOIƠBẮC ĐỐI VỚI NÓ
1.4. Nguồn gốc lý luận về sự ra đời của triết học Mác:
Triết học Mác - Lênin ra đời từ nửa cuối thế kỷ XIX và phát triển cho đến
ngày nay. Từ khi ra đời, triết học Mác - Lênin đã tạo ra một cuộc cách mạng
trong lịch sử triết học và trở thành thế giới quan, phương pháp luận của hoạt
động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con người.
Để xây dựng học thuyết của mình ngang tầm với trí tuệ nhân loại, C Mác
và Ăngghen đã kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Triết
học Đức với hai nhà triết học tiêu biểu Hêghen và Phoiơbắc là nguồn gốc trực
tiếp của triết học Mác.
Các Mác và Ăngghen đã từng là những người theo học triết học Hêghen
và nghiên cứu triết học Phoiơbắc. Qua đó, hai ông đã nhận thấy: Tuy học thuyết
triết học của Hêghen mang quan điểm của chủ nghĩa duy tâm nhưng chứa đựng
cái “hạt nhân hợp lý” của phép biện chứng. Còn học thuyết triết học Phoiơbắc
tuy còn mang nặng quan niệm siêu hình nhưng nội dung lại thấm nhuần quan
điểm duy vật. Các Mác và Ăngghen đã kế thừa “hạt nhân hợp lý” của Hêghen và
cải tạo, lột bỏ cái vỏ thần bí để xây dựng nên lí luận mới của phép biện chứng.
Hai ông đã kế thừa chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, khắc phục tính siêu
hình và những hạn chế lịch sử khác của nó để xây dựng nên lí luận mới của chủ
nghĩa duy vật. Từ đó tạo ra cơ sở để hai ông xây dựng nên học thuyết triết học
mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất một cách hữu cơ.

1.5. Vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác:
1.5.1. Đánh giá của C Mác và Ănghen:
Kiểm soát vốn trong mối tương quan với điều hành Bộ ba bất khả thi tại
Ấn Độ và kinh nghiệm cho Việt Nam
Trang 12 / 17
Ăng-ghen chỉ ra rằng: triết học Mác có tiền đề lý luận là triết học của
Hêghen và triết học của Phoiơbắc, trong đó chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc là
khâu trung gian giữa triết học của Hêghen và triết học Mác. Do kế thừa những
giá trị triết học trước đó và do khái quát thực tiễn xã hội và nhận thức khoa hoc,
triết học Mác là hình thức phát triển cao của lịch sử triết học.
Khi chỉ ra vai trò to lớn đó của Phoiơbắc trong cuộc đấu tranh chống lại
chủ nghĩa duy tâm, phục hồi và phát triển chủ nghĩa duy vật, Ăng-ghen cũng
khẳng định rằng Phoiơbắc chưa vượt khỏi những hạn chế lịch sử của chủ nghĩa
duy vật thế kỷ XVIII.
Ăngghen đã đánh giá cao vai trò của Phoiơbắctrong cuộc đấu tranh chống
lại chủ nghĩa duy tâm, phục hồi và phát triển chủ nghĩa duy vật. Ăngghen coi tác
phẩm “Bản chất đạo Cơ đốc” có tác dụng giải phóng và đưa một cách không úp
mở chủ nghĩa duy vật trở lại ngôi vua.
Trong quan hệ với triết học của Hêghen, Ăng-ghen cho rằng, Phoiơbắc có
công lao phê phán chủ nghĩa Hêghen, song thiếu sót lớn của Phoiơbắc trong vấn
đề này là không biết kế thừa hạt nhân hợp lý của triết học Hêghen là phép biện
chứng. “Phoiơbắc đã đập tan hệ thống Hêghen và chỉ đơn giản gạt nó ra một bên
thôi. Song chỉ tuyên bố một triết học nào đó là sai lầm thì chưa có nghĩa là thắng
được nó”. Ăng-ghen cũng đòi hỏi “phải tiêu diệt hình thức của nó bằng phê bình,
nhưng cứu lấy nội dung mới mà nó đã đạt được”.
Sau khi phê phán những hạn chế trong triết học Phoiơbắc, Mác và
Ăngghen đã phát biểu một cách tổng quát quan niệm duy vật lịch sử của mình:
“Triết học Đức là triết học từ trên trời đi xuống đất, ở đây chúng ta từ dưới.”
Tuy nhiên hai Ông hoàn toàn không phủ nhận công lao mà Phoiơbắc đã
cống hiến cho Chủ nghĩa duy vật. Trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật nhân bản

Phoiơbắc, Mác đã phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, nhưng kế thừa hạt
nhân hợp lý của triết học Hêghen là phép biện chứng, cải tạo nó và biến nó thành
phép biện chứng duy vật, biến chủ nghĩa duy vật thành chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời hai Ông cũng nhận thấy rằng triết
Kiểm soát vốn trong mối tương quan với điều hành Bộ ba bất khả thi tại
Ấn Độ và kinh nghiệm cho Việt Nam
Trang 13 / 17
học nhân bản của Phoiơbắc còn có nhiều hạn chế, nhiều điều bất ổn cần phải phê
phán, chỉnh sửa từ cách nhìn của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
1.5.2. Khắc phục những hạn chế:
Trung tâm thế giới quan mới do Mác và Ăngghen đặt nền móng là chủ
nghĩa duy vật về lịch sử. Theo các ông, con người không phải bước ra từ sâu
thẳm của giới tự nhiên thành một sinh thể tự nhiên phổ quát như Phoiơbắc nhận
định, mà nó trở thành như vậy trong tiến trình lịch sử. Con người khác với động
vật trước hết không phải bởi nó có ý thức, tư duy như Phoiơbắc nói, mà bởi sự
bắt buộc phải lao động sản xuất nhằm tạo ra cho mình các phương tiện sống.
Trong quá trình sản xuất đó, con người khám phá ra sức mạnh của tự nhiên,
chuyển nó thành lực lượng lao động xã hội, tạo nên nội dung của lịch sử thế giới.
Sự khám phá đó được tiến hành bởi các cá nhân có những nhu cầu tự nhiên – xã
hội xác định và những năng lực hoạt động của họ trong phạm vi những hình thái
kinh tế – xã hội được chuyển giao từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Dựa trên tiền đề xuất phát đúng đắn đó, hai Ông nghiên cứu quá trình hình
thành và phát triển của nhân cách. Khẳng định sự phân công lao động là một
bước ngoặt quan trọng trong lịch sử xã hội loài người dẫn tới sự hình thành nhân
cách nói chung, cá tính của mỗi cá nhân nói riêng. Nó gắn liền với phương thức
sản xuất – yếu tố cơ bản, quyết định đời sống tinh thần của con người.
Phoiơbắc cho rằng, tư duy, ý thức là sản phẩm trực tiếp, tất yếu của bộ óc
con người. Mác và Ăngghen không phủ nhận ý kiến này, song các ông đi một
bước xa hơn khi nhấn mạnh rằng, “những cá nhân nhất định, hoạt động sản xuất
theo một phương thức nhất định, đều nằm trong những quan hệ xã hội và chính

trị nhất định”
Hai Ông cũng chỉ ra rằng, lịch sử không phải là sự thay thế lẫn nhau của
các hình thức tôn giáo, mà là sự thay thế của các hình thái kinh tế – xã hội và
động lực của lịch sử chính là đấu tranh giai cấp.
Bằng việc khắc phục những hạn chế và kế thừa những giá trị tư tưởng đã
tạo nên một nền Triết học mới – Triết học Mác với Chủ nghĩa duy vật hiện đại.
Kiểm soát vốn trong mối tương quan với điều hành Bộ ba bất khả thi tại
Ấn Độ và kinh nghiệm cho Việt Nam
Trang 14 / 17
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU
Sau khi nghiên cứu về Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và vai trò
của nó đối với sự ra đời của Triết học Mác, nhận thấy rằng tuy quan điểm của
Ông có nhiều hạn chế như điển hình là sự ảo mộng trong tình yêu nhưng chính
cái Ông quá đề caođó lại rất cần trong xã hội hiện nay – tình yêu thương con
người, yêu thương cộng đồng trong xã hội.
Ông đã kêu gọi mọi người vươn tới hạnh phúc bằng cách trau dồi đạo đức,
hạn chế các nhu cầu của mình và ra sức thương yêu người khác. Điều này có vẻ
khó thực hiện được khi con người ngày nay sống vì mục đích của bản thân quá
nhiều, xã hội càng phát triển thì nhu cầu vật chất cũng ngày càng tăng, vì vậy họ
ra sức vun vén cho lợi ích bản thân mà ít nghĩ cho người khác. Họ không biết
rằng yêu thương người khác cũng chính là yêu thương chính bản thân mình.
Bằng việc trải rộng tình thương với những người xung quanh hay cả những
người chưa bao giờ gặp mặt thì niềm vui và hạnh phúc sẽ tự tìm đến mà không
cần phải chạy theo một lợi ích nào đó cho bản thân.
Việc Ông phê phán tôn giáo cũng không nằm ngoài mục tiêu đề cao
tình yêu thương giữa con người với con người. Thay vì dành tình yêu
thương đó cho những năng lực siêu nhiên thần thánh thì con người trước hết
phải thương yêu nhau thực sự ở ngay chốn trần gian, bởi đây mới là những tình
yêu chân chính theo đúng nghĩa của từ này.Một tình yêu không vụ lợi và dùng
tình yêu để xóa bỏ hận thù giữa người với nhau.Và thật sự điều đó đang rất

cần trong thời đại phát triển như ngày này.
Bên cạnh đó, Phoiơbắc nhấn mạnh Con người sống trong Cộng đồng chứ
không sống riêng rẻ do đó không thể tự tách mình khỏi những cá thể khác trong
mối quan hệ xã hội và chỉ trong mối quan hệ xã hội thì con người mới là con
người với ý nghĩa đầy đủ của từ này.Hạnh phúc của mỗi cá nhân chỉ có được
trong sự hòa hợp với cộng đồng.
Ăngghen nâng tình yêu thương trong xã hội này lên một bậc nữa khi
khẳng định: Cần tôn trọng mong muốn hạnh phúc của người khác như chính
Kiểm soát vốn trong mối tương quan với điều hành Bộ ba bất khả thi tại
Ấn Độ và kinh nghiệm cho Việt Nam
Trang 15 / 17
mong muốn của mình. “Nếu như chúng ta không tôn trọng lòng mong muốn
hạnh phúc đó của những người khác thì những người đó sẽ phản kháng lại và phá
hoại lòng mong muốn hạnh phúc của chúng ta”.
Và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa tinh hoa truyền thống, tiếp thu và
vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, Bác đã nâng tư tưởng về con
người lên một tầm cao mới, hình thành nên chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh.
Bác không bao giờ xem xét con người một cách trừu tượng mà luôn luôn xuất
phát từ con người hiện thực cụ thể trong các quan hệ xã hội với nhiều bình diện,
nhiều chiều khác nhau: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu
bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người.” Cách tiếp cận
cơ bản nhất của Hồ Chí Minh vẫn là đặt con người trong mối quan hệ với cộng
đồng dân tộc. Điều này càng khẳng định tình yêu thương trong xã hội luôn là một
trong những điều quan trọng nhất mà mỗi người cần bồi dưỡng và phát huy.
Em học được rất nhiều điều hay và có ý nghĩa sâu sắc từ những quan điểm
của Phoiơbắc. Ông giúp em hiểu rằng mình đang sống trong cộng đồng và tình
yêu thương cần được chia sẽ. Vì điều đó không làm tình yêu thương mất đi mà
nó nhân rộng ra gấp nhiều lần và niềm hạnh phúc mà con người khao khát tìm
kiếm sẽ tự đến với bản thân chúng ta. Sống không ích kỷ cá nhân nhưng ích kỷ
cho cộng động, mang lại lợi ích cho cộng đồng sẽ làm cho xã hội ta đang sống

ngày càng phát triển.
KẾT LUẬN
Sau những nghiên cứu và phân tích Chủ nghĩa Duy vật nhân bản, nhận
thấy rằng một vấn đề đều có ưu và nhược điểm, điều này phụ thuộc vào mức độ
mà vấn đề đó phản ánh. Không nên “thái quá” trong một vấn đề và cần nhìn nhận
nó trong từng tình huống, từng hoàn cảnh. Không nên phủ nhận tất cả mà phải
biết chọn lọc để loại bỏ hết đi cái không hay, cái xấu, giữ lại và phát huy cái hay,
cái tốt.Vì vậy mặc dù triết học của Phoiơbắc có nhiều hạn chế, song bên cạnh đó
là những giá trị mang ý nghĩa lịch sử to lớn. Và C Mác đã biết “gạn đục khơi
trong” bằng việc khắc phục và kế thừa nâng Triết học lên một tầng cao mới với
Kiểm soát vốn trong mối tương quan với điều hành Bộ ba bất khả thi tại
Ấn Độ và kinh nghiệm cho Việt Nam
Trang 16 / 17
Chủ nghĩa duy vật biện chứng. Do đó có thể khẳng định: Chủ nghĩa duy vật nhân
bản Phoiơbắc là một trong những nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác, đóng vai
trò quan trọng đối với nền Triết học nói chung và đối với sự ra đời của Triết học
Mác nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS Bùi Văn Mưa, Triết học (phần I,II) “Đại cương về lịch sử Triết học” -
Dùng cho nghiên cứu sinh và học viên cao học không thuộc chuyên
ngành Triết học, 2011.
2. PGS.TS. Đặng Hữu Toàn, Ăngghen với tác phẩm “Lútvích Phoiơbắc và
sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”, tạp chí Triết học số 4, 1995.
3. Mác và Ph.Ăng-ghen, Luận cương về Phoiơbắc, NXB Chính trị quốc gia,
2000
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học (dùng cho học viên cao học
và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), Nhà xuất bản
Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006.
5. Hệ tư tưởng Đức, Nhà xuất bản sự thật, 1977.
5.1TS Nguyễn Huy Hoàng, Quan điểm của L.Phoiơbắc về văn hóa

và con người, Tạp chí Triết học số 5, 2006
/>vientriet=articles_deltails&id=543&cat=48&pcat=
5.2TS Lê Công Sự,Đánh giá của Mác và Ăngghen về vấn đề con
người trong triết học L.Phoiơbắc qua “hệ tư tưởng Đức”, Tạp
chí Triết học số 11, 2006
/>vientriet=articles_deltails&id=364&cat=48&pcat=
6. Bùi Văn Mưa, Các chuyên đề về triết học Mác – Lênin, phần 2, Lưu hành
nội bộ, ĐH.Kinh Tế TP.HCM, TP.HCM, 2011.
7. Triết học Cổ điển Đức
/>co-dien-duc.html
8. Luận cương về Phoiơbắc (1845)
9. Nguyễn Huy Hoàng , Quan điểm của L.Phoiơbắc về văn hóa và con
người
/>vientriet=articles_deltails&id=543&cat=48&pcat=
10.LÚTVÍCH PHOIƠBẮC (1804 - 1872)
Kiểm soát vốn trong mối tương quan với điều hành Bộ ba bất khả thi tại
Ấn Độ và kinh nghiệm cho Việt Nam
Trang 17 / 17
/>1872.html
11. Nguồn gốc, bản chất, chức năng và vai trò của Đạo đức
/>12.Lê Công Sự, Đánh giá của C Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề con người
trong triết học L.Phoiơbắc qua “Hệ tư tưởng Đức”
13.Vấn đề cơ bản của Triết học và các trường phái triết học trong lịch sử
/>hoc-va-cac-truong-phai-triet-hoc-trong-lich-su-1850690.html
14.Các hình thức lịch sử của Chủ nghĩa duy vật
/>duy-vat.35CE1109.html
15.Sự ra đời và phát triển của Triết học Mác – Lênin
/>lenin.161336.html
Mục lục
Kiểm soát vốn trong mối tương quan với điều hành Bộ ba bất khả thi tại

Ấn Độ và kinh nghiệm cho Việt Nam

×